BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT<br />
<br />
LẠI MẠNH GIÀU<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT<br />
TRŨNG SÔNG HỒNG THEO TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ PHỤC<br />
VỤ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN THAN<br />
Ngành: Kỹ thuật địa vật lý<br />
Mã số: 62.52.05.02<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT<br />
<br />
Hà Nội - 2017<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Địa vật lý, Khoa Dầu<br />
khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. GS.VS.TSKH. Phạm Khoản – Hội KHKT Địa vật lý Việt Nam<br />
2. PGS.TS.NGƯT. Nguyễn Trọng Nga – Trường ĐH Mỏ - Địa chất<br />
<br />
Phản biện 1: TS Phạm Đình Nguyên,<br />
Bộ Khoa học và Công nghệ<br />
Phản biện 2: TS Nguyễn Văn Nguyên,<br />
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam<br />
Phản biện 3: TS Nguyễn Thanh Tùng,<br />
Viện Dầu khí Việt Nam<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường<br />
họp tại Trường đại học Mỏ - Địa chất vào hồi …. giờ … ngày …<br />
tháng… năm…<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội<br />
hoặc Thư viện Trường đại học Mỏ - Địa chất<br />
<br />
CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ<br />
1. Lại Mạnh Giàu, Lê Thanh Hải và nnk (2011). Trọng lực chính xác cao và khả<br />
năng áp dụng để phát hiện các thân quặng ẩn sâu ở Việt Nam. Tạp chí địa chất<br />
Loạt A số 324, 3-4/2011. Hà Nội.<br />
2. Lại Mạnh Giàu, Lê Thanh Hải và nnk (2012). Bản đồ các trường dị thường trọng<br />
lực Việt Nam (phần đất liền) tỷ lệ 1:500.000 - Niên đại 2011. Hội nghị khoa học<br />
quốc tế: Vật lý địa cầu và phát triển bền vững. NXB KHTN và CN Hà Nội.<br />
3. Lại Mạnh Giàu, Lê Thanh Hải và nnk (2013). Bản đồ các dị thường trọng lực<br />
Việt Nam (phần đất liền) tỷ lệ 1:500.000 - niên đại 2011. Tạp chí Địa chất, Loạt<br />
A, số 333, 1-2/2013, Hà Nội.<br />
4. Lại Mạnh Giàu và nnk (2014). Lựa chọn hệ thống thu nổ địa chấn phản xạ 2D<br />
trong nghiên cứu cấu trúc địa chất và điều tra đánh giá tổng thể tài nguyên than<br />
bể Sông Hồng (phần đất liền). Tạp chí Địa chất, Loạt A, số 341, 3-8/2014, Hà<br />
Nội.<br />
5. Lại Mạnh Giàu và nnk (2016). Sử dụng một thuộc tính địa chất minh giải tài liệu<br />
địa chấn phản xạ 2D trong “Điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than bể than<br />
Sông Hồng”. Tạp chí Địa chất, Loạt A, số 359, 9/2016. Hà Nội.<br />
6. Lai Manh Giau and others (2016). Using some seismic attributes to interpret 2D<br />
reflection seismic data of project “Overall investigation and evaluating of coal<br />
resources in red river basin”. Journal of Geology, series B, No 44-45/2016, p8188, Ha Noi.<br />
<br />
4<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Theo Quyết định số 1268/QĐ-MĐC ngày 28 tháng 10 năm 2013 của Hiệu<br />
trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất, NCS Lại Mạnh Giàu được giao đề tài luận án<br />
“Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất trũng Sông Hồng theo tài liệu địa vật lý phục<br />
vụ điều tra tài nguyên than”. Ngành: Kỹ thuật địa vật lý; mã số: 62520502. Tiểu ban<br />
hướng dẫn: GS. TSKH Phạm Khoản – Hội khoa học kỹ thuật Địa vật lý – HDC; PGS.<br />
TS Nguyễn Trọng Nga – Trường Đại học Mỏ - Địa chất – HDP.<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Thực hiện nghị quyết số 18 - NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2007 của Bộ<br />
Chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến<br />
năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050”, ngày 27 tháng 12 năm 2007 Thủ tướng Chính<br />
phủ ra quyết định số 1855/QĐ- TTg về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển năng<br />
lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó nêu rõ<br />
“tranh thủ các nguồn vốn để thăm dò đánh giá trữ lượng và nghiên cứu khả năng<br />
khai thác vùng than đồng bằng sông Hồng”. Theo đó, tại quyết định số 89/2008/QĐTTg ngày 07 tháng 7 năm 2008 về việc phê duyệt “Chiến lược của ngành Than Việt<br />
Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025” Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo<br />
cụ thể “Đẩy mạnh các hoạt động điều tra, thăm dò, đánh giá trữ lượng than nhằm<br />
chuẩn bị cơ sở tài nguyên vững chắc cho sự phát triển ổn định, lâu dài của ngành”<br />
và “Phấn đấu đến năm 2010... thăm dò tỷ mỉ một phần tài nguyên của bể than đồng<br />
bằng sông Hồng; đến năm 2015 thăm dò đánh giá xong phần tài nguyên bể than<br />
đồng bằng sông Hồng”.<br />
Nhu cầu than ở Việt Nam từ nay đến năm 2025 tăng liên tục từ 93,8 ÷ 122,4 triệu<br />
tấn đến 337,7 ÷ 429,5 triệu tấn trong khi tổng sản lượng khai thác của các mỏ vùng<br />
Đông Bắc chỉ đạt 70 ÷ 75 triệu tấn vào năm 2020, trên 80 triệu tấn vào năm 2025.<br />
Để khắc phục sự thiếu hụt này, năm 2010 Chính phủ và Bộ Tài nguyên Môi<br />
trường đã chỉ đạo Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam lập đề án “Điều tra, đánh<br />
giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể Sông Hồng”.<br />
Bể Sông Hồng hay vùng trũng Sông Hồng bao phủ diện tích 6 tỉnh phần đất liền<br />
Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. Dưới chúng là bể<br />
than nâu có triển vọng lớn nên việc điều tra tài nguyên than ở đây là cần thiết.<br />
Ở trũng Sông Hồng than nằm sâu dưới lớp phủ dầy, vùng lại có cấu trúc địa<br />
chất phức tạp nên để nâng cao chất lượng, hiệu quả, độ tin cậy việc điều tra đánh<br />
giá tài nguyên than, ngoài các phương pháp địa chất cần thiết phải áp dụng hệ<br />
phương pháp địa vật lý hợp lý nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất, yếu tố cấu<br />
trúc khống chế tài nguyên than và dự báo các tập chứa than ở dưới sâu.<br />
2. Mục tiêu của luận án<br />
Mục tiêu của luận án là chính xác hóa đặc điểm cấu trúc địa chất trũng Sông<br />
Hồng trên cơ sở xử lý, phân tích, luận giải địa chất tài liệu trọng lực, địa chấn phản<br />
xạ, VSP, địa vật lý lỗ khoan, mẫu lõi khoan, từ đó phân chia đới cấu trúc địa chất khu<br />
vực và địa phương, có cấu trúc khống chế tài nguyên than và tập chứa than; khoanh<br />
định diện tích triển vọng cho thăm dò than trong giai đoạn tiếp theo.<br />
<br />
5<br />
<br />
3. Nội dung nghiên cứu của luận án<br />
- Lựa chọn hệ phương pháp nghiên cứu địa vật lý hợp lý với kỹ thuật đo<br />
và xử lý hiện đại phục vụ hiệu quả mục tiêu của luận án.<br />
- Điều tra tổng thể đặc điểm cấu trúc địa chất và cấu trúc chứa than trũng<br />
Sông Hồng đến đáy tầng chứa than trên cơ sở tổng hợp thu thập, xử lý, phân tích và<br />
minh giải địa chất các tài liệu trọng lực, địa chấn phản xạ, VSP, địa vật lý lỗ khoan<br />
đã có để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực phục vụ điều tra tài nguyên<br />
than trũng Sông Hồng.<br />
- Thành lập sơ đồ đẳng sâu đáy hệ tầng Tiên Hưng trũng Sông Hồng theo tài liệu<br />
trọng lực, địa chấn phản xạ 2D tỷ lệ 1:100.000 và hai mặt cắt địa chấn - địa chất.<br />
- Trên cơ sở thu thập, xử lý, minh giải tài liệu địa chất phản xạ 2D, VSP và địa<br />
vật lý lỗ khoan mới trên diện tích 782 km2 có triển vọng nhất thuộc tỉnh Thái Bình và<br />
Hưng Yên và được giới hạn bởi đứt gãy Thái Bình, Vĩnh Ninh phục vụ đánh giá tiềm<br />
năng tài nguyên than phần đông nam dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải.<br />
- Thành lập sơ đồ cấu trúc địa chất, gồm các yếu tố cấu trúc địa chất địa<br />
phương, khoanh định các tập chứa than và không chứa than, mặt cắt địa chấn - địa<br />
chất tỷ lệ 1: 10.000 theo tài liệu địa chấn phản xạ và địa vật lý lỗ khoan phần Đông<br />
nam dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải để chuyển cho thăm dò thử nghiệm.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là các cấu trúc địa chất đới sụt trung tâm<br />
vùng trũng Sông Hồng theo các tài liệu dị thường trọng lực, trường sóng địa chấn<br />
phản xạ và địa vật lý lỗ khoan và mối quan hệ giữa chúng với đặc điểm cấu trúc địa<br />
chất có chứa than.<br />
- Phạm vi nghiên cứu bao trùm trũng Sông Hồng được khống chế bởi hai đứt<br />
gẫy phương Tây Bắc - Đông Nam là đứt gãy Sông Chảy và Sông Thái Bình và có<br />
diện tích khoảng 2.765 km2 thuộc các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Hải<br />
Dương, Thái Bình và Hải Phòng (hình 1.1).<br />
5. Cơ sở tài liệu của luận án<br />
Luận án được thực hiện trên cơ sở tổng hợp các tài liệu địa chất, địa vật lý đã<br />
có ở trũng Sông Hồng của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn<br />
Dầu khí quốc gia Việt Nam và các tài liệu do NCS trực tiếp tham gia thu thập, xử<br />
lý phân tích và minh giải:<br />
- Tài liệu trọng lực, địa chấn phản xạ và địa vật lý lỗ khoan đo vẽ từ những<br />
năm 1960 đến nay ở tỷ lệ 1/50.000 đến 1/200.000.<br />
- Tài liệu đo địa chấn phản xạ của Liên đoàn Vật lý Địa chất - Tổng cục Địa<br />
chất và Khoáng sản Việt Nam với tổng số tuyến 200km, địa vật lý lỗ khoan (đo<br />
điện, gamma tự nhiên, gamma mật độ ...) với tổng khối lượng 16.000m.<br />
- Tài liệu địa chất và khoáng sản ở trũng Sông Hồng của Trung tâm Lưu trữ<br />
Địa chất, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.<br />
6. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp địa chất: Thu thập, tổng hợp tài liệu địa chất làm cơ sở minh<br />
giải tài liệu địa vật lý.<br />
<br />