intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí: Sản xuất nông, lâm nghiệp với việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

45
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của Luận án là phân tích dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội mối quan hệ giữa sản xuất nông, lâm nghiệp với việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản ở địa bàn tập trung dân tộc Thái tỉnh Sơn La. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí: Sản xuất nông, lâm nghiệp với việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐẶNG THỊ NHUẦN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VỚI VIỆC SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 9.31.05.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Hà Nội – Năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh Phản biện 1: GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải Cơ quan công tác: Viện Địa lý Phản biện 2: PGS.TS. Dương Quỳnh Phương Cơ quan công tác.Trường Đại học Thái Nguyên Phản biện 3: PGS.TS. Đỗ Thúy Mùi Cơ quan công tác: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Thư viện Khoa Địa lí, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Đặng Thị Nhuần (2014), Thực trạng và giải pháp sử dụng tài nguyên đất ở Sơn La, số 107, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, tr 61-63( ISSN 1859-0810). 2. Đặng Thị Nhuần (2014), Tìm hiểu tri thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Thái ở Tây Bắc, tập 2, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh,tr 648-652. 3. Đặng Thị Nhuần (2014), Chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Sơn La giai đoạn 2005 - 2010,Thông tin Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Tây Bắc, tr92-98 4. Đặng Thị Nhuần (2015), Tìm hiểu tri thức bản địa của dân tộc Thái vùng Tây Bắc trong việc thích ứng với môi trường tự nhiên, số 120, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, tr 92-95( ISSN 1859-0810). 5. Đặng Thị Nhuần, (2016), Nâng cao năng lực và vị thế người phụ nữ Thái trong xây dựng nông thôn mới tại điểm tái định cư ở bản Nhạp xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, số 7, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tây Bắc tr58-67( ISSN 2354- 1091). 6. Đặng Thị Nhuần– Nguyễn Thị Bình (2016), Tri thức bản địa của dân tộc Thái huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, Kỷ yếu hội thảo khoa học Địa lí trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, tr206-213. 7. Đặng Thị Nhuần (2016), Tìm hiểu phương thức canh tác của dân tộc Thái ở huyện Thuận Châu ,tỉnh Sơn La, tập 2, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ IX, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, tr266 -273. 8. Đỗ Xuân Đức, Đặng Thị Nhuần, (2017), Nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường xanh trong các cộng đồng di dân thủy điện Sơn La, tr156 -166, Hội thảo Khoa học và Công nghệ - Giảng đường xanh- hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, Nxb Lao động, Hà Nội. 9. Đặng Thị Nhuần (2017), Tri thức bản địa trong canh tác lúa nước của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La, số 11, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr209-216 ( ISSN 2354-1067). 10. Đặng Thị Nhuần – Nguyễn Thị Hồng Nhung (2018), Tri thức bản địa trong quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La, tập 2, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ X, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, tr271 -281. 11. Đặng Thị Nhuần (2018), Sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước trong canh tác nương rẫy truyền thống và hiện đại của dân tộc Thái tỉnh Sơn La, tập 2, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ X, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội tr175-182. 12. Đặng Thị Nhuần (2019), Đánh giá hiệu quả một số mô hình sản xuất nông nghiệp của các hộ dân tộc Thái ở xã Púng Tra, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, tập 2, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ XI, Nxb Thanh Niên, Hà Nội tr720-725. 13. Trần Thị Hằng, Đặng Thị Nhuần, (2019), Xác lập không gian trồng cây lâu năm, cây hàng năm cho người Thái ở tỉnh Sơn La, tập 2, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ XI, Nxb Thanh Niên, Hà Nội tr101-106. 14. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức, Đặng Thị Nhuần, (2019), Phát triển nông nghiệp của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La theo hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và nông nghiệp hàng hóa, tập 1, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ XI, Nxb Thanh Niên, Hà Nội tr443-455.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vốn quan trọng trong đời sống xã hội, là những nguồn lợi quốc gia, dù cho nền sản xuất xã hội có liên tục tiến bộ và đổi mới. Sản xuất nông, lâm nghiệp - nền sản xuất cổ xưa nhất của loài người, vốn luôn luôn gắn kết chặt chẽ với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên cơ bản nhất: đất, nước, rừng vẫn còn nguyên giá trị từ cổ xưa đến tận ngày nay. Trong bối cảnh dân số gia tăng, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, dịch vụ, giá trị và giá trị sử dụng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã có nhiều thay đổi đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới trong phương thức sử dụng tài nguyên theo hướng hiệu quả và bền vững. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, sự gia tăng dân số cơ học bởi các chương trình kinh tế mới, các dự án phát triển kinh tế, xã hội như nông thôn mới, thủy điện, giao thông,… đã làm gia tăng áp lực lên tài nguyên thiên nhiên. Kết quả là đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của các cộng đồng, nhất là kinh tế hộ gia đình của đồng bào dân tộc ít người trong đó có dân tộc Thái. Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc, là địa bàn tụ cư của nhiều cộng đồng các dân tộc ít người, trong đó người Thái có số dân đông nhất (chiếm 53,7% dân số của tỉnh). Các hoạt động mưu sinh dựa vào kinh tế nông, lâm nghiệp truyền thống của đồng bào Thái gắn với sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và điều kiện môi trường sinh thái đặc thù của Sơn La. Việc xây dựng các công trình thủy điện lớn như công trình thủy điện Hòa Bình, sau đó là CTTĐ Sơn La - đã buộc dân tộc Thái phải di chuyển khỏi khu vực lòng hồ để tái định cư, dẫn đến chỗ họ tiếp cận nguồn vốn tài nguyên mới trong điều kiện sinh thái phi truyền thống, điều đó cũng đồng nghĩa với việc thay đổi phương thức cơ bản trong sinh kế nông, lâm nghiệp và sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong hoàn cảnh mới. Do đó, việc nghiên cứu cơ sở lý luận, so sánh với thực tiễn nhằm tìm ra giải pháp phù hợp đối với với sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên cho dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La trên quan điểm địa lý là lý do thúc đẩy NCS lựa chọn đề tài cho luận án là: Sản xuất nông, lâm nghiệp với việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Mục tiêu của luận án là phân tích dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội mối quan hệ giữa sản xuất nông, lâm nghiệp với việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản ở địa bàn tập trung dân tộc Thái tỉnh Sơn La. Từ đó, định hướng xây dựng một số mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp hiệu quả và đề xuất các giải pháp phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
  5. 2 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận về sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, vận dụng vào địa bàn nghiên cứu. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp ở tỉnh Sơn La, trong đó chú trọng tới tri thức bản địa của dân tộc Thái liên quan với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên đất, nước và rừng trong quá trình sản xuất. - Phân tích thực trạng sản xuất nông, lâm nghiệp ở 103 xã phân bố tập trung người Thái với việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. - Đề xuất định hướng xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả và các giải pháp phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ở địa bàn tập trung dân tộc Thái tỉnh Sơn La. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu sản xuất nông nghiệp của dân tộc Thái ở Sơn La bao gồm nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, trong đó chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp, còn nuôi trồng thủy sản (trong ao) như là sinh kế bổ sung của người Thái, nuôi cá lồng bè là sinh kế mới của bộ phận dân cư sống ven hồ thủy điện Sơn La. Luận án tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng của hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của dân tộc Thái gắn với sử dụng các nguồn tài nguyên cơ bản (đất, nước, rừng) và tri thức bản địa trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp truyền thống và hiện đại. Nghiên cứu trường hợp về sản xuất nông nghiệp ở các hộ dân tộc Thái ở một số xã để làm rõ mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp với sử dụng hợp lý, khôn khéo các nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản trên. Đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong việc sử dụng các nguồn TNTN trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Từ đó, đề xuất định hướng và các giải pháp để sử dụng bền vững TNTN trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La. 3.2. Về không gian: Luận án nghiên cứu tập trung vào 103 xã ở 12 đơn vị cấp huyện thuộc tỉnh Sơn La, nơi có tỷ lệ người Thái chiếm từ 60 % dân số của xã trở lên, có hoạt động kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp. Các địa bàn nghiên cứu điểm thuộc TP Sơn La và hai huyện Thuận Châu và Quỳnh Nhai, trong đó chọn 6 xã để điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu. 3.3. Về thời gian: các số liệu thổng kê về sản xuất nông, lâm nghiệp chủ yếu trong giai đoạn 2006 - 2016; các tư liệu sơ cấp từ các cuộc điều tra, khảo sát của NCS trong các năm 2015, 2016, 2017. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở các quan điểm: quan điểm tổng hợp lãnh thổ; quan điểm hệ thống; quan điểm lịch sử; quan điểm phát triển bền vững; quan điểm dân tộc học.
  6. 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính: Phương pháp thu thập, hệ thống hóa và xử lý tài liệu thứ cấp; Phương pháp khảo sát thực địa; Phương pháp điều tra xã hội học; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS); Phương pháp thống kê. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận về sản xuất nông lâm nghiệp gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở vùng núi nhiệt đới gió mùa để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu. - Làm rõ được những nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất nông, lâm nghiệp với sử dụng tài nguyên thiên nhiên của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La. Trong đó phân tích được tri thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp với việc sử dụng TNTN trước đây và quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, phương thức hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp hiện nay của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La. - Phân tích được mối liên quan của hoạt động sinh kế trong sản xuất nông, lâm nghiệp với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La; phân tích, đánh giá việc sử dụng TNTN trước đây và việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, phương thức hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp hiện nay dựa trên khảo sát các hộ sản xuất nông, lâm nghiệp theo chỉ tiêu đã lựa chọn. - Xác định được các mô hình sản xuất nông nghiệp, trong đó bao gồm các mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống và các mô hình sản xuất mới theo hướng hàng hóa; định hướng phát triển một số mô hình có hiệu quả. Đề xuất được các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất nông, lâm nghiệp của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm có 4 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về sản xuất nông, lâm nghiệp với việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ở miền núi Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp với sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La Chương 3: Thực trạng sản xuất nông, lâm nghiệp với sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La
  7. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VỚI VIỆC SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở MIỀN NÚI 1.1. Tổng quan những nghiên cứu về sản xuất nông, lâm nghiệp với việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ở miền núi 1.1.1. Trên thế giới Nghiên cứu về cách thức con người khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất nông lâm nghiệp có nhiều tác giả. Tiêu biểu như: Edward B.Barbier (2005), đã phân tích nhân tố kinh tế chủ yếu chi phối việc sử dụng tài nguyên đất, nước ở các nước đang phát triển, cũng như mối quan hệ phức tạp giữa sự phụ thuộc tài nguyên. Tác giả Fujihara M, Kikuchi T. (2005) đã chứng minh những thay đổi nguồn tài nguyên thiên nhiên ở lưu vực sông liên quan đến thay đổi trong mô hình sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu về nông lâm kết hợp: Các tác giả Nair P. K .R (1985), Sajjaponggse P.J. (1994) đã chỉ ra rằng: trên các đất dốc ở miền núi, phương thức sử dụng đất hiệu quả nhất là nông lâm kết hợp. Phương thức canh tác này ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả nhiều mặt cho người dân sống ở vùng núi châu Á và nhất là ở Đông Nam Á. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sản xuất với sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên cho thấy. Trên quan điểm kinh tế tài nguyên, trước đây trong nền kinh tế nông nghiệp truyền thống, tài nguyên nông nghiệp chỉ đơn thuần là tư liệu sản xuất, thì ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, các nguồn tài nguyên nông nghiệp thể hiện các giá trị kép: vừa là tư liệu sản xuất, sinh kế, vừa là tài sản. Theo Frazier, J. (1997) mối quan hệ bền vững trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên được khuyến cáo như là hành động của con người mô phỏng quy luật của tự nhiên, gồm cả hoạt động bảo vệ tài nguyên và tái sản xuất tài nguyên tiến tới xây dựng hệ thống quản lý đặc tính thích nghi của các hệ thống tự nhiên trong phát triển KT-XH. Trên cơ sở đó, xây dựng các công cụ chính sách và công cụ quản lý hướng tới sự hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học, sinh kế và phát triển KT-XH nhằm tạo lập cân bằng bền vững giữa các bên liên quan. Nghiên cứu liên ngành trong sản xuất nông lâm nghiệp và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Các tác giả tiêu biểu như: Angelstam P,K. Andersson và cộng sự (2013), Goudie Andrew, Viles Heather (2010) đã đề cập mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên và con người trong sản xuất nông, lâm nghiệp với cách tiếp cận liên ngành đề cập tới sự thay đổi của hệ thống tự nhiên theo không gian, thời gian, tìm con đường chung giữa phát triển và bền vững, trong đó có những vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp hiện tại và trong tương lai. Nghiên cứu về tri thức bản địa của các dân tộc với các tác giả tiêu biểu như: Louise Grenier (1998), Madhav Karki và các cộng sự (2007) đã phân tích TTBĐ được thực hành
  8. 5 ở các nước đang phát triển từ những thập niên giữa thể kỷ XX đầu thế kỷ XXI theo các hướng cơ bản như: khai thác giá trị của TTBĐ cho phát triển kinh tế bền vững, bảo tồn văn hóa xã hội, thông qua việc tìm hiểu TTBĐ để thấy được văn hóa ứng xử của con người với môi trường. 1.1.2. Ở Việt Nam Nghiên cứu về sản xuất nông, lâm nghiệp miền núi trở thành một trong những nội dung nghiên cứu được nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm, tiêu biểu là các công trình nghiên cứu như CầmTrọng (1978), Phạm Văn Vang (1981), Lê Trọng Cúc (1990), Hoàng Xuân Tý (1998), Trần Bình (2001), Phạm Bình Quyền (2003)... Nghiên cứu về tri thức bản địa trong những thập niên gần đây được nhiều nhà khoa học trong nước quan tâm nghiên cứu như: Lê Trọng Cúc (1990), Cẩm Tú Lan (2005), Đặng Thị Oanh (2015)...Các nghiên cứu tập trung theo hai hướng chủ yếu: một là nghiên cứu khai thác các giá trị của tri thức bản địa cho việc sử dụng nguồn tài nguyên trong phát triển kinh tế hướng tới sự bền vững, hai là hướng nghiên cứu tri thức bản địa trong việc bảo tồn văn hóa, xã hội. Các công trình nghiên cứu của các tác giả đều chỉ ra rằng tri thức bản địa đóng góp một phần quan trọng trong phát triển kinh tế miền núi gắn với bảo tồn văn hóa và sử dụng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở các địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số. 1.1.3. Ở tỉnh Sơn La Các công trình của các tác giả nghiên cứu về sản xuất nông, lâm nghiệp và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Sơn La được công bố như An Văn Bảy (1996), Phạm Quang Linh (2015), Phạm Văn Lợi (2013)… Các nghiên cứu đã chỉ ra và phân tích với điều kiện địa hình đa dạng như Sơn La (vùng núi, cao nguyên, thung lũng giữa núi) thì các dân tộc cư trú tương ứng ở những điều kiện địa hình khác nhau sẽ có những cách thức nguồn tài nguyên thiên nhiên tương tích để thích ứng với điều kiện môi sinh nhằm đảm bảo phát triển sản xuất và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên nhất là nguồn tài nguyên đất vốn dễ bị xói mòn, bạc màu và thoái hóa. Tóm lại, kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã giúp đề tài luận án hình thành hướng tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu phù hợp cho lãnh thổ nghiên cứu là tỉnh Sơn La với các cộng đồng dân cư dân tộc Thái. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Một số khái niệm Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cổ xưa nhất của loài người, với hoạt động đặc thù là trồng trọt và chăn nuôi. Tài nguyên thiên nhiên (đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật) luôn là tiền đề cho sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp không chỉ nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người mà còn cung cấp các nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, và nhiều sản phẩm thiết yếu khác cho đời sống. Trong sản xuất nông nghiệp, nông gia cần điều khiển quá trinh sinh trưởng, phát triển và
  9. 6 cho sản phẩm của cây trồng vật nuôi theo hướng có lợi nhất cả về sản lượng và chất lượng, mùa vụ,… Sản xuất lâm nghiệp là các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ rừng; khai thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng; trồng cây, tái tạo rừng, duy trì tác dụng phòng hộ nhiều mặt của rừng. Tài nguyên thiên nhiên đó là các thành phần của tự nhiên (các vật thể và các lực tự nhiên) mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất (đối tượng lao động và tư liệu lao động) và làm đối tượng tiêu dùng. Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là phương pháp sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kể cả các nguồn tài nguyên tái tạo hay không tái tạo, sao cho đáp ứng đủ nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng vẫn không ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Tri thức bản địa là toàn bộ những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân hình thành và tích lũy trong quá trình lịch sử lâu dài của cộng đồng, thông qua trải nghiệm trong quá trình sản xuất, quan hệ xã hội thích ứng với môi trường. Nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời này sang đời khác bằng trí nhớ 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất nông, lâm nghiệp miền núi Nhân tố VTĐL qui định sự có mặt (thuận lợi) hay (khó khăn) của các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản của quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp, nó trực tiếp hình thành, qui mô, tính chất cũng như phương hướng phát triển sản xuất. Còn các nhân tố KT- XH như dân cư, tri thức bản địa (TTBĐ) của mỗi dân tộc cũng như cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn vốn, thị trường, khoa học công nghệ, chính sách phát triển nông, lâm nghiệp, đóng vai trò quyết định đến phát triển và phân bố sản xuất nông, lâm nghiệp. 1.2.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp Có nhiều hình thức tổ chức LTSXNN với những đặc trưng khác nhau, nhưng luận án chỉ tập trung vào 2 hình thức chính hiện nay của dân tộc Thái ở Sơn La là hộ gia đình (nông hộ) và hợp tác xã (HTX). 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá sản xuất nông, lâm nghiệp vận dụng cho dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La Trong luận án sử dụng các chỉ tiêu đánh giá cho một số cây trồng phổ biến của dân tộc Thái ở Sơn La như: Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất nông nghiệp; Chi phí sản xuất…Các chỉ tiêu cụ thể vận dụng để đánh giá các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp của các hộ dân tộc Thái trong nghiên cứu trường hợp, trong luận án sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận…
  10. 7 CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VỚI VIỆC SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TỈNH SƠN LA 2.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Tỉnh Sơn La nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích 14.123,5 km2, chiếm 4,2% diện tích cả nước, lãnh thổ trải dài theo chiều vĩ tuyến từ 20031’B đến 22002’B và theo chiều kinh tuyến từ 10301’Đ đến 105002'Đ. Phía bắc giáp tỉnh Yên Bái và Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước CHDCND Lào (chiều dài biên giới là 250 km); phía đông giáp tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ; phía tây giáp tỉnh Điện Biên. Với vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đã tạo cho Sơn La những lợi thế nhất định trong giao lưu phát triển kinh tế, nhưng do bên cạnh đó ở những địa bàn các xã có địa hình núi dốc đã làm giảm đáng kể khả năng thu hút nguồn đầu tư để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. 2.2. Nhóm nhân tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 2.2.1. Địa hình Sơn La có địa hình đa dạng: địa hình núi, cao nguyên và các thung lũng giữa núi, mỗi dạng địa hình thích hợp với phương thức canh tác khác nhau. Địa hình thung lũng với điều kiện thuận lợi cho việc dẫn nước để phát triển cây lúa nước và thâm canh tăng năng suất. Với hai cao nguyên Mộc Châu, Nà Sản địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn trên quy mô lớn. Địa hình núi cao là địa bàn phát triển rừng. Như vậy, thích ứng với điều kiện địa hình đa dạng có thể phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên, do phần lớn địa hình có độ dốc lớn, chia cắt sâu và chia cắt ngang mạnh, nên diện tích đất canh tác nhỏ, manh mún, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp, nhất là để chuyển sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn và cơ giới hóa. 2.2.2. Khí hậu Khí hậu tỉnh Sơn La mang tính chất chung của khí hậu vùng Tây Bắc. Ở những khu vực thấp, mùa đông tương đối ngắn và ấm hơn so với các vùng kế cận (do nằm ở phía sườn khuất gió của địa hình, có hiệu ứng rõ rệt với gió mùa đông bắc, tuy nhiên nền nhiệt chung của toàn vùng vẫn thấp (do ảnh hưởng của độ cao), nắng tương đối nhiều, có sương muối, ít mưa phùn, mùa hè nóng, nhiều gió tây khô nóng, không chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, mùa mưa gần trùng với mùa nóng. Điều kiện khí hậu đa dạng, cho phép người Thái có thể có nhiều lựa chọn cây trồng và mùa vụ trên một thửa đất. Đồng thời cũng cho phép phát triển các vùng chuyên canh cây trồng và chuyên môn hóa, chăn nuôi phù hợp với từng loại hình sinh khí hậu, ở từng tiểu
  11. 8 vùng khí hậu. Tuy nhiên, do tác động của biến đổi khí hậu, bên cạnh khô hạn và thiếu nước, một số loại hình thời tiết đặc biệt và cực đoan đã xuất hiện nhiều hơn với cường độ lớn hơn như tố lốc, mưa đá, mưa lớn và lũ quét đã xảy ra thường xuyên hơn và trên diện rộng hơn đã gây nên nhiều thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác đối với những bản dân tộc Thái cư trú ven các sông suối. 2.2.3. Tài nguyên đất Địa bàn nghiên cứu có tổng diện tích tự nhiên là 680,7 nghìn ha, trong đó diện tích núi đá và sông là 52,4 nghìn ha, còn lại các loại đất có diện tích 628,3 nghìn ha với 4 nhóm đất chính với 13 loại đất, trong đó nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi chiếm diện tích lớn (chiếm 49% diện tích tự nhiên). Thứ hai là nhóm đất đỏ vàng có diện tích 283,7 nghìn ha (chiếm 41,7% diện tích tự nhiên), phần lớn diện tích của loại đất này được phân bố ở địa hình đồi và núi trung bình, trên những loại đất này thích hợp cho trồng cây lương thực và cây cây lâu năm, đặc biệt là cây ăn quả. Tiếp đến là các nhóm đất phù sa và đất mùn trên núi cao với diện tích không lớn. 2.2.4. Tài nguyên nước Sơn La có hệ thống sông suối khá dày (1,2-18 km/km2), mạng lưới sông suối phân bố không đều giữa các vùng. Trong đó có 2 sông lớn là sông Đà và sông Mã. Sông Mã chảy qua huyện sông Mã với chiều dài khoảng 70 km, ngoài ra còn có rất nhiều các sông suối lớn nhỏ khác nhau đã tạo cho Sơn La có mạng lưới sông ngòi dày đặc. 2.2.5. Tài nguyên rừng Sơn La có diện tích đất lâm nghiệp có rừng lớn 662.955 ha (chiếm 64,8% diện tích đất nông nghiệp). Rừng của Sơn La có nhiều loài động thực vật quý với 4 khu bảo tồn thiên nhiên ( Tà Xùa, Xuân Nha, Copia, Sốp Cộp) có giá trị khoa học và phục vụ du lịch sinh thái, một số loài thực vật có giá trị như Pơ mu, Sa mu, Nghiến... 2.3. Nhóm nhân tố nhân tố kinh tế - xã hội 2.3.1. Dân cư, thành phần dân tộc Dân số trung bình của tỉnh Sơn La năm 2016 là 1.208,2 nghìn người, mật độ dân số trung bình 86 người/km2, phần lớn dân cư sống ở vùng nông thôn với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Trên địa bàn tỉnh Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Thái có dân số đông nhất với 658.908 người (chiếm 53,7 % dân số của tỉnh) ngoài ra còn các dân tộc khác như: Kinh, Mông, Xinh Mun, Dao... Các dân tộc phân bố xen kẽ nhau, nhưng trong đó dân tộc Thái với địa vực cư trú chủ yếu ở ven các sông suối và thung lũng giữa núi. 2.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Sơn La có mạng lưới đường giao thông đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp, nổi bật là quốc lộ 6, quốc lộ 4G. Quốc lộ 6 là tuyến đường giao thông huyết mạch nối vùng kinh tế
  12. 9 trọng điểm Bắc Bộ với vùng núi Tây Bắc, có vai trò thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa dọc theo trục quốc lộ 6 ở Sơn La. Bên cạnh đó còn có khoảng 300 km giao thông đường sông với 2 tuyến chính trên địa bàn là tuyến sông Đà dài 230 km và tuyến sông Mã dài 70 km. Mạng lưới bưu chính viễn thông trong tỉnh đã và đang được phát triển. Đến nay đã có 12/12 huyện, thành phố trong tỉnh được phủ sóng điện thoại di động. Hệ thống lưới điện gồm nhiều cấp điện, lưới điện trung thế có tổng chiều dài 3.015 km, lưới điện hạ thế có tổng chiều dài 2.912 km, hệ thống lưới điện trên đã đáp ứng phần lớn được cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân. Trong sản xuất nông nghiệp việc đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp chế có vai trò quan trong, công nghiệp chế biến hiện có 19 cơ sở chế biến chè, 3 cơ sở chế biến cà phê, 1 cơ sở chế biến sắn, 5 doanh nghiệp chế biến lâm sản, 2 nhà máy sản xuất chế biến sữa. Các cơ sở chế biến chủ yếu tập trung dọc trục quốc lộ 6 (Thị trấn Mộc Châu, TP Sơn La, TT Hát Lót - Mai Sơn và thị trấn Phù Yên) ngoài ra còn có nhiều các cơ sở chế biến tư nhân nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. 2.3.3. Khoa học và công nghệ Sơn La tích cực ứng dụng các loại giống mới, quy trình kĩ thuật tiên tiến gắn với áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nhiều loại giống cây trồng vật nuôi được đưa vào trong với mang lại hiệu quả kinh tế cao. 2.3.4. Thị trường tiêu thụ Sơn La là tỉnh có nhiều lợi thế cho phát triển các mặt hàng nông sản đa dạng, trong đó điển hình là cây chè, cây cà phê, cây ăn quả và chăn nuôi. Trong những năm gần đây thị trường tiêu thụ những sản phẩm cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam nói chung của Sơn La nói riêng được mở rộng ra nhiều nước thuộc khu vực châu Á, châu Âu, châu Mỹ. 2.3.5. Nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông, lâm nghiệp được tăng cường thông qua các chương trình dự án như: Tái định cư thủy điện Sơn La; đầu tư thủy lợi; chương trình 134, 135, 193; đầu tư phát triển nông, lâm thủy sản. Các nguồn vốn được huy động từ vốn ngân sách Trung ương, vốn ngân sách của tỉnh, vốn doanh nghiệp ngoài nhà nước. Nhờ có các nguồn vốn đầu tư phát triển nông, lâm nghiệp, nhiều giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao được mở rộng sản xuất, góp phần làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản. 2.3.6. Chính sách phát triển nông, lâm nghiệp Để thực hiện mục tiêu và định hướng phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh Sơn La, UBND tỉnh Sơn La và Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La đã phê duyệt, chỉ đạo xây dựng và ban hành nhiều chương trình dự án như: Dự án phát triển vùng nguyên liệu chè; Dự án trồng rừng sản xuất; Dự án thủy lợi phục vụ sản xuất…Những chương trình, dự án kể trên tạo đà cho nền
  13. 10 nông nghiệp tỉnh Sơn La phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng, hiệu quả. 2.4. Dân tộc Thái ở Sơn La 2.4.1. Nguồn gốc, phân bố Dân tộc Thái ở Sơn La có cả ngành Thái đen và Thái trắng thiên di đến và định cư từ lâu đời, nhưng trong đó chủ yếu là ngành Thái đen cư trú tập trung ở các huyện Thuận Châu, Mai Sơn, Sông Mã... còn ngành Thái trắng phân bố chủ yếu ở các huyện Quỳnh Nhai, Phù Yên và một phần ở huyện Mộc Châu. Ở Sơn La hiện nay dân tộc Thái phân bố ở hầu khắp các huyện, trong đó có các huyện có số lượng dân tộc Thái tập trung đông như: Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Sông Mã, Mai Sơn. 2.4.2. Tri thức bản địa trong sản xuất nông, lâm nghiệp Trong sản xuất nông, lâm nghiệp dân tộc Thái đã tích lũy được một kho tàng tri thức bản địa phong phú. Việc sử dụng TTBĐ trong sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) và sản xuất lâm nghiệp sẽ là một trong những nhân tố giúp cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với một tỉnh miền núi như Sơn La.
  14. 11 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VỚI VIỆC SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TỈNH SƠN LA 3.1. Khái quát chung 3.1.1. Vai trò của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Sơn La Sơn La là tỉnh miền núi, kinh tế nông, lâm nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tỉ lệ dân cư sống ở vùng nông thôn chiếm 86,4 % dân số và 62,12 % lao động xã hội, trong đó số lao động trong ngành N,L,TS chiếm 86,71%, riêng đối với dân tộc Thái số lao động trong ngành N,L,TS chiếm tới 91,07 %. Do đó việc phát triển nông, lâm nghiệp nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo đời sống cho dân tộc này có ý nghĩa rất quan trọng. 3.1.2. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản Quy mô GTSX N,L,TS của Sơn La giai đoạn 2006 - 2016 có sự tăng trưởng đáng kể, năm 2006 là 3713,43 tỉ đồng, năm 2016 đạt 16.022,12 tỉ đồng tăng (4,3lần). 3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất ở nơi phân bố tập trung dân tộc Thái Trong tổng số 670 nghìn ha diện tích tự nhiên của khu vực nghiên cứu, diện tích đất rừng chiếm tỉ lệ lớn với 308,3 nghìn ha (chiếm 46% diện tích đất tự nhiên). Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 227,7 nghìn ha (chiếm 34% diện tích đất tự nhiên). Diện tích đất thổ cư, mặt nước chuyên dùng và đồi núi đá là 134,0 nghìn ha (chiếm 20%), trong đó diện tích đất đồi núi đá chưa sử dụng chiếm 15% tổng diện tích tự nhiên. 3.2. Thực trạng sản xuất nông, lâm nghiệp tại địa bàn phân bố tập trung dân tộc Thái ở Sơn La 3.2.1. Sản xuất nông nghiệp 3.2.1.1. Trồng trọt a. Khái quát Các cây trồng lương thực chính là lúa, ngô và sắn. Lúa được trồng chủ yếu ở các chân ruộng thấp, những nơi có địa hình thuận lợi cho việc làm ruộng bậc thang và đảm bảo được nguồn nước tưới trong vụ đông xuân. Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm 2016 là 26,5 nghìn ha (chiếm 20,9% diện tích); diện tích trồng ngô là 50,0 nghìn ha; diện tích trồng sắn là 49 nghìn ha. Cây công nghiệp bao gồm cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm. Cây công nghiệp hàng năm : bao gồm các cây mía, lạc và đậu tương. Mía là cây trồng truyền thống ở Sơn La. Năm 2016 diện tích gieo trồng mía ở khu vực nghiên cứu là gần 1,9 nghìn ha, tập trung hơn 80% ở huyện Mai Sơn, vùng nguyên liệu mía của Công ty CP mía đường Sơn La. Nhờ có sự liên kết sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật từ Công ty CP mía đường Sơn La, cây mía đã là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình người Thái. Lạc là cây trồng có giá trị kinh tế cao. Các giống lạc chính được trồng là lạc chay, lạc đỏ Bắc Giang. Giống này cho năng suất thấp, nhưng chất lượng cao, được nông dân ưa
  15. 12 chuộng. Những năm gần đây, Sơn La đã trồng nhiều giống lạc mới để cải thiện năng suất như giống sen lai, L23, L14, TK10... Các giống lạc này cho năng suất từ 11 đến 12 tạ/ha. Diện tích gieo trồng lạc tại khu vực nghiên cứu là 238,9 ha, trong đó nhiều nhất là ở huyện Quỳnh Nhai 61,5 ha và huyện Sông Mã 53,8 ha. Lạc thường được trồng xen với sắn, hoặc ngô. Đậu tương có thể được trồng thuần, trồng xen, trồng gối, thời gian sinh trưởng ngắn. Các giống đậu tương mới được trồng ở Sơn La như DT99, TL2501, Đ804, Đ2101... là những giống đậu tương có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chịu hạn, chống sâu bệnh tốt, phù hợp với điều kiện địa hình dốc, thiếu nước tưới. Một số giống đậu tương ngắn ngày được trồng xen với các loại cây trồng khác theo từng thời vụ làm nâng cao hệ số sử dụng đất và tăng thu nhập cho người nông dân. - Cây công nghiệp lâu năm: cây cà phê, cây chè, cây cao su. Cây cà phê được trồng tại Sơn La từ những năm 1980, nhưng được trồng phổ biến từ năm 2006. Tổng diện tích trồng cà phê năm 2016 của các hộ ở địa bàn nghiên cứu là 15,1 nghìn ha, tập trung nhiều nhất ở 3 huyện là Mai Sơn (5,3 nghìn ha), TP Sơn La (5,1 nghìn ha), Thuận Châu (4,4 nghìn ha) Cây chè được trồng thành vùng chè tập trung lớn tại huyện Mộc Châu và huyện Bắc Yên, nhất là do các công ty chè quản lý. Diện tích chè do các hộ gia đình trồng không lớn, ở toàn khu vực nghiên cứu chỉ 789 ha, trong đó huyện Vân Hồ 558 ha, huyện Thuận Châu 172 ha, huyện Mai Sơn 36 ha. Cây cao su được đưa vào trồng ở Sơn La từ năm 2007, với diện tích 0,77 nghìn ha. Đến năm 2016 diện tích gieo trồng cao su là 6,21 nghìn ha. Ở khu vực tập trung dân tộc Thái sinh sống diện tích trồng cao su là 5,13 nghìn ha. Cao su hiện được trồng tập trung ở 3 huyện phía bắc của tỉnh là Mường La 1977 ha, Thuận Châu 1241 ha, Quỳnh Nhai 815 ha. Cây ăn quả: Các cây ăn quả chính được người Thái trồng là xoài, nhãn, cam, quýt, bưởi, chuối. Ở khu vực nghiên cứu, tổng diện tích các hộ trồng các cây ăn quả nói trên là gần 7,5 nghìn ha; lớn nhất là diện tích trồng nhãn (3362 ha), trồng xoài (2368 ha), trồng chuối (1333 ha). Diện tích trồng các quả có múi (cam, quýt và bưởi) không nhiều, tổng cộng chỉ gần 413 ha. Vùng trồng nhãn tập trung lớn nhất là ở huyện Sông Mã 1825 ha, Mai Sơn 480 ha, Yên Châu 373 ha. Hiện nay hoa quả được tiêu thụ tươi là chủ yếu, nên phải có giải pháp về chế biến (thủ công và công nghiệp) mới có thể duy trì và mở rộng diện tích trồng cây ăn quả. Việc quy hoạch vùng cây ăn quả tập trung cũng là một giải pháp quan trọng. b. Hiệu quả sản xuất một số cây trồng phổ biến Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng đã có sự chuyển dịch nhất định, nhưng nguồn thu từ trồng trọt vẫn đóng vai trò quan trọng, mỗi loại cây trông có mức chi phí cũng như doanh thu khác nhau, kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng sau:
  16. 13 Bảng. Chi phí lợi ích của các cây trồng phổ biến (Đơn vị: ha) Chi phí Doanh thu Lợi nhuận Hiệu quả đồng Cây (nghìn đồng) (nghìn đồng) (nghìn đồng) vốn(lần) Lúa 23.120.000 75.000.000 51.880.000 2,2 Ngô 20.000.000 38.500.000 18.500.000 1,9 Sắn 4.203.000 24.000.000 19.797.000 4,7 Cà phê 26.420.000 89.250.000 62.830.000 2,4 Cà phê + xoài 24.900.000 77.600.000 52.700.000 2,1 Cà phê + mận 22.698.000 83.400.000 60.702.000 2,7 Nguồn kết quả tính toán từ điều tra thực địa của NCS, năm 2017 Qua kết quả điều tra trong quá trình thực địa, nhiều loại cây trồng có lợi nhuận cao, hiệu quả vốn tăng từ 1,9 đến 4,7 lần. Những cây trồng phổ biến của ngưới Thái vẫn được duy trì là cây lúa, cây ngô, cây sắn, trong hơn 10 năm trở lại đây việc phát triển cây công nghiệp (cây cà phê) và cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên đã thúc đẩy sự chuyển biến về các phương thức canh tác của các hộ gia đình, dẫn đến việc chuyển đổi diện tích các cây lương thực trên đất dốc (ngô, sắn) sang trồng các cây công nghiệp hàng hóa như cà phê, cây ăn quả như nhãn, xoài, mận… 3.2.1.2. Chăn nuôi Chăn nuôi gia súc: Các hộ dân Thái phổ biến là chăn thả trâu, bò thịt, dê và ngựa, không nuôi bò sữa. Phương thức chăn thả tự do, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên, thả vào rừng, vẫn là phổ biến nhất. Hai huyện có đàn gia súc chăn thả lớn nhất là Sông Mã và Thuận Châu. Đàn trâu: tổng số 87,7 nghìn con, các huyện có đàn trâu lớn như Sông Mã 22,8 nghìn con, Quỳnh Nhai 12,2 nghìn con, Mường La 11,8 nghìn con, Thuận Châu 8,4 nghìn con. Ở huyện Sông Mã, phần lớn các hộ gia đình nuôi 5-7 con trâu, đáng chú ý đàn trâu của các hộ rất lớn, như Mường Sai (huyện Sông Mã) bình quân một hộ nuôi 35 con trâu, còn ở xã Yên Hưng (huyện Sông Mã) bình quân là 15 con/hộ nuôi. Đàn bò: tổng số 131,4 nghìn con, các huyện có đàn bò lớn như Thuận Châu 28,4 nghìn con, Sông Mã 22,8 nghìn con, Quỳnh Nhai 17 nghìn con, Mường La 14 nghìn con... Nuôi dê: là giống dễ nuôi, thích hợp với vùng cao núi đá, thức ăn chủ yếu là các loại cỏ quanh nhà, các loại cây trên đồi núi và bổ sung thức ăn tinh như ngô, khoai, sắn. Năm 2016 tổng đàn dê của các hộ vùng nghiên cứu là 193,3 nghìn con, trong đó tập trung nhiều nhất ở huyện Thuận Châu 42 nghìn con, Mai Sơn 28,3 nghìn con, Sông Mã 27,9 nghìn con. Chăn nuôi lợn: Tập quán chăn nuôi lợn của người Thái là nuôi bán tự nhiên, thả rông để đàn lợn tự kiếm ăn là chính, mỗi ngày cho ăn 1 hoặc 2 bữa. Thức ăn cho lợn thường là các phụ phẩm nông nghiệp như thân cây chuối, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bí đỏ và các loại rau rừng. Kỹ thuật và phương thức chăn nuôi có nhiều thay đổi, nhiều hộ phát triển chăn nuôi lợn theo kiểu trang trại, nuôi công nghiệp hoặc bán công nghiệp, hình thức nuôi này đã phát triển ở huyện Mai Sơn và TP Sơn La.
  17. 14 - Chăn nuôi gia cầm: Tổng đàn gà ở 103 xã có người Thái sống tập trung là 2.292 nghìn con. Gà được nuôi nhiều nhất ở huyện Mai Sơn 418 nghìn con, TP Sơn La 349 nghìn con, Thuận Châu 291 nghìn con (năm 2016). - Nuôi ong: Những năm gần đây, phong trào trồng cây ăn quả phát triển mạnh, diện tích trồng nhãn và các cây ăn quả khác khá lớn đã tạo đà phát triển đàn ong. Tổng số đàn ong gần 30 nghìn đàn. Các huyện có số đàn ong lớn là Thuận Châu 8,5 nghìn đàn, Yên Châu 4,6 nghìn đàn, Sông Mã gần 4,2 nghìn đàn. Ở Sơn La có nhiều giống ong mật được ưa chuộng như ong khoái, ong nội, ong Italia, ong ruồi. 3.2.1.3. Hoạt động nuôi trồng thủy sản: Sơn La có tiềm năng mặt nước mặt nước rất lớn để phát triển thủy sản, bao gồm hàng nghìn suối lớn, nhỏ cùng với diện tích mặt nước ở các ao và trên 500 hồ đập công trình thủy lợi lớn nhỏ, với 2 sông lớn chảy qua địa bàn (Sông Đà, sông Mã) và 2 hồ thủy điện lớn là hồ thủy điện Hòa Bình và hồ thủy điện Sơn La. Cùng với đó dân tộc Thái đã có kinh nghiệm lâu đời trong nuôi trồng, khai thác thủy sản, đó là những thuận lợi rất lớn để phát triển ngành này. Tính đến năm 2016 diện tích nuôi trồng thủy sản ở địa bàn nghiên cứu là 2,0 nghìn ha, trong đó các huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn như Thuận Châu (338,2 ha), huyện Sông Mã (278,8 ha), huyện Mai Sơn (252 ha), huyện Yên Châu ( 236,7 ha)...Trong phần lớn diện tích nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi cá chiếm tới 95 %, diện tích còn lại nuôi các loài thủy sản khác như ba ba gai, lươn. 3.2.2. Lâm nghiệp 3.2.2.1. Khái quát chung Hoạt động sản xuất lâm nghiệp ở Sơn La có vị thế cao trong các ngành kinh tế, vì ngoài qui mô diện tích rừng lớn, ở những khu rừng đặc dụng tính đa dạng sinh học cao như: (Copia, Xuân Nha, Sốp Cộp, Tà Xùa), đóng góp giá trị kinh tế khá thì rừng còn giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo quốc phòng, an ninh, đặc biệt vùng biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc. 3.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp Tổng diện tích đất lâm nghiệp sử dụng của các hộ trong địa bàn nghiên cứu là 26.254,8 ha chiếm chiếm 39,1 % diện tích toàn khu vực nghiên cứu, căn cứ vào bản đồ lâm nghiệp ở khu vực tập trung dân tộc Thái có tới 48/103 xã có tỉ lệ diện tích đất lâm nghiệp chiếm từ 45 % diện tích đất tự nhiên trở lên. Trong đó các huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn như huyện Mai Sơn (4,3 nghìn ha), huyện Sốp Cộp (3,3 nghìn ha), huyện Yên Châu (3,0 nghìn ha). Các huyện có diện tích rừng nhỏ như huyện Mộc Châu (997,8 ha), Sông Mã (1.054,3 ha), huyện Phù Yên (1095,9 ha). 3.2.2.3. Khai thác rừng Việc khai thác rừng trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Sơn La nói chung và dân tộc Thái nói riêng, chủ yếu là khai thác gỗ gia dụng phục vụ nhu cầu của nhân dân, một phần khai thác tre và luồng cung cấp cho các doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận như Hòa Bình, Hà Tây. Ngoài ra việc khai thác các lâm sản ngoài gỗ trong đó khai thác măng, tre, mộc nhĩ, nấm hương…được các hộ khai thác dựa vào TTBĐ được truyền dạy từ các thế hệ trước.
  18. 15 3.2.2.4. Bảo vệ và phát triển rừng Việc phát triển vốn rừng những năm qua ở tỉnh Sơn La được thực hiện qua việc khoanh nuôi bảo vệ rừng và phát triển vốn rừng thông qua việc trồng các loại cây kinh tế và cây dược liệu dưới tán rừng. Người dân đã kết hợp TTBĐ và nắm bắt nhu cầu thị trường để phát triển vốn rừng tăng thu nhập cho đời sống hàng ngày như: ở xã Púng Tra (Thuận Châu) đã trồng cây Macca từ năm 2013, trồng cây Sơn Tra (táo mèo), sa nhân ở xã Chiềng Bôm (Thuận Châu). Một số xã ở huyện Quỳnh Nhai, Mường La… trồng quế, khúc khắc, sa nhân, đẳng sâm, hoài sơn, hà thủ ô… 3.3. Các mô hình sản xuất nông nghiệp và điều tra nghiên cứu điểm ở khu vực tập trung dân tộc Thái 3.3.1. Các mô hình sản xuất nông nghiệp Trong sản xuất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu cho thấy các loại cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp với 2 mô hình chủ yếu là: mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống và mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.Trong mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống có 5 mô hình chủ yếu là: (lúa, ngô và cây trồng cạn, nông lâm kết hợp, chăn nuôi, tự cung tự cấp); các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa với 6 mô hình ( cà phê, cao su, xoài, nhãn, nuôi ong, nuôi cá lồng) 3.3.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp của các hộ dân tộc Thái (tại địa bàn nghiên cứu điểm) a. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu điểm Các huyện được lựa chọn như sau: TP Sơn La (xã Chiềng Đen, Chiềng Xôm). Huyện Thuận Châu (xã Púng Tra, Chiềng Bôm). Huyện Quỳnh Nhai (Xã Chiềng Bằng, Mường Sại) b. Kết quả thống kê, phân loại các mô hình sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu điểm Bảng.Các mô hình sản xuất nông nghiệp phổ biến ở địa bàn điều tra Xã (bản) Các mô hình phổ biến Tổng số hộ Cây trồng chính Chiềng Đen RNAC 59 Cà phê (Bản Xét + bản Pảng) RNC 194 Chiềng Xôm RNAC 107 Ngô và cây trồng (Bản Hụm + Bản Lả Mường) RNC 141 cạn Púng Tra RNAC 52 Cà phê (Bản Tra + Bản Nà Mắt RNC 38 Chiềng Bôm RNAC 67 Cà phê, chăn (Bản Nhộp + Bản Mỏ) RNC 69 nuôi RNC 45 Chiềng Bằng Nlu,NC 16 Ngô, cây trồng (Bản Bó Ban + Bản Co Hả) NC 27 cạn, cá lồng NCClg 33 RNC 27 Mường Sại Nlu,NC 10 Sắn, ngô, cá lồng (Bản Coi A + Bản Coi B) NC 100 NCClg 7 Tổng số 992 Ghi chú: R (Ruộng); N (Nương); A (Ao); C (Chuồng); Nlu (Lúa nương); Clg (cá lồng)
  19. 16 Các mô hình sản xuất của các hộ gia đình dân tộc Thái ở những điều kiện tự nhiên khác nhau do đó các phương thức kết hợp các loại cây con chính ở mỗi địa bàn có sự khác nhau nhất định được thể thống kê trong bảng dưới đây: Bảng . Các phương thức kết hợp cây con chính ở 4 bản thuộc 2 xã Chiềng Đen và Chiềng Xôm (TP Sơn La) Tổng số Tỷ lệ Địa bàn Thành phần cây con chính (Hộ) (%) Lúa – ngô – cá - chăn nuôi (1) 166 33,1 Chiềng Đen và Lúa - cà phê - chăn nuôi (2) 203 40,5 Chiềng Xôm Lúa - cà phê - cây ăn quả - chăn nuôi (3) 132 26,4 Tổng 501 100 Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của NCS, năm 2017 Bảng. Các phương thức kết hợp cây con chính ở 4 bản thuộc xã Púng Tra và xã Chiềng Bôm (huyện Thuận Châu) Thành phần Tổng số Tỷ lệ Địa bàn cây con chính (Hộ) (%) Lúa - cà phê - cá- chăn nuôi (4) 119 52,7 Púng Tra và Lúa - cà phê - sắn - chăn nuôi (5) 30 13,3 Chiềng Bôm Lúa - cà phê - cây ăn quả - chăn nuôi (6) 51 22,5 Lúa - cà phê - chăn nuôi (7) 26 11,5 Tổng 226 100 Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của NCS, năm 2017 Bảng. Các phương thức kết hợp cây con chính ở 4 bản thuộc xã Chiềng Bằng và Mường Sại (huyện Quỳnh Nhai) Thành phần Tổng số Tỷ lệ Địa bàn cây con chính (Hộ) (%) Lúa - sắn - chăn nuôi (8) 72 27,1 Chiềng Bằng Lúa nương - sắn - chăn nuôi (9) 26 9,8 và Mường Ngô - chăn nuôi (10) 127 47,9 Sại Sắn - chăn nuôi - cá lồng (11) 40 15,1 Tổng 265 100 Nguồn: Kết quả điều tra thực địa của NCS, năm 2017
  20. 17 C. Đánh giá hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp của các hộ gia đình dân tộc Thái tại địa bàn nghiên cứu điểm Mỗi phương thức sản xuất nông nghiệp có các thành phần cây trồng vật nuôi khác nhau, vì vậy hiệu quả của mỗi phương thức kết hợp cũng khác nhau. Kết quả khảo sát 112 hộ cho thấy, thu nhập của các mô hình sản xuất có sự chênh lệch tương đối lớn. Bảng. Thu nhập bình quân của các mô hình sản xuất nông nghiệp (Đơn vị: triệu đồng) Số Hiệu hộ Diện tích Bình Loại quả Bình tham trung Tổng Tổng quân / mô TP Cây con kinh tế quân gia bình chi thu mô 2 hình (thu- (1000m điều (1000m2) hình chi) tra RNAC Lúa - ngô-cá - chăn nuôi (1) 19 8,50 910,9 1.600,0 689,18 36,27 4,26 RNC Lúa - cà phê - chăn nuôi (2) 23 7,40 1609,3 3184,4 1.575,1 68,48 9,25 RNC Lúa - cà phê - cây ăn quả 15 10,50 1.458,7 2.943,3 1.484,6 98,97 9,42 (mận)- chăn nuôi (3) Lúa - cà phê- cá - chăn RNAC 13 5,75 678,7 1376,7 698,0 53.69 9,34 nuôi (4) Lúa - cà phê - sắn - chăn 3 8,70 162,66 331,20 168,54 56,18 6,45 nuôi (5) Lúa - cà phê- cây ăn quả RNC 6 6,10 317,46 648,00 330,54 55,09 9.03 (xoài)- chăn nuôi (6) Lúa - cà phê - chăn nuôi 3 5,50 212,55 390,45 177,90 59,30 10,78 (gia súc+ gia cầm) (7) Lúa - sắn - chăn nuôi (8) 8 10,52 535,36 971,20 435,84 54,49 5,18 Lúa nương - sắn - chăn NluNC 3 10,00 198,48 353,10 154,62 51,54 5,15 nuôi (9) 1799,0 NC Ngô - chăn nuôi (10) 14 10,50 1143,10 655,90 46,85 4,46 0 Sắn- chăn nuôi - cá lồng NCCa 5 10,45 453,0 740,0 287,0 57,40 5,50 (11) (Nguồn: Kết quả tính toán từ điều tra thực địa của tác giả, 2017) Kết quả khảo sát 112 hộ dân tộc Thái ở 3 địa bàn điều tra cho thấy, thu nhập bình quân /1000 m2 có sự chênh lệch lớn, dao động từ 4 triệu đến 10 triệu đồng/ 1000 m2/ năm. Trong đó
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2