Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất - thống kê ở trường trung học nước CHDCND Lào theo hướng kết nối với thực tiễn
lượt xem 7
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Dạy học xác suất - thống kê ở trường trung học nước CHDCND Lào theo hướng kết nối với thực tiễn" được nghiên cứu với mục đích đề xuất được một số biện pháp dạy học xác suất - thống kê ở trường trung học Lào theo hướng kết nối với thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học xác suất - thống kê ở các trường trung học Lào.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất - thống kê ở trường trung học nước CHDCND Lào theo hướng kết nối với thực tiễn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI THONGCHANH VONGLATHSAMY DẠY HỌC XÁC SUẤT-THỐNG KÊ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC NƯỚC CHDCND LÀO THEO HƯỚNG KẾT NỐI VỚI THỰC TIỄN Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán Mã số: 9140111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội-2022
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. BÙI VĂN NGHỊ 2. TS. NGUYỄN VĂN DŨNG Phản biện 1: PGS.TS. Trần Kiều – Viện KHGD Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Triệu Sơn – Trường Đại học Tây Bắc Phản biện 3: PGS.TS. Ngô Hoàng Long – Trường ĐHSP Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi.....giờ ..... ngày ..... tháng .....năm 2022 Có thể tìm đọc luạn án tại: Thư viện Trường ĐHSP Hà Nội, Thư viện Quốc Gia Việt Nam
- CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Thongchanh Vonglathsamy và Nguyễn Văn Đại (2021), Thực trạng dạy học phần “Xác suất - Thống kê” ở các trường trung học phổ thông nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào theo hướng tăng cường vận dụng vào thực tiễn, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 4/2021, tr 332-336. 2. Thongchanh Vonglathsamy (2021), Dạy học xác suất, thống kê ở trường trung học nước Lào theo hướng tăng cường kết nối với thực tiễn, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 10/2021, tr 225-228. 3. Thongchanh Vonglathsamy (2021), Biện pháp dạy học xác suất, thống kê trong trường trung học ở Lào theo hướng tăng cường kết nối với thực tiễn, Tạp chí Giáo dục, Số 514 (Kì 2 - 11/2021), tr 60-64.
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Nhu cầu đổi mới giáo dục ở nước CHDCND Lào. 1.2 Mối quan hệ giữa xác xuất thống kê và thực tiễn. 1.3 Nhu cầu và sự cần thiết dạy học (DH) Xác suất - Thống kê (XSTK) theo hướng kết nối với thực tiễn (KNVTT). 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất được một số biện pháp DH XSTK ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT, góp phần nâng cao chất lượng DH XSTK ở các trường trung học Lào. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu luận án là trả lời các câu hỏi khoa học sau đây: • Cơ sở lí luận của việc dạy học XSTK ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT là gì? • Thực tiễn dạy học XSTK ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT hiện nay như thế nào? • Những biện pháp dạy học XSTK ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT là gì? • Những biện pháp dạy học XSTK ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT có tính khả thi và hiệu quả hay không? 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung là XSTK ở trường Trung học nước CHDCND Lào. 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quá trình DH XSTK ở trường trung học Lào (từ lớp 6 đến lớp 12 Lào) theo hướng KNVTT. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp DH môn XSTK ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT. 6. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ dạy học XSTK ở trường trung học nước CHDCND Lào, nếu tăng cường các vấn đề thực tế để gợi động cơ, luyện tập trong quá 1
- trình DH XSTK, tăng cường cho học sinh trải nghiệm qua các hoạt động thực tiễn theo các biện pháp đề xuất trong luận án, học sinh chẳng những hứng thú và có kết quả cao hơn trong học tập XSTK, mà còn tăng cường khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng về XSTK vào thực tiễn cho học sinh. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 7.2. Phương pháp quan sát, điều tra 7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 8. Luận điểm khoa học sẽ đưa ra bảo vệ • DH XSTK ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT là cần thiết, có cơ sở lý luận và thực tiễn. • Các biện pháp đề xuất trong luận án góp phần nâng cao hiệu quả DH XSTK ở các trường trung học Lào. 9. Những đóng góp của luận án 9.1. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học XSTK ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT. 9.2. Đề xuất được một số biện pháp dạy học XSTK ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT. 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2. Một số biện pháp dạy học Xác suất – Thống kê ở trường trung học Lào theo hướng kết nối với thực tiễn Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. 2
- Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến dạy học Xác suất - Thống kê theo hướng kết nối với thực tiễn 1.1.1 Những nghiên cứu về vấn đề dạy học môn Toán kết nối với thực tiễn 1.1.1.1 Trên thế giới Dạy học môn Toán KNVTT là vấn đề đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục trên thế giới quan tâm. Tại Hà Lan, từ những năm 70 của thế kỷ XX, đã phát triển chương trình “Giáo dục Toán học thực” (Realistic Mathematics Education – viết tắt là RME). Họ quan niệm rằng trong giáo dục toán học HS cần được hoạt động trải nghiệm để “tái phát minh” những tri thức toán học cho bản thân hoặc để Toán học hóa những vấn đề thực tiễn trong giờ học. Sau đó chương trình RME được lan rộng sang một số nước trên thế giới, trong đó có Anh và Mỹ (Romberg, 2001). Theo chương trình này, GV được phát triển nội dung bài học theo hướng tăng cường vận dụng Toán học vào thực tế có thực trong đời sống. Một trong những luận án Tiến sĩ theo hướng này là luận án của Nguyễn Thanh Thủy (2005) tại trường đại học Amsterdam Hà Lan. Tác giả đã nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên sư phạm Toán ở Việt Nam áp dụng khung lí thuyết RME vào bối cảnh của Việt Nam. Cũng tại Hà Lan, Luận án Tiến sĩ của Reidar Mosvold (2005) “Toán học trong cuộc sống hàng ngày - một nghiên cứu về niềm tin và hành động” đã đề xuất những biện pháp kết nối toán học với thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Tại Mỹ, từ năm 1990, trường Đại học Arizona (Mĩ) đã triển khai chương trình giáo dục STEM, viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học), sau những giờ học ở Trường (After - School), để HS được thảo luận và giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan tới nhà trường và địa phương. Theo Zemelman, Daniels, và Hyde (1998): “Mục tiêu của GV toán là giúp đỡ HS phát triển năng lực toán học, giúp HS cảm nhận được rằng toán học là hữu ích và có ý nghĩa, giúp họ tin rằng họ có thể hiểu được và áp dụng được toán học vào thực tiễn”. Battista M. T. (2001) cho rằng “Ngày nay, mục tiêu dạy học môn Toán đang luôn thay đổi. Các GV ngày nay cần phải giúp đỡ HS phát triển các kỹ năng mà họ sẽ 3
- sử dụng hàng ngày để giải quyết vấn đề toán học và không phải toán học. Trong đó bao gồm khả năng giải thích các ý tưởng, khả năng sử dụng các nguồn lực để tìm kiếm thông tin cần thiết, để làm việc với những người khác về một vấn đề, và tổng quát hóa trong các tình huống khác nhau, cũng như những khả năng do máy tính điện tử và các chương trình máy tính mang lại.” Yarhands Dissou Arthur (2018), trong công trình “Kết nối Toán học với các vấn đề thực tế trong cuộc sống” (Connecting Mathematics to Real Life Problems) đã khuyến nghị rằng: Giáo viên được khuyến khích KNVTT giữa toán học với các vấn đề thực tế trong cuộc sống và môi trường sống cũng như các lĩnh vực khác. Stoehr K. (2015) đã có một nghiên cứu cung cấp một cái nhìn sơ lược về “hiểu biết và thực hành của một giáo viên về liên hệ giữa toán học và thế giới thực”. Marja Van den Heuvel-Panhuizen and Paul Drijvers [82] đã đưa ra “một số nguyên tắc giảng dạy cốt lõi của giáo dục toán học thực” trong đó có nguyên tắc thực tế: Giải quyết các vấn đề “có thực trong cuộc sống” như là cái đích của giáo dục toán học; giáo dục toán học nên bắt đầu từ các tình huống gợi vấn đề có ý nghĩa đối với học sinh, tạo cơ hội cho các em gắn ý nghĩa và các cấu trúc toán học với đời sống. Mesture Kayhan Altay, Betül Yalvaç, Emel Yeltekin (2017) đã nghiên cứu về "kỹ năng kết nối Toán học với cuộc sống thực của học sinh" và cho thấy ý nghĩa của các khái niệm toán học và việc sử dụng chúng trong đời sống thực nên được nhấn mạnh và thảo luận không nên chỉ tập trung vào các phép tính, hình dạng và con số. Theo Bomar, Michael (2009): Làm cho toán học hữu ích cho học sinh trong thế giới thực nên là trọng tâm chính của tất cả các giáo viên toán. Tuy nhiên, không có ai và không có cách nào dễ dàng để làm được điều này. Đặc biệt cần phải kể đến Chương trình đánh giá HS quốc tế (Programme for International Student Assessment, viết tắt là PISA) và Kì thi mô hình toán học hóa (High School Mathematical Contest in Modeling, viết tắt là HiMCM) tại Hoa Kì” trong những năm gần đây cũng theo hướng KNVTT. Tóm lại đã có không ít những công trình trên thế giới đề cao vai trò và ý nghĩa của việc DH Toán KNVTT. Điều này hoàn toàn có cơ sở lý luận và khoa học; bởi lẽ “toán học bắt nguồn từ thực tế và phục vụ thực tiễn của con người”. 4
- 1.1.1.2 Ở Việt Nam Những nghiên cứu liên quan đến DH Toán ở trường phổ thông KNVTT, trước hết phải kể đến những luận án tiến sĩ chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán. Có thể kể đến một số luận án của một số tác giả sau đây: Nguyễn Ngọc Anh (2000), Bùi Huy Ngọc (2003), Phan Anh (2012), Vũ Hữu Tuyên (2016), Nguyễn Thị Tân An (2014). Ngoài ra còn có một số luận án tiến sĩ nghiên cứu dạy học toán ở bậc cao đẳng, đại học với mục đích tăng cường kết nối với thực tiễn nghề nghiệp của các tác giả: Nguyễn Minh Giang (2016), Lê Bá Phương (2016, Phan Văn Lý, năm 2016, Hà Xuân Thành (2017), Phạm Nguyễn Hồng Ngự (2020)… Những nghiên cứu về dạy học Toán ở trường phổ thông gắn với thực tiễn còn thể hiện trong các giáo trình Giáo dục học, giáo trình về PPDH môn Toán hệ cử nhân hoặc sau đại học sử dụng trong trường Đại học Sư phạm. Đã có không ít những bài báo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành hoặc trong kỷ yếu hội nghị về Giáo dục toán học gắn với thực tiến. Năm 2018, Hội nghị khoa học quốc tế về Giáo dục Toán học (ICME) tổ chức tại Trường ĐHSP Hà Nội ở Việt Nam [27] đã có 71 bài viết được gửi tới Hội thảo, trong đó có 9 báo cáo của các nhà khoa học và nhóm các nhà khoa học nước ngoài. Trong đó Trần Trung, Nguyễn Mạnh Cường, Phạm Thị Phúc (2015), đã đề xuất 4 biện pháp dạy học môn Toán ở trường phổ thông theo hướng tăng cường mối liên hệ với thực tiễn; Nguyễn Danh Nam (2017) có bài báo “Một số vấn đề về giáo dục toán học gắn với thực tiễn”. Nguyễn Tiến Trung và cộng sự (2019) đã tổng quan từ các tài liệu hiện có để thiết lập một khung đánh giá sự phát triển của Giáo dục toán học thực tế (RME) về mặt chính sách và thực tiễn và phác thảo một số hướng đi khả thi cho nghiên cứu của RME trong tương lai. Như vậy, ở Việt Nam, nghiên cứu về dạy học toán học gắn với thực tiễn cũng là một hướng được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục toán học quan tâm. Đặc biệt trong những năm gần đây đã có không ít những kết quả nghiên cứu và thành tựu về RME, về giáo dục STEM và đáp ứng chương trình đánh giá học sinh toàn cầu PISA. 5
- 1.1.2 Một số nghiên cứu về vấn đề dạy học Thống kê – Xác suất theo hướng tăng cường vận dụng vào thực tiễn 1.1.2.1 Trên thế giới Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về vấn đề DH XSTK ở các nhà trường, trong đó có những nghiên cứu về dạy học Xác suất – Thống kê theo hướng KNVTT. Có thể kể đến những công trình sau: Joan Garfield (1995) đã nghiên cứu về việc học thống kê của HS như thế nào (How Students Learn Statistics); Kucukbeyaz, Batto và Rosa (2006) đã nghiên cứu một dự án về “Phát triển các phương pháp giảng dạy Thống kê trong các trường tiểu học và trung học” tại các bang ở Argentina. Trong Hội nghị Giáo dục Toán học quốc tế (ICME - Proceedings of the International Conference on Mathematical Education) lần thứ 13 năm 2016 tại Đức, Những nghiên cứu về dạy học Xác suất – Thống kê theo hướng kết nối với TT trên thế giới tập trung vào phân tích vai trò và ý nghĩa to lớn của các kiến thức XSTK trong đời sống và chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm. 1.1.2.2 Ở Việt Nam a) Những nghiên cứu về phương pháp dạy và học XSTK Nhiều công trình nghiên cứu về XSTK đã được công bố tại các hội nghị toàn quốc và quốc tế. “Hội nghị toàn quốc về XSTK: Nghiên cứu, ứng dụng và giảng dạy” được tổ chức tại Nha Trang (1983), Hà Tây (2002), Hà Tây (2005). “Hội nghị Quốc tế về XSTK và ứng dụng” được tổ chức vào các năm 1999 và 2008 tại Hà Nội. Có thể kể đến một số luận án tiến sĩ của các tác giả: Trần Kiều (1988), Đỗ Mạnh Hùng (1993), Trần Đức Chiển (2007), Phạm Văn Trạo (2008), Nguyễn Thị Tân An (2013), Vũ Hồng Linh (2020).... b) Những nghiên cứu về DH XSTK liên quan đến ứng dụng XSTK vào thực tiễn Một số công trình nghiên cứu về DH XSTK KNVTT trước hết phải kể đến các luận án Tiến sĩ về dạy học XSTK trong các trường đào tạo nghề. Các Luận án của Tạ Hữu Hiếu (2010), Nguyễn Thị Thanh Hà (2014), Nguyễn Thanh Tùng (2016), Võ Thị Huyền (2017), Mai Văn Thi (2018) lần lượt nghiên cứu về dạy học XSTK trong 6
- trường Đại học theo hướng kết nối với các ngành nghề: Thể dục - Thể thao, Kinh tế - Kĩ thuật, Y – Dược, Cảnh sát, Hàng hải…. Những nghiên cứu về dạy học XSTK ở Việt Nam theo hướng kết nối với thực tiễn tập trung vào mục tiêu phát triển nghề nghiệp cho sinh viên các trường ĐH, CĐ nghề và những ứng dụng vào thực tiễn. 1.1.2.3 Một số công trình của các tác giả Lào về dạy học Xác suất - Thống kê ở Lào Hiện chỉ có hai luận văn Thạc sỹ của học viên người Lào đã nghiên cứu tại Việt nam về dạy học Xác suất – Thống kê trong trường Đại học ở Lào, chưa có luận án nào nghiên cứu liên quan đến việc dạy học Xác suất – Thống kê trong trường trung học. Từ những công trình nghiên cứu nói trên cho thấy: Nghiên cứu việc DH XSTK ở trường trung học nước CHDCND Lào theo hướng KNVTT sao cho HS có niềm tin, hứng thú và tích cực học tập hơn, biết giải quyết vấn đề thực tiễn, biết vận dụng kiến thức XSTK vào cuộc sống hàng ngày là một hướng còn bỏ ngỏ và luận án này có thể hướng tới. 1.2 Dạy học xác suất - thống kê theo hướng kết nối với thực tiễn 1.2.1 Một số khái niệm cơ bản + Thực tế, thực tiễn, bài toán thực tiễn + Năng lực, Năng lực toán học, Năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn. + Kết nối là làm cho các phần đang tách rời nối liền lại, gắn liền lại với nhau Dựa trên các quan điểm và kết quả nghiên cứu trên, trong phạm vi luận án này, chúng tôi quan niệm bài toán thực tiễn đối với HS THPT ở Lào được hiểu là bài toán mà trong phần giả thiết hay kết luận có các yếu tố liên quan đến thực tiễn cần giải quyết, cần làm sáng tỏ những nội dung liên quan đến thực tiễn. Những nội dung hay yếu tố liên quan đến thực tiễn đó phải phù hợp với vốn kiến thức, kỹ năng và khả năng nhận thức của các em. 7
- 1.2.2 Quan niệm về dạy học môn Toán liên quan đến thực tiễn 1.2.2.1 Học tập trong ngữ cảnh cuộc sống thực Theo Van den Heuvel-Panhuizen (2005): Trong nhiều sách giáo khoa trên thế 1 1 giới, ta có thể thấy hàng loạt bài tập như “Thực hiện phép tính (3 : ). Tác giả gọi đó 2 4 là bài tập “trần trụi” (bare) vì chỉ có những con số, không có ý nghĩa nào khác ngoài những con số. Việc lặp đi lặp lại những công việc đó chỉ nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng ghi nhớ và rèn luyện quy tắc thực hiện phép tính một cách “cơ học”. Vấn đề đặt ra là dạy như thế nào để Toán học trở nên hữu ích và có nghĩa đối với học sinh? Theo tác giả các bài toán cần được đặt trong một ngữ cảnh cuộc sống thực (real-life context). 1.2.2.2 Dạy học trong bối cảnh xác thực Vos (2011,2015), Wijers, Jonker và Kemme (2004) đã sử dụng thuật ngữ “tính xác thực của một bối cảnh”, hay “bối cảnh xác thực” trong dạy học, yêu cầu bối cảnh đặt ra trong nhiệm vụ học tập phải có bằng chứng rõ ràng, nguồn gốc của bối cảnh được giải thích thông qua các nguồn tài liệu thuyết phục (ví dụ, thông qua ảnh). Trong bài báo [86, tr.27-39], Nguyễn Tiến Trung và cộng sự (2020) đưa ra một ví dụ làm rõ tính xác thực của bối cảnh trong dạy học Thống kê. 1.2.2.3 Dạy học Toán theo lý thuyết RME (Realistic Mathematics Education) Trong sáu nguyên tắc dạy học của RME có một nguyên tắc là nguyên tắc thực tiễn (reality principle), nhấn mạnh mục tiêu quan trọng của giáo dục toán học là người học phải có khả năng áp dụng toán vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. 1.2.2.4 Một số quan niệm khác Ngoài những quan niệm trình bày ở các mục trên, có thể kể đến một số quan niệm về DH liên quan đến thực tiễn như: “Vận dụng lý luận dạy học vào thực tiễn” (Bùi Văn Nghị, 2009, 2017); “Dạy học toán gắn với thực tiễn” (Phan thị Tình, Hoảng Công Kiên, Đỗ Tùng, 2020) …. 8
- 1.2.3 Quan niệm và tư tưởng chỉ đạo về dạy học Xác suất - Thống kê theo hướng kết nối với thực tiễn 1.2.3.1 Quan niệm về dạy học Xác suất - Thống kê theo hướng kết nối với thực tiễn Tổng hợp và tham khảo từ những quan niệm khác nhau về dạy học môn Toán liên quan đến thực tiễn trình bày trong mục 1.2.2 ở trên, trong luận án này, dạy học XSTK theo hướng tăng cường kết nối với thực tiễn được quan niệm là kiểu dạy học trong đó giáo viên không trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng về XSTK thuần túy dưới dạng toán học mà luôn két nối những tri thức, kỹ năng XSTK với những tình huống, ví dụ và bài toán thực tiễn, từ việc đặt vấn đề, dẫn nhập vào những tri thức mới, đến quá trình giải quyết vấn đề và ứng dụng XSTK vào thực tiễn (phù hợp với nhận thức của học sinh trung học Lào). 1.2.3.2 Tư tưởng chỉ đạo về dạy học Xác suất - Thống kê theo hướng kết nối với thực tiễn Việc dạy học XSTK theo hướng KNVTT dựa trên những tư tưởng chỉ đạo sau dây: a) Làm cho HS thấy được vai trò của XSTK trong thực tiễn b) Làm cho HS thấy được lịch sử hình thành và phát triển của Xác suất thống kê bắt nguồn từ thực tế và phục vụ con người trong thực tiễn. c) Làm cho HS thấy được mối liên hệ giữa Toán học và thực tiễn Tử những tư tưởng chỉ đạo trên đây, những biểu hiện của dạy học XSTK theo hướng kết nối với thực tiễn bao gồm những vấn dề sau: - Sử dụng ngữ cảnh có thực trong đời sống; - Tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm; - Làm rõ ý nghĩa thực tiẽn, vai trò của các khái niệm, quy tắc, định lý; - Tổ chức các trò chơi học tập; - Hiểu biết về các trò chơi trên truyền hình, các trò chơi may rủi; - Vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn. 9
- Nội hàm của những thành tố này được xác định trong các mục 1.2.2, 1.2.3 ở trên và sẽ được làm rõ trong những biện pháp dạy học XSTK kết nối với thực tiễn ở chương 2. 1.3. Nội dung Xác suất - Thống kê trong chương trình giáo dục phổ thông 1.3.1. Trên thế giới Nhật Bản đã đưa XSTK vào dạy từ lớp 3 đến lớp cuối cấp THPT, tại Cộng hòa Pháp, theo chương trình năm 2000, cấp THPT có 3 năm học; hết lớp 10 được phân thành ba ban (Kinh tế, văn chương, và khoa học); thời lượng giành cho XSTK chiếm 20% của tổng số tiết toán. Tại Hoa Kì, XSTK là hai trong số ít các chủ đề của môn Toán được dạy ở tất cả các cấp học phổ thông với những mục tiêu rất cụ thể về kiến thức và tư duy TK. 1.3.2. Tại Việt Nam Chương trình môn Toán năm 2018 của Việt Nam đã đưa nội dung XSTK vào từ lớp 2, mục tiêu dạy học XSTK được xác định cụ thể đối với mỗi cấp học. 1.3.3. Tại Lào Từ năm 1994, với hệ thống GD 11 năm, nội dung XSTK được đưa vào ở chương trình trung học từ lớp 6; đến năm 2016, với hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm, nội dung XSTK ở lớp 11 có thêm 18 tiết (nâng tổng số thành 34 tiết) với nội dung Phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên; lớp 12 thêm 14 tiết. 1.4. Thực trạng dạy học Xác suất – Thống kê theo hướng kết nối với thực tiễn ở trường trung học nước CHDCND Lào 1.4.1. Thống kê thời lượng dạy học Xác suất – Thống kê trong chương trình môn Toán, tỷ lệ các ví dụ và bài toán thực tiễn trong các sách giáo khoa Toán ở trường trung học Lào Kết quả thống kê cho thấy: Số lượng các ví dụ thực tiễn trong các ví dụ có trong SGK Toán ở trường trung học Lào trung bình chỉ chiếm khoảng 3%; số lượng các bài tập gắn với thực tiễn trong các bài tập có trong SGK Toán ở trường trung học Lào trung bình chiếm khoảng 8%. 10
- Từ kết quả điều tra, có thể nói với số tiết dạy tương ứng với lượng kiến thức trang bị cho HS là quá nhiều, quá nặng, không phù hợp với phân phối chương trình và trình độ nhận thức của HS THPT Lào; về mặt ví dụ TT và bài tập TT là còn ít và đa số là TT giả nó chưa phù hợp với việc giảng dạy vận dụng vào TT. Từ đó cần có sự điều chỉnh về nội dung chương trình giảng dạy phần XSTK và biên soạn lại SGK THPT Lào cho hợp lý hơn. 1.4.2. Khảo sát thực trạng về dạy và học Xác suất – Thống kê ở trường trung học Lào theo hướng kết nối với thực tiễn 1.4.2.1 Mục tiêu khảo sát Khảo sát nhằm đánh giá thực trạng DH XSTK ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT, để có cơ sở thực tiễn đề xuất biện pháp DH XSTK theo hướng KNVTT. 1.4.2.2 Đối tượng và thời gian khảo sát Đối tượng khảo sát đợt 1 bao gồm 100 GV toán dạy lớp 11 và lớp 12 và 200 học sinh lớp 11 và lớp 12 tại 20 trường THPT thuộc một số huyện ở tỉnh Viêng Chăn và thủ đô Viêng Chăn Lào, từ ngày 02 đến ngày 30/04/2019; Đối tượng khảo sát đợt 2 bao gồm 100 GV toán dạy lớp 7 và lớp 9 và 200 học sinh lớp 7 và lớp 9 tại 14 trường THCS Lào, từ ngày 04/5 đến ngày 30/06/2020. Nội dung khảo sát GV: Khảo sát ý kiến GV về mức độ lĩnh hội kiến thức và kỹ năng của học sinh trung học Lào khi học những nội dung về XSTK; ý kiến của GV tầm quan trọng, về số lượng và PPDH các ví dụ, bài toán XSTK kết nối với TT; khả năng vận dụng XSTK vào giải quyết những vấn đề TT. Nội dung khảo sát HS: Đánh giá về độ khó, dễ và sự thích hay không thích của HS đối với các bài học về XSTK; độ hứng thú của HS đối với các bài toán XSTK có kết nối với TT; số lượng các bài XSTK liên quan đến TT trong SGK; sự quan tâm, PPDH của giáo viên đối với các bài toán XSTK gắn với TT; tìm hiểu nguyên nhân và nguyện vọng của HS đối với các bài toán XSTK gắn với TT. 1.4.2.5 Kết quả khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy, đa số (68%) GV Toán cho rằng HS trung học Lào chưa hiểu kỹ kiến thức về XSTK trong SGK, HS chỉ giải được các bài toán cơ bản, chỉ có 19% 11
- GV cho rằng HS có thể giải được các bài toán nâng cao. Đặc biệt có rất ít GV đánh giá rằng HS hiểu kỹ kiến thức XSTK và sử dụng kiến thức XSTK giải các bài toán được đặt ra trong TT đời sống. Nguyên nhân của tình hình trên là các thầy cô dạy trung thành với những gì viết trong SGK, từ đó dẫn đến cách giảng dạy của GV chỉ chú trọng đến những kiến thức của khoa học toán học, ít chú ý đến những bài toán TT. Từ năm 2016, trong chương trình môn Toán lớp 11 và lớp 12 có bổ sung thêm thời lượng cho nội dung XSTK thì tình hình có khá hơn. b) Kết quả khảo sát xin ý kiến giáo viên về tầm quan trọng, về số lượng và PPDH các ví dụ, bài toán XSTK kết nối với TT; khả năng vận dụng XSTK vào giải quyết những vấn đề TT của học sinh. Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các thầy cô giáo (100%) đều cho rằng việc kết nối XSTK với TT có tầm quan trọng trong dạy học môn Toán; tuy nhiên mức độ quan tâm của các thầy cô ở mức it là 82%, mức khá là 18%. Đánh giá về HS, theo các thầy cô không có em nào tỏ ra không hứng thú hoặc rất hứng thú với các bài toán XSTK có nội dung thực tiễn. Về số lượng các bài XSTK liên quan đến thực tiễn trong về trong SGK, các thầy cô cho rằng số lượng đã có là ít (34%) và bình thường (66%). Các thầy cô ít khi lấy hoặc cho thêm các ví dụ, bài tập liên quan đến thực tiễn, vận dụng vào thực tiễn (90%); đặc biệt có 10% số thầy cô khá thường xuyên làm việc này. Có một số thầy cô (12%) chưa giúp các em hiểu ý nghĩa của các từ xuất hiện trong các bài về XSTK và cũng số này các thầy cô không bao giờ cho các em hoạt động trò chơi hoặc trải nghiệm thực tiễn trong quá trình học về XSTK. Nguyên nhân chính của vấn đề trên là do nội dung chương trình giảng dạy phần XSTK quá nặng, quá khó, trong khi đó số tiết dạy còn ít, GV chưa tăng cường các ví dụ và bài tập gắn với TT cho HS, PPDH chủ yếu là thuyết trình và đặc biệt HS hầu như không được tham gia các trò chơi học tập hoặc hoạt động trải nghiệm từ thực tiễn. c) Kết quả khảo sát HS về việc học XSTK kết nối với thực tiễn 12
- Kết quả khảo sát cho thấy, đa phần (81%) HS cho rằng những bài học về XSTK đối với em thuộc loại trung bình và tương đối khó; tuy nhiên chỉ có 12% số HS cảm thấy không thích học XSTK; đặc biệt có 6% số HS không hứng thú với các bài toán XSTK có nội dung thực tiễn. Có 89% số HS cho rằng có ít hoặc quá ít số lượng các bài XSTK liên quan đến thực tiễn trong về trong SGK; một cách khô khan, quá nhiều và không thực tế. Hàu như (88%) các thầy cô không bao giờ lấy hoặc cho thêm các ví dụ, bài tập liên quan đến thực tiễn, vận dụng vào thực tiễn và cũng hầu như (72%) các thầy cô chưa giúp các em hiểu ý nghĩa của các từ xuất hiện trong các bài về XSTK. Trong quá trình học về XSTK, các thầy cô không bao giờ (65%) hoặc thỉnh thoảng (35%) cho các em hoạt động trò chơi hoặc trải nghiệm thực tiễn. Tìm hiểu về nguyên nhân HS cho rằng hầu hết các thầy cô chỉ giảng dạy như SGK đã trình bày, tức là các thầy cô thông báo kiến thức và cho HS thực hành luyện tập, tính toán theo công thức, quy tắc là chủ yếu. Nguyện vọng của hầu hết các HS là: Các thầy cô cho thêm nội dung gắn với thực tiễn, thêm ví dụ và bài tập TT cho phù hợp khả năng kiến thức của học sinh; tìm cách giải bài toán TT cho HS và làm cho HS biết vận dụng công thức XSTK giải bài toán thực tiễn, tạo hứng thú học tập cho HS. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 - Tổng quan từ nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy các công trình về dạy học XSTK trên thế giới tập trung chủ yếu vào vai trò, ý nghĩa của nội dung XSTK đối với đời sống và các ngành khoa hoc, ít nói đến phương pháp dạy học mạch kiến thức này. Luận án này chủ yếu đề cập tới các vấn đề thực tiễn trên một số phương diện như: thực tiễn gần gũi của cuộc sống, thực tiễn trong nội bộ môn học XSTK hoặc liên môn với các môn học khác và phù hợp với nhận thức của học sinh trung học Lào; dạy học XSTK theo hướng kết nối với thực tiễn nhằm tạo ra sự gắn kết giữa những tri thức, lí luận và kỹ năng về XSTK với thực tiễn đời sống. Ngoài hướng nghiên cứu vận dụng XSTK vào giải quyết vấn đề thực tiễn, ở Lào cần chú ý tăng cường thêm kết nối 13
- XSTK với thực tiễn thông qua các ví dụ, bài toán, các trò chơi học tập, các hoạt động trải nghiệm thực tiễn cho học sinh trong quá trình dạy học XSTK. Những hoạt động này chưa được sự quan tâm thích đáng của cả giáo viên và học sinh ở Lào. CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP DẠY HỌC XÁC SUẤT THỐNG KÊ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC NƯỚC CHDCND LÀO THEO HƯỚNG KẾT NỐI VỚI THỰC TIỄN 2.1 Định hướng xây dựng các biện pháp Định hướng 1. Hạn chế đến mức thấp nhất những ví du, bài toán không có tính thực tiễn thực. Định hướng 2: Các biện pháp phải bám sát mục tiêu, nội dung chương trình XSTK ở trường trung học Lào. Định hướng 3: Các biện pháp sư phạm phải góp phần hướng nghiệp cho học sinh. Định hướng 4: Các biện pháp cần góp phần nâng cao năng lực kết nối kiến thức, kỹ năng áp dụng XSTK vào thực tiễn cho học sinh. 2.2 Một số biện pháp sư phạm dạy học Xác suất – Thống kê theo hướng kết nối với thực tiễn 2.2.1 Biện pháp 1. Lấy các ngữ cảnh có thực trong đời sống làm ví dụ, bài toán trong quá trình dạy học Xác suất – Thống kê ở trường trung học. 2.2.1.1 Mục đich của biện pháp Biện pháp này nhằm gợi động cơ, hứng thú học tập cho học sinh trong quá trình dạy học XSTK vì các kiến thức được kết nối chặt chẽ với những vấn đề có thực trong đời sống của học sinh. 2.2.1.2 Cơ sở khoa học của biện pháp Như đã trình bày trong mục 1.2.2: “Nếu đặt nhiệm vụ học tập cho học sinh trong một ngữ cảnh cuộc sống thực sẽ làm cho các bài toán nên hữu ích hơn, dạy học toán sẽ hiệu quả hơn” (Van den Heuvel-Panhuizen, 2005). Trong dạy học, “bối cảnh đặt ra trong nhiệm vụ học tập phải có bằng chứng rõ ràng, nguồn gốc của bối cảnh phải được giải thích thông qua các nguồn tài liệu thuyết phục (ví dụ, thông qua hình ảnh); các 14
- nhiệm vụ có bối cảnh xác thực càn chứa đựng các câu hỏi có ý nghĩa” (Vos, 2011,2015 và Wijers, Jonker và Kemme, 2004). Gợi hứng thú học tập là hoạt động tạo nên, gây ra sự hứng thú học tập của học sinh, tạo ra khoái cảm, nhu cầu khiến học sinh cố gắng thực hiện để đạt được sự ham thích đáp ứng mục tiêu học tập và đào tạo. 2.2.1.3 Cách thực hiện biện pháp Cách 1.1. Sử dụng các dữ liệu thống kê có thực trong đời sống. Ví dụ 1.1. Sử dụng bảng dữ liệu trong dạy học những khái niệm mở đầu về bảng dữ liệu thống kê (lớp 9) từ bối cảnh có thực trong lớp học. Cách 1.2. Gợi động cơ từ những câu chuyện có thực trong thực tiễn hoặc những câu chuyện dân gian, những câu chuyện trong lịch sử toán học Ví dụ 1.2. Gợi động cơ mở đầu một số khái niệm cơ bản của Xác suất từ câu chuyện dân gian gây hứng thú học tập cho học sinh. Mở đầu bài học về XS, GV có thể kể cho HS câu chuyện về Trạng Quỳnh của Việt Nam, sau đó GV có thể đặt ra các câu hỏi gợi hứng thú và tiếp cận đến khái niệm XS như sau: Câu hỏi 1: Quỳnh có thể vay được tiền của Chúa Liễu hay không? Vì sao? Câu hỏi này nhằm củng cố khái niệm