intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh giống chè Kim Tuyên

Chia sẻ: Trần Văn Gan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

67
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là xác định được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ không khí đến năng suất, chất lượng nguyên liệu giống chè Kim Tuyên để chế biến chè xanh. Xác định được các kỹ thuật che sáng hợp lý (Thời gian che sáng, cường độ ánh sáng, chiều cao che ánh sáng) cho giống chè Kim Tuyên ở vụ hè.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh giống chè Kim Tuyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN XUÂN CƯỜNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP KỸ THUẬT  CHE SÁNG ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CHÈ XANH  GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9.62.01.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
  2. THÁI NGUYÊN ­ 2019
  3. Luận án được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ­ ĐẠI  HỌC THÁI  NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn 2. TS. Đặng Văn Thư Người phản biện 1: ...............................................       Người phản biện 2: ............................................... Người phản biện 3: ............................................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường Họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ­ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi  .....   giờ, ngày  .....  tháng   ......  năm 2019
  4. Có thể tìm hiểu luận án tại: ­ Thư viện Quốc gia ­ Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên ­ Thư viện Trường Đại học Nông Lâm ­ ĐH Thái Nguyên
  5. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN  QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Xuân Cường, Trần Ngọc Ngoạn  (2018),  Nghiên cứu  ảnh hưởng của kỹ thuật tủ lưới che ánh sáng trước khi hái đến   năng suất, chất lượng chè xanh cho giống Kim Tuyên trong vụ  hè thu.  Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn  (ISSN:  1859­4581, số 22/2018) 2.  Nguyễn Xuân Cường, Đặng Văn Thư  (2018), Ảnh hưởng của  bón phân, kết hợp tủ lưới che sáng đến năng suất, chất lượng   giống Kim Tuyên  ở  vụ  hè thu.  Tạp chí Nông nghiệp và phát   triển nông thôn (ISSN: 1859­4581, số 23/2018)
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Cây chè là cây công nghiệp dài ngày, có nguồn gốc nhiệt đới và  Á nhiệt đới, sinh trưởng, phát triển tốt trong những vùng cận nhiệt  đới có điều kiện khí hậu nóng  ẩm, tập trung chủ yếu  ở Châu Á và   Châu Phi. Tuy nhiên, hiện nay nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật,   cây chè đã được trồng ở nhiều nước trên thế giới, từ 33 0 vĩ Bắc đến  490 vĩ Nam. Miền   Bắc   Việt   Nam   có   21   tỉnh   trồng   chè   với   diện   tích  89.289 ha chiếm 70% tổng diện tích trồng chè cả  nước, tổng sản  lượng thu được 104.612 tấn. Tuy nhiên do điều kiện khí hậu miền  Bắc phân hóa theo mùa với mùa đông lạnh giá và mùa hè nắng  nóng mưa nhiều nên sản lượng và chất lượng chè miền Bắc phân  bố  không đều trong năm, tập trung chủ  yếu vào các tháng vụ  hè   (chiếm tới 60 – 70% tổng sản lượng cả năm), nhưng chất lượng   chè kém, giá bán thấp. Còn các vụ xuân, thu ­ đông sản lượng thấp   (chiếm 30­ 40%) nhưng chè  lại  có chất lượng cao, giá bán chè   thành phẩm cao gấp 2, 3 lần so với vụ hè. Việc nghiên cứu biện  pháp nâng cao chất lượng chè vụ  hè mang ý nghĩa quan trọng cho   ngành hè hiện nay. Hiện nay nhu cầu về các sản phẩm chè xanh ngày càng cao vì  vậy trong những năm qua nhiều giống mới đã được chọn tạo nguyên   liệu có thể chế biến các sản phẩm chè xanh để đáp ứng yêu cầu của   thị trường. Giống   Kim   Tuyên  có   nguồn  gốc   Đài   Loan   nhập   nội   năm  1994, công nhận giống mới năm 2008. Cây sinh trưởng khỏe, tuổi 5  đã giao tán, mật độ  búp dày. Chế  biến chè xanh và chè ôlong cho  chất lượng tốt. Hiện nay đang được trồng nhiều  ở  các tỉnh Lâm  Đồng, Lạng Sơn, Yên Bái, Phú Thọ và Thái Nguyên, diện tích đạt  trên 2.000 ha. Như   vậy,   để   tạo   ra   sản   phẩm   chè   xanh   chất   lượng   từ  nguyên liệu giống chè Kim Tuyên có giá trị  hàng hóa cao phục vụ  nội tiêu và xuất khẩu. Nghiên cứu sinh thực hiện đề  tài: “Nghiên   cứu  ảnh hưởng của biện pháp kỹ  thuật  che  sáng đến năng   suất, chất lượng chè  xanh giống chè  Kim  Tuyên”.  Nhằm  góp 
  7. 2 phần nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất chè. 2. Mục tiêu nghiên cứu ­ Xác định được  ảnh hưởng của cường độ  ánh sáng, nhiệt   độ, ẩm độ không khí đến năng suất, chất lượng nguyên liệu giống   chè Kim Tuyên để chế biến chè xanh. ­ Xác định được các kỹ thuật che sáng hợp lý (Thời gian che   sáng, cường độ  ánh sáng, chiều cao che ánh sáng) cho giống chè  Kim Tuyên ở vụ hè. ­ Xác định được công thức bón phân hợp lý cho giống chè   kim tuyên trong điều kiện che sáng ở vụ hè.  ­ Áp dụng kết quả  của đề  tài xây dựng mô hình ngoài sản   xuất để đề xuất kỹ thuật khuyến cáo cho sản xuất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu ­ Giống chè Kim Tuyên tuổi 10, Lưới che ánh sáng  ­ Phân bón: Phân đạm Ure Hà Bắc (46%N), phân lân Lâm  Thao (supe lân 16% P2O5), phân kaliclorua (60% K2O), MgSO4, phân  chuồng hoai mục… 3.2. Phạm vi nghiên cứu Từ những kết quả nghiên cứu thăm dò từ  những năm trước,   kế thừa các thí nghiệm về phân bón, kỹ thuật canh tác đã có. Đề tài  nghiên cứu về  kỹ  thuật che sáng: Mức độ  che sáng, thời gian che   sáng, chiều cao của giàn che và bón phân trong điều kiện che sáng  đối với giống Kim Tuyên ở vụ hè (từ tháng 5 đến tháng 8).  Nghiên cứu một số tổ hợp phân bón trong điều kiện có che  sáng đối với giống chè Kim Tuyên  ở  vụ  hè trong điều kiện  ở Phú  Hộ­ Phú Thọ. 4. Điểm mới của luận án ­ Đã xác định được sự   ảnh hưởng của cường độ  ánh sáng  đến năng suất của giống chè Kim Tuyên. ­ Đã xác định được mức độ   ảnh hưởng của cường độ  ánh  sáng đến chất lượng (hàm lượng tanin, axit amin, đường khử và chỉ  số hợp chất thơm) của giống chè Kim Tuyên. ­ Đã  xác định với giống chè Kim Tuyên khi che  ánh sáng   trong vụ hè đã làm giảm hàm lượng tanin và tích lũy nhiều hơn axit  
  8. 3 amin từ đó chất lượng chè tăng lên đáng kể. ­ Đã xác định được độ cao của giàn che và thời gian che sáng  trước khi thu hoạch để làm tăng chất lượng nguyên liệu giống chè  kim tuyên ở vụ hè. ­ Đã xác định mức phân bón trong điều kiện có che ánh sáng  cho giống Kim Tuyên ở vụ hè để làm tăng chất lượng nguyên liệu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Đã phân tích và xác định mối quan hệ  giữa cường độ  ánh   sáng với các yếu tố sinh thái trong vườn chè như  nhiệt độ, ẩm độ  không khí, nối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và năng suất, chất  búp chè từ  đó làm tăng chất lượng sản phẩm chè xanh, làm cơ  sở  khoa học cho việc điều chỉnh cường  độ  ánh sáng  ở  vụ  hè theo  hướng có lợi cho việc chế biến chè xanh với giống Kim Tuyên 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đã xác định được kỹ  thuật che sáng thích hợp (độ  cao che  sáng, phần trăm che sáng, thời gian che sáng) và lượng phân bón  thích   hợp   trong  điều   kiện   có   che  sáng   để   làm   tăng  chất   lượng   nguyên liệu với giống chè kim tuyên  ở  vụ  hè, làm cơ  sở  cho việc   đề  xuất quy trình kỹ  thuật cho sản xuất nguyên liệu để  chế  biến   chè xanh chất lượng cao từ giống chè Kim Tuyên. Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu ­ Giống chè Kim Tuyên tuổi 10, Lưới che ánh sáng  ­ Phân bón: Phân đạm Ure Hà Bắc (46%N), phân lân Lâm  Thao (supe lân 16% P2O5), phân kaliclorua (60% K2O), MgSO4, phân  chuồng hoai mục… 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu mối quan hệ  giữa cường độ  ánh sáng, nhiệt   độ và ẩm độ đến năng suất, chất lượng chè Kim Tuyên tại Phú   Thọ 2.2.2. Nghiên cứu  ảnh hưởng của kỹ  thuật che sáng đến năng   suất, chất lượng nguyên liệu giống chè Kim Tuyên ở vụ hè
  9. 4 ­ Nghiên cứu  ảnh hưởng của che sáng giảm cường độ  ánh  sáng đến năng suất, chất lượng nguyên liệu của giống chè giống  Kim Tuyên ở vụ hè. ­ Nghiên cứu độ cao của giàn che sáng đến năng suất, chất   lượng nguyên liệu của giống chè Kim Tuyên ở vụ hè. ­ Nghiên cứu  ảnh hưởng thời gian che ánh sáng   đến năng  suất, chất lượng nguyên liệu của giống chè giống Kim Tuyên ở vụ  hè. 2.2.3. Nghiên cứu xác định công thức phân bón hợp lý cho giống chè   Kim tuyên trong điều kiện che sáng ở vụ hè 2.2.4. Ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài xây dựng mô hình   ngoài sản xuất. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Nội dung 1: Mối quan hệ giữa cường độ  ánh sáng, nhiệt độ và   ẩm độ đến năng suất, chất lượng chè Kim Tuyên tại Phú Thọ. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến   năng suất, chất lượng giống chè Kim Tuyên. ­ Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của chế độ che sáng trước khi thu   hoạch đến năng suất, chất lượng nguyên liệu giống chè Kim Tuyên ở vụ   hè + Thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1: Không che nắng (để ánh sáng tự nhiên) (Đ/C) CT2: Che 1 lớp lưới loại mỏng (Giảm cường độ  chiếu sáng   50%) CT3: Che 1 lớp lưới loại dầy (Giảm cường  độ  chiếu sáng   70%) CT4: Che 1 lớp lưới loại mỏng + 1 lớp loại dầy (Giảm cường   độ chiếu sáng 90%) + Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên  đầy đủ (RCBD), với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 45m 2/ ô  x 12 ô  + diện tích hàng rào phân cách = 600m2.  ­ Thí nghiệm 2:  Ảnh hưởng chiều cao che sáng đến năng   suất, chất lượng nguyên liệu của giống chè Kim Tuyên ở vụ hè + Thí nghiệm gồm 4 công thức:
  10. 5 CT1: Không che nắng (để ánh sáng tự nhiên) (Đ/C) CT2: Che 1 lớp lưới loại dầy (Giảm cường độ  chiếu sáng   70%), chiều cao 0,5m so với mặt tán chè. CT3: Che 1 lớp lưới loại dầy (Giảm cường độ  chiếu sáng   70%), chiều cao 1m so với mặt tán chè. CT4: Che 1 lớp lưới loại dầy (Giảm cường độ  chiếu sáng   70%), chiều cao 1,5m so với mặt tán chè. +   Thí   nghiệm   được   bố   trí   theo   phương   pháp   khối   ngẫu   nhiên đầy đủ  (RCBD), với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm  45m2/ ô x 12 ô x + diện tích hàng rào phân cách = 600m2.  ­  Thí nghiệm 3:  Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước   khi hái đến năng suất, chất lượng nguyên liệu giống Kim Tuyên ở   vụ hè. + Thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1: Không che nắng (để ánh sáng tự nhiên) (Đ/C) CT2: Che 1 lớp lưới loại dầy (Giảm cường độ  chiếu sáng   70%), 7 ngày trước khi thu hoạch.  CT3: Che 1 lớp lưới loại dầy (Giảm cường độ  chiếu sáng   70%), 14 ngày trước khi thu hoạch.  CT4: Che 1 lớp lưới loại dầy (Giảm cường độ  chiếu sáng   70%), 21 ngày trước khi thu hoạch.  +   Thí   nghiệm   được   bố   trí   theo   phương   pháp   khối   ngẫu   nhiên đầy đủ  (RCBD), với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm  45m2/ ô x 12 ô x + diện tích hàng rào phân cách = 600m2.  Nội dung 3:  Nghiên cứu xác định công thức phân bón hợp lý cho   giống chè Kim tuyên trong điều kiện che sáng ở vụ hè.  ­ Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của một số công thức phân bón   đến năng suất, chất lượng nguyên liệu giống chè Kim tuyên trong   điều kiện có che sáng ở vụ hè. + Thí nghiệm gồm 5 công thức: Các công thức trên nền 30   tấn phân chuồng/ha + 75 kg MgSO4/ha.  CT1: Bón 30 N/tấn sản phẩm theo tỷ lệ 3:1:1 + không che  sáng (Đ/C) CT2: Bón 30 N/tấn sản phẩm theo tỷ  lệ  3:1:1 + che bớt   70% ánh sáng CT3: Bón 30 N/tấn sản phẩm theo tỷ  lệ  3:1:2 + che bớt  
  11. 6 70% ánh sáng CT4: Bón 40 N/tấn sản phẩm theo tỷ  lệ  3:1:1 + che bớt   70% ánh sáng CT5:Bón 40 N/tấn sản phẩm theo tỷ lệ 3:1:2 + che bớt 70%  ánh sáng  + Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên  đầy đủ (RCBD), với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 45m 2 /ô  x 15 ô + diện tích hàng rào phân cách = 750 m2.  Nội dung 4:  Ứng dụng kết quả  của đề  tài triển khai mô hình   với giống chè Kim Tuyên ở vụ hè. 2.3.2.  Phương pháp theo dõi 2.3.2.1. Các chỉ tiêu về khí hậu Theo dõi cường độ  ánh sáng, nhiệt độ  không khí và  ẩm độ  không   khí:  2.3.2.2. Các chỉ  tiêu về  cấu thành năng suất, thành phần cơ  giới   búp và phẩm cấp nguyên liệu búp * Chỉ tiêu năng suất: Mật độ búp (búp/m2), Chiều dài búp 1  tôm 3 lá (cm), Khối lượng búp 1 tôm 3 lá (g) 2.3.2.3. Đánh giá chất lượng chè nguyên liệu chè  ­ Xác định hàm lượng tanin theo Lewenthal ­ Xác định hàm lượng axit amin theo V.R. Papova (1966). ­ Xác hàm lượng đường khử theo phương pháp Betrald. ­ Xác định Chỉ số hợp chất thơm theo phương pháp  Kharepbava (1960). ­ Đánh giá chất lượng chè xanh:  2.3.2.4. Tính năng suất và hiệu quả kinh tế ở các mô hình ­ Năng suất thực thu = Lượng búp thu hái được trên 1 ha   (Tấn/ha). 2.3.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Các số liệu thí nghiệm được xử lý theo chương trình xử lý   thống kê IRRISTART 5.0 và phần mềm Excel 2010. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
  12. 7 3.1. Kết quả  nghiên cứu  ảnh hưởng của kỹ  thuật che sáng  đến năng suất, chất lượng nguyên liệu giống chè Kim Tuyên ở  vụ hè 3.1.1.  Ảnh hưởng của mức độ  giảm cường độ  ánh sáng đến   năng suất, chất lượng nguyên liệu giống chè Kim Tuyên   ở vụ hè. 3.1.1.1. Ảnh hưởng của mức độ giảm cường độ ánh sáng đến một   số  yếu tố  cấu thành năng suất và năng suất của giống   chè Kim Tuyên Qua bảng số liệu 3.5 cho thấy: Mật độ búp trung bình vụ hè  (tháng 5,  6,  7,  8)  ở  các công thức khác nhau  ở  mức  chắc chắn   (P0,05) dao động từ  0,94­ 0,98g.  Sở  dĩ như  vậy vì đây là một chỉ  tiêu liên quan đến đặc điểm di  truyền, ít biến động, do đó  ở  các công thức không có biến đông  nhiều.  Ở các công thức che sáng khác nhau đều có chiều dài búp cao   hơn đối chứng  ở  mức chắc chắn (P
  13. 8 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mức độ giảm cường độ ánh sáng  đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng  suất của giống chè Kim Tuyên Khối  Chiều  Năng suất  Mật độ  Công  lượng  dài búp  Tháng búp  (Tấn/ha thức búp  1 tôm 3  (%) (búp/m2) ) (g/búp) lá (cm) 5 204,90 0,97 6,40 8,14   CT1  6 212,78 0,96 6,43 8,21   (Đ/C)  7 216,14 0,95 6,44 8,23   Không  8 208,18 0,96 6,41 8,02   che TB 210,50 0,96 6,42 8,15 100 5 210,93 0,98 7,31 8,36   CT2  6 216,75 0,97 7,33 8,42   (Giảm  7 219,68 0,96 7,37 8,45   50%  8 213,56 0,97 7,35 8,29   CĐAS)  TB 215,23 0,97 7,34 8,38 102,8 5 223,04 0,99 7,82 8,56   CT3 6 227,15 0,98 7,85 8,66   (Giảm  7 231,24 0,97 7,89 8,70   70%  8 224,21 0,98 7,84 8,52   CĐAS) TB 226,41 0,98 7,85 8,61 105,6 5 177,40 0,95 7,86 7,81   CT4  6 184,35 0,94 7,93 7,9   (Giảm  7 186,28 0,93 7,96 7,93   90%  8 180,57 0,94 7,89 7,76   CĐAS) TB 182,15 0,94 7,91 7,85 96,3 LSD.05 4,03 0,14 0,47 0,23 CV% 1,0 7,2 3,2 1,4 3.1.1.2.  Ảnh  hưởng  của  mức  độ  giảm   cường   độ   ánh  sáng  đến   thành phần sinh hóa trong búp chè Hàm lượng tanin trong búp của giống Kim Tuyên thay đổi tùy  theo mức độ che sáng khác nhau, nhưng tuân theo hướng giảm dần  từ công thức đối chứng (không che) đến công thức che 90% (công  thức 4). Các công thức có che sáng hàm lượng tanin đều giảm so với  công thức đối chứng ở mức chắc chắn (P
  14. 9 Hàm lượng axit amin trong búp lại có hướng ngược lại tăng  dần từ công thức đối chứng (không che) đến công thức 4 (che  90%). Ở các công thức có che sáng hàm lượng axit amin cao hơn  công thức đối chứng ở mức chắc chắn (P
  15. 10 Chỉ  số  hợp chất thơm: các công thức có che sáng đều tăng  hơn công thức đối chứng không che ở mức có ý nghĩa (P
  16. 11 6 4,1 4,1 4,2 4,2 16,6 Khá (Giảm  7 4,0 4,2 4,2 4,1 16,5 Khá 90%  8 4,1 4,3 4,2 4,2 16,8 Khá CĐAS) TB 4,1 4,2 4,2 4,2 16,7 Khá Bảng 3.9 cho thấy  ở các công thức che sáng các sản phẩm   đều có  hương tốt hơn công thức  đối  chứng. Công  thức 3  (che  70% cường đội ánh sáng) đạt điểm cao nhất 4,3 điểm, công thức  đối chứng có số điểm thấp nhất (4,0 điểm).  Xét về vị: Sản phẩm chè xanh ở các công thức che sáng đều có  số điểm cao hơn công thức đối chứng. Điểm vị cao nhất ở công thức 3   và công thức 4 (đạt 4,2 điểm), thấp nhất ở công thức đối chứng đạt 4,0  điểm. Tổng số điểm ở các công thức có che sáng đều cao hơn so với   công thức đối chứng không che. Cao nhất ở công thức 3 (16,9 điểm),   công thức đối chứng có số điểm thấp nhất (16,1 điểm). Như vậy khi   che bớt 70% cường độ  ánh sáng  ở  vụ  hè  (tháng 5 đến tháng 8) sản   phẩm chè xanh có chất lượng cao nhất.  3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao che sáng  đến năng   suất, chất lượng nguyên liệu giống Kim Tuyên ở vụ hè 3.1.2.1. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến một số yếu tố cấu   thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến một số yếu  tố  cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên Khối  Chiều  Năng suất  Mật độ  Công  lượng  dài búp  Tháng búp  (Tấn/ha thức búp  1 tôm 3  (%) (búp/m2) ) (g/búp) lá (cm) 5 182,60 0,96 6,39 8,07 CT1  6 212,45 0,95 6,51 8,29 (Đ/C) 7 225,63 0,94 6,57 8,35 (0 che) 8 195,84 0,95 6,45 8,21 TB 204,13 0,95 6,48 8,23 100 CT2 5 181,17 0,96 6,31 7,73 (0,5m) 6 195,92 0,94 6,48 7,98 7 202,58 0,93 6,54 8,06
  17. 12 8 190,73 0,93 6,35 7,91 TB 192,60 0,94 6,42 7,92 96,2 5 208,45 0,99 6,42 8,42 6 216,84 0,97 6,51 8,61 CT3 7 220,36 0,96 6,56 8,68 (1m) 8 211,75 0,96 6,47 8,53 TB 214,35 0,97 6,49 8,56 104,0 5 224,45 0,99 7,48 8,69 6 234,68 0,98 7,57 8,86 CT4 7 238,17 0,97 7,61 8,94 (1,5m) 8 230,42 0,98 7,5 8,79 TB 231,93 0,98 7,54 8,82 107,2 LSD.05 21,72 0,05 0,62 0,55 CV% 5,2 2,6 4,6 3,3 Mật độ  búp: Trong đó công thức 4 (che  ở độ  cao 1,5m) có  mật độ trung bình lớn nhất (231,93 búp/m 2), lớn hơn  ở công thức  đối chứng (không che) (204,13 búp/m 2)  ở  mức ý nghĩa ( P0,05). Công thức 4 có khối lượng búp trung bình  lớn nhất đạt 0,98 gam/búp, tiếp đến là trung bình công thức 3 (0,97  gam/búp), thấp nhất là trung bình công thức 2 đạt 0,94 gam/búp,   thấp hơn công thức đối chứng. Chiều dài búp: Chiều dài búp trung bình của công thức 4 cao  nhất (7,54 cm) có sự  sai khác với công thức 1 (6,48 cm)  ở  mức ý   nghĩa (P
  18. 13 (7,93 tấn/ha) th ấp h ơn công thức đối chứng nhưng  ở mức không   chắc chắn.  3.1.2.2.  Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến thành phần sinh   hóa trong búp chè Qua bảng số liệu trên cho thấy ảnh hưởng của các công thức  che sáng  ở  các chiều cao che sáng khác nhau hàm lượng tanin trong   búp khác nhau ở mức ý nghĩa (P
  19. 14 TB 27,80 2,38 2,29 11,7 46,47 5 26,95 2,46 2,39 11,0 47,39 6 27,06 2,42 2,34 11,2 47,34 CT3 7 27,09 2,37 2,28 11,4 47,30 (1m) 8 26,98 2,39 2,31 11,3 47,37 TB 27,02 2,41 2,33 11,2 47,35 5 25,59 2,53 2,44 10,1 48,65 CT4 6 25,68 2,51 2,39 10,2 48,58 (1,5m 7 25,73 2,42 2,33 10,6 48,56 ) 8 25,64 2,46 2,36 10,4 48,61 TB 25,66 2,48 2,38 10,3 48,60 LSD.05 0,12 0,08 0,06 0,09 CV% 0,2 1,7 1,4 0,1 Tỷ  lệ  giữa hàm lượng tanin/axit amin trung bình giữa các  công thức chiều cao che sáng khác nhau biến động từ  10,3 ­ 12,3,  cao nhất là công thức 1 đạt 12,3 và thấp nhất là công thức 4 đạt   10,3.  Chỉ  số  chất thơm  ở  các công thức che sáng  ở  các độ  cao  khác nhau đều cao hơn ở công thức đối chứng ở mức có ý nghĩa. Ở  các công thức chỉ số hợp chất thơm tăng dần từ công thức 1 (Đ/C)   đến công thức 4. Chỉ số hợp chất thơm trung bình ở công thức 4 là   cao nhất (48,60 ml KMnO4 0,02N/100g chất khô), thấp nhất là công  thức 1 (46,12 ml KMnO4 0,02N/100g chất khô).  3.1.2.3.  Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến chất lượng sản   phẩm chè xanh của giống chè Kim Tuyên ở vụ Hè Kết quả  bảng 3.14 cho thấy: Chè xanh chế  biến từ  nguyên   liệu giống Kim Tuyên  ở  các công thức có chiều cao che sáng khác  nhau đều được xếp loại khá, về ngoại hình có điểm trung bình từ 4,1   – 4,3 điểm.  Ở  công thức 4 có ngoại hình đẹp nhất (xanh, xoăn, có  tuyết), tương ứng với 4,3 điểm; công thức 1 (Đ/C) có ngoại hình xấu  nhất (hơi vàng, thoáng tuyết) tương  ứng 4,1 điểm. Công thức 2 và  công thức 3 có ngoại hình xanh hơi vàng, có tuyết đạt 4,2 điểm. Bảng 3.14. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến chất lượng  sản phẩm chè xanh chế biến từ nguyên liệu giống  chè Kim Tuyên ở vụ Hè
  20. 15 Công  Ngoại  Màu  Hươn Tổng  Xếp  Tháng Vị thức hình nước g điểm loại 5 4,2 4,1 4,2 4,1 16,6 Khá CT1  6 4,1 4,0 4,0 4,0 16,1 Khá (Đ/C) 7 4,0 3,9 3,9 3,9 15,7 Khá (0 che) 8 4,1 4,0 3,9 4,0 16,0 Khá TB 4,1 4,0 4,0 4,0 16,1 Khá 5 4,4 4,3 4,3 4,3 17,3 Khá 6 4,2 4,2 4,2 4,1 16,7 Khá CT2 7 4,1 4,1 4,1 4,0 16,3 Khá (0,5m) 8 4,1 4,2 4,2 4,0 16,5 Khá TB 4,2 4,2 4,2 4,1 16,7 Khá 5 4,3 4,3 4,2 4,3 17,1 Khá 6 4,2 4,1 4,1 4,2 16,6 Khá CT3 7 4,1 4,0 4,0 4,1 16,2 Khá (1m) 8 4,2 4,0 4,1 4,2 16,6 Khá TB 4,2 4,1 4,1 4,2 16,6 Khá 5 4,4 4,3 4,5 4,4 17,7 Khá 6 4,3 4,2 4,4 4,3 17,3 Khá CT4 7 4,2 4,1 4,3 4,2 16,9 Khá (1,5m) 8 4,3 4,2 4,4 4,3 17,3 Khá TB 4,3 4,2 4,4 4,3 17,3 Khá Về màu nước: Cả 4 công thức thí nghiệm đều có màu nước   xanh vàng sáng đặc trưng cho sản phẩm chè xanh, đều đạt từ  4,0   điểm trở  lên. Trong đó, công thức 2 và công thức 4 có điểm màu   nước đạt 4,2 điểm. Về  hương: Tất cả  các công thức đều có hương tự  nhiên   (hương giống). Công thức 4 điểm hương đạt cao nhất, có hương  thơm  đặc trưng của giống  đạt  4,4  điểm.  Công  thức  1  có  điểm   hương thấp nhất đạt 4,0 điểm.  Về vị: Kết quả thử nếm cảm quan cho thấy, các công thức   thí nghiệm đều cho vị  chát dịu. Công thức 4 có vị  chát dịu, có hậu  đạt điểm cao nhất 4,3 điểm. Tiếp đó là công thức 3 có vị  chát dịu   đạt 4,2 điểm. Thấp nhất là công thức 1 (Đ/C) đạt 4,0 điểm có vị  chát đậm. Qua kết quả đánh giá cảm quan cho thấy:  Ở các công thức   có che sáng nguyên liệu khi chế biến chè xanh có tổng số điểm cao  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2