intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu xu hướng nhập khẩu thuốc và một số yếu tố ảnh hưởng giai đoạn 2006-2014

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

60
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận án này trình bày: Phân tích xu hướng nhập khẩu thuốc vào Việt Nam giai đoạn 2006-2014 và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng nhập khẩu thuốc vào Việt Nam giai đoạn 2006-2014. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu xu hướng nhập khẩu thuốc và một số yếu tố ảnh hưởng giai đoạn 2006-2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> BỘ Y TẾ<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI<br /> <br /> Chu Quốc Thịnh<br /> <br /> NGHIÊN CỨU<br /> XU HƯỚNG NHẬP KHẨU THUỐC<br /> VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG<br /> GIAI ĐOẠN 2006-2014<br /> CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC<br /> MÃ SỐ: 62.72.04.12<br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC<br /> <br /> Hà Nội, năm 2017<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Dược Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. Trương Quốc Cường<br /> PGS. TS. Nguyễn Thị Thái Hằng<br /> Phản biện 1: …………………………………..<br /> …………………………………..<br /> Phản biện 2: …………………………………..<br /> …………………………………..<br /> Phản biện 3: …………………………………..<br /> …………………………………..<br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá cấp Trường<br /> họp tại …………………………………………………….<br /> vào hồi ..…...giờ……..ngày….…tháng……năm……<br /> Có thể tìm hiểu thêm tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> Thư viện Trường Đại học Dược HN<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Nhu cầu sử dụng thuốc của Việt Nam ngày càng tăng cao, tiền<br /> thuốc bình quân đầu người tăng gần 6 lần sau 15 năm từ 2000-2014,<br /> trong khi đó, công nghiệp dược trong nước mới chỉ chiếm 45% trong<br /> tổng chi phí thuốc và đang có xu hướng bị thay thế bởi thuốc nhập<br /> khẩu do năng lực cạnh tranh kém, thể hiện sự trùng lắp về dạng bào<br /> chế và các nhóm thuốc, không tận dụng hết năng lực sản xuất nhà<br /> máy. Sự phụ thuộc của ngành Dược vào thuốc nhập khẩu là một<br /> trong những nguyên nhân khiến cho chi phí tiền thuốc bình quân trên<br /> đầu người trong tổng chi y tế của Việt Nam năm 2009 ở mức cao gần<br /> 2 lần so với trung bình của các quốc gia Châu Á và cao trên 3 lần so<br /> với trung bình của các quốc gia châu Âu.<br /> Để giảm gánh nặng của chi tiêu cho thuốc, Bộ Y tế luôn luôn<br /> nhấn mạnh mục đích của việc nhập khẩu là nhập khẩu bổ sung các<br /> thuốc trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa<br /> đáp ứng đủ nhu cầu điều trị (nhập khẩu bổ sung) và nhập khẩu thay<br /> thế các thuốc sản xuất trong nước không có lợi bằng nhập khẩu (nhập<br /> khẩu thay thế). Để đạt được mục tiêu này, cần phải có các bằng<br /> chứng rõ ràng để hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách trong việc<br /> xây dựng các chính sách nhằm điều tiết hoạt động nhập khẩu thuốc.<br /> Đề tài được thực hiện với các mục tiêu:<br /> 1. Phân tích xu hướng nhập khẩu thuốc vào Việt Nam giai đoạn<br /> 2006-2014.<br /> 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng nhập khẩu<br /> thuốc vào Việt Nam giai đoạn 2006-2014.<br /> Từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm quản lý tốt<br /> hơn việc nhập khẩu thuốc và góp phần nâng cao việc đáp ứng nhu<br /> cầu tiêu thụ thuốc của ngành công nghiệp dược Việt Nam.<br /> 1<br /> <br /> CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN<br /> 1.1. Thực trạng nhập khẩu thuốc của Việt Nam<br /> Tiền thuốc bình quân đầu người của Việt Nam tăng 6 lần sau 15<br /> năm từ 5,40 USD/người năm 2006 lên 32,22 USD/người năm 2014.<br /> Mặc dù xét về mặt số lượng, thị phần thuốc sản xuất trong nước tại<br /> Việt Nam đang ở mức cao nhất (74%) nếu so sánh với các quốc gia<br /> trong khu vực Đông Nam Á (Malaysia: 45%, Thailand: 72%,<br /> Indonesia: 70%, Philippines: 57%) nhưng xét về mặt giá trị, tỷ trọng<br /> thuốc sản xuất trong nước thấp hơn và đang có xu hướng bị thay thế<br /> bởi thuốc nhập khẩu; ngành công nghiệp dược trong nước đang thể<br /> hiện sự trùng lắp về dạng bào chế và nhóm thuốc (tập trung vào<br /> nhóm thuốc thông thường, dạng bào chế đơn giản), nhà máy trong<br /> nước vẫn chưa được sử dụng hết công suất thiết kế (mới đạt khoảng<br /> 47%). Bối cảnh này dẫn đến việc nhập khẩu thuốc của Việt Nam là<br /> điều tất yếu và cần thiết.<br /> Việt Nam là quốc gia nhập siêu với khoảng hơn 50% thuốc thành<br /> phẩm và 90% nguyên liệu dùng để sản xuất trong nước phải nhập<br /> khẩu. Thuốc nhập khẩu bao phủ tất cả các nhóm tác dụng dược lý,<br /> trong đó tỷ trọng SĐK của nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn-ký sinh<br /> trùng chiếm tỷ lệ cao nhất là 28,89%; tiếp theo là nhóm thuốc tim<br /> mạch (7,05%), nhóm thuốc tác động lên dạ dày-ruột (6,68%). Về vấn<br /> đề vi phạm chất lượng của thuốc nhập khẩu đang là vấn đề đáng báo<br /> động, trong đó theo báo cáo của Cục Quản lý Dược, từ năm 2011 đến<br /> tháng 7/2014, hai quốc gia Ấn Độ và Hàn Quốc có tỷ lệ thuốc vi<br /> phạm chất lượng nhiều nhất (chiếm 73,78% và 11,59% tổng số 164<br /> lô thuốc nhập khẩu vi phạm chất lượng). Điều này đặt ra cho các nhà<br /> quản lý cần có các biện pháp để hạn chế nhập khẩu các thuốc từ các<br /> quốc gia này.<br /> 2<br /> <br /> 1.2. Chính sách quản lý nhập khẩu thuốc tại Việt Nam<br /> Kể từ khi gia nhập chính thức Tổ chức thương mại thế giới<br /> (WTO) vào tháng 11/2006, chính sách quản lý nhập khẩu thuốc của<br /> Việt Nam đã có những điều chỉnh nhất định để có thể vừa đảm bảo<br /> mục đích của việc nhập khẩu (nhập khẩu bổ sung những mặt hàng<br /> trong nước không sản xuất được hoặc không đủ nhu cầu; hoặc nhập<br /> khẩu thay thế các mặt hàng trong nước sản xuất kém hiệu quả, không<br /> có lợi bằng nhập khẩu) vừa phải cân đối một cách hợp lý việc bảo hộ<br /> thị trường nội địa, đồng thời vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản<br /> của hệ thống thương mại theo quy định của WTO.<br /> Chính sách quản lý nhập khẩu thuốc tại Việt Nam được tóm tắt<br /> trong sơ đồ sau:<br /> <br /> Chính sách<br /> quản lý nhập<br /> khẩu thuốc<br /> <br /> Tác động lên<br /> thương nhân<br /> Chính sách<br /> thuế<br /> <br /> Hàng rào kỹ<br /> thuật<br /> <br /> Chính sách<br /> phi thuế quan<br /> <br /> Hạn chế số<br /> lượng<br /> Thương mại<br /> tạm thời<br /> Hành chính<br /> <br /> Hình 1.1: Các chính sách quản lý nhập khẩu thuốc tại Việt Nam<br /> <br /> 1.3. Tổng quan về phương pháp phân tích xu hướng<br /> Trong lĩnh vực y tế, mục tiêu cơ bản của phân tích xu hướng là để<br /> dự báo cho sự thay đổi của sự kiện/hiện tượng, chẳng hạn như chi<br /> tiêu cho thuốc, cho y tế trong tương lai. Các phương pháp sau đây<br /> thường được áp dụng:<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2