Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lý học cho sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn
lượt xem 7
download
Đề tài "Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lý học cho sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn" nhằm mục tiêu xác lập cơ sở địa lí dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá CQ cho định hướng không gian SDHL TNTN và BVMT trong phát triển NLN tỉnh Bắc Kạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lý học cho sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHẠM HƯƠNG GIANG NGHIÊN CỨU XÁC LẬP CƠ SỞ ĐỊA LÍ HỌC CHO SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Địa lý Tự nhiên Mã số : 62 44 02 17 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Hà Nội – 2015
- Luận án được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Cao Huần 2. PGS.TS. Nguyễn Cẩm Vân Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện, họp tại Viện Địa lý, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội vào hồi........giờ........ngày........tháng.........năm 20....... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Hà Nội - Thư viện Viện Địa lý, Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc song có một vị trí quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng. Quốc lộ 3 chạy dọc theo chiều dài lãnh thổ của tỉnh giúp Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lưu với các tỉnh trong và ngoài vùng (gồm Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, xa hơn là Hà Nội và Vân Nam của Trung Quốc). Không chỉ có vị trí địa lý và địa chính trị quan trọng, Bắc Kạn còn là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên (ĐKTN) và TNTN thuận lợi để phát triển một nền kinh tế toàn diện như là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên nước và tài nguyên rừng. Tuy nhiên, cho đến nay Bắc Kạn vẫn là một tỉnh nghèo của cả nước thể hiện ở tổng GDP thấp (6.881 tỉ đồng), tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm (5 - 6%), cơ cấu ngành kinh tế nặng về nông lâm nghiệp (NLN) (35,6% GDP) song giá trị sản xuất thấp; đời sống nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số nghèo nàn và lạc hậu (có 14,2% hộ nghèo, thu nhập GDP/người ở nông thôn 14,4 triệu đồng/năm, thấp hơn mức bình quân của cả nước). Bên cạnh đó, trước những sức ép của sự gia tăng dân số và quá trình khai thác TNTN cho mục tiêu phát triển KT - XH theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh đang làm cho các loại tài nguyên bị suy kiệt (tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng), môi trường bị ô nhiễm (ô nhiễm đất, nước và không khí), tai biến thiên nhiên (TBTN) xuất hiện nhiều hơn và gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn (xói mòn, trượt lở đất đá, lũ ống - lũ quét). Đứng trước thực trạng không tốt đó, Bắc Kạn cần phải có những định hướng và giải pháp tổ chức không gian lãnh thổ thực sự phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của tỉnh, nhằm thúc đẩy nền KT - XH phát triển tương xứng với tiềm năng, đồng thời sử dụng hợp lí các nguồn TNTN, BVMT và hướng tới sự PTBV. Trong những năm gần đây, mặc dù tỉnh Bắc Kạn đã thu hút được khá nhiều các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, góp phần quan trọng cho việc định hướng phát triển KT - XH và BVMT cho tỉnh. Tuy nhiên trên thực tế các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một số huyện thị hoặc chỉ phục vụ cho các mục tiêu, yêu cầu phát triển của từng ngành, từng địa phương nên thiếu tính đồng bộ và thống nhất. Muốn có một căn cứ khoa học vững chắc cho việc bố trí hiệu quả các không gian phát triển kinh tế gắn liền với việc sử dụng hợp lí TNTN và BVMT cho toàn tỉnh, không có cách giải quyết nào tốt hơn việc nghiên cứu đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lí (bao gồm tự nhiên, KT - XH và môi trường), trong đó lấy CQ là đối tượng nghiên cứu chính, làm cơ sở bố trí hợp lí không gian các ngành sản xuất, nhất là nông lâm nghiệp - ngành kinh tế chủ đạo hiện nay của tỉnh Bắc Kạn, có mối quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với điều kiện sinh thái của CQ. Xuất phát từ những lí do nêu trên, cùng với mong muốn được góp phần xây dựng địa phương PTBV, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lý học cho sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn” để thực hiện. 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài * Mục tiêu: Xác lập cơ sở địa lí dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá CQ cho định hướng không gian SDHL TNTN và BVMT trong phát triển NLN tỉnh Bắc Kạn. * Nội dung: Để đạt được mục tiêu, luận án thực hiện các nội dung chính sau: 1
- (i) Xác lập cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá CQ cho định hướng không gian SDHL TNTN và BVMT trong phát triển NLN miền núi tỉnh Bắc Kạn; (ii) Phân tích đặc điểm cấu trúc không gian và động lực mùa và chức năng của CQ tỉnh Bắc Kạn; (iii) Đánh giá CQ cho phát triển NLN và giảm thiểu nguy cơ xói mòn (XM) đất tỉnh Bắc Kạn; (iv) Đề xuất định hướng không gian phát triển NLN và BVMT tỉnh Bắc Kạn; (v) Đề xuất một số mô hình hệ kinh tế sinh thái (KTST) cho các TVCQ núi thấp và đồi cao trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá CQ. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài * Phạm vi không gian: Được giới hạn trong lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn, gồm thị xã Bắc Kạn và 7 huyện trực thuộc. * Phạm vi khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá CQ (đánh giá thích nghi sinh thái, đánh giá mức độ bền vững chống XM) và đề xuất các không gian phát triển NLN trên địa bàn tỉnh, đề xuất một số mô hình hệ KTST bền vững. 4. Những điểm mới của đề tài (i) Đã làm rõ được đặc điểm và tính đặc thù trong cấu trúc và sự phân hóa CQ miền núi tỉnh Bắc Kạn ở tỉ lệ 1/100.000 thông qua hệ thống phân loại và phân vùng CQ của lãnh thổ; (ii) Đã hoạch định các không gian SDHL TNTN và BVMT trong lĩnh vực NLN tỉnh Bắc Kạn. Đồng thời đề xuất được một số mô hình hệ KTST bền vững cho các TVCQ núi thấp và đồi cao. 5. Các luận điểm bảo vệ * Luận điểm 1: CQ tỉnh Bắc Kạn đa dạng, phức tạp với tính đặc thù trong cấu trúc và sự phân hóa CQ theo hướng vòng cung của yếu tố kiến tạo - địa mạo và quy luật đai cao với dấu ấn sâu sắc của tác động nhân sinh. Loại và vùng CQ là những đơn vị cơ sở đảm bảo tính khoa học cho đánh giá và định hướng không gian sử dụng trong phát triển NLN của tỉnh ở tỉ lệ 1/100.000. * Luận điểm 2: Tích hợp các kết quả nghiên cứu đặc điểm, đánh giá CQ, cùng với phân tích hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất và kinh nghiệm canh tác đất dốc của các dân tộc trong tỉnh tạo nên căn cứ khoa học đáng tin cậy cho việc đề xuất không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong phát triển NLN của tỉnh Bắc Kạn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm sáng tỏ tính đặc thù và sự phân hoá CQ lãnh thổ Bắc Kạn; góp phần hoàn thiện hơn về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu CQ miền núi cho sử dụng hợp lý TNTN và BVMT theo hướng tiếp cận địa lí tự nhiên tổng hợp. Ý nghĩa thực tiễn: những kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị khoa học giúp các nhà quản lí và quy hoạch địa phương trong hoạch định không gian phát triển sản xuất NLN cho phù hợp, nâng cao hiệu quả kinh tế, sử dụng hợp lí (SDHL) các nguồn TNTN và BVMT. 7. Cơ sở tài liệu của đề tài (i) Tài liệu bản đồ: Bản đồ địa hình tỉnh Bắc Kạn tỉ lệ 1/100.000, các bản đồ hợp phần tự nhiên gồm: địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng, sinh khí hậu, thảm thực vật, bản đồ hiện trạng và quy hoạch rừng đất, bản đồ TBTN ở cùng tỉ lệ. (ii) Tài liệu lưu trữ: các báo cáo về hiện trạng và quy hoạch các ngành sản xuất, tổng thể phát triển KT - XH, Niên giám thống kê của tỉnh, kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án có liên quan trực tiếp đến tỉnh từ khi tách tỉnh đến nay; (iii) Tài liệu từ kết quả khảo sát, điều tra thực địa: thu thập các số liệu về ĐKTN, KT - XH của địa phương giai đoạn 2
- 2000 - 2014, làm cơ sở phân tích, đánh giá CQ, thành lập lát cắt CQ, định hướng sử dụng lãnh thổ và xây dựng mô hình hệ KTST bền vững. 8. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Đặc điểm CQ tỉnh Bắc Kạn. Chương 3: Đánh giá CQ cho SDHL tài nguyên và BVMT trong phát triển NLN tỉnh Bắc Kạn. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Với mục đích xác định cơ sở lí luận, nội dung phương pháp nghiên cứu của luận án cho lãnh thổ miền núi, các công trình đã công bố được phân tích theo các nhóm vấn đề chính: 1.1.1. Các công trình khoa học về cơ sở địa lí theo tiếp cận CQ a) Nhận thức về cơ sở địa lí theo tiếp cận CQ: Khoa học địa lí theo truyền thống bao gồm 3 nhóm ngành chính: Địa lí tự nhiên, Địa lí KT - XH và Bản đồ học. Cảnh quan học (CQH) là một lĩnh vực khoa học mang tính tổng hợp cao nhất trong nhóm khoa học Địa lí tự nhiên. Cơ sở địa lý học có nội hàm rất rộng, được hiểu là những kết quả nghiên cứu về địa lí tự nhiên, KT - XH, chính trị và nhân văn làm căn cứ khoa học cho việc giải quyết các mục tiêu đã hoạch định. Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu của chuyên ngành địa lý nào đó, có thể cụ thể hóa nội hàm của “cơ sở địa lý học”. Đối với mục tiêu và nội dung của luận án này, chỉ dừng lại ở nghiên cứu cơ sở địa lí học theo tiếp cận CQ - một nội dung nghiên cứu hẹp của cơ sở địa lí học. Đối tượng nghiên cứu CQH là các tổng hợp thể địa lí hay đúng hơn là các địa hệ, với phân vùng địa lí tự nhiên tổng hợp có vai trò quan trọng trong định hướng không gian sử dụng tài nguyên, cải tạo thiên nhiên, BVMT, phục vụ phát triển kinh tế của lãnh thổ (Ixatsenko, 1991). b) Các công trình khoa học về quan niệm CQ: Hiện tại trên thế giới có 2 nhóm các nhà khoa học xem xét CQ theo hai cách nhìn dưới góc độ chuyên môn của mình: (i) Quan niệm CQ như “phong cảnh”: CQ là phần không gian xung quanh có thể quan sát và cảm nhận được, vì đó là sự kết hợp giữa đường nét sơn văn của địa hình và lớp phủ trên đó, có Grano (1928), Bertrand (1968), Hàn Tất Ngạn (2012). (ii) Quan niệm CQ như một địa hệ thống (Ixatsenko A. G., 1991) hay tổng hợp thể - holistic unit (Marc Antrop, 1981). CQ được xem xét như là khái niệm chung, vừa là đơn vị kiểu loại, vừa là đơn vị cá thể. Bất kì đơn vị CQ nào cũng bao gồm 2 bộ phận: bộ phận nhìn thấy và cảm nhận được (đơn vị nhìn thấy - visual unit) và bộ phận không nhìn thấy gọi là đơn vị tư duy (mental unit hay landscape of mind). c) Các công trình khoa học về động lực mùa và chức năng CQ: (i) Động lực mùa CQ được gọi là cấu trúc thời gian của CQ (Kalexnik, 1959), để chỉ sự biến đổi trạng thái của CQ theo thời gian trong năm mà không liên quan đến sự biến đổi về cấu trúc không gian của nó (Kalexnik, Perelman, Ixatsenko,...). (ii) Chức năng CQ là “khả năng của các quá trình vật chất và năng lượng trong tự nhiên cùng các thành phần của chúng có thể cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của con người”. Chức năng CQ được chia làm 2 nhóm là chức năng tự nhiên và chức năng KT - XH (De Groot (1992), Bastian và Roder (2002),...). 3
- d) Các công trình khoa học về CQ như một dạng tài nguyên không gian, là đối tượng lao động: (i) CQ là dạng tài nguyên không gian xuất phát từ việc coi CQ là một địa hệ thống, chiếm lĩnh một không gian xác định với đặc trưng về các ĐKTN, TNTN và hoạt động của con người (Phạm Quang Anh, Đào Đình Bắc, Lê Đức An,...). (ii) CQ là đối tượng lao động của xã hội loài người, chịu sự tác động của con người nên CQ bị biến đổi một phần hay hoàn toàn, tạo nên các CQ nhân sinh (Nguyễn Cao Huần, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Đăng Hội,...). e) Các công trình khoa học về tiếp cận khoa học trong nghiên cứu bản chất của CQ bao gồm: (i) Nghiên cứu di chuyển vật chất theo trọng lực, theo con đường di chuyển hóa học của các nguyên tố trong CQ tiếp cận địa hóa (Perelman, 1974). (ii) Nghiên cứu về trao đổi nền nhiệt ẩm trong CQ tiếp cận địa vật lí (Armand, 1983; Phạm Quang Anh, 1985). (iii) Tiếp cận sinh thái thông qua nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố sinh thái trong CQ, quan trọng nhất là mối quan hệ giữa quần xã sinh vật với môi trường (Mikhailov, Trupakin, Luxenko, Carl Troll, Phạm Quang Anh, Phạm Hoàng Hải,...). (iv) Tiếp cận nhân sinh được thể hiện rõ trong các công trình nghiên cứu về CQ nhân sinh, biến đổi CQ và hệ số biến đổi nhân sinh của các vùng, tiểu vùng CQ (Minkov, Ixatsenko, Shishenko, Nguyễn Cao Huần, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Đăng Hội). f) Các công trình khoa học về phân loại và phân vùng CQ: (i) Hệ thống phân vị phân loại CQ: Có nhiều hệ thống phân loại CQ, với số lượng và thứ tự các cấp phân vị khác nhau. Ở nước ngoài: Ixatsenko (1961, 1991), Nicolaev (1973), Bastian Olaf (2000),... Ở Việt Nam: Vũ Tự Lập (1976), Phạm Hoàng Hải (1997), Nguyễn Cao Huần (1992), Nguyễn Ngọc Khánh (1996),... Hiện tại có những mâu thuẫn về thứ bậc các cấp phân vị chưa được giải quyết, tiêu biểu là giữa cấp lớp và cấp kiểu CQ. (ii) Hệ thống phân vị phân vùng CQ: Ở Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ: phân vùng CQ được chia làm 3 nhóm chính: Nhóm thứ nhất lại loại bỏ hoàn toàn quy luật địa đới và chỉ coi nhân tố phi địa đới (địa chất - địa mạo) mới là nhân tố chủ đạo phân hoá các địa tổng thể (Xontsev, 1960; Rikhter, 1964;...); Nhóm thứ hai coi nhân tố địa đới và phi địa đới có giá trị ngang nhau trong sự hình thành hệ thống phân vị phân vùng (Minkov, 1959; Grigoriev, 1961; Mikhailov, 1962,...); Nhóm thứ ba cho rằng không có sự phụ thuộc trực tiếp giữa hai nhân tố địa đới và phi địa đới, nên phải tách yếu tố địa đới và phi địa đới thành hai dãy độc lập (Ixatsenko, 1965; Prokaev, 1967;...). Ở Việt Nam: có hệ thống phân vùng của UB KH&KT Nhà nước (1970); Vũ Tự Lập (1978), Phạm Hoàng Hải (1992),... g) Các công trình khoa học về đánh giá CQ cho các mục đích thực tiễn: Trên thế giới, các nguyên tắc, phương pháp và quy trình đánh giá tổng hợp thể tự nhiên cho các mục đích thực tiễn được trình bày một cách khá đầy đủ và logic trong công trình của L. I. Mukhina (1973), Kunhixki (1973), Appleton (1975). Cách thức và kỹ thuật đánh giá cũng được nghiên cứu bởi các tác giả như Alfred Mashall (1968), Hudson (1984), FAO (1983), Dillon (1984), David Rositer, 2000;... Ở Việt Nam, các phương pháp đánh giá CQ cũng được nghiên cứu bởi các tác giả Nguyễn Cao Huần (2005), Phạm Hoàng Hải (2010), PP phân tích nhân tố của Đặng Mai (1991), Nguyễn Thơ Các (1999), Nguyễn Viết Thịnh (2002),... 4
- 1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về SDHL tài nguyên và BVMT dựa trên tiếp cận CQ a) Các công trình về định hướng không gian phát triển sản xuất gắn với SDHL tài nguyên và BVMT: Trên thế giới: Hàng loạt các công trình nghiên cứu CQ ứng dụng được thực hiện nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu phát triển sản xuất, quy hoạch tổ chức lãnh thổ kinh tế và BVMT. Tiêu biểu là các công trình của Geraximov, Marinhic, Bastian Olaf, Bertrand, Brown W.P,... Ở Việt Nam: hướng nghiên cứu CQ ứng dụng đã được quan tâm nhiều trong những năm gần đây để phục vụ cho các mục đích thực tiễn của các vùng lãnh thổ. Hướng ứng dụng được chú ý nghiên cứu nhiều hơn ở nước ta hiện nay là nghiên cứu CQ cho phát triển các ngành kinh tế (NLN và du lịch), SDHL TNTN và BVMT (Phạm Quang Anh, Nguyễn Cao Huần, Phạm Hoàng Hải, Trương Quang Hải,...) b) Các công trình nghiên cứu về mô hình hệ KTST: Trên thế giới: Nghiên cứu về mô hình hệ KTST chủ yếu là các nước châu Á, nơi vẫn còn nhiều quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp. Tiêu biểu có Trung Quốc, Inđônêxia và Philippin. Các mô hình hệ KTST được nghiên cứu nhiều ở các nước này tập trung vào các mô hình NLKH trên đất dốc. Ở Việt Nam: nghiên cứu mô hình hệ KTST được triển khai rộng rãi từ những năm 80 của thế kỉ trước. Các vùng sinh thái đất dốc, ngập nước và bị hủy hoại trong chiến tranh là địa bàn nghiên cứu chính của các công trình về mô hình hệ KTST, với các tác giả tiêu biểu như Phạm Quang Anh (1983), Trương Quang Hải và Đặng Trung Thuận (1999), Nguyễn Văn Trương (2006), Hà Văn Hành (2009),... 1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến Bắc Kạn Nghiên cứu CQ tỉnh Bắc Kạn cho đến hiện nay hầu như chưa có công trình nào đề cập trực tiếp. Các công trình mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các hợp phần địa lí riêng lẻ hoặc nghiên cứu tổng hợp một cách chung chung ở các cấp lãnh thổ lớn như cấp vùng hoặc liên tỉnh phục vụ cho các mục đích KT - XH cụ thể (như khai thác khoáng sản, phát triển du lịch, bảo tồn ĐDSH,...) ở các địa phương trong tỉnh như: nghiên cứu đồng cỏ chăn nuôi ở Ngân Sơn của Phạm Quang Anh (1968), nghiên cứu tài nguyên đất, rừng và bảo vệ ĐDSH các cụm xã thuộc VQG Ba Bể của Trương Quang Hải (2003). Ngoài ra, tỉnh còn có một số công trình nghiên cứu về SDHL TNTN và BVMT, phòng chống TBTN do các Viện nghiên cứu, trường Đại học và nhà khoa học thực hiện như: xây dựng cơ sở dữ liệu địa lí để quản lí tốt đất đai và môi trường theo Đề án EU, ERBTS 3*CT.94-0310 của Viện Địa lý (2000), ứng dụng GIS và viễn thám để nghiên cứu, quản lí tai biến trượt lở và lũ quyét của Nguyễn Ngọc Thạch (2012),... 1.2. Một số vấn đề lí luận nghiên cứu CQ miền núi 1.2.1. Bản chất của cơ sở địa lí học theo tiếp cận CQ Cảnh quan (CQ) là một địa hệ, bao gồm bộ phận nhìn thấy và cảm nhận được (gọi là đơn vị hiển hiện - visual) và bộ phận không nhìn thấy (gọi là đơn vị “tư duy” - mental unit hay landscape of mind). Bản chất của cơ sở địa lí theo tiếp cận CQ cho mục đích SDHL tài nguyên và BVMT là nghiên cứu các điều kiện địa lí (địa lí tự nhiên, địa lí KT - XH, địa lí môi trường), trong đó lấy các đơn vị CQ là đối tượng nghiên cứu chính và kết quả nghiên cứu chúng chính là cơ sở khoa học để giải quyết các mục đích cụ thể. 1.2.2. Cảnh quan miền núi và một số vấn đề ứng dụng có liên quan 12 5
- Một số nét đặc thù của CQ miền núi: CQ miền núi có một số nét đặc thù chính sau: (i) Sự phân hóa CQ miền núi hết sức đa dạng, phức tạp và có tính đặc thù riêng, do chịu sự chi phối của các quy luật phân hóa theo đai cao và theo các đặc điểm kiến tạo - địa mạo; (ii) Ở miền núi, sản xuất nông - lâm nghiệp là 2 ngành kinh tế chủ đạo trong cơ cấu kinh tế, điều này xuất phát từ những đặc trưng cơ bản về ĐKTN, TNTN của miền núi; (iii) CQ miền núi là nơi thường xuyên xảy ra các TBTN như XM đất, trượt lở đất, lũ ống - lũ quyét. Vì vậy trong tổ chức không gian SDHL TNTN và BVMT miền núi luôn phải có diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn để điều tiết dòng chảy và giảm bớt các tác hại của TBTN; (iv) Miền núi là địa bàn cư trú chủ yếu của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Tính đa dạng trong văn hóa và tập quán canh tác của các dân tộc có ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề SDHL TNTN và BVMT các tỉnh miền núi. Cảnh quan với vấn đề SDHL tài nguyên và BVMT trong phát triển NLN miền núi: (i) Mối quan hệ giữa CQ với sản xuất NLN và SDHL TNTN, BVMT miền núi: Sản xuất NLN có mối quan hệ mật thiết với các ĐKTN, TNTN và tổng thể của chúng chính là các đơn vị CQ để tạo ra sản phẩm thiết yếu phục vụ con người. Sự tổng hợp các ĐKTN của các đơn vị CQ chính là quỹ sinh thái để phát triển NLN. Tùy thuộc vào việc sử dụng CQ trong NLN mà dẫn đến môi trường có thể được cải thiện hoặc bị xấu đi trong điều kiện miền núi. (ii) Nghiên cứu, đánh giá CQ là căn cứ khoa học quan trọng cho phát triển NLN gắn với bảo vệ thiên nhiên miền núi, bởi vì: CQ là tổng hợp thể chứa đựng các ĐKTN, TNTN và là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất của con người. CQ là đối tượng chịu sự tác động thường xuyên trong quá trình khai thác và sử dụng lãnh thổ; SDHL TNTN và BVMT, tức là con người khai thác, sử dụng tài nguyên sao cho phù hợp với chức năng, khả năng tự điều chỉnh của các địa hệ tự nhiên, cũng chính là các đơn vị CQ; NLN là một ngành sản xuất gắn liền với việc khai thác và sử dụng trực tiếp các ĐKTN, TNTN hay còn gọi là quỹ sinh thái của CQ nên có tác động rất lớn đến vấn đề suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường (ÔNMT). (iii) SDHL TNTN và BVMT trong phát triển NLN dựa vào nghiên cứu CQ có nghĩa là: Dựa vào CQ để nghiên cứu tổng hợp và cụ thể các điều kiện địa lí (ĐKTN và điều kiện KT- XH). Các điều kiện này đồng thời cũng là các nhân tố thành tạo CQ, tác động đến sự bền vững và biến đổi của CQ lãnh thổ; Thông qua nghiên cứu, đánh giá CQ có thể xác định tương đối chính xác tiềm năng sinh thái của các đơn vị CQ ,để từ đó đưa ra định hướng các loại hình sử dụng đất phù hợp với chúng. Cảnh quan với vấn đề xây dựng mô hình hệ KTST bền vững ở miền núi: Việc xây dựng các mô hình hệ KTST bền vững đáp ứng được các tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường mà nghiên cứu CQ cần hướng tới nhằm góp phần phát triển KT - XH nông thôn mới miền núi. Phân tích đặc điểm cấu trúc, chức năng, động theo các đơn vị CQ làm cơ sở lựa chọn các hệ KTST phù hợp hơn với ĐKTN và KT - XH của từng khu vực thuộc lãnh thổ nghiên cứu. Trong mỗi một vùng hoặc TVCQ sẽ có một tập hợp các mô hình hệ KTST với các quy mô và hình thức khác nhau (hộ gia đình, trang trại, làng sinh thái) phù hợp với ĐKTN, KT - XH của cư dân đang sinh sống và sản xuất. 1.3. Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu Quan điểm nghiên cứu và các cách tiếp cận khoa học: Các quan điểm nghiên cứu được sử dụng bao gồm: Quan điểm hệ thống và tổng hợp, Quan điểm lịch sử - viễn cảnh; Quan điểm phát triển bền vững. Các cách tiếp cận khoa học 6
- chính bao gồm: Tiếp cận sinh thái CQ và tiếp cận nhân sinh được sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá, đề xuất không gian sử dụng và xây dựng các mô hình hệ KTST. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp (PP) chính được sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận án bao gồm: PP tổng hợp và phân tích tài liệu; PP khảo sát thực địa; PP phân tích liên hợp các bản đồ thành phần và bản đồ CQ; PP lát cắt CQ; PP đánh giá thích nghi sinh thái; PP chuyên gia; PP đánh giá nhanh nông thôn; PP bản đồ và hệ thống tin địa lí (GIS). 1.3.3. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu bao gồm 4 bước chính với các nội dung cụ thể: Bước 1: Xây dựng cơ sở lí luận và PP nghiên cứu: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; Xác định một số vấn đề lí luận và PP luận nghiên cứu đề tài. Bước 2: Phân tích đặc điểm CQ tỉnh Bắc Kạn: Phân tích đặc điểm tự nhiên, TNTN; Phân tích các quá trình tự nhiên và TBTN; Phân tích đặc điểm dân cư và hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên; Phân đặc điểm (cấu trúc, động lực, chức năng) và sự phân hóa CQ tỉnh Bắc Kạn dựa vào bản đồ CQ và phân vùng CQ tỉnh Bắc Kạn tỉ lệ 1/100.000. Bước 3: Đánh giá CQ tỉnh Bắc Kạn cho mục đích SDHL TNTN và BVMT trong phát triển NLN bao gồm: ĐGCQ cho mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp; ĐGCQ cho mục đích phát triển lâm nghiệp; Đánh giá mức độ bền vững chống XM đất của CQ (xói mòn tiềm năng (XMTN) và xói mòn thực tế (XMTT)). Bước 4: Đề xuất định hướng không gian sử dụng TNTN và BVMT trong phát triển NLN tỉnh Bắc Kạn: Nghiên cứu cơ sở đề xuất định hướng; Đề xuất định hướng SDHL TNTN và BVMT trong phát triển NLN theo loại CQ và theo vùng CQ; Xác lập một số mô hình hệ KTST bền vững cho các TVCQ núi thấp xen đồi cao của tỉnh Bắc Kạn. Tiểu kết chương 1 (1) Nghiên cứu lãnh thổ theo tiếp cận CQ là một trong các hướng nghiên cứu địa lí tự nhiên tổng hợp tạo các căn cứ chính của địa lí học phục vụ định hướng không gian SDHL TNTN và BVMT, đặc biệt cho trong phát triển NLN. (2) Quá trình nghiên cứu, đánh giá CQ miền núi cho quy hoạch không gian SDHL TNTN và BVMT trong phát triển NLN cần phải chú ý phân tích 4 vấn đề chính sau: (i) CQ miền núi phân hóa đa dạng và phức tạp, chủ yếu tuân theo quy luật đai cao và quy luật kiến tạo - địa mạo; (ii) CQ miền núi có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển một ngành NLN đa dạng, theo hướng sản xuất hàng hóa; (iii) CQ miền núi luôn tồn tại những hiểm họa do TBTB gây ra, vì vậy trong phát triển NLN cần phải bố trí các loại hình sản xuất sao cho hợp lí, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và BVMT. (iv) Trong tổ chức không gian SDHL TNTN và BVMT miền núi luôn phải chú ý rừng phòng hộ đầu nguồn để điều tiết dòng chảy và hạn chế tác hại của TNTN; (v) Tính đa dạng trong khai thác CQ miền núi xuất phát từ sự đa đạng của thành phần dân tộc, tập quán canh tác. Đây là một trong các cơ sở để xác lập một số mô hình hệ KTST bền vững cho các tiểu vùng CQ miền núi. (3) Để thực hiện các mục tiêu và nội dung của luận án đề ra, đề tài được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ với các nội dung chính sau: (i) Xác lập cơ sở lí luận và PP nghiên cứu của đề tài; (ii) Nghiên cứu, phân tích các đặc điểm đặc thù của CQ lãnh thổ nghiên cứu; (iii) Đánh giá CQ cho mục đích SDHL TNTN và BVMT trong phát triển NLN tỉnh miền núi Bắc Kạn; (iv) Đề xuất định hướng không gian SDHL TNTN và BVMT trong phát triển NLN tỉnh miền núi tỉnh Bắc Kạn. 7
- CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH BẮC KẠN 2.1. Đặc điểm và vai trò các nhân tố thành tạo CQ tỉnh Bắc Kạn 2.1.1. Vị trí địa lí Bắc Kạn là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Với vị trí địa lí nằm trong giới hạn 21048’ đến 22044’B, 105026’ đến 106015’Đ. Vị trí này đã quy định thiên nhiên của tỉnh Bắc Kạn mang sắc thái của CQ nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh song đặc trưng đậm nét của thiên nhiên miền núi tỉnh Bắc Kạn là nằm sâu trong nội địa, với sự phân hóa các ĐKTN theo đai cao và theo điều kiện kiến tạo - địa mạo hướng vòng cung. Đồng thời theo các đai cao địa lí, mỗi dân tộc sinh sống ở đây lại có địa bàn cư trú, sản xuất và nền văn hóa riêng trong khai thác, sử dụng tài nguyên. 2.1.2. Nhân tố tự nhiên a) Địa chất (i) Lịch sử phát triển: Lãnh thổ Bắc Kạn có một lịch sử phát triển địa chất rất lâu dài và phức tạp, trên đó đã xảy ra nhiều biến động lớn làm thay đổi nhiều lần bộ mặt CQ của lãnh thổ này. Trong các giai đoạn địa chất, đáng chú ý nhất là các vận động kiến tạo Hecxini, Inđôxini và Anpi. (ii) Thành phần thạch học: Ở Bắc Kạn các loại đá mẹ chính bao gồm: đá phiến sét, đá vôi, đá granit, đá gbrô và sản phẩm bồi tụ. (iii) Đặc điểm kiến tạo: Bắc Kạn nằm trong miền uốn nếp Bắc Bộ, hệ nếp uốn Việt Bắc, trong phức nếp lồi Bắc Thái, là một vùng thuộc kiểu kiến tạo hoạt hoá. Vì vậy hoạt động đứt gãy diễn ra khá mạnh và phát triển theo nhiều phương khác nhau như đứt gãy dạng vòng cung, đứt gãy ĐB - TN, TB - ĐN, đứt gãy phương vĩ tuyến và á vĩ tuyến. Địa chất - kiến tạo là một trong các yếu tố có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền móng CQ tỉnh Bắc Kạn, là nguồn gốc hình thành và phát triển các kiểu địa hình. b) Địa hình Là một lãnh thổ miền núi nên địa hình Bắc Kạn khá đa dạng và phức tạp. Phân theo độ cao và mức độ chia cắt có các kiểu địa hình chính đó là: núi trung bình, núi thấp, đồi cao, đồi thấp và thung lũng xâm thực - kiến tạo (hình 2.3). Trong đó, diện tích đồi núi chiếm >90% diện tích tự nhiên (DTTN) của tỉnh. Địa hình thung lũng sông suối là các dải đất bằng chiếm diện tích nhỏ phân bố thành các dải hẹp, kẹp giữa các dải đồi núi cao hai bên. Cùng với nền nham, độ cao và mức độ chia cắt sâu của địa hình là dấu hiệu cơ bản trong việc phân hóa CQ lãnh thổ thành lớp và phụ lớp CQ, chi phối trực tiếp đặc điểm của các quá trình ngoại lực và di chuyển vật chất trong CQ. c) Khí hậu Bắc Kạn nằm ở vùng khí hậu Đông Bắc, thuộc miền khí hậu phía Bắc (tính từ đèo Hải Vân trở ra Bắc) nên Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, với các đặc trưng chính là: nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm khá cao (1.400 - 1.800mm/năm); mùa hè nóng và mưa nhiều (chiếm 85 - 90% lượng mưa cả năm), mùa nóng bắt đầu từ tháng IV và kết thúc vào tháng X; mùa đông lạnh và ít mưa, song thời gian ngắn (bắt đầu từ tháng XI, kết thúc vào tháng III năm sau) và không sâu sắc. Đồng thời, với phần lớn DTTN là đồi núi nên khí hậu Bắc Kạn còn có sự phân hóa theo đai cao ở khu vực núi. Tỉnh Bắc Kạn có 7 loại sinh khí hậu với những đặc điểm đặc trưng khác nhau (theo Phòng Địa lí khí hậu, Viện Địa lí Hà Nội). d) Thuỷ văn Bắc Kạn là một tỉnh miền núi có mạng lưới thủy văn khá dày đặc. Có nhiều sông suối lớn nhỏ như sông Cầu, sông Năng, sông Phó Đáy, sông Na Rì, sông Bắc Giang; có 8
- hồ Ba Bể; có nguồn nước ngầm phong phú. Nhìn chung hệ thống sông ngòi tỉnh Bắc Kạn đặc trưng lòng sông dốc, hẹp, có nhiều thác gềnh, vách dạng chữ V, sức XM mạnh, vận chuyển lớn khối lượng lớn vật liệu vào mùa lũ, vì vậy ở đây chỉ có các dải đất phù sa nhỏ hẹp, nằm rải rác theo triền sông suối. Lưu lượng nước sông biến động theo mùa rất rõ: mùa mưa chuyển tải lượng nước tới 70 - 80% nên hay gây ra lũ lụt, mùa đông sông suối ít nước, gần như cạn kiệt, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. e) Thổ nhưỡng Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn phân bố các nhóm, loại đất chính sau: nhóm đất phù sa (gồm loại đất: Py, Pc), nhóm đất đỏ vàng (gồm loại đất: Fs, Fv, Fq, Fk, Fp), nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (gồm loại đất: Hv, Hs, Ha), nhóm đất dốc tụ (D). Trong các nhóm đất vừa nêu, diện tích chiếm ưu thế là nhóm đất đỏ vàng (84,35% DTTN của tỉnh), diện tích ít nhát là nhóm đất dốc tụ. Sự đa dạng và phân hoá phức tạp của thổ nhưỡng, cùng với lớp phủ thực vật đã tạo nên tính đa dạng và sự phân hoá phức tạp của các loại CQ. f) Thảm thực vật Nằm trong khu hệ Hoa Nam - Bắc Việt Nam nên thực vật của tỉnh thuộc kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa. Tuy nhiên, do sự phân hóa của điều kiện tự nhiên theo đai cao, thảm thực vật của tỉnh phân bố theo 2 đai: Đai thảm thực vật 700m (700 - 1.500m) là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới trên núi, phân bố ở các huyện phía bắc và phía tây của tỉnh (Pác Nặm, Ngân Sơn, Ba Bể, Chợ Đồn). Cấu trúc rừng đơn giản, thường chỉ có 1 - 2 tầng gỗ, dưới tầng gỗ có nhiều rêu và địa y. Loài cây chiếm ưu thế của đai này là dẻ, re, sồi, thông. Dưới các mức độ tác động khác nhau của con người, thảm thực vật tỉnh Bắc Kạn được chia làm hai loại chính: thảm thực vật tự nhiên (rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, trảng cây bụi) và thảm thực vật nhân tác (rừng trồng, lúa nước, cây hàng năm, cây lâu năm). Đặc trưng của thảm thực vật chính là một trong các chỉ tiêu quan trọng trong phân loại CQ; hiện trạng thảm thực vật trên các loại đất là dấu hiệu để phân chia các loại CQ; cho phép xác định đặc điểm cấu trúc, chức năng của các đơn vị CQ và thấy được mức độ biến đổi của CQ do hoạt động nhân sinh. g) Các quá trình tự nhiên và tai biến thiên nhiên Vào mùa mưa, các quá trình tự nhiên và tai biến thiên nhiên (TBTN) thường xảy ra ở các khu vực đồi núi của lãnh thổ bao gồm XM đất, trượt lở đất đá, lũ quyét. Các quá trình tự nhiên và TBTN là một trong các yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới sự biến đổi CQ. Trong một số trường hợp tạo ra sự biến đổi đột biến nhưng ở quy mô nhỏ. 2.1.3 Nhân tố dân cư và kinh tế - xã hội Dân cư và nguồn lao động: Dân số của tỉnh Bắc Kạn (năm 2014) là 308.310 người; trong đó 83,81% sống ở nông thôn. Bắc Kạn có 7 dân tộc cùng sinh sống (Tày, Dao, Kinh, Nùng, Mông, Hoa, Sán cháy). Số người lao động chiếm 67,38% số dân toàn tỉnh, trong đó 69,94% làm việc trong khu vực kinh tế nông nghiệp, trình độ lao động thấp (chỉ có 13% số lao động được qua đào tạo). Các hoạt động khai thác tài nguyên chính gồm: Hoạt động sử dụng đất trong NLN (trồng rừng, làm ruộng bậc 9
- thang, làm nương rẫy, chặt phá rừng). Hoạt động sử dụng đất trong khai thác khoáng sản (san lấp bề mặt địa hình, tàn phá rừng, thay đổi chế độ dòng chảy,... làm cho CQ bị biến đổi hoàn toàn). Hoạt động sử dụng đất trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị và các ngành công nghiệp. Con người cùng với các hoạt động sống và sản xuất là yếu tố có tác động mạnh mẽ đến CQ. Tác động của con người có thể tốt, có thể xấu song kết quả của các tác động đó chính là yếu tố động lực bên trong làm biến đổi và tạo nên CQ mới - CQ nhân sinh. 2.2. Đặc điểm CQ tỉnh Bắc Kạn 2.2.1. Hệ thống phân loại CQ tỉnh Bắc Kạn Nguyên tắc xây dựng hệ thống phân loại: có 3 nguyên tắc cơ bản, đó là phát sinh - hình thái, tổng hợp và đồng nhất tương đối. Hệ thống phân vị phân loại CQ và bản đồ CQ tỉnh Bắc Kạn: Hệ thống phân loại CQ tỉnh Bắc Kạn xây dựng cho bản đồ CQ tỉ lệ 1:100.000 gồm 6 cấp: hệ CQ - phụ hệ CQ - kiểu CQ - lớp CQ - phụ lớp CQ - loại CQ, trong đó cấp loại CQ là đơn vị cơ sở dùng để đánh giá CQ cho các mục đích thực tiễn. Bản đồ CQ tỉnh Bắc Kạn tỉ lệ 1:100.000: Bản đồ CQ tỉnh Bắc Kạn được xây dựng trên cơ sở chồng xếp các bản đồ thành phần có cùng tỉ lệ. Còn bảng chú giải của bản đồ CQ được xây dựng theo tọa độ ma trận sinh thái phát sinh, trong đó hàng ngang thể hiện nền nhiệt ẩm, gồm các cấp phân loại là hệ, phụ hệ, kiểu CQ, hàng dọc thể hiện nền rắn và dinh dưỡng đất, gồm các cấp phân loại là lớp, phụ lớp. Điểm giao nhau giữa hàng ngang và hàng dọc chính là loại CQ. Loại CQ được đánh kí hiệu cả chữ, số theo thứ tự và được thể hiện bằng các gam màu sinh thái khác nhau (hình 2.7). 2.2.2. Đặc điểm cấu trúc, động lực mùa và chức năng CQ tỉnh Bắc Kạn * Cấu trúc CQ: Dựa vào các nguyên tắc và chỉ tiêu phân loại CQ đã nêu (bảng 2.4), lãnh thổ Bắc Kạn được phân chia thành 78 loại CQ nằm trong 5 phụ lớp, 1 lớp CQ thuộc 1 kiểu của phụ hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á. Hệ CQ: CQ tỉnh Bắc Kạn nằm trong hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa nội chí tuyến Đông Nam Á, với các đặc trưng là trong năm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh nên nhận được lượng bức xạ lớn, nền nhiệt cao, lượng mưa phong phú và có 2 loại gió luân phiên tác động đến lãnh thổ với tính chất hoàn toàn trái ngược nhau: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hè. Phụ hệ CQ: Nằm ở vị trí phía đông bắc của đất nước nên vào mùa đông tỉnh Bắc Kạn chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa đông bắc từ cao áp Xibia thổi xuống, tạo nên lãnh thổ nằm trong phụ hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Kiểu CQ: Bắc Kạn thuộc kiểu CQ nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, mưa mùa hè, do có các chỉ tiêu nhiệt - ẩm như sau: Nhiệt độ trung bình năm khá cao (khoảng 20 - 220C), biên độ dao động nhiệt không quá lớn (khoảng 100C) và chế độ nhiệt được chia làm 2 mùa: mùa nóng (từ tháng 4 đến tháng 10) với nhiệt độ các tháng đều >200C và mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), với nhiệt độ các tháng đều 150, trong đó phổ biến là núi thấp (59,7%). Các quá trình ngoại sinh thống trị là bóc 10
- mòn, xâm thực, rửa trôi. Ngoài ra, dưới chân các dãy núi, nằm trong thung lũng kiến tạo là các dãy đồi cao, thấp và các thung lũng sông suối nằm ở các độ cao khác nhau (100 - 500m), mức độ chia cắt và độ dốc thấp (300m 1700 Ha, Hs, Rừng nguyên sinh, rừng bình mm Hv, Fq, thứ sinh, trảng cây bụi (22,2% Fs, Fv, DTTN) O Núi thấp 500 - >100m 20 - 1600 - Fq, Fs, Rừng nguyên sinh, rừng (59,7% 700m 210C 1700 Fv, O, thứ sinh, trảng cây bụi DTTN) mm Fp, Fl, D Đồi cao 300 - 50 - 21 - 1500 - Fs, Fv Rừng nguyên sinh, rừng (11,4% 500m 100m 220C 1600 thứ sinh, trảng cây bụi, DTTN) mm rừng trồng, cây lâu năm, cây hàng năm Đồi thấp
- đến sự phát sinh và phát triển của các yếu tố và quá trình tự nhiên diễn ra trong CQ như hoạt động của các quá trình ngoại sinh (bóc mòn, rửa trôi, trượt lở) và phong hóa đất, sự sinh trưởng và năng suất của các loài động thực vật, đặc điểm và chế độ nước của sông ngòi,... Chính vì thế nó quyết định sự thay đổi trạng thái của CQ lãnh thổ theo mùa. Không chỉ có vậy, tính mùa của khí hậu chi phối mạnh mẽ tới tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp và các hoạt động sản xuất khác như du lịch, khai khoáng,... * Chức năng CQ: Chức năng CQ gồm chức năng tự nhiên (hay còn gọi là tiềm năng tự nhiên) và chức năng KT - XH (là khả năng đáp ứng của CQ cho mục đích thực tiễn dựa vào “tiềm năng tự nhiên”). Các chức năng tự nhiên của CQ sẽ chi phối các chức năng KT - XH của CQ, cũng như dịch vụ mà CQ đó cung cấp cho con người. Mỗi đơn vị CQ đều mang một đến một vài chức năng phục vụ cho mục đích phát triển KT - XH của con người. Các lớp, phụ lớp hay loại CQ khác nhau sẽ có những chức năng tự nhiên, KT - XH khác nhau. Đối với lãnh thổ nghiên cứu là cấp tỉnh như Bắc Kạn, chức năng KT - XH của CQ được phân tích theo các phụ lớp CQ. Chức năng phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn rừng và ĐDSH, phát triển kinh tế lâm nghiệp đặc trưng cho phụ lớp CQ núi trung bình và núi thấp; chức năng phát triển rừng sản xuât, phát triển nông lâm kết hợp (NLKH) đặc trưng cho phụ lớp CQ đồi cao và núi thấp; chức năng sản xuất nông nghiệp và quần cư đặc trưng cho phụ lớp CQ thung lũng (bảng 2.10). Bảng 2.10. Đặc điểm và chức năng của các phụ lớp cảnh quan tỉnh Bắc Kạn Phụ lớp Đặc điểm các quá trình tự nhiên, Chức năng kinh tế - xã hội CQ chức năng tự nhiên Phụ lớp - Tiếp nhận vật chất từ khí quyển - Phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn CQ núi và vận chuyển vật chất xuống các rừng và đa dạng sinh học trung bình phụ lớp phía dưới thông qua quá (ĐDSH). trình XM, rửa trôi bề mặt. - Điều tiết dòng chảy. - Điều tiết và cung cấp nguồn nước. - Phát triển kinh tế lâm nghiệp kết hợp với phòng hộ. Kinh tế nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu. Phụ lớp - Vận chuyển vật chất và năng - Phòng hộ đầu nguồn kết hợp CQ núi lượng xuống vùng thấp. với bảo tồn rừng và ĐDSH. thấp - Điều tiết dòng chảy trên mặt và - Điều tiết dòng chảy trên mặt và làm giảm các TBTN nhờ lớp phủ làm giảm độ nguy hiểm của các tự nhiên. TBTN và nguy cơ XM đất nhờ - Nguy cơ XM, rửa trôi, trượt lở đất lớp phủ tự nhiên. đá khá cao. - Phát kinh tế lâm nghiệp và - Đối với khu vực núi đá vôi, quá NLKH. trình rửa lũa, hòa tan đá vôi đã tạo - Phát triển du lịch sinh thái tại nên các CQ tự nhiên độc đáo và sự các vùng núi đá vôi. ĐDSH rất cao, song đi kèm là tai biến đổ lở cũng rất lớn. Phụ lớp - Là vùng trung gian vận chuyển - Bảo vệ đất đai, chống XM. CQ đồi vật chất xuống khu vực thung lũng. - Quần cư nông thôn cao - Tiềm năng XM, rửa trôi mạnh. - Trồng rừng sản xuất và phát triển kinh tế NLKH. 12
- Phụ lớp - Là vùng chuyển tiếp từ vùng núi - Khai thác, bảo vệ tài nguyên CQ đồi xuống vùng đồng bằng thung lũng, đất, rừng. thấp vận chuyển vật chất giảm dần do - Quần cư nông thôn độ cao và độ dốc thấp. - Phát triển kinh tế nông - lâm - Xói mòn, rửa trôi trên các sườn, kết hợp và các mô hình KTST có tích tụ vật chất dưới chân sườn. hiệu quả. Phụ lớp Địa hình trũng thấp nên có sự tích tụ - Quần cư nông thôn và đô thị. CQ thung vật chất từ thượng nguồn đưa - Phát triển các loại hình sản xuất lũng xuống. nông nghiệp (lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm,...). 2.2.3. Trạng thái biến đổi CQ tỉnh Bắc Kạn Hiện nay, hầu hết các CQ tỉnh Bắc Kạn đều bị biến đổi tùy thuộc vào mức độ tác động của các hoạt động kinh tế con người. Dựa vào các chỉ tiêu phân chia mức độ biến đổi CQ của A.G. Ixatsenko (1991), có thể phân chia các CQ hiện tại của tỉnh Bắc Kạn thành 4 cấp chính như sau: CQ không thay đổi (hay nguyên thủy), CQ ít bị thay đổi, CQ bị phá hoại (bị thay đổi mạnh), CQ được cải tạo. (bảng 2.11) Bảng 2.11. Mức độ biến đổi của cảnh quan tỉnh Bắc Kạn Mức độ Đặc điểm của cảnh quan Loại biến đổi hiện tại cảnh quan CQ không Gồm các CQ rừng nguyên sinh nằm trên Nhóm loại CQ rừng thay đổi các dãy núi cao hiểm trở hay được bảo nguyên sinh: NTB1, (hay CQ vệ nghiêm ngặt trong các VQG và NTB4, NTB7, NTB10, nguyên KBTTN. Do đó nó có thành phần loài đa NTB13, NTB16, NTB19, thủy) dạng, ổn định, cấu trúc CQ bền vững. NT22, NT28, NT34, NT40, NT47, DC50, DC56, DC61. CQ ít bị Các CQ ít bị thay đổi ở Bắc Kạn còn Nhóm loại CQ rừng thứ thay đổi tương đối nhiều, đó là các cánh rừng thứ sinh: NTB2, NTB5, NTB8, sinh nằm trên các khu vực đồi núi, mà ở đó NTB11, NTB14, NTB17, các thành phần cấu tạo CQ như là đất đai, NTB20, NT23, NT29, động thực vật, khí hậu vẫn còn khá tốt. NT35, NT41, NT48, DC51, DC57, DC62, DT68, DT72. CQ bị phá Các CQ loại này có cấu trúc đơn giản và Nhóm loại CQ trảng cây hoại (hay kém bền vững bị thay đổi mạnh do các bụi: NTB3, NTB6, NTB9, CQ bị thay tác động quá mức của con người. Thành NTB12, NTB15, NTB18, đổi mạnh) phần loài nghèo nàn, đất đai khô cằn và NTB21, NT25, NT31, ít dinh dưỡng, nguồn nước ngầm khan NT37, NT42, NT49, hiếm, nguồn nước mặt không được điều DC53, DC59, DC64, tiết nên thường xuyên xảy ra TBTN. DC69, DC74, TL80. CQ được Có thể gặp rất nhiều các loại CQ này ở Thuộc nhóm loại CQ nông cải tạo tỉnh Bắc Kạn, như canh tác lúa nước nghiệp (gồm rừng trồng, hoặc CQ trên các thung lũng sông suối, ruộng cây lâu năm, cây hàng văn hóa bậc thang trên sườn các đồi núi thấp, 13
- trồng rừng ở những nơi có độ dốc >15 0, năm): NT24, NT26, NT27, trồng cây theo đường đồng mức,... Nó NT30, NT32, NT33, là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố sinh NT36, NT38, NT39, thái, tri thức khoa học và tri thức bản NT45, NT46, DC52, địa của các tộc người đã sinh sống lâu đời ở đây. Điều đó đã giúp cho năng DC54, DC55, DC60, suất sinh học được nâng cao, đất đai DC61, DT65, DT66, được cải tạo và bảo vệ tốt, khí hậu được DT70, TL71, cải thiện, cân bằng nước được đảm bảo, TL73, TL74, hạn chế đến mức tối thiểu các quá trình TL76, TL77. không mong muốn diễn ra trong CQ. 2.2.4. Tính đặc thù trong sự phân hóa và khai thác, sử dụng CQ miền núi tỉnh Bắc Kạn Trên nền chung của quy luật phân hóa theo địa đới, sự phân hóa lãnh thổ Bắc Kạn bị chi phối mạnh của quy luật phi địa đới, mà trong đó thể hiện rõ quy luật phân hóa CQ theo: (i) Quy luật đai cao thể hiện ở sự phân hóa CQ thành 2 đai chính: đai CQ 700m; (ii) Quy luật kiến tạo - địa mạo hướng vòng cung thể hiện ở hướng các dạng địa hình của tỉnh đều theo dạng vòng cung, từ đó chi phối đến sự phân hóa của các yếu tố tự nhiên khác; (iii) Đặc điểm văn hóa trong khai thác sử dụng tài nguyên của các dân tộc trong tỉnh có sự phân hóa theo đai cao địa lí (bảng 2.12). Vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức không gian sản xuất, SDHL TNTN và BVMT của tỉnh. Do đó việc nắm bắt và vận dụng các quy luật phân hóa tự nhiên và văn hóa khai thác, sử dụng tài nguyên của các dân tộc tỉnh Bắc Kạn là một nội dung rất quan trọng để đề xuất định hướng không gian sản xuất NLN hợp lí, BVMT và kiến nghị các mô hình KTST bền vững cho tỉnh dựa trên tiếp cận CQ. Bảng 2.12. Đặc điểm cư trú và hình thức canh tác phân bố theo đai cao của các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn Dân Địa bàn cư trú Hình thức canh tác chính tộc chủ yếu Kinh, Phân bố thành thôn, xóm ở các đồng Thâm canh lúa nước, trồng cây hoa Tày bằng thung lũng và đồi thấp (độ cao màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, tuyệt đối
- Nguyên tắc phân vùng CQ tỉnh Bắc Kạn bao gồm các nguyên tắc khách quan, phát sinh, đồng nhất tương đối, cùng chung lãnh thổ. Phương pháp phân vùng CQ: Phân tích nhân tố trội, phân tích các bản đồ thành phần, phân tích bản đồ CQ. 2.3.2. Hệ thống và chỉ tiêu phân vùng CQ tỉnh Bắc Kạn Hệ thống phân vị phân vùng CQ được chọn cho khu vực nghiên cứu bao gồm: vùng và tiểu vùng CQ (bảng 2.13). Bảng 2.13. Hệ thống các đơn vị và chỉ tiêu phân vùng cảnh quan tỉnh Bắc Kạn TT Đơn vị Chỉ tiêu 1 Vùng CQ Là sự nhóm gộp theo đặc trưng hình thái phát sinh của các đơn vị CQ liền kề với nhau trong khuôn khổ các miền CQ được phân chia. 2 Tiểu vùng Có cùng nguồn gốc phát sinh và đồng nhất tương đối về tập CQ hợp các đơn vị CQ cấp thấp (loại CQ) phân bố có quy luật và đặc trưng cho một sự liên kết các biện pháp sử dụng TNTN. 2.3.3. Đặc điểm các tiểu vùng CQ tỉnh Bắc Kạn Trên cơ sở các nguyên tắc, phương pháp và chỉ tiêu phân vùng nêu trên, đề tài đã phân chia CQ tỉnh Bắc Kạn thành 5 TVCQ với các đặc điểm riêng (bảng 2.14). Bảng 2.14. Hệ thống các tiểu vùng cảnh quan tỉnh Bắc Kạn TVCQ Đặc điểm cấu trúc Chức năng TVCQ núi DTTN: 138.220,44 ha. Gồm 48 loại - Phòng hộ đầu nguồn; trung bình và CQ, trong đó: CQ núi trung bình: - Bảo vệ rừng và ĐDSH; thấp Pác 17 loại (55,6%); CQ núi thấp: 24 - Ưu tiên phát triển kinh tế Nặm - Ba Bể loại (54,8%); CQ đồi cao: 2 loại lâm nghiệp. - Chợ Đồn (0,1%); CQ thung lũng: 5 loại (2,9%). TVCQ núi DTTN: 62.951,23 ha. Gồm 37 loại - Phòng hộ, bảo vệ đất đai thấp và đồi CQ, trong đó: CQ núi thấp: 21 loại kết hợp với trồng rừng sản cao Nam (62,5%); CQ đồi cao: 6 loại xuất; Chợ Đồn (26,0%); CQ đồi thấp: 5 loại - Ưu tiên phát triển mô hình (2,4%); CQ thung lũng: 5 loại sản xuất NLKH. (9,1%). TVCQ đồi DTTN: 103.064,84 ha. Gồm 41 loại - Phòng hộ, bảo vệ đất đai; núi thấp dọc CQ, trong đó: CQ núi thấp: 25 loại - Phát triển trồng lúa và cây thung lũng (72,8%); CQ đồi cao: 4 loại hàng năm ở vùng thung sông Năng - (15,1%); CQ đồi thấp: 4 loại lũng; cây công nghiệp và sông Cầu (1,2%); CQ thung lũng: 8 loại cây ăn quả ở vùng đồi và (10,9%). núi thấp. TVCQ núi DTTN: 113.531,19 ha. Gồm 39 loại - Phòng hộ đầu nguồn; trung bình và CQ, trong đó: CQ núi trung bình: - Bảo vệ rừng và ĐDSH; thấp Ngân 14 loại (44,7%); CQ núi thấp: 17 - Ưu tiên phát triển kinh tế Sơn - Bạch loại (49,4%); CQ đồi cao: 4 loại lâm nghiệp. Thông - Chợ (2,1%); CQ thung lũng: 4 loại Mới (4,4%). 15
- TVCQ núi DTTN: 68.173,03 ha. Gồm 36 loại - Phòng hộ, bảo vệ đất đai thấp và đồi CQ, trong đó: CQ núi thấp: 17 loại kết hợp với trồng rừng sản cao Na Rì (62,6%); CQ đồi cao: 12 loại xuất; (30,9%); CQ đồi thấp: 6 loại - Ưu tiên phát triển các loại (2,1%); CQ thung lũng: 3 loại cây công nghiệp và cây ăn (5,8%). quả. Tiểu kết chương 2 (1) Đặc điểm và sự tác động của các ĐKTN và nhân sinh đã tạo nên sự đa dạng của CQ lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn, được phản ánh trên bản đồ tỉ lệ 1/100.000. Toàn bộ lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn được phân chia thành 1 lớp, 5 phụ lớp và 78 loại CQ, 5 TVCQ nằm trong 1 vùng và 1 kiểu CQ thuộc hệ CQ nhiệt đới gió mùa, đó là kết quả tác động tổng hợp của các quy luật phân hóa tự nhiên, trong đó quy luật đai cao và quy luật kiến tạo - địa mạo giữ vai trò chủ đạo. (2) Do các tác động ngày càng sâu sắc của hoạt động nhân sinh lên CQ tự nhiên cho nên khi xem xét CQ theo mức độ biến đổi thì trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tồn tại 4 cấp độ sau: CQ không thay đổi (nguyên thủy) thuộc nhóm loại CQ rừng nguyên sinh; CQ ít bị thay đổi thuộc nhóm loại CQ rừng thứ sinh; CQ bị phá hoại (thay đổi mạnh) thuộc nhóm CQ trảng cây bụi; CQ được cải tạo thuộc nhóm các CQ nông nghiệp. (3) Bắc Kạn là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc sinh sống (7 dân tộc). Mỗi dân tộc có một trình độ văn hóa, tập quán canh tác và địa bàn cư trú riêng, đặc biệt là nó gắn liền với sự phân hóa của các điều kiện địa lí theo đai cao. Xem xét đặc điểm văn hóa trong khai thác, sử dụng TNTN và BVMT của các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao trên địa bàn tỉnh góp phần đề xuất định hướng không gian sản xuất NLN và kiến nghị các mô hình KTST bền vững cho tỉnh. CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN 3.1. Mục tiêu, nội dung, phương pháp và quy trình đánh giá thích nghi sinh thái CQ tỉnh Bắc Kạn 3.1.1. Mục tiêu, nội dung đánh giá CQ (1) Mục tiêu ĐGCQ là xác định mức độ ưu tiên hoặc thích hợp của các đơn vị CQ đối với các mục đích được lựa chọn, làm cơ sở đề xuất định hướng không gian SDHL TNTN và BVMT trong phát triển NLN của tỉnh Bắc Kạn. (2) Nội dung ĐGCQ gồm: (i) Đánh giá mức độ thuận lợi của các đơn vị CQ cho các mục đích phát triển nông nghiệp; (ii) Đánh giá mức độ bền vững chống XMTN và XMTT của các loại CQ. (3) Đối tượng ĐGCQ là 78 đơn vị loại CQ đã được phân chia trên bản đồ CQ tỉnh Bắc Kạn tỉ lệ 1/100.000. 3.1.2. Phương pháp và quy trình đánh giá CQ (1) Phương pháp đánh giá: Luận án lựa chọn phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái để xác định mức độ thuận lợi của các đơn vị CQ cho các mục đích phát triển NLN. (2) Quy trình đánh giá: (i) Thống kê đặc tính các loại CQ; (ii) Lựa chọn các yếu tố đánh giá; (iii) Đánh giá thành phần; (iv) Đánh giá chung; (v) Đánh giá tích hợp; (vi) Kiểm chứng thực tế. 3.2. Đánh giá CQ cho phát triển NLN tỉnh Bắc Kạn 3.2.1. Đánh giá CQ cho phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn 16
- a) Cây hàng năm * Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá: có 6 chỉ tiêu được lựa chọn đánh giá và được phân cấp như sau (bảng 3.3). Bảng 3.3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho phát triển cây hàng năm tỉnh Bắc Kạn Loại tiêu chí Mức độ thuận lợi Không thuận lợi Rất thích hợp Thích hợp Kém thích hợp (3 điểm) (2 điểm) (1 điểm) Loại đất Py, Pc, D Fs, Fv, Fq Fk, Fp Các loại đất khác Tầng dày đất >100cm 50 - 100 cm 22 0 20 - 22 0 18 - 20 0 22 0 20 - 22 0 18 - 20 0
- (5,3% DTTN của tỉnh); còn lại là các CQ không thích hợp. 3.2.2. Đánh giá CQ cho phát triển lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn a) Phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn * Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá: các chỉ tiêu đánh giá gồm: vị trí phòng hộ, độ dốc, dạng địa hình, loại đất và được phân cấp như sau (bảng 3.7): Bảng 3.7. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn tỉnh Bắc Kạn Mức độ ưu tiên Chỉ tiêu Ưu tiên cao Ưu tiên trung bình Ưu tiên thấp Không ưu tiên (3 điểm) (2 điểm) (1 điểm) Vị trí phòng Đầu nguồn Vùng gần sông Không gần sông suối Không có sông suối hộ suối, bồn tụ thủy và vùng sản xuất và vùng sản xuất Độ dốc >250 15 - 250 8 - 150 100cm 50 - 100cm 250
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn