intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài châu chấu mía Hieroglyphus tonkinensis Bolivar, 1912 (Orthoptera: Acrididae) và biện pháp phòng trừ tại Hòa Bình

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

57
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở những nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của loài châu chấu mía H. tonkinensis, đề tài xây dựng biện pháp quản lý chúng một cách hiệu quả và bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài châu chấu mía Hieroglyphus tonkinensis Bolivar, 1912 (Orthoptera: Acrididae) và biện pháp phòng trừ tại Hòa Bình

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br /> <br /> NGUYỄN HỒNG YẾN<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI<br /> CỦA LOÀI CHÂU CHẤU MÍA Hieroglyphus tonkinensis<br /> Bolivar, 1912 (Orthoptera: Acrididae)<br /> VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI HÒA BÌNH<br /> <br /> Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật<br /> Mã số<br /> : 62.62.01.12<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> HÀ NỘI - 2013<br /> <br /> Công trình hoàn thành tại:<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br /> Người hướng dẫn: GS.TS. NGUYỄN VĂN ĐĨNH<br /> PGS.TS. HỒ THỊ THU GIANG<br /> <br /> Phản biện 1: GS.TSKH. VŨ QUANG CÔN<br /> Hội Côn trùng<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH<br /> Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> <br /> Phản biện 3: GS.TS. PHẠM VĂN LẦM<br /> Viện Bảo vệ thực vật<br /> <br /> Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:<br /> Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ, ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 2013<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Đặt vấn đề<br /> <br /> Ở Việt Nam, các nghiên cứu về họ Acrididae còn rất ít, hầu hết là những<br /> nghiên cứu về biện pháp phòng chống. Thực tế đã cho thấy việc phòng chống<br /> các đợt dịch châu chấu ở nước ta còn rất thụ động, thường chỉ được tiến hành<br /> khi châu chấu đã lớn, di chuyển mạnh và gây tác hại đáng kể tới cây trồng. Đây<br /> là điều trái ngược với nguyên tắc có tính chất mấu chốt, quyết định hiệu quả<br /> phòng trừ châu chấu chính là việc phát hiện sớm và phòng trừ ngay từ ấu trùng<br /> tuổi nhỏ (Matheson, 2003; Prveling, 2005).<br /> Năm 1997 tỉnh Hòa Bình đã phải công bố dịch với loài châu chấu thuộc giống<br /> Hieroglyphus Krauss (Nguyễn Hồng Yến, 1998), từ đó đến nay, chúng vẫn thường<br /> phát sinh từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm ở tỉnh này. Cho đến nay, những dữ liệu đã<br /> công bố ở nước ta về các loài thuộc giống Hieroglyphus Krauss chủ yếu là những<br /> thông tin theo các tài liệu nước ngoài mà ít có những nghiên cứu chuyên sâu.<br /> Với mong muốn tìm được những giải pháp để góp phần giải quyết những<br /> bấp cập và hạn chế đã nêu trên, chúng tôi triển khai thực hiện đề tài “Đặc điểm<br /> sinh học, sinh thái của loài châu chấu mía Hieroglyphus tonkinensis Bolivar,<br /> 1912 (Orthoptera: Acrididae) và biện pháp phòng trừ tại Hòa Bình”.<br /> 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> <br /> 2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài<br /> Đề tài đã xác định được loài châu chấu phổ biến thuộc giống Hieroglyphus<br /> ở Hòa Bình là châu chấu mía H. tonkinensis Bolivar, 1912. Đồng thời đề tài đã<br /> nghiên cứu một cách hệ thống về đặc điểm hình thái, sinh học và một số yếu tố<br /> tác động đến sự phát sinh, phát triển của châu chấu mía H. tonkinensis ở tỉnh Hòa<br /> Bình; các kết quả này là những dẫn liệu khoa học mới cho công tác nghiên cứu và<br /> đào tạo.<br /> 2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài<br /> Đề tài đã xác định nơi đẻ trứng tập trung của châu chấu mía H. tonkinensis;<br /> đề xuất được biện pháp phòng chống một cách có hiệu quả bằng các biện pháp<br /> canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và hóa học hợp lý, trên cơ sở<br /> giám sát sự phát sinh gây hại của chúng hàng năm. Kết quả của đề tài là cơ sở để<br /> góp phần quản lý loài châu chấu này tại tỉnh Hòa Bình nói riêng cũng như những<br /> vùng thường xuyên bị châu chấu gây hại trong cả nước nói chung.<br /> 3. Mục đích, yêu cầu của đề tài<br /> <br /> 3.1. Mục đích<br /> Trên cơ sở những nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của loài châu<br /> chấu mía H. tonkinensis để xây dựng biện pháp quản lý chúng một cách hiệu<br /> <br /> 1<br /> <br /> quả và bền vững.<br /> 3.2. Yêu cầu<br /> - Xác định được thành phần loài châu chấu của tỉnh Hòa Bình ở khu vực<br /> nghiên cứu.<br /> - Xác định được đặc điểm hình thái, vị trí phân loại, mức độ phổ biến và ý<br /> nghĩa kinh tế của châu chấu mía H. tonkinensis ở tỉnh Hòa Bình.<br /> - Xác định được những đặc điểm sinh vật học, sinh thái học cơ bản của<br /> châu chấu mía H. tonkinensis.<br /> - Xây dựng được qui trình phòng chống tổng hợp đối với loài châu chấu<br /> mía H. tonkinensis ở tỉnh Hòa Bình.<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> <br /> 4.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Các loài châu chấu thuộc họ Acrididae ở tỉnh Hòa Bình<br /> Châu chấu mía Hieroglyphus tonkinensis Bolivar, 1912.<br /> 4.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Đề tài tập trung nghiên cứu về nhóm châu chấu thuộc họ Acrididae ở<br /> tỉnh Hòa Bình, tại 03 huyện thường xuyên bị châu chấu gây hại trên cây trồng<br /> nông nghiệp và lâm nghiệp (Cao Phong, Tân Lạc, Đà Bắc).<br /> - Đề tài đi sâu nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của<br /> châu chấu mía H. tonkinensis. Tìm hiểu đặc điểm phát sinh gây hại của chúng,<br /> đồng thời nghiên cứu áp dụng một số biện pháp canh tác, sinh học, hóa học phòng<br /> chống châu chấu mía; từ đó xây dựng quy trình phòng chống tổng hợp loài dịch hại<br /> quan trọng này.<br /> 5. Những đóng góp mới của đề tài<br /> <br /> - Ghi nhận mới 4 loài châu chấu cho khu vực tỉnh Hòa Bình.<br /> - Cung cấp dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh vật<br /> học; ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến tỷ lệ sống sót và sự phát sinh gây<br /> hại của châu chấu mía H. tonkinensis ở tỉnh Hòa Bình.<br /> - Đề xuất qui trình phòng chống tổng hợp châu chấu mía H. tonkinensis cho<br /> tỉnh Hòa Bình.<br /> 6. Cấu trúc của luận án<br /> <br /> Luận án chính 109 trang gồm 38 bảng, 19 hình, với 5 phần: Mở đầu (4<br /> trang); Chương 1. Cơ sở khoa học của đề tài và tổng quan tài liệu nghiên cứu<br /> (23 trang); Chương 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu (20 trang).<br /> Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (60 trang); Kết luận và đề nghị (2<br /> trang). Tổng số 94 tài liệu tham khảo (gồm 24 tài liệu tiếng Việt, 70 tài liệu<br /> tiếng Anh).<br /> <br /> 2<br /> <br /> Chương 1<br /> CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ<br /> TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài<br /> <br /> Xung quanh tên gọi của loài châu chấu thuộc giống Hieroglyphus Krauss<br /> gây hại ở tỉnh Hòa Bình có nhiều ý kiến khác nhau. Viện Bảo vệ thực vật (1976);<br /> Phạm Thị Thùy (1998) cho rằng đó là loài H. tonkinensis Bolivar; Lưu Tham<br /> Mưu (2000) cho rằng đó là loài H. banian Fabricius và khẳng định rất khó phát<br /> hiện loài H. tonkinensis ở Việt Nam; tiếp theo đó, Nguyễn Thế Nhã (2003) đã<br /> khẳng định loài châu chấu thu thập được tại tỉnh Hòa Bình là loài H. tonkinensis<br /> Bolivar. Do đó việc tìm hiểu, chứng minh xác định tên loài châu chấu phổ biến ở<br /> tỉnh Hòa Bình thuộc giống Hieroglyphus Krauss là loài nào và chúng có đặc điểm<br /> gì, sẽ vừa mang ý nghĩa khoa học, vừa là cơ sở thực tiễn đối với việc quản lý có<br /> hiệu quả loài dịch hại này.<br /> 1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước<br /> <br /> Trên Thế giới có 10 loài châu chấu thuộc giống Hieroglyphus Krauss, chúng<br /> phân bố tương đối hẹp, chỉ có ở châu Á và châu Phi (Mason, 1974).<br /> Thiệt hại do loài H. banian gây ra với cây lúa ở giai đoạn ôm đòng/trỗ<br /> bông là rất đáng kể, có thể tới 50-90% số hạt (Pruthi, 1949). Ong ký sinh trứng<br /> Scelio sp. là kẻ thù tự nhiên có vai trò quan trọng với loài châu chấu này<br /> (Mohyuddin and Habib, 1977).<br /> H. tonkinensis là loài dịch hại quan trọng với cây mía, ngô, lúa và nhiều<br /> cây trồng ngắn ngày khác ở phía Nam Trung Quốc. Chúng phát sinh 1 lứa/năm;<br /> qua đông ở giai đoạn trứng; ấu trùng thường nở vào tháng 4 hàng năm và có 6-7<br /> tuổi; trưởng thành xuất hiện từ tháng 6- tháng 8, trưởng thành cái dài 35-52 mm,<br /> màu xanh lục (Chen et al., 1989).<br /> Mỗi con ấu trùng châu chấu tiêu thụ từ 100-450mg chất xanh mỗi ngày,<br /> mỗi con châu chấu trưởng thành tiêu thụ bình quân 200mg chất xanh mỗi ngày.<br /> Lượng chất xanh tiêu thụ bởi châu chấu có thể gấp 1,25 đến 2,5 lần lượng chất<br /> xanh do động vật có vú tiêu thụ hàng ngày (David et al., 2006). Nhiều loài châu<br /> chấu có khả năng di cư rất lớn, chúng có thể bay liên tục 1-3 ngày, ở độ cao đến<br /> 1000 m, khoảng cách bay xa hàng trăm km (Richman et al., 2003). Nguồn thức<br /> ăn khác nhau có thể ảnh hưởng tới thời gian phát dục, số lượng trứng chứ không<br /> ảnh hưởng đến chất lượng của trứng châu chấu (Chen et al., 2008).<br /> 1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước<br /> <br /> Đã có một số danh lục công bố thành phần loài châu chấu ở nước ta, theo đó,<br /> các tỉnh phía Bắc có 61 loài (Viện Bảo vệ thực vật, 1976); các tỉnh phía Nam có<br /> 39 loài (Viện Bảo vệ thực vật, 1999); cả nước có 73 loài châu chấu nằm trong 46<br /> giống, trong đó có 3 loài thuộc giống Hieroglyphus là H. banian, H. tonkinensis,<br /> H. annulicornis (Lưu Tham Mưu, 2000).<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2