phép thử, biến cố, khả năng, nhằm tạo tiền đề cho khái niệm XS. Câu hỏi 2: Biến cố “vay được tiền” của Quỳnh, Biến cố “Chúa Liễu cho các đồng xu quay tít, không dừng lại” là loại biến cố nào? 2.2.2 Biện pháp 2. Tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm trong quá trình dạy học Xác suất – Thống kê ở trường trung học. 2.2.2.1 Mục đich của biện pháp Biện pháp này giúp học sinh chủ động, tích cực tham gia xây dựng bài trong quá trình dạy học XSTK vì các kiến thức được kiến tạo dựa trên những kinh nghiệm, kiến thức vốn có của học sinh. 2.2.2.2 Cơ sở khoa học của biện pháp Dựa theo lí thuyết Học tập trải nghiệm (Experiential Learning) của David Kolb (1984) 15
- 2.2.2.3 Cách thực hiện biện pháp Cách 2.1. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm lập bảng số liệu thống kê thực tế liên quan trực tiếp đến học sinh, gia đình, nhà trường, xã hội; từ đó tính các số đặc trưng: Số trung bình, số trung vị, mốt và lập biểu đồ hình quạt hoặc hình cột Ví dụ 2.1. Cho học sinh sử dụng phần mềm Yenka thực hành thí nghiệm ảo tung đồng xu, hình thành định nghĩa thống kê của xác suất. Ví dụ 2.2. Hoạt động trải nghiệm theo nhóm trong dạy học nội dung “XS có điều kiện, XS toàn phần - Công thức Bayes” (Toán lớp 11 – 6 grade Lào) nhằm giúp HS từ tìm tòi, khám phá ra công thức tính XS. Các hoạt động được thiết kế như sau: Hoạt động 1. Mỗi nhóm HS giải một bài toán và điền kết quả vào bảng tương ứng, chẳng hạn: Một túi có 6 thẻ ATM của Ngân hàng Phát triển Lào (Lao Development bank – LDB) và 4 thẻ ATM của Ngân hàng Xúc tiến Nông nghiệp Lào (APB). Lấy ngẫu nhiên lần lượt 2 thẻ (lấy không hoàn lại). Tính XS của: a) Biến cố A: Lần 1 lấy được thẻ ATM của LDB. b) Biến cố B/A: Lần 2 lấy được thẻ ATM của LDB khi lần 1 đã lấy được thẻ ATM của LDB. c) Biến cố cả 2 lần lấy được thẻ ATM của LDB. Hoạt động 2. Tổng hợp kết quả để khám phá ra công thức tính XS có điều kiện. Nhóm P(A) P(B/A) P(AB) Khám phá công thức 3 2 6 1 5 4 20 6 5 30 2 10 9 90 1 1 1 3 P(A). P(B/A) = P(AB) 2 2 4 98 95 98 95 4 100 100 100 100 5 1 5 1 5 . 9 5 9 5 16
- 2.2.3 Biện pháp 3. Làm rõ ý nghĩa, vai trò của các khái niệm, quy tắc, định lý trong các bài học Xác suất – Thống kê thông qua kết nối với thực tiễn 2.2.3.1 Mục đích sử dụng của biện pháp Biện pháp này làm cho học sinh hiểu biết ý nghĩa thực tiễn của những dấu hiệu đặc trưng trong bảng số liệu Thống kê và ý nghĩa của Xác suất; đồng thời giúp cho học sinh bước đầu thấy được giá trị thực tiễn của quá trình nghiên cứu định lượng, vai trò của XS trong chọn mẫu. 2.2.3.2 Cơ sở khoa học của biện pháp + Theo Richard Kirkham (1984): Kiến thức (knowledge) đến với chúng ta phải bằng niềm tin; kiến thức cần phải đáp ứng ba tiêu chí: nó phải được chứng minh, đúng dắn và tin cậy. Bởi vậy GV cần phải làm cho HS thấy được, tin được ý nghĩa, giá trị thực tiễn của kiến thức. + Theo Trần Thị Kim Thu (2012) : Số trung bình (hay số bình quân) trong thống kê là mức độ đại biểu theo một tiêu thức nào đó của một tổng thể gồm nhiều đơn vị cùng loại. Số trung vị biểu hiện mức độ phổ biến của hiện tượng nhưng bản thân nó không san bằng hay bù trừ chênh lệch giữa các lượng biến. 2.2.3.3 Cách thực hiện biện pháp Cách 3.1. Làm rõ ý nghĩa và vai trò của các số đặc trưng của mẫu số liệu trong thực thông qua những ví dụ thực tiễn gần gũi với học sinh Ví dụ. Làm rõ nhu cầu, ý nghĩa và cách sử dụng số trung bình và số trung vị (chương 7 “Xác suất – Thống kê” trong SGK Toán 9 Lào. * Vì sao cần sử dụng số trung bình? * Khi nào sử dụng (không sử dụng) số trung bình, số trung vị? 2.2.4 Biện pháp 4. Tổ chức các trò chơi học tập, đồng thời nâng cao hiểu biết của học sinh về các trò chơi trên truyền hình, các trò chơi may rủi. 2.2.4.1 Mục đích của biện pháp Biện pháp này nhằm tạo ra một môi trường học tập cởi mở, vui vẻ trong lớp học; nâng cao hiểu biết của học sinh về các trò chơi may rủi để các em có chính kiến trước những cám dỗ của các giải thưởng trong những trò chơi. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 287 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 195 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 117 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 169 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn