Tóm tắt luận án Tiến sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên
lượt xem 6
download
Trên cơ sở tổng quan các nguồn tài liệu và công trình có liên quan đến đề tài. Mục tiêu chủ yếu của luận án là đánh giá các tiềm năng du lịch biển - đảo; phân tích thực trạng phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên. Từ đó, đề xuất định hướng, giải pháp phát triển DLBĐ của tỉnh Phú Yên đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ______________________________________ LÂM THỊ THÚY PHƯỢNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN - ĐẢO TỈNH PHÚ YÊN Chuyên ngành: Địa lý học Mã số: 62310501 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2021
- Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG VĂN TUẤN PGS.TS. PHẠM XUÂN HẬU Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Sơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Trang Thanh Trường Đại học Vinh Phản biện 3: PGS.TS. Đào Ngọc Cảnh Trường Đại học Cần Thơ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: ... Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh Vào lúc …… giờ …… ngày …… tháng …… năm 2021. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Đại học Sư phạm TP.HCM - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch biển - đảo (DLBĐ) là loại hình ngày càng trở thành xu hướng và thu hút được nhiều du khách trên thế giới. Vì thế, hầu hết các nước có lợi thế về biển đều chọn loại hình DL này làm động lực giữ vai trò chủ đạo, đưa DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Phú Yên là một trong 28 tỉnh, thành giáp biển, thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, với đường bờ biển dài 189km. Với những lợi thế của mình, tỉnh đã xác định DL là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển KT-XH. Nhận thức được ý nghĩa của nó, trong những năm qua, các nghiên cứu về phát triển DLBĐ tại Phú Yên được nhiều ngành, nhiều tổ chức, nhà khoa học quan tâm dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng phát triển DLBĐ dưới góc độ Địa lý DL - ngành khoa học có tính liên ngành, có định hướng không gian lãnh thổ. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên” để nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng để đề xuất các giải pháp và hoạch định chiến lược phát triển DL tỉnh Phú Yên trong thời kỳ hội nhập. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan các nguồn tài liệu và công trình có liên quan đến đề tài. Mục tiêu chủ yếu của luận án là đánh giá các tiềm năng du lịch biển - đảo; phân tích thực trạng phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên. Từ đó, đề xuất định hướng, giải pháp phát triển DLBĐ của tỉnh Phú Yên đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch biển - đảo; - Xác định các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên; - Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên; - Phân tích thực trạng phát triển DLBĐ ở tỉnh Phú Yên; - Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên đến năm 2025 tầm nhìn 2030. 4. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các TNDL để phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên; - Đối tượng điều tra: khách du lịch, chính quyền, dân cư bản địa, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các chuyên gia, đơn vị quản lý nhà nước có liên quan về du lịch trên địa bàn tỉnh. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung:
- 2 + Tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên, trong đó tập trung sâu vào tài nguyên DLBĐ; + Phân tích thực trạng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên dưới góc độ Địa lý học: Theo ngành: dựa trên các tiêu chí (khách DL, doanh thu DL, lao động DL, CSVCKT DL, …). Theo lãnh thổ: tập trung vào một số hình thức TCLTDL biển - đảo cấp tỉnh: điểm DLBĐ, tuyến DLBĐ. - Về lãnh thổ: địa bàn tỉnh Phú Yên. Trong đó, luận án tập trung phạm vi nghiên cứu vào các đơn vị hành chính có tiềm năng du lịch biển - đảo là như: Tx. Đông Hòa, Tp. Tuy Hòa, huyện Tuy An và Tx. Sông Cầu. - Về thời gian: Tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2009 - 2019; các số liệu sơ cấp được khảo sát, điều tra trong năm 2019; thời gian dự báo đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 6. Tổng quan nghiên cứu 6.1. Trên thế giới Pirojnik I.I cho rằng: “DL là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt”, nhóm tác giả C. A. Gunn: Designing Tourist Regions (tạm dịch: Thiết kế khu DL) giới thiệu một mô hình của hệ thống DL và một quy trình cụ thể xuất phát từ trường hợp quy hoạch vui chơi, giải trí cho bán đảo Michigan. Gunn đồng thời là chủ biên của cuốn “Tourism Planning: Basics, Concepts, Cases” (tạm dịch: Quy hoạch DL, khái niệm cơ bản và các trường hợp); Tác giả C.M. Hall xem xét vấn đề quy hoạch lãnh thổ trong mối quan hệ với chính sách phát triển DL của quốc gia và các vùng ở cấp phân vị thấp hơn. Các công trình nghiên cứu về DLBĐ có tác phẩm “Island tourism: management principles and practice” (DL đảo: Nguyên tắc quản lý và thực hành). Ở một góc độ mang tính thời sự, trong công trình “Tourism, Globalization and Development”(tạm dịch: Toàn cầu hóa và phát triển DL) đề cập những vấn đề liên quan đến lãnh thổ DL trong bối cảnh toàn cầu hóa; Tác phẩm: “Marine Tourism: Development, Impacts and Management”, (tạm dịch: DL biển: sự tác động, phát triển và quản lý). Mark Orams của Trung tâm Nghiên cứu DL tại Đại học Massey, Albany, New Zealand cho rằng, biển tạo nhiều cơ hội cho mục đích giải trí và DL; cuốn “Climate change And Island and Croastal Vulnerability” (tạm dịch: Biến đổi khí hậu và hậu quả của nó) của Sundaresan và cộng sự, nhóm tác giả đã đánh giá sự gia tăng các rủi ro từ biến đổi khí hậu tại các cộng đồng ven biển; cuốn “Community integration: Island tourism in Peru” của R.E Mitchell, D.G Reid; Sách “Tourism and development in tropical islands: political ecology perspectives” (DL và phát triển ở các đảo nhiệt đới: quan điểm sinh thái chính trị) đề cập đến việc sinh thái chính trị là một công cụ mạnh mẽ để điều tra vai trò và lợi ích của các bên khác nhau. Trong báo cáo, Global Trends in Coastal Tourism (tạm dịch: Xu hướng toàn cầu hóa về DL ven biển) của Martha Honey and David Krantz, trên cơ sở phân tích và cung cấp các công cụ cho nghiên cứu phát triển DL bền vững, đã phân
- 3 tích các xu hướng hiện tại cũng như kiểm tra các giả thuyết về các chương trình điều khiển đằng sau hoạt động DL biển và ven biển. 6.2. Ở Việt Nam - Trên phạm vi cả nước: + Ở góc độ quy hoạch phát triển DLBĐ, có các công trình: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển, vùng ven biển và các hải đảo Việt Nam đến năm 2010” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì; hay “Đề án phát triển DLBĐ và vùng ven biển đến năm 2020” và sách “Chiến lược phát triển DL Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Liên quan đến các hướng phát triển kinh tế DL biển và đảo theo hướng bền vững: Tác giả Lê Đức Tố với nghiên cứu “Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn vùng biển ven bờ Việt Nam”; Nghiên cứu “Một số giải pháp đột phá phát triển DL vùng biển và ven biển” và “Chiến lược phát triển DL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2473/QĐ-TTg, ngày 30-12-2011, xác định hướng ưu tiên phát triển loại hình DL gắn với biển, hải đảo. + Viện Địa lý, với tư cách là một trong những đơn vị nghiên cứu, đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển KT-XH vùng biển - đảo cũng đã tham gia tích cực vào các chương trình nghiên cứu cấp quốc gia. Đó là các công trình “Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội hệ thống đảo ven bờ trong chiến lược phát triển kinh tế biển” vào năm 1995 và “Cơ sở lý luận, phương pháp luận đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho mục đích phát triển kinh tế xã hội các huyện đảo ven bờ Việt Nam”; Đề án “Phát triển DLBĐ và vùng ven biển đến năm 2020” của Bộ Văn hóa Thể thao và DL, 2013; Đề tài “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm DLBĐ vùng DL Bắc Bộ”; Tác giả Uông Đình Khanh, Viện Địa lý với công trình “Tiềm năng phát triển DL hệ thống đảo ven bờ Việt Nam” đã đánh giá tiềm năng về mặt tự nhiên, nhân văn, cơ sở hạ tầng và các loại hình DL của hệ thống các đảo ven bờ. - Tại Phú Yên: “Phú Yên - Tiềm năng phát triển DLBĐ”; Đề tài “Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển các sản phẩm DL biển khu vực Vịnh Xuân Đài và vùng phụ cận”; Trong quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 29/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu DL quốc gia Vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên đến năm 2030” đây cũng là tài liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu DLBĐ tỉnh Phú Yên. Những công trình đề tài trên giúp tác định hướng trong nghiên cứu về thực trạng phát triển DLBĐ, đặc biệt là hệ thống phương pháp cần thực hiện khi đánh giá tài nguyên, dịch vụ du lịch của các địa phương ven biển tỉnh Phú Yên. 7. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận án này, tác giả sử dụng 5 quan điểm và 7 phương pháp, đó là Quan điểm lãnh thổ; Quan điểm tổng hợp; Quan điểm hệ thống; Quan điểm lịch sử - viễn cảnh; Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững; Các
- 4 phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp thống kê; Phương pháp khảo sát thực địa; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp điều tra xã hội học; Phương pháp bản đồ và GIS; Phương pháp thang điểm tổng hợp. 8. Hướng tiếp cận Để đánh giá sự phát triển của DLBĐ, luận án tiếp cận theo các hướng: tiếp cận tài nguyên du lịch; tiếp cận theo khu vực du lịch; tiếp cận có sự tham gia của các bên liên quan và tiếp cận dưới góc độ cung, cầu du lịch. 9. Đóng góp của đề tài - Kế thừa, bổ sung và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLBĐ. Xác định được các tiêu chí đánh giá phát triển DLBĐ cho tỉnh Phú Yên. - Làm sáng tỏ những thế mạnh cũng như hạn chế của các tố yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên. - Nêu rõ được những thành tựu và hạn chế của thực trạng phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên. - Đưa ra được một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển có hiệu quả hoạt động du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên trong thời gian tới trở thành điểm đến du lịch biển - đảo của Vùng duyên hải Nam trung Bộ. 10. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, các bản đồ, luận án được cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLBĐ; Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên; Chương 3: Định hướng và các giải pháp phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN - ĐẢO 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch biển - đảo 1.1.1. Một số khái niệm và nội dung liên quan - Du lịch biển - đảo: DLBĐ là loại hình DL được phát triển dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên khu vực biển - đảo, gắn với loại tài nguyên này là các hoạt động như: tắm biển, tắm nắng, tắm khí trời, thể thao nước nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, chữa bệnh, vui chơi, giải trí của du khách tại vùng biển. Ngoài ra, có nhiều tác giả có quan điểm riêng khi nghiên cứu về DLBĐ. - Phát triển DLBĐ: Là việc khai thác và sử sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển - đảo, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
- 5 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của DLBĐ đối với phát triển KT-XH - Đặc điểm Các hoạt động DLBĐ chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố khí hậu, thời tiết; DLBĐ được tổ chức chủ yếu ở “vùng bờ biển”; Đầu tư CSHT, CSVCKT phục vụ DLBĐ thường khó khăn, phức tạp; Phát triển DLBĐ có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành kinh tế biển khác. - Vai trò: Sự phát triển của DLBĐ có một vai trò quan trọng trong việc phát triển KT-XH của một quốc gia, đặc biệt là dải ven biển và hải đảo, tác động đến cả lĩnh vực kinh tế; xã hội và lĩnh vực an ninh - quốc phòng. 1.1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch biển - đảo Thứ nhất, phát triển DLBĐ phải được thực hiện trong mối quan hệ tổng hòa với các ngành KT khác. Thứ hai, gắn liền với việc khai thác lợi thế của TNDL vùng biển, đảo, kết hợp với khai thác các TNDL nhân văn biển - đảo cũng như việc bảo tồn chúng. Thứ ba, phù hợp với sức chứa của khu vực biển, đảo. Thứ tư, gắn liền với công tác đảm bảo an ninh quốc phòng. 1.1.4. Phân loại tài nguyên, sản phẩm, loại hình du lịch biển đảo - Phân loại tài nguyên DLBĐ gồm: TNDL tự nhiên; TNDL văn hóa. Ngoài ra, vị thế được coi là một dạng tài nguyên đặc biệt và quan trọng và có giá trị trong phát triển DL. - Loại hình du lịch biển - đảo: NCS kế thừa và vận dụng cách phân loại của tác giả Phạm Trung Lương để thực hiện nghiên cứu luận án. Đó là dựa cơ sở mục đích chuyến đi, gồm 2 loại hình DL theo sở thích ý muốn và DL theo nghĩa vụ, trách nhiệm. Sơ đồ phân loại các loại hình du lịch biển (Phạm Trung Lương, 2003) - Sản phẩm DLBĐ: Là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị TNDL biển - đảo để thỏa mãn nhu cầu của du khách. 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển - đảo Luận án xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển DLBĐ dưới góc độ ảnh hưởng trực tiếp tới nội dung phát triển DL, ảnh hưởng tới cung và cầu DL.
- 6 Bao gồm: Tài nguyên vị thế; Tài nguyên du lịch; Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật; Công tác quy hoạch phát triển DLBĐ; Hệ thống dịch vụ phụ trợ cho du lịch biển đảo; Môi trường tự nhiên và sự đảm bảo về an ninh - quốc phòng; Tính thời vụ của DLBĐ; Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào cung ứng một số dịch vụ DLBĐ; Tác động của biến đổi khí hậu; và Liên kết vùng. 1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch biển - đảo - Theo ngành: Khách DL; doanh thu; Lao động; CSVCKT. - Theo lãnh thổ (cấp tỉnh): Luận án sẽ xây dựng tiêu chí đánh giá các hình thức TCLTDL biển - đảo bao gồm điểm và tuyến DL. a. Điểm du lịch: Qua khảo sát thực tiễn và kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó, NCS lựa chọn các 8 tiêu chí và xác định thang bậc (5 bậc theo mức độ thuận lợi) cùng các hệ số theo mức độ ảnh hưởng, quan trọng đến khai thác phục vụ phát triển DLBĐ tỉnh. Sau đó xác định điểm đánh giá tương ứng. Hệ số 3: Độ hấp dẫn, cơ sở vật chất kỹ thuật – DV, thời gian hoạt động; Hệ số 2: Vị trí và khả năng tiếp cận, môi trường, khả năng liên kết, tổ chức quản lý; Hệ số 1: Sức chứa. b. Tuyến du lịch: Hệ số 3 là số lượng TNDL trung bình trong tuyến; độ hấp dẫn của TNDL; thời gian có thể hoạt động DL; Hệ số 2: sự tiện lợi về giao thông vận tải; sự đồng bộ về cơ sở vật chất;. Từ các tiêu chí trên nên điểm số đánh giá cho các tiêu chí được xác định bằng bốn bậc 4,3,2,1. Bảng kết quả đánh giá mức độ thuận lợi điểm, tuyến DLBĐ tỉnh Phú Yên Điểm du lịch Tuyến du lịch STT Mức độ đánh giá Điểm số STT Mức độ đánh giá Điểm số 1 Rất thuận lợi 72 - 90 1 Rất thuận lợi 39 - 52 2 Thuận lợi 54 - 71 2 Thuận lợi 26 - 38 3 Khá thuận lợi 36 - 53 3 Không thuận lợi 13 - 25 4 Không thuận lợi 18 - 35 (Nguồn: Tác giả) 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch biển - đảo Luận án đã khái quát kinh nghiệm phát triển DLBĐ của một số quốc gia có biển - đảo như: Kinh nghiệm phát triển DLBĐ của Thái Lan; Malaysia; Indonesia. Tại Việt Nam, luận án kế thừa kinh nghiệm phát triển DLBĐ một số tỉnh tiêu biểu của Việt Nam và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ như kinh nghiệm phát triển DLBĐ của Đà Nẵng; Khánh Hòa; và Bình Thuận. CHƯƠNG 2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN - ĐẢO TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên Phú Yên là tỉnh ven biển NTB. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp Khánh Hòa, phía Tây giáp Đắc Lắc và Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông
- 7 với bờ biển dài 189 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh: 5.060,70 km2, chiếm 1,53% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Có 09 đơn vị hành chính, trong đó có 4 huyện, thị giáp biển: H. Tuy An, Tx. Sông Cầu, Tx. Đông Hòa và thành phố Tuy Hòa. 2.1.1. Tài nguyên vị thế - Vị thế tự nhiên: Vùng bờ Phú Yên có đầy đủ các dạng tài nguyên vị thế như: cửa sông, đầm phá, vũng, vịnh, đảo, ... tạo nên đặc thù của vùng bờ về phương diện địa mạo. Về mặt địa chất, đa số các đồi núi ven biển và hải đảo đều tạo bởi đá magma, cả xâm nhập và phun trào, tạo nhiều cảnh quan hấp dẫn, nhiều thắng cảnh, nhiều di sản địa mạo, địa chất quý giá như: Vịnh Xuân Đài, Gành Đá Đĩa, ... - Vị thế kinh tế: Phú Yên có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua, quốc lộ 25 nối Gia Lai, quốc lộ 29 nối tỉnh Đắk Lắk, phía Nam có cảng biển Vũng Rô, sân bay Tuy Hòa. Các tuyến giao thông Bắc - Nam, Đông - Tây, cảng biển, sân bay, … tạo điều kiện cho hợp tác, trao đổi kinh tế, văn hóa, DL giữa Phú Yên với các tỉnh thành trong vùng, cả nước và quốc tế. - Vị thế chính trị: Có giá trị phân định ranh giới và chủ quyền quốc gia trên biển. Mũi Đại Lãnh của Phú Yên là điểm cực Đông trên đất liền lãnh thổ Việt Nam, đây cũng là khu vực phòng thủ phía Đông quan trọng của Tỉnh, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 2.1.2. Tài nguyên du lịch - Tài nguyên du lịch tự nhiên: + Địa hình: Đồng bằng ven biển; Địa hình bãi biển và bờ biển. + Khí hậu vùng biển - đảo: Vùng biển - đảo tỉnh Phú Yên nằm trong vùng khí hậu có các đặc trưng cơ bản của vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, tương đối thuận lợi cho việc phát triển DLBĐ. + Thủy - Hải văn: Về thủy văn, có khoảng 50 con sông lớn, nhỏ tạo nên nguồn nước ngọt khá dồi dào. Ngoài ra còn có khoảng 21.000 ha mặt nước thuộc các đầm, vịnh, cửa sông tạo nên một vùng sinh thái ven biển đặc thù. Phú Yên có nhiều nguồn nước khoáng được phát hiện như: Trà Ô, Triêm Đức (Đồng Xuân); Phú Sen (Phú Hòa). Về hải văn: Thủy triều vùng biển Phú Yên thuộc chế độ nhật triều không đều. Ngoài ra, hệ sinh vật biển - đảo rất phong phú, thuận lợi trong việc tổ chức cho du khách tham quan DL sinh thái, giải trí, du lịch khám phá, ... + Tài nguyên đầm, vịnh, biển - đảo: Đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển DLBĐ của Tỉnh. Các đầm; vũng, vịnh, cùng hệ thống bãi biển được phân bố trải dài từ phía Bắc Cù Mông đến phía Nam Vũng Rô. Là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, dã ngoại, cắm trại, tắm biển, lặn biển và thưởng thức các món ăn đặc sản biển. - Tài nguyên du lịch văn hóa: + Tài nguyên DL văn hóa vật thể: Điển hình và đặc trưng nhất là Lăng thờ cá Ông (thần Nam Hải). Ngoài ra, còn có các di tích lịch sử của Phú Yên gắn
- 8
- 8 liền với biển, đảo như: Di tích lịch sử Vũng Lắm; Di tích lịch sử bến Tàu không số tại Bãi Chùa, vịnh Vũng Rô; Di tích đền thờ Thiên YaNa. + TNDL văn hóa phi vật thể: Các lễ hội tại Phú Yên khá phong phú gắn liền với văn hóa, lao động sản xuất vùng biển - đảo như: lễ hội cầu Ngư; lễ hội sông nước Tam Giang; hội đua thuyền đầm Ô Loan; hội đua thuyền sông Đà Rằng; hội đua thuyền sông Đà Nông; Cùng với đó là các làng nghề truyền thống dân gian tồn tại từ lâu như: làm mắm, làm muối, đóng tàu, đan lưới, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến các loại thủy hải sản. Bên cạnh đó ẩm thực miền biển - đảo là một trong những TNDL văn hóa kích thích sự phát triển DLBĐ bởi đa số du khách đều có nhu cầu ăn uống khi đi DL. 2.1.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch - Cơ sở hạ tầng du lịch: + Giao thông: Về đường bộ: Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A qua Phú Yên và nâng cấp các tuyến đường trong tỉnh, đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng tuyến đường Tp. Tuy Hòa đi Vũng Rô, tuyến đường Độc Lập, Long Thủy - Gành Đá Đĩa; thông hầm đường bộ Đèo Cả - Khánh Hòa, nâng cấp đường lên Hải Đăng - Mũi Điện. Hệ thống đường biển đang được hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng như: cảng Xuân Thịnh, An Hòa,... Về đường biển: Cảng Vũng Rô đang được đầu tư mạnh đáp ứng yêu cầu tham quan điểm TNDL đường Hồ Chí Minh trên biển và di tích Tàu không số. Về đường hàng không: Có sân bay Đông Tác có thể phục vụ 300 hành khách và 2 máy bay A321 trong giờ cao điểm. Hiện nay, các hãng hàng không Vietnam Airline, Vietjet Air, Jetstar Pacific và Bamboo đang khai thác đường bay khứ hồi từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đi Tuy Hòa với tần suất 8 lượt/chuyến/ngày. + Thông tin liên lạc: Ở địa phương hiện nay có khoảng 6 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động, tỉ lệ sử dụng đạt 50 máy/100 dân (2015); dịch vụ internet khá tốt, đường truyền tương đối ổn định + Điện: hệ thống lưới điện quốc gia ngày càng được mở rộng. Ngoài mạng lưới điện 110KV quốc gia, Phú Yên còn có nhà máy thủy điện Sông Hinh công suất 70MW đã hòa vào lưới điện quốc gia. Ngoài ra còn có các nhà máy thủy điện có quy mô tương đối nhỏ như: Sông Ba Hạ, Krông Năng; + Nước: Về nước sinh hoạt, hiện cả tỉnh có 6 nhà máy cung cấp nước phục vụ cho khu vực Tp. Tuy Hòa, các vùng lân cận và khu công nghiệp Hòa Hiệp. Đồng thời xây dựng mới một số nhà máy cấp nước cho các huyện, thị trấn. - CSVCKT du lịch: + Cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú: Không ngừng đầu tư cơ sở lưu trú DL, tỉnh hiện có trên 150 cơ sở lưu trú DL; có 2 khách sạn 5 sao, 2 khách sạn 4 sao, 3 khách sạn 3 sao, 5 khách sạn 2 sao, 50 khách sạn 1 sao, 1 biệt thự và 1 homestay đạt chuẩn, hơn 60 nhà nghỉ tiêu chuẩn;
- 9 + Cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống: Với 120 cơ sở ăn uống bên trong cơ sở lưu trú với 40.500 chỗ ngồi và 350 cơ sở ăn uống bên ngoài cơ sở lưu trú đáp ứng 20.000 chỗ ngồi; Tuy nhiên, số lượng các cơ sở ăn uống đạt chuẩn phục vụ du khách vẫn chưa nhiều so với tiềm năng ẩm thực phong phú của địa phương; + Cơ sở cung cấp dịch vụ tham quan, thể thao, vui chơi, giải trí: đã đi vào hoạt động như Sala, Rosa, ... nhưng khu vực bãi biển vẫn còn hoang sơ, chưa xứng với tiềm năng. + Cơ sở cung cấp dịch vụ vận chuyển: có trên 20 doanh nghiệp cung với số đầu xe không quá 20 đầu xe/doanh nghiệp. Và dịch vụ cho thuê các phương tiện vận chuyển khác như taxi, xe máy, ca nô, ... số lượng ít và chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách; + Cơ sở cung cấp dịch vụ hàng hóa: Phú Yên chưa phải là địa phương có khả năng đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách. Hiện nay toàn tỉnh chỉ có một vài cơ sở bán một số mặt hàng lưu niệm và đặc sản địa phương. 2.1.4. Công tác quy hoạch và phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên Tập trung nguồn lực vào việc phát triển DLBĐ để nhằm mang lại hiệu quả cao nhất xứng với tiềm năng hiện có của tỉnh như: tạo cơ chế thủ tục đặc thù đối với các nhà đầu tư; có chính sách hỗ trợ xây dựng các cơ sở trưng bày và bán sản phẩm lưu niệm, đặc sản, các phương tiện vận chuyển du khách, cầu tàu du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp DL đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; có chính sách bảo vệ môi trường tự nhiên, văn hóa... 2.1.5. Hệ thống dịch vụ du lịch phụ trợ du lịch biển - đảo - Hệ thống y tế: So với mặt bằng chung của cả nước, tỉnh có số lượng bệnh viện, phòng khám đa khoa, trạm y tế xã/phường, cơ sở y tế khác và tổng số giường bệnh thấp. Tại một số bãi biển có nhiều du khách chỉ bố trí lực lượng cứu hộ, chưa có đội ngũ sơ cấp cứu; các khu vực còn lại thì không được trang bị bảo hộ, khi sự cố xảy ra khó đảm bảo an toàn cho du khách. - Dịch vụ ngân hàng - bảo hiểm: các ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV.. ngày càng hoàn thiện; chi nhánh phân bố rộng khắp trong tỉnh; có 3 doanh nghiệp tham gia bảo hiểm du lịch là: Bảo Việt, Bảo Minh và PJICO. 2.1.6. Môi trường tự nhiên và sự đảm bảo về an ninh quốc phòng biển - đảo - Môi trường tự nhiên: Là nơi có nhiều bãi biển rất đẹp, còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm. Đây là điều kiện thuận lợi để Phú Yên phát triển các loại hình du lịch đặc thù. Tuy nhiên, thời gian qua với sự phát triển của ngành du lịch, môi trường tự nhiên của Phú Yên đã có phần thay đổi. Lượng rác thải, lượng nước thải từ hoạt động du lịch chỉ được xử lý thô sơ cho lắng đọng sau đó thải luôn ra môi trường biển tại các bãi tắm và khu DL ven biển: Long Thủy,Bãi Xép, Bãi Bàu, KDL Nhất Tự Sơn, ...
- 10 - An ninh trật tự và quốc phòng vùng biển - đảo: Phú Yên đã củng cố nền quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân, tạo môi trường lành mạnh cho du khách. 2.1.7. Tính thời vụ của du lịch biển - đảo Thời gian khai thác DL của tỉnh cơ bản chỉ tập trung cao điểm vào các tháng mùa hè, thu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm; các tháng còn lại hầu như DL tham quan biển - đảo không hoặc hoạt động không đáng kể. 2.1.8. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào cung ứng một số dịch vụ Hoạt động của cộng đồng địa phương tham gia cung ứng dịch vụ DL ảnh hưởng đến chất lượng phát triển DLBĐ. Để phát triển DLBĐ, Phú Yên cần định hướng, quan tâm, kiểm soát hơn nữa sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động như: cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ DL, dịch vụ nghỉ trọ, cơ sở ăn uống bình dân, … đồng thời khuyến khích đẩy mạnh phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống vùng biển đảo phục vụ nhu cầu khách DL. 2.1.9. Tác động của biến đổi khí hậu Hiện tượng mưa bão lũ, ngập úng kéo dài đã gây hư hại nhiều công trình dịch vụ DL, các di tích lịch sử văn hóa và tài nguyên tự nhiên. Nước biển dâng gây ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển; việc gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động vận tải hành khách. 2.1.10. Liên kết vùng Liên kết vùng trong phát triển DLBĐ cho phép các tỉnh có trong vùng khai thác những lợi thế tương đồng của nhau về tài nguyên DLBĐ, về hạ tầng, CSVCKT và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch, tiến tới xây dựng thương hiệu DL của toàn vùng với những sản phẩm du lịch biển - đảo đặc trưng riêng biệt, mở rộng các tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng, ... làm đa dạng hóa loại hình, phong phú chuyến đi cho khách DL, đem lại lợi ích cho các bên tham gia, từ đó có thể thu hút được các nhà đầu tư. 2.2. Đánh giá chung các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ Phú Yên - Thuận lợi: Vùng biển, đảo Phú Yên rất có lợi thế về vị trí địa lý; nguồn nước ngọt khá phong phú với các hệ thống sông lớn chảy qua địa bàn, hệ sinh thái ven bờ khá đặc trưng; tài nguyên sinh vật biển phong phú, với bờ biển dài 189km, từ Xuân Hải đến Vũng Rô có nhiều bãi tắm, xen kẽ nhiều đầm, vũng, vịnh đẹp nhiều di tích lịch sử, nhiều lễ hội văn hóa của dân cư vùng biển. Ngoài biển, có nhiều đảo.. là điều kiện thuận lợi phát triển DL sinh thái biển - đảo. CSHT tại các huyện, thị có tài nguyên DLBĐ đã được đầu tư nhiều hơn các khu vực khác của tỉnh tạo tiền đề để phát triển nhanh ngành DLBĐ. - Khó khăn: CSHT tuy đã được đầu tư nhiều song so với yêu cầu phát triển vẫn còn thiếu nên chưa phát huy lợi thế vốn có về mặt địa lý: Hệ thống giao thông chưa đồng bộ; khả năng cạnh tranh còn thấp, nhất là trong lĩnh vực DL. Sự liên kết khai thác tour DLBĐ với các loại hình DL khác chưa được thực hiện tốt; công tác quy hoạch và phát triển DL chưa được chú trọng; sự tham gia của
- 11 cộng đồng địa phương còn mang tính tự phát; các yếu tố an ninh - quốc phòng và tác động của biến đổi khí hậu có những ảnh hưởng khó lường tới phát triển DLBĐ; nguồn lợi sinh vật biển, đảo cũng đang dần cạn kiệt do các hoạt động đánh bắt ồ ạt, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái vùng biển - đảo của tỉnh trong hiện tại và tương lai. 2.3. Thực trạng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên giai đoạn 2009 - 2019 2.3.1. Thực trạng phát triển DLBĐ theo ngành 2.3.1.1. Thị trường khách du lịch Cả giai đoạn 2009 - 2019 lượng khách DL đến Phú Yên có nhịp tăng trưởng tương đối bền vững và tăng lên đáng kể, nhất là du khách nội địa. Khách đến với mục đích nghỉ dưỡng - tắm biển, tham dự lễ hội là lớn nhất. Tuy nhiên lượng khách này vẫn còn thấp so với các chỉ tiêu dự báo đã đề ra. Nguyên nhân cơ bản là một số dự án chậm đưa vào hoạt động, bên cạnh đó là việc xác định chưa chính xác luồng khách và các thị trường gửi khách DL đến với Phú Yên. Lượt khách quốc tế và nội địa đến Phú Yên giai đoạn 2009 - 2019 Giai đoạn từ năm 2011 cho đến nay, du khách đến Phú Yên có nhiều thay đổi khởi sắc. Năm 2011, khách DL đến Phú Yên là 530.000 lượt, tăng 47% so với năm 2010, trong đó khách quốc tế đạt 30.900 lượt, tăng 50,7 % so với năm 2010. Năm 2013, lượng khách đến Phú Yên là 600.000 lượt trong đó du khách quốc tế là 60.000 lượt. Năm 2015, tổng lượt du khách tăng vượt trội nhờ thành công của bộ phim “Hoa vàng cỏ xanh” năm 2015, từ hơn 750.000 lượt (2014) lên 900.000 lượt (2015), tăng gần 20% so với cùng kỳ và đa số là du khách nội địa tăng nhanh chóng trong khi du khách quốc tế tiếp tục giảm mạnh (chủ yếu là khách Nga). a. Khách nội địa: So với các tỉnh khác trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ như: Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, ... lượng du khách đến Phú Yên còn rất khiêm tốn. Từ số liệu điều tra cho thấy, mục đích chuyến đi của khách chủ yếu
- 12 và nhiều nhất là đi DL nghỉ dưỡng, tắm biển chiếm tới 56,2%; mục đích tham quan, khám phá tự nhiên chiếm 23,5%; tìm hiểu văn hóa, lịch sử chiếm 12,8%; tỷ lệ khách đi vì mục đích công việc và mục đích khác chiếm tỷ lệ chỉ 7,5%. Do vậy, để PTDL Phú Yên trong thời gian tới cần chú trọng phát triển các loại hình DL giải trí nghỉ dưỡng, tắm biển và tham quan, khám phá tự nhiên. b. Khách quốc tế: Thị trường khách du lịch quốc tế của Phú Yên trong những năm gần đây có phát triển, tuy nhiên vẫn chiếm thị phần rất nhỏ. Mục đích của khách quốc tế đến Phú Yên chủ yếu là thưởng ngoạn, nghỉ dưỡng tắm biển và tham quan khám phá tự nhiên, hai mục đích này chiếm tỷ lệ trên 76,5%, khám phá văn hóa bản địa, ẩm thực, thăm thân (23,5%). Cơ cấu khách quốc tế: chiếm phần lớn là thị trường khách đến từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (29,4%); tiếp theo đó là khách đến từ Nga (19,6%); các nước Đông Nam Á (17,6%) Úc (11,8%) các nước Châu Âu (13,7%); các nước khác chiếm (7,9%). 2.3.1.2. Doanh thu du lịch Bảng Doanh thu du lịch giai đoạn 2009 - 2019 Năm Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ lệ tăng (%) 2009 253.800 2010 249.500 -1,7 2011 450.000 80,4 2012 500.000 11,1 2013 540.000 8 2014 675.060 25 2015 850.000 25,9 2016 997.500 17,4 2017 1.245.000 24,8 2018 1.556.000 25 2019 1.940.000 25 Doanh thu du lịch có thời kỳ tăng trưởng nhanh nhưng cũng có thời kỳ tăng trưởng chậm.Từ năm 2009 trở đi, Phú Yên đăng cai tổ chức nhiều chương trình văn hóa - văn nghệ quốc gia đặc sắc như: Sao mai điểm hẹn, Duyên dáng Việt Nam... bắt đầu thu hút sự quan tâm của du khách.. Năm 2011 là năm thành công rực rỡ của ngành du lịch tỉnh Phú Yên với doanh thu du lịch vượt trội nhờ hoạt động quảng bá và thu hút du khách tham gia năm du lịch quốc gia Phú Yên - Nam Trung Bộ “Thiên đường du lịch biển - đảo” Từ năm 2014 cho đến nay, doanh thu du lịch tương đối ổn định và duy trì mức tăng bình quân 25%/năm. Đến năm 2019 đã đạt mức trên 1,9 tỷ đồng. Doanh thu du lịch của tỉnh Phú Yên có sự chuyển biến tích cực qua từng giai đoạn. Điều này liên quan trực tiếp đến số lượt du khách, thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách tại điểm đến.
- 12
- 13 Nhìn chung qua các năm thì doanh thu từ du lịch của Phú Yên khá khiêm tốn so với các tỉnh khác trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nhưng cũng đã đánh dấu một chặng đường phát triển du lịch Phú Yên trong đó có sự đóng góp doanh thu tại điểm các điểm du lịch biển - đảo. Mặc dù doanh thu từ hoạt động DLBĐ chưa cao do giá vé tham quan rẻ nhưng qua đây cho thấy Phú Yên đã thực sự có sự quan tâm đầu tư vào các điểm DLBĐ thể hiện vai trò quan trọng của du lịch biển - đảo trong tổng thể ngành du lịch tỉnh. Vì thế, trong phát triển ngành du lịch Phú Yên, du lịch biển - đảo cần được quan tâm chú trọng phát triển hơn nhằm tạo ra doanh thu cao, đóng góp vào tổng doanh thu du lịch và tổng thu nhập kinh tế của Phú Yên. 2.3.1.3. Lao động trong ngành du lịch Hiện nay, lực lượng lao động toàn tỉnh là: 554.138 người, chiếm 63,5% so tổng dân số; Lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ sơ cấp nghề trở lên khoảng 19% trong tổng số người có việc làm. Lao động đang làm việc trong ngành dịch vụ là 192.438 người, trình độ đại học, cao đẳng chiếm 9,47 %, trung cấp chuyên nghiệp chiếm 17,1%, sơ cấp chiếm 25,94% và số lao động được đào tạo tại chỗ và học các lớp nghiệp vụ ngắn hạn chiếm 47,49%. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch địa phương được chú trọng. Đây được xem là nhân tố quan trọng, quyết định cho định hướng phát triển du lịch bền vững. Không ngoài tình trạng chung về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh, nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển - đảo cũng còn thiếu và yếu, thiếu hẳn đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên được đào tạo bài bản, am hiểu về biển - đảo tỉnh nhà. Bên cạnh đó, lực lượng phục vụ chuyên cho các loại hình du lịch biển - đảo đặc thù như lặn ngắm san hô, thể thao biển - đảo hầu như là chưa có (chủ yếu là ngư dân địa phương tham gia và hướng dẫn viên hỗ trợ), chưa có các chuyên viên giỏi trong nghiệp vụ marketing và xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp, phát triển sản phẩm du lịch, nghiệp vụ vui chơi, giải trí,… 2.3.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch Cơ sở lưu trú: Giai đoạn 2009 - 2019, hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ khách DL nói chung và du lịch biển - đảo nói riêng đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Có 161 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, tổng số buồng lưu trú dự kiến 3.410 buồng, trong đó có trên 700 buồng đạt tiêu chuẩn 3-5 sao. Cơ sở ăn uống, nhà hàng: Có hơn 55 phòng ăn ở các cơ sở lưu trú với khoảng 24.500 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách khi tham gia DL tại Phú Yên. Cơ sở vui chơi giải trí và thể thao: Hiện đang còn thiếu hụt rất nhiều về cơ sở, dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao dành cho khách du lịch. Không chỉ thiếu hụt về số lượng, các cơ sở vui chơi giải trí mà còn rất nghèo nàn, đơn điệu chưa có sự đầu thích đáng.
- 14 Phương tiện vận chuyển khách: Có trên 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê xe du lịch. Tuy nhiên đa phần các doanh nghiệp cho thuê xe có quy mô vừa và nhỏ. Bảng Kết quả đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch (%) Diễn giải Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Dịch vụ vận chuyển 18,3 31,6 40,2 9,9 Dịch vụ tham quan 7,6 33,3 46,7 12,4 Dịch vụ lưu trú 15,3 22,2 50,7 11,8 Dịch vụ ăn uống 19,3 31,1 38,3 11,3 Dịch vụ giải trí 9,9 20,8 51,3 18,0 Dịch vụ khác 14,5 43,8 33,2 8,5 Hiện tại chất lượng chỉ ở mức rất bình thường và còn nhiều hạn chế. Các dịch vụ nghèo nàn, đặc biệt là dịch vụ vui chơi giải trí và dịch vụ tham quan, tiếp theo là dịch vụ lưu trú và ăn uống. Do vậy, để DL Phú Yên tồn tại và phát triển được trong xu thế hội nhập, cạnh tranh hiện nay, vấn đề đặt ra trước mắt là cần quan tâm đầu tư phát triển các dịch vụ về cơ sở vật chất kỹ thuật DLBĐ đồng bộ, tương xứng với tài nguyên, đáp ứng nhu cầu của du khách về DLBĐ. 2.3.1.5. Đầu tư và liên kết phát triển DLBĐ a. Đầu tư phát triển DLBĐ: Về đầu tư xây dựng các điểm vui chơi du lịch: Phú Yên đã quy hoạch chi tiết 3 cụm du lịch. Về thu hút các dự án đầu tư du lịch biển - đảo: đến nay, Phú Yên đã có một số dự án lớn như: KDL sinh thái Hòn Ngọc Bãi Tràm (60 triệu USD), đã đưa vào hoạt động giai đoạn I với 7 biệt thự, khách sạn, nhà hàng; Khu DL sinh thái Sao Việt (30 triệu USD), đã hoàn tất và đang đầu tư mở rộng. Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư vào phát triển du lịch biển - đảo trong thời gian qua còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu và tiềm năng phát triển du lịch biển - đảo của tỉnh. Vì vậy cần có những biện pháp mạnh mẽ để thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển du lịch biển - đảo nói riêng và DL tỉnh Phú Yên nói chung. b. Liên kết phát triển du lịch biển - đảo: Việc liên kết trong phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên còn nhiều hạn chế, chưa được chú trọng. Việc xây dựng, phát triển các sản phẩm và tổ chức không gian du lịch còn mang tính tự phát, độc lập chưa có khả năng liên kết với các tỉnh lân cận như: Khánh Hòa, Bình Định, ... 2.3.1.6. Công tác xúc tiến quảng bá và xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch Công tác giới thiệu, xúc tiến quảng bá DLBĐ đã được quan tâm và tích cực thực hiện, có sự vào cuộc từ cơ quan quản lý Nhà nước đến các đơn vị kinh doanh DL bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: xây dựng các ấn phẩm quảng bá DL biển, đảo nhằm giới thiệu cho du khách trong nước và ngoài nước về hình ảnh thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, vẻ đẹp biển - đảo, những tour, tuyến DL, những vẻ đẹp truyền thống của con người Phú Yên đến với du khách.
- 15 Chủ động đăng cai tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật có quy mô lớn cấp quốc gia và quốc tế. Với các hoạt động trên, qua khảo sát cho thấy công tác xúc tiến DLBĐ Phú Yên bước đầu đã đạt được một số kết quả: thông tin du khách biết từ tổng hợp nhiều chiều chiếm cao nhất (34,5%), các thông tin bạn bè người thân (21,3%), truyền hình, Internet gần như nhau 18-19%. Riêng thông tin quảng bá từ các công ty du lịch chiếm tỷ lệ không đáng kể (6,4%). 2.3.2. Thực trạng phát triển DLBĐ theo lãnh thổ 2.3.2.1. Thực trạng khai thác các điểm, tuyến du lịch biển - đảo a. Các điểm du lịch biển - đảo đang được khai thác: Tác giả lựa chọn 16 điểm DLBĐ biểu đang được khai thác trải dài theo 4 không gian du lịch biển - đảo của Tỉnh để làm khảo sát đánh giá dựa trên các tiêu chí đánh giá điểm du lịch theo phương pháp đã xây dựng. Các tiêu chí thống nhất như sau: Tiêu chí 1: Độ hấp dẫn của điểm DL (hệ số 3); Tiêu chí 2: CSVCKT& CSHT (hệ số 3); Tiêu chí 3: Vị trí và khả năng tiếp cận (hệ số 2); Tiêu chí 4: Sức chứa khách DL (hệ số 1); Tiêu chí 5: Môi trường tự nhiên và Văn hóa (hệ số 2); Tiêu chí 6: Tính thời vụ (hệ số 3); Tiêu chí 7: Khả năng liên kết (hệ số 2); Tiêu chí 8: Tổ chức quản lý (hệ số 2). Khu vực Tx. Đông Hòa: Là cầu nối với trung tâm du lịch Khánh Hòa ở phía Nam kết nối, giao thương với khách du lịch từ phía Nam đến Phú Yên và tới các cụm du lịch khác trong không gian du lịch của Tỉnh. Kết quả đánh giá các điểm du lịch biển - đảo Tx. Đông Hòa T Điểm Tiêu chí T du lịch (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Tổng 1 Bãi Môn 15 3 6 5 10 12 8 6 65 2 Vũng Rô 15 3 6 5 8 12 8 6 63 3 Bãi Gốc 15 3 6 5 10 12 8 6 65 4 Hải Đăng Mũi Điện 15 3 6 4 10 12 8 6 64 Điểm số của các điểm DLBĐ ở khu vực Tx. Đông Hòa đều được đánh giá mức: 63- 65 điểm, thuận lợi cho việc định hướng khai thác xây dựng các tuyến DLBĐ kết hợp với việc tham quan ngắm cảnh nghỉ dưỡng trong thời gian tới. Khu vực Thành Phố Tuy Hòa: Nằm ở vị trí trung tâm hành chính - trung tâm DL của tỉnh Phú Yên. Đây là không gian động lực cho du lịch tỉnh Phú Yên hiện nay. Kết quả đánh giá các điểm du lịch biển - đảo Tp. Tuy Hòa T Điểm Tiêu chí T du lịch (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Tổng 1 Biển Long Thủy 12 9 10 5 8 12 6 6 68 2 Đảo Hòn Chùa 12 3 8 5 10 12 6 4 60 3 Lễ hội cầu Ngư 9 6 6 3 8 3 6 4 45 4 Biển Tuy Hòa 12 12 10 5 8 12 8 6 73
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 96 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn