Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng chống viêm của loài Tỏa dương (Balanophora laxiflora Hemsl.)
lượt xem 5
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học "Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng chống viêm của loài Tỏa dương (Balanophora laxiflora Hemsl.)" được nghiên cứu với mục tiêu là: Xác định tên khoa học, mô tả đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học của Tỏa dương; Nghiên cứu thành phần hóa học của Tỏa dương; Đánh giá tác dụng chống viêm của cao toàn phần, cao phân đoạn và một số hợp chất phân lập từ Tỏa dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng chống viêm của loài Tỏa dương (Balanophora laxiflora Hemsl.)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN DƯỢC LIỆU Nguyễn Thị Hồng Anh NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM CỦA LOÀI TỎA DƯƠNG (BALANOPHORA LAXIFLORA HEMSL.) Chuyên ngành: Dược liệu - Dược học cổ truyền Mã số: 972.02.06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC Hà Nội, năm 2022
- Công trình hoàn thành tại: - Viện Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Đỗ Thị Hà 2. PGS. TS. Nguyễn Thùy Dương Phản biện 1: PGS. TS. Phương Thiện Thương Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thu Hằng Phản biện 3: PGS. TS. Bùi Thanh Tùng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện tổ chức tại Viện Dược liệu. Vào hồi……….giờ, ngày……..tháng……….năm …….. Có thể tìm đọc Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Hà Nội. - Thư viện Viện Dược liệu.
- A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Tính cấp thiết của luận án Ở Việt Nam, có nhiều loài thuộc chi Dó đất (Balanophora) họ Dó đất (Balanophoraceae) đã và đang được sử dụng nhiều trong dân gian dùng làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa và tăng cường khả năng sinh dục …, trong đó loài Tỏa dương B. laxiflora được dùng phổ biến nhất. Loài Tỏa dương B. laxiflora được sử dụng làm thuốc chữa đau đầu, đau lưng, đinh nhọt, tăng cường khả năng sinh dục và trong các bài thuốc kích thích tiêu hóa hoặc phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của loài B. laxiflora cho thấy loài này chứa đa dạng các nhóm hợp chất như: tannin, lignan, flavonoid, terpenoid, steroid … Tổng quan tài liệu nghiên cứu về tác dụng sinh học của loài Tỏa dương này cho thấy cao toàn phần, cao phân đoạn và một số hợp chất phân lập từ loài Tỏa dương B. laxiflora có tác dụng chống viêm khá rõ rệt. Cho đến nay, những nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài B. laxiflora ở Việt Nam còn rất hạn chế, mới chỉ có một vài công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Tỏa dương như tăng cường sinh dục nhưng chưa có công bố nào về hoạt tính chống viêm của loài này. Chính vì vậy, nhằm làm rõ thành phần hóa học và hoạt tính chống viêm của loài loài B. laxiflora ở Việt Nam tạo cơ sở khoa học trong việc sử dụng bền vững tài nguyên cây thuốc này, đồng thời tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo trong việc tạo ra các chế phẩm có hoạt tính sinh học cao phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tôi lựa chọn thực hiện đề tài luận án: “Nghiên cứu về thực vật, thành phần hoá học và tác dụng chống viêm của loài Tỏa dương (Balanophora laxiflora Hemsl.)”. 2. Mục tiêu và nội dung của Luận án 2.1. Mục tiêu của Luận án Mục tiêu 1. Xác định tên khoa học, mô tả đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học của Tỏa dương. Mục tiêu 2. Nghiên cứu thành phần hóa học của Tỏa dương. 1
- Mục tiêu 3. Đánh giá tác dụng chống viêm của cao toàn phần, cao phân đoạn và một số hợp chất phân lập từ Tỏa dương. 2.2. Nội dung của Luận án ➢ Về thực vật - Mô tả đặc điểm hình thái, giám định tên khoa học mẫu nghiên cứu - Xác định đặc điểm giải phẫu một số bộ phận của cây và đặc điểm bột dược liệu Tỏa dương ➢ Về thành phần hóa học - Định tính sự có mặt của các nhóm hợp chất chủ yếu có trong Tỏa dương - Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc của một số hợp chất tinh khiết từ Tỏa dương ➢ Về tác dụng chống viêm - Đánh giá tác dụng chống viêm và chống oxy hóa in vitro của cao chiết và các hợp chất phân lập từ Tỏa dương - Đánh giá tác dụng chống viêm in vivo (chống viêm cấp và viêm mạn) của cao chiết và một số hợp chất phân lập từ Tỏa dương. 3. Những đóng góp mới của Luận án 3.1. Về thực vật học Luận án là tài liệu đầu tiên mô tả chi tiết đặc điểm hình thái thực vật, đặc điểm vi phẫu thân, rễ và bột thân của loài Tỏa dương (Balanophora laxiflora Hemsl.). 3.2. Về hóa học Từ phần trên mặt đất loài Tỏa dương Balanophora laxiflora Hemsl. đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 27 hợp chất, trong đó có 5 hợp chất mới (8S,8ʹS)- secoisolariciresinol-9ʹ-O-β-ᴅ-glucopyranosid, balanophorosid B, balanophoron, balanophoroside A, balanolaxin; 10 hợp chất lần đầu tiên phân lập được từ chi Dó đất Balanophora: salicifoliol, (8S,7ʹR,8ʹS)-isolariciresinol 9-O-β- ᴅ-glucopyranosid, p-hydroxybenzaldehyd, piceol (p-hydroxy acetophenon), trans–p–coumaryl aldehyd, 6-O-galloyl-1-O-E-caffeoyl-β-ᴅ-glucopyranose, (21β)-22-hydroxyhopan-3-on, (21α)-22-hydroxyhopan-3-on, deacetyl asperulosidic acid, 1-O-(3-methylbutyl)-6-O-β-ᴅ-xylopyranosyl- (1→6)-β-ᴅ- 2
- glucopyranose; 4 hợp chất lần đầu tiên phân lập được từ loài Balanophora laxiflora Hemsl. bao gồm : (8R,8ʹR)-secoisolariciresinol-4-O-β-ᴅ- glucopyranosid, (8R,7′S,8′R)-lariciresinol-4ʹ-O-β-ᴅ-glucopyranosid, coniferyl aldehyd β-ᴅ-glucopyranosid và 4-O-galloyl-1-O-E-caffeoyl-β-ᴅ- glucopyranose; và 8 hợp chất đã biết khác là: (8S,7ʹR,8ʹS)-isolariciresinol 4-O- β-ᴅ-glucopyranosid, ferulic aldehyd, ethyl caffeat, coniferin, 1-O-E-caffeoyl- β-ᴅ-glucopyranose, lupeol, β-amyrin, 5-(hydroxymethyl)-2-furaldehyd. 3.3. Về tác dụng chống viêm Luận án là công bố đầu tiên về tác dụng chống viêm của loài Balanophora laxiflora Hemsl. Luận án là công bố đầu tiên về: - Tác dụng và cơ chế chống viêm in vitro của hợp chất (21α)-22- hydroxyhopan-3-on (BL23): ức chế mức độ biểu hiện gen COX-2, TNFα, IL- 1β, INFβ và iNOS trên tế bào RAW 264.7 gây kích thích viêm bởi LPS - Tác dụng chống viêm in vivo của hợp chất BL23, cao toàn phần ethanol và cao phân đoạn ethyl acetat từ loài Tỏa dương trên mô hình viêm cấp và mạn tính. - Tác dụng dọn gốc tự do DPPH và superoxide của hợp chất BL23, cao toàn phần ethanol và cao phân đoạn ethyl acetat từ loài Tỏa dương. 4. Ý nghĩa của luận án -Ý nghĩa khoa học : các kết quả nghiên cứu thực vật đã xác định giúp cho kết quả nghiên cứu về hóa học và tác dụng sinh học được khẳng định rõ nguồn gốc. Kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học đã giúp bổ sung tư liệu cho ngành hóa học các hợp chất thiên nhiên nói chung cũng như chi Balanophora và loài Balanophora laxiflora nói riêng. Kết quả nghiên cứu về tác dụng chống viêm của Tỏa dương Balanophora laxiflora góp phần giải thích kinh nghiệm sử dụng của dân gian và làm cơ sở cho việc sử dụng Tỏa dương đồng thời đây là cơ sở khoa học mở ra triển vọng nghiên cứu đầy đủ hơn để có thể sử dụng rộng rãi dược liệu này theo hướng điều trị các bệnh liên quan đến viêm. - Ý nghĩa thực tiễn : Làm cơ sở khoa học để phát triển nguồn nguyên liệu Tỏa dương làm thuốc quý và góp phần bảo tồn tài nguyên dược liệu này. 3
- 5. Bố cục của luận án Luận án có 143 trang, gồm 4 chương, 39 bảng, 48 hình, 233 tài liệu tham khảo và 28 phụ lục. Các phần chính trong luận án: Đặt vấn đề (2 trang), Tổng quan (39 trang), Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (15 trang), Kết quả nghiên cứu (61 trang), Bàn luận (23 trang), Kết luận và kiến nghị (3 trang). B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Đã tổng hợp và trình bày một cách hệ thống các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay về thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của chi dó đất Balanophora và loài Balanophora laxiflora Hemsl. trên thế giới và ở Việt Nam; đồng thời đã tổng hợp các thông tin tổng quan về viêm. CHƯƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu là phần trên mặt đất của Tỏa dương được thu hái tại bản Khoang, thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai vào tháng 11/2015 và tháng 10/2017. Các Tiêu bản mẫu cây được lưu tại Khoa Tài nguyên Dược liệu - Viện Dược liệu (Số tiêu bản TB-16409) và Phòng Thực vật học – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Số tiêu bản BSp2). 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thẩm định tên khoa học loài nghiên cứu trên cơ sở phân tích đặc điểm hình thái thực vật, so sánh với các tài liệu đã công bố của loài và các khóa phân loại thực vật. - Xác định đặc điểm vi phẫu phần trên mặt đất, phần rễ và đặc điểm bột dược liệu bằng phương pháp hiển vi. - Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được dựa trên các thông số vật lý và các phương pháp phổ, ESI-MS, HR-EI-MS, NMR 1 chiều và 2 chiều, CD kết hợp đối chiếu với tài liệu đã công bố. - Đánh giá tác dụng chống viêm in vitro của Tỏa dương trên mô hình kích thích đại thực bào RAW 264.7 như ức chế mức độ biểu hiện gen COX-2, TNFα, IL-1β, 4
- INFβ và iNOS. - Đánh giá cơ chế chống viêm in vitro của Tỏa dương trên mô hình kích thích đại thực bào RAW 264.7 như ức chế hoạt động enzym NOX, ức chế giải phóng ROS, ức chế quá trình phosphoryl hóa các MAPK và ức chế quá trình sao mã AP-1. - Đánh giá tác dụng chống oxy hóa của Tỏa dương trên mô hình dọn gốc tự do DPPH và superoxid. - Đánh giá tác dụng chống viêm in vivo của Tỏa dương bằng các mô hình: gây phù chân chuột bằng carrageenan, mô hình gây u hạt bằng viên bông. - Phương pháp xử lý số liệu : Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20 để xử lý số liệu. Kết quả được biểu diễn dưới dạng M ± SE (M: giá trị trung bình, SE: sai số chuẩn). CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả nghiên cứu về thực vật 3.1.1. Thẩm định tên khoa học Đã giám định tên khoa học của loài Tỏa dương thu hái tại thị xã Sa pa, tỉnh Lào Cai là Balanophora laxiflora Hemsl., thuộc họ dó đất Balanophoraceae. 3.1.2. Đặc điểm hình thái Cây đơn tính khác gốc, sống ký sinh trên rễ một số loài cây khác, không có diệp lục, màu đỏ tới đỏ đậm hoặc hơi nâu vàng, đôi khi đỏ tía. Thân rễ nạc, phân nhánh, dạng gần cầu, 1-4 x 1-3,5 cm, bề mặt sần sùi màu nâu vàng, được bao phủ bởi nhiều đốm thô ráp, vàng nhạt, hình sao. Lá 8-14, mọc so le, ôm lấy gốc, dạng thuôn dài 1,5-2,5 x 1-1,5 cm, đầu nhọn. Cuống hoa 5-10 cm. Cụm hoa đực hình trụ, kích thước 3-18 x 0,5 – 2 cm, chóp nhọn. Hoa đực gần như không cuống, đối xứng hai bên, hoa nhỏ, xếp thành các vòng đều đặn trên trục hoa; bao hoa màu đỏ hoặc đỏ cam, chia 6 (4) thùy, 2-3 mm; 2 thùy giữa (đối diện nhau) lớn hơn và cụt đầu, các mảnh bên hình trứng hoặc tam giác; khối phấn bị ép ngang. Hoa dạng đĩa hoặc đôi khi mở rộng theo chiều ngang, đường kính 4,5-7 mm; Bao phấn vỡ thành nhiều ô, mở bởi đường rạch/ kẽ hở ngắn. Cụm hoa cái hình cầu – trứng hoặc trứng thuôn, 2-6 x 0,8-2 cm, đỉnh nhọn. Hoa cái hình gần chùy, dạng trứng ngược hoặc bầu dục thuôn, dài đến 5
- 1,5 mm; hoa cái không có bao hoa, mọc ở quanh chân của vảy bảo vệ; vảy hình trứng lõm ở đỉnh, kích thước 0,1-0,2 x 0,2 mm; 1 vòi nhụy dài 0,3-0,5 mm; 3.1.3. Đặc điểm vi học * Vi phẫu thân khí sinh: Thiết diện ngang thân hình tròn hoặc gần tròn. Cấu tạo vi phẫu thân gồm chủ yếu là các mô mềm, mô mạch và mô nâng đỡ kém phát triển. Biểu bì gồm một hàng tế bào nhỏ xếp sát nhau. Mô mềm ở vùng vỏ mang nhiều chất tiết. Rải rác trong mô mềm có các giọt dầu và sợi cứng. Bó mạch gồm libe bao quanh các mạch gỗ và rất kém phát triển, mạ ch gỗ cấp I dạng mạch xoắn. * Vi phẫu thân rễ: Lớp bần gồm các tế bào hình trứng hoặc hình cầu, sắp xếp lộn xộn. Mô mềm chiếm phần lớn thể tích thân rễ, gồm các tế bào kích thước lớn, thành mỏng, chứa chất tiết và các giọt dầu, tập trung nhiều ở vùng ngoài. Các bó mạch nằm rải rác trong mô mềm và được phân cách bởi 4-5 hàng tế bào hóa gỗ, các tế bào thường hẹp dài với các kích thước khác nhau. Cấu tạo của bó mạch giống với cấu tạo bó mạch ở rễ, tuy nhiên mạch gỗ cấp I có kích thước nhỏ hơn ở rễ; libe cấp I cấu tạo dạng kết tầng, các đám sợi nằm rải rác trong libe. Tia ruột tỏa ra từ tâm phân cắt các bó mạch tạo thành hình nan quạt tỏa ra từ tâm. * Vi phẫu lá: Thiết diện cắt ngang lá dạng hình thuyền, không có mấu lồi do không có hệ gân lá. Cấu tạo lá gồm chủ yếu các tế bào mô mềm, mô nâng đỡ trong đó mô mạch kém phát triển. Biểu bì gồm 1 lớp tế bào nhỏ, xếp sát nhau. Mô mềm gồm các tế bào kích thước không đều, sắp xếp so le. Trong mô mềm chứa các giọt dầu, rải rác có các sợi. * Vi phẫu rễ: Lát cắt vi phẫu rễ tròn hoặc gần tròn. Từ ngoài vào trong gồm có: lớp bần gồm 4-8 lớp tế bào hẹp dài. Dưới lớp bần là lớp mô mềm gồm 2 – 4 lớp tế bào, rải rác có các đám mô cứng. Libe cấp I cấu tạo dạng kết tầng các sợi tập trung thành từng đám bao quanh libe. Gỗ cấp I gồm các mạch lớn và nhỏ xếp thành hàng, mạch lớn ở ngoài mạch nhỏ ở trong. Libe và gỗ xếp nối 6
- tiếp nhau tạo thành hệ thống hình nan quạt tỏa ra từ tâm, xen giữa các bó libe- gỗ là các tia ruột. * Đặc điểm bột dược liệu: Bột rễ màu vàng sậm hoặc vàng nâu, mùi thơm nhẹ. Thành phần gồm: mảnh bần màu vàng sậm, tế bào vách dày. Mảnh mô mềm tế bào vách mỏng, thường mang các giọt dầu. Các khối nhựa màu với nhiều hình dạng khác nhau. Lông che chở đa bào. Các sợi nằm riêng lẻ với tế bào hẹp dài, thành mỏng, màu vàng. Mảnh mạch xoắn. Khối hạt phấn chứa các hạt phấn dạng hình cầu. 3.2. Kết quả nghiên cứu về hóa học 3.2.1. Định tính các nhóm hợp chất hữu cơ Kết quả cho thấy các nhóm hợp chất có trong loài Tỏa dương gồm: flavonoid, courmarin, tannin, acid hữu cơ, acid amin, sterol, chất béo. 3.2.2. Chiết xuất, phân lập các hợp chất Bằng các phương pháp sắc ký đã tiến hành phân lập được 27 hợp chất (BL1- BL27) từ Tỏa dương. Cấu trúc của các hợp chất được xác định dựa trên việc phân tích các dữ kiện phổ cũng như so sánh với các tài liệu đã công bố 3.2.3. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất * Hợp chất BL1: Salicifoliol tinh thể không màu. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 3,20 (1H, ddd, J = 2,0; 6,5; 7,0 Hz, H-1), 4,66 (1H, d, J = 6,5 Hz, H- 2); 4,35 (1H, dd, J = 2,0; 9,5, H-4a), 4,08 (1H, dd, J = 3,5; 9,5, H-4b), 3,53 (1H, dd, J = 3,0; 8,0, H-5), 4,28 (1H, t, J = 8,0, H-8a), 4,52 (1H, dd, J = 7,0; 9,5, H-8b), 6,96 (1H, d, J = 1,5; H-2'), 6,79 (1H, d, J = 8,0; H-5'), 6,83 (1H, dd, J = 1,5; 8,0, H-6'), 3,87 (3H, s, OCH3). Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 47,5 (C-1), 87,7 (C-2), 71,8 (C-4), 49,5 (C-5), 181,0 (C-6), 70,9 (C-8), 132,3 (C-1'), 110,0 (C-2'), 149,2 (C-3'), 147,7 (C-4'), 116,1 (C-5'), 120,2 (C-6'), 56,4 (OCH3). * Hợp chất BL2: (8S,8ʹS)-secoisolariciresinol-9ʹ-O-β-ᴅ-glucopyranosid (chất mới) dạng bột màu vàng. Phổ HR-ESI-MS: m/z 523,2188 [M+H]+, CTPT: C26H36O11. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 6,61 (1H, br s, H-2), 6,68 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5), 6,57 (1H, br d, J = 8,0 Hz, H-6), 2,62* (1H, H-7), 1,97 (1H, m, H-8), 3,67 (1H, dd, J = 5,5; 11,0 Hz, H-9a), 3,58 (1H, dd, J = 6,0; 11,0 Hz, H-9b), 3,76 (3H, 7
- s, 3-OCH3), 6,62 (1H, br s, H-2'), 6,68 (1H, d, J = 8,0 Hz; H-5'), 6,59 (1H, br d, J = 8,0 Hz, H-6'), 2,70 (1H, dd, J = 7,0; 14,0 Hz, H-7'a), 2,62* (1H, H-7'b), 2,13 (1H, m, H-8'), 4,07 (1H, dd, J = 6,0; 10,0 Hz, H-9'a), 3,49 (1H, dd, J = 6,0; 10,0 Hz, H-9'b), 3,76 (3H, s, 3'-OCH3), 4,24 (1H, d, J = 7,5 Hz; H-1''), 3,23 (1H, dd, J = 7,5; 9,0 Hz; H-2''), 3,37 (1H, dd, J = 9,0; 9,0 Hz; H-3''), 3,33 (1H, dd, J = 9,0; 9,0 Hz; H-4''), 3,26 (1H, m, H-5''), 3,87 (1H, dd, J = 2,0; 12,0 Hz; H-6''a), 3,70 (1H, dd, J = 5,5; 12,0 Hz; H-6'') . Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 134,1 (C-1), 113,5 (C-2), 148,8 (C-3), 145,4 (C-4), 115,8 (C-5), 122,8 (C-6), 35,5 (C-7), 43,9 (C-8), 62,6 (C-9), 56,3 (3-OCH3), 133,8 (C-1'), 113,6 (C-2'), 148,8 (C-3'), 145,5 (C-4'), 115,8 (C-5'), 122,8 (C-6'), 35,9 (C-7'), 41,4 (C-8'), 71,1 (C-9'), 56,3 (3'-OCH3), 104,7 (C-1''), 75,2 (C-2''), 78,2 (C-3''), 71,7 (C-4''), 77,9 (C-5''), 62,8 (C-6''). * Hợp chất BL3: (8R,8ʹR)-secoisolariciresinol-4-O-β-ᴅ-glucopyranosid dạng bột màu vàng. Phổ HR-ESI-MS: m/z 547,2153 [M+Na]+, CTPT: C26H36O11. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 6,70 (1H, s, H-2), 7,05 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5), 6,68 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-6), 2,73 (1H, dd, J = 7,0; 13,5 Hz, H-7a), 2,62 (1H, dd, J = 7,5; 13,5 Hz, H-7b), 1,94 (1H, m, H-8), 3,61* (1H, H-9), 3,78 (3H, s, 3-OCH3), 6,63 (1H, br s, H-2'), 6,68 (1H, d, J = 8,0 Hz; H-5'), 6,56 (1H, br d, J = 8,0 Hz, H-6'), 2,68 (1H, dd, J = 7,0; 13,5 Hz, H-7'a), 2,58 (1H, dd, J = 7,5; 13,5 Hz, H-7'b), 1,95 (1H, m, H-8'), 3,61* (1H, H-9'), 3,76 (3H, s, 3'-OCH3), 4,85 (1H, d, J = 7,5 Hz; H-1''), 3,51 (1H, dd, J = 8,0; 9,0 Hz; H-2''), 3,49 (1H, dd, J = 9,0; 9,0 Hz; H-3''), 3,42* (1H, H-4''), 3,42* (1H, H-5''), 3,90 (1H, br d, J = 12,0 Hz; H-6''a), 3,72 (1H, dd, J = 3,5; 12,0 Hz; H-6'') . Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 137,5 (C-1), 114,2 (C-2), 150,6 (C-4), 146,1 (C-5), 122,9 (C-6), 36,1 (C-7), 44,3 (C-8), 62,1 (C-9), 56,5 (3-OCH3), 133,8 (C-1'), 113,5 (C-2'), 148,7 (C-3'), 145,6 (C-4'), 115,9 (C-5'), 122,7 (C-6'), 36,0 (C-7'), 44,0 (C-8'), 62,0 (C-9'), 56,4 (3'-OCH3), 103,1 (C-1''), 74,9 (C-2''), 78,8 (C-3''), 71,4 (C-4''), 78,2 (C-5''), 62,5 (C-6''). * Hợp chất BL4: (8S,7ʹR,8ʹS)-isolariciresinol 4-O-β-ᴅ-glucopyranosid dạng bột màu vàng. Phổ HR-ESI-MS: m/z 521,2023 [M-H]-, CTPT: C26H34O11. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 6,45 (1H, s, H-3), 6,77 (1H, s, H-6), 2,84 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-7), 2,06 (1H, m, H-8), 3,74 (1H, dd, J = 5,0; 11,0 Hz; H-9a), 3,65* 8
- (1H, H-9), 3,85 (3H, s, 5-OCH3), 6,72 (1H, d, J = 1,5 Hz; H-2'), 6,78 (1H, d, J = 8,0 Hz; H-5'), 6,65 (1H, dd, J = 1,5; 8,0 Hz, H-6'), 3,86 (1H, d, J = 13,0 Hz, H-7'), 1,83 (1H, m, H-8'), 3,69* (1H, H-9'a), 3,42 (1H, dd, J = 4,0; 11,0 Hz, H-9'b), 3,81 (3H, s, 3'-OCH3), 4,64 (1H, d, J = 7,5 Hz; H-1''), 3,40* (1H, H-2''), 3,38 (1H, dd, J = 9,0; 9,0 Hz; H-3''), 3,49 (1H, dd, J = 9,0; 9,0 Hz; H-4''), 3,00 (1H, m, H-5''), 3,40* (1H, H-6''), 3,65 (1H, dd, J = 3,0; 12,0 Hz; H-6''). Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 132,1 (C-1), 134,5 (C-2), 118,5 (C-3), 145,8 (C-4), 148,6 (C-5), 113,3 (C-6), 33,6 (C- 7), 39,8 (C-8), 65,8 (C-9), 56,8 (5-OCH3), 138,1 (C-1'), 113,8 (C-2'), 149,1 (C-3'), 146,1 (C-4'), 116,1 (C-5'), 123,3 (C-6'), 48,2 (C-7'), 47,6 (C-8'), 62,1 (C-9'), 56,4 (3'- OCH3), 102,3 (C-1''), 74,6 (C-2''), 77,8 (C-3''), 70,3 (C-4''), 77,6 (C-5''), 61,4 (C-6''). * Hợp chất BL5: (8S,7ʹR,8ʹS)-isolariciresinol 9-O-β-ᴅ-glucopyranosid dạng bột màu vàng. Phổ HR-ESI-MS: m/z 521,2023 [M+Na]+, CTPT: C26H34O11. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 6,20 (1H, s, H-3), 6,68 (1H, s, H-6), 2,85 (1H, dd, J = 5,0; 15,5 Hz, H-7a), 2,78 (1H, dd, J = 11,0; 15,0 Hz, H-7b), 2,21 (1H, m, H- 8), 4,06 (1H, dd, J = 5,0; 10,0 Hz; H-9a), 3,65 (1H, dd, J = 5,0; 10,0 Hz; H-9b), 3,83 (3H, s, 5-OCH3), 6,71 (1H, d, J = 1,5 Hz; H-2'), 6,76 (1H, d, J = 8,0 Hz; H-5'), 6,64 (1H, dd, J = 1,5; 8,0 Hz, H-6'), 3,89 (1H, d, J = 10,0 Hz, H-7'), 1,76 (1H, br dd, J = 10,0; 10,0 Hz, H-8'), 3,76* (1H, H-9'a), 3,39* (1H, H-9'b), 3,80 (3H, s, 3'-OCH3), 4,32(1H, d, J = 7,5 Hz; H-1''), 3,22 (1H, dd, J = 7,5; 9,0 Hz; H-2''), 3,32* (1H, H-3''), 3,32* (1H, H-4''), 3,41 (1H, m, H-5''), 3,89 (1H, br d, J = 11,0 Hz; H-6''a), 3,69 (1H, dd, J = 5,0; 11,0 Hz; H-6''b). Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 129,0 (C- 1), 134,2 (C-2), 117,3 (C-3), 145,1 (C-4), 147,1 (C-5), 112,4 (C-6), 33,8 (C-7), 37,3 (C-8), 74,1 (C-9), 56,5 (5-OCH3), 138,6 (C-1'), 114,0 (C-2'), 148,9 (C-3'), 145,6 (C- 4'), 116,0 (C-5'), 123,2 (C-6'), 47,7 (C-7'), 48,5 (C-8'), 61,7 (C-9'), 56,5 (3'-OCH3), 104,4 (C-1''), 75,0 (C-2''), 77,8 (C-3''), 71,5 (C-4''), 77,9 (C-5''), 62,6 (C-6''). * Hợp chất BL6: balanophorosid B (chất mới) dạng bột màu vàng, góc quay cực riêng [α]25D = +41,8 (c 0,1, MeOH). Phổ HR-ESI-MS: m/z 545,1998 [M+Na]+, CTPT: C26H34O11. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 6,74 (1H, s, H-3), 6,82 (1H, s, H-6), 3,01 (1H, dd, J = 4,5; 17,5 Hz, H-7), 2,08 (1H, m, H-8), 3,60* (1H, H-9), 3,87 (3H, s, 5-OCH3), 6,71 (1H, d, J = 2,0 Hz; H-2'), 6,67 (1H, d, J = 8,0 Hz; H- 9
- 5'), 6,46 (1H, dd, J = 2,0; 8,0 Hz, H-6'), 4,29 (1H, br s, H-7'), 2,08 (1H, m, H-8'), 3,54* (1H, H-9'a), 3,41* (1H, H-9'b), 3,78 (3H, s, 3'-OCH3), 4,68 (1H, d, J = 7,5 Hz; H-1''), 3,42 (1H, m, H-2''), 3,37 (1H, m, H-3''), 3,37 (1H, m, H-4''), 3,22 (1H, m, H- 5''), 3,76 (1H, br d, J = 12,0 Hz; H-6''a), 3,65 (1H, dd, J = 5,5; 12,0 Hz; H-6''b). Phổ 13 C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 131,8 (C-1), 133,4 (C-2), 118,8 (C-3), 146,3 (C-4), 149,3 (C-5), 113,4 (C-6), 33,1 (C-7), 35,4 (C-8), 65,5 (C-9), 56,8 (5- OCH3), 135,7 (C-1'), 115,3 (C-2'), 148,3 (C-3'), 145,9 (C-4'), 115,5 (C-5'), 124,0 (C- 6'), 46,7 (C-7'), 44,6 (C-8'), 63,4 (C-9'), 56,4 (3'-OCH3), 102,8 (C-1''), 74,8 (C-2''), 77,8 (C-3''), 71,2 (C-4''), 78,1 (C-5''), 62,4 (C-6''). * Hợp chất BL7: (8R,7′S,8′R)-lariciresinol-4ʹ-O-β-ᴅ-glucopyranosid dạng bột màu vàng nhạt. Phổ HR-ESI-MS: m/z 545,1995 [M+Na]+, CTPT: C26H34O11. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 6,81 (1H, d, J = 1,5 Hz; H-2), 6,73 (1H, d, J = 1,5 Hz; H-5), 6,66 (1H, dd, J = 1,5; 8,0 Hz, H-6), 2,93 (1H, dd, J = 5,0; 13,5 Hz, H- 7a), 2,53 (1H, dd, J = 11,0; 13,5 Hz, H-7b), 2,74 (1H, m, H-8), 4,02 (1H, dd, J = 6,5; 8,5 Hz; H-9a), 3,76 (1H, dd, J = 6,5; 8,5 Hz; H-9b), 3,85 (3H, s, 3-OCH3), 7,01 (1H, d, J = 1,5 Hz; H-2'), 7,16 (1H, d, J = 8,5 Hz; H-5'), 6,90 (1H, dd, J = 1,5; 8,5 Hz, H- 6'), 4,85 (1H, d, J = 6,5 Hz, H-7'), 2,38 (1H, m, H-8'), 3,87* (1H, H-9'a), 3,68 (1H, dd, J = 7,0; 11,0 Hz, H-9'b), 3,88 (3H, s, 3'-OCH3), 4,90 (1H, d, J = 7,5 Hz; H-1''), 3,51 (1H, dd, J = 7,5; 9,0 Hz; H-2''), 3,48 (1H, dd, J = 9,0; 9,0 Hz; H-3''), 3,42* (1H, H-4''), 3,42* (1H, H-5''), 3,89 (1H, br d, J = 11,0 Hz; H-6''a), 3,71 (1H, dd, J = 4,0; 11,0 Hz; H-6''b). Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 133,5 (C-1), 113,5 (C-2), 149,1 (C-3), 145,9 (C-4), 116,3 (C-5), 122,2 (C-6), 33,6 (C-7), 43,8 (C-8), 73,7 (C-9), 56,4 (3-OCH3), 139,6 (C-1'), 111,4 (C-2'), 150,9 (C-3'), 147,3 (C-4'), 118,0 (C-5'), 119,6 (C-6'), 83,8 (C-7'), 54,1 (C-8'), 60,5 (C-9'), 56,8 (3'-OCH3), 102,9 (C-1''), 74,9 (C-2''), 77,9 (C-3''), 71,4 (C-4''), 78,2 (C-5''), 62,5 (C-6''). * Hợp chất BL8: balanophoron (chất mới) dạng bột màu vàng nhạt. Phổ HR- ESI-MS: m/z 415,1395 [M-H]-, CTPT: C22H24O8. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 7,60 (1H, d, J = 2,0 Hz; H-2), 6,92 (1H, d, J = 8,0 Hz; H-5), 7,62 (1H, dd, J = 2,0; 8,0 Hz, H-6), 4,22 (1H, m, H-8), 4,11 (1H, dd, J = 5,5; 8,5 Hz; H-9a), 4,28 (1H, m, H-9b), 3,91 (3H, s, 3-OCH3), 7,08 (1H, d, J = 2,0 Hz; H-2'), 6,80 (1H, d, J = 10
- 8,5 Hz; H-5'), 6,87 (1H, dd, J = 2,0; 8,5 Hz, H-6'), 4,61 (1H, d, J = 9,0 Hz, H-7'), 3,00 (1H, m, H-8'), 4,19 (1H, d, J = 6,5 Hz, H-9'), 3,94 (3H, s, 3'-OCH3), 1,82 (3H, s, CH3). Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 130,0 (C-1), 112,4 (C-2), 149,4 (C-3), 153,8 (C-4), 116,0 (C-5), 125,1 (C-6), 199,6 (C-7), 51,1 (C-8), 72,0 (C-9), 56,4 (3-OCH3), 132,8 (C-1'), 111,5 (C-2'), 149,2 (C-3'), 147,8 (C-4'), 116,0 (C-5'), 121,1 (C-6'), 86,0 (C-7'), 51,2 (C-8'), 64,7 (C-9'), 56,5 (3'-OCH3), 20,5 (CH3), 172,5 (COO). * Hợp chất BL9: balanophorosid A (chất mới) dạng bột màu vàng nhạt, góc quay cực riêng [α]25D = +26,7 (c 0,1, MeOH). Phổ HR-ESI-MS: m/z 459,1274 [M+Na]+, CTPT: C21H24O10. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 5,32 (1H, s, H-1), 3,61 (1H, d, J = 16,2 Hz; H-3a), 3,61 (1H, d, J = 16,2 Hz; H-3b), 6,75 (1H, br s, H-3'), 6,50 (1H, br d, J = 7,8 Hz; H-5'), 7,07 (1H, br d, J = 7,8 Hz, H-6'), 6,88 (1H, dd, J = 7,8 Hz; H-2'', 6''), 6,66 (1H, dd, J = 7,8 Hz; H-3'', 5''), 4,87* (1H, H-1'''), 3,45 (1H, m, H-2'''), 3,46 (1H, m, H-3'''), 3,39 (1H, m, H-4'''), 3,43 (1H, m, H-5'''), 3,72 (1H, dd, J = 5,4; 12,0 Hz; H-6'''a), 3,92 (1H, br d, J = 12,0 Hz; H-6'''b). Phổ 13C- NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 76,6 (C-1), 210,0 (C-2), 44,9 (C-3), 120,6 (C- 1'), 157,9 (C-2'), 104,9 (C-3'), 160,6 (C-4'), 111,0 (C-5'), 132,1 (C-6'), 126,4 (C-1''), 131,7 (C-2'', 6''), 116,1 (C-3'', 5''), 157,2 (C-4''), 103,5 (C-1'''), 74,9 (C-2'''), 78,2 (C- 3'''), 71,7 (C-4'''), 77,9 (C-5'''), 62,8 (C-6'''). * Hợp chất BL10: coniferin dạng bột màu vàng nhạt. Phổ HR-ESI-MS: m/z 365,1202 [M+Na]+, CTPT: C16H22O8. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 7,08 (1H, d, J = 2,0 Hz; H-2), 7,12 (1H, d, J = 8,0 Hz; H-5), 6,97 (1H, dd, J = 2,0; 8,0 Hz, H-6), 6,29 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-7), 6,58 (1H, dd, J = 6,0; 16,0 Hz, H-8), 4,23 (1H, d, J = 6,0 Hz; H-9), 3,89 (3H, s, 3-OCH3), 4,91 (1H, d, J = 7,6 Hz, H-1'), 3,50* (2H, H-2', 3'), 3,42* (2H, H-4', 5'), 3,90 (1H, br d, J = 12,0 Hz; H-6'a), 3,72 (1H, dd, J = 5,5; 12,0 Hz; H-6'b). Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 130,4 (C-1), 112,9 (C-2), 151,1 (C-3), 150,9 (C-4), 117,3 (C-5), 124,4 (C-6), 33,6 (C- 7), 43,8 (C-8), 73,7 (C-9), 56,4 (3-OCH3), 139,6 (C-1'), 74,9 (C-2'), 77,8 (C-3'), 71,3 (C-4'), 78,2 (C-5'), 62,5 (C-6'). * Hợp chất BL11: coniferyl aldehyd β-D-glucopyranosid dạng bột màu vàng nhạt. Phổ HR-ESI-MS: m/z 339,2001 [M-H]-, CTPT: C16H19O8. Phổ 1H NMR 11
- (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 7,35 (1H, br s; H-2), 7,64 (1H, d, J = 15,5 Hz; H-5), 7,28 (1H, br d, J = 8,5 Hz, H-6), 7,64 (1H, d, J = 15,5 Hz, H-7), 6,74 (1H, d, J = 15,5 Hz, H-8), 9,63 (1H, d, J = 7,5 Hz; H-9), 3,94 (3H, s, 3-OCH3), 5,03 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1'), 3,42-3,54* (4H, H-2', 3', 4', 5'), 3,90 (1H, br d, J = 11,0 Hz; H-6'a), 3,71 (1H, dd, J = 4,5; 11,0 Hz; H-6'b). Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 133,7 (C-1), 111,4 (C-2), 150,9 (C-3), 147,6 (C-4), 117,9 (C-5), 124,4 (C-6), 155,2 (C-7), 128,2 (C-8), 196,1 (C-9), 56,8 (3-OCH3), 102,1 (C-1'), 74,8 (C-2'), 77,8 (C-3'), 71,3 (C-4'), 78,2 (C-5'), 62,5 (C-6'). * Hợp chất BL12: trans-p-coumaryl aldehyd dạng bột màu trắng. Phổ ESI- MS: m/z 149,15 [M+H]+, CTPT: C9H8O2. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 7,57 (2H, d, J = 9,0 Hz; H-2, 6), 6,87 (2H, d, J = 9,0 Hz; H-3, 5), 7,61 (H, d, J = 16,0 Hz; H-7), 6,64 (H, dd, J = 8,0; 16,0 Hz; H-8), 9,59 (2H, d, J = 8,0 Hz; H-9). Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 127,1 (C-1), 132,0 (C-2, 6), 117,1 (C- 3, 5), 162,3 (C-4), 156,0 (C-7), 126,5 (C-8), 196,2 (C-9). * Hợp chất BL13: ferulic aldehyd dạng tinh thể hình kim không màu. Phổ ESI- MS: m/z 179,15 [M+H]+, CTPT: C10H10O3. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 7,28 (1H, d, J = 2,0 Hz; H-2), 6,88 (1H, d, J = 9,0 Hz; H-5), 7,19 (1H, dd, J = 2,5; 8,5 Hz; H-6), 7,61 (1H, d, J = 15,5 Hz; H-7), 6,68 (1H, d, J = 15,5 Hz; H-8), 9,59 (1H, d, J = 8,0 Hz; H-9), 3,93 (3H, s, OCH3). Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 126,6 (C-1), 109,5 (C-2), 149,0 (C-3), 147,0 (C-4), 115,0 (C-5), 124,0 (C-6), 153,2 (C-7), 126,3 (C-8), 193,7 (C-9), 56,0 (OCH3). * Hợp chất BL14: ethyl caffeat dạng bột màu trắng. Phổ ESI-MS: m/z 231,0 [M+Na]+, CTPT: C11H12O4. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 7,05 (1H, d, J = 2,0 Hz; H-2), 6,79 (1H, d, J = 8,5 Hz; H-5), 6,95 (1H, dd, J = 2,0; 8,5 Hz; H-6), 7,61 (1H, d, J = 16,0 Hz; H-7), 6,28 (1H, d, J = 16,0 Hz; H-8), 4,23 (2H, dd, J = 7,0; 8,0 Hz; OCH2CH3), 1,32 (3H, t, OCH2CH3). Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 127,7 (C-1), 115,1 (C-2), 146,8 (C-3), 149,5 (C-4), 116,5 (C-5), 122,9 (C-6), 146,7 (C-7), 115,2 (C-8), 169,3 (C-9), 61,4 (OCH2CH3), 61,4 (OCH2CH3). * Hợp chất BL15: 1-O-E-caffeoyl-β-ᴅ-glucopyranose dạng bột màu trắng. Phổ HR-ESI-MS: m/z 341,0889 [M-H]-, CTPT: C15H17O9. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 12
- MHz) H (ppm): 5,62 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1), 3,43-3,54* (4H, H-2, 3, 4, 5), 3,89 (1H, br d, J = 12,0 Hz; H-6a), 3,74 (1H, br d, J = 12,0 Hz; H-6b), 7,09 (1H, br s, H- 2'), 6,81 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5'), 6,97 (1H, br d, J = 8,0 Hz, H-6'), 7,67 (1H, d, J = 15,5 Hz; H-7'), 6,31 (1H, d, J = 15,5 Hz, H-8'). Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 95,7 (C-1), 73,9 (C-2), 77,9 (C-3), 71,0 (C-4), 78,6 (C-5), 62,3 (C-6), 127,5 (C-1'), 115,3 (C-2'), 146,6 (C-3'), 149,7 (C-4'), 116,5 (C-5'), 123,2 (C-6'), 148,4 (C- 7'), 114,3 (C-8'), 167,8 (C-9'). * Hợp chất BL16: 4-O-galloyl-1-O-E-caffeoyl-β-ᴅ-glucopyranose dạng bột màu trắng. Phổ HR-ESI-MS: m/z 495,1111 [M+H]+, CTPT: C22H22O13. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 5,70 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1), 3,57* (1H, H-2), 3,81 (1H, dd, J = 9,0; 9,0 Hz; H-3), 5,05 (1H, dd, J = 9,0; 9,0 Hz; H-4), 3,74 (1H, m, H-5), 3,67 (1H, br d, J = 12,0 Hz, H-6a), 3,57* (1H, H-6b), 7,09 (1H, br s, H-2'), 6,81 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5'), 7,00 (1H, br d, J = 8,0 Hz, H-6'), 7,70 (1H, d, J = 16 Hz; H- 7'), 6,34 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-8'), 7,13 (1H, s, H-2'', 6''). Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 95,7 (C-1), 74,3 (C-2), 75,9 (C-3), 72,1 (C-4), 77,0 (C-5), 62,1 (C-6), 127,5 (C-1'), 115,3 (C-2'), 146,9 (C-3'), 150,1 (C-4'), 116,6 (C-5'), 123,3 (C-6'), 148,6 (C-7'), 114,2 (C-8'), 167,7 (C-9'), 120,9 (C-1''), 110,4 (C-2'', 6''), 146,6 (C-3'', 5''), 140,4 (C-4''), 167,8 (C-7''). * Hợp chất BL17: 6-O-galloyl-1-O-E-caffeoyl-β-ᴅ-glucopyranose dạng bột màu trắng. Phổ ESI-MS: m/z 493,0098 [M-H]-, CTPT: C22H22O13. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 5,64* (1H, H-1), 3,54* (3H, H-2, 3, 4), 3,73 (1H, m, H-5), 4,56 (1H, br d, J = 11,5 Hz, H-6a), 4,42 (1H, br d, J = 11,5 Hz, H-6b), 7,09 (1H, br s, H-2'), 6,81 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5'), 7,00 (1H, br d, J = 8,0 Hz, H-6'), 7,70 (1H, d, J = 16 Hz; H-7'), 6,34 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-8'), 7,13 (1H, s, H-2'', 6''). Phổ 13C- NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 95,7 (C-1), 74,3 (C-2), 75,9 (C-3), 72,1 (C-4), 77,0 (C-5), 62,1 (C-6), 127,5 (C-1'), 115,3 (C-2'), 146,9 (C-3'), 150,1 (C-4'), 116,6 (C- 5'), 123,3 (C-6'), 148,6 (C-7'), 114,2 (C-8'), 167,7 (C-9'), 120,9 (C-1''), 110,4 (C-2'', 6''), 146,6 (C-3'', 5''), 140,4 (C-4''), 167,8 (C-7''). * Hợp chất BL18: balanolaxin (chất mới) dạng bột màu trắng, góc quay cực riêng [α]25D = +19,3 (c 0,1, MeOH). Phổ HR-ESI-MS: m/z 183,1016 [M+H]+, CTPT: 13
- C10H14O3. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 4,71 (1H, d, J = 11,5 Hz, H- 3a), 4,81 (1H, d, J = 11,5 Hz, H-3b), 4,71 (1H, ddd, J = 8,0; 9,0; 10,0 Hz, H-5), 1,52 (1H, ddd, J = 10,0; 10,0; 12,5 Hz, H-6a), 2,36 (1H, ddd, J = 5,5; 8,0; 12,5 Hz, H-6b), 3,71 (1H, ddd, J = 5,5; 8,5; 10,0 Hz, H-7), 2,13 (1H, m, H-8), 2,74 (1H, dd, J = 9,0; 11,0 Hz, H-9), 1,20 (1H, d, J = 6,5 Hz, H-10), 5,09 (3H, s, H-11a), 5,19 (3H, s, H- 11b). Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 176,4 (C-1), 71,9 (C-3), 143,7 (C-4), 38,6 (C-5), 40,4 (C-6), 78,7 (C-7), 46,9 (C-8), 46,7 (C-9), 17,5 (C-10), 113,9 (C-11). * Hợp chất BL19: acid deacetyl asperulosidic dạng bột màu trắng. Phổ HR- ESI-MS: m/z 389,1095 [M-H]-, CTPT: C16H22O11. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 5,02 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-1), 7,53 (1H, s, H-3), 3,04 (1H, t, J = 6,5 Hz, H- 5), 4,86* (1H, H-6), 6,02 (3H, s, H-7), 2,56 (1H, t, J = 8,0 Hz, H-9), 4,47 (1H, d, J = 15,5 Hz, H-10a), 4,23 (1H, d, J = 15,5 Hz, H-10b), 4,74 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1'). Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 101,2 (C-1), 153,1 (C-3), 112,0 (C-4), 43,5 (C-5), 75,9 (C-6), 129,8 (C-7), 151,5 (C-8), 46,3 (C-9), 61,8 (C-10), 175,3 (C- 11), 100,4 (C-1'), 75,0 (C-2'), 78,5 (C-3'), 71,7 (C-4'), 77,8 (C-5'), 62,8 (C-6'). * Hợp chất BL20: lupeol dạng bột màu trắng. Phổ APCI-MS: m/z 427,1 [M+H]+, CTPT: C30H50O. Phổ 1H NMR (CDCl3, 500 MHz) H (ppm): 2,30 (1H, dt, J = 6,0; 11,5 Hz, H-19), 0,69 (3H, s, H-23), 0,72 (3H, s, H-24), 0,76 (3H, s, H-25), 0,87 (3H, s, H-26), 0,90 (3H, s, H-27), 0,96 (3H, s, H-28), 4,62 (3H, s, H-29a), 4,50 (3H, s, H-29b), 1,61 (3H, s, H-30). Phổ 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz) δC (ppm): 38,7 (C-1), 27,4 (C-2), 79,0 (C-3), 38,9 (C-4), 55,3 (C-5), 18,3 (C-6), 34,3 (C-7), 40,9 (C-8), 50,5 (C-9), 37,2 (C-10), 21,0 (C-11), 25,2 (C-12), 38,1 (C-13), 42,9 (C-14), 27,5 (C-15), 35,6 (C-16), 43,0 (C-17), 48,3 (C-18), 48 (C-19), 150,1 (C-20), 29,9 (C-21), 40,0 (C- 22), 28,0 (C-23), 15,4 (C-24), 16,1 (C-25), 16,0 (C-26), 14,6 (C-27), 18,0 (C-28), 109,3 (C-29), 19,3 (C-30) . * Hợp chất BL21: β-amyrin dạng bột màu trắng. Phổ APCI-MS: m/z 427,1 [M+H]+, CTPT: C30H50O. Phổ 1H NMR (CDCl3, 500 MHz) H (ppm): 3,23 (1H, t, J = 6,5 Hz, H-1), 5,18 (1H, t, J = 3,5 Hz, H-12), 0,83 (3H, s, H-23), 0,79 (3H, s, H-24), 0,94 (3H, s, H-25), 1,00 (3H, s, H-26), 1,14 (3H, s, H-27), 0,97 (3H, s, H-28), 0,87 14
- (3H, s, H-29), 0,87 (3H, s, H-30). Phổ 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz) δC (ppm): 38,6 (C-1), 26,2 (C-2), 79,0 (C-3), 38,8 (C-4), 55,2 (C-5), 18,4 (C-6), 32,7 (C-7), 39,8 (C- 8), 47,7 (C-9), 36,9 (C-10), 23,6 (C-11), 121,8 (C-12), 145,2 (C-13), 41,8 (C-14), 27,3 (C-15), 27,0 (C-16), 32,5 (C-17), 47,3 (C-18), 46,9 (C-19), 31,1 (C-20), 34,8 (C- 21), 37,2 (C-22), 28,1 (C-23), 15,5 (C-24), 15,6 (C-25), 16,8 (C-26), 26,0 (C-27), 28,4 (C-28), 33,3 (C-29), 23,7 (C-30). * Hợp chất BL22: (21β)-22-hydroxyhopan-3-on dạng tinh thể không màu. Phổ APCI-MS: m/z 425,4 [M+H]+, CTPT: C30H50O2. Phổ 1H NMR (CDCl3, 500 MHz) H (ppm): 1,93 (1H, m, H-1), 1,81 (1H, t, J = 3,5 Hz, H-21), 1,08 (3H, s, H-23), 1,03 (3H, s, H-24), 0,94 (3H, s, H-25), 1,10 (3H, s, H-26), 0,97 (3H, s, H-27), 0,82 (3H, s, H-28), 1,12 (3H, s, H-29), 1,23 (3H, s, H-30). Phổ 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz) δC (ppm): 39,6 (C-1), 34,2 (C-2), 218,2 (C-3), 47,3 (C-4), 54,8 (C-5), 19,7 (C-6), 33,9 (C-7), 41,3 (C-8), 49,7 (C-9), 36,8 (C-10), 22,0 (C-11), 29,0 (C-12), 37,6 (C-13), 43,6 (C-14), 27,6 (C-15), 35,5 (C-16), 48,3 (C-17), 44,6 (C-18), 40,2 (C-19), 28,7 (C-20), 50,0 (C-21), 73,5 (C-22), 26,7 (C-23), 21,1 (C-24), 16,0 (C-25), 16,0 (C-26), 14,8 (C- 27), 19,2 (C-28), 24,8 (C-29), 31,7 (C-30). * Hợp chất BL23: (21α)-22-hydroxyhopan-3-on dạng bột màu vàng. Phổ APCI-MS: m/z 425,4 [M+H]+, CTPT: C30H50O2. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 1,93 (1H, m, H-1), 1,81 (1H, t, J = 3,5 Hz, H-21), 1,07 (3H, s, H-23), 1,03 (3H, s, H-24), 0,97 (3H, s, H-25), 1,11 (3H, s, H-26), 1,01 (3H, s, H-27), 0,85 (3H, s, H-28), 1,14 (3H, s, H-29), 1,20 (3H, s, H-30). Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 40,7 (C-1), 35,0 (C-2), 221,1 (C-3), 48,8 (C-4), 56,0 (C-5), 20,8 (C-6), 34,9 (C-7), 42,4 (C-8), 51,0 (C-9), 37,9 (C-10), 23,1 (C-11), 29,7 (C-12), 39,1 (C-13), 44,7 (C-14), 28,9 (C-15), 36,7 (C-16), 49,6 (C-17), 45,5 (C-18), 41,0 (C-19), 29,2 (C-20), 51,3 (C-21), 73,9 (C-22), 27,2 (C-23), 21,4 (C-24), 16,6 (C-25), 16,6 (C-26), 15,4 (C- 27), 19,8 (C-28), 25,2 (C-29), 31,7 (C-30). * Hợp chất BL24: p-hydroxy benzaldehyd dạng bột màu trắng. Phổ ESI-MS: m/z 123,05 [M+H]+, CTPT: C7H6O2. Phổ 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 7,79 (2H, d, J = 8,5 Hz; H-2, 6), 6,94 (2H, d, J = 8,5 Hz; H-3, 5), 9,78 (1H, s, H-7). 15
- Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 130,3 (C-1), 133,4 (C-2, 6), 116,9 (C- 3, 5), 165,2 (C-4), 192,9 (C-7). * Hợp chất BL25: piceol dạng bột màu trắng. Phổ ESI-MS: m/z 137,10 [M+H]+, CTPT: C8H8O2. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 7,90 (2H, d, J = 9,0 Hz; H-2, 6), 6,86 (2H, d, J = 9,0 Hz; H-3, 5), 2,54 (3H, s, OCH3). Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 132,1 (C-1), 130,0 (C-2, 6), 116,2 (C-3, 5), 163,9 (C- 4), 199,5 (C-7), 26,3 (OCH3). * Hợp chất BL26: 5-hydroxymethyl-2-furaldehyd dạng keo màu trắng. Phổ EI-MS: m/z 127,5 [M+H]+, CTPT: C6H6O3. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 9,55 (1H, s, H-1), 7,40 (1H, d, J = 3,5 Hz, H-3), 6,59 (1H, d, J = 3,5 Hz, H-4), 4,63 (1H, s, H-6). Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 179,4 (C-1), 153,9 (C-2), 124,7 (C-3), 110,7 (C-4), 163,2 (C-5), 57,6 (C-6). * Hợp chất BL27: 1-O-(3-methylbutyl)-6-O-β-ᴅ-xylopyranosyl-β-ᴅ- glucopyranose dạng bột màu vàng nhạt. Phổ ESI-MS: m/z 382 [M+H]+, CTPT: C16H30O10. Phổ 1H NMR (CD3OD, 500 MHz) H (ppm): 3,95 (1H, dt, J = 7,0; 9,5 Hz, H-1a), 3,59 (1H, dt, J = 7,0; 9,5 Hz, H-1b), 1,54 (1H, ddd, J = 7,0; 7,0; 7,0 Hz, H- 2), 1,77 (1H, m, H-3), 0,94 (1H, d, J = 6,5 Hz; H-4), 0,94 (1H, d, J = 6,5 Hz; H-5), 4,27 (1H, d, J = 7,5 Hz; H-1'), 3,21 (1H, dd, J = 7,5; 9,0 Hz; H-2'), 3,32-3,36* (2H, H-3', 4'), 3,45 (1H, m, H-5'), 4,10 (1H, dd, J = 2,0; 11,5 Hz, H-6'a), 3,76 (1H, dd, J = 6,0; 11,5 Hz, H-6'b), 4,35 (1H, d, J = 7,5 Hz; H-1''), 3,22* (1H, H-2''), 3,32-3,36* (1H, H-3''), 3,51 (1H, m, H-4''), 3,88 (1H, dd, J = 5,0; 11,0 Hz; H-5''a), 3,22* (1H, H- 5''). Phổ 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δC (ppm): 69,4 (C-1), 39,7 (C-2), 26,0 (C-3), 23,0 (C-4), 23,1 (C-5), 104,4 (C-1'), 75,1 (C-2'), 78,0 (C-3'), 77,0 (C-4'), 69,8 (C-5'), 105,5 (C-1''), 74,9 (C-2''), 77,7 (C-3''), 71,2 (C-4''), 66,9 (C-5''). 16
- Hình 2.1. Cấu trúc hóa học của 27 hợp chất phân lập từ loài Tỏa dương 3.3. Kết quả nghiên cứu về tác dụng chống viêm của Tỏa dương 3.3.1. Kết đánh giá tác dụng chống viêm in vitro của Tỏa dương 3.3.1.1. Kết quả sàng lọc tác dụng chống viêm in vitro của các cao toàn phần và các phân đoạn Phân đoạn EtOAc (BLEA, nồng độ 30 µg/ml) ức chế mức độ biểu hiện COX-2 so với chứng viêm LPS có xu hướng tốt nhất trong các phân đoạn thử. 17
- Hình 3.36. Tác dụng ức chế mức độ biểu hiện gen COX-2 của cao toàn phần và cao phân đoạn ở nồng độ 30 µg/ml Trong đó: BLE: cao toàn phần ethanol; BLH: phân đoạn n-hexan; BLEA: phân đoạn ethyl acetat; BLW: phân đoạn nước; ***: p < 0,001 khi so sánh với chứng trắng; #: p < 0,05 khi so sánh với chứng viêm LPS 3.3.1.2. Kết quả sàng lọc tác dụng chống viêm in vitro của các cao toàn phần và các phân đoạn Trong 9 hợp chất (ở nồng độ 10 µM) phân lập từ phân đoạn EtOAc được thử nghiệm, 2 hợp chất BL23 và BL25 có tác dụng ức chế mức độ biểu hiện gen COX-2 so với chứng viêm LPS có ý nghĩa thống kê, BL23 (10 µM) ức chế mức độ biểu hiện COX-2 mRNA gây bởi LPS trên đại thực bào RAW 264.7 mạnh nhất. Hình 3.37. Tác dụng ức chế mức độ biểu hiện protein COX-2 của các hợp chất phân lập từ phân đoạn EtOAc tại nồng độ 10 µM ***: p < 0,001 khi so sánh với chứng trắng; #: p < 0,05, ##: p < 0,01 khi so sánh với chứng viêm LPS 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 313 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn