intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa lí thuyết và Hóa lí: Nghiên cứu cấu trúc, tính chất của các dẫn xuất graphene và rutile TiO2 trong mô hìnhcompositebằng phương pháp phiếm hàm mật độ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:35

36
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa lí thuyết và hóa Lí "Nghiên cứu cấu trúc, tính chất của các dẫn xuất graphene và rutile TiO2 trong mô hìnhcompositebằng phương pháp phiếm hàm mật độ" có cấu trúc gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý thuyết; Chương 2: Tổng quan về hệ chất và phương pháp tính toán; Chương 3: Kết luận và thảo luận. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa lí thuyết và Hóa lí: Nghiên cứu cấu trúc, tính chất của các dẫn xuất graphene và rutile TiO2 trong mô hìnhcompositebằng phương pháp phiếm hàm mật độ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ THOA NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC, TÍNH CHẤT CỦA CÁC DẪN  XUẤT GRAPHENE VÀ RUTILE TiO2 TRONG MÔ HÌNH  COMPOSITE BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHIẾM HÀM MẬT ĐỘ Chuyên ngành: Hóa lí thuyết và hóa lí Mã số: 9440119 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA LÍ THUYẾT VÀ HÓA LÍ
  2. Hà Nội ­ 2022
  3. Công trình được hoàn thành tại: Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học:  1. PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Huệ 2. PGS. TS. Hoàng Văn Hùng Phản biện 1: GS. TS. Trần Đại Lâm Phản biện 2: GS. TS. Nguyễn Thế Toàn Phản biện 3: PGS. TS. Ngô Tuấn Cường Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:  Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  4. MỞ ĐẦU Composite graphene/TiO2 là vật liệu có hoạt tính tốt, thu hút được nhiều sự quan  tâm của các nhà khoa học trong lĩnh vực quang xúc tác và quang điện. Hệ này là chất xúc   tác quang hóa của các phản  ứng phân hủy chất hữu cơđộc hại trong nguồn nước thải.   Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quang xúc tác trongphản  ứng phân hủy nước chuyển hóa   năng lượng Mặt Trời thành hóa năng và là ứng cử viên sáng giá trong pin Mặt Trời chất   màu nhạy quang (DSSC). Không chỉ vậy, vật liệu này còn được sử dụng trong anode của  pin lithium, các cảm biến khí, vật liệu phủ ngoài… Trong nước hiện nay có một số nghiên cứu về hệ này. Tuy nhiên, các nghiên cứu   chủ yếu là thực nghiệm, còn nghiên cứu lí thuyết hầu như  chỉ thực hiện với hệ TiO 2 ở  dạng cluster đặt trên bề mặt graphene. Ở nước ngoài, cómột số nghiên cứulí thuyết khảo  sát hệ dưới dạng tổ  hợp của các vật liệu tuần hoàn hai chiều: bề  mặt TiO 2 và bề  mặt  graphene. Tuy nhiên, các công trình chủ yếu tập trung vào composite của bề mặt anatase   TiO2 (101). Điều này bắt nguồn một phần do ôđơn vị  lục giác của graphene vàôđơn vị  của bề mặt anatase (101) đều thuộc cùng một loại. Ngược lại, s ự khác nhau về ô đơn vị  của graphene và bề  mặt TiO2  rutile (110) là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự  hạn chế nghiên cứu lí thuyết composite graphene/rutile (110). Bề mặt rutile (110) có ô đơn  vị hình chữ nhật (rectangular unit cell), còn graphene có ô đơn vị lục giác. Trong   thực   nghiệm   điều   chế   vật   liệu   này,   thay   vì   thu   được   composite  graphene/TiO2, sản phẩm chủ yếu là composite của các dạng khử graphene oxide (RGO),   hoặc graphene oxide (GO). Gần đây, một vài công trình nghiên cứu lí thuyết về composite  RGO/TiO2, GO/TiO2 bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu này, mô hình  RGO, GO được xây dựng bằng việc gắn ngẫu nhiên các nhóm chức epoxy, hoặc cả hai  nhóm epoxy và hydroxyl trên bề mặt graphene. Điều này xuất phát từ một thực tế là cấu   trúc của RGO, GO vẫn là vấn đề  chưa được tường minh. Các nghiên cứu thực nghiệm   chỉ ra rằng các nhóm chức chủ  yếu trên bề  mặt graphene (basal plane) của RGO, GO là   epoxy và hydroxyl. Tuy nhiên, thực nghiệm không chỉ ra được cách sắp xếp cụ thể  của   các nhóm chức này. Có khá nhiều nghiên cứu lí thuyết về cách sắp xếp nhóm epoxy trên  bề  mặt graphene đãđược công bố. Trong khi đó, việc nghiên cứu lí thuyết dẫn xuất   hydroxyl graphene mới chỉ  dừng lại  ở  cách sắp xếp một, hai nhóm chức hydroxyl trên  cùng một phía của graphene. Ngoài ra, nhóm chức hóa graphene cũng là một giải pháp   hữu hiệu để làm tăng hoạt tính của composite. Các nhóm chức trên bề mặt graphene đóng  vai trò như những cầu nối tạo thuận lợi cho sự dịch chuyển điện tích giữa hai hợp phần.   Nhờ đó, sự tái tổ hợp electron và lỗ trống quang sinh bị hạn chế, hoạt tính của composite  tăng lên. Do đó, việc đa dạng hóa các nhóm chức trên bề  mặt graphene là thực sự  cần   thiết.  Trong những năm gần đây, sự  hỗ  trợ  đắc lực của hệ  thống máy tính lớn cùng   với sự  ra đời và cải tiến các phương pháp tính toán hóa học lượng tử, các phần mềm  tính toán như  Gaussian, Turbomole, Molcas, VASP, … cho phép nghiên cứu các hệ  đại   phân tử, các hệ tuần hoàn với độ tin cậy cao. Không chỉ dừng lại ở việc đưa ra các kết   quả  phù hợp với thực nghiệm, việc tính toán lí thuyết còn giúp dự  đoán, định hướng   cho thực nghiệm.Với các lí do trên, chúng em chọn đề  tài nghiên cứu là:  Nghiên cứu   cấu   trúc,   tính   chất   của   các   dẫn   xuất   graphene   và   rutile   TiO2  trong   mô   hìnhcompositebằng phương pháp phiếm hàm mật độ”.
  5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN (1). Nghiên cứu đã chỉ ra được: Trong dẫn xuất GnOH, các nhóm hydroxyl có xu hướng tập hợp tại các vị trí para trên   cùng một phía của mặt phẳng graphene để  tạo ra các vòng hexa hydroxyl hoàn hảo.  Đây là kết quả của sự tạo thành các liên kết hydrogen chuyển dời đỏ O­H ∙∙∙ O và các  liên kết hydrogen chuyển dời xanh O­H ∙∙∙ π giữa các nhóm hydroxyl. Đối với các dẫn xuất G1F với F là–NH2, ­CH3, ­OCH3, ­CHO, ­COOH và epoxy, Gepo  bền nhất, sau đóđến GCH3, rồi GNH2. Dẫn xuất GCOOH kém bền hơn Gepo rất  nhiều, điều này phù hợp với thực nghiệm. Các trạng thái xung quanh mức Fermi của   G1F được cấu tạo chủ  yếu từ  các orbital 2pz của X với X là nguyên tử  thuộc nhóm  chức liên kết trực tiếp với C graphene. (2). Đã thực hiện được: Khảo sát cấu trúc và tính chất electron của bề mặt rutile (110) theo các mô hình slab  khác nhau gồm FR (full relax), FIL (fix inner layer) và F2B (fix two bottom). Kết quả  chỉ  ra rằng sự dao động chẵn­lẻ  theo số  lớp của các tính chất bề  mặt rutile (110) có   thể được hạn chế bằng phương pháp DFT+U. Mô hình F2B mặc dù nhanh chóng hội   tụ các tính chất của bề mặt theo số lớp, nhưng lại gây ra sai số độ rộng vùng cấm (Eg)  lớn nhất. Đối với rutile TiO2: Up =10 eV là trị  số  tối  ưu. Sự  kết hợp của Ud và Up = 10 eV  không chỉ làm giảm sai số trong hằng số mạng mà còn làm tăng E gnhiều hơn so với sự  hiệu chỉnh của Ud. (3). Bước đầu xây dựng được mô hình composite hai chiều giữa graphene, dẫn xuất   graphene với bề mặt rutile TiO2 (110). CƠ SỞ LÍ THUYẾT Phương pháp phiếm hàm mật độ Mô hình Thomas­Fermi [16], [17] Các định lí Hohenberg­Kohn Phương trình Kohn­Sham Các phiếm hàm tương quan­trao đổi Sai số tự tương tác của DFT (SIE) và phương pháp DFT+U Bộ hàm cơ sở sóng phẳng Sự gần đúng thế giả TỔNG QUAN HỆ CHẤT VÀPHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN Tổng quan về hệ chất nghiên cứu Sơ lược về tinh thể[31] Sơ lược về liên kết hydrogen Graphene và các dẫn xuất graphene
  6. TiO2 và rutile TiO2 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước Mô hình và phương pháp tính toán Graphene Dẫn xuất của graphene với hydroxyl Dẫn xuất của graphene với một nhóm chức khác Tinh thể rutile TiO2 Xây dựng mặt rutile (110) từ tinh thể Mặt rutile (110) KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Graphene Cấu trúc hai ô đơn vị Ôđơn vị lục giác hai nguyên tử cua graphene đ ̉ ược xây dựng từ ôđơn vị graphite đã  tối  ưu. Kết quả  khảo sát các phiếm hàm van der Waals cho những tương tác yếu trong  graphite được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3..Một số kết quả tính toán cho graphite với các phiếm hàm van der Waals Phiếm  a=b[Å] Dev(%) c [Å] Dev(%) RCC[Å] Dev(%) Ecohesive(e Dev(%) hàm V) optPBE­ vdW 2,471 0,28 6,800 1,33 1,427 0,35 7,77 5,41 optB88­ vdW 2,464 0,00 6,644 1,00 1,423 0,07 7,91 7,21 optB86b­ vdW 2,466 0,08 6,600 1,65 1,424 0,14 8,00 8,42 vdW­ DF2 2,475 0,45 6,973 3,90 1,429 0,49 7,31 0,81 Thực  2,464 [101] 6,711 [101]     7,37 [102] nghiệm Trong đó, độ lệch (Dev) được tính như sau: Với calculatated_value, exp_value lần lượt là giá trị  thu được từ  tính toán và giá   trị   thực   nghiệm   tương   ứng.   So   với   các   phiếm   hàm   optB88­vdW   và   optB86b­vdW,  phiếm hàm optPBE­vdW không phải là tốt nhất cho các hằng số mạng vàđộ dài liên kết   C­C, nhưng lại cho kết quả  tốt hơn v ề năng lượng gắn kết (cohesive  energy). Do đó,  phiếm hàm optPBE­vdW được lựa chọn để  khảo sát hệ  chứa các tương tác yếu.  Kết  quả tối ưu hóa ôđơn vị lục giác vàôđơn vị hình chữ nhậtđều phù hợp với thực nghiệm và  phù hợp với các nguyên cứu khác (bảng 3.2).  Bảng 3.. Một số tham số cấu trúc của graphene đã tối ưu hóa dựa trên ôđơn vị lục  giác vàôđơn vị hình chữ nhật Thực  Slab Tham số Tính toán Độ lệch (%) nghiệm  Slab của ôđơn vị  a = b (Å) 2,472 2,463 0,37 lục giác r(CC) (Å) 1,427 1,422 0,35 Slab của ôđơn vị  a (Å) 2,470 2,463 0,28
  7. hình chữ nhật b(Å) 4,281 4,266 0,35 r(CC) (Å) 1,426 1,422 0,28 Mật độ trạng thái Kết   quả   DOS  của   graphene   tính   toán   từ   hai   ôđơn   vị   phù   hợp   tốt   với   thực   nghiệm.Graphene là vật liệu cóđộ  rộng vùng cấm bằng không. Tai điêm Fermi, mât đô ̣ ̉ ̣ ̣  ̣ ́ ̉ trang thai cua graphene bi ến mất. Vùng hóa trị và vùng dẫn xung quanh mức Fermi được   cấu tạo chủ yếu từ trạng thái 2pz. Các trạng thái này  ứng với các trạng thái π vàπ *. Vì   mỗi orbital 2pz của nguyên tử carbon có một electron nên vùng hóa trị được lấp đầy hoàn  toàn còn vùng dẫn thì trống. Như vậy, các tính chất electron của graphene chủ yếu do các  orbital 2pz quyết định.  (a) (b) ̉ Hình 3.3. PDOS cua graphene tinh theo ôđ ́ ơn vị lục giác (a) va ôđ ̀ ơn vi hinh ch ̣ ̀ ư ̃ ̣ nhât (b).  Đ ường mau đen, đ ̀ ỏ, xanh lá, xanh da trời, vàng lần lượt ưng v ́ ơi DOS t ́ ổng,  trạng thái 2pz, 2px, (2px, 2py), 2s Cấu trúc dải electron Ở  cả  haiôđơn vị, tại mưc Fermi (đãđ ́ ược hiệu chỉnh về  0 eV), tồn tại giao điêm ̉   giưa  ̃ dải π vàπ *. Giao điểm này của haiô lần lượt làđiểm K và P . Đây là các điểm Dirac.  Các dải xung quanh điểm Dirac phân bố  tuyến tính  giống hình nón. Do đó,  các hạt tải  điện (electron và lỗ trống) di chuyểngiống nhưcác hạt fermion không khối lượng với tốc  độ. 
  8. (a) (b) Hình 3.4. Cấu trúc dải electron của graphene được tính từ ôđơn vị lục giác (a) vàôđơn vị hình chữ nhật (b). Mức Fermi được hiệu chỉnh về 0 Tiểu kết Kết quả  về  các thuộc tính cấu trúc và tính chất electron của graphene dựa trên   ôđơn vị hình chữ nhật bốn nguyên tử phù hợp tốt với thực nghiệm và với những tính toán  trên ôđơn vị lục giác. Hai ôđơn vị này đủ tin cậy đểđược sử dụng cho các nghiên cứu sâu  hơn về graphene và các hợp chất của nó. Dẫn xuất của graphene với hydroxyl (GnOH) Cấu trúc và năng lượng liên kết của các dẫn xuất GnOH Dẫn xuất một nhóm chức (G1OH) Sự hình thành liên kết giữa một nhóm hydroxyl với nguyên tử  carbon dẫn đến sự  biến dạng của bộ khung graphene (hình 3.6).Nhóm hydroxyl của G1OH luôn hướng vào  tâm của vòng lục giác. Phân tích EDD (hình 3.6b) nhận thấy việc định hướng này do sự  hình thành liên kết O­H ∙∙∙ π quyết định.  (a) (b) Hình 3.6. Dẫn xuất G1OH đã tối ưu (nhìn từ trái sang) (a) và sự chênh lệch mật độ  electron ở đồng mức (iso­level) 0,0015 electron/Å3. Các vùng màu vàng và xanh lam lần  lượt biểu thị cho sự sự tăng và giảm mật độ electron (b). t hai nhóm chức (G2OH) Các nguyên tử  carbon liên kết trực tiếp với nhóm C­OH trong dẫn xuất G1OH   được đánh dấu là C1i, C1j và C1k (hình 3.7a). Do các nguyên tử C1i và C1j tương đương,   nên chỉ  những khả  năng sắp xếp của nhóm hydroxyl thứ  hai trên các nguyên tử  C1i và   C1kđược xem xét.  Ứng với nguyên tử  C1k, tính toán cho thấy cấu trúc bền nhất là   G2OH1k1. Cấu trúc này có năng lượng liên kết là ­1,43 eV/OH (hình 3.7b). Ngoài ra còn  có các cấu trúc khác có năng lượng liên kết dương hơn G2OH1k2 và G2OH1k3 (bảng   3.3).
  9. (nhìn từ trên xuống) (nhìn từ trên xuống) (nhìn từ bên) (a) (b) G2OH1k1 Hình 3.7. Các dẫn xuất G1OH (a) và G1OH1k1 đã tối ưu Bảng 3.. Eb(eV/OH), khoảng cách trung bình các liên kết C­O (Å), độ lệch trung  bình () vàmột số tham số cấu trúc liên quan đến tương tác giữa các nhóm –OH trong các  cấu trúc đã tối ưu ứng với nguyên tử C1k Tươn Tươn g tác  g tác  Cấu  dC*­O  (Å)  (o) thứ  thứ 2 Eb trúc nhất dH∙∙∙O  ∠O­ dH­O  dH∙∙∙O  ∠O­ dH­O  (Å) H∙∙∙O (Å) (Å) H∙∙∙O (Å) () o (o) G2OH1k2 1,491 0,108 5,93 1,737 126,76 0,984 3,352 19,65 0,976 ­1,42 G2OH1k3 1,480 0,109 6,33 3,342 0,63 0,977 3,342 0,66 0,977 ­1,29 G2OH1k1 1,492 0,107 5,82 1,803 126,02 0,985 2,779 64,13 0,979 ­1,43 Trong đó, C* là nguyên tử  carbon liên kết trực tiếp với nhóm ­OH. Độ  lệch trung bình  giữa dẫn xuất so với graphene của C­C* là, của góc.  Sự khác nhau về khoảng cách các liên kết C­O vàđộ biến dạng của graphene giữa   cấu trúc bền nhất và các cấu trúc khác là khá nhỏ. Trong khi đó, tương tác của các nhóm  hydroxyl giữa các cấu trúc này lại khác nhau đáng kể. Cấu trúc G2OH1k1 có liên kết   hydrogen O­H∙∙∙O bền hơn và có thêm tương tác thứ  hai giữa các nhóm hydroxyl (bảng  3.3) (bán kính vdW Bondi (Å) [123]:  O = 1,52Å, H = 1,20Å).Ứng với vị trí C1i, cấu trúc  bền   nhất   có   cùng   năng   lượng   liên   kết   và   dạng   hình   học   khá   giống   với   cấu   trúc   G1OH1k1. Như  vậy, các nhóm hydroxyl có xu hướng tạo ra nhiều nhất các liên kết  hydrogen O­H∙∙∙O và các tương tác yếu khác giữa những nguyên tử oxygen và hydrogen.  Khi không thể  hình thành được các tương tác này, nhóm hydroxyl có xu hướng tạo liên  kết OH∙∙∙π.  Việc khảo sát sự  sắp xếp còn lại của hai nhóm hydroxylđược thực hiện bằng   cách chia mặt phẳng graphene của cấu trúc G1OH đã tối  ưu thành sáu vùng ứng với ba  cặp kí hiệu là (Ia, Ib), (IIa, IIb) và (IIIa, IIIb) (hình 3.9a). Trong đó vùng Ia và IIa được  khảo sát. Các nguyên tử carbon trong vùng (Ia) được đánh số lần lượt là 1, 2, 3…. Nhóm   hydroxyl thứ  hai kết hợp với các nguyên tử carbon được đánh số  tạo thành các cấu trúc   tương  ứng, kí hiệu lần lượt là G2OH1­Ia, G2OH2­Ia, G2OH3­Ia,…. G2OH5­Ia là cấu   trúc bền nhất (hình 3.9b). So với các cấu trúc còn lại, khoảng cách trung bình của các liên   kết C­O trong G2OH5­Ia là khá nhỏ, 1,512 Å (bảng 3.4). Không giống như  các cấu trúc  khác, G2OH5­Ia còn tạo ra hai liên kết O­H∙∙∙π. Thêm vào đó, liên kết hydrogen O­H∙∙∙O   của  G2OH5­Ia bền hơn. Vì vậy, G2OH5­Ia có Ebâm nhất. 
  10. (nhìn từ trên xuống) (nhìn từ trên xuống) (nhìn từ bên) (a) G1OH (b) G2OH5­Ia Hình 3.9. Các khả năng sắp xếp còn lại của nhóm hydroxyl thứ hai vào cấu trúc  G1OH đã tối ưu (a) và dẫn xuất G2OH5­Ia đã tối ưu (b)
  11. Bảng 3.. Eb(eV/OH) và khoảng cách trung bình các liên kết C­O (Å) của các dẫn  xuất hai nhóm chức đã tối ưu Cấu trúc Eb dC­O  Cấu trúc Eb dC­O G2OH1­Ia ­1,43 1,491 G2OH10­Ia ­1,14 1,527 G2OH2­Ia ­1,02 1,536 G2OH11­Ia ­1,24 1,52 G2OH3­Ia ­1,17 1,525 G2OH12­Ia ­1,08 1,531 G2OH5­Ia ­1,53 1,512 G2OH13­Ia ­1,16 1,524 G2OH6­Ia ­1,02 1,537 G2OH14­Ia ­1,09 1,529 G2OH7­Ia ­1,25 1,52 G2OH16­Ia ­1,09 1,53 G2OH9­Ia ­1,11 1,551 G2OH10­Ia ­1,14 1,527 Đối   với   vùng     IIa,   cấu   trúc   bền   nhất   là   G2OH5­IIa   có   hình   học   tương   tự  nhưG2OH5­Ia. Như vậy, đối với dẫn xuất hai nhóm hydroxyl, cấu trúc ổn định nhất kí   hiệu là G2OH5 có hai nhóm hydroxyl nằm ở vị trí para trong cùng một vòng lục giác với   hai nguyên tử hydrogen của cả hai nhóm hướng về tâm của các vòng lục giác t ba nhóm chức (G3OH) Chia mặt phẳng graphene của dẫn xuất G2OH5 thành bốn vùng. Các nguyên tử  carbon trong vùng (I) được đánh số lần lượt là 1, 2, 3,…(hình 3.10a) Các dẫn xuất tương   ứng với các nguyên tử  carbon này được kí hiệu lần lượt là G3OH1, G3OH2, G3OH3, ….Các cấu trúc có nhóm hydroxyl thứ ba gần hai nhóm hydroxyl ban đầu có giá trị Ebâm  hơn (bảng 3.5). Trong đó G3OH10 có năng lượng liên kết âm nhất là ­1,58 eV/OH. Do   G3OH10 có số  liên kết hydrogen O­H∙∙∙π  lớn nhất, 3 liên kết (bảng 3.6). Cấu trúc bền  nhất G3OH10 có các nhóm hydroxyl sắp xếp  ở  các vị  trí para. Sự  sắp xếp para cũng   đãđược ghi nhận trong cấu trúc bền nhất của dẫn xuất hai nhóm hydroxyl. Do đó, các  nhóm hydroxyl có xu hướng tập hợp tại các  vị  trí para  trên cùng một phía của  mặt  graphene.  Thay vì cách xa nhau, các nhóm hydroxyl tập hợp lại  ở  các vị  trí para cạnh  nhau.Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả thực nghiệm. (a) G2OH5 (b) G3OH10 (c) G3OH1
  12. (d) G3OH3 (e) G3OH4 (f) G3OH9 Hình 3.10. Các khả năng sắp xếp của nhóm –OH thứ ba vào cấu trúc bền G2OH5  (a) và các dẫn xuất chứa ba nhóm –OH gần nhau đã tối ưu (nhìn từ trên xuống) Bảng 3.. Eb(eV/OH) và khoảng cách trung bình các liên kết C­O(Å) của các dẫn  xuất ba nhóm chức đã tối ưu Cấu trúc Eb dC­O  Cấu trúc Eb dC­O  G3OH1 ­1,51 1,505 G3OH11 ­1,25 1,519 G3OH2 ­1,36 1,519 G3OH12 ­1,42 1,518 G3OH3 ­1,43 1,513 G3OH13 ­1,38 1,517 G3OH4 ­1,41 1,521 G3OH14 ­1,34 1,520 G3OH5 ­1,33 1,521 G3OH15 ­1,40 1,519 G3OH6 ­1,39 1,518 G3OH16 ­1,40 1,518 G3OH7 ­1,39 1,518 G3OH17 ­1,42 1,517 G3OH8 ­1,35 1,518 G3OH18 ­1,39 1,518 G3OH9 ­1,42 1,522 G3OH19 ­1,43 1,517 G3OH10 ­1,58 1,517 G3OH20 ­1,37 1,517 Bảng 3.. Eb(eV/OH), khoảng cách (Å), góc (o) và số tương tác (N) giữa các nhóm – OH trong các dẫn xuất ba nhóm chức đã tối ưu Tương  Tương  Tương  C ấ u  tác 1 tác 2 tác 3 NOH∙∙∙O NOH∙∙∙π Eb trúc H∙∙∙O  ∠O­ H∙∙∙O  ∠O­ H∙∙∙O  ∠O­ H∙∙∙O  H∙∙∙O  H∙∙∙O  G3OH10 1,994 152,56 2,062 152,12 5,249 75,193 2 3 ­1,58 G3OH1 1,696 161,77 1,705 127,48 5,688 47,85 2 2 ­1,51 G3OH3 1,849 122,62 2,434 135,54 2,886 129,47 2 0 ­1,14 G3OH4 2,023 141,93 2,082 150,23 3,954 90,11 2 2 ­1,41 G3OH9 1,911 145,52 1,925 153,78 5,878 58,5 2 2 ­1,42 xuất nhiều nhóm chức khác (GnOH) Sự  liên kết của n nhóm hydroxyl (với n = 4,5, 6) trên bề  mặt của graphene được   khảo sát bằng cách tương tự. Các cấu trúc bền nhất của các dẫn xuất được chỉ ra ở hình   3.14.
  13. G4OH1 G5OH1 G6OH1 Hình 3.14. Các dẫn xuất bền nhất cóbốn, năm, sáu nhóm hydroxyl (nhìn từ trên  xuống) Hình 3.15. Sự phụ thuộc của Eb (eV/OH) theo số nhóm –OH (đường nét đứt biểu  thị hàm hồi quy từ các điểm của đồ thị) Phân tích sự sắp xếp của các nhóm ­OH trên cùng một phía của bề  mặt graphene   nhận thấy rằng các nhóm hydroxyl có xu hướng khu trú tại các vị  trí para gần nhau. Sự  khu trú này tạo thành một vòng sáu cạnh OH hoàn hảo. Nhờ  đó G6OH1 được bền hóa  vàcó Ebrất âm, khoảng ­1,82 eV/OH. Tiếp tục mở rộng G7OH thu được Eb chỉ bằng ­1,62  eV/OH. Do đó, sự hấp phụ  các nhóm OH tiếp theo có xu hướng tạo ra các vòng 6 cạnh  OH  mới và chúng tôi kỳ  vọng rằng  ở  tỷ  lệ  O/C bằng 25% sự sắp xếp của các vòng 6  cạnh OH tương tự như trường hợp của quá trình hydrogen hóa graphene [126]. Tính chất electron của các dẫn xuất hydroxyl graphene Phân tích PDOS nhận thấy các trạng thái xung quanh mức Fermi được cấu tạo bởi   các orbital 2pz của nguyên tử  carbon. Các orbital 2px và2pyđóng góp chủ yếu vào các dải  hóa  trị   sâu  bên  trong.  Do  đó,  để   nghiên  cứu  về   tính chất  electron  của  các  dẫn  xuất   graphene, đối với nguyên tử carbon, chúng tôi chỉ xem xét các orbital 2pz. (a) (b) Hình 3.16. Cấu trúc dải điện tử (a), DOS tổng và PDOS của graphene supercell  kích thước 63 (b). Mức Fermi (đường thẳng mờ thẳng đứng) được hiệu chỉnh về 0.
  14. Hình 3.17. DOS và PDOS theo kênh spin­up, spin­down của dẫn xuất G1OH. Mức Fermi  được hiệu chỉnh về 0. Các đường màu đen, tím, cam, xanh lá và xanh da trời lần lượt  biểu diễn cho DOS tổng, trạng thái pz, px, (px, py) vàs. Mức Fermi (đường thẳng mờ thẳng  đứng) được hiệu chỉnh về 0. Với dẫn xuất G1OH, sự hình thành liên kết C­OH dẫn đến sự  biến dạng của bộ  khung graphene và làm xuất hiện của các trạng thái mới xung quanh mức Fermi (hình   3.17). Phân tích PDOS nhận thấy các trạng thái mới này được tạo thành từ các orbital  2pz  của nguyên tử oxygen và carbon. Đối với các dẫn xuất còn lại, vùng hóa trị trên và vùng   dẫn dưới chủ yếu do các orbital 2pzcủa nguyên tử oxygen và carbon tạo nên (hình 3.18).  Eg của hệ là một hàm không đơn điệu theo số nhóm ­OH hoặc tỉ lệ O/C (bảng 3.10). Như  vậy, nhóm chức hóa bằng hydroxyl có thể điều chỉnh được Eg của hệ. Bảng 3.10. Độ rộng vùng cấm (Eg) của các dẫn xuất bền nhất Chất Graphene G1OH G2OH5 G3OH10 G4OH1 G5OH1 G6OH1 O/C (%) 0,00 1,39 2,78 4,17 5,56 6,94 8,33 Eg (eV) 0,00 0,00 0,07 0,00 0,27 0,000 1,06 Liên kết hydrogen trong hệ chất GnOH Sự hình thành liên kết hydrogen O­H∙∙∙πtrong G1OH dẫn đến sự rút ngắn liên kết  O­H khoảng 0,009 Å. Điều này chứng tỏ  liên kết O­H∙∙∙πmang đặc trưng của liên kết   hydrogen chuyển dời xanh.G2OH5, có hai loại nhóm –OH. Đó là nhóm –OH tham gia tạo   liên kết O­H∙∙∙πvàO­H∙∙∙Ođược gọi làmultiple; nhóm –OH chỉ tạo liên kết O­H∙∙∙π vàđược  đặt tên là single. Liên kết single O­H∙∙∙π là liên kết hydrogen chuyển dời xanh với sự rút   ngắn liên kết O­H một lượng 0,009 Å so với monomer. Trái lại, trong nhómmultiple, liên   kết  O­H lại  được  kéo dài  ra  một  lượng 0,007Å  so với  nhóm single,   từ  0,979  Åđến   0,986Å. Như  vậy, liên kết O­H∙∙∙O mang đặc trưng của liên kết hydrogen chuyển dời   đỏ.Hoàn toàn tương tự, kết quả về độ dài liên kết O­H trong các dẫn xuất GnOH (với n   = 3, 4, 5, 6) được tổng hợp trong bảng 3.11. Bảng 3.11. Khoảng cách các liên kết O­H (Å) trong các dẫn xuất bền GnOH d OH(1) OH(2) OH(3) OH(4) OH(5) OH(6) OH 0,988 G3OH10 0,987 0,989 0,98 (0,007) (0,009) (­0,008) cG4OH1 0,987 0,99 0,988 0,98 (0,007) (0,010) (0,008) (­0,008) G5OH1 0,987 0,99 0,99 0,99 0,98
  15. (0,007) (0,010) (0,010) (0,010) (­0,008) G6OH1 0,991 0,991 0,991 0,991 0,991 0,991 Ở  đây,độ  dài O­H của nhóm chỉ  tạo liên kết O­H∙∙∙πđược in đậm. Giá trị  trong   ngoặc in đậm là sai lệch củađộ  dài liên kết O­H single so với độ  dài liên kết O­H của  monomer. Giá trị âm nghĩa là liên kết bị co ngắn. Giá trị trong ngoặc không in đậm là sai  lệch của độ  dài liên kết O­H multiple so với độ  dài liên kết O­H single trong cùng một  dẫn xuất.Sự tạo thành liên kết hydrogen singleO­H∙∙∙πluôn kèm theo sự rút ngắn liên kết  O­H so với monomer (bảng 3.11), chứng tỏ liên kết O­H∙∙∙π mang đặc trưng của liên kết   hydrogen chuyển dời xanh. Ngược lại, các liên kết O­H multiple lại bị kéo dài ra so liên   kếtO­H single tương ứng. Điều này cho thấyliên kết O­H∙∙∙O làliên kết hydrogen chuyển  dời đỏ.  Tiểu kết Các nhóm hydroxyl có xu hướng định vị ở vị trí para cạnh nhau tạo thành vòng sáu  cạnh OH hoàn hảo trên bề mặt graphene. Sựđịnh hướng này được dựa trên sự hình thành  cả liên kết hydrogenchuyển dời đỏO­H∙∙∙O vàliên kết hydrogen chuyển dời xanh O­H∙∙∙π.  Sự   hình   thành   vòng   sáu   cạnh   giải   phóng   một   lượng   lớn   năng   lượng,   khoảng   ­1,82   eV/OH. Nhóm chức hóa graphene bằng các nhóm hydroxyl có thể  làm thay đổi Eg  của  graphene. Sự  hình thành liên kết giữa các nhóm hydroxyl với bề  mặt graphene dẫn đến  sự xuất hiện của các trạng thái mới xung quanh mức Fermi. Các trạng thái này được cấu  tạo chủ yếu từ các orbital 2pz của nguyên tử carbon và oxygen. Dẫn xuất của graphene với các nhóm chức khác Cấu trúc và năng lượng liên kết Các dẫn xuất của graphene gắn với một nhóm chức –NH2, ­CH3, ­OCH3, ­CHO,  ­COOH và epoxy lần lượt là GNH2, GCH3, GOCH3, GCHO, GCOOH và Gepo.  Bảng 3.12. Eb (eV), khoảng cách liên kết (Å), góc liên kết (°),và số tương tác yếu  của các dẫn xuất một nhóm chứ đã tối ưu Cấu trúc dX­C* dC­C* ∠CC*C NXH∙∙∙π NOH∙∙∙O NX­C* Eb GNH2 1,539 1,509 113,13 2 1 ­0,26 GCH3 1,600 1,509 113,24 3   (rất  1 ­0,40 yếu) GOCH3 1,552 1,497 114,67 1 ­0,18 GCHO 1,648 1,493 115,19 1   (rất  1 ­0,09 yếu) GCOOH 1,615 1,510 113,38 1 (yếu) 1 ­0,22 Gepo 1,488 1,496 118,77 2 ­2,24 G 1,427 120 Trong đó, C* kí hiệu cho nguyên tử  C liên kết trực tiếp với nhóm chức, X là kí  hiệu chung của nguyên tử trong nhóm chức liên kết trực tiếp với C*, ∠CC*C là góc giữa  nguyên tử C* với hai nguyên tử C lân cận thuộc graphene. 
  16.               GNH2         GCH3                GOCH3        GCHO               GCOOH        Gepo Hình 3.19. Cấu trúc đã tối ưu của các dẫn xuất một nhóm chức (nhìn từ trên xuống  và nhìn từ trái sang) Dẫn xuất Gepo có năng lượng liên kết làâm nhất, sau đóđến dẫn xuất GCH3   (bảng 3.12). Điều này là do Gepo tạo được hai liên kết hóa học với hai nguyên tử C của   graphene, trong khi đó, các dẫn xuất còn lại chỉ tạo được một liên kết X­C*. Ngoài ra, so  với các dẫn xuất khác, Gepo gây ra cho graphene ít sự  biến dạng về  góc  ∠CC*C vàđộ  dài liên kết C*­C hơn. Trong các dẫn xuất còn lại, GCH3 tạo được nhiều tương tác yếu   nhất, tiếp đến là GNH2 với hai tương tác yếu. Do đó chúng có E bâm hơn. Còn dẫn xuất  GCHO, GOCH3 có Eb dương hơn. Tính chất electron Tính chất electron của các dẫn xuất có Ebâm hơn, Gepo, GCH3 và GNH2 được  khảo sát. Ở tỉ lệ nhóm chức/số nguyên tử carbon là 4,17%, độ  rộng vùng cấm của cả ba   dẫn xuất xuất trên bằng (hình 3.20). Các dải xung quanh mức Fermi chủ yếu là do orbital  2pz của carbon cấu tạo nên. Trong cả ba dẫn xuất, phần lớn trạng thái  2px, 2pycủa nguyên  tử  X đóng góp vào vùng hóa trị  thấp. Các orbital 2pzcủa nguyên tử  Xđóng góp vào vùng  hóa trị (VB) vàvùng dẫn (CB) với tỉ trọng tùy thuộc vào từng loại dẫn xuất. Gepo GCH3 GNH2
  17. Hình 3.20. DOS tổng và PDOS của một số dẫn xuất. C­F là kí hiệu chỉ nguyên tử  carbon của nhóm chức. Mức Fermi (đường thẳng đứng mờ) được hiệu chỉnh về 0. Tiểu kết Trong các dẫn xuất của graphene với một nhóm chức –NH2, ­CH3, ­OCH3, ­CHO,  ­COOH và epoxy, Gepo bền nhất, sau đóđến GCH3, rồi GNH2. Năng lượng liên kết của   GCOOH dương hơn năng lượng liên kết của Gepo rất nhiều. Điều nàyphù hợp với thực  nghiệm: Nhóm epoxy là một trong những nhóm chủ yếu trên bề mặt graphene, còn nhóm   –COOH chiếm lượng nhỏ và phân bố   ở  cạnh của graphene. Các dẫn xuất Gepo, GNH2  và GCH3 cóEg bằng 0. Các trạng thái 2px, 2py của Xđóng góp chủ yếu vào các dải hóa trị  thấp. Còn trạng thái orbital 2pzcủa Xđóng góp vào VB và CB. Rutile TiO2 Phương pháp DFT Các giá trị  thu được từ tính toán rutile TiO2 phù hợp tốt với các nghiên cứu trước  (bảng 3.13). Sai khác về hằng số mạng và tọa độ  của oxygen so với thực nghiệm là khá  nhỏ,   khoảng   0,33­1,24%.   Tuy   nhiên,   độ   rộng   vùng   cấm   thu   được   từ   cấu   trúc   dải   electronbằng 1,67 eV,  phù hợp với các nghiên cứu đã công bố, nhưng nhỏ hơn nhiều so   với thực nghiệm, lệch 44,88%. Đây là hệ quả của sai số SIE trong DFT.  Bảng 3.13. So sánh các hằng số cấu trúc a, c, u vàđộ rộng vùng cấm (Eg) của rutile  được tính từ phương pháp DFT với thực nghiệm Phương  a=b (Å) c (Å) u (Å) Eg (eV) pháp Nghiên cứu  PAW,  4,644  2,966  0,304  1,67  này PBE (1,24%) (0,41%) (0,33%) (44,88%) Ref. [49] PAW,  4,647  2,974  0,305  1,69  PBE (1,38%) (0,68%) (0,00%) (44,22%) Ref. [80] PAW,  4,700  3,043  PBE (2,46%) (3,01%) Ref. [81] PAW,  4,65  2,97  PBE (1,37%) (0,54%) Ref. [83] PAW,  4,650  2,968  PBE (1,37%) (0,47%) Ref. [84] GPAW,  4,650  2,96  PBE (1,37%) (0,20%) Ref. [128] PAW,  4,669  2,97  PBE (1,79%) (0,54%) Ref. [129] PAW,  1,77  PBE (41,58%) Ref. [130] PAW,  1,75  PBE (42,24%) Ref. [131] PAW,  1,88  PBE (37,95%) Ref. [49] PAW,  1,85  LDA (38,94%) Ref. [82] FPLAPW,  1,8  LDA (40,59%)
  18. Ref. [88] PAW,  1,79  LDA (4,92%) Thực  4.587 2.954 0.305 3,03 nghiệm  [54], [132] Giá trị  trong ngoặc đơn cho biết phần trăm độ  lệch (Deviation) giữa giá trị  tính  toán (calculated_value) so với dữ liệu thử nghiệm (experimental_value). Phương pháp DFT+U với sự hiệu chỉnh Ud, Up riêng rẽ Trong phương pháp DFT+Ud, cố định giá trị Up bằng 0 eV, còn Ud nhận giá trị từ  3 đến 10 eV. Mỗi cặp giá trị Ud­Up được kí hiệu lần lượt là Ud­3, Ud­3,5, Ud­4,… Tương tự cho phương pháp DFT+Up, Up nằm trong khoảng từ 3 đến 10 eV và Ud được  cố định bằng 0 eV. Các kí hiệu Up­3, Up­3,5,… lần lượt là viết tắt của Ud = 0 và Up = 3;  3,5 eV;….  Bảng 3.14. Các hằng số a, c, u và Eg thu được từ các tính toán DFT+U vàsai lệch  của chúng so với thực nghiệm Tham số a=b  a (%) c (Å) c (%) u (Å)  u (%) Eg  Eg (%) (Å) (eV) Ud­3 4,666 1,72 3,016 2,1 0,305 0 1,98 34,65 Ud­3,5 4,67 1,81 3,024 2,37 0,305 0 2,04 32,67 Ud­4 4,674 1,9 3,033 2,67 0,305 0 2,1 30,69 Ud­5 4,682 2,07 3,05 3,25 0,305 0 2,22 26,73 Ud­8 4,707 2,62 3,097 4,84 0,306 0,33 2,56 15,51 Ud­9 4,715 2,79 3,112 5,35 0,306 0,33 2,55 15,84 Ud­10 4,725 3,01 3,126 5,82 0,306 0,33 2,52 16,83 Up­3 4,636 1,07 2,963 0,3 0,304 0,33 1,71 43,56 Up­3,5 4,635 1,05 2,962 0,27 0,304 0,33 1,72 43,23 Up­5 4,63 0,94 2,96 0,2 0,304 0,33 1,74 42,57 Up­6 4,627 0,87 2,959 0,17 0,304 0,33 1,76 41,91 Up­7 4,624 0,81 2,958 0,14 0,304 0,33 1,79 40,92 Up­8 4,621 0,74 2,957 0,1 0,304 0,33 1,81 40,26 Up­9 4,618 0,68 2,955 0,03 0,304 0,33 1,83 39,6 Up­10 4,614 0,59 2,954 0 0,304 0,33 1,86 38,61 Sự hiệu chỉnh Ud, Up đều giúp mở rộng Eg của rutile so với tính toán DFT. Trong  đó, tham số Ud giúp tăng Eg nhiều nhất. Khi Ud, Up tăng, Eg tăng.Hiệu chỉnh Ud dẫn đến  sai lệch các hằng số mạng lớn hơn hiệu chỉnh Up. Đặc biệt, ở hiệu chỉnh Ud, khoảng sai  lệch của hằng số  mạng c là 3,72% luôn cao hơn khoảng sai lệch của hằng số mạng  a  (1,29% ). Trái lại, với hiệu chỉnh Up ,  khoảng sai lệch của hằng số  mạng   c  (khoảng  0,30%) lại nhỏ hơn khoảng sai lệch của hằng số mạng  a (0,48%). Do đó, sự kết hợp của  Ud và Up được kì vọng sẽ thu hẹp sai lệch của các hằng số mạng  a vàc. Bên cạnh đó,  Ud tăng thì sai lệch của các hằng số mạng tăng. Tuy nhiên, Up tăng, sai lệch của hằng số  mạng giảm. Vì vậy, để mô tả tốt nhất về hằng số mạng nên sử dụng các giá trị Ud nhỏ  và Up lớn.  Tóm lại,để  mô tả  tốt các tính chất của rutile, Up cần thiết lập là 10 eV.  
  19. Trong khi đó, giá trị cao của Ud là một lựa chọn tốt cho E g nhưng lại không tốt cho các  hằng số mạng và ngược lại.  Phương pháp DFT+U với sự hiệu chỉnh đồng thời Ud, Up Cốđịnh Up = 10 eV, vàxét Ud = 10, 9, 8, 7, 6, 5 eV thu được các cặp Up­Ud tương  ứng.
  20. Bảng 3.15. Các hằng số a, c, uthu được từ tính toán DFT+Ud,p Ud­Up a=b (Å) a (%) c (Å)  c (%) u (Å)  u (%) 10­10 4,701 2,49 3,112 5,35 0,305 0,00 9­10 4,691 2,27 3,098 4,87 0,305 0,00 8­10 4,681 2,05 3,083 4,37 3,305 0,00 7­10 4,671 1,83 3,068 3,86 0,305 0,00 6­10 4,662 1,64 3,053 3,35 0,305 0,00 5­10 4,635 1,44 3,037 2,81 0,305 0,00 Dữ liệu trong bảng 3.15 hoàn toàn phù hợp với phân tích ở trên về ảnh hưởng của   hiệu chỉnh Ud, Up. Khi Ud tăng, sự sai lệch của hằng số mạng và giá trị Eg tăng. Đối với  cùng một giá trị của Ud, sai lệch hằng số mạng của cặp Ud­Up trong bảng 3.15 luôn nhỏ  hơn so với cặp Ud­Up tương  ứng trong bảng 3.14. Đây chính là kết quả  do sự tác động  của Up = 10 eV tạo ra. Khi Ud tăng từ  5 đến 10 eV, Eg tăng từ  2,60 lên 3,07 eV (bảng  3.16). Thêm vào đó, Eg thu được từ các tính toán ứng với các cặp (Ud=10 eV, Up=10 eV),  (Ud=9 eV, Up=10 eV), (Ud=8 eV, Up=10 eV), (Ud=7 eV, Up=10 eV), (Ud=6 eV, Up=10  eV) có thể được so sánh được với các nghiên cứu khác sử dụng các hàm lai (bảng 3.16). Bảng 3.16. So sánh Eg thu được từ các tính toán DFT+Ud,p với các nghiên cứu khác  và thực nghiệm Phương pháp Band gap Độ lệch (%) Nghiên cứu  GGA+U (Ud=10 eV, Up=10 eV) 3,07 1,32 này GGA+U (Ud=9 eV, Up=10 eV) 3,07 1,32 GGA+U (Ud=8 eV, Up=10 eV) 3,06 0,99 GGA+U (Ud=7 eV, Up=10 eV) 2,92 3,63 GGA+U (Ud=6 eV, Up=10 eV) 2,76 8,91 GGA+U (Ud=5 eV, Up=10 eV) 2,60 16,83 Ref, [129] PAW, HSE (20% HF exchange) 3,05 0,66 Ref, [131] PAW, HSE06 3,39 11,88 Ref, [83] PAW, HSE06 3,2 5,61 Ref, [130] PAW, HSE06 3,15 3,96 Hình  ảnh DOS, PDOS của rutile thu được từ  tính toán DFT+Ud,p với (Ud=7 eV,  Up=10 eV) cho thấy vùng dẫn (CB) của rutile được cấu tạo chủ  yếu bởi các orbital 3d  của ion titanium, trong khi đó, vùng hóa trị  trên (VB) phần lớn do các orbital  2p của các  ion oxygen tạo nên (hình 3.23).  Hình 3.23. DOS và PDOS của rutile được  Hình 3.24. DOS tổng của rutile  tính từ phương pháp DFT+Ud,p với  được tính theo phương pháp 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2