intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ : Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

43
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945" nghiên cứu với mục tiêu làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng trong vận động tri thức từ thời kỳ 1930-1945, từ đó rút ra một số kinh nghiệm về công tác vận động tri thức. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ : Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> ĐẶNG THI MINH PHƯỢNG<br /> <br /> §¶NG VËN §éNG TRÝ THøC TRONG §ÊU TRANH<br /> GI¶I PHãNG D¢N TéC Tõ N¡M 1930 §ÕN N¡M 1945<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM<br /> <br /> Mã số: 62 22 03 15<br /> <br /> HÀ NỘI - 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hồ Thị Tố Lương<br /> 2. PGS.TS. Trần Trọng Thơ<br /> <br /> Phản biện 1:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Phản biện 2:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Phản biện 3:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia<br /> và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Kế thừa và phát triển giá trị mà dân tộc ta đã đúc kết “hiền tài là nguyên<br /> khí quốc gia”, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi trọng và phát<br /> huy vai trò của trí thức trong đấu tranh cách mạng.<br /> Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay<br /> nhân dân, từ năm 1930 đến năm 1945, được sự tuyên truyền, vận động của<br /> Đảng, một bộ phận đông đảo trí thức yêu nước và tiến bộ đã hòa mình vào<br /> phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của nhân dân, đồng hành cùng dân<br /> tộc, có nhiều đóng góp to lớn trong cuộc đấu tranh chống chế độ thuộc địa, khôi<br /> phục và phát triển phong trào cách mạng, bảo vệ Đảng, chuẩn bị lực lượng mọi<br /> mặt cho công cuộc chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, góp phần tạo nên thắng lợi Cách<br /> mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Công<br /> tác vận động trí thức (CTVĐTT) của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945 chứa<br /> đựng nhiều sáng tạo của Đảng, tầm cao tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng<br /> và phát huy những giá trị truyền thống qúy báu của dân tộc, sức mạnh của khối<br /> đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa<br /> yêu nước Việt Nam.<br /> Hiện thực lịch sử vận động trí thức thời kỳ 1930 - 1945 rất phong phú và<br /> sinh động, đã thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, song, đến nay<br /> vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và làm sáng rõ, nhất là quá trình<br /> Đảng vận động trí thức hướng tới mục tiêu đấu tranh giành chính quyền cần phải<br /> được nghiên cứu toàn diện và thấu đáo. Việc nhìn nhận, đánh giá một số phong<br /> trào yêu nước của trí thức, sự đóng góp của trí thức vào công cuộc đấu tranh giải<br /> phóng dân tộc cũng cần được được nghiên cứu, luận giải để đánh giá xác đáng,<br /> tương xứng với những đóng góp của bộ phận này đối với cách mạng và dân tộc<br /> Việt Nam.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> 2.1. Mục đích<br /> Nghiên cứu đề tài: “Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng<br /> dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945” làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng trong vận<br /> động trí thức thời kỳ 1930 - 1945, từ đó rút ra một số kinh nghiệm về CTVĐTT.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2.2. Nhiệm vụ<br /> - Nghiên cứu một cách có hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng và lãnh<br /> tụ Nguyễn Ái Quốc về trí thức và CTVĐTT ở Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945.<br /> - Luận giải quá trình các cấp bộ Đảng lãnh đạo thực hiện CTVĐTT, sự ra đời<br /> và hoạt động của các tổ chức trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1930 - 1945.<br /> - Đánh giá một cách khoa học, khách quan vị trí, vai trò và những đóng<br /> góp của trí thức trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945<br /> - Khẳng định những thành công, phân tích hạn chế của Đảng trong vận<br /> động trí thức thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc (1930 - 1945).<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác vận động trí thức của Đảng<br /> trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945. Đó là những quan<br /> điểm, chủ trương, chính sách trí vận của Đảng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; những<br /> hoạt động lãnh đạo của các cấp bộ Đảng về vận động, tập hợp trí thức; những tổ<br /> chức, phong trào, hoạt động và đóng góp của ĐNTT nói chung, của các trí thức<br /> tiêu biểu nói riêng từ năm 1930 đến năm 1945.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Phạm vi thời gian, luận án giới hạn trong phạm vi 15 năm, từ đầu năm 1930<br /> đến tháng 8 năm 1945. Tuy nhiên, để giúp trình bày cho nội dung chính được<br /> lôgíc và khoa học, đề tài mở rộng thêm thời gian trước năm 1930, nhằm nêu bật<br /> những đóng góp to lớn của những trí thức yêu nước đối với sự ra đời của Đảng.<br /> Phạm vi không gian, luận án nghiên cứu CTVĐTT trên phạm vi cả nước,<br /> trong đó trọng tâm là những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà<br /> Nẵng, Sài Gòn - Chợ Lớn - là những nơi tập trung đông đảo lực lượng trí thức;<br /> trong một số trường hợp còn đề cập đến hoạt động của trí thức khi họ hoạt động<br /> ở nước ngoài.<br /> Phạm vi nội dung, luận án tập trung nghiên cứu quá trình hình thành và<br /> phát triển nhận thức của Đảng về công tác vận động trí thức; các khuynh hướng<br /> tư tưởng của trí thức và các nhóm trí thức; sự chuyển biến về tư tưởng của trí<br /> thức và những đóng góp của trí thức vào tiến trình cách mạng dưới sự lãnh đạo<br /> của Đảng thời kỳ 1930 - 1945.<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu<br /> 4.1. Cơ sở lý luận<br /> Luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí<br /> Minh về công tác vận động quần chúng, về CTVĐTT và xây dựng trí thức phục<br /> vụ nhiệm vụ cách mạng.<br /> 4.2. Nguồn tài liệu<br /> Nguồn tài liệu chủ yếu sử dụng cho luận án gồm:<br /> Các văn bản, nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương<br /> Đảng đã được công bố trong Văn kiện Đảng Toàn tập, của Chủ tịch Hồ Chí<br /> Minh đã được công bố trong Hồ Chí Minh toàn tập; đồng thời, khai thác tài liệu<br /> của các cấp bộ Đảng, nhất là của các Xứ uỷ. Đây chính là nguồn tư liệu gốc để<br /> thực hiện nội dung luận án.<br /> Các tác phẩm hồi ký của các đồng chí cách mạng lão thành, lịch sử Đảng<br /> địa phương, lịch sử chiến tranh nhân dân, các địa chí văn hóa của các tỉnh, thành<br /> đã được xuất bản.<br /> Các đề tài, luận án, luận văn, các công trình nghiên cứu khoa học về lịch sử<br /> đã được công bố, các bài viết đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành. Các bài<br /> tham luận được in, đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học Một số bài viết có<br /> liên quan trên các trang web trên mạng internet.<br /> 4.3. Phương pháp nghiên cứu<br /> Luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là: phương pháp lịch<br /> sử và logic. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp khác như: phương<br /> pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh.v.v... chú trọng phương pháp luận sử<br /> học để phân tích, đánh giá, qua đó tái hiện quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện<br /> CTVĐTT của Đảng thời kỳ 1930 - 1945.<br /> 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br /> Về khoa học:<br /> Làm sáng tỏ công tác trí vận của Đảng thời kỳ 1930 - 1945, những quan<br /> điểm của Đảng, của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc<br /> hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách về công tác trí vận.<br /> Đánh giá vai trò của công tác trí vận và những đóng góp của ĐNTT đối với<br /> sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2