intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu bào chế viên Felodipin 5 mg giải phóng kéo dài theo cơ chế thẩm thấu

Chia sẻ: Angicungduoc6 Angicungduoc6 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

36
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án bào chế được viên nén felodipin 5 mg giải phóng kéo dài 12 giờ theo cơ chế bơm thẩm thấu kéo - đẩy ở quy mô 10.000 viên/lô. Bước đầu đánh giá tương đương sinh học của chế phẩm nghiên cứu so với viên đối chiếu Felutam CR 5 mg.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu bào chế viên Felodipin 5 mg giải phóng kéo dài theo cơ chế thẩm thấu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                           BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y VŨ THỊ THANH HUYỀN NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN FELODIPIN 5 mg GIẢI PHÓNG KÉO DÀI  THEO CƠ CHẾ THẨM THẤU Chuyên ngành: Công nghệ Dược phẩm và Bào chế  thuốc       Mã số: 9 72 02 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC
  2. HÀ NỘI ­ NĂM 2020
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Nguyễn Thanh Hải 2. PGS. TS. Nguyễn Thị Kiều Anh Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Duyên Trường Đại học Dược Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Trần Việt Hùng Viện Kiểm nghiệm Thuốc Thành phố Hồ Chí Minh Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Minh Chính Học viện Quân y Luận án sẽ  được bảo vệ  trước Hội đồng chấm luận án  Tiến sĩ cấp trường họp tại Học viện Quân y Vào hồi:      giờ     ngày     tháng     năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: ­ Thư viện Quốc gia ­ Thư viện Học viện Quân y
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1 ASTT Áp suất thẩm thấu Area under curve  2 AUC (Diện tích dưới   đường cong nồng  độ  ­  thời   gian) 3 Cmax Nồng độ tối đa 4 DC Dược chất 5 FE Felodipin 6 GP Giải phóng 7 HT Huyết tương 8 IS Internal standard (Chuẩn nội) 9 MW Molecular weight (Khối lượng phân tử) 10 PEO Polyethylen oxyd 11 PPOP Push ­ pull osmotic pump (Bơm thẩm thấu kéo ­ đẩy) 12 RSD Relative Standard Deviation (Độ lệch chuẩn tương đối) 13 SD Standard Deviation (Độ lệch chuẩn) 14 SLS Natri lauryl sulfat  15 TD Tá dược 16 TĐSH Tương đương sinh học 17 Tmax Thời gian đạt nồng độ tối đa 18 t1/2 Thời gian bán thải 19 Tlag Lag time (Thời gian tiềm tàng) 20 tR Thời gian lưu
  5. 21 UPLC Ultra performance liquid chromatography  (Sắc ký lỏng siêu hiệu năng )
  6. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Felodipin (FE) là  thuốc điều trị  tăng huyết áp có  nhiều  ưu  điểm như: Tác dụng chọn lọc trên cơ trơn hệ tiểu động mạch làm   giảm huyết áp, không gây hạ  huyết áp thế  đứng nên an toàn, phù   hợp để sử dụng dài ngày và với người cao tuổi, không có nguy cơ  tích lũy thuốc khi điều trị  kéo dài,... Tuy nhiên, FE rất ít tan trong   nước, liều sử dụng nhỏ nên cần được kiểm soát tốc độ giải phóng  (GP). Bơm thẩm thấu là phương pháp bào chế  giúp kiểm soát GP  dược chất (DC) từ  dạng thuốc với nhiều  ưu điểm rõ rệt và thiết   thực như: Thích hợp với hầu hết các loại DC, GP DC theo động   học bậc không, tốc độ  GP hầu như không bị  ảnh hưởng bởi điều  kiện  ở   đường  tiêu  hóa,… Trong  đó,  bơm  thẩm  thấu kéo ­  đẩy  (PPOP) là hệ phân phối thuốc có kiểm soát theo cơ chế thẩm thấu   đã được phát triển thành công để kéo dài GP cho các DC có độ tan  khác nhau, đặc biệt là các DC ít tan hoặc không tan trong nước.  Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát triển dạng thuốc GP kéo  dài chứa FE ứng dụng công nghệ PPOP là hướng đi có tính khả thi,   có ý nghĩa lớn với khoa học bào chế  và thực tế  lâm sàng. Với ý   nghĩa trên, đề  tài luận án  “Nghiên cứu bào chế  viên felodipin 5   mg giải phóng kéo dài theo cơ  chế  thẩm thấu ” được tiến hành  với các mục tiêu sau: 1. Bào chế được viên nén felodipin 5 mg giải phóng kéo dài   12 giờ  theo cơ  chế  bơm thẩm thấu kéo ­ đẩy  ở  quy mô 10.000   viên/lô. 2. Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá độ ổn định   của chế phẩm nghiên cứu. 3.  Bước   đầu   đánh   giá   tương   đương   sinh   học  của   chế   phẩm nghiên cứu so với viên đối chiếu Felutam CR 5 mg.
  7. 2 * Đóng góp mới của luận án ­ Đã xây dựng được công thức và quy trình bào chế viên FE 5  mg GP kéo dài 12 giờ theo cơ chế PPOP  ở quy mô 10.000 viên/lô.  Viên nhân chứa DC, tá dược (TD) tạo áp suất thẩm thấu (ASTT)   và các TD thích hợp khác được bào chế  dưới dạng viên hai lớp.   Sau đó, viên nhân được bao màng bán thấm và tạo miệng GP bằng  kỹ  thuật khoan laser. Một phần DC được đưa vào lớp màng bao   ngoài cùng đã giúp tăng tỷ  lệ  DC GP trong giờ   đầu. Ba lô sản   phẩm đã được bào chế  đạt tiêu chuẩn về  các tiêu chí hình thức,  định tính, định lượng và độ hòa tan; đồng thời  ổn định sau 6 tháng  theo dõi ở điều kiện lão hóa cấp tốc và 24 tháng ở điều kiện thực. ­ Đã xây dựng và thẩm định được phương pháp sắc ký lỏng  siêu hiệu năng ghép nối với detector khối phổ  (UPLC­MS/MS) để  định lượng nồng độ  FE trong huyết tương (HT) người. Phương   pháp đã được sử dụng để  đánh giá tương đương sinh học (TĐSH)  của viên FE 5 mg GP kéo dài theo cơ chế  PPOP bào chế  được so   với viên đối chiếu trên người tình nguyện khỏe mạnh. Có thể kết   luận rằng, viên FE GP kéo dài bào chế được TĐSH ở trạng thái đói  với viên đối chiếu Felutam CR 5 mg đang lưu hành trên thị trường   Việt Nam. Phương pháp định lượng này có thể  áp dụng để  đánh  giá sinh khả  dụng  in vivo  và tương đương sinh học cho các chế  phẩm chứa FE khác. Luận án có tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn.   Kết quả của luận án có đóng góp mới cho chuyên ngành công nghệ  dược phẩm và bào chế  thuốc, là tài liệu tham khảo hữu ích trong   nghiên cứu bào chế các thuốc có dạng bào chế hiện đại.  * Nội dung và cấu trúc của luận án Luận án gồm 139 trang: Đặt vấn đề  2 trang; tổng quan 30  
  8. 3 trang; nguyên liệu, thiết bị, đối tượng và phương pháp nghiên cứu  28 trang; kết quả nghiên cứu 55 trang; bàn luận 22 trang; kết luận  2 trang; kiến nghị 1 trang. Danh mục bài báo 1 trang, có 85 tài liệu   tham khảo (12 tài liệu tiếng Việt, 73 tài liệu tiếng Anh) và 10 phụ  lục. Chương 1. TỔNG QUAN Tổng quan về  FE gồm công thức, tính chất lý hóa, phương   pháp định lượng, dược động học, tác dụng dược lý, chỉ  định, liều   dùng, cách dùng, một số chế  phẩm dạng tác dụng kéo dài của FE   và các nghiên cứu bào chế FE tác dụng kéo dài. Tổng quan về  hệ  thẩm thấu dùng đường uống, các kiến thức liên quan đến PPOP và  các nghiên cứu bào chế  PPOP. Tổng quan về  sinh khả  dụng và  TĐSH,  các nghiên cứu đánh giá  sinh khả  dụng  và TĐSH các chế  phẩm chứa FE. Chương 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu, thiết bị và đối tượng nghiên cứu ­ FE đạt tiêu chuẩn Dược điển Mỹ. Nguyên liệu, hóa chất và  các TD đạt yêu cầu dược điển hoặc tiêu chuẩn nhà sản xuất . Các  thiết bị sử dụng đạt yêu cầu cho nghiên cứu bào chế, kiểm nghiệm và  đánh giá sinh khả dụng. ­ Thuốc thử là viên nén FE 5 mg GP kéo dài 12 giờ theo cơ chế  PPOP   (Felodipin   SR   5  mg  sô ́ lô:   0813;   hạn   sử   dụng:   08­2015).   Thuốc đối chiếu là viên nén Felutam CR (Vellpharm Việt Nam,   Việt Nam); số lô: 12 005; hạn sử dụng: 07­2014. ­ 12 người tình nguyện khoẻ  mạnh, tuổi 18 ­ 55, chỉ số BMI   từ 18 ­ 25 kg/m2, đáp ứng các yêu cầu về đánh giá sức khỏe.
  9. 4 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp bào chế  Viên FE 5 mg GP kéo dài được thiết kế dạng PPOP nên viên  nhân cấu tạo gồm 2 lớp: Lớp chứa DC và lớp đẩy. Viên thẩm thấu   được bào chế  qua 4 bước chính: Bào chế  viên nhân 2 lớp, bao   màng bán thấm, khoan miệng GP và bao lớp vỏ bao chứa DC. ­ Bào chế viên nhân 2 lớp: Bằng phương pháp dập thẳng. FE  và các TD được nghiền (trừ  PEO, Avicel PH101), rây qua cỡ  rây   thích hợp. Trộn đều riêng các thành phần của lớp chứa DC và lớp  đẩy theo nguyên tắc trộn bột kép, trộn TD trơn sau cùng. Dập viên  2 lớp với bộ chày cối mặt khum đường kính 9 mm. Lớp chứa DC   được nén sơ bộ để thu được khối viên đủ  độ cứng. Thêm tiếp lớp   đẩy, điều chỉnh lực nén đến khi thu được viên có lực gây vỡ  viên  khoảng 10 ± 1 kP. ­  Bao   màng   bán   thấm:   Bằng   phương   pháp   bao   phim   với  polymer   là   cellulose   acetat   trong   dung  môi   là   hỗn   hợp  aceton   ­   nước. ­ Khoan miệng GP: Bằng kỹ thuật khoan laser với máy khoan   laser phi kim, đầu phát tia laser CO2. ­ Bao lớp vỏ bao chứa DC: Bằng phương pháp bao phim với  polymer là HPMC 6cps, lớp bao chứa 0,5 mg FE. 2.2.2.   Phương   pháp   đánh   giá   đặc  tính  lý   hóa,   xây   dựng   tiêu   chuẩn cơ sở và đánh giá độ ổn định của viên bào chế được ­ Đánh giá một số đặc tính lý hóa của nguyên liệu: Phân bố  kích thước tiểu phân, khối lượng riêng biểu kiến, độ tan, phương  pháp phân tích nhiệt vi sai và phổ  hồng ngoại đánh giá tương tác  giữa DC và TD. ­ Đánh giá viên nhân: Lực gây vỡ viên, định lượng.
  10. 5 ­  Đánh giá viên thẩm thấu: Độ  dày màng bao, đường kính  miệng GP, độ đồng đều hàm lượng của lớp bao chứa DC, độ hòa  tan, ảnh hưởng của điều kiện hòa tan đến quá trình GP DC. ­ Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở: Các chỉ  tiêu về  hình thức, định  tính, độ đồng đều hàm lượng, định lượng, độ hòa tan. ­ Đánh giá độ ổn định: Nghiên cứu 24 tháng ở điều kiện thực  và 6 tháng  ở  điều kiện lão hoá cấp tốc với các chỉ  tiêu về  hình  thức, hàm lượng và độ hòa tan. 2.2.3. Bước đầu đánh giá tương đương sinh học viên felodipin   giải phóng kéo dài bào chế được 2.2.3.1. Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng felodipin   trong huyết tương   ­  Xử  lý mẫu huyết tương: Bằng phương pháp chiết lỏng ­  lỏng với hỗn hợp dung môi diethyl ether ­ cloroform (7 : 3).  ­ Điều kiện sắc ký: Cột sắc ký RP 18 (50 x 2,1 mm; 1,8  m)  và cột bảo vệ RP 18 (100 x 2,1 mm; 1,8  m); nhiệt độ cột: 40  °C;  pha động: Methanol ­ isopropanol ­ acetonitril ­ dung dịch amoni   acetat 2 mM (tỷ lệ 45 : 35 : 10 : 10); tốc độ dòng: 0,2 mL/phút; thể  tích tiêm mẫu: 5 µL; chuẩn nội (IS) là glibenclamid. ­  Điều  kiện  khối  phổ:  Kiểu  phổ  khối MS/MS,  nguồn ion hóa    ESI(+) ­ Thẩm định phương pháp: Sự  phù hợp của hệ thống sắc ký,  độ chọn lọc ­ đặc hiệu, ảnh hưởng của nền mẫu, đường chuẩn và  khoảng tuyến tính, xác định giới hạn định lượng dưới, độ đúng và  độ chính xác trong ngày và khác ngày, tỷ lệ thu hồi, độ ổn định của  mẫu. 2.2.3.2. Bước đầu đánh giá tương đương sinh học viên felodipin   giải phóng kéo dài bào chế được so với viên đối chiếu Felutam CR
  11. 6 ­ Thiết kế nghiên cứu: Chéo đôi, ngẫu nhiên, mù đơn, 2 thuốc,  2 trình tự, 2 giai đoạn với thời gian nghỉ  giữa 2 giai  đoạn là 08   ngày, đơn liều,  ở  trạng thái đói trên 12 người tình nguyện khỏe   mạnh. ­ Lấy mẫu: Trong vòng 1 giờ trước khi uống thuốc và các thời   điểm sau khi uống 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 14, 16, 24, 48 giờ. ­ Xác định các thông số  dược động học và đánh giá kết quả:  So   sánh   giá   trị   Cmax  và   AUC   bằng   phân   tích   ANOVA,   xác   định  khoảng tin cậy 90 % cho tỷ  lệ  thuốc thử so với thuốc đối chiếu  (theo số  liệu đã chuyển logarit); So sánh giá trị  tmax  theo phương  pháp phân tích phi tham số của Wilcoxon. 2.2.4. Xử lý và biểu thị các kết quả nghiên cứu Xác định mô hình động học GP DC bằng phần mềm Mathcad  phiên bản 14.0.0.163. Xử  lý các số  liệu thống kê và tính toán các  thông số  dược động học  bằng phần mềm Microsoft Excel 2007.  Các kết quả nghiên cứu được xử lý và biểu thị trong luận án dưới  dạng: Giá trị  trung bình ± độ  lệch chuẩn, n là số  lần lặp lại thí  nghiệm và độ lệch chuẩn tương đối RSD (%). Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Xây dựng công thức viên felodipin giải phóng kéo dài theo  cơ chế bơm thẩm thấu kéo ­ đẩy 3.1.1. Lựa chọn tá dược lớp chứa dược chất và lớp đẩy Khảo sát các mẫu viên bào chế dạng PPOP lần lượt sử dụng   natri   croscarmelose,   crospovidon,   natri   starch   glycolat   ho ặc   PEO   200.000 làm TD phân tán trong lớp chứa DC và gôm xanthan, PEO   5.000.000 hay PEO 7.000.000 với vai trò TD trương nở  trong lớp  đẩy. Tất cả các công thức đều sử dụng natri clorid (NaCl) làm TD 
  12. 7 tạo ASTT trong cả 2 lớp. Lactose monohydrat được lựa chọn làm   TD độn, magnesi stearat làm TD trơn trong viên nhân và oxyd sắt   đỏ  để  nhuộm màu cho lớp đẩy. Kết quả  thử  hòa tan cho thấy:  Mẫu viên sử  dụng natri starch glycolat trong lớp DC chỉ GP được  72,5 % DC sau 12 giờ do natri starch glycolat khi g ặp n ước tr ương   nở  thành dạng keo dính lấy miệng GP. Các mẫu viên mà lớp DC   sử  dụng natri croscarmelose hoặc crospovidon đều GP hơn 90 %  DC sau 12 giờ, nhưng  đồ  thị  GP chứa khoảng tuyến tính ngắn.   Mẫu viên không có Avicel PH101 trong cả  hai lớp chỉ GP 82,9 %   DC sau 12 giờ, có thể  do không có Avicel nên tốc độ  hydrat hóa   khối polymer chậm. Các mẫu sử dụng PEO 200.000 trong lớp DC,   PEO   7.000.000   hoặc   PEO   5.000.000   trong   lớp   đẩy   và   Avicel  PH101 trong cả  hai lớp đều GP hơn 90 % DC sau 12 giờ  và có  khoảng tuyến tính trong đồ  thị  GP. Tuy nhiên, PEO 7.000.000 dễ  hút   ẩm   hơn   PEO   5.000.000.   Vì   vậy,   mẫu   viên   sử   dụng   PEO   200.000 trong lớp DC và PEO 5.000.000 trong lớp đẩy được lựa  chọn để nghiên cứu tiếp theo. 3.1.2. Nghiên cứu tỷ  lệ  PEO  200.000 và PEO  5.000.000 trong   viên nhân Bào chế  các mẫu viên có tỉ  lệ  PEO 200.000 trong lớp DC và   PEO 5.000.000 trong lớp đẩy khác nhau. Kết quả  thử  hòa tan cho  thấy: Tỷ  lệ PEO trong cả 2 lớp có ảnh hưởng lớn đến Tlag và tốc  độ GP DC. Trong phạm vi khảo sát, lượng PEO 200.000 ở lớp DC  tăng, trong khi lượng PEO 5.000.000  ở  lớp đẩy không đổi thì tốc  độ GP tăng. Lượng PEO 5.000.000 ở lớp đẩy tăng, trong khi lượng  PEO  200.000  ở  lớp DC không đổi thì tốc độ  GP DC cũng tăng  nhưng   không   nhiều.  Mẫu   viên   có   tỷ   lệ   PEO   200.000   /   PEO  5.000.000 cao nhất (90 mg/50 mg) có Tlag khoảng 1 giờ, GP 100,3 
  13. 8 % DC sau 12 giờ, đồ thị GP tuyến tính trong khoảng 1 ­ 10 giờ theo  phương trình động học bậc không: y = 10,88x – 8,941; R2  = 0,998  thích hợp để sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo. 3.1.3. Nghiên cứu  ảnh hưởng của tỷ lệ natri clorid đến tốc độ   giải phóng dược chất Bào chế  các mẫu viên có tỷ  lệ  NaCl khác nhau  ở  2 lớp. Kết   quả  thử  hòa tan cho thấy: Mẫu không có NaCl  ở  lớp DC hoặc   trong cả 2 lớp có Tlag kéo dài khoảng 2 giờ và tốc độ GP DC chậm.   Mẫu không có NaCl trong lớp đẩy thì đồ  thị  GP DC không bị  ảnh   hưởng nhiều nhưng lại chứa khoảng tuyến tính ngắn. Mẫu tăng tỷ  lệ NaCl trong lớp DC sau 11 giờ đã GP 100,2 % DC, nhưng nếu sử  dụng tỷ lệ NaCl nhiều quá sẽ  khó khăn trong quá trình bào chế  vì   NaCl hút ẩm mạnh, khả năng chịu nén kém. Mẫu chứa tỷ lệ NaCl   bằng nhau trong cả  2 lớp (15 mg) phù hợp để  sử  dụng cho các  nghiên cứu tiếp theo. 3.1.4.   Nghiên   cứu   ảnh   hưởng   của  độ   dày   màng   bao  và   kích   thước miệng giải phóng đến tốc độ giải phóng dược chất Viên nhân với công thức lựa chọn được bao màng bán thấm   với khối lượng màng tăng lên 7 %, 8,5 % và 10 % (so với viên  nhân); sau đó khoan miệng GP với đường kính thay đổi 0,6 mm,  0,8 mm và 1,0 mm. Kết quả thử hòa tan cho thấy:  Khối lượng màng bao càng lớn thì Tlag càng dài, tốc độ GP DC  càng chậm và ngược lại.  Kích thước miệng GP ít  ảnh hưởng Tlag, nhưng  ảnh hưởng  đến tốc độ  GP. Đường kính miệng GP càng lớn thì DC GP càng   nhanh.  Như  vậy, để  kiểm soát GP DC 12 giờ, lựa chọn công thức  viên có tỷ  lệ  tăng khối lượng màng bao so với viên nhân là 8,5 % 
  14. 9 với kích thước miệng GP 0,8 mm.  Mẫu viên lựa chọn đạt yêu cầu về độ hòa tan viên FE GP kéo   dài theo Test 1 chuyên luận viên FE GP kéo dài ­ USP 36. Kết quả  phân tích dữ liệu hòa tan trong khoảng thời gian 1 ­ 10 giờ sử dụng   phần mềm Mathcad khớp mô hình động học cho thấy: Mô hình   động học bậc không có giá trị  AIC nhỏ nhất là phù hợp nhất cho  quá trình GP DC từ mẫu viên lựa chọn. 3.1.5.   Đánh   giá  ảnh   hưởng  của  điều  kiện  hòa  tan  đến  khả   năng giải phóng dược chất ­  Ảnh hưởng của pH môi trường hòa tan:  Khi có mặt chất  diện hoạt để  mô phỏng điều kiện in vivo, pH môi trường hòa tan  không ảnh hưởng đến tỷ lệ GP DC từ viên thẩm thấu. ­  Ảnh hưởng của tốc độ  cánh khuấy: Tốc độ  khuấy không  ảnh hưởng đến tỷ lệ GP DC từ viên thẩm thấu. ­  Ảnh   hưởng   của   áp   suất   thẩm   thấu   môi   trường   hòa   tan:  Nồng độ  NaCl trong môi trường hòa tan càng cao thì tốc độ  GP  càng chậm. Quá trình GP DC từ  viên thẩm thấu phụ  thuộc vào  ASTT của môi trường hòa tan chứng minh cơ chế thẩm thấu của   viên. 3.1.6. Nghiên cứu tăng tỷ lệ dược chất giải phóng ở giờ đầu Để cải thiện tỷ lệ DC GP ở thời điểm ban đầu, mẫu viên bào   chế được giữ nguyên các thành phần TD, độ dày màng bao và kích   thước miệng GP, chỉ giảm lượng FE trong lớp DC còn 4,5 mg, sau   đó   bao  lớp  bao  chứa  0,5  mg  FE   ra  ngoài   viên  thẩm   thấu   b ằng  phương pháp bao phim với polymer là HPMC 6cps. 
  15. 10 Hình 3.15. Đồ thị giải phóng dược chất từ viên FPO và viên đối  chiếu  Đồ  thị  GP của mẫu viên bào chế có DC ở vỏ bao (ký hiệu là  viên FPO) và viên đối chiếu Felutam (Hình 3.15) được coi là giống  nhau ( 2 = 72,23) với tốc độ GP DC sau Tlag tương đương nhau, chỉ  khác nhau về tỷ lệ GP giờ đầu tiên.  3.2. Nghiên cứu nâng cấp quy trình bào chế viên felodipin giải   phóng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu kéo ­ đẩy 3.2.1. Bào chế  viên felodipin giải phóng kéo dài  ở  quy mô 1.000   viên/lô Tiến hành bào chế  viên FE GP kéo dài theo công thức đã lựa   chọn ở quy mô 1.000 viên/lô với các thông số như sau: 3.2.1.1. Bào chế viên nhân ­ Nghiền, rây: Nghiền trong cối, rây qua rây 180. ­ Trộn bột kép: Sử  dụng máy trộn lập phương Erweka  ở  tốc   độ 60 vòng/phút trong 15 phút (RSD  1,99 %). ­ Dập viên: Sử dụng máy dập viên tâm sai Erweka với bộ chày  cối đường kính 9 mm, lực gây vỡ viên trong khoảng 10 ± 1 kP.  Kết quả  cho thấy các mẫu viên từng lớp đều có khả  năng  dập dễ dàng, bề mặt bóng, màu sắc và kết cấu đồng nhất, vết vỡ 
  16. 11 không phân lớp, đồng thời đảm bảo về  độ  cứng và độ  đồng đều  khối lượng. 3.2.1.2. Bao màng bán thấm Sử dụng máy bao phim tự động với các thông số sau: Tốc  độ  quay   của   nồi   bao:  6 vòng/phút,   tốc  độ   phun   dịch:  3 mL/kg/phút,      nhiệt độ  khí vào: 50 °C, lưu lượng gió vào: 70 % công suất máy,  lưu lượng gió ra: 100 % công suất máy. Kết quả  cho thấy màng  bao tốt, mức độ đồng nhất cao (RSD   5,04 %), tỷ lệ hư hao thấp. 3.2.1.3. Khoan laser Năng lượng được điều chỉnh ở mức 25 % công suất máy, tiêu  cự  điều chỉnh bằng thước của máy căn cứ  vào độ  dày thực của  viên, đường kính miệng GP là 0,8 mm. Đường kính miệng GP DC   có độ đồng đều cao (RSD   2,02 %). 3.2.1.4. Bao lớp bao chứa dược chất Bao bằng máy bao phim tự  động với các thông số  tương tự  bao màng bán thấm nhưng tốc  độ  phun dịch là 2,5 mL/kg/phút.  Màng bao chứa tỷ  lệ  DC cao nhất theo lý thuyết, mức độ  đồng  nhất cao (RSD    2,90  %), đạt yêu cầu về độ đồng đều hàm lượng   DC. 3.2.2. Bào chế viên felodipin giải phóng kéo dài ở quy mô 10.000   viên/lô  3.2.2.1. Bào chế viên nhân ­ Xay, rây: Xay bằng thiết bị xay dao IKA, rây qua rây 180.  ­ Trộn bột kép: Sử  dụng máy trộn lập phương Erweka  ở  tốc   độ 60 vòng/phút trong 20 phút (RSD   1,98 %). ­  Dập viên: Sử  dụng máy dập viên quay tròn ZP 21   với bộ  chày cối đường kính 9 mm, lực gây vỡ  viên trong khoảng 10 ± 1  kP.
  17. 12 Viên bào chế  đạt độ  đồng đều khối lượng (RSD   2,25 %),  hàm lượng (RSD   2,03 %) và độ cứng (RSD   2,58 %).  3.2.2.2. Bao màng bán thấm Sử  dụng máy bao phim tự   động KBC­05 với các thông số  tương tự  bao màng bán thấm  ở  quy mô 1.000 viên/lô. Khối lượng  màng bao thực tế chỉ tăng 7,61 % so với khối lượng trung bình viên  trước khi bao, so với lý thuyết thì lượng chất bao hư  hao là 10,44   %. Do đó, cần tăng lượng polymer bao thành 27,7 mg/viên để  bù  lượng hư  hao trong quá trình bao. Kết quả  đánh giá cho thấy quy   trình bao đạt độ  đồng đều tốt (RSD của khối lượng viên là 2,23  %). 3.2.2.3. Khoan laser Tương tự quy mô 1.000 viên/lô. Đường kính miệng GP DC có   độ đồng đều cao (RSD   2,25 %). 3.2.2.4. Bao lớp bao chứa dược chất Sử  dụng  máy bao phim  tự   động KBC­05  với  các  thông  số  tương   tự   bao   màng   bán   thấm   nhưng   tốc   độ   phun   dịch   là   2,5  mL/kg/phút. Hàm lượng FE trong lớp bao chứa DC có độ  đồng  nhất cao trong các viên (RSD   3,89 %). Hàm lượng DC trung bình  trong lớp bao của viên là 0,454 mg, so với hàm lượng lý thuyết thì   lượng hư hao là 9,22 %. Do đó, lượng FE trong lớp bao cần là 0,55  mg/viên để bù lượng hư hao trong quá trình bao.  3.3. Xây dựng tiêu chuẩn cơ  sở  và đánh giá độ   ổn định của  viên felodipin giải phóng kéo dài  3.3.1. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở  Đề xuất tiêu chuẩn cơ sở của viên nén FE 5 mg GP kéo dài và  kết quả kiểm nghiệm chế phẩm của 3 lô bào chế ở quy mô 10.000  viên/lô được đánh giá đạt yêu cầu (Bảng 3.23).
  18. 13 Bảng 3.23. Kết quả kiểm nghiệm viên bào chế theo tiêu chuẩn cơ  sở Chỉ tiêu Kết quả Yêu cầu chất lượng Lô 1 Lô 2 Lô 3 Hình thức Viên bao phim màu trắng, bề  mặt viên  có một lỗ nhỏ, sau khi loại bỏ lớp bao   Đạt Đạt Đạt ngoài, chế  phẩm là viên 2 lớp có  màu  đỏ thẫm và trắng Định tính Sắc ký đồ  của dung dịch thử  cho pic   chính có thời gian lưu khác nhau không  có ý nghĩa thống kê so với thời gian lưu   Đạt Đạt Đạt của pic FE trong sắc ký đồ  của dung  dịch chuẩn Độ đồng  Đạt yêu cầu theo Dược điển Việt Nam  đều hàm   IV Phụ lục 11.2 Đạt Đạt Đạt lượng Định lượng   Hàm lượng FE từ  90,0 đến 110,0% so  Đạt Đạt Đạt (%   SD,  với hàm lượng ghi trên nhãn 101,22  100,92  98,68  n = 6)  0,24  0,29  0,30 Độ hòa tan   Lượng FE hòa tan so với hàm lượng ghi  (%   SD,  trên nhãn n = 12) Sau 2 giờ: 10 ­ 30 % 17,21 16,34  16,45     1,30  2,45  2,64 Sau 6 giờ: 42 ­ 68 % 57,90  55,63  55,35   3,13  2,41  2,41 Sau 10 giờ:   75 % 90,57  92,63  93,34   2,13  2,51  2,54 3.3.2. Đánh giá độ ổn định  ­ Về  hình thức: Sau 24 tháng theo dõi  ở  điều kiện thực và 6  tháng bảo quản  ở  điều kiện lão hóa cấp tốc, hình thức các mẫu   viên của 3 lô không thay đổi. ­  Sự  thay đổi hàm lượng:  Sau 24 tháng theo dõi  ở  điều kiện  thực và 6 tháng bảo quản  ở điều kiện lão hóa cấp tốc, hàm lượng  FE trong viên vẫn đạt trên 90 %.  ­  Sự  thay đổi độ  hòa tan:  Độ  hòa tan của các mẫu viên sau 24 
  19. 14 tháng theo dõi ở điều kiện thực và 6 tháng bảo quản ở  điều kiện lão hóa  cấp tốc có thay đổi nhưng không đáng kể so với thời điểm ban và đạt yêu   cầu về độ hòa tan theo tiêu chuẩn cơ sở đã xây dựng. Vì  vậy, viên đạt chỉ  tiêu về độ hòa tan trong thời gian theo dõi.  3.4. Bước đầu đánh giá tương đương sinh học viên felodipin   giải phóng kéo dài bào chế được  3.4.1. Thẩm định phương pháp định lượng felodipin trong huyết   tương ­ Sự  phù hợp của hệ  thống sắc ký: Có sự  lặp lại về  thời gian   lưu của FE và nội chuẩn (IS), tỷ lệ diện tích pic của FE/IS với RSD  
  20. 15 độ   FE   xác  định  từ   đường   chuẩn  so   với   giá   trị   thực   đạt   94,46   ­   108,39 %.  ­  Xác định giới hạn  định lượng dưới (LLOQ) :  Diện tích pic  trung bình của mẫu chuẩn nồng độ 0,1 ng/mL tại khoảng thời gian   lưu của FE cao gấp 34,47 lần đáp ứng của mẫu trắng. Các nồng độ  tìm thấy so với giá trị thực đạt 83,89 ­ 112,93 % (trong khoảng 80 ­   120 %) với RSD là 10,73 % (
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2