intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Giải pháp tái cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

80
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tổng hợp, hệ thống hoá, góp phần làm rõ thêm những luận cứ khoa học về tái cấu trúc vốn doanh nghiệp để làm căn cứ đi sâu phân tích đánh giá làm rõ những bất hợp lý trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp dệt may Việt Nam, xác định rõ những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, từ đó đề xuất giải pháp tái cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may trong thời gian tới, nhằm đạt được cấu trúc vốn hợp lý, giúp cho hoạt động của ngành dệt may đạt kết quả cao hơn cả về mục tiêu kinh tế, thu hút lao động, việc làm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Giải pháp tái cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

  1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Ngành Dệt may Việt Nam trong những năm qua được coi là một trong những ngành mũi nhọn của quốc gia về xuất khẩu và tạo việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông thôn. Kim ngạch xuất khẩu về dệt may năm 2014 đạt hơn 24 tỷ USD đã đóng góp phần quan trọng trong cán cân thương mại và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động trong nước. Tuy nhiên, hoạt động của ngành Dệt may nước ta, xét về mặt hiệu quả và khả năng cạnh tranh là còn rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và lại đang đứng trước thách thức lớn trong bối cảnh hội nhập quốc tế sắp tới. Chính vì vậy, em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận án của mình là “Giải pháp tái cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Với những yêu cầu đặt ra như nói trên, việc nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết và nó có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn. 2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài:  Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở tổng hợp, hệ thống hoá, góp phần làm rõ thêm những luận cứ khoa học về tái cấu trúc vốn doanh nghiệp để làm căn cứ đi sâu phân tích đánh giá làm rõ những bất hợp lý trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp dệt may Việt Nam, xác định rõ những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, từ đó đề xuất giải pháp tái cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may trong thời gian tới, nhằm đạt được cấu trúc vốn hợp lý, giúp cho hoạt động của ngành dệt may đạt kết quả cao hơn cả về mục tiêu kinh tế, thu hút lao động, việc làm và bảo vệ môi trường.  Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cấu trúc vốn của doanh nghiệp dệt may Việt Nam, những bất hợp lý trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp dệt may trước những tác động của mô hình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế; Tác động từ cấu trúc vốn của doanh nghiệp dệt may đến hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm và bảo vệ môi trường. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Với tên của đề tài là “Giải pháp tái cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, tức là phải nghiên cứu tái cấu trúc vốn đối với tất cả các doanh nghiệp của ngành Dệt may Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân, với các loại hình doanh nghiệp và quy mô khác nhau. Nhưng do những hạn chế về thời gian, về sưu tầm, tổng hợp số liệu, tài liệu, hạn chế trong khuôn khổ của một đề tài luận án; Nếu phạm vi nghiên cứu gồm tất cả các đối tượng nêu trên thì sẽ rất dài, rất phức tạp, khó tránh khỏi trùng lặp và lộn xộn, khó mang lại kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, NCS xin phép giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án là chỉ tập trung nghiên cứu cấu trúc vốn của Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Về thời gian, lấy số liệu 8 năm từ năm 2006-2013 đối với Vinatex (mốc thời gian Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO), còn các Doanh nghiệp dệt may tiêu biểu khác lấy số liệu 5 năm 2009 - 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu áp dụng trong nghiên cứu đề tài: Ngoài các phương pháp nghiên cứu truyền thống như thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá để rút ra những kết luận cần thiết; các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài này là các lý thuyết kinh tế học được sử dụng để nghiên cứu về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các lý thuyết về quyền tài sản, lý thuyết về thông tin bất cân xứng, lý thuyết về uỷ thác đại diện, lý thuyết về lợi thế cạnh tranh, lý thuyết về trật tự phân hạng, lý thuyết về cơ cấu vốn tối ưu. 5. Những câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho đề tài luận án là: - Vì sao phải tái cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may Việt Nam? - Thực trạng cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may Việt Nam có cần tái cấu trúc vốn nữa hay không? - Tái cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may Việt Nam gắn kết với đa dạng hóa sở hữu vốn của doanh nghiệp như thế nào? - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tái cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may Việt Nam? - Các giải pháp nào cho tái cấu trúc vốn kinh doanh của doanh nghiệp dệt May Việt Nam? -
  2. 6. Các giả thuyết nghiên cứu: - Giả thuyết 1:là doanh nghiệp vừa tái cấu trúc vốn kinh doanh theo hướng thay đổi thành phần và tỷ lệ giữa chúng trong tổng số vốn, vừa tái cấu trúc theo hướng mở rộng qui mô vốn kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình hội nhập kinh tế quốc tế. Giả thuyết này được xem là phù hợp với yêu cầu hiện nay của ngành Dệt may. Tuy nhiên thực hiện tái cấu trúc vốn kinh doanh theo giả thuyết này là rất khó và đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ cho từng hợp phần vốn trong từng nguồn vốn kinh doanh và cả những giải pháp cho việc sử dụng vốn kinh doanh trong từng lĩnh vực đầu tư… -Giả thuyết 2: Quá trình tái cấu trúc vốn doanh nghiệp Dệt may không chỉ phụ thuộc vào năng lực nội tại của một doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài ngành khác có liên quan gắn với quá trình hội nhập quốc tế. 7. Đóng góp mới của luận án: Luận án có những đóng góp mới sau đây: - Về ý nghĩa khoa học: Luận án bổ sung và góp phần làm rõ thêm một số vấn đề cơ bản về cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may. Cách tiếp cận mới là từ nội dung của cấu trúc vốn, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động về kinh tế, về tạo việc làm, về bảo vệ môi trường; các nguyên tắc về tái cấu trúc vốn gắn với quá trình đa dạng hoá các nguồn huy động vốn của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. - Về ýnghĩa thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp tái cấu trúc vốn DN Dệt may Vinatex trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm và giữ gìn môi trường trong phát triển bền vững. 8. Về bố cục của luận án: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án được bố cục gồm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. - Chương 2: Một số vấn đề lý luận về cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Chương 3: Thực trạng cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp Dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Chương 4: Một số giải pháp tái cấu trúc vốn của DN Dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Tổng quan tình hình các nghiên cứu về cấu trúc vốn tại Doanh nghiệp “Cấu trúc vốn” và “Tái cấu trúc vốn” của doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng có ý nghĩa lớn đối với sự tồn tại và phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thực tiễn, đồng thời cũng là một phạm trù lý thuyết tương đối phức tạp và cần được làm sáng tỏ ở nhiều khía cạnh. Thời gian qua, ở trong nước và nước ngoài đã có những nghiên cứu về cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Một số tài liệu, tư liệu thu thập được như sau: 1.1 Một số nghiên cứu ở nước ngoài: Trên thế giới đã có nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn của các doanh nghiệp với các phương pháp và mức độ tiếp cận khác nhau, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Có thể thấy các nghiên cứu về cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn của các nhà nghiên cứu trên thế giới tập trung theo các nhóm vấn đề chính sau đây: + Nhóm các nghiên cứu tập trung làm rõ việc các doanh nghiệp ưa thích tài trợ bằng vốn vay hơn là vốn chủ sở hữu. Ở trường phái này cho thấy rõ ở các nghiên cứu của Sheridan Titman và Roberto Wessis [95] (1988) Do vậy, tăng nợ vay thay vì tăng vốn chủ sở hữu là xu hướng lựa chọn của các doanh nghiệp này. Nghiên cứu của Harris năm 1991 cũng đã chứng minh bằng lý thuyết và thực tiễn rằng tỷ suất lợi nhuận trung bình tăng sẽ kéo theo rủi ro tăng trong mô hình định giá tài sản trong nhiều thời kỳ và cuối cùng dẫn đến sự tăng lên của chi phí vốn. + Nhóm các nghiên cứu đề xuất các mô hình nghiên cứu nhằm chỉ ra một hay một vài nhân tố đơn lẻ tác động hay có mối liên hệ đến cơ cấu
  3. vốn của doanh nghiệp. Điển hình là nghiên cứu của Giáo sư Federick H.Harris trường Đại học Wake Forest (Bang Winston Salem, Mỹ, 1988), đã đề xuất mô hình nghiên cứu mối liên hệ giữa cấu trúc tài sản, mức đảm nhiệm doanh thu và cơ cấu vốn. Trong khi đó nghiên cứu của Williams Gentry (1988 - 1991) cho rằng doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản càng cao thì càng phải sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu. Điều này phù hợp với mô hình lý thuyết M&M và các nghiên cứu về tác động của yếu tố thuế đến sự lựa chọn cơ cấu vốn. Ngoài những nghiên cứu trên, sự phát triển nghiên cứu lý thuyết về cấu trúc vốn ghi nhận: Học thuyết Modilligani – Miller (Học thuyết MM) - Lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại bắt đầu với bài viết của Modigliani và Miller vào năm 1958 và năm 1963 (gọi tắt là học thuyết M-M). Theo học thuyết M-M, sự lựa chọn giữa vốn chủ sở hữu và nợ không liên quan đến giá trị của doanh nghiệp. - Luận điểm của Jensen và Meckling (thường viết tắt là J-M), 1976, xem xét lại mô hình M-M với giả định các quyết định đầu tư độc lập với cấu trúc vốn[79]. Ví dụ, cổ đông của một doanh nghiệp có vay nợ có thể bòn rút giá trị từ các chủ nợ bằng việc làm tăng rủi ro đầu tư sau khi đã nhận được các khoản vay. Đây là vấn đề “tài sản thay thế”. Hành vi lợi dụng này tạo ra các chi phí đại diện (agency costs). Cấu trúc vốn của doanh nghiệp cần nhận diện và kiểm soát tốt các chi phí này. 1.2 Một số nghiên cứu ở trong nước. Các tác giả trong nước đã có một số nghiên cứu liên quan đến cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn của các doanh nghiệp, hoặc cơ cấu tài chính tại các DNNN. Những năm vừa qua đã có một số vấn đề được các tác giả quan tâm nghiên cứu như sau: - Trần Thị Thanh Tú (2006) về đề tài “Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay”. Đỗ Thị Đông (2011) với đề tài “phân tích chuỗi giá trị và tổ chức các quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam”. TS Bạch Đức Hiển và thạc sĩ Đoàn Quỳnh Hương (2010) có bài viết về “Tái cấu trúc nguồn vốn của Doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay”. TS Vũ Xuân Dũng (2010) có bài về “Tái cấu trúc vốn của các công ty nghành Dệt May trên thị trường chứng khoán Việt Nam”-Vũ Công Ty (2011) có đề tài nghiên cứu KH cấp HVTC về: “Tái cấu trúc tại các tổng công ty xây dựng ở Việt Nam: Bài học kinh nghiệm và giải pháp”; Một số nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên Học viện Tài chính tham gia xét giải thưởng tài năng khoa học trẻ Việt Nam (2014) với đề tài “Xử lý nợ xấu và tái cơ cấu tài chính tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng”. Luận án tiến sỹ của Nguyễn Mạnh Hùng về đề tài: “Tác động của chính sách tài chính tiền tệ đến tình hình tài chính của doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam”. Luận án tiến sỹ của Vũ Thị Ngọc Lan (2014) về đề tài: “Tái cấu trúc vốn tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam”-Phan Thị Cúc (2010) với đề tài khoa học cấp bộ “Một số giải pháp tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp Dệt may tại thành phố Hồ Chí Minh” Ngoài ra, còn có một số công trình đã đi vào nghiên cứu về cơ cấu vốn của các doanh nghiệp cụ thể, tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ dừng ở mức độ phân tích thực trạng cơ cấu vốn tại các doanh nghiệp cụ thể này, đồng thời đề xuất mang tính định hướng để đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp đó. 1.3 Đánh giá của tác giả về khoảng trống trong nghiên cứu cấu trúc vốn Như vậy, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp, trong đó cũng có một số nghiên cứu đã đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên thế nào là một cấu trúc vốn tối ưu, các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, đặc biệt khi cấu trúc vốn đó là cấu trúc vốn của các doanh nghiệp có tính đặc thù của Dệt May Việt Nam, gắn liền quá trình Cổ phần hóa với tái cấu trúc vốn doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế… là các vấn đề chưa được làm rõ trong các nghiên cứu trước đây, mà trong nghiên cứu này tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm rõ thêm. Tóm lại, các công trình nghiên cứu về các đề tài, luận văn, luận án ở trong nước và nước ngoài đã nghiên cứu về cơ cấu vốn, nguồn vốn và một số tình hình của Doanh nghiệp Dệt may, tác giả thấy có một số vấn đề về lý thuyết và tình hình thực tế đã được phân tích, đánh giá, đề xuất có liên quan đến đề tài luận án mà tác giả có thể tham khảo và kế thừa như: lý thuyết về sử dụng đòn bẩy tài chính trong xem xét đánh giá, xác định cơ cấu vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp; Lý thuyết về vốn, cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Một số nét về hoạt động của ngành Dệt may Việt Nam, tuy sử dụng nhiều lao động, đạt được kim ngạch xuất khẩu lớn và luôn luôn tăng trưởng qua các năm, nhưng giá trị gia tăng chưa cao, chỉ khoảng
  4. 10-12% /năm, đây thực sự là một nguy cơ và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải tái cấu trúc vốn của ngành sản xuất quan trọng này, để thích ứng với yêu cầu hội nhập TPP trong thời gian tới. Từ những vấn đề đã phân tích, đánh giá nói trên, rõ ràng việc tiếp tục nghiên cứu đề tài này là một sự cần thiết khách quan và nội dung đề tài luận án của nghiên cứu sinh là không trùng lắp với công trình, luận văn, luận án đã nghiên cứu và công bố trong thời gian gần đây. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, để tổng hợp phân tích, đánh giá nội dung nghiên ở các chương của đề tài luận án. Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: Thống kê, tổng hợp, nhận xét, để thực hiện chương 1 tổng quan tình hình nghiên cứu. Sử dụng phương pháp sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa để thực hiện chương 2. Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, đồ thị, mô hình, nhận xét và đánh giá để thực hiện chương 3. Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, đánh giá và phương pháp chuyên gia để thực hiện chương 4 là đề xuất các giải pháp tái cấu trúc vốn. 1.4 Những câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho đề tài luận án là: - Khi nào thì tái cấu trúc vốn kinh doanh của doanh nghiệp? - Tái cấu trúc vốn gắn kết với đa dạng hóa sở hữu như thế nào? - Các giải pháp nào cho tái cấu trúc vốn kinh doanh của doanh nghiệp Dệt May? 1.5 Các giả thuyết nghiên cứu:  Giả thuyết: Tập đoàn Vinatex đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa từ giữa năm 2013 và hiện đã thực hiện theo phương án đó. Vậy Vinatex có cần tái cấu trúc vốn nữa không? Tái cấu trúc vốn có cần thiết gắn với quá trình đa dạng hóa sỡ hữu vốn không? Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.1. Về nội dung cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn 2.1.1. Cấu trúc vốn kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm cấu trúc vốn Cấu trúc vốn hay cơ cấu vốn của một doanh nghiệp là thuật ngữ tài chính để mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn lực tài chính để có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và tiến hành hoạt động kinh doanh. Như vậy có thể hiểu Cấu trúc vốn (Capital structure) của doanh nghiệp là mối tương quan tỷ lệ giữa các loại vốn (hoặc nguồn vốn) trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Để quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, cần phải phân loại vốn theo từng mục đích nghiên cứu và mục đích quản lý vốn. Có nhiều cách phân loại vốn dựa vào tiêu chí và mục đích quản lý vốn khác nhau.Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn hoặc là nguồn hình thành vốn thì cấu trúc vốn gồm: Vốn chủ sở hữu và vốn vay; Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn thì cấu trúc vốn gồm vốn cố định và vốn lưu động; Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn thì cấu trúc vốn gồm vốn sử dụng thường xuyên và vốn sử dụng tạm thời; Căn cứ vào phạm vi huy động vốn thì cấu trúc vốn gồm vốn huy động từ bên trong và vốn huy động từ bên ngoài doanh nghiệp...Trong phạm vi luận án này, cấu trúc vốn được phân loại theo quan hệ sở hữu vốn, bao gồm vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả trong tổng số vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.1.2. Nội dung của cấu trúc vốn: Như phần trên đã trình bày, căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn, cấu trúc vốn, có 2 thành phần đó là Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả. (i) Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng thường xuyên và định đoạt loại vốn này trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  5. Mô hình cấu trúc vốn kinh doanh của doanh nghiệp. TỔNG VỐN KINH DOANH CỦA DN VỐN CHỦ SỞ HỮU NỢ PHẢI TRẢ - Vốn của NN - Các khoản nợ chiếm dụng. - Vốn cổ phần ưu đãi - Nợ ngắn hạn - Vốn cổ phần thường - Nợ dài hạn. - Lợi nhuận để lại. - Các khoản vay khác. - Các quĩ - Nguồn khác Đặc điểm Đặc điểm Lãi suất kỳ vọng cao - Có lá chắn thuế. Không có lá chắn thuế - Có rủi ro tài chính Chi phí sử dụng vốn cao - Chi phí sử dung vốn thấp Đặc trưng của cấu trúc vốn là sử dụng vốn chủ sở hữu trong kinh doanh thì ít bị rủi ro, nhưng chi phí sử dụng vốn cao, ngược lại sử dụng nợ phải trả trong kinh doanh thì chi phí sử dụng vốn thấp hơn, nhưng mức độ rủi ro cao hơn. Quan hệ tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định giá trị của doanh nghiệp. 2.1.1.3 Cấu trúc vốn tối ưu. Như phần trên đã trình bày, cấu trúc vốn của doanh nghiệp là mối tương quan tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả trong tổng số vốn kinh doanh mà DN có thể huy động được để sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Một cấu trúc vốn phù hợp là yếu tố quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của yếu tố quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Nghiên cứu về cấu trúc vốn tối ưu, trước hết cần điểm qua một số lý thuyết về cấu trúc vốn tối ưu, sau đó sẽ xem xét từng nội dung cụ thể: (i) Một số lý thuyết về cấu trúc vốn tối ưu.  Quan điểm về cấu trúc vốn truyền thống cho rằng khi một doanh nghiệp bắt đầu vay mượn thì thuận lợi vượt trội hơn bất lợi. Chi phí nợ thấp, kết hợp với thuận lợi về thuế sẽ khiến chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) giảm khi nợ tăng. Điều đó được thể hiện qua công thức sau: Tuy nhiên, khi tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu tăng, tác động của tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn buộc các chủ sở hữu tăng lợi tức yêu cầu của họ (nghĩa là chi phí vốn chủ sở hữu tăng). Ở mức tỷ lệ vốn nợ và vốn chủ sở hữu cao, chi phí nợ cũng tăng bởi vì khả năng doanh nghiệp không trả được nợ là cao hơn (nguy cơ phá sản cao hơn). Vì vậy, ở mức tỷ số giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu cao hơn, chi phí vốn bình quân gia quyền sẽ tăng. (ii) Khái niệm về cấu trúc vốn tối ưu: Trong thực tế việc xác định một cấu trúc vốn để đạt hiệu quả cao nhất cho một doanh nghiệp là một vấn đề lớn và rất quan trọng trong công tác tài chính của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, việc sử dụng vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả thường có những ưu điểm và nhược điểm cụ thể như sau. 2.1.2 Tái cấu trúc vốn 2.1.2.1 Khái niệm tái cấu trúc vốn. Nếu phân chia cụm từ “tái cấu trúc vốn” thành hai phần là “tái” và “cấu trúc vốn” thì phần “cấu trúc vốn” đã được luận giải rõ như đã nói ở phần 2.1.1.1 về “khái niệm cấu trúc vốn” nói trên. Còn từ “tái’, theo nghĩa Hán-Việt có thể hiểu là “làm lại”. Như vậy cả cụm từ “tái cấu trúc vốn” có thể hiểu được là “làm lại cấu trúc vốn” hoặc là “xây dựng lại cấu trúc vốn” của doanh nghiệp. Theo một cách tiếp cận khác, “tái cấu trúc” được hiểu một cách nôm na là thay đổi lại cấu trúc đã có. “Tái cấu trúc vốn” là việc thay đổi lại cấu trúc vốn so với cấu trúc vốn đã có vào thời điểm hiện nay. Như ở phần khái niệm về cấu trúc vốn đã trình bày “ cấu trúc vốn của doanh nghiệp” là mối tương quan tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
  6. Như vậy “tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp” là việc thay đổi lại mối tương quan tỷ lệ giữa “vốn chủ sở hữu” và “nợ phải trả” trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.2.2 Một số vấn đề cơ bản về tái cấu trúc vốn kinh doanh của doanh nghiệp. (i) Khi nào thì tái cấu trúc vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Theo lý thuyết về tái cấu trúc vốn kinh doanh của doanh nghiệp thì nếu doanh nghiệp đang có hệ số nợ thấp hơn hoặc cao hơn hệ số nợ tối ưu, thì tiến hành tái cấu trúc vốn bằng cách sắp xếp, điều chỉnh tăng tương ứng hệ số nợ hoặc điều chỉnh giảm tương ứng hệ số nợ theo hướng tiến gần tới hệ số nợ tối ưu. Nhưng việc xác định một hệ số nợ tối ưu theo định lượng là rất khó khăn; Mặt khác, nếu có một hệ số nợ tối ưu, thì hệ số nợ của doanh nghiệp được xác định cao hơn hoặc thấp hơn là bao nhiêu so với hệ số nợ tối ưu thì doanh nghiệp tiến hành tái cấu trúc vốn. Bởi vì, trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, hệ số nợ (Nợ/vốn chủ sở hữu; hoặc Nợ/ tổng nguồn vốn kinh doanh của DN) liên tục thay đổi, thay đổi cả về số lượng các loại vốn và tỷ lệ giữa chúng trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Như vậy, câu hỏi đặt ra là: Biết khi nào thì tiến hành tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp? Để trả lời câu hỏi này, trước hết cần nhận diện rõ các trường hợp phải tái cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Từ những vấn đề lý thuyết như đã nêu và nhất là tình hình thực tiễn đã và đang xẩy ra cho thấy có thể nêu khái quát một số trường hợp chủ yếu sau đây mà doanh nghiệp cần tiến hành tái cấu trúc vốn kinh doanh để tiếp tục kinh doanh, nếu không muốn bị phá sản hoặc ngừng hoạt động. (ii) Mục tiêu tái cấu vốn: Tái cấu trúc vốn kinh doanh là vấn đề đa dạng, phức tạp, cho nên cũng không đơn thuần chỉ nhằm vào một mục tiêu cụ thể nào; mặt khác, với mỗi trường hợp tái cấu trúc vốn, các mục tiêu đề ra đều liên quan với nhau, làm tiền đề cho nhau. Do đó, phải tùy từng trường hợp tái cấu trúc vốn kinh doanh mà xác định chi tiết các mục tiêu cụ thể về tái cấu trúc vốn. Tuy nhiên căn cứ vào nội hàm của khái niệm về “cấu trúc vốn” và khái niệm về “tái cấu trúc vốn” kinh doanh của doanh nghiệp như đã nêu trên, thì mục tiêu chung tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp là nhằm đạt được trạng thái cấu trúc vốn tối ưu. (iii) Nội dung của tái cấu trúc vốn Nội dung tái cấu trúc vốn kinh doanh của doanh nghiệp là những công việc cụ thể mà doanh nghiệp phải đề ra và thực hiện trong quá trình tái cấu trúc vốn nhằm đạt được mục tiêu đã xác định của việc tái cấu trúc vốn. Như vậy, việc đề ra nội dung tái cấu trúc vốn phải căn cứ vào mục tiêu của việc tái cấu trúc vốn, mà mục tiêu tái cấu trúc vốn lại tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp phải thực hiện tái cấu trúc vốn. Nói tóm lại, việc xác định nội dung tái cấu trúc vốn phải căn cứ vào mục tiêu tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp trong từng trường hợp cụ thể. Về trường hợp thực hiện tái cấu trúc vốn, với nội dung như đã xác định rõ trong các phần nói trên, đề tài luận án này, chỉ đi sâu nghiên cứu tái cấu trúc huy động vốn kinh doanh (hay gọi là tái cấu trúc nguồn vốn) đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước. Đề tài không nghiên cứu tái cấu trúc vốn trong các trường hợp khác. 2.1.3 Tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 2.1.3.1 Hội nhập kinh tế quốc tế. Ở góc độ một quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế là thực hiện mở cửa nền kinh tế quốc gia, phát triển kinh tế quốc gia gắn liền với kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới, tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động kinh tế quốc tế và hệ thống thương mại đa phương. Mở cửa nền kinh tế quốc gia để hội nhập là việc bãi bỏ các biện pháp tài chính, các biện pháp phi tài chính, bãi bỏ dần các biện pháp, các chính sách thương mại bảo hộ để tạo mọi điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho hoạt động tự do thương mại, đầu tư, 2.1.3.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển vừa đặt ra những thách thức mà các doanh nghiệp phải chấp nhận, vượt qua để tồn tại và phát triển. 2.2 Các nguyên tắc cơ bản về tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Dựa trên sự phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính, và đánh giá các mặt lợi thế, bất lợi thế của từng hình thức tài trợ, có thể thấy rằng, để tái cấu trúc vốn hợp lý, giúp DN có thể đạt các mục tiêu đặt ra cần phải tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản sau đây:
  7. 2.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính tương thích: Nguyên tắc này được xây dựng dựa trên một thực tế là các nguồn tài trợ có yêu cầu về thời gian đáo hạn rất khác nhau, trong khi thời gian tạo ra các nguồn tiền của các loại tài sản cũng không giống nhau. Vì vậy, để đảm bảo DN có khả năng thanh toán ở bất kỳ thời điểm nào, giảm thiểu rủi ro về tài chính thì việc hoạch định cũng như tái cơ cấu vốn cần có sự tương thích giữa thời gian được quyền sử dụng vốn với chu kỳ sinh lời của tài sản đầu tư. 2.2.2 Nguyên tắc cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro: Nguyên tắc này được xây dựng dựa trên sự phân tích tác động có tính chất đòn bẩy của chi phí cố định và nợ vay. Nếu như mọi yếu tố khác được đánh giá trong cùng một mặt bằng thì hệ số về đòn bẩy tài chính và đòn bẩy kinh doanh còn tượng trưng cho độ lớn của rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Tác động đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính tạo nên hiệu ứng đòn bẩy tổng hợp, đó là sự ảnh hưởng theo cấp số nhân. Tác động này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của chủ sở hữu, nếu doanh nghiệp đi vay nhiều, đồng thời lại sử dụng tiền vay để đầu tư TSCĐ. Tác động này luôn có tính hai mặt, nó có thể tạo ra những bước phát triển nhảy vọt nhưng cũng có thể đưa DN mau chóng đến bờ vực phá sản. 2.2.3 Nguyên tắc đảm bảo quyền kiểm soát doanh nghiệp: Cơ sở của nguyên tắc này là ở chỗ, chủ sở hữu luôn có mục tiêu nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp. Quyền kiểm soát DN luôn tỷ lệ thuận với số vốn đóng góp. Vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc này, việc tái cơ cấu nguồn vốn phải thực hiện theo hướng gia tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, đảm bảo cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu đủ lớn để chủ sở hữu DN có thể độc lập về mặt tài chính, chủ động quyết định những vấn đề quan trọng trong SXKD, không phụ thuộc vào người khác. 2.2.4 Nguyên tắc tài trợ linh hoạt: Tính linh hoạt trong tài trợ vốn là khả năng điều chỉnh tăng, giảm cơ cấu vốn cho phù hợp với sự thay đổi về nhu cầu vốn qua các thời kỳ kinh doanh. Nguyên tắc này được dựa trên nhận định rằng: Nhu cầu vốn chịu ảnh hưởng bởi tính “mùa vụ” của SXKD. DN muốn mở rộng sản xuất, song nhiều khi cũng muốn thu hẹp quy mô đầu tư. 2.2.5 Nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn Nguyên tắc này được xây dựng trên quan điểm cho rằng, chi phí sử dụng vốn phản ánh mức giá cả của quyền sử dụng vốn trên thị trường. Mỗi nguồn tài trợ có yêu cầu về chi phí sử dụng vốn hay giá vốn khác nhau. Chi phí sử dụng vốn của mỗi nguồn tài trợ cũng biến động theo chu kỳ kinh doanh. Vì vậy, xây dựng cơ cấu nguồn vốn cho doanh nghiệp phải đảm bảo tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn, nhằm tối đa hoá lợi ích cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Tuân thủ theo nguyên tắc này, một mặt đòi hỏi nhà quản trị doanh nghiệp phải đánh giá được xu thế biến động về chi phí sử dụng vốn trên thị trường để lựa chọn thời điểm huy động vốn thích hợp. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp. 2.3.1 Các nhân tố bên trong Các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng: lợi nhuận (profitability); tài sản cố định hữu hình (tangibility); thuế (tax); quy mô công ty (size); cơ hội tăng trưởng (growth opportunities); đặc điểm riêng của tài sản công ty (uniqueness); tính thanh khoản (liquidity)... là những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của công ty. 2.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Đây là các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: - Nhân tố thứ nhất là đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành. - Tính thời vụ của ngành kinh doanh:-Mức độ biến động của ngành so với chu kỳ kinh tế: Tính chất cạnh tranh:- Chu kỳ sống của doanh nghiệp: - Những thông lệ đưa ra dựa trên kinh nghiệm: - Nhân tố thứ 2 là: Tác động của những chính sách kinh tế Nhà nước: (i) Chính sách tài chính quốc gia: (ii) Chính sách tiền tệ: (iii) Chính sách thuế: (iv) Chính sách xuất khẩu và nhập khẩu:
  8. - Nhân tố thứ ba là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế - Nhân tố thứ tư là tỷ lệ lạm phát thể hiện khả năng quản lý của chính phủ đối với nền kinh tế đồng thời nó biểu hiện sự ổn định của đồng nội tệ. - Nhân tố thứ năm là thái độ của các nhà tài trợ: - Nhân tố thứ sáu là triển vọng phát triển của thị trường tài chính: 2.4 Các tiêu chí đánh giá kết quả của quá trình tái cấu trúc vốn doanh nghiệp Vốn và cấu trúc vốn có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cấu trúc vốn lại có ảnh hưởng, gắn kết đến quá trình kinh doanh, tác động trên nhiều phương diện khác nhau. Sau đây sẽ nghiên cứu một số tiêu chí đánh giá trên nhiều phương diện đó: 2.4.1 Tiêu chí đánh giá rủi ro tài chính doanh nghiệp 2.4.2 Tiêu chí đánh giá cân bằng tài chính doanh nghiệp 2.4.3 Tiêu chí đánh giá tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp: 2.4.4 Tiêu chí đánh giá đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. (i) Chi phí sử dụng vốn vay: Chi phí sử dụng vốn vay là tỷ suất sinh lời tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải đạt được từ việc đầu tư bằng nguồn vốn vay để sao cho không làm sụt giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (thu nhập của một cổ phần thường) đã có từ trước. (ii) Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi: Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi là tỷ suất sinh lời tối thiểu cần phải đạt được khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi để đầu tư sao cho thu nhập trên một cổ phần hay giá cổ phiếu của công ty là không bị sụt giảm. Giá phát hành cổ phiếu ưu đãi cân bằng trên thị trường, tại thời điểm ước lượng là mức giá nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư. (iii) Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu: + Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại: Lợi nhuận sau thuế khi trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi thì sẽ thuộc sở hữu của cổ đông thường. DN có thể dành trả cổ tức cho cổ đông thường hoặc giữ lại tái đầu tư. Nếu giữ lại tái đầu tư, các cổ đông sẽ mất cơ hội thu lợi nhuận từ việc nhận cổ tức để đem đầu tư nơi khác. Do đó chi phí sử dụng lợi nhuận để lại chính là một chi phí cơ hội, nghĩa là tỷ suất sinh lời thu được từ việc các cổ đông nhận cổ tức và đem đầu tư vào cơ hội khác có cùng mức độ rủi ro. + Chi phí sử dụng vốn bình quân: Hiện nay, mỗi một doanh nghiệp không sử dụng một loại vốn riêng biệt mà kết hợp nhiều loại vốn khác nhau. Do vậy, chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp sẽ được tính toán dựa trên chi phí bình quân gia quyền của các nguồn vốn mà DN sử dụng. 2.5. Kinh nghiệm tái cấu trúc vốn của một số nước Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho DN Việt Nam. Qua tham khảo về tái cấu trúc vốn các DN ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và xu thế tái cấu trúc vốn ở các DN trên thế giới, những bài học về quá trình tái cơ cấu vốn cho DNVN ngành nghề khác là những kinh nghiệm quý báu để cho DNDM Việt Nam tái cấu trúc vốn thành công như sau: Một là: Quá trình tái cấu trúc vốn phải kết hợp hài hòa với lộ trình cổ phần hóa doanh nghiệp, loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém. Quá trình cổ phần hóa phải tiến hành quyết liệt, khẩn trương, thực hiện đúng, chuẩn mực chủ trương của Đảng và Chính phủ khắc phục một số nhược điểm sau trong quá trình cổ phần hóa hiện nay: (i) Quá trình kiểm kê phân loại tài sản, một số đơn vị thực hiện kiểm kê, phân loại không đúng với thực tế sử dụng. Hai là: Việc thực hiện cổ phần hóa các DNNN nhằm mục tiêu thu hút vốn đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư, tái cấu trúc nguồn vốn chủ sở hữu, giảm vốn nhà nước, tăng nguồn vốn chủ sở hữu ngoài nhà nước, để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng hiệu quả kinh doanh. Ba là: Mở rộng kênh huy động vốn, đa dạng hình thức huy động, quản lý tốt nguồn vốn huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động, minh bạch tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động để tiếp cận nhiều tổ chức tài chính, tín dụng có qui mô vốn lớn, dài hạn. Trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn, việc đa dạng hóa hình thức huy động vốn, nhằm đảm bảo cho các DN vẫn có nguồn tiền ổn định trong sản xuất kinh doanh, đẩm bảo các dự án đầu tư thực hiện đúng tiến độ, nâng cao hiệu quả đầu tư. Bốn là: Quá trình tái cấu trúc vốn gắn liền với cải tiến quản trị doanh nghiệp, hoạt động quản trị minh bạch, tân tiến, theo kịp, hòa nhập với tình hình thế giới sắp tới. Tầm nhìn chiến lược của các nhà quản trị tài
  9. chính doanh nghiệp là rất quan trọng, đối với các DN Việt Nam, tầm nhìn của các nhà quản lý còn rất hạn chế, các doanh nghiệp hầu hết chưa chú trọng xây dựng được chiến lược tài chính, chiến lược kinh doanh một cách dài hạn, khoa học, công tác dự báo rủi ro tài chính còn nhiều yếu kém, thiếu, yếu các phương án sản xuất kinh doanh tối ưu, khả thi, có hiệu quả, chưa theo kịp với thế giới chính vì vậy nâng cao trình độ quản lý vốn, quản lý tài chính cho các giám đốc DN trong điều kiện hiện nay là việc làm hết sức cần thiết. Năm là: Bên cạnh đó cần cơ cấu lại khu vực Ngân hàng: Ngân hàng Việt Nam cũng như Ngân hàng của nhiều nước trong quá trình cải cách đang phải đối mặt với nhiều áp lực từ sự suy giảm tăng trưởng và tình hình tài chính yếu kém của các DN. Nhiều NHTM vẫn gặp khó khăn khi đối mặt với rủi ro về ngoại hối, nợ đọng chồng chất, quy mô vốn hoạt động còn quá nhỏ, giảm năng lực cạnh tranh và khả năng sinh lời thấp. Sáu là: Việt Nam cần phải đẩy nhanh việc xây dựng thị trường tài chính cũng như TTCK vượt lên trên sự phát triển chung của nền kinh tế. Bởi vì, thị trường chứng khoán có tác động rất lớn đến kế hoạch tái cấu trúc vốn, thoái vốn thông qua thị trường này. Phát triển thị trường tài chính sẽ làm tăng tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế, giúp cho các DN dễ dàng huy động vốn với chi phí thấp nhất - là cơ hội để tái cơ cấu vốn, lành mạnh hóa tình hình tài chính, ổn định trong sản xuất kinh doanh. Kết luận chương 2: Chương 2 của luận án đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp; luận án đã nêu rõ mục tiêu tái cấu trúc vốn, khi nào thì tái cấu trúc vốn, nội dung tái cấu trúc vốn. Đồng thời luận án cũng đã phân tích những tác động của cấu trúc vốn đến chi phí sử dụng vốn, rủi ro tài chính cuả DN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; Khi tái cấu trúc vốn các DN phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản: đảm bảo cân bằng giửa lợi nhuận và rủi ro, đảm bảo quyền kiểm soát doanh nghiệp, tài trợ linh hoạt và tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên khi tái cấu trúc vốn tuân thủ các nguyên tắc trên nhưng phải đặt trong điều kiện cụ thể về đặc điểm của doanh nghiệp. Sự cần thiết phải tái cấu trúc vốn trong quá trình hội nhập quốc tế do các nguyên nhân: do hoạt động không hiệu quả, do yêu cầu quản lý, do thay đổi cơ cấu, do sát nhập, hợp nhất, cổ phần hóa doanh nghiệp… Những lý luận cơ bản về cấu trúc vốn; căn cứ xác định cấu trúc vốn… ở chương 2 sẽ làm căn cứ cho việc phân tích, đánh giá thực tế và đề xuất giải pháp ở các chương tiếp theo. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN VÀ TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.1 Tổng quan ngành Dệt may Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 3.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp ngành Dệt may Việt Nam hiện nay. 3.1.1.1 Một số nét về ngành Dệt may Việt Nam Ngành Dệt may Việt Nam đã có lịch sử phát triển từ rất lâu đời, theo thời gian, sản phẩm dệt may đã không ngừng phát triển cả về chủng loại, số lượng và chất lượng, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, trở thành mặt hàng xuất khẩu số một, giữ vị rất quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia. Nhà nước đã có đánh giá cao về vị trí và sự đóng góp của ngành dệt may vào phát triển kinh tế nước nhà, đồng thời coi ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. Ngành Dệt may đã đạt được thành công đáng kể, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10-12% một năm, tăng trưởng xuất khẩu từ 3,609 tỷ USD năm 2003 lên 24,5 tỷ USD vào năm 2014, chiếm khoảng 41% kim ngạch xuất khẩu của công nghiệp chế tác. Hàng Dệt may Việt Nam hiện đã có mặt tại gần 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường có doanh thu cao như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… - Về số lượng Doanh nghiệp Dệt may: đến cuối năm 2013, ngành Dệt may Việt Nam có 5.982 Công ty dệt may lớn nhỏ, với lực lượng lao động chiếm hơn 20% lao động trong khu vực Công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động toàn quốc.(theo thống kê của VINATEX) + Phân bố theo khu vực: Phần lớn các công ty được đặt tại miền Nam (62%), còn lại nằm ở miền Bắc (30%), miền Trung và Tây Nguyên (8%).
  10. + Phân theo ngành nghề: Số lượng các Công ty May chiếm tỷ trọng lớn (70%) trên số doanh nghiệp ngành dệt may, còn lại là các Công ty Dệt (17%), kéo sợi (6%), nhuộm (4%), và ngành công nghiệp hỗ trợ (3%). Nếu phân cơ cấu công ty theo hình thức sở hữu thì số lượng doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng (84/%); số lượng các doanh nghiệp FDI là (15%) và số lượng DNNN chỉ chiếm tỷ trọng là (1%). 3.1.1.2 Tiềm năng và thách thức phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Với sự tăng trưởng liên tục của ngành dệt may qua số liệu Giá trị kim ngạch xuất khẩu DMVN đã được thống kê qua các năm từ năm 2003-2013 như sau: Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu Dệt may Việt Nam 10 năm 2003-2013. Đơn vị tính: tỷ USD Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Xuất khẩu 3,609 4,385 4,8 5,9 7,8 9,12 9,1 11,2 14 15,1 17,9 Tốc độ tăng 100% 21% 10,3% 23,5% 32% 17% 99,4% 23% 25% 8% 19% trưởng % so với NT (Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam) Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may như sau: Năm 2010 giá trị KNXK đạt là 11,2 tỷ USD tăng lên 23% so với năm 2009; Năm 2012 đạt 15,1 tỷ USD tăng lên 8% so với năm 2011; Tương tự như vậy giá trị KNXK năm 2013 đạt là 17,9 tỷ USD tăng lên so với năm 2012 là 19% chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nếu tính cả giá trị xuất khẩu xơ, sợi năm 2013 đạt 2,15 tỷ USD thì tổng giá trị xuất khẩu toàn bộ hàng dệt may, xơ, sợi năm 2013 đạt 20,1 tỷ USD, ngành dệt may trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. 3.1.2 Về tập đoàn Dệt may Việt Nam 3.1.2.1 Một số nét về tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) Vinatex cùng các công ty trong tập đoàn tạo thành chuỗi cung ứng khá đầy đủ, cho toàn bộ các khâu trong hoạt động của tập đoàn gồm: thiết kế thời trang, cung ứng nguyên, phụ liệu, sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm dệt may, như: sản xuất bông, sợi, dệt, nhuộm, may, hệ thống phân phối ở trong nước và hoạt động xuất nhập khẩu, ngoài ra Vinatex còn có các cơ sở phụ trợ khác. Về qui mô và cơ cấu tập đoàn Vinatex có tổng tài sản đến năm 2013 là trên 11.830 tỷ đồng, doanh thu và thu nhập năm 2013 đạt 10.954 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế năn 2013 đạt 274 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 72 tỷ đồng, với tổng số lao động bình quân khoảng 97 ngàn người, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 5 triệu đồng/ tháng. 3.1.2.2 Tình hình, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn dệt ma: Doanh thu của Vinatex tăng trưởng qua các năm, cụ thể là: doanh thu của năm 2006 là 12.122 tỷ đồng, doanh thu của năm 2009 là 14.023 tỷ đồng tăng thêm 1.901 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 115,6%. Đến năm 2012 doanh thu đạt 12.431 tỷ đồng tăng 309 tỷ đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng là 102,5%. Vốn chủ sở hữu tăng từ 2.287 tỷ đồng năm 2006 lên đến năm 2009 là 3.863 tỷ đồng, tỷ lệ là 168,9%. Đến năm 2013 vốn cổ phần hóa đạt 4.920 tỷ đồng tăng 2.633 tỷ đồng so với năm 2006 với tương ứng tỷ lệ tăng 215,1%. Điều đó chứng tỏ, tốc độ tăng của doanh thu liên tục và ổn định, với tỷ lệ tăng trưởng nhanh, nhưng mức tăng vốn CSH của Vinatex không đều giữa các năm. Lợi nhuận sau thuế của Vinatex những năm qua cũng không ngừng tăng từ 163 tỷ năm 2006 lên đạt 351 tỷ đồng năm 2008, tương ứng với tỷ lệ là: 215,1% lợi nhuận của Vinatex tiếp tục tăng, năm 2009 đạt là 638 tỷ đồng; đến năm 2013 đạt 274 tỷ đồng, Những tồn tại về doanh thu và vốn chủ sở hữu của Vinatex ảnh hưởng tới tái cơ cấu vốn: Thứ nhất: Nhìn bảng 3.6 ta thấy vốn chủ sở hữu có tăng nhưng mức tăng, tốc độ tăng vẫn còn thấp: ví dụ như năm 2010 so với năm 2009 tăng là 8,3%; năm 2011 so với năm 2010 tăng 9,5%; năm 2012 so với năm 2011 tăng 5,17%; năm 2013 so với năm 2012 tăng là 2%. Thứ hai: So với năm 2006 các năm sau tuy có phát triển, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhưng tốc độ tăng doanh thu và tăng lợi nhuận còn chưa ổn định, lúc tăng tốt 2009, 2010, 2011, lợi nhuận đạt 638-832 tỷ đồng; Năm 2012 giảm xuống còn: 730 tỷ đồng, thậm chí năm 2013 chỉ còn 274 tỷ đồng. (nguyên do như đã trình bày ở trên là năm 2012 và 2013 do tách các đơn vị hoạch toán phụ thuộc CPH và các Công ty TNHH MTV không nằm trong báo cáo tài chính)
  11. Thứ ba: Trong tổng nguồn vốn kinh doanh thì nguồn vốn chủ sở hữu còn thấp luôn chiếm tỷ trọng ở mức 26,3% năm 2006 đến 32,2% năm 2010 như vậy giai đoạn này nguồn vốn vay quá lớn luôn từ 67,8% đến 73,7% tình hình tài chính sẽ căng thẳng, co kéo về nguồn vốn. Đến năm 2012, 2013 thì tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu mới tăng lên 41,6% - 43%. Thứ tư: Trong các năm báo cáo từ 2006-2013 tỷ lệ doanh thu trên vốn CSH ta thấy giảm dần qua các năm từ 5,3 lần năm 2006 giảm đến năm 2008-2009 xuống còn 3,63-3,99 lần đến năm 2009-2010 lại tiếp tục tăng lên đến 3,99 lần và 4,29 lần; nhưng đến năm 2012 và 2013 lại tiếp giảm còn 2,57 đến 2,22 lần. 3.2 Thực trạng cấu trúc vốn kinh doanh của DN Dệt may 3.2.1 Về cấu trúc vốn Chủ sở hữu, vốn Vay của DNDM năm 2006 -2013. (i) Cơ cấu vốn, mức độ tăng trưởng vốn của DNDM được thể hiện qua bảng số liệu sau: Nhìn vào bảng số liệu 3.7 của Vinatex cho thấy: - Tại thời điểm 31/12/2006 tổng nguồn vốn là 8.688 tỷ đồng, đến năm 2009 nguồn vốn đạt là: 11.854 tỷ đồng, tăng lên là 3.166 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 36,4%; đến năm 2010 tổng nguồn vốn là 14.042 tỷ đồng, so với năm 2009 tăng lên là 2.188 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 18,45%; Năm 2011 là năm cổ phần hóa vinatex có một số tài sản không cần dùng, công nợ không có khả năng thu hồi là: 1.354 tỷ đồng và tài sản ở các đơn vị sự nghiệp là 107,6 tỷ đồng được loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp;[3] Trong đó Vốn CSH năm 2006 là 2.287 tỷ đồng, đến 2013 đạt là 4.920 tỷ đồng, tăng lên 2.633tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 215,1% như vậy trong điều kiện hội nhập tốc độ tăng nguồn vốn và tốc độ tăng vốn CSH của Vinatex là rất tốt. (ii) Về Tổng số tài sản và cơ cấu tài sản của DN Dệt và DN May. Giá trị đầu tư TSCĐ và ĐTDH của Vinatex năm 2006 là 4.594 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên là 6.942 tỷ đồng, tăng lên là 2.348 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 151%; năm 2013 là 6.082 tỷ đồng tăng lên là 1.488 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ là 132,5%; Tương tự như vậy, TSCĐ và ĐTDH đó tăng lên năm 2010 so với năm 2006 là 173,4% và năm 2013 tăng so với năm 2006 là 140,4%. Điều đó chứng tỏ tốc độ tăng TSLĐ và ĐTNH nhanh hơn so với TSCĐ và ĐTDH khoảng 10-20%, đây là một thực trạng không tốt về các khoản đầu tư và tình hình tài chính của Tập đoàn. Nhìn vào biểu số liệu 3.8d về cơ cấu tài sản của Tổng Công ty May Sài Gòn. Do ngành SXKD chính là ngành may do vậy ta thấy tỷ trọng TSCĐ và ĐTDH trừ năm 2008 là 50,1% và năm 2009 là 43,1 % tương đối cao; còn các năm khác từ năm 2010 đến năm 2013 thì tỷ trọng TSCĐ và ĐTDH luôn luôn chiếm từ 27,2 % đến 30,3 % bảng 3.8d. Điều đó cho thấy Do là doanh nghiệp chuyên về may mặc nên TSCĐ luôn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ, Mặt khác TSLĐ và ĐTNH luôn chiếm tỷ trọng lớn 72,8% năm 2011 + 2012 và năm 2013 là 28,0% trong cơ cấu tổng tài sản của doanh nghiệp. - Nhìn vào bảng 3.9 cho thấy tốc độ tăng Tổng nguồn vốn: 31/12/2006 tổng nguồn vốn là 8.688 tỷ đồng, đến năm 2010 tăng lên là 14.042 tỷ đồng, tăng lên là 5.354 tỷ đồng, tương ứng tăng là 161,6% so với năm 2006; đến năm 2013 tổng vốn đạt 11.830 tỷ đồng, tăng so với năm 2006 là 3.142 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 136,1% so với năm 2006, đây là tốc độ tăng rất cao của Vinatex. (iii) Về Tổng số nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của Vinatex năm 2006 - 2013 Trong bảng 3.9 cho thấy VCSH đến 2013 VCSH đạt là 4.920 tỷ đồng, tăng lên 2.633 tỷ đồng so năm 2006 vốn CSH chỉ là 2.287 tỷ đồng; tương ứng với tỷ lệ tăng là 215,1% ; Năm 2011 vốn CSH là 4.582 tỷ đồng tăng lên 398 tỷ đồng so với năm 2010 (là 4.184 tỷ đồng) tương ứng tỷ lệ tăng là 9,5%; Năm 2012 vốn CSH là 4.819 tỷ đồng tăng so với năm 2011 là 237 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 5,17%. Điều đó đã phản ánh tình hình kinh doanh tốt của tập đoàn và các công ty thành viên. (iv) Ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Vinatex. Sau khi gia nhập WTO đã đem lại cho Vinatex sự tăng tốc trên các phương diện tăng trưởng: doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng vốn, tăng trưởng tổng tài sản của tập đoàn và các công ty thành viên, điều đó được biểu hiện qua bảng số liệu các chỉ tiêu: lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) và chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng doanh thu (ROS) qua các năm tăng trưởng sau đây: Nhìn vào bảng số liệu 3.10 cho biết:  ROA: Tỷ suất sinh lời của tài sản Vinatex có tốc độ tăng từ 1,88 lần năm 2006 lên 3,3 năm 2008; năm 2010 đạt 6,32 lần; năm 2012 đạt 6,53 và 2,31 năm 2013. Chỉ tiêu ROA càng lớn thì tình hình kinh doanh của
  12. tập đoàn càng tốt, chỉ tiêu này lớn hơn lãi suất vay bình quân năm cùng thời điểm thì càng tốt hơn nữa. (Về vấn đề này sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần sau)  ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2006 là 7,12%, năm 2008 là 9,9%; năm 2010 là 19,5% năm 2011 là 18,15% điều đó cho thấy tình hình KD của Vinatex giai đoạn ngày một rất tốt. Lợi nhuận không ngừng tăng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng trưởng rất nhanh, điều đó nhờ có hội nhập nên những năm qua đã thúc đẩy Vinatex phát triển kinh doanh tốt.  ROS: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu: Năm 2006 đạt 1,34%, năm 2008 đạt 2,86%; năm 2010 đạt 4,89% và năm 2012 đạt 5,87%, năm 2013 đạt 2,5%. Điều đó cho biết tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng tăng dần theo thời gian từ năm 2006 đến năm 2012. Chứng tỏ DN Vinatex kinh doanh ngày một có hiệu quả hơn, doanh thu tăng trưởng tốt, DN ngày càng phát triển hơn. (ii) Doanh thu, vốn, vòng quay vốn của DN Vinatex  Bảng 3.11 Chỉ tiêu Doanh thu, vốn, vòng quay vốn, của Vinatex năm 2006-2013 Đơn vị tính: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Doanh thu 12.122 12.800 12.27 14.023 16.72 19.682 12.431 10.954 2 Vốn KD 2.287 3.208 23.553 3.863 24.184 4.582 4819 4920 3=½ Vòng quay 5,3 3,99 3,45 3,63 4 4,3 2,58 2,23 (Nguồn: báo cáo kiểm toán 2006-2013 Vinatex và tác giả tự tính toán) vốn Vòng quay vốn kinh doanh: cho biết một đồng vốn kinh doanh trong 1 năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nhìn vào bảng số liệu 3.11 cho thấy năm 2006 vòng quay vốn kinh doanh là 5,3 lần, tức là 1 đồng vốn tạo được 5,3 đồng doanh thu. Tương tự như vậy năm 2008 là 3,45 vòng; năm 2010 là 4 vòng; năm 2012 là 2,58 vòng, năm 2013 là 2,23 vòng. (iii) Khả năng tự tài trợ TSCĐ của tập đoàn dệt may: Nhìn vào bảng 3.13 cho thấy những năm 2006 đến năm 2011 nguồn vốn dài hạn luôn luôn tương đương giá trị còn lại của TSCĐ và ĐTDH, cụ thể năm 2006 Vốn dài hạn 4.549 tỷ đồng tương ứng có giá trị còn lại là 4.594 tỷ đồng; Năm 2007 nguồn vốn dài hạn là 5.464 tỷ đồng, giá trị còn lại tương ứng là 5.369; Tương tự như vậy năm 2008 nguồn vốn dài hạn là 6.251 tỷ đồng, giá trị còn lại là 6.213 tỷ đồng; Điều này cho thấy giai đoạn này doanh nghiệp đã đầu tư TSCĐ cân đối, có nghĩa là nguồn vốn dài hạn sử dụng đầu tư TSCĐ, còn TSLĐ thì dùng nguồn vốn ngắn hạn. (v) Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp Dệt may. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhất là những năm sau khi đã gia nhập WTO, đã đem lại cho các DNDM trên cả nước sự tăng tốc trên nhiều phương diện tăng trưởng khác nhau như doanh thu, lợi nhuận, vốn và tăng trưởng tổng tài sản các DNDM đó được thể hiện qua bảng số liệu các chỉ tiêu: lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) và chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng doanh thu (ROS) qua các số liệu sau đây: (iv) So sánh các chỉ tiêu ROA, ROE, ROS của Vinatex và các Công ty Dệt may khác: Căn cứ vào số liệu tại biểu 3.10 và số liệu tại các biểu: 3.14 a,b,c ta tổng hợp lại biểu so sánh chỉ tiêu ROA, ROE, ROS của các công ty dệt may để so sánh, đánh giá, nhận xét. Qua các bảng số liệu thống kê báo cáo tài chính các đơn vị trên, thì Công ty dệt may Thành Công kinh doanh không ổn định, cụ thể: năm 2008 kém, năm 2012 rất kém, năm 2010 lại rất tốt, năm 2009 và năm 2010 ở mức độ trung bình, điều đó cho thấy ngoài yếu tố khách quan, thì khả năng lãnh đạo điều hành doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh. Tất cả những diễn giải, số liệu và phân tích trên cho đánh giá: Cổ phần hóa 100% vốn Nhà nước là phương án tối ưu. 3.2.2 Tái cấu trúc vốn doanh nghiệp Dệt may. Căn cứ theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần và quyết định số 5151/QĐ-BCT ngày 7 tháng 10 năm 2011 về việc cổ phần hóa công ty mẹ - Tập đòan dệt may Việt Nam và nhu cầu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh trong thới gian tới. Công ty mẹ tập đoàn dệt may Việt Nam đề nghị áp dụng việc thực hiện
  13. cổ phần hóa theo hình thức: bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại tập đoàn, kết hợp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối. Kết quả sau khi cổ phần hóa theo quyết định số 5151/QĐ-BCT ngày 7/10/2011 của Bộ công thương, Vốn kinh doanh của công ty mẹ tập đoàn dệt may–Vinatex như sau: 3.2.2.1 Tăng qui mô vốn kinh doanh, thay đổi cấu trúc vốn chủ sở hữu. (i) Tăng qui mô vốn kinh doanh của Vinatex: Bảng 3.15a Cho ta biết nguồn vốn nhà nước đánh giá lại là 4.299 tỷ đồng, phát hành tăng vốn thêm là 701 tỷ đồng như vậy tổng vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng: trong đó vốn chủ sở hữu của Nhà nước là 55% tương ứng với 2.550 tỷ đồng; nguồn vốn khác là 45% tương ứng là 2.450 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn hiện nay đã tăng so với trước khi cổ phần hóa là 701 tỷ đồng tuy nhiên nguồn vốn kinh doanh hiện nay 5.000 tỷ đồng là quá thấp so với nhu cầu vốn hiện hành. Nhìn vào bảng 3.15b chúng ta thấy năm 2011 là năm cổ phần hóa, các năm 2009-2010 là năm trước cổ phần hóa, số liệu các năm sau cổ phần hóa là 2012-2013, xét về mặt tăng trưởng ở đây rõ nhất là Doanh thu, qui mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu. Qua số liệu trên, phản ảnh các chỉ tiêu tài chính như sau: * Đối với Công ty Dệt kim Đông Xuân năm 2009-2010 có doanh thu tương ứng là 137 tỷ đồng và 196 tỷ đồng nhưng đến năm 2012-2013 là 195 tỷ đồng và 250 tỷ đồng như vậy năm 2013 so với năm 2009 tăng 113 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 82,4%; Tương tự như vậy qui mô tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu cũng tăng, năm 2009 vốn CSH là 136 tỷ đồng thì đến năm 2013 Vốn CSH là 163 tỷ đồng tăng lên 27 tỷ đồng với tỷ tăng là 19,8%. * Đối với Công ty Dệt kim Đông Phương năm 2009-2010 có qui mô tổng tài sản là 450 - 567 tỷ đồng đến năm 2012-2013 có qui mô tổng tài sản tăng lên đạt 996 - 989 tỷ đồng. Như vậy đối với Dệt kim Đông Phương tổng tài sản từ 450 tỷ đồng năm 2009 đến năm 2013 tăng thêm 539 tỷ đồng đạt là 989 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 119,7%. Vốn chủ sở hữu từ 122 tỷ đồng năm 2009 tăng thêm 152 tỷ đồng đến năm 2013 đạt 274 tỷ đồng; Doanh thu từ 991 tỷ đồng năm 2009 tăng đến năm 2013 đạt là 2060 tỷ đồng. (ii) Thay đổi cơ cấu nguồn vốn, tăng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm nguồn vốn vay.  Thay đổi cơ cấu nguồn vốn Nhìn vào biểu 3.16 (cột 3) cho chúng ta biết vốn CSH tăng từ 2.287 tỷ đồng năm 2006 đến năm 2009 là 3.863 tỷ đồng; đến năm 2013 là 4.920 tỷ đồng; tuy nguồn vốn vay (cột 4) có tăng lên từ 6.401 tỷ đồng năm 2006 tăng lên 7.991 tỷ đồng năm 2009, đến năm 2013 là 6.910 tỷ đồng; Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn vay (cột 5) luôn luôn có xu hướng tăng lên, qua số liệu từ năm 2006 đến năm 2013 của DN Vinatex (biểu 3.16 nêu trên) chúng ta thấy rõ tỷ trọng VCSH / nguồn Vốn Vay năm 2006 là 26,32%; năm 2007 là 32,19% năm 2009 là 29,8% và năm 2013 là 41,59% điều đó chứng tỏ cơ cấu nguồn vốn của Vinatex luôn thay đổi theo chiều tích cực, giảm nguồn vốn vay và tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này sẽ cho thấy việc sử dụng vốn sẽ an toàn hơn, độ rủi ro trong kinh doanh sẽ thấp hơn, doanh nghiệp hoạt động bền vững hơn. (iii) Tái cấu trúc nguồn vốn tín dụng: Giảm vay ngắn hạn, tăng vay dài hạn: 1. Tổng nguồn vốn vay có chiều hướng tăng lên trong các năm 2009, 2010, 2011 so với năm 2006 -2007; năm 2010 và năm 2011 có tổng nguồn vốn vay nợ là cao nhất tương ứng là 9.658 tỷ đồng và 8.019 tỷ đồng; năm 2012 và năm 2013 tổng nguồn vốn vay giảm xuống là do các đơn vị hạch toán phụ thuộc được cổ phần hóa tách khỏi báo cáo quyết toán. 2. Vay ngắn hạn trên tổng vốn vay có chiều hướng đi lên từ 64,6% năm 2006 lên 76,7% năm 2010 và 74,7% năm 2011. Sang năm 2012 tỷ trọng vốn vay dài hạn lại giảm còn 69,7% đến năm 2013 giảm còn 65,6%. (năm 2012 và 2013 số liệu giảm, là nguyên do các công ty con DN dệt may tách ra cổ phần hóa). 3. Vay dài hạn trước cổ phần hóa từ năm 2010 trở về trước (2006 -2010) luôn luôn nhỏ chiếm tỷ trọng từ 35,3% năm 2006 đến 23,2% năm 2010. Năm 2011 tỷ trọng nguồn vay dài hạn là 25,2%; Sau cổ phần hóa năm 2012 và năm 2013 tỷ trọng vốn vay dài hạn trên tổng số vốn vay tương ứng là 30,3% và 34,4%. Nguyên nhân do sau cổ phần hóa Vinatex đã vay dài hạn để mở rộng đầu tư, kịp thời hội nhập TPP. Tái cấu trúc nguồn vốn đầu tư không có hiệu quả, Năm 2010-2011, tổng giá trị đầu tư tài chính dài hạn của công ty là 3.245 tỷ đồng, chiếm hơn 60% tài sản của công ty. Song doanh thu và lợi nhuận năm 2013 từ bán hàng của công ty mẹ cũng chỉ tương ứng 116
  14. tỷ đồng và 36 tỷ đồng, do hầu hết các công ty con của Vinatex hoạt động không hiệu quả. Điển hình như Công ty TNHH MTV TM Thời Trang Dệt May (Vinatexmart) lỗ đến 45 tỷ đồng trong năm 2013. Doanh nghiệp dệt may phải thu hồi vốn, thoái vốn, đầu tư đã đầu tư ngoài ngành Công ty mẹ Vinatex có vốn chủ sỡ hữu chủ yếu được đầu tư vào các công ty con, công ty lien kết, công ty lien doanh… các khoản đầu tư này hiện đang chiếm 84,6% vốn điều lệ. Tuy nhiên bên cạnh đó công ty mẹ vinatex cũng đang còn những khoản đầu tư ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính của mình. Do đầu tư ngoài ngành, đầu tư vào những ngành không đúng sở trường, truyền thống của ngành Dệt may như: đầu tư tài chính, ngân hàng, kinh doanh bất động sản. 3.2.2.2 Thay đổi cấu trúc vốn do các nhân tố ảnh hưởng. Trong quá trình phát triển và hội nhập vừa qua của các doanh nghiệp Dệt may, thì các yếu tố bên ngoài cũng tác động ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. (i) Cấu trúc vốn bị ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài. Nhìn chung tình hình kinh tế của đất nước ta giai đoạn 2007-2013: Năm 2007 là năm đầu tiên Việt nam gia nhập WTO, kinh tế quốc tế và trong nước tương đối ổn định. Do vậy các chỉ số kinh tế của Việt Nam khá tích cực: GDP tăng 8,4%. CPI bình quân tăng 8,3% Tốc độ tăng trưởng kinh tế là thước đo cơ hội phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đối với mỗi doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính tối ưu cho các dự án. Do khủng hoảng kinh tế tòan cầu, việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã chậm lại trong những năm 2008-2013 và thấp hơn giai đoạn 2006-2007, làm giảm tỷ lệ vốn vay của các doanh nghiệp thuộc ngành Dệt May Việt Nam. Lạm phát, khi tỷ lệ lạm phát tăng cao thì rủi ro của việc cấp tín dụng sẽ tăng lên và người cho vay sẽ có xu hướng hạn chế cho vay. Bởi vậy, những năm lạm phát tăng cao 2007-2008, 2010 - 2011 đã làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn vay của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNDMVN nói riêng. Từ chỗ vốn vay thay đổi nên cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dệt may cũng thay đổi. Thuế suất: Theo lý thuyết mô hình cân bằng, các doanh nghiệp ưa thích sử dụng tài trợ bằng nguồn vốn vay bởi vì lãi vay được khấu trừ thuế. Trong giai đoạng 2007-2012, với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28% trước 1/1/2009 và 25% sau thời điểm này mang đến cho các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp dệt may, lợi ích thuế từ các khoản vay nợ. Điều này đã khiến cho doanh nghiệp vay nhiều hơn khi tỷ lệ thuế suất ở mức cao, cấu trúc vốn của các doanh nghiệp cũng thay đổi, theo hướng sử dụng nhiều vốn từ vay nợ hơn. (ii) Cấu trúc vốn bị ảnh hưởng của các nhân tố bên trong. Qui mô của doanh nghiệp: Để đánh giá qui mô của doanh nghiệp trong nghiên cứu này sử dụng chi tiêu doanh thu của doanh nghiệp. Đối với Vinatex các năm từ 2006 đến 2013 (biểu 3.11) tốc độ tăng doanh thu tăng trưởng tốt từ 12.122 tỷ đồng năm 2006 tăng lên đến 12.800 tỷ đồng năm 2007 và tăng mạnh 2010- 2011 lên đến 19.682 tỷ đồng, (năm 2012-2013 do tách các đơn vị thành viên nên hạch toán tổng doanh thu có giảm); Công ty May Sài Gòn (biểu 3.14 a) doanh thu tăng từ 424 tỷ đồng năm 2008 lên đến 1.228 tỷ đồng năm 2013, như vậy doanh thu tăng lên 804 tỷ đồng, tốc độ tăng là 289,6%; Sự tăng trưởng của doanh nghiệp: Thể hiện ở tốc độ tăng của tổng tài sản của doanh nghiệp Vinatex qua các năm 2006 đến 2013 (bảng 3.8a). Cụ thể năm 2006 tổng tài sản của doanh nghiệp từ 8.688 tỷ đồng lên đến 11.830 tỷ đồng năm 2013 với mức tăng là 3.142 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 136,1%; Đối với Công ty May Sài Gòn biểu 3.14a tốc độ tăng tổng tài sản của doanh nghiệp từ 186 tỷ đồng năm 2008, tăng lên đến 658 tỷ đồng 2013 với mức tăng là 472 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 353,7%. Cấu trúc tài sản hữu hình: Cấu trúc tài sản cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp, bởi vì cấu trúc tài sản được đo lường thông qua chỉ tiêu tỉ lệ tài sản cố định hữu hình (giá trị tài sản dài hạn) trên tổng số tài sản của doanh nghiệp. Trong khi đó, tài sản cố định hữu hình có thể được doanh nghiệp sử dụng làm tài sản thế chấp khi đi vay. Do vậy nếu tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp lớn thì người cho vay (có thể là ngân hàng) có thể giảm được rủi ro và từ đó cũng có thể giảm chi phí cho vay. Như vậy về mặt lí thuyết, khi tỷ lệ tài sản cố định hữu hình chiếm tỉ trọng lớn, doanh nghiệp có cơ hội thế chấp
  15. các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài dễ dàng hơn, hay nói cách khác doanh nghiệp sẽ tăng “khả năng vay nợ” Tính thanh khoản: Được đo bằng tài sản lưu động trên tổng vay ngắn hạn, Tính thanh khoản có tác động (+) tăng, (-) giảm đến cơ cấu vốn. Doanh nghiệp có tính thanh khoản cao có thể thanh toán, đúng đủ các khoản nợ vay khi đến hạn. Như vậy thanh khoản tốt tỷ lệ thuận với nguồn vốn tín dụng, do đó khả năng vay nợ tăng lên và cơ cấu vốn cũng thay đổi theo.  Nhân tố cấu trúc vốn chủ sở hữu: Đây là nhân tố riêng có của các DNNN khi mà trong cấu trúc vốn chủ sở hữu, có một nguồn vốn không nhỏ đó là sự tham gia của vốn của nhà nước. Nhà nước tham gia với tư cách là một cổ đông, thậm chí là một cổ đông lớn có quyền chi phối và quyết định mọi chiến lược hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2.3 Đánh giá thực trạng cấu trúc vốn của DNDM thời gian qua. Từ thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đối với các doanh nghiệp dệt may nêu trên, đã chỉ ra những ưu điểm và tồn tại trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp dệt may như sau: 3.2.3.1 Ưu điểm của cấu trúc vốn doanh nghiệp Dệt và May (i) Ưu điểm chung cho cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may. Một là, Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp dệt may đã có sự tái cấu trúc theo hướng gia tăng vốn thường xuyên (vốn chủ sở hữu và vay dài hạn) để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ổn định của các doanh nghiệp dệt may. Hai là, Tăng trưởng qui mô vốn chủ sở hữu, chứng tỏ các doanh nghiệp càng phát triển, tăng qui mô vốn chủ sở hữu càng làm tăng tích tụ tự chủ tài chính, tăng năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Nhìn chung các doanh nghiệp dệt may có tốc độ tăng trưởng về quy mô vốn cao, như Vinatex năm 2006 là 2.287 tỷ đồng đến cuối năm 2013 là 4.920 tỷ đồng tăng là 2.633 tỷ đồng tương ứng là 115,13%; Ba là: Nhiều doanh nghiệp dệt may đã từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, chi phí vốn vay rẻ, tìm được nhiều nguồn ưu đãi, được hưởng nhiều chính sách khuyến khích xuất khẩu cho nên đã có kết quả, hiệu quả kinh doanh khá cao và thu được những lợi nhuận lớn như Vinatex năm 2010 đạt 818 tỷ đồng, năm 2011 đạt 832 tỷ đồng, năm 2012 đạt 730 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty May Sài Gòn năm 2008 là 17 tỷ đồng đến năm 2013 là 49 tỷ đồng tăng lên 32 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 190%; Tổng công ty Việt Thắng năm 2008 lợi nhuật đạt là 56 tỷ đồng đến năm 2013 đạt là 84 tỷ đồng tăng lên là 28 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 50%... Bốn là, một số các doanh nghiệp dệt may đã thực hiện được nguyên tắc tài trợ vốn theo tính tương thích trong những giai đoạn phát triển nhất định. Năm là, nguồn vốn vay của DN dệt may có xu hướng ngày càng được đa dạng hóa, đa dạng hóa gói dịch vụ với Ngân hang. Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay trong và ngoài nước tốt, do phát triển sản xuất kinh doanh, doanh thu tăng trưởng tốt, dòng tiền ổn định, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, uy tín các doanh nghiệp dệt may tang, nên rất có lợi thế khi vay nợ, thay đổi cấu trúc nguồn vốn vay. 3.2.3.2 Những hạn chế của cấu trúc vốn Doanh nghiệp dệt may. 3.2.3.3 Đặc điểm riêng biệt tái cấu trúc vốn doanh nghiệp ngành Dệt và May. Ngoài các đánh giá chung về ưu điểm và tồn tại cho doanh nghiệp ngành Dệt và May thì đối với mỗi loại hình doanh nghiệp cụ thể, có nhận xét đánh giá về ưu nhược cấu trúc vốn như sau: (i) Đối với doanh nghiệp ngành Dệt: Ngoài những ưu điểm nhược điểm chung của ngành dệt may ra thì ngành Dệt còn có những đặc điểm riêng của ngành như sau: Một là: Ngành Dệt có giá trị TSCĐ lớn, do vậy việc thu hút vốn đầu tư xây dựng cần một lượng vốn lớn hơn nhiều so với một doanh nghiệp may. Bởi vậy các DN FDI thường thích đầu tư vào các nhà máy may, ít khi họ đầu tư vào một nhà máy dệt. Theo hiệp hội dệt may cho đến cuối năm 2013 thì số lượng các công ty may chiếm tỷ trọng lớn (70%) trên số doanh nghiệp ngành dệt may, còn lại là các công ty dệt (17%), kéo sợi (6%), nhuộm (4%), và ngành công nghiệp hỗ trợ (3%); Hai là: Cơ cấu tài sản trong mỗi một doanh nghiệp dệt may cũng khác nhau, trong các DN dệt giá trị TSCĐ thường lớn, giá trị TSLĐ thường nhỏ. Điều đó thể hiện ở số liệu các biểu 3.8a; 3.8b và 3.8c ta thấy cơ cấu tài sản của các Tổng công ty Dệt Việt Thắng; Ngược lại với DN dệt thì DN May là TCT May Sài Gòn
  16. tỷ lệ TSCĐ chiếm rất thấp thông thường từ 27,2% đến tối đa là 50%, đối với TCT May Sài Gòn năm giai đoạn 2011-2013 tỷ lệ TSCĐ chiếm trên tổng số là 27,2% đến 28%. Ba là: Đối với ngành Dệt thời gian hoàn vốn lâu, vòng quay vốn chậm. Bởi vì, để đầu tư xây dựng một nhà máy dệt kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành, bàn giao, vận hành chạy thử đến khi đưa vào sử dụng nhiều hơn 1-2 năm thời gian xây dựng một nhà máy may, cho nên các doanh nghiệp có qui mô vốn nhỏ, vốn chủ sở hữu ít không thể tham gia đầu tư ngành dệt được. Bốn là: Xuất phát điểm của công nghiệp Dệt Việt Nam còn thấp, trình độ công nghệ lạc hậu. Ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho ngành Dệt chưa thực sự phát triển, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ gia công cao, phụ thuộc rất lớn vào giá cả quốc tế, không chủ động được nguồn nguyên liệu...là thách thức rất lớn khi hội nhập kinh tế toàn cầu. Năm là: Ngành Dệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải xử lý môi trường phức tạp, do vậy, các dự án phải đầu tư xa khu dân cư, đầu tư vào khu công nghiệp tập trung, vấn đề xử lý môi trường đòi hỏi vốn lớn, công nghệ hiện đại, thời gian thu hồi vốn lâu. Khi dự án đã hoạt động, đầu ra của DN dệt chủ yếu là các công ty May, là bạn hàng thân thiết, nên tình trạng chiếm dụng vốn thường xẩy ra, DN cần một lượng vốn dự trữ lớn. Sáu là: Ngoài cạnh tranh với thế giới và khu vực thì các doanh nghiệp FDI trong nước do được đầu tư công nghệ hiện đại, nguồn vốn lớn, kinh nghiệm lâu năm, quản trị DN tiên tiến… đã tạo ra sự cạnh tranh đáng kể với các doanh nghiệp sản xuất Dệt trong nước về đơn hàng, nguyên liệu đầu vào, chất lượng, giá cả, thị trường, mẫu mã, lao động… (iii) Đặc điểm riêng của tái cấu trúc vốn doanh nghiệp ngành May. Một là: Giá trị Tài sản cố định của doanh nghiệp May nhỏ, Khấu hao tài sản nhanh cho nên thu hồi vốn sẽ nhanh doanh nghiệp ngành Dệt. Qua số liệu biểu 3.8.d của TCT May Sài Gòn ta thấy rõ giá trị TSCĐ của DN luôn biến động ở mức 27,2% đến 28% giai đoạn 2011 đến 2013; giai đoạn cao điểm nhất, có tỷ lệ giá trị TSCĐ cao là năm 2008 - 2009 với tỷ lệ là 43,1% đến 50%; tỷ lệ TSCĐ giảm dần từ năm 2010 với tỷ trọng TSCĐ là 30,3% và qua các năm 2011 đến 2013 thì tỷ trọng thấp hơn nữa.. Điều đó chứng tỏ TCT May Sài Gòn đầu tư đúng hướng vào những tài sản có giá trị thấp, khấu hao nhanh, dễ quay vòng vốn. Hai là: Cơ cấu Tài sản cố định và Tài sản lưu động, nghiêng về cấu trúc vốn của Tài sản lưu động. Do vậy nguồn vốn lưu động sẽ lớn hơn nguồn vốn cố định do tương ứng với lượng tài sản đang sử dụng, hoạt động trong doanh nghiệp May. Ba là: Trong tổng nguồn vốn kinh doanh, thì tỷ trọng nguồn vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn cố định. Nguồn vốn cố định chủ yếu được đầu tư vào nhà xưởng, thiết bị máy may. Do vậy, khả năng luân chuyển vốn nhanh, đáp ứng dễ, cho nên dễ thu hút các nhà đầu tư. Bốn là: Suất đầu tư của ngành may nhỏ, vốn ít, thời gian thu hồi vốn nhanh do vậy, các nhà đầu tư thường mong muốn đầu tư vào doanh nghiệp ngành may hơn, kể cả nhà đầu tư nội lẫn nhà đầu tư ngoại. Năm là: đối với ngành May: Xu hướng thị trường may là vòng đời sản phẩm may ngắn hơn và vòng quay của vốn nhanh hơn. Sáu là: Các doanh nghiệp ngành May không bị cấm đoán khắt khe về xử lý môi trường, chất thải, nước thải… do vậy các Dự án ngành May có thể đưa được về khu dân cư, về vùng nông thôn để giải quyết lao động nông nhàn, có tính cơ động cao. Ngành Dệt may là ngành có suất đầu tư nhỏ và chi phí chuyển nhượng thấp. Chính vì vậy, một khách hàng có thể dễ dàng chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác chỉ bằng một quyết định nhanh chóng, không tốn kém, thậm chí tiết kiệm và hiệu quả theo cách lựa chọn của họ. 3.2.3.4 Nguyên nhân của những hạn chế trong cấu trúc vốn doanh nghiệp Dệt may: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, song nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là những bất cập về cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp hiện nay, mà doanh nghiệp dệt may có vốn Nhà nước chi phối cũng không nằm ngoại lệ. Về phía bản thân doanh nghiệp: (nguyên nhân chủ quan) + Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về cấu trúc vốn, tầm quan trọng của việc xây dựng cấu trúc vốn tối ưu trong quản lý tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chưa nhận thức rõ
  17. ưu điểm của vốn vay, của “lá chắn thuế” khi sử dụng vốn vay, mặt khác do không chủ động nên cũng rất khó khăn khi phát sinh nhu cầu vốn. + Năng lực quản lý tài chính của bộ máy lãnh đạo trong các DN nói chung chưa theo kịp với yêu cầu của cơ chế quản lý mới - cơ chế thị trường. Các giám đốc DN chưa thực sự quan tâm vận dụng lý thuyết cơ cấu vốn vào trong thực tế quản lý, họ chưa nhận thức được sự tồn tại và tầm quan trọng của cơ cấu vốn trong việc giảm thiểu rủi ro hoạt động kinh doanh của DN, chưa chú trọng sử dụng tác động của đòn bẩy tài chính nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Về cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước. (nguyên nhân khách quan) Trên góc độ quản lý của Nhà nước, mặc dù về hình thức là đã có sự thay đổi cơ chế quản lý, nâng cao và mở rộng quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chủ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp dệt may đã tự huy động và tạo nguồn vốn đầu tư cho phát triển, bước đầu xử lý có kết quả các vấn đề vay quá hạn giữa DN với DN; giữa DN với các ngân hàng, thực hiện những ưu đãi tài chính, đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại, đa dạng hóa các hình thức sở hữu của các doanh nghiệp dệt may. Kết luận chương 3 Trong thời gian qua, sau khi tiến hành cổ phần hóa công ty mẹ tập đoàn dệt may và một số công ty thành viên, các doanh nghiệp dệt may thuộc Vinatex đã hoạt động tốt và có những bước phát triển đáng kể với cấu trúc vốn thể hiện những ưu điểm nổi bật như: cấu trúc vốn đang ở mức an toàn, qui mô vốn của các doanh nghiệp tăng trưởng tương đối tốt, các doanh nghiệp đang sử dụng vốn với mức chi phí hợp lý. Tuy nhiên, những kết quả bước đầu đó chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng của ngành và nhất là chưa thể hiện bước chuẩn bị tốt cho việc thực hiện hiệp định TPP trong thời gian tới. Thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dệt may (Vinatex) vẫn còn nhiều điểm bất cập như: (i) Cấu trúc vốn chủ sở hữu của các Doanh nghiệp còn sự tham gia sở hữu vốn nhà nước, cho nên vẫn mang nặng hình thức quản lý của doanh nghiệp nhà nước chưa thật phù hợp với cơ chế thị trường. (ii) Cấu trúc vốn chưa tối ưu thể hiện hiệu quả hoạt động của nhiều doanh nghiệp dệt may thấp, không tương xứng về tiềm năng, thế mạnh của của các doanh nghiệp tập đoàn dệt may. (iii) Cấu trúc vốn vay chưa hợp lý thể hiện vốn vay dài hạn thấp, tỷ trọng vốn vay ngắn hạn cao. (iv) Chính sách huy động vốn vay của các doanh nghiệp dệt may cũng chưa hợp lý … các hạn chế trên đây có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may sau quá trình cổ phần hóa, chuyển đổi doanh nghiệp, theo chủ trương của chính phủ, phải cố gắng, nỗ lực phát triển sản xuất kinh doanh và đổi mới cấu trúc vốn trong bản thân mỗi doanh nghiệp mới đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn sắp tới. Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TÁI CẤU TRÚC VỐN DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ. 4.1 Định hướng phát triển và quan điểm tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp dệt may thời gian tới (đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030) 4.1.1 Định hướng phát triển. Ngành Dệt may Việt Nam, những năm gần đây, đã có nhiều đoàn DN từ Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc… đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư vào ngành dệt may. Bên cạnh đó, còn có làn sóng các đơn hàng may, nguyên liệu cũng tìm về Việt Nam Đây được xem như là một làn sóng dịch chuyển đầu tư và đơn hàng dệt may từ các nước, vùng lãnh thổ sang Việt Nam. Theo đánh giá của các nhà nhập khẩu nước ngoài, Việt Nam là điểm đến để ưu tiên lựa chọn, vì năng suất lao động tại Việt Nam cao hơn các nước Campuchia, Indonesia, Lào. Hơn nữa, Việt Nam vốn đã có “thương hiệu” là nước có khả năng sản xuất hàng dệt may những loại khó, mang tính kỹ thuật, chất lượng cao. Việc xuất hiện một “làn sóng” đặt hàng và đầu tư mới vào ngành DM đang đặt ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Về cơ hội, Các DN DM Việt Nam có nhiều đơn hàng để lựa chọn và có quyền chọn những đơn hàng tốt nhất để sản xuất, gia công. Với làn sóng dịch chuyển DM vào Việt Nam
  18. 4.1.2 Quan điểm phát triển ngành dệt may Việt nam đến 2015, tầm nhìn 2020. 4.1.2.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển ngành Dệt May Việt Nam. (i) Quan điểm phát triển ngành Dệt May Việt Nam. Thứ n h ấ t l à : T á i c ấ u t r ú c v ố n đ ể doanh nghiệp ngành dệt may theo hướng hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững Thứ hai , T á i c ấ u t r ú c v ố n doanh nghiệp ngành dệt may phải gắn với hội nhập quốc tế, Thứ ba: Mỗi một doanh nghiệp trong quá trình hoạt động phải có liên kết với nhau thành chuỗi giá trị doanh nghiệp ngành dệt may, Thứ tư, Tái cấu trúc vốn Doanh nghiệp Dệt may trên cơ sở đa dạng hóa nguồn vốn, Thứ năm, Tái cấu trúc vốn để Doanh nghiệp Dệt may Việt Nam phát triển gắn với hiệu quả kinh tế, xã hội, tăng lao động, nâng cao thu nhập đồng thời gắn với bảo vệ môi trường (ii) Mục tiêu phát triển ngành Dệt May Việt Nam. (iii) Bảng 4.1 Phân tích SWOT về cấu trúc vốn các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam Điểm mạnh Điểm yếu 1. Sau nhiều năm được nhà nước ưu đãi đầu tư và 1. Cấu trúc vốn không hợp lý, đầu tư dàn trải ra khuyến khích phát triển, tập đoàn dệt may Việt Nam đã ngoài ngành (bất động sản, chứng khoán, ngân xây dựng được một cơ ngơi đồ sộ, quĩ đất lớn ở những hàng…) làm phân tán vốn, hiệu quả thấp, ảnh vị trí có giá trị thương mại cao, quĩ đất trên 540 ngàn hưởng đến khả năng thanh toán, nguy cơ rủi ro tài m2 có thể đáp ứng được tốc độ SXKD và tăng vốn CSH chính cao. của tập đoàn trong các năm tới. - Một số đơn vị thành viên hoạt động chưa hiệu - Với khối lượng vốn và tài sản lớn, có đầy đủ ở các quả, dùng vốn ngắn hạn, đầu tư cho dài hạn, làm khâu sản xuất, từ bông sợi dệt, vải nhuộm, may, xuất tăng nguy cơ rủi ro tài chính. khẩu... Đây là thế mạnh đảm bảo cho tập đoàn đẩy - Công ty mẹ chưa làm tốt việc điều phối vốn giữa mạnh sản xuất, đồng thời là cơ sở để tiếp tục huy động các đơn vị thành viên, nên có đơn vị thừ vốn, có vốn bằng trái phiếu hoặc cổ phiếu. đơn vị thiếu vốn. 2. Tập đoàn dệt may Việt Nam, có năng lực nghiên 2. Nguồn vốn vay chủ yếu là của các Ngân hàng cứu phát triển công nghệ, thiết kế và đào tạo nguồn thương mại, cho nên thiếu vốn dài hạn. nhân lực cho toàn ngành dệt may Việt Nam, đây là cơ Công ty tài chính của tập đoàn chưa được củng cố sở cho tập đoàn có thể tạo việc làm, thu hút lao động, tốt, để bố trí vốn vay cho các doanh nghiệp trong tiết kiệm chi phí, tham gia vào chuỗi giá trị dệt may tập đoàn. Mỗi doanh nghiệp trong tập đoàn phải tự toàn cầu, nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm lo vay vốn nên hiệu quả thấp. dệt may. 3. Thương hiệu của tập đoàn còn manh mún ở 3. Tăng trưởng bền vững và ấn tượng, giai đoạn 2009 từng đơn vị thành viên, chưa có thương hiệu mạnh – 2011 doanh thu tăng 17-19%, trong đó doanh thu nội mang đặc trưng của tập đoàn, để tăng khả năng tiêu địa đạt khoảng 12.000 tỷ đồng (tương đương 600 triệu thụ sản phẩm và tăng uy tín trong huy động vốn. USD); kim ngạch xuất khẩu đạt 2,6 tỷ USD; ROE đạt 4. Các doanh nghiệp thành viên và tập đoàn còn 12-14%. Đây là thế mạnh của tập đoàn dệt may có thể phụ thuộc nhiều vào Nhà nước, Tập đoàn và các thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, chiến lược để tái cấu doanh nghiệp thành viên chưa chủ động trong việc trúc vốn, tái cấu trúc quản trị, thu hút thêm lao động tái cấu trúc vốn của đơn vị mình. cho phát triển và bảo vệ môi trường. 4. Tập đoàn và một số doanh nghiệp dệt may như: TCT Việt Tiến, TCT Việt Thắng có riêng kênh phân phối trong nội địa; có hệ thống khách hàng tốt tại một số thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU… có lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Lợi thế này tạo ra khả năng cho tập đoàn và các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm mới trong các năm tới. Cơ hội Thách thức
  19. 1. Trên thị trường quốc tế, cánh cửa cho mặt hàng dệt 1. Trong thời gian ngắn, phải thoái hết vốn Nhà may Việt Nam ngày càng rộng mở, nhất là TPP với các nước là một khó khăn, thử thách đối với tập đoàn. thị trường rộng lớn như Mỹ, Nhật, Canada... các FTA Tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp và là áp lực to với EU, với Belarut và Nga, kazakhstan… lớn của tập đoàn và các doanh nghiệp dệt may. - Thị trường nội địa với dân số hơn 90 triệu dân và mức 2. Trong 2-3 năm sắp tới, tập đoàn vừa phải lo sống, nhu cầu may mặc cho người dân, thời trang cho huy động vốn từ thị trường, vừa phải tổ chức lại sản giới trẻ, ngày càng được nâng cao là cơ hội lớn cho các xuất kinh doanh để có thể tiếp cận được lợi thế từ DN dệt may, doanh thu tăng, vốn kinh doanh sẽ tăng.. TPP. Đó là khối lượng công việc vừa to lớn, vừa 2. Thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, khó khăn. tái cấu trúc nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của các 3. Các doanh nghiệp dệt may chịu sự canh tranh tập đoàn sẽ được cấu trúc lại theo hướng hiệu quả, chất mãnh mẽ từ nhiều phía, nhất là làn sóng dịch lượng, là cơ hội để phát triển mạnh, tăng vốn, tăng lao chuyển từ các nhà đầu tư Trung Quốc, Đài Loan động trong thời gian tới. vòa Việt Nam. 3.Cơ cấu Vốn đầu tư sẽ tăng do DNDMVN đang quá - Vốn ít, công nghệ phụ trợ của Việt Nam còn trình hội nhập, nhất là Hiệp định TPP và các FTA, cơ yếu, giá cả đầu vào phụ thuộc thị trường thế giới cấu vốn DNDM sẽ nghiêng về đầu tư chiều sâu, lâu biến động khó lường. N g u y ê n p h ụ l i ệ u của dài, triển vọng phát triển. ngành hiện n a y c ò n phụ thuộc vào nước ngoài. - Qui mô vốn của DNDM sẽ tăng, khi Chính - Chi phí kinh doanh cao do có r ủi ro tiềm phủ định vị ngành này là ngành công nghiệp chủ lực ẩn ở những thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản của Việt Nam. Những cam kết của Việt Nam đối với bởi những qui định ngày càng khắt khe. cải cách và phát triển kinh tế đã tạo được sức hấp dẫn - Chi phí vốn tăng, hiệu quả thấp, do sự yếu đối với các nhà đầu tư, và mở ra những thị trường mới kém của ngành công nghiệp phụ trợ cho d ệ t và các quan hệ hợp tác quốc tế mới. may là nguyên nhân căn bản khiến Việt Nam 4. Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất, trong nhiều năm vẫn chỉ là một xưởng sản xuất qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới cho các thuê cho các DN khác trên thế giới. DNDM về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ 4. Vốn DN FDI tăng vừa là thách thức, vủa là các quốc gia phát triển. Nguồn vốn Đầu tư trực tiếp động lực để phát triển, tạo ra sự cạnh tranh đáng kể nước ngoài vào dệt may Việt Nam (FDI) liên tục tăng, với các DN trong nước về đơn hàng, nguyên liệu đặc biệt trong giai đoạn gần đây khi kỳ vọng về TPP và đầu vào, lao động. FTA EU-Việt Nam tăng lên. Các doanh nghiệp FDI thường có trình độ công nghệ, kỹ thuật cao sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam. 4.2 Một số giải pháp chủ yếu tái cấu trúc vốn doanh nghiệp Dệt may Việt Nam. 4.2.1 Một số giải pháp vĩ mô của nhà nước 4.2.1.1 Đề nghị thực hiện lộ trình thoái toàn bộ vốn nhà nước tại tập đoàn Vinatex vì các lý do sau: - Sản phẩm của ngành Dệt may không phải là hàng hóa công, không thuộc diện nhà nước phải nắm cổ phần chi phối, khả năng tư nhân có thể làm và muốn làm, thậm chí còn làm tốt hơn nhà nước, cho nên Nhà Nước cần có “lộ trình thoái hết vốn nhà nước”, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may chủ động tái cấu trúc vốn đồng thời tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp theo yêu cầu của thị trường thì doanh nghiệp dệt may sẽ phát triển với chất lượng cao hơn. - - Ngành dệt may hiện nay đang kinh doanh có lãi, đang có nhiều thuận lợi để phát triển, cho nên cần nhanh chóng đa dạng hóa sở hữu để không bỏ lỡ thời cơ nhất là hiệp định TTP và cộng đồng ASEAN. TTP yêu cầu là các doanh nghiệp tham gia, không được ưu tiên ưu đãi gì. Nếu doanh nghiệp còn thuộc sở hữu Nhà nước tức là còn được nhà nước cấp vốn, đó cũng có thể coi là một dạng ưu đãi, trợ cấp của nhà nước. Nếu để khi doanh nghiệp có khó khăn, kinh doanh thua lỗ rồi mới đa dạng hóa thì vừa lỡ thời cơ, vừa phải trả giá đắt, tốn kém chi phí hơn… N
  20. - Khi cổ phần hóa xong các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam có điều kiện phát triển nguồn nhân lực quản trị trung cao cấp đến từ các đối tác cổ đông chiến lược và cổ đông ngoài, bởi xu thế khi đầu tư vốn các cổ đông luôn muốn theo dõi, tham gia, hỗ trợ quản trị doanh nghiệp đã đầu tư. Đây là một nhân tố rất quan trọng để các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam có thêm nguồn lực quản trị và đẩy mạnh đầu tư vì đầu tư là phải tính đến nhân sự quản trị đầu tiên. 4.2.1.2 Tìm các biện pháp để tiệm cận nhanh, chính xác giá trị giá trị DN dệt may - Xác định giá trị doanh nghiệp là vấn đề lớn nhất trong quá trình cổ phần hóa các DNNN. Kết quả xác định chính xác giá trị doanh nghiệp tạo điều kiện xác định số vốn của Nhà Nước hiện còn tại doanh nghiệp, xác định các nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán sau khi cổ phần hóa, đồng thời cũng xác định được quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong doanh nghiệp. - Đối với đất đai: Hiện tập đoàn Dệt may đang được giao sử dụng trên 540.000m2 phi nông nghiệp. Đề nghị Hội đồng định giá tài sản cần thực hiện kiểm kê đánh giá lại tổng số đất đai đã giao cho tập đoàn sử dụng, phân loại và tách phần đang sử dụng vào sản xuất, kinh doanh Dệt may để chuyển sang cơ chế cho thuê đất của Nhà nước như các doanh nghiệp SXKD khác. Riêng phần đất sử dụng vào các hoạt động sự nghiệp, phúc lợi như: Nhà trường, bệnh viện, các Viện nghiên cứu.. sẽ giải quyết sau cho phù hợp với các đơn vị sự nghiệp khác. 4.2.1.3 Nhà nước có chính sách phát triển thị trường chứng khoán, khuyến khích thu hút vốn đầu tư để tái cấu trúc vốn kích thích phát triển doanh nghiệp dệt may. - Kênh huy động vốn, để tái cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt may qua thị trường chứng khoán là kênh các nước phát triển trên thế giới vẫn áp dụng (như phần kinh nghiệm quốc tế chương 2 đã phân tích). Việt Nam chúng ta hiện tại kênh huy động vốn này còn rất kém, vì nhiều lý do khác nhau, bởi vậy: Đối với chính phủ cần làm 2 việc: a. Đối với những doanh nghiệp Dệt may chưa cổ phần hóa xong thì tiếp tuc cổ phần hóa, đối với những doanh nghiệp đã cổ phần hóa rồi thì nhất thiết phải khẩn trương công bố niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, có thể sàn Hà Nội hoặc sàn thành phố Hồ Chí Minh. Đối với những đơn vị có thể mạnh, thương hiệu tốt, quản trị giỏi cần phải có kế hoạch, chiến lược để niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế. b. Đối với các công ty chứng khoán: Hiện nay vấn đề năng lực tài chính và hoạt động của các công ty chứng khoán tham gia trên thịt trường cũng là yếu tố đáng báo động. Do vậy các công ty chứng khoán được theo dõi sát sao và quản lí chặt chẽ. Bước đầu việc yêu cầu các tổ chức chứng khoán cập nhật định kì thông tin về tỉ lệ an toàn tài chính theo thông tư 52 đã phát huy những tác dụng tích cực. Những công ty có tỷ lệ an toàn tài chính thấp được kiểm soát đặc biệt giúp nhà đầu tư hiểu rõ tình trạng của các công ty mà mình chọn để giao dịch. Việc giám sát này sẽ giúp cơ quan quản lí thúc đẩy hợp nhất, sáp nhập hoặc sàng lọc những công ty chứng khoán yếu kém để tăng quy mô hoạt động, giảm số lượng cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Sự sàng lọc này sẽ giúp phát triển các công ty chứng khoán phát triển ổn định và bền vững theo mô hình kinh doanh đa năng, theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ đó từng bước nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ chứng khoán ra các thị trường khu vực. 4.2.2 Nhóm giải pháp vi mô, do các doanh nghiệp thực hiện 4.2.2.1 Nhóm các giải pháp về tài chính a.) Nhóm giải pháp tái cấu trúc vốn chủ sở hữu (i). Tích tụ, tập trung vốn chủ sở hữu, nâng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp dệt may. Như chương 3 đã phân tích, vốn chủ sở hữu đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại của một doanh nghiệp, đăc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguồn vốn này có tác dụng bảo hộ giúp doanh nghiệp đứng vững trong giai đoạn khủng hoảng, điển hình trong giai đoạn 2011-2013 nền kinh tế nhiều bất ổn do lạm phát, biến động vĩ mô khiến nhiều doanh nghiệp Dệt may vừa và nhỏ lâm vào tình trạng ứ đọng hàng, dẫn đến phá sản. Do vậy, vấn đề tất yếu mà các doanh nghiệp dệt may cần làm trước nhất là tích tụ, tập trung vốn, nâng cao vốn chủ sở hữu. Tích tụ, tập trung vốn cho doanh nghiệp dệt may là nâng cao sức khỏe của doanh nghiệp. Để có thể cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, trong khu vực và thế giới nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển trong bối cảnh hội nhập. (ii). Tăng vốn từ lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2