intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho học sinh các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Giáo dục văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho học sinh các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú" là làm sáng tỏ thực tiễn giáo dục văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho học sinh ở trường THPT dân tộc nội trú và đề xuất các biện pháp giáo dục văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho học sinh các trường THPT dân tộc nội trú, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục văn hóa truyền thống trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống ở khu vực Tây Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho học sinh các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ QUANG HÙNG GIÁO DỤC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TÂY NGUYÊN CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Cán bộ hướng dẫn: 1. PGS.TS. Vũ Lệ Hoa 2. PGS.TS. Trịnh Thúy Giang Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Tiến Hùng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Phản biện 2: PGS. TS. Phan Thanh Long Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội Vào hồi…giờ…ngày…tháng…..năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học sư phạm Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn hoá truyền thống là nét đẹp tinh hoa của dân tộc, là bản sắc độc đáo rất riêng của mỗi tộc người. Việc lưu giữ bảo tồn những VHTT mang ý nghĩa rất lớn đến việc tồn vong của một dân tộc. Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu nền văn minh thế giới là sự “hòa tan” đang làm mất đi nét đẹp của văn hóa truyền thống của dân tộc. Trước những thờ cơ và thách thức, Đảng ta đã xác định việc giữ gìn và phát huy những VHTT là công tác chiến lược trọng điểm. Điều này cho thấy việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia có vai trò rất quan trọng trong xu thế hội nhập hiện đại. Văn hóa là một hiện tượng có tính toàn nhân loại, nhưng lại tồn tại ở một cộng đồng cụ thể . Văn hóa có đơn vị đó chính là cộng đồng người. Văn hóa cộng đồng người có thể xem xét ở khu vực, quốc gia, vùng miền. Ở mỗi đơn vị văn hóa, tính cộng đồng được khái quát thông qua những đặc điểm chung của khu vực mà văn hóa tồn tại. Văn hóa truyền thống chính là văn hóa đặc trưng của từng cộng đồng người được chắt lọc và tồn tại suốt qua một thời gian lâu dài. của VHTT như là một hệ quy chiếu đối với tất cả các mô thức ứng xử, sinh hoạt của một cộng đồng người. Nhờ những hệ của VHTT mà VHTT còn có định hướng văn hóa mới, những văn hóa du nhập từ bên ngoài. Chức năng giáo dục chính là chức năng quan trọng của văn hoá. văn hoá truyền thống lại có chức năng định hướng nội dung giáo dục. Việc xác lập vị thế của VHTT được thể hiện thông qua các nội dung của chương trình giáo dục tổng thể, các tiêu chí để thẩm định sách giáo khoa, tiêu chí đánh giá năng lực của học sinh. Giáo dục truyền thống VHTT chiếm vị trí trọng yếu trong nhiệm vụ giáo dục tổng thể. Tây Nguyên được biết đến không chỉ với những nét đặc trưng về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên mà còn được biết đến do có những nét văn hoá truyền thống rất riêng. Đặc trưng di sản văn hóa truyền thống ở Tây Nguyên có những nét độc đáo như: diễn tấu cồng chiêng, sử thi, nông nghiệp nương rẫy, luật tục, chữ viết, lễ hội... Ngoài ra, có hàng trăm di tích lịch sử văn hóa: Nhà dày Buôn Ma Thuột, Biệt điện Bảo Ðại và Ðình Lạc Giao, Ngục Kon Tum… Cùng với đó là các đặc trưng về ẩm thực, trang phục, nghề thủ công truyền thống. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình giáo dục VHTT cho HS cấp bậc phổ thông đã được triển khai từ năm 2018 theo tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới. Thực trạng giáo dục văn hóa ở Việt Nam hiện nay có những tồn tại: chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo chưa cao; Giáo dục làm người, đạo đức, lối sống còn bị xem nhẹ; Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lí văn hóa còn nhiều lúng túng, chậm trễ trong việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về văn hóa. Vấn đề được đặt ra là phải tìm ra cách thức nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt là HS ở trường phổ thông hiện nay. Như vậy, việc giáo dục những văn hoá truyền thống một cách có chọn lọc cho học sinh, đặc biệt là HS người DTTS được Đảng xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Với những lý do trên, chúng tôi xác lập đề tài: “Giáo dục văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho học sinh các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận, làm sáng tỏ thực tiễn giáo dục VHTT Tây Nguyên cho học sinh ở trường THPT dân tộc nội trú và đề xuất các biện pháp giáo dục VHTT Tây Nguyên cho học sinh các trường THPT dân tộc nội trú, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục VHTT trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, giữ gìn và phát huy VHTT ở khu vực Tây Nguyên. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục VHTT Tây Nguyên cho học sinh ở trường THPT dân tộc nội trú. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp giáo dục VHTT Tây Nguyên cho học sinh ở trường THPT dân tộc nội trú.
  4. 2 4. Giả thuyết khoa học Giáo dục VHTT Tây Nguyên cho học sinh ở trường THPT dân tộc nội trú là một trong những nhiệm vụ cấp thiết đồng thời là nhiệm vụ trọng điểm trong chiến lược giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục VHTT Tây Nguyên cho học sinh ở trường THPT dân tộc nội trú khu vực Tây Nguyên còn nhiều hạn chế trên bình diện dạy và học, chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu giáo dục VHTT cho học sinh ở trường THPT dân tộc nội trú hiện nay. Nếu triển khai đồng bộ, khoa học các biện pháp giáo dục VHTT Tây Nguyên trường THPT dân tộc nội trú, tác động tới học sinh và tạo môi trường giáo dục cho học sinh thực hành, trải nghiệm những nội dung VHTT TN sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục VHTT Tây Nguyên cho học sinh góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường THPT dân tộc nội trú khu vực Tây Nguyên hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục VHTT Tây Nguyên cho học sinh ở trường THPT dân tộc nội trú. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục VHTT Tây Nguyên cho học sinh ở trường THPT dân tộc nội trú khu vực Tây Nguyên. 5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục VHTT Tây Nguyên cho học sinh ở trường THPT dân tộc nội trú và thực nghiệm sư phạm. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Luận án nghiên cứu thực trạng giáo dục VHTT Tây Nguyên trên các nội dung: Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Văn hóa lễ hội, Văn học dân gian, Văn hoá chữ viết, Văn hoá ẩm thực, Nhạc cụ dân tộc, Nghề thủ công và Trang phục truyền thống. Luận án tập trung thực nghiệm hai biện pháp nhằm giáo dục Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cho học sinh trường THPT dân tộc nội trú: (1)Tích hợp nội dung giáo dục VHTT Tây Nguyên cho HS các trường THPT dân tộc nội trú qua dạy học các môn học nhiều tiềm năng; (2) Thiết kế các chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp về VHTT TN cho HS các trường THPT dân tộc nội trú. 6.2. Giới hạn về địa bàn và khách thể nghiên cứu Khảo sát thực trạng về giáo dục VHTT trên 900 HS và 102 GV thuộc 09 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú ở Tây Nguyên. Thực nghiệm sư phạm được thực hiện trên 59 học sinh thuộc trường THPT dân tộc nội trú N’Trang Lơng tỉnh Đắk Lắk. 6.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu Khảo sát thực trạng diễn ra trong năm học 2018 - 2019. Thực nghiệm được thực hiện trong năm học 2019 – 2020 (từ tháng 12/2019 – đến 2/2020). 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu Một số quan điểmvề phương pháp luận làm nền tảng của luận án bao gồm: Quan điểm hệ thống - cấu trúc; Quan điểm lịch sử - logic và Quan điểm thực tiễn 7.2. Quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu Văn hóa truyền thống là phạm trù rộng lớn. Nghiên cứu văn hóa truyền thống dựa trên các cách tiếp cận sau: Tiếp cận Văn hóa học; Tiếp cận hoạt động; Tiếp cận Dân tộc học; 7.3. Phương pháp nghiên cứu Đề giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 7.3.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Trên cơ sở tổng quan những nghiên cứu của những tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến việc giáo dục VHTT cho học sinh, các văn kiện, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,
  5. 3 hệ thống hóa một số vấn đề lí luận cơ bản liên quan đến việc giáo dục VHTT cho học sinh ở trường THPT dân tộc nội trú. 7.3.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Các phương pháp được sử dụng để điều tra thực trạng và thực nghiệm bao gồm: Phương pháp Điều tra Giáo dục; Phương pháp Nghiên cứu Sản phẩm Hoạt động Giáo dục; Phương pháp Chuyên gia; Phương pháp Quan sát; Phương pháp nghiên cứu trường hợp; Phương pháp Thực nghiệm Sư phạm và Phương pháp Thống kê toán học. 8. Luận điểm bảo vệ 8.1. VHTT Tây Nguyên mang những nét đặc sắc riêng trong nền văn hóa Việt. Hiện nay, việc giữ gìn và bảo vệ nét đẹp VHTT Tây Nguyên là yêu cầu cấp thiết, nhằm bảo tồn, phát huy sự đa dạng VHTT của các DTTS tại chỗ khu vực Tây Nguyên nói riêng và DTTS trên cả nước nói chung. Các nội dung VHTT Tây Nguyên cần được bảo bệ, bảo tồn và phát triển bao gồm: Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Văn hóa lễ hội, Văn học dân gian, Văn hoá chữ viết, Văn hoá ẩm thực, Nhạc cụ dân tộc, Nghề thủ công và Trang phục truyền thống. Vì vậy, cần phải xây dựng chương trình, mục tiêu, nội dung và các con đường, hình thức giáo dục VHTT Tây Nguyên cụ thể cho HS ở trường THPT dân tộc nội trú từ những nội dung trên. 8.2. Thực trạng giáo dục VHTT Tây Nguyên cho HS ở trường THPT dân tộc nội trú hiện nay còn nhiều hạn chế trên nhiều bình diện, từ nhận thức của các lực lượng giáo dục, đến việc xây dựng nội dung chương trình đến công tác triển khai tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục VHTT Tây Nguyên cho HS ở trường THPT dân tộc nội trú. Kết quả giáo dục VHTT Tây Nguyên cho HS chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Những tồn tại xuất phát từ nhiều nguyên nhân: nhận thức của các đối tượng tham gia còn thấp, các hình thức giáo dục còn hạn chế, nội dung giáo dục chưa phong phú và chưa có sự phối hợp đồng bộ các lực lượng tham gia giáo dục. 8.3. Có thể cải thiện hiệu quả của giáo dục VHTT Tây Nguyên bằng cách sử dụng các biện pháp: (1) Giáo dục nâng cao nhận thức, bồi dưỡng phát triển năng lực giáo dục VHTT Tây Nguyên cho các lực lượng giáo dục; (2) Tích hợp nội dung giáo dục VHTT Tây Nguyên cho HS các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú qua dạy học các môn học nhiều tiềm năng; (3) Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giáo dục VHTT Tây Nguyên cho HS các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú; (4) Xây dựng cảnh quan môi trường giáo dục VHTT Tây Nguyên cho HS trong ở trường THPT dân tộc nội trú; (5) Phối hợp các lực lượng xã hội trong tổ chức các hoạt động VHTT Tây Nguyên cho HS ở trường THPT dân tộc nội trú tham gia. Từ những hiệu quả tích cực của giáo dục VHTT Tây Nguyên, giúp cho những giá trị VHTT Tây Nguyên được bảo tồn, góp phần thúc đẩy thành công chỉ đạo của Đảng về việc giữ gìn và phát huy các VHTT trong cộng đồng. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về giáo dục VHTT cho học sinh trường THPT dân tộc nội trú; phân tích đặc điểm, nội dung và phương pháp giáo dục VHTT; xây dựng tiêu chí đánh giá và mức độ biểu hiện của thực trạng việc giáo dục VHTT; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục VHTT cho học sinh người DTTS; đề xuất các biện pháp dạy học nhằm giáo dục nâng cao nhận thức, thái độ, hành động của học sinh trong việc giữ gìn và phát huy VHTT. 9.2. Mô tả và đánh giá thực trạng giáo dục VHTT Tây Nguyên cho học sinh trường THPT dân tộc nội trú và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục VHTT Tây Nguyên cho học sinh các trường THPT dân tộc nội trú khu vực Tây Nguyên. 9.3. Đề xuất nguyên tắc và các biện pháp giáo dục VHTT Tây Nguyên cho học sinh các trường THPT dân tộc nội trú. Kết quả của luận án là cơ sở để thực hiện giáo dục VHTT cho học sinh các trường THPT dân tộc nội trú khu vực Tây Nguyên. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án được tổ chức thành 4 chương:
  6. 4 Chương 1: Cơ sở lí luận về giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú; Chương 2: Thực trạng giáo dục văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho học sinh các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú; Chương 3: Biện pháp giáo dục văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú và thực nghiệm sư phạm. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TÂY NGUYÊN CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ 1.1. Tổng quan nghiên cứu giáo dục văn hoá truyền thống cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường trung học phổ thông 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về văn hóa truyền thống Những nghiên cứu về giá trị, văn hóa được khởi xướng từ những năm 2002 thông qua nghiên cứu đầu tiên của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (2002). Những tác giả, nhóm nghiên cứu được chúng tôi tổng hợp bao gồm: Trần Văn Bính (2004 ; 2006), Trần Ngọc Bình (2008), Dilworth A. P. & Gibson B. E. (2002), Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên (2002), Trần Văn Giàu (1980), Vũ Ngọc Khánh (2006), Ngô Đức Thịnh (2010), Nguyễn Thị Hải Yến (2011), Linh Nga Niê Kdam (2013), Nguyễn Thị Hