intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến môi trường đất, bộ rễ, sinh trưởng và phát triển giống lúa Khang dân 18 tại Thái Nguyên

Chia sẻ: Trần Văn Gan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:26

75
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Xác định ảnh hưởng của chế độ nước tưới khác nhau đến các chỉ số môi trường đất, sinh trưởng của bộ rễ vàmối quan hệ giữa môi trường đất với sự phát triển của bộ rễ, khả năng sinh trưởng, năng suấtqua các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa nhằm xây dựng chế độ tưới nước thích hợp góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất, bảo vệ môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến môi trường đất, bộ rễ, sinh trưởng và phát triển giống lúa Khang dân 18 tại Thái Nguyên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ­­­­­­­­­o0o­­­­­­­­­ ĐẶNG HOÀNG HÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC  ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, BỘ RỄ, SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT  TRIỂN GIỐNG LÚA KHANG DÂN 18 TẠI THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62.62.01.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÁI NGUYÊN ­ 2016
  2. Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Hoàng Văn Phụ 2. PGS. TS Nguyễn Tuấn Anh Phản biện 1: ………………………………….. Phản biện 2: ………………………………….. Phản biện 3: ………………………………….. Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp nhà  nước họp tại …………………………… vào lúc  …….giờ …..  ngày …..tháng …..năm …….. Có thể tìm hiểu luận án tại: ­ Thư viện Quốc Gia Việt Nam ­ Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên ­ Thư viện trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 2
  3. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Bộ  rễ có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình trao đổi  chất của cây lúa, trong quá trình này nó thực hiện các hoạt động   như   hút   nước,   dinh   dưỡng,   muối   khoáng   và   nó   có   vai   trò   vận  chuyển nước, dinh dưỡng trong thân cây lúa (Bridgit T. K. và cộng  sự, 2002). Rễ  là cơ  quan chủ  yếu trong việc hấp thụ  nước và chất   dinh dưỡng để  chuyển lên các cơ quan phía trên, nhờ đó cây trồng  có thể phát triển và đạt năng suất theo mong muốn.Trong thời gian   sinh truởng số luợng và khối luợng rễ  tăng dần từ  cấy, đẻ  nhánh,  làm đòng và đạt cao nhất lúc trỗ bông, giảm dần đến khi lúa chín.  Rễ lúa hút nuớc, dinh dưỡng nhiều nhất là thời kỳ làm đòng và trỗ  bông. Giai đoạn sinh truởng dinh dưỡng rễ lúa ăn nông chủ yếu tập  trung ở tầng đất 0­10cm.  Cây lúa lấy chất dinh dưỡng chủ yếu nhờ vào rễ. Vì vậy,   các yếu tố bên ngoài như  nhiệt độ, ánh sáng, chế  độ  nước, pH, vi  sinh vật...  có ảnh hưởng lớn đến bộ rễ. Tùy theo mức độ mà ảnh   hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống rễ lúa và ảnh hưởng  đến sự phát triển và năng suất lúa. Việc nghiên cứu mối quan hệ   ảnh hưởng của nước  đến  các yếu tố môi trường đất làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát   triển của bộ rễ lúa và sinh trưởng thân lá, năng suất là vấn đề cần   thiết, làm cơ  sở  cho đề  xuất biện pháp kỹ  thuật canh tác hợp lý  nhằm nâng cao năng suất cây lúa.  1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Xác định  ảnh hưởng của chế độ  nước tưới khác nhau đến  các chỉ  số  môi trường đất, sinh trưởng của bộ  rễ  vàmối quan hệ  giữa môi trường đất với sự  phát triển của bộ  rễ, khả  năng sinh  3
  4. trưởng, năng suấtqua các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây  lúa nhằm xây dựng chế độ tưới nước thích hợp góp phần nâng cao  năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất, bảo vệ môi trường. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Tìm hiểu được mối quan hệ giữa sự sinh trưởng phát triển   của rễ  lúa dưới tác động của các chế  độ  nước khác nhau với các   chỉ tiêu lý, hóa, sinh của đất làm cơ sở khoa học cho việc xác định  chế độ nước tưới tiêu hợp lý nhằm tăng năng suất lúa và hiệu quả  sản xuất, bảo vệ môi trường. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề  tài được áp dụng trên thực tế  giúp người trồng lúa có kỹ thuật tưới tiêu hợp lý và phù hợp với sự  sinh trưởng phát triển của cây lúa làm tăng hiệu quả sản xuất bảo  vệ môi trường. Kết quả  nghiên cứu xác định được mối quan hệ  giữa tác  động của chế  độ  nước đến sự  phát triển của bộ  rễ, sinh trưởng   của thân lá và năng suất. Xác định sự  phân bố  rễ  trong đất  ở  các   thời kỳ sinh trưởng chính của cây lúa để có các đề xuất nghiên cứu  biện pháp kỹ thuật giúp cho cây lúa phát triển tốt nhất. Từ  kết quả nghiên cứu các quy trình kỹ  thuật để  áp dụng   vào sản xuất thực tế  nhằm chống biến đổi khí hậu và tăng hiệu  quả sản xuất. 1.4. Điểm mới của đề tài ­ Đề tài đã xác định được chế độ nước ảnh hưởng đến môi trường   đất và có mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến  sự phát triển của bộ rễ, sinh trưởng và năng suất lúa ở các thời kỳ  chính của cây lúa.  ­ Đề tài đã xác định được mối quan hệ giữa sự phát triển của bộ rễ  ở  các chế  độ  tưới nước khác nhau với sự  sinh trưởng, phát triển  4
  5. của thân lá, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ở các giai  đoạn sinh trưởng chính của cây lúa giống Khang dân 18. ­ Đề  tài đã xác định được mối quan hệ  giữa sự  sinh trưởng phát   triển của thân lá bị  ảnh hưởng dưới tác động của các chế độ  tưới   nước khác nhau với năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất  ­ Đề  tài đã nghiên cứu  ảnh hưởng tương tác giữa chế  độ  nước và  phương pháp làm cỏ  khác nhau đến sự  phát triển của bộ  rễ, sinh   trưởng, năng suất lúa. CHƯƠNG I CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 1.2. Đặc điểm hình thái, giải phẫu và sinh lý của bộ rễ lúa 1.2.1.Đặc điểm hình thái rễ 1.2.1.1...................................................................Hình thái rễ lúa 1.2.1.2...............................................Đặc điểm cấu tạo của rễ lúa 1.2.2.Đặc điểm sinh lý của bộ rễ lúa 1.2.2.1.......Một số nghiên cứu về bộ rễ và chức năng hấp thụ nước 1.2.2.2......................Rễ lúa và chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng 1.2.2.3...............................................Rễ cây và chức năng neo giữ 1.2.3.Ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến sinh lý rễ lúa 1.2.4.Các đặc điểm hình thái và sinh lý của rễ ảnh hưởng đến sinh  trưởng, phát triển lúa 1.3.Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và  chức năng sinh lý của rễ lúa 1.3.1.Ảnh hưởng của chế độ tưới nước tới đất trồng lúa. 1.3.2.Ảnh hưởng của các chế độ nước tới phát triển rễ 1.3.3. Ảnh hưởng của các chế độ nước tới sinh trưởng, năng suất  lúa 1.3.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của rễ 1.3.4.1......................................................................Yếu tố vật lý 1.3.4.2..................................................................Yếu tố hóa học 1.3.4.3...............................................................Kỹ thuật canh tác 5
  6. 1.4.Mối liên hệ của rễ lúa với sinh trưởng và phát triển của  lúa 1.4.1.Giai đoạn mạ 1.4.2.Mối liên hệ của rễ với đẻ nhánh và phát triển của thân lá 1.4.3.Mối quan hệ của rễ với các yếu tố cấu thành năng suất 1.4.3.1....................Số nhánh hữu hiệu (số bông/khóm, số bông/m2) 1.4.3.2.....................................................Số hạt và tỷ lệ hạt chắc 1.4.3.3..........................................................Khối lượng 1000 hạt 1.4.3.4..........................................................................Năng suất 1.4.3.5..........................................Hệ số kinh tế và tỷ lệ rễ/thân lá 1.4.4.Mối quan hệ của rễ với khả năng chịu chống chịu 1.4.4.1...........................................................................Chịu lạnh 1.4.4.2............................................................................Chịu hạn 1.4.4.3............................................................................Chịu úng 1.4.4.4...........................................................................Chống đổ 1.5.Kết luận rút ra từ phần tổng quan tài liệu CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 2.1.2.1. Nội dung: 2.1.2.2. Địa điểm nghiên cứu: 2.1.2.3. Thời gian thực hiện thí nghiệm 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Khung phương pháp nghiên cứu 2.3.2. Bố trí thí nghiệm 2.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu và phân tích mẫu 2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Sự   ảnh   hưởng   của   chế   độ   nước   khác   nhau   đến   môi   trường đất lúa 6
  7. Các công thức ngập khô xen kẽ  dung trọng giảm so với   công thức ngập liên tục và thời gian ngập khô xen kẽ càng kéo dài  sự chênh lệch về dung trọng càng tăng. Số  lượng vi sinh vật của các công thức bị   ảnh hưởng bởi  chế  độ  nước. Các công thức có chế  độ  nước ngập khô xen kẽ  có  số lượng vi sinh vật háo khí và kỵ khí tăng giảm tùy thuộc vào giai   đoạn được cung cấp nước hay tháo cạn. Chế độ nước có ảnh hưởng đến môi trường sống của cây  lúa như giá trị pH, hàm lượng lân dễ tiêu những yếu tố này có ảnh  hưởng đến sự  sinh trưởng cũng như  phát triển, năng suất của cây  lúa sau này. Chế  độ  nước tác động đến lý, hóa tính đất, môi trường  sống của lúa cũng như  của sinh vật trong đất, biến đổi các chất  dinh dưỡng từ dạng khó hấp thu sang dễ hấp thu. Các thay đổi về  môi trường đất do chế độ nước có thể do các nguyên nhân sau: Sau quá trình canh tác kết cấu đất cụ thể là dung trọng đất   của các công thức có sự  thay đổi. Nguyên nhân có thể  do chế  độ  nước ảnh hưởng đến số lượng vi sinh vật và sự  phát triển của bộ  rễ  lúa gây nên. Chế  độ  nước ngập thường xuyên có số  lượng vi  sinh vật lớn, có thể là nguyên nhân làm dung trọng tăng lên. Số  lượng vi sinh vật kỵ  khí của công thức ngập liên tục   lớn hơn các công thức ngập khô xen kẽ dài ngày, nhưng số  lượng  vi sinh vật háo khí của các công thức ngập khô xen kẽ  thời gian   ngắn cao hơn các công thức có thời gian ngập khô xen kẽ dài ngày.  Dưới tác động của chế  độ  nước khác nhau đã  ảnh hưởng  đến lượng đạm dễ  tiêu, lân dễ  tiêu, và kali trao đổi. Các chỉ  tiêu   này đều cao hơn  ở  công thức nước cạn xen kẽ  so với đối chứng.   Bên cạnh đó, công thức nước cạn xen kẽ  còn tạo điều kiện để  lượng lân trong liên kết với nhôm sẽ  giảm đi, lượng lân dạng ion  sẽ tăng lên từ đó lượng lân dễ tiêu sẽ tăng. 7
  8. 3.2. Chế  độ  nước  ảnh hưởng đến sự  phát triển của bộ  rễ  lúa và mối quan hệ giữa môi trường với sự phát triển của bộ  rễ ở các chế độ nước khác nhau Tăng trưởng số lượng rễ của các công thức tuân theo quy luật  chung là tăng đều từ  đẻ  nhánh đến làm đòng, đạt cực đại tại trỗ  sau đó giảm đi ở chín sữa và chín.  3.2.2.1 Số rễ Hình 3.2 Số lượng rễ lúa qua các thời kỳ Các công thức có chế  độ  tưới nước ngập khô xen kẽ  thời  gian ngắn có số  lượng rễ  nhiều hơn so với các công thức tưới  nước   ngập   khô   xen   kẽ   dài   (p
  9. Kết quả  cho thấy nhìn chung đường kính rễ  tăng, giảm   theo quy luật chung đó là tăng từ khi gieo và đạt cực đại ở thời kỳ  lúa trỗ, sau đó giảm dần ở các giai đoạn chín sữa và chín. Các công   thức có chế  độ  tưới nước xen kẽ  dài ngày hơn có đường kính rễ  lúa lớn hơn so với các công thức được tưới nước thường xuyên   (p
  10. Ở giai đoạn đẻ nhánh khối lượng rễ bị ảnh hưởng bởi chế  độ tưới nước (p
  11. Kết quả  trên cho thấy khối lượng rễ tập trung chủ yếu  ở  tầng đất này chiếm khoảng 46­55%  ở  giai đoạn trỗ  so với tổng   khối lượng rễ, điều này cho thấy đây là tầng đất có ý nghĩa quan   trọng cho bộ rễ phát triển hay nói cách khác cần có biện pháp canh  tác tốt để  tạo điều kiện tốt nhất cho bộ rễ phát triển tại tầng đất   từ 5­15cm. Khối lượng rễ ở tầng 15­25cm Tại tầng đất từ  15­25 cm so với mặt đất đây là tầng đất  dưới cùng của tầng canh tác sát với tầng đế  cày. Tầng đất này  khối lượng rễ của các công thức giảm rõ rệt so với khối lượng rễ  tại tầng đất từ 0­5 cm và 5­15cm. Kết quả này phù hợp với nghiên   cứu của O. Sariam (2009) mật độ  rễ   ở  tầng đất từ  0­10cm lớn,  giảm dần ở tầng 10cm đất tiếp theo. Khối lượng rễ của tầng đất từ 15­25cm cũng tuân theo quy   luật chung của tổng bộ rễ và các tầng đất phía trên là tăng đều từ  giai đoạn đẻ  nhánh đến làm đòng và đạt cực đại tại trỗ  sau đó   giảm dần ở các giai đoạn chín sữa và chín.  Hình 3.8: Khối lượng rễ lúa tại tầng đất từ 15­25cm qua các thời  kỳ Như vậy có thể kết luận rằng chế độ  nước ảnh hưởng rõ  rệt không chỉ  đến số  rễ, chiều dài rễ, đường kính rễ  mà còn  ảnh   hưởng đến tổng khối lượng rễ, khối lượng rễ các tầng đất 0­5cm;  5­15cm; 15­25cm ở các thời kỳ. Đủ nước số lượng rễ nhiều, rễ ăn  tập trung  ở  tầng đất từ  0­5cm và 5­15cm còn khi hạn kéo dài số  lượng rễ ít, đường kính rễ lớn hơn và phân bố xuống tầng đất 15­ 25cm nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu  của Gowda và cộng sự( 2011), chiều dài rễ  lớn, đường kính và số  lượng rễ  là sự  kết hợp hoàn hảo để  hút dinh dưỡng, nước, muối   11
  12. khoáng và là cơ  sở  làm tăng năng suất hạt trong điều kiện thiếu   hụt nước, hoặc khô hạn.Số lượng rễ Chế  độ  nước cạn xen kẽ  không gây yếm khí, do đó ô xy  đuợc cung cấp đầy đủ  cho rễ  lúa phát triển, ngoài ra chất dinh  dưỡng trong đất cũng được chuyển hóa chất dinh dưỡng sang dạng   dễ  tiêu nhanh hơn nhờ  sự  hoạt động mạnh mẽ  của vi sinh vật.  Điều này giúp hệ  rễ  phát triển mạnh với số  lượng rễ  nhiều hơn   hẳn ở chế độ nước cạn xen kẽ so với chế độ nước thông thường.  Chế độ xen kẽ ngập khô với điều kiện 4 ngày là phù hợp, thời gian   xen kẽ càng kéo dài số lượng rễ càng giảm.  Đường kính rễ Đường kính rễ lúa tăng lên từ đẻ nhánh và đạt cực đại khi   lúa trỗ, sau đó giảm  ở  giai đoạn chín. Các công thức tưới nước   nhiều số  lượng rễ  nhiều nhưng đường kính rễ  lại nhỏ  và ngược   lại ở các công thức tưới ít nước.  Điều quan trọng hơn nữa chính là chế độ nước cạn xen kẽ  làm cho môi trường đất không bị  yếm khí, các vi sinh vật háo khí   hoạt động mạnh hơn, quá trình khoáng hóa mạnh mẽ, giải thoát   nhiều dinh dưỡng dễ  tiêu hơn làm cho cây lúa có bộ  rễ  phát triển  với đường kính rễ  lớn hơn. Thiyagarajan và Selvaraju (2001) cũng  cho kết luận tương tự, các giống lúa có khả  năng chịu hạn tốt   thường có đường kính rễ lớn, chiều dài rễ lớn và ăn sâu hơn trong   các tầng đất sâu. Chiều dài rễ Chế  độ  nước cạn xen kẽ  không tạo điều kiện cho không  khí đuợc cung cấp nhiều hơn, vi sinh vật phát triển tốt và dinh   dưỡng dễ  sử  dụng nhiều hơn là điều kiện giúp cho rễ  lúa phát  triển. Điều này giúp hệ rễ phát triển mạnh với số lượng rễ nhiều   hơn hẳn  ở  chế  độ  nước cạn xen kẽ  so với chế  độ  nước thông  thường. Theo Bhuiyan và cộng sự (1995), khi lượng nước cung cấp   12
  13. giảm đi cây lúa có xu hướng kéo dài chiều dài của rễ  xuống các   tầng đất sâu hơn để hút nước Khối lượng rễ Từ giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng các công thức có chế  độ  nước ngập khô xen kẽ  ngắn có khối lượng rễ  tăng mạnh hơn   các công thức tưới xen kẽ  dài. Nguyên nhân có thể  từ  đẻ  nhánh  đến làm đòng đây là thời kỳ cây lúa sinh trưởng mạnh về thân, lá,  rễ  nên nhu cầu nước cao. Các công thức xen kẽ  ngập khô dài bị  tháo cạn vào thời điểm này nên khối lượng rễ  của các công thức  này bị hạn chế. Từ làm đòng đến trỗ các công thức có chế độ ngập   khô xen kẽ dài được cung cấp lại nước nên tại thời kỳ này chúng   sinh trưởng tốt hơn. Điều này cho thấy nhu cầu nước cho cây lúa ở  giai đoạn từ  đẻ  nhánh đến làm đòng rất quan trọng không những   nó  ảnh hưởng đến bộ  rễ  mà còn  ảnh hưởng đến cả  sinh trưởng   của cây lúa cũng như năng suất sau này. Phân bố rễ ở các tầng đất Nhìn chung, khối lượng khô của rễ  tập chung chủ  yếu  ở  lớp đất mặt 0 – 5 cm và giảm dần xuống các lớp đất còn lại.  Trọng lượng khô của cả bộ rễ tăng dần từ  đẻ  nhánh tối đa và đại   cực đại tại trỗ sau đó giảm ở thời kỳ chín lúa. Các công thức có chế độ ngập khô xen kẽ có số rễ, chiều   dài rễ, đuờng kính rễ và trọng luợng khô của rễ ở các tầng đất cao   hơn rõ rệt so với công thức đối chứng. Sự  khác biệt về  số  rễ,  chiều dài rễ, đuờng kính rễ  và trọng luợng khô của rễ  giữa các  công thức tưới nước và làm cỏ khác nhau được phát hiện.  Phương pháp làm cỏ  bằng cào cỏ  cải tiến cũng góp phần  tăng số rễ lúa trong cả ba thời kỳ. Phương pháp này giúp cho không   khí được phân tán tốt hơn trong đất, đồng thời có tác dụng làm đứt   các rễ  già và kích thích ra nhiều rễ  mới hơn nên bộ  rễ  được phát  triển tốt hơn.  13
  14. 3.3 Ảnh hưởng của chế  độ  nước đến sinh trưởng của cây  lúa và mối quan hệ giữa các chỉ  tiêu rễ  với sinh trưởng  của cây lúa ở các chế độ nước khác nhau 3.3.3. Tổng tích lũy chất khô của lúa Tổng tích lũy chất khô của các công thức tăng lên từ  giai   đoạn cấy đến chín theo quy luật phát triển chung của cây lúa. Tốc  độ  tăng khối lượng chất khô giữa các giai đoạn có sự  khác nhau  trong đó tăng mạnh nhất là từ giai đoạn làm đòng đến chín sữa.  Từ  kết quả  của bảng trên có thể  kết luận rằng quy luật   chung của khối lượng tích lũy chất khô của các công thức là tăng  đều từ giai đoạn cấy đến giai đoạn chín, tổng khối lượng chất khô  của các công thức có chế  độ  tưới ngập khô xen kẽ  càng dài thì  tổng khối lượng tích lũy chất khô càng giảm. Điều này cho thấy   cần chú ý đến chế độ nước để đạt được năng suất cao nhất. Bảng 3.13: Tổng tích lũy chất khô qua các giai đoạn (Đơn vị tính: g/khóm) CT Đẻ  Làm đòng Trỗ Chín sữa Chín nhánh  CT1 3,07a 15,40ab 23,52b 68,71ab 76,45ab CT2 2,88a 16,09a 28,03a 72,46a 84,62a CT3 2,24b 11,95c 20,41bc 64,61bc 71,43b CT4 2,03bc 12,43bc 17,02c 58,57cd 58,92c CT5 1,59c 10,17c 17,68c 54,91d 54,77c p
  15. triển của bộ  rễ  và cuối cùng  ảnh hưởng đến sinh trưởng của các   bộ phận trên mặt đất như thân, lá, bông hạt.  Kết quả phân tích cho thấy, chế độ nước cạn xen kẽ ngắn   ngày đã tạo thuận lợi cho quá trình quang hợp và qua đó chất khô   của thân, lá, rễ  cao hơn công thức nước ngập liên tục. Phương  pháp làm cỏ bằng cào cải tiến khả năng tích lũy chất khô của thân,   lá, rễ cao hơn các cách làm cỏ khác. Như vậy có thể kết luận rằng   chế   độ   nước,   phương   pháp  làm   cỏ   đã   ảnh   hưởng  đến  sự   sinh   trưởng, khả năng tích lũy chất khô của cây lúa. 3.4. Ảnhhưởng của chế độ nước khác nhau đến yếu tố cấu  thành năng suất, năng suất lúa và mối quan hệ giữa rễ  với năng suất, sinh trưởng thân lá với năng suất Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa trải qua các  thời kỳ quan trọng và năng suất là thước đo đánh giá quá trình sinh  trưởng phát triển đó như thế nào. 3.4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất lúa Bảng 3.19: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất  CT Số  Số  Số  Hạt  P1000 Năng suất bông hạt /  hạt  chắc (g) (g/chậu) bông chắc % CT1 8,6ab 168,4 143,4 85,09ab 19,91 24,60ab a a CT2 9,0 177,6 157,6 88,73 20,32 28,91a ab ab CT3 7,8 174,8 148,4 84,85 19,84 22,92bc CT4 6,6b 166,6 137,0 82,26bc 19,51 17,85cd b c CT5 6,6 168,2 134,4 79,66 19,35 17,21d p 0,05 >0,05 0,05
  16. Chỉ  tiêu số bông của thí nghiệm cho thấy bị ảnh hưởng bởi   chế độ nước một cách rõ nét (p0,05 cho biết chúng  chịu  ảnh hưởng không rõ ràng của chế  độ  tưới nước. Tỷ  lệ  hạt  chắc bị ảnh hưởng bởi chế độ nước một cách rõ rệt (p0,05 cho biết chỉ tiêu này chịu  ảnh hưởng không rõ ràng của  chế độ tưới nước. 3.4.2. Năng suất lúa Chế độ nước với thời gian xen kẽ ngập khô ngắn cho năng   suất cao hơn so với chế  độ  có thời gian ngập khô xen kẽ  dài với  xác   suất   có   độ   tin   cậy   95%.   Năng   suất   của   các   công   thức   từ  17,21g/chậu (CT5) đến 28,91g/ chậu (CT2). Kết quả trên cho thấy  CT2 có năng suất cao nhất chắc chắn cao hơn CT3, CT4, CT5 với   mức tin cậy 95%.  Năng suất Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của lúa bị chi  phối mạnh bởi sự sinh trưởng của bộ rễ và thân lá lúa. Năng suất   của các công thức có  ảnh hưởng bởi chế  độ  nước, các công thức  có chế  độ  tưới xen kẽ  ngắn cho năng suất cao hơn các công thức   có thời gian xen dài và năng suất giảm dần tỷ  lệ  nghịch với thời   gian khô tăng lên. Công thức có chế  độ  tưới xen kẽ  ngập khô 4   ngày cho năng suất cao nhất điều này phù hợp với nghiên cứu của  Uphoff (2004). 16
  17. Số  lượng rễ  có mối tương quan với các yếu tố  cấu thành   năng suất thể  hiện qua hệ  số  tương quan  ở  các giai đoạn từ  đẻ  nhánh đến chín. Với mối tương quan thuận này để  có năng suất   cao thì cần có các biện pháp canh tác, chăm sóc để  số  lượng rễ  phát triển tốt, duy trì số lượng rễ cao đến lúc thu hoạch. Hệ  số  tương quan giữa tổng khối lượng rễ với năng suất  và các yếu tố cấu thành năng suất từ  làm đòng đến chín thể  hiện  rất chặt cho thấy chế  độ  nước có  ảnh hưởng đến khối lượng rễ  như vậy nếu áp dụng các biện pháp để bộ rễ phát triển tốt, duy trì   khối lượng rễ lớn đến thu hoạch thì sẽ đạt năng suất cao. 3.4.3. Tương quan giữa môi trường đất và bộ rễ, sinh  trưởng và năng suất lúa 3.4.3.1. Tương quan giữa sự phát triển của rễ và các yếu tố  cấu thành năng suất lúa Ở  giai đoạn đẻ  nhánh các yếu tố  cấu thành năng suất có  mối tương quan rất chặt với các yếu tố  như  số  rễ, dài rễ, tổng   khối lượng rễ, khối lượng rễ tầng đất từ 0­5cm và 5­15cm. Tại giai đoạn đẻ  nhánh kết quả  thí nghiệm cho thấy số  bông có mối liên quan đến số  rễ, tổng khối lượng rễ, khối lượng   rễ tại tầng đất từ 0­5cm, 5­15cm theo chiều thuận (p
  18. đoạn   đẻ   nhánh   như   số   lượng   rễ   (p
  19. đất từ  0­5cm, 5­15cm (p
  20. khóm và tỷ  lệ  hạt chắc trên bông càng nhiều thì năng suất càng  được nâng lên, hiệu quả  cao. Trong canh tác cầ chú ý áp dụng các   biện pháp kỹ  thuật trong canh tác làm sao để  số  lượng rễ  duy trì   tốt nhất đảm bảo khối lượng rễ ở các tầng đất và tổng khối lượng  rễ sẽ giúp giữ cho chiều dài rễ như vậy sẽ tăng năng suất.  Từ kết quả bảng trên cho thấy các chỉ  tiêu tỷ  lệ  hạt chắc,   khối lượng 1000 hạt và năng suất điều có liên quan mật thiết với  các chỉ tiêu về rễ với mức độ  tin cậy rất cao. Đây là giai đoạn thu  hoạch để  đạt được hiệu quả  tốt nhất cần có năng suất cao và   muốn đạt được điều này thì điều cần chú ý là quan tâm đến sự  sinh trưởng của các chỉ  tiêu về  rễ  hay nói cách khác là phải chăm  sóc bộ rễ cho chúng duy trì tốt nhất. Từ giai đoạn đẻ nhánh đến giai đoạn chín cho thấy các yếu   tố về năng suất đều có các mối tương quan chặt với các chỉ tiêu về  rễ với các mức độ  tin cậy khá cao trong đó cần chú ý đến các chỉ  tiêu về  rễ  như  số  lượng rễ, chiều dài rễ, tổng khối lượng rễ  và  khối lượng rễ các tầng đất từ  0­5, 5­15 và 15­25cm. Tuy nhiên tại  mỗi giai đoạn khác nhau thì các chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến các   chỉ tiêu năng suất ở mức độ khác nhau.  3.5. Sự  tương tác giữa chế  độ  nước và phương pháp làm cỏ  ảnh   hưởng   đến   bộ   rễ   và   sinh   trưởng   năng   suất   lúa   (thí  nghiệm 5). Bảng 3.39: Năng suất và các yếu tố  cấu thành năng suất dưới tác   động của chế độ nước và phương pháp làm cỏ CT Số bông Số  Tỷ lệ  Số hạt  P1000 NSLT NSTT /khóm hạt /  hạt  chắc /  (g) (tấn/ha (tấn/ha bông chắc  bông ) ) (%) N1C1 11,91e 190,69f 0,89d 169,71d 20,27e 6,58d 5,73f N1C2 13,25bc 202,63e 0,91c 184,39c 20,27e 7,98c 6,21e N1C3 12,75d 215,43c 0,92b 198,19b 20,30d 8,26c 6,40d N2C1 13,16c 208,78d 0,91c 189,98c 20,33b 8,22c 6,63c 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2