Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945
lượt xem 3
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945 với mục tiêu làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng trong vận động trí thức thời kỳ 1930-1945, từ đó rút ra một số kinh nghiệm về chương trình vận động trí thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THI MINH PHƯỢNG §¶NG VËN §éNG TRÝ THøC TRONG §ÊU TRANH GI¶I PHãNG D¢N TéC Tõ N¡M 1930 §ÕN N¡M 1945 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 HÀ NỘI - 2015
- Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hồ Thị Tố Lương 2. PGS.TS. Trần Trọng Thơ Phản biện 1:......................................................... ......................................................... Phản biện 2:......................................................... ......................................................... Phản biện 3:......................................................... ......................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kế thừa và phát triển giá trị mà dân tộc ta đã đúc kết “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi trọng và phát huy vai trò của trí thức trong đấu tranh cách mạng. Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, từ năm 1930 đến năm 1945, được sự tuyên truyền, vận động của Đảng, một bộ phận đông đảo trí thức yêu nước và tiến bộ đã hòa mình vào phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của nhân dân, đồng hành cùng dân tộc, có nhiều đóng góp to lớn trong cuộc đấu tranh chống chế độ thuộc địa, khôi phục và phát triển phong trào cách mạng, bảo vệ Đảng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho công cuộc chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, góp phần tạo nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Công tác vận động trí thức (CTVĐTT) của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945 chứa đựng nhiều sáng tạo của Đảng, tầm cao tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát huy những giá trị truyền thống qúy báu của dân tộc, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Hiện thực lịch sử vận động trí thức thời kỳ 1930 - 1945 rất phong phú và sinh động, đã thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, song, đến nay vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và làm sáng rõ, nhất là quá trình Đảng vận động trí thức hướng tới mục tiêu đấu tranh giành chính quyền cần phải được nghiên cứu toàn diện và thấu đáo. Việc nhìn nhận, đánh giá một số phong trào yêu nước của trí thức, sự đóng góp của trí thức vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng cần được được nghiên cứu, luận giải để đánh giá xác đáng, tương xứng với những đóng góp của bộ phận này đối với cách mạng và dân tộc Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu đề tài: “Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945” làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng trong vận động trí thức thời kỳ 1930 - 1945, từ đó rút ra một số kinh nghiệm về CTVĐTT.
- 2 2.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu một cách có hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về trí thức và CTVĐTT ở Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945. - Luận giải quá trình các cấp bộ Đảng lãnh đạo thực hiện CTVĐTT, sự ra đời và hoạt động của các tổ chức trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1930 - 1945. - Đánh giá một cách khoa học, khách quan vị trí, vai trò và những đóng góp của trí thức trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945 - Khẳng định những thành công, phân tích hạn chế của Đảng trong vận động trí thức thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc (1930 - 1945). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác vận động trí thức của Đảng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945. Đó là những quan điểm, chủ trương, chính sách trí vận của Đảng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; những hoạt động lãnh đạo của các cấp bộ Đảng về vận động, tập hợp trí thức; những tổ chức, phong trào, hoạt động và đóng góp của ĐNTT nói chung, của các trí thức tiêu biểu nói riêng từ năm 1930 đến năm 1945. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian, luận án giới hạn trong phạm vi 15 năm, từ đầu năm 1930 đến tháng 8 năm 1945. Tuy nhiên, để giúp trình bày cho nội dung chính được lôgíc và khoa học, đề tài mở rộng thêm thời gian trước năm 1930, nhằm nêu bật những đóng góp to lớn của những trí thức yêu nước đối với sự ra đời của Đảng. Phạm vi không gian, luận án nghiên cứu CTVĐTT trên phạm vi cả nước, trong đó trọng tâm là những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn - Chợ Lớn - là những nơi tập trung đông đảo lực lượng trí thức; trong một số trường hợp còn đề cập đến hoạt động của trí thức khi họ hoạt động ở nước ngoài. Phạm vi nội dung, luận án tập trung nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển nhận thức của Đảng về công tác vận động trí thức; các khuynh hướng tư tưởng của trí thức và các nhóm trí thức; sự chuyển biến về tư tưởng của trí thức và những đóng góp của trí thức vào tiến trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1930 - 1945.
- 3 4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng, về CTVĐTT và xây dựng trí thức phục vụ nhiệm vụ cách mạng. 4.2. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu chủ yếu sử dụng cho luận án gồm: Các văn bản, nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã được công bố trong Văn kiện Đảng Toàn tập, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được công bố trong Hồ Chí Minh toàn tập; đồng thời, khai thác tài liệu của các cấp bộ Đảng, nhất là của các Xứ uỷ. Đây chính là nguồn tư liệu gốc để thực hiện nội dung luận án. Các tác phẩm hồi ký của các đồng chí cách mạng lão thành, lịch sử Đảng địa phương, lịch sử chiến tranh nhân dân, các địa chí văn hóa của các tỉnh, thành đã được xuất bản. Các đề tài, luận án, luận văn, các công trình nghiên cứu khoa học về lịch sử đã được công bố, các bài viết đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành. Các bài tham luận được in, đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học Một số bài viết có liên quan trên các trang web trên mạng internet. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là: phương pháp lịch sử và logic. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh.v.v... chú trọng phương pháp luận sử học để phân tích, đánh giá, qua đó tái hiện quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CTVĐTT của Đảng thời kỳ 1930 - 1945. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Về khoa học: Làm sáng tỏ công tác trí vận của Đảng thời kỳ 1930 - 1945, những quan điểm của Đảng, của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách về công tác trí vận. Đánh giá vai trò của công tác trí vận và những đóng góp của ĐNTT đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945.
- 4 Về thực tiễn: Cung cấp thêm những luận cứ khoa học, tư liệu, tài liệu trong việc vận động trí thức tham gia vào công cuộc giải phóng dân tộc. Góp phần góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thêm toàn diện và sâu sắc, góp phần vào công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho ĐNTT, nhất là đội ngũ trí thức trẻ; động viên họ cống hiến tài năng và trí tuệ cho đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Nghiên cứu về trí thức Việt Nam nói chung, về công tác vận động, tập hợp trí thức của Đảng qua các thời kỳ cách mạng, trong đó có thời kỳ 1930 - 1945 nói riêng, đã được đề cập trong nhiều tác phẩm, nhiều công trình nghiên cứu khoa học, xã hội dưới dạng chuyên khảo, các công trình, các luận án, luận văn. Có thể phân chia thành các nhóm sau đây: 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về Lịch sử Đảng có đề cập đến trí thức và công tác vận động trí thức của Đảng thời kỳ 1930 - 1945 Một số công trình, bài viết cơ bản như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (sơ thảo), tập I (1920 - 1954) của Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (nay là Viện Lịch sử Đảng), NXB Sự thật, Hà Nội, 1981. Tác phẩm Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập 1 (1930 - 1945) Ban Chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên Huế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 1. Cuốn Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1930 - 2000), Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (1930 - 1975) của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2015. Ngoài ra, có thể kể đến các luận án, luận văn khác như: Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
- 5 xây dựng đội ngũ trí thức từ năm 1991 đến năm 200, bảo vệ năm 2009 của Nguyễn Thắng Lợi, Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức từ năm 1997 đến năm 2007, bảo vệ năm 2012 của Lương Quang Hiển v.v.. Ở mức độ khác nhau, các công trình, bài viết đó đều phản ánh một số khía cạnh liên quan đến chủ đề của luận án. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về lịch sử dân tộc, về các danh nhân văn hóa có đề cập đến trí thức và công tác vận động trí thức của Đảng thời kỳ 1930 - 1945 Một số công trình tiêu biểu như: Tác phẩm Thanh niên Tiền phong và các phong trào học sinh, sinh viên, trí thức Sài Gòn 1939 - 1945 của Huỳnh Văn Tiểng, Bùi Đức Tịnh, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1995. Cuốn sách Một số vấn đề về trí thức Việt Nam của Nguyễn Thanh Tuấn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Tác phẩm Ho Chi Minh - a Life (Hồ Chí Minh - một cuộc đời), Hyperion, New York, 2000. Tác phẩm Lịch sử cuộc vận động vì các quyền dân sinh, dân chủ ở Việt Nam (1936 - 1939) NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008 và Nội các Trần Trọng Kim - Bản chất, vai trò và vị trí lịch sử, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009 của Phạm Hồng Tung. Cuốn sách của GS.TS. Trịnh Nhu, TS. Trần Trọng Thơ với nhan đề Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi vĩ đại đầu tiên của cách mạng Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012. Phạm Thị Huệ (2013), Phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ 1930 - 1945, nghiên cứu qua tài liệu lưu trữ, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Ngoài các tác phẩm trên, có thể thể kể tên các công trình, như: Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (1930 - 1945) của Vũ Đức Phúc; Kẻ sĩ Gia Định của Trần Bạch Đằng; Vấn đề Phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước năm 1945 của TS Đặng Thị Vân Chi v.v.. Ngoài ra, các hồi ký đã được xuất bản cũng là nguồn tư liệu phong phú về CTVĐTT của Đảng trong thời kỳ 1930 - 1945. Đáng chú ý là các cuốn sách: Vũ Đình Hòe - Hồi ký, NXB hội nhà văn, 1997; “Hồi ký Đào Duy Anh (Nhớ nghĩ chiều hôm)” của Đào Duy Anh, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001; Trường Chinh một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Hồi ký Trần Huy Liệu, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991. Hồi ký Trần Văn Giàu 1940 - 1945.
- 6 Nhìn chung, những công trình trên đây mới đề cập đến CTVĐTT của Đảng trong từng trường hợp và một số nội dung cụ thể, chưa đề cập trí thức với tư cách là một bộ phận có vai trò quan trọng trong tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945. 1.1.3. Những công trình nghiên cứu lịch sử về trí thức có đề cập đến trí thức và công tác vận động trí thức của Đảng thời kỳ 1930 - 1945 Các công trình nghiên cứu lịch sử về trí thức, tập trung nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, vai trò của trí thức trong lịch sử Việt Nam, các tổ chức trí thức, các nhân vật trí thức..., trong đó có đề cập đến những quan điểm, đến CTVĐTT của Đảng trong thời kỳ 1930 - 1945. Có thể kể đến một số tác phẩm sau: tác phẩm The Rise of Nationalism in Vietnam 1900 - 1941(Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam 1900 - 1941) của Duiker, William, Cornell University Press, Ithaca an London, 1976. L’histoire de la Guerre d’Indochine (Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương), của Yves Gra, Plon, Paris, 1978. Stein Tonesson với tác phẩm The Vietnamese revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War (Cách mạng Việt Nam năm 1945: Rudơven, Hồ Chí Minh và Đờ Gôn trong một thế giới chiến tranh), Prio, Oslo, 1991. Daniel Hémery với tác phẩm Saigon 1925-1945 (Sài Gòn 1925 - 1945), Autrement, Paris, 1992. David G.Marr, với những tác phẩm như: Vietnam 1945: the Quest for Power (Việt Nam 1945: Cuộc giành quyền lực), Vietnamese Tradition on Trial, 1920 - 1945 (Truyền thống Việt Nam trong thử thách 1920 - 1945). Trí thức Việt Nam - thực tiễn và triển vọng của Phạm Tất Dong, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Tác phẩm Một số vấn đề về trí thức Việt Nam của Nguyễn Văn Khánh và Nguyễn Quốc Bảo, NXB Lao động, Hà Nội, 2001. Tác phẩm Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước do Nguyễn Văn Khánh (chủ biên), NXB Thông tấn, Hà Nội, 2004. Công trình Trí thức Việt Nam xưa và nay do Trung tâm UNESCO phổ biến kiến thức Văn hóa và Giáo dục cộng đồng - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam thực hiện, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2005. Tác phẩm “Góp phần tìm hiểu Nho giáo - nho sĩ - trí thức Việt Nam trước 1945” của tác giả Chương Thâu, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2007. Tác phẩm “Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây thời Pháp thuộc” của Trần Viết Nghĩa, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật ấn hành năm 2012. Tác phẩm Ba thế hệ trí thức người Việt (1862 - 1954). Nghiên cứu Lịch sử xã hội) của Giáo sư Trịnh Văn Thảo, NXB Thế giới, 2013, (Nguyễn Văn Khánh tổ chức dịch).
- 7 Bên cạnh đó, các ấn phẩm hoặc các công trình nghiên cứu về trí thức, như cuốn Trí thức Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của tác giả Hồ Sơn Diệp, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003 v.v.. Các công trình trên đã đề cập đến những vấn đề lí luận chung về trí thức, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng về trí thức qua các thời kỳ cách mạng, trong đó có thời kỳ 1930 - 1945. 1.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống công tác vận động trí thức của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945. Trong hầu hết các công trình đã công bố, CTVĐTT của Đảng thời kỳ 1930 - 1945 1954 thường chỉ được thể hiện một cách đơn lẻ, đề cập tới một cách khái quát, đặt trong mối quan hệ chung giữa các phong trào yêu nước của trí thức với cuộc vận động giải phóng dân tộc, giành chính quyền trong các giáo trình, sách giáo khoa, các công trình chuyên khảo, hoặc những công trình nghiên cứu nói chung về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc lịch sử cận đại Việt Nam. Chưa có công trình nào nghiên cứu dưới góc độ Lịch sử Đảng phản ánh về CTVĐTT của Đảng thời kỳ 1930 - 1945 một cách độc lập. Chưa có những công trình nghiên cứu một cách có hệ thống những sáng tạo của các cấp bộ Đảng, từ Trung ương đến các Xứ ủy trong thu hút, tập hợp ĐNTT và vai trò của ĐNTT trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945. 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT Làm sáng tỏ những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng trong việc tuyên truyền, vận động, qui tụ ĐNTT phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945. Đánh giá một cách xác đáng năng lực và những đóng góp của trí thức, của các nhóm trí thức cho phong trào cách mạng thời kỳ 1930 - 1945. Làm rõ những sáng tạo, thành công và hạn chế của Đảng trong vận động và tranh thủ trí thức phục vụ cách mạng thời kỳ 1930 - 1945. Đúc kết những kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Vận dụng quan điểm của Đảng trong thời kỳ đổi mới để đánh giá khách quan những sự kiện, nhân vật còn có những đánh giá khác biệt trong các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố.
- 8 Chương 2 ĐẢNG VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939 2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM TRƯỚC KHI THÀNH LẬP ĐẢNG 2.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về trí thức Khái niệm trí thức: Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa trí thức là “tầng lớp xã hội làm nghề lao động trí óc, trong đó, bộ phận chủ yếu là những người có học vấn cao, hiểu biết sâu rộng về chuyên môn của mình, có sáng tạo và phát minh”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X (tháng 8/2008) “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Đảng định nghĩa: “Trí thức là những người lao động trí óc có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”. Tác giả khái quát như sau: “đội ngũ trí thức là tập hợp những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn sâu cho ngành lao động nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, ứng dụng tri thức khoa học vào phát triển sản xuất và tiến bộ xã hội thành một lực lượng đông đảo thống nhất về mặt tổ chức, hành động để cùng nhau thực hiện mục tiêu đó là tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về trí thức và vai trò của trí thức: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trí thức là một tầng lớp đặc biệt, không phải là một giai cấp, và không có một hệ tư tưởng độc lập. Tuy nhiên, tầng lớp này có một vị trí đặc biệt vì trí thức bao gồm những phần tử tiên tiến nhất trong một quốc gia dân tộc, trí thức là đại biểu cho đỉnh cao của tri thức, lao động của trí thức là lao động đặc thù. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, trí thức cũng mang trong mình những nhược điểm và hạn chế nhất định. Đó là tính hay dao động, thiển cận chính trị, chủ nghĩa cá nhân v.v..
- 9 Trong quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện học thuyết của mình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin coi trí thức là vốn quý của xã hội, là lực lượng xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, là một bộ phận cấu thành của xã hội. Xã hội khó có thể phát triển nếu thiếu đi ĐNTT, và ngược lại, ĐNTT sẽ tự vô hiệu hóa nếu tách mình khỏi đời sống xã hội. Chính vì vậy, trong sự phát triển của xã hội cần phải đấu tranh chống lại cả hai khuynh hướng hoặc coi nhẹ hoặc tuyệt đối hóa vai trò của trí thức. 2.1.2. Đặc điểm của trí thức Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Trí thức Việt Nam giàu lòng yêu nước, mang trong mình ý thức dân tộc. Trí thức gồm hai bộ phận trí thức Nho học (cựu học) và trí thức Tây học (tân học) cùng tồn tại song song. Trí thức là lực lượng đứng ra tiếp nhận và truyền bá các trào lưu tư tưởng mới, châm ngòi nổ cho các phong trào đấu tranh. 2.1.3. Hoạt động của trí thức Việt Nam trước khi thành lập Đảng Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ĐNTT đã có những hoạt động rất phong phú, khởi xướng và lãnh đạo phong trào yêu nước, thực hiện những cải cách về văn hóa, xã hội, canh tân đất nước v.v.. góp phần đem lại những tiến bộ của xã hội Việt Nam. ĐNTT cũng chính là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam, góp phần vào sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. 2.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939 2.2.1. Đảng vận động trí thức giai đoạn 1930 - 1935 2.2.1.1. Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc và Đảng về trí thức và vận động trí thức giai đoạn 1930 - 1935 Ngay từ những năm hai mươi của thế kỷ XX, trong hành trình tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã rất coi trọng trí thức bởi theo Người: trong truyền thống Việt Nam, người trí thức rất được trọng vọng, đứng vị trí hàng đầu trong các thang bậc xã hội.
- 10 Nguyễn Ái Quốc nhận thức rõ, trí thức Việt Nam luôn mang trong mình ý thức dân tộc sâu sắc, là lực lượng đi tiên phong tham gia cách mạng. Họ chính là lực lượng đi đầu trong việc tiếp thu tư tưởng cách mạng tiến bộ của chủ nghĩa Mác - Lênin, tích cực truyền bá trong quần chúng nhân dân và hăng hái tham gia vào các tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng. Trí thức là những người có học thức, hiểu biết do có điều kiện tiếp xúc với những tri thức mới trong hệ thống giáo dục đương thời, nên họ rất nhạy bén với cái mới, với những tư tưởng tiến bộ, nhưng là một bộ phận của một dân tộc bị thống trị, cùng chung số phận mất nước, trí thức Việt Nam cũng bị đế quốc bạc đãi, khinh rẻ, vì vậy, phần lớn trong số họ có tinh thần yêu nước, chống Pháp. Tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930, trong Sách lược vắn tắt của Đảng, Nguyễn Ái Quốc khẳng định nhiều quan điểm đúng đắn về trí thức và CTVĐTT: “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vững vào hạng dân cày nghèo”; đồng thời, “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông Thanh Niên, Tân Việt, v.v.. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp...” Báo cáo tóm tắt hội nghị cũng khẳng định phải: “đưa những người ở các tầng lớp khác, trí thức, tiểu tư sản, v.v. vào tổ chức phản đế”. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương, đặc điểm, tính chất và nhiệm vụ cách mạng Đông Dương, địa vị của các giai cấp trong cuộc cách mạng Đông Dương, Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (Dự án để thảo luận trong Đảng) nhấn mạnh mặt tiêu cực của các tầng lớp trên trong xã hội. Đối với tiểu tư sản, trí thức, Luận cương đánh giá: trong giai cấp tiểu tư sản, thì bộ phận làm thủ công nghiệp "có ác cảm" với cách mạng; tiểu thương "không tán thành cách mạng"; tiểu tư sản trí thức có "xu hướng quốc gia chủ nghĩa", "đại biểu quyền lợi cho tất cả giai cấp tư bổn bổn xứ”. Từ đó, trong vấn đề xác định lực lượng cách mạng, Luận cương chỉ thấy được vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân, mà không đánh giá đúng mức vai trò cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tầng lớp trí thức. Trong Chỉ thị của Trung ương Thường vụ về vấn đề thành lập Hội “Phản đế đồng minh”, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã có những điều chỉnh trong nhận thức về quan điểm đối với trí thức mà Hội Nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10/1930 đã nêu lên, chủ trương đoàn kết rộng rãi lực lượng toàn dân tộc, bao gồm các giai cấp, tầng lớp và cá nhân yêu nước.
- 11 Đầu tháng 4/1931, Xứ ủy Trung Kỳ đề ra chủ trương thanh Đảng. Trước tình hình đó, trong Chỉ thị của Trung ương gửi Xứ uỷ Trung Kỳ về vấn đề thanh Đảng Trung kỳ, ban hành ngày 20/5/1931, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nghiêm khắc phê phán chủ trương "thanh Đảng" của Xứ uỷ Trung Kỳ, kịp thời uốn nắn những khuyết điểm của Xứ uỷ Trung Kỳ. Đến năm 1935, trong dự thảo Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn đánh giá phong trào đấu tranh của học sinh còn theo chiều hướng tiêu cực. Nhưng cũng trong dự thảo Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng đã có chuyển biến bước đầu về việc đánh giá khả năng cách mạng của học sinh. Đối với tiểu tư sản, trí thức, Đảng cho rằng họ cũng bị chủ nghĩa đế quốc áp bức bóc lột nặng nề nên giai cấp vô sản phải sử dụng họ như những lực lượng dự trữ của mình cho cuộc cách mạng. 2.2.1.2. Biện pháp, hình thức và các hoạt động tiêu biểu của trí thức dưới sự vận động của Đảng giai đoạn 1930 - 1935 Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đến đời sống của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội và sự phân hóa của đội ngũ trí thức: Cũng như nhiều giai cấp, tầng lớp khác, ĐNTT Việt Nam vốn đã bị phân hóa nay càng bị phân hóa rõ rệt. Có thể phân chia thành các nhóm trí thức như: nhóm trí thức có xu hướng cách mạng, nhóm trí thức hợp tác trong chính quyền thực dân và nhóm trí thức trung lập. Giai đoạn 1930 - 1935, bên cạnh ĐNTT ở trong nước, nhiều trí thức yêu nước đang học tập và làm việc ở Pháp bị trục xuất về nước, họ đã tích cực hoạt động trên nhiều lĩnh vực, góp một nhân tố tích cực cho phong trào cách mạng phát triển. Hoạt động của trí thức trong các nhà tù đế quốc: Nếu như cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã kết thúc vai trò của Việt Nam Quốc dân Đảng trên vũ đài chính trị thì trường học cộng sản trong nhà tù Côn Đảo đã mở ra con đường cho những người trí thức chân chính trong hàng ngũ Việt Nam Quốc dân Đảng. Nếu như năm 1930, trong Báo cáo tóm tắt hội nghị, Đảng mới chỉ nêu vấn đề: “1. Chúng ta phải tranh thủ lực lượng của Quốc dân Đảng. 2. Tổ chức đảng viên Quốc dân Đảng vào Hội Phản đế” thì qua cuộc đấu tranh về chính trị, tư tưởng trong các nhà tù (tiêu biểu là nhà tù Côn Đảo), nhiều trí thức của Việt Nam Quốc dân Đảng đã gia nhập hàng ngũ cộng sản ngay khi ở trong tù
- 12 và sau khi ra tù như Tưởng Dân Bảo, Nguyễn Phương Thảo, Trần Huy Liệu, Tô Chấn, Tô Hiệu v.v.. Trí thức yêu nước, cách mạng đấu tranh chống những quan điểm sai trái của các phần tử phản động, vạch trần những hình thức mỵ dân, lừa bịp của chính quyền thuộc địa Sau khi thực dân Pháp đàn áp dã man cao trào cách mạng 1930 - 1931, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Sài Gòn tạm thời lắng xuống thì một số trí thức cách mạng tiêu biểu là Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Nguyễn đã lợi dụng khả năng công khai hợp pháp để góp phần khôi phục phong trào, vận động những trí thức yêu nước, tiêu biểu là Nguyễn An Ninh hướng dần đến các cuộc đấu tranh do Đảng phát động và lãnh đạo. 2.2.2. Đảng vận động trí thức giai đoạn 1936 - 1939 2.2.2.1. Bước phát triển nhận thức của Đảng về trí thức và vận động trí thức giai đoạn 1936 - 1939 Trong giai đoạn 1936 - 1939, quan điểm của Đảng về vận động, tập hợp trí thức đã có sự thay đổi lớn nhằm đoàn kết lực lượng trí thức yêu nước, tiến bộ vào mặt trận đấu tranh chung, sát cánh cùng giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, các tầng lớp nhân dân lao động đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ, dân sinh. Quan điểm đó được thể hiện rõ ngay tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 6/1936) và tiếp tục được khẳng định và đề cao tại các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3/1937, tháng 9/1937, tháng 3/1938 và trong tác phẩm Tự chỉ trích của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ. Những văn kiện này thể hiện sự chuyển hướng và từng bước hoàn chỉnh nhận thức của Đảng đối với chính sách mặt trận, trong đó có những điểm tiến bộ trong việc đánh giá vai trò của trí thức, là cơ sở để các cấp bộ Đảng tiến hành vận động trí thức tham gia vào các phong trào đấu tranh của nhân dân. 2.2.2.2. Biện pháp, hình thức và các hoạt động tiêu biểu của trí thức dưới sự vận động của Đảng giai đoạn 1936 - 1939 Trí thức tham gia đấu tranh trong phong trào Đông Dương Đại hội và cuộc đấu tranh trên mặt trận công khai Sau Hội nghị cán bộ chủ chốt Ban chỉ huy ở ngoài và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7/1936), Đảng chủ trương vận động Nguyễn An Ninh -
- 13 trí thức yêu nước tiến bộ đứng ra kêu gọi thành lập Ủy ban trù bị, tiến đến triệu tập Đông Dương Đại hội. Trong phong trào này, Đảng tranh thủ được bộ phận cấp tiến của Đảng Lập hiến và những nhân sĩ trí thức có tên tuổi cùng họ đấu tranh buộc chính quyền thuộc địa thực hiện một số quyền tự do dân chủ. Trí thức tham gia đấu tranh trên mặt trận báo chí công khai của Đảng Trí thức trong thời kỳ này đã sử dụng báo chí làm phương tiện để tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chống lại quan điểm của nhóm Tờrốtkít, đồng thời, cổ động cho cuộc đấu tranh nghị trường, tổng tuyển cử, đòi tự do báo chí, cải thiện đời sống nhân dân. Trí thức tham gia đấu tranh trên nghị trường Được sự chỉ đạo sát sao của Đảng, cuộc đấu tranh nghị trường đã diễn ra sôi nổi ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Thắng lợi trong đấu tranh nghị trường thể hiện vai trò quan trọng của những người trí thức yêu nước, tiến bộ trong lĩnh vực đấu tranh hợp pháp. Trí thức đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao dân trí, cổ động lòng yêu nước trong các tầng lớp nhân dân Tháng 5/1938, Đảng vận động một số trí thức, nhân sĩ như: Phan Thanh, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Xuân Hãn, Quản Xuân Nam, Lê Thước, Nguyễn Văn Tố, Bùi Kỷ... đứng ra thành lập Hội truyền bá chữ Quốc ngữ để đấu tranh chống nạn mù chữ. Thông qua phong trào, Đảng đã vận động được đông đảo đ bộ phận nhân sĩ, trí thức yêu nước và tiến bộ tham gia * * * Trong giai đoạn 1930 - 1935, quan điểm của Đảng về vận động, tập hợp tầng lớp trí thức của Đảng chưa hoàn toàn nhất quán. Qua thực tiễn chỉ đạo phong trào, Đảng đã từng bước nhận thức và sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm trong tư duy, nhận thức. Xuất phát từ thực tiễn của phong trào đấu tranh, Thường vụ Trung ương Đảng đã có những điều chỉnh trong nhận thức về quan điểm đối với trí thức trong Chỉ thị của Trung ương Thường vụ về vấn đề thành lập Hội “Phản đế đồng minh”, ngày 18/11/1930, Chỉ thị của Trung ương gửi Xứ ủy Trung Kỳ về vấn đề thanh Đảng Trung Kỳ, ngày 20/5/1931. Đây chính là
- 14 bước chuyển biến nhận thức của Đảng, khắc phục hạn chế ở Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 10/1930) để CTVĐTT có những bước chuyển rõ nét ở thời kỳ tiếp theo. Đến giai đoạn 1936 - 1939, Đảng đã có những chuyển biến lớn trong nhận thức về trí thức và CTVĐTT. Quan điểm phải “thâu phục tiểu tư sản ở thành thị” và trong khi “tập hợp tất cả các đảng, tất cả các tầng lớp quần chúng để tranh đấu đòi những yêu sách tối thiểu” thì phải “kéo được những lớp rộng trí thức, tiểu tư sản, tư sản cấp tiến sang phe bình dân”, Đảng đề ra, áp dụng được các hình thức vận động, tập hợp trí thức khá phong phú, linh hoạt. Trong giai đoạn này, một bộ phận nhân sĩ, trí thức tiến bộ đã trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Chương 3 ĐẢNG VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM 1945 3.1. ĐẢNG ĐẶT NHIỆM VỤ CHỐNG ĐẾ QUỐC, GIẢI PHÓNG DÂN TỘC LÊN HÀNG ĐẦU 3.1.1. Những chuyển biến mới của tình hình Đông Dương tác động đến đời sống của nhân sĩ, trí thức, các tầng lớp nhân dân Ngày 1/9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Dưới áp lực của bối cảnh lịch sử quốc tế, tình hình trong nước, gây ra những tác động, xáo trộn lớn đến các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Việt Nam. Cùng chung cảnh ngộ với toàn dân tộc, đời sống của bộ phận trí thức ngày càng khó khăn. Mâu thuẫn giữa toàn thể các giai cấp, tầng lớp của dân tộc với đế quốc Pháp, phát xít Nhật và tay sai của chúng trở nên cực kỳ gay gắt. Độc lập, tự do đã trở thành mẫu số chung để qui các tầng lớp nhân dân Việt Nam, trở thành yêu cầu cấp thiết của mỗi người dân Việt Nam. 3.1.2. Đảng “thay đổi chiến lược”, nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc đáp ứng đúng nguyện vọng của trí thức và các tầng lớp nhân dân Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11/1939) xác định: “chiến lược cách mệnh tư sản dân quyền bây giờ cũng phải thay đổi ít nhiều cho hợp với tình thế mới”, “nhiệm vụ chính cốt của cách mệnh là đánh đổ đế quốc”, giải
- 15 phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay. Lực lượng tham gia mặt trận bao gồm tất cả các giai cấp, đảng phái, các phần tử phản đế muốn giải phóng dân tộc. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11/1940) chỉ rõ: “chính sách bòn vét của đế quốc Pháp làm cho nhân dân Đông Dương từ giàu đến nghèo đều cảm thấy sự thiệt thòi vô kể”, “các anh em trí thức học sinh đa số là con nhà địa chủ, tư bản hoặc tiểu tư sản thành thị, chịu ảnh hưởng thiệt thòi không kém”. Hội nghị chủ trương tiếp tục duy trì hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế. Mặt trận thực sự là nơi đoàn kết các giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo nhằm mục đích “thực hiện việc thống nhất hành động giữa các lực lượng ấy đặng cùng tranh đấu tiến lên vũ trang bạo động đánh đổ đế quốc Pháp, Nhật và các lực lượng phản động ngoại xâm, diệt trừ phong kiến và các hạng phản bội quyền lợi dân tộc, làm cho Đông Dương được hoàn toàn giải phóng”. Hội nghị lần Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) xác định: “Cần phải thay đổi chiến lược. Sự thay đổi về kinh tế, chính trị Đông Dương, sự thay đổi thái độ, lực lượng các giai cấp Đông Dương, buộc Đảng ta phải thay đổi chính sách cách mạng ở Đông Dương cho hợp với nguyện vọng chung của toàn thể nhân dân Đông Dương”. Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh nhằm thu hút tối đa mọi thành phần giai cấp, tôn giáo, dân tộc, chỉ trừ bộ phản động vào mặt trận đấu tranh giành độc lập, tự do cho xứ sở. Ngày 6/6/1941, Nguyễn Ái Quốc viết thư Kính cáo đồng bào kêu gọi mọi con Lạc cháu Hồng, “các bậc hiền huynh chí sĩ” cùng nhau đoàn kết đặt quyền lợi dân tộc cao hơn hết, quyết đánh đổ đế quốc và Việt gian, cứu giống nòi ra khỏi “nước sôi, lửa nóng”. Tháng 10/1941, Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ: chủ trương liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn.
- 16 Những chủ trương của Đảng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã “bắt đúng mạch” phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, tạo điều kiện và thôi thúc đội ngũ trí thức cống hiến trí tuệ và tài năng cho công cuộc cứu quốc. 3.2. ĐẢNG VẬN ĐỘNG, TẬP HỢP TRÍ THỨC VÀO MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 3.2.1. Hoạt động của trí thức yêu nước Giai đoạn 1939 - 1945, trí thức, công chức, sinh viên, học sinh, thanh niên được tập hợp thành các hội, nhóm yêu nước hoạt động hết sức đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức: Hoạt động của nhóm sinh viên trí thức trong Tổng hội Sinh viên Đông Dương. Hoạt động của tổ chức Hướng đạo sinh Việt Nam. Hoạt động của nhóm các nhà khoa học đứng tuổi có uy tín danh vọng cao trong xã hội. Nhóm các nhà nghiên cứu lịch sử, văn học, ngôn ngữ học thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ. Hoạt động của nhóm trí thức trẻ có trình độ cao, chủ yếu du học từ Pháp về. 3.2.2. Đảng định hướng và thiết lập mô hình tổ chức để tập hợp trí thức vào Mặt trận dân tộc thống nhất chống Pháp - Nhật 3.2.2.1. Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 Tháng 2/1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh, Phúc Yên nay là Hà Nội). Hội nghị đã thông qua Đề cương văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo. Đây là văn kiện quan trọng của Đảng về văn hoá, văn nghệ, có tính chất mở đường cho quá trình phát triển ngày càng hoàn thiện và làm sâu sắc hơn các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hoá, văn nghệ. Đề cương văn hóa Việt Nam khẳng định phải xây dựng nền văn hóa “dân tộc hóa”, “đại chúng hóa”, “khoa học hóa” và phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đề cương văn hóa Việt Nam là văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng đề cập đến vận mệnh, nhiệm vụ, vai trò của người trí thức trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, là cương lĩnh tập hợp trí thức.
- 17 3.2.2.2. Hoạt động của Hội Văn hoá cứu quốc Sau khi Đề cương Văn hóa Việt Nam được ban hành, các Hội văn hóa cứu quốc được tổ chức. Hoạt động của Hội văn hoá cứu quốc diễn ra tại các đô thị ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, như Hà Nội, Hải Phòng...đã góp phần quan trọng vào đấu tranh chống các luận điệu phản động, thúc đẩy phong trào cứu quốc phát triển trong các đô thị. 3.2.3. Hoạt động và đóng góp của trí thức vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh 3.2.3.1. Hoạt động của các nhóm học sinh, sinh viên và sự ra đời của Đảng Dân chủ Việt Nam Sau khi Mặt trận Việt Minh ra đời với cương lĩnh, điều lệ đúng đắn của mình đã vận động, quy tụ được đông đảo trí thức, thanh niên, học sinh đứng trong hàng ngũ cách mạng. Các phong trào thanh niên học sinh, Hội đoàn rồng, đoàn SET... hoạt động ngày càng sôi nổi. Tháng 6/1944, được sự ủng hộ và giúp đỡ của Mặt trận Việt Minh, Đảng Dân chủ Việt Nam ra đời hoạt động trong giới sinh viên, trí thức, tiểu tư sản lớp trên với mục tiêu tôn chỉ là đấu tranh cho độc lập dân tộc, tự do dân chủ, dân sinh hạnh phúc. Ngay sau khi ra đời, Đảng Dân chủ Việt Nam tự nguyện đứng vào hàng ngũ Việt Minh. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, Đảng Dân chủ Việt Nam - chính đảng của tư sản dân tộc và tiểu tư sản, trí thức yêu nước và tiến bộ Việt Nam đã làm tốt vai trò vận động giải phóng dân tộc đặc biệt trong giới trí thức, học sinh - sinh viên, công chức và tư sản dân tộc; có vai trò quan trọng trong Tổng khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. 3.2.3.2. Hoạt động của trí thức yêu nước và tiến bộ tại Trường Thanh niên Tiền tuyến Trường Thanh niên tiền tuyến gắn liền với tên tuổi của những trí thức tiến bộ. Học viên của trường là những trí thức, thanh niên, học sinh giàu hoài bão và có khát vọng độc lập, được “Việt Minh hóa” và đóng vai trò quan trọng trong giành chính quyền ở Huế.
- 18 3.2.3.3. Hoạt động của trí thức trong tổ chức Thanh niên Tiền Phong Theo chủ trương của Xứ ủy Nam Kỳ, những trí thức yêu nước và tiến bộ, do những trí thức cộng sản làm nòng cốt đã thành lập “Thanh niên Tiền Phong” vào tháng 6/1945 tại Nam Kỳ. Thanh niên Tiền phong hoạt động dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Kỳ và ngày 22/8/1945 tuyên bố gia nhập Mặt trận Việt Minhh, trở thành hình thức công khai của Mặt trận Việt Minh. Thanh niên Tiền phong đóng vai trò to lớn trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám - 1945 tại Nam kỳ và Sài Gòn. 3.2.3.4. Trí thức góp phần quan trọng trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, trí thức góp phần cùng toàn thể nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng Tám - 1945 thắng lợi kịp thời, nhanh chóng. Đội ngũ trí thức tham gia thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong Uỷ ban dân tộc giải phóng do Đại hội Quốc dân Tân Trào (Tuyên Quang) bầu ra cũng như trong Chính phủ lâm thời có sự tham gia của nhiều trí thức tên tuổi. Với những quan điểm đúng đắn và sự lãnh đạo linh hoạt, chủ động sáng tạo của các cấp bộ Đảng, bộ phận trí thức Việt Nam đã được tập hợp thành đội ngũ, được tạo điều kiện để đóng góp trí tuệ, tài năng vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần đưa đến thắng lợi vĩ đại Cách mạng tháng Tám năm 1945 và thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. * * * Giai đoạn 1939 - 1945, ở Việt Nam tồn tại nhiều nhóm trí thức. Được sự vận động của Đảng, đại bộ phận trí thức trong các nhóm trí thức đó đã có sự chuyển biến trong lập trường tư tưởng chính trị, đều tin Đảng, theo Đảng, đứng hẳn trong hàng ngũ của Mặt trận Việt Minh, dưới lá cờ của Đảng làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Dưới sự vận động, lãnh đạo trực tiếp của Đảng, trong thời điểm “đêm trước của cách mạng”, ĐNTT Việt Nam hoặc được “Việt Minh hóa” trong tổ chức
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 306 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 289 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn