intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng năng lực phân tích chuyển vị didactic cho sinh viên sư phạm Vật lý

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

48
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án nhằm bồi dưỡng năng lực phân tích chuyển vị didactic bên ngoài cho sinh viên sư phạm Vật lý bằng việc xác định cấu trúc năng lực chuyển vị didactic (gồm hai hợp phần là năng lực phân tích chuyển vị didactic bên ngoài và năng lực chuyển vị didactic bên trong) và đề xuất quy trình, biện pháp bồi dưỡng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng năng lực phân tích chuyển vị didactic cho sinh viên sư phạm Vật lý

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1.  Đổi mới Giáo dục và đào tạo  ở  nước ta hiện nay đã và   đang đặt ra cho quá trình đào tạo giáo viên (ĐTGV) nói chung và  giáo viên (GV) Vật lý nói riêng một số thách thức ở đó đòi hỏi: GV   trong dạy học (DH) phải hình thành và phát triển năng lực (NL)  chung cốt lõi và NL chuyên môn cho học sinh (HS); GV phải thiết  kế được những chủ đề DH và xây dựng các chuyên đề học tập,…;  GV   phải   biết   tổ   chức,   hướng   dẫn   hoạt   động   cho  HS,   tạo   môi  trường học tập thân thiện, khuyến khích HS tích cực tham gia vào  các hoạt động học tập; GV cần am hiểu và vận dụng thành thạo   các vấn đề  lí luận về  các con đường hình thành các loại tri thức   khác nhau vào thực tiễn DH; biết phát triển chương trình (CT) nhà  trường. Để  giải quyết tốt những thách thức trên thì GV, sinh viên  sư phạm (SVSP) cần được bồi dưỡng  Năng lực phân tích chuyển   vị  didactic (NLPTCVD) với hai hợp phần là NLPTCVD bên ngoài  và năng lực chuyển vị didactic (NLCVD) bên trong. Tuy nhiên, thực  tiễn đào tạo (ĐT), bồi dưỡng nghiệp vụ  cho GV, SVSP cho thấy   mới  quan tâm  NLCVD bên trong  mà  ít quan tâm NLPTCVD bên  ngoài.  1.2. Những thay đổi trọng tâm trong ĐTGV những năm gần đây  ở các trường SP bao gồm: ĐT, bồi dưỡng chuyển mạnh theo hướng  ĐT tiếp cận năng lực thực hiện (NLTH) ; tăng thời lượng dành cho  kiến   thức   khoa   học   (KH)   giáo   dục   (GD) ;  tăng   tính  “nghề”  cho  SVSP, tăng sự khớp nối giữa ĐT kiến thức (KT) KH cơ bản và kiến   thức KH GD  bằng việc chú ý tới  dạy KT KH cơ  bản theo  định   hướng nghề nghiệp. Một mặt, tán thành quan điểm  DH các môn KH cơ  bản theo  định  hướng  phát  triển  nghề   nghiệp.  Mặt  khác,  mong  muốn  bồi 
  2. 2 dưỡng cho SVSPVL năng lực phân tích CVD theo tiếp cận NLTH   ngay trong chính quá trình DH các môn học này, chúng tôi đã lựa  chọn  “Bồi  dưỡng  năng lực phân tích chuyển vị  didactic  cho  sinh viên sư phạm Vật lý” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Bồi dưỡng năng lực phân tích chuyển vị didactic bên ngoài cho  sinh viên sư  phạm Vật lý bằng việc xác định cấu trúc năng lực   chuyển vị didactic (gồm hai hợp phần là năng lực phân tích chuyển   vị  didactic bên ngoài và năng lực chuyển vị  didactic bên trong) và  đề xuất quy trình, biện pháp bồi dưỡng.  3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu ­ Năng lực chuyển vị didactic, NLPTCVD bên ngoài của SV; ­ Hoạt động bồi dưỡng NLPTCVD bên ngoài thông qua các chỉ  báo hành vi của các năng lực thành tố (NLTT). 3.2. Phạm vi nghiên cứu ­ NLCVD gồm NLPTCVD bên ngoài và NLCVD bên trong,  luận án chỉ  đề  cập tới NLPTCVD bên ngoài; ­ Trong luận án, bồi  dưỡng NLPTCVD bên ngoài cho SVSPVL được tiến hành qua việc  thực hiện các nhiệm vụ có sử dụng kiến thức VLĐC phần Cơ học,  Nhiệt học; TNSP được tiến hành với SVSPVL năm thứ  2 và năm   thứ 3 trường ĐHSP Thái Nguyên đã học xong các học phần VLĐC,  đã và đang học về Lí luận DH VL. 4. Giả thuyết khoa học Nếu dựa trên cơ  sở  lí luận và thực tiễn về  việc phát triển  NLCVD   cùng  với  việc  phân tích  nội  dung  KT  cần  dạy  VLĐC   phần Cơ học, Nhiệt học thì đề xuất được biện pháp, quy trình bồi  dưỡng   NLCVD   nhằm   bồi   dưỡng   được   cho   SVSPVL   năng   lực  phân tích CVD bên ngoài.
  3. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Nghiên cứu cơ  sở  lí luận về  CVD, NLCVD, NL phân tích  CVD bên ngoài, bồi dưỡng NL phân tích CVD bên ngoài. ­ Tìm hiểu thực trạng NLCVD (gồm NLPTCVD bên ngoài và  NLCVD) của SVSPVL năm thứ 3, năm thứ 4, đánh giá nhu cầu bồi  dưỡng NLCVD. ­ Đề xuất khung NLCVD và NL phân tích CVD bên ngoài. ­   Đề   xuất   biện   pháp,   quy   trình   bồi   dưỡng   NLPTCVD   bên  ngoài cho SVSPVL. ­ Nghiên cứu mối quan hệ gi ữa KT ph ần C ơ h ọc, Nhi ệt h ọc   ở  phổ  thông với KT phần Cơ học, Nhi ệt h ọc trong ch ương trình  đào tạo SVSPVL nh ằm lựa ch ọn m ột s ố KT VLĐC để  thiết kế  các   nhiệm   vụ   học   t ập   s ử   d ụng   trong   quá   trình   bồi   dưỡ ng   NLPTCVD bên ngoài cho SVSPVL. ­ Thiết kế nội dung bồi dưỡng NLPTCVD bên ngoài cho SVSPVL. ­ Thiết kế  và chuẩn hóa bộ  công cụ  đánh giá NLPTCVD bên   ngoài của SVSPVL. ­ Thực nghiệm sư  phạm kiểm chứng tính hiệu quả  của biện  pháp, quy trình bồi dưỡng NLPTCVD bên ngoài đề xuất. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ­ Phương pháp nghiên cứu lí luận ­ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, quan sát,  thực  nghiệm   sư   phạm   (không   đối   chứng),  Phương   pháp   chuyên   gia,  nghiên cứu sản phẩm hoạt động, nghiên cứu trường hợp. ­ Phương pháp thống kê toán học 7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN   Cụ  thể  hóa cơ  sở  lí luận của việc bồi dưỡng NL  phân tích  CVD cho SVSPVL;  Phân tích làm rõ thực trạng bồi dưỡng NL  phân tích CVD cho  SV trong quá trình ĐT ở một số trường SP hiện nay;  Đề  xuất được biện pháp, quy trình, thiết kế  được nội dung,  
  4. 4 xây dựng được tài liệu bồi dưỡng, tài liệu hướng dẫn tự  học dạng   mô đun bồi dưỡng NL phân tích CVD bên ngoài cho SVSPVL;  Xây dựng, chuẩn hóa được bộ công cụ đánh giá NL  phân tích  CVD bên ngoài cho SVSPVL;  Quy trình bồi dưỡng đã được thực nghiệm, phân tích có thể  làm tài liệu tham khảo cho GiV các trường SP có đào tạo SVSPVL. 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Gồm 4 chương, 52 bảng, 49 hình, 8 công trình nghiên cứu liên quan  đến luận án, 139 tài liệu tham khảo, 32 phụ lục.  Chương 1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Đào tạo theo năng lực thực hiện ĐT theo NLTH là một phương thức ĐT dựa chủ yếu vào những   tiêu chuẩn quy định cho một nghề (ĐT theo định hướng đầu ra) và ĐT  theo các tiêu chuẩn đó (CTĐT được xây dựng trên kết quả  phân tích   nghề).  1.1.2. Nghề sư phạm Nghề SP là lĩnh vực hoạt động lao động của người GV khi thực  hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục HS nhằm thực hiện mục tiêu Giáo  dục. 1.1.3. Khái niệm chuyển vị didactic Chuy ển   vị   didactic   (gọi   t ắt   là   chuyển   v ị)   là   công   việc   chuy ển  đổi những tri th ức bác học thành những tri th ức c ần   dạy thể  hi ện trong CT SGK, ti ếp đó chuyển đổ i từ  tri thức c ần   dạy thành tri th ức đượ c dạy trên lớp học.   1.1.4. Các “mắt xích” trong quá trình chuyển vị didactic    Tri thức bác học  là tri thức do các nhà KH khám phá ra,   được cộng đồng các nhà KH thừa nhận.   Tri thức cần dạy là tri 
  5. 5 thức được xác định trong CT môn học, giáo trình, SGK,…Thể  chế  thực hiện sự  chuyển vị  từ tri thức bác học cần dạy thành tri thức   được dạy được gọi là “Noosphère”. Sự  chuyển vị  này căn cứ  vào  thực hành XH quy chiếu (gồm các điều kiện nhà trường, văn hóa ở  các vùng miền, đặc điểm người học, …).   Tri thức được dạy là  tri thức được GiV/GV thể hiện trên lớp.  Tri thức học được là tri  thức được lĩnh hội bởi chính người học và khác nhau ở mỗi người   học. 1.1.5. Các giai đoạn trong quá trình chuyển vị didactic  ­ Chuyển vị bên ngoài là giai đoạn chuyển vị đi từ tri thức bác  học đến tri thức cần dạy.  ­ Chuyển vị  bên trong là giai đoạn chuyển vị  từ  tri thức cần   dạy đến tri thức được dạy trên lớp. Ngoài ra, còn có thêm giai đoạn   từ tri thức được dạy đến tri thức học được. Trong QTCV luôn có sự  đối chiếu giữa CVD bên trong và CVD bên ngoài.  Ngoài ra, khi muốn nhấn mạnh những hiểu biết có tính hệ thống   luận án sử  dụng thuật ngữ  “tri thức”, còn khi nói tới các hiểu biết   không mang tính hệ thống luận án sử dụng “kiến thức”. Một số khái   niệm khác sử dụng trong luận án luận án (như: Tri thức, kiến thức, thể   chế, thực hành xã hội quy chiếu,...) được trình bày chi tiết ở phụ lục 31   của luận án.  1.2. Nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghề cho sinh   viên sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện ­ Trên thế giới: Việc bồi dưỡng NL nghề cho SVSP theo tiếp   cận NL cho thấy việc xây dựng được hệ thống khung NL của GV   trong   ĐT   theo   NLTH   là   điều   quan   trọng.   CTĐT   giáo   viên   theo  NLTH cần phải đảm bảo được cho GV những NL ban đầu.  ­ Ở Việt Nam: Việc bồi dưỡng NL nghề cho SVSP theo hướng   tiếp cận NLTH trong các trường SP lớn đã và đang được triển khai  mạnh mẽ; Quy trình bồi dưỡng, phát triển KN nghề cho SVSPVL đã 
  6. 6 chú ý tới tính “cá nhân hóa” trong hình thành một KN. Phương thức  bồi dưỡng đã chú ý tới ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ hoạt  động tự học. Tuy nhiên, bồi dưỡng NL nghề cho SVSP theo tiếp cận   NLTH còn hạn chế  mới đáp  ứng được một phần những thách thức  mà thực tiễn đổi mới GD phổ thông đặt ra; chưa có nghiên cứu về bồi   dưỡng để hỗ trợ SVSP thực hiện phát triển CT nhà trường được công   bố. 1.3. Nghiên cứu về chuyển vị didactic ­ Trên thế  giới: Những nghiên cứu của Chevallard đã khẳng  định rằng: Chuyển vị  didactic là công việc chuyển đổi những tri   thức  bác học  thành những  tri thức  cần dạy  và chuyển đổi từ  tri   thức cần dạy thành tri thức được dạy trên lớp học; QTCV gồm hai  giai đoạn: chuyển vị bên ngoài và chuyển vị  bên trong; Các thành  viên tham gia QTCV: chuyên gia thuộc lĩnh vực môn học, GV, nhà  thiết kế CT,...; Sản phẩm cuối cùng của QTCV khác nhiều so với  những  tri thức/KT KH  ban đầu; KT của thể  chế  này muốn  “tồn  tại” trong một thể chế khác thì KT đó phải được chuyển hóa, phân  chia  và  cấu trúc lại.  Cho đến nay,  lí thuyết CVD  không chỉ  phát  triển trong cộng đồng nói tiếng Pháp  mà  lan truyền rộng rãi sang  cộng   đồng   nói   tiếng   Tây   Ban   Nha,   tiếng   Anh  và  các   lĩnh   vực  nghiên cứu khác nhau.  ­  Ở  Việt Nam:  Nghiên cứu  về  CVD  tập trung nhiều vào sự  vận dụng lí thuyết CVD  để  phân tích sự  CVD bên ngoài của tri  thức bác học (thể  hiện trong giáo trình đại học) thành tri thức thể  hiện trong SGK.  Kết quả  phân tích sự  chuyển vị  KT Toán trong   lịch sử, trong SGK dựa trên lí thuyết CVD cho thấy tầm quan trọng  của việc hiểu biết lí thuyết này đối với GV trước tiên là GV Toán  
  7. 7 nhưng chưa quan tâm đến việc vận dụng lí thuyết trong việc làm  CVD. 1.4. Nghiên cứu về năng lực chuyển vị didactic ­  Trên thế  giới  cũng chưa định nghĩa một cách đầy đủ  về  NLCVD. Tuy nhiên một số  tác giả  cũng đã xác định vai trò của   NLCVD trong hệ  thống NL của người GV; Đã quan tâm đến bồi  dưỡng NLCVD bên ngoài và bên trong. Còn  ở Việt Nam, NLCVD  được  coi là NL then chốt của GV và là chỉ  số  cơ  bản để  ĐTGV  trong giai đoạn mới nhưng chưa có định nghĩa đầy đủ, chi tiết về  NLCVD. Nghiên cứu về NLCVD bên trong của SV được quan tâm  nhiều hơn (các luận văn/luận án về  bồi dưỡng NLDH cho GV,   SVSP),   NLPTCVD bên ngoài có rất ít nghiên cứu thực hiện bài   bản.  Từ   những   kết   quả   nghiên   cứu   tổng   quan   ở   trên,   Câu   hỏi  nghiên cứu được đặt ra là: ­ Xác định nội hàm và cấu trúc NLCVD   của GV/SVSP như  thế  nào?­ Thiết kế  nhiệm vụ  học tập như  thế   nào   để   có   thể  bồi   dưỡng   được   NLPTCVD   bên   ngoài   cho   SVSPVL  dựa  trên  những  hiểu biết   về  CVD,   NLPTCVD;   dựa   trên sự  phân tích KT Vật lý đại cương cần dạy phần Cơ  học,   Nhiệt học và phát huy được đặc điểm học tập của SV  ở  bậc   đại học (tự học, học tập thông qua trải nghiệm, làm việc nhóm) ?  Làm thế  nào để  đánh giá được sự  tiến bộ  NLPTCVD bên ngoài   của SVSPVL trong quá trình bồi dưỡng? Xây dựng quy trình bồi   dưỡng các NLTT của NLPTCVD như thế nào? Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
  8. 8 VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÂN TÍCH CHUYỂN VỊ  DIDACTIC BÊN NGOÀI CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM VẬT  LÝ 2.1.   Cơ   sở   lí   luận   của   việc   bồi   dưỡng   năng   lực   phân   tích  chuyển vị didactic bên ngoài cho sinh viên sư phạm Vật lý 2.1.1. Năng lực và các yếu tố ảnh hưởng đến sự  hình thành và   phát triển năng lực Trong luận án sử  dụng khái niệm: “Năng lực  là  khả  năng  thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả  các hành động, giải quyết   các nhiệm vụ, vấn đề  trong những tình huống thay đổi thuộc các   lĩnh vực nghề  nghiệp,  xã hội  hay cá nhân trên cơ  sở  hiểu biết,   KN, kĩ xảo và kinh nghiệm  cũng như  sự  sẵn sàng hành động   (thái độ). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển NL   gồm có: Yếu tố  di truyền, môi trường và tố  hoạt động cá nhân.   Trong đó hoạt động của cá nhân đóng vai trò quyết định trực tiếp. 2.1.2. Năng lực chuyển vị didactic 2.1.2.1. Khái niệm năng lực chuyển vị didactic NLCVD cũng có thể hiểu là khả năng chuyển đổi từ những tri   thức bác học (thể  hiện trong các sách, giáo trình (bậc đại học) và   các  nguồn   tài   liệu  khác)   thành  tri   thức  cần  dạy   thể   hiện  trong   chương  trình,   trong  SGK   và   chuyển  đổi   được   tri   thức   cần  dạy   thành tri thức được dạy trên lớp một cách hiệu quả  trong những   điều kiện quy định cụ  thể  về  CT môn học trên cơ  sở  kết hợp   những hiểu biết về  CVD, các yêu cầu của chuyển vị  với KN và  thái độ.  2.1.2.2. Cấu trúc năng lực chuyển vị didactic của SVSP Vật lý a. Năng lực chuyển vị didactic bên ngoài NLCVD   bên  ngoài  là  NL   gắn  với   khả   năng  chuyển  đổi   từ  
  9. 9 những tri thức bác học (thể hiện trong các sách, giáo trình (bậc đại   học) và các nguồn tài liệu khác) thành tri thức cần dạy thể hiện trong   chương trình, trong SGK phổ  thông.  Tuy nhiên, với GV hay SVSP  việc chuyển đổi từ tri thức bác học thành tri thức cần dạy không phải   là nhiệm vụ bắt buộc. Họ chỉ cần phân tích được sự chuyển đổi từ  những tri thức bác học (thể hiện trong các sách, giáo trình (bậc đại   học) và các nguồn tài liệu khác) thành tri thức cần dạy thể hiện trong   CT, trong SGK phổ thông. Nói cách khác, họ chỉ cần NLPTCVD bên  ngoài. Bảng 2.1. Cấu trúc NLPTCVD bên ngoài của SVSPVL. Năng lực chuyển vị didactic bên ngoài TT Kí  Năng lực Chỉ báo hành vi hiệu thành tố Chỉ   ra   được   mức   độ   KH   của   KT  ETC11 cùng loại ở trong giáo trình và SGK. Phân   tích   những  So sánh được cách trình bày KT, con  KT   thuộc   giai  ETC12 đường hình thành KT cùng loại trong  1 ETC1 đoạn   khác   nhau  giáo trình và SGK. của QTCV Giải   thích  được   mức   độ   giống   và  ETC13 khác   về   cách   hình   thành   KT   cùng  loại ở trong giáo trình và SGK. ETC2 Nhận   diện   được   loại   KT   trong   Phân   tích   mục  1 SGK; tiêu, đặc điểm nội  ETC2 Phân tích được mục tiêu nội dung  2 ETC2 dung   KT   trong  2 KT trong SGK; SGK. ETC2 Phân tích được đặc điểm nội dung  3 KT trong SGK. ETC3 Nhận   diện   được   con   đường   hình  1 thành KT trong SGK; Phân   tích   con  ETC3 Phân tích và lí giải được con đường  đường   hình  2 hình thành KT trong SGK; thành, lập sơ  đồ  ETC3 Lập được sơ  đồ  tiến trình KH xây  3 ETC3 của   tiến   trình  3 dựng và vận dụng KT; KH xây dựng và  ETC3 Diễn   giải   được   sơ   đồ   tiến   trình  vận dụng KT. 4 KH xây dựng và vận dụng KT; ETC3 Đánh giá được sơ  đồ tiến trình KH  5 xây dựng và vận dụng KT. 4 ETC4 Chỉ   ra   những  ETC4 Liệt   kê   và   mô   tả   được   các   ứng  
  10. 10 ứng   dụng   của  dụng của KT Vật lý trong kĩ thuật  1 KT trong kĩ thuật  và thực tiễn. và   trong   thực  ETC4 Tìm được KT Vật lý trong các lĩnh  tiễn. 2 vực môn học khác. Chỉ   ra   được   sự   chưa   hợp   lí   của  ETC5 Cấu trúc lại nội  lôgic   và   cách   trình   bày   KT   trong  1 5 ETC5 dung   KT   trong  CT, SGK hiện hành (nếu có). SGK ETC5 Đề   xuất   được   một   cấu   trúc   nội  2 dung KT hợp lí, khác so với SGK. b. Năng lực chuyển vị didactic bên trong NLCVD bên trong là NL gắn với khả năng chuyển đổi được   tri thức cần dạy thành tri thức được dạy trên lớp một cách hiệu   quả  trong những điều kiện quy định cụ  thể  về  CT môn học, các   yêu cầu của chuyển vị  phù hợp với đối tượng người học và điều   kiện cụ thể của nhà trường.  Bảng 2.2. Cấu trúc của NLCVD bên trong của SVSPVL. Năng lực chuyển vị didactic bên trong TT Kí  Năng lực  Chỉ báo hành vi hiệu thành tố Xác định  Xác lập  được mục tiêu ở  một chủ  đề/mô   ITC11 mục tiêu phát  đun KT nào đó theo các cấp độ nhận thức;  triển NL phù  Xác định được những KN cần  đạt được   1 ITC1 ITC12 hợp với đối  thông qua bài học; tượng người  Xác định được những thái độ cần có trong  ITC13 học. bài học. ITC21 Liệt kê các KT liên quan đến mục tiêu; Đ ơ n gi ản hóa và rút g ọ n đượ c n ộ i dung   Huy động  ITC22 DH   theo   chi ều   r ộng   (ph ạm   vi   c ủa   đố i  những KT  2 ITC2 t ượ ng ti ếp thu); đảm bảo  Đơn giản hóa và rút gọn được nội dung DH  mục tiêu DH. ITC23 theo chiều sâu (độ  khó của đối tượng tiếp  thu); 3 ITC3 Thiết kế kế  Xác   định   được   logic   hình   thành   các   nội  ITC31 hoạch bài  dung KT; học đáp ứng  Xác định được các tình huống học tập tương  ITC32 mục tiêu DH. ứng với logic hình thành nội dung KT; ITC33 Lựa chọn được hình thức tổ chức DH phù   hợp,   phương   pháp   DH   phù   hợp   với   nội  dung KT;
  11. 11 Lựa chọn được hình thức ôn tập, tổng kết,   ITC34 kiểm tra đánh giá phù hợp sau giờ học. Thực hiện các bước lên lớp theo kế hoạch   ITC41 đề ra; Thực hiện Linh hoạt trong cách tổ  chức hoạt động học  4 ITC4 kế hoạch ITC42 tập; bài học. Đánh giá được KT, KN, NL của HS ngay   ITC43 trên lớp. Đánh  giá  được  tính  khả  thi,  ưu  điểm và  Đánh giá ITC51 hạn chế của kế hoạch bài học. 5 ITC5  kế hoạch  Điều chỉnh được kế  hoạch bài học khắc   bài học. ITC52 phục những hạn chế. 2.1.3. Chuỗi chuyển vị didactic trong quá trình ĐTGV Trong quá trình ĐTGV có hai chuỗi chuyển vị  với đối tượng  người học khác nhau. Chuỗi chuyển vị  thứ  nhất do GiV thực hiện,   chuỗi chuyển vị  thứ hai thường do SVSP thực hiện. SVSP là người   học trong chuỗi chuyển vị  thứ  nhất nhưng cũng đồng thời là người  thực hiện QTCV trong chuỗi chuyển vị thứ hai. Hai chuỗi chuyển vị  này cũng tương ứng với các giai đoạn đào tạo hiện nay ở các trường   SP đó là đào tạo tri thức chuyên môn và tri thức nghiệp vụ (KT, KN   về KH GD).  2.1.4. Đóng góp của năng lực chuyển vị  didactic vào việc hình   thành và phát triển năng lực nghề sư phạm 2.1.4.1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ở Việt Nam Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ở Việt Nam với 5 tiêu  chuẩn và 15 tiêu chí là một trong những căn cứ để các trườ ng SP   xây dựng chuẩn đầu ra CTĐT. 2.1.4.2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo sư phạm Vật lý Qua các tuyên bố  chuẩn đầu ra của một số trường SP và đối  chiếu với lí luận về  NLCVD mà chúng tôi xây dựng thì NLCVD  bên trong được thể  hiện rất rõ, nhưng NLCVD bên ngoài không  thấy (bởi NLCVD không yêu cầu thực hiện trong CTĐT giáo viên). 
  12. 12 NLPTCVD với một số thành tố được thực hiện trong khi học học   phần Phân tích CT Vật lý phổ  thông nhưng không được viết trong   chuẩn đầu ra vì đó chỉ  là một trong nhiều nội dung của học phần   này. 2.1.4.3. M ối quan h ệ gi ữa NLCVD v ới phát triển k ế  ho ạch GD   nhà tr ườ ng NL phát triển CT giáo dục nhà trường của GV liên quan chặt  chẽ  với NLCVD bên ngoài. Do vậy,  bồi dưỡng NLCVD cho SV   cũng chính là trang bị cho người GV tương lai NL phát triển CT   nhà trường. Việc bồi dưỡng NLCVD cho SV sẽ giúp cho họ  làm   tốt các công việc khi thực hiện phát triển CT nhà trường như:   Rà  soát nội dung CT, SGK hiện hành; Cấu trúc, sắp xếp lại nội dung  dạy học,... 2.1.5. Vai trò của bồi dưỡng trong sự  hình thành và phát triển   năng lực phân tích chuyển vị didactic bên ngoài Hoạt động ĐT, bồi dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc   phát triển NLPTCVD cho SV. SV cần nhận thức rõ tầm quan trọng  của   hoạt   động   CVD   trong   quá   trình   ĐTGV,   có   những   KT   về  QTCV, hiểu được vai trò và các công việc cần làm của người GV  khi   thực   hiện   chuyển   vị.   Cơ   sở   ĐT   cần   quan   tâm   phát   triển  NLPTCVD cho SVSP bằng cách tổ  chức bồi dưỡng tại chỗ  cho  SV.  2.1.6. Khái niệm bồi dưỡng năng lực chuyển vị didactic Bồi dưỡng NLCVD là quá trình trang bị  thêm những KT, KN   về  CVD, NLCVD nhằm nâng cao hoàn thiện NLCVD của SVSP.   Việc hoàn thiện đi từ  từ  yếu, kém đến khá, tốt, từ  chưa  đạt   chuẩn đến đạt chuẩn. Bồi dưỡng trên cơ sở từ cái đã có, nghiên   cứu  tìm ra  cách  bồi dưỡng  trên cơ  sở  cái đã có  và cách học tập  
  13. 13 của SV.  Cái đã có đối với SVSPVL  ở  đây là những kiến thức về  VLĐC (Cơ  học, Nhiệt học và vật lí phân tử, Điện và từ, Quang   học,…), lí luận DH vật lý. 2.1.7. Đặc điểm học tập của sinh viên ở bậc đại học Việc học và dạy  ở  đại học nhấn mạnh đến sự  tự  giác và tự  chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân, vì vậy, cách  học  ở  đại học luôn xoay quanh vấn đề: làm sao để  tự  nỗ  lực mà  đạt kết quả học tập cao nhất. Thầy cô ở  bậc đại học đóng vai trò   là   người   hướng   dẫn,   giải   đáp   thắc   mắc,   người   đi   trước   trong  ngành nghề truyền đạt lại KT, kinh nghiệm cho người đi sau.  2.1.8. Nguyên tắc đề xuất biện pháp bồi dưỡng NLPTCVD Các nguyên tắc gồm: Đảm bảo sự  trải nghiệm; đảm bảo sự  tự học; đảm bảo sự chia sẻ. 2.1.9. Đường phát triển các NLTT của NLPTCVD bên ngoài Căn   cứ   vào   cấu   trúc   NLPTCVD   bên   ngoài   của   SVSPVL,   nghiên cứu đề xuất các mức độ phát triển NLTT và mô hình đường  phát triển các NLTT của NLPTCVD bên ngoài như sau: Bảng 2.4. Các mức độ phát triển NLTT của NLPTCVD bên ngoài Điểm  Mức Mô tả quy  chuẩn Thực hiện đầy đủ  các yêu cầu ở các chỉ  báo hành vi  5 của NLTT trong những tình huống tương tự  và tình  42 ­ 50 huống mới, vận dụng rất tốt quy trình hướng dẫn. Thực hiện đầy đủ  các yêu cầu ở các chỉ  báo hành vi  4 của của NLTT  trong những tình huống quen thuộc,  34 ­ 41 vận dụng tốt quy trình hướng dẫn.  Thực hiện được tương đối đầy đủ yêu cầu ở các chỉ  báo hành vi của NLTT trong những tình huống quen  3 26 ­ 33 thuộc, còn sai sót, hoặc thiếu, vận dụng khá tốt quy  trình hướng dẫn.
  14. 14 Điểm  Mức Mô tả quy  chuẩn Thực hiện  được một phần yêu cầu  ở  các chỉ  báo   2 hành vi của NLTT  ở  một số  tình huống cho trước,  18 ­25 vận dụng chưa tốt quy trình hướng dẫn. Thực hiện được rất ít các yêu cầu chỉ  báo của các   1 NLTT ở tình huống cho trước, không vận dụng được  1 ­ 17 quy trình.  Đường phát triển một thành tố NL nào đó của NLPTCVD bên  ngoài có thể biểu diễn như hình 2.6. Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Mức độ 5 0 18 26 34 42 50 Hình 2.6. Mô tả sự phát triển NLTT của NLPTCVD bên ngoài 2.2. Cơ  sở  thực tiễn của việc bồi dưỡng năng lực phân tích   chuyển vị didactic bên ngoài cho sinh viên sư phạm Vật lý  Mục đích khảo sát: Thu thập thông tin về ĐT nghiệp vụ cho   SVSPVL, về  NLPTCVD hiện nay của SVSPVL  ở  một số  cơ  sở  ĐTGV; Đánh giá sự  quan tâm của các cơ  sở  ĐTGV đến việc bồi  dưỡng NLPTCVD cho SV; Phân tích thuận lợi, khó khăn của việc   bồi dưỡng NLPTCVD trong dạy học VLĐC; Tìm hiểu công cụ đánh  giá  các NLTT,   hoạt  động và  nhu cầu bồi  dưỡng các  NLTT  của  NLPTCVD trong quá trình ĐT; Thực trạng dạy các môn VLĐC theo  hướng gắn với bồi dưỡng KN nghề cho SVSPVL; Cách học của SV  để  làm cơ  sở cho đề  xuất biện pháp và tổ  chức các hoạt động bồi  dưỡng.  Thời gian khảo sát: 8/2016 ­ 2/2017.
  15. 15   Đối   tượng   khảo   sát:  Khung   CTĐT   ngành   SPVL,   CT,   đề  cương   môn   Cơ   học,   Nhiệt   học   và   VL   phân   tử,   Điện   và   từ,   ...;   SVSPVL năm thứ  2, thứ  3, thứ  4, GV dạy Vật lý; GiV dạy PPDH   Vật lý, VLĐC. Từ  các kết quả  thu được về  thực trạng thấy được hạn   chế  trong NLCVD của SV và vấn đề  bồi dưỡng NLCVD cho  SV là:  GiV, GV, SV chưa có nhiều hiểu biết về CVD, nhưng đều ý   thức được tầm quan trọng của NLCVD trong ĐTGV;    Chưa cụ  thể hóa được các hợp phần của NLCVD, NLTT của các hợp phần,  các biểu hiện hành vi của các NLTT. SV chưa thực sự  tham gia   nhiều vào quá trình tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau;  Bồi dưỡng  NLPTCVD bên ngoài được tiến hành thường xuyên nhưng chủ yếu  tập trung  ở thành tố  ETC4, chưa có quy trình bồi dưỡng cho từng  NLTT;  SV ý thức được tầm quan trọng của KT chuyên môn nền   tảng nhưng khả năng phân tích tìm ra mối liên hệ  giữa những KT   đó với KT sẽ dạy ở phổ thông còn rất hạn chế. SV đều có nhu cầu   bồi dưỡng NLPTCVD bên ngoài và NLCVD bên trong;  SV chưa  phát huy tối đa tự học bằng việc sử dụng các tài liệu hướng dẫn tự  học theo mô đun, học tập trải nghiệm và chia sẻ kết quả học tập  trong nhóm và giữa các nhóm. 2.3.   Biện   pháp   bồi   dưỡng   năng   lực   phân   tích   chuyển   vị  didactic cho sinh viên sư phạm Vật lý ­ Xây dựng và sử  dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô   đun ­ Bồi dưỡng thông qua các hoạt động trải nghiệm của người  học
  16. 16 ­ Tăng cường sự tương tác nhóm và hiệu quả trong hoạt động   nhóm bằng cách sử dụng kĩ thuật “vết dầu loang”. Chương 3 THIẾT KẾ QUY TRÌNH, NỘI DUNG BỒI DƯỠNG VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHUYỂN VỊ  DIDACTIC BÊN NGOÀI CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM VẬT  LÝ 3.1.   Quy   trình   chung   của   hoạt   động   bồi   dưỡng   năng   lực   chuyển vị didactic cho sinh viên sư phạm Vật lý Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ  tập trung vào bồi dưỡng   NLPTCVD bên ngoài do đó từ  quy trình chung có thể  rút gọn về  quy trình bồi dưỡng NLPTCVD bên ngoài cho SVSPVL, gồm 4 giai  đoạn: Xác định mục tiêu bồi dưỡng, Thiết kế nội dung bồi dưỡng,  tổ chức bồi dưỡng và đánh giá hiệu quả bồi dưỡng.  3.2. Quy trình bồi dưỡng các năng lực thành tố  của năng lực  phân tích chuyển vị didactic bên ngoài  Quy trình bồi dưỡng các NLTT của NLPTCVD bên ngoài gồm   4 quy trình gắn với bồi dưỡng thành tố ETC1, ETC2, ETC3, ETC4. 3.3. Thiết kế nội dung bồi dưỡng năng lực phân tích chuyển vị  didactic bên ngoài cho sinh viên sư phạm Vật lý 3.3.1.  Vai   trò   các   môn   VLĐC   trong   việc   bồi   dưỡng  năng   lực   phân tích chuyển vị  didactic bên ngoài cho sinh viên sư  phạm   Vật lý Các môn VLĐC có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành  KT chuyên môn cho SVSPVL đồng thời có nhiều ưu thế trong việc   bồi   dưỡng   NLPTCVD   bên   ngoài   cho   SV.  Tuy   nhiên,   việc   bồi  dưỡng NLPTCVD bên ngoài trong dạy học VLĐC cũng có những  khó khăn nhất định. Nếu đưa ra những nhiệm vụ cao quá mà không  
  17. 17 có những hướng dẫn cụ  thể  thì khó có thể  hình thành cho SV kĩ  năng.  3.3.2. Xây dựng tài liệu bồi dưỡng kiến thức về NLCVD Để mang lại hiệu quả cho quá trình bồi dưỡng, nghiên cứu đã  xây dựng được bộ  tài liệu bồi dưỡng NLCVD cho SVSPVL gồm   KT về CVD và NLCVD. Trong tài liệu bồi dưỡng được chia thành  3 nội dung: Nội dung 1: Chuyển vị didactic; Nội dung 2: Chuyển vị  didactic trong DH Vật lý; Nội dung 3: Năng lực chuyển vị didactic  của SVSPVL ((Phụ lục 15). 3.3.3. Xây dựng các mô đun hướng dẫn tự  học trong quá trình   bồi dưỡng năng lực phân tích chuyển vị didactic bên ngoài Mô đun hướng dẫn tự học “KT về CVD và NLCVD”; Tiểu mô   đun 2.1. Phân tích KT thuộc giai đoạn khác nhau trong QTCV; Tiểu  mô đun 2.2. Phân tích mục tiêu, đặc điểm nội dung KT trong SGK ;   Tiểu mô đun 2.3. Phân tích con đường hình thành, lập sơ đồ của tiến   trình KH xây dựng và vận dụng KT; Tiểu mô đun 2.4. Phân tích ứng  dụng KT VL trong đời sống và kĩ thuật; Tiểu mô đun 2.5. Cấu trúc lại   CT SGK.  3.3.4. Website hỗ trợ hoạt động tự học Website hỗ  trợ  hoạt động tự  học trong quá trình bồi dưỡng  NLPTCVD có tên miền là www.chuyenvididactic.com. 3.4. Thiết kế  tiến trình dạy học bồi dưỡng NLPTCVD bên  ngoài cho SV sư phạm Vật lý Tiến trình DH được thiết kế gồm có tiến trình DH bồi dưỡng   KT về CVD và NLCVD; bồi dưỡng các NL thành tố ETC1, ETC2,  ETC3, ETC4, ETC5 của NLPTCVD bên ngoài. 3.5. Đánh giá năng lực chuyển vị didactic 3.5.1. Đánh giá theo năng lực Đánh giá NL là đánh giá KT, KN, thái độ  của người học   trong một bối cảnh có ý nghĩa. Bối cảnh có ý nghĩa ở đây chính là 
  18. 18 những nhiệm vụ  học tập mà GiV giao cho SV khi tham gia bồi   dưỡng.  3.5.2. Đánh giá năng lực phân tích chuyển vị didactic bên ngoài 3.5.2.1. Mục tiêu đánh giá: Đánh giá KT của SVSPVL về CVD, thái  độ  của SVSPVL đối với việc học tập, bồi dưỡng NLPTCVD bên  ngoài; đánh giá KN phân tích CVD bên ngoài của SVSPVL thông qua  đánh giá sự  tiến bộ, mức độ  đạt được các chỉ  báo hành vi của các   NLTT.  3.5.2.2. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá NLPTCVD bên ngoài   Tiêu chuẩn 1: KT về CVD và NLCVD;  Tiêu chuẩn 2: KN  phân tích CVD bên ngoài;  Tiêu chuẩn 3: Thái độ, hành vi đối với  việc học tập, bồi dưỡng NLPTCVD bên ngoài. 3.5.2.3. Công cụ đánh giá NLPTCVD bên ngoài a. Quy trình xây dựng công cụ đánh giá NLPTCVD bên ngoài Bước 1: Xác định đối tượng, thời điểm, mục tiêu đánh giá;  Bước 2: Xác định các tiêu chí, mức độ  cần đánh giá cho tiêu  chí;  Bước 3: Hoàn thiện các tiêu chí và mức độ đánh giá phù hợp;  Bước 4:  Thiết kế bộ công cụ đánh giá;  Bước 5: Thử nghiệm và hoàn thiện. b. Công cụ  đánh giá KT về  CVD, NLCVD và NLPTCVD bên   ngoài Công   cụ   đánh  giá   là   bài   kiểm   tra,   hình  thức   trắc   nghiệm   khách quan (70% ­ 14 câu) kết hợp với tự luận (30% ­ 2 câu). c. Công cụ đánh giá các năng lực thành tố của NLPTCVD bên ngoài Công cụ đánh giá gồm: Phiếu học tập (trong các tiểu mô đun  bồi dưỡng), bài tập về nhà, bài tiểu luận.
  19. 19 d. Công cụ  đánh giá thái độ, hành vi của SV trong quá trình   bồi dưỡng NLPTCVD bên ngoài Thái  độ,  hành vi  không  quan  sát  được   được   đánh giá  qua  bảng hỏi thái độ; thái độ, hành vi quan sát được được đánh giá qua  bảng kiểm quan sát. Bảng 3.4. Cách thức chuẩn hóa công cụ đo Công cụ đo Xử lí kết quả đo Phép kiểm định ­ Tính mean, mode, median của điểm; ­ Thống kê mô tả. Bài kiểm tra ­ So sánh kết quả 3 GiV cùng chấm. ­ ANOVA một chiều. B ả ng   h ỏ i  ­ Tính Hệ số Cronbach’s Alpha.  ­ Thống kê độ tin cậy. thái độ ­ Chia đôi chẵn lẻ. Bảng   kiểm  ­ Tính hệ số Cronbach’s Alpha.  ­ Thống kê độ tin cậy; quan   sát   thái  ­   Xác   định   hệ   số   tương   quan   giữa   ­   Hệ   số   tương   quan  độ, hành vi biến thái độ, và biến hành vi. pearson. 3.5.2.4. Sử dụng công cụ đánh giá NLPTCVD bên ngoài Dựa trên tiêu chuẩn đánh giá, các công cụ  đo đã xây dựng, chi  tiết cách sử dụng công cụ đo và cách xử lí số liệu thu được trong bồi  dưỡng NLCVD bên ngoài được trình bày trong bảng 3.5. 3.5.2.5. Xác nhận năng lực phân tích chuyển vị didactic bên ngoài Cách 1: Mức độ tiến bộ, mức độ đạt được của SVSPVL ứng  với từng thành tố  của NLPTCVD bên ngoài được xác nhận thông  qua sơ đồ mức độ đạt được các NLTT đối với từng SV và bảng so   sánh kết quả đạt được về điểm số ứng với các NLTT. Cách 2: Xác  nhận   tổng   thể   NLPTCVD   bên  ngoài   của  SV   dựa   vào   điểm   của  NLPTCVD bên ngoài bằng cách lấy TB  điểm của các NLTT; phân  tích mối tương quan giữa các thành tố  KT, KN và thái độ   ứng với  từng SV.
  20. 20 Chương 4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm sư phạm ­ TNSP được thực hiện nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học   của nghiên cứu. Đối tượng TNSP và thời gian TN được nêu  ở  bảng 4.1. Bảng 4.1. Đối tượng và thời gian thực nghiệm TNSP Đối tượng TN Thời gian TN 15 SVSPVL năm thứ 2 khóa 50 trường ĐHSP  13/3/2017 đến  Vòng 1 Thái Nguyên (nhóm TN1) 28/5/2017 21 SVSPVL năm thứ 3 khóa 50 trường ĐHSP  05/9/2017 đến  Vòng 2 Thái Nguyên (nhóm TN2 và TN3). 30/12/2017 ­ Kế hoạch TN: tổng thời gian là 10 buổi, mỗi buổi là 2 tiếng.   Mục đích, cách thức thu thập số liệu được trình bày ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Mô tả chi tiết mục đích và cách thu thập số liệu TN Giai  Mục đích Cách thức tiến hành Loại số liệu đoạn Đánh   giá   những  SV tự đánh giá các NLTT  ­ Điểm tự  đánh giá  hiểu   biết   ban   đầu  của   NLCVD   bên   ngoài  các   NLTT   của  của   SV   về   CVD,  thông qua bảng hỏi.  NLCVD bên ngoài. QTCV và NLCVD;  GiV   phỏng  vấn   sự   hiểu  SV tự đánh giá bản  biết của SV về  CVD và  Câu trả lời. Trước  thân về NLCVD và  NLCVD. TN. đánh   giá   của   GiV  GiV   thu   và   chấm   điểm  về   NLCVD   của  sản phẩm phiếu học tập  Điểm bài 1 SV;   GiV   đánh   giá  lần đầu của SV;  về   tình   hình   học  GiV thu thập kết quả học   ­   Điểm   Cơ   học,  tập   một   số   môn  tập   môn   Cơ   học,   Nhiệt   Nhiệt học dạng số  VLĐC của SV. học. và dạng chữ. Trong  ­   Thu   thập   các  ­ Quan sát,  ghi  chép  vào  Điểm   bài   2,   bài  3,  và sau  minh   chứng   liên  sổ  theo dõi TN; ghi hình  bài 4, bài 5 quá  quan   đến   hoạt  các buổi TN làm tư  liệu  trình  động bồi dưỡng; cho nghiên cứu. TN ­   đánh   giá   sự   tiến  ­ Phát phiếu học tập, thu  bộ   của   các   NLTT  và chấm điểm sản phẩm 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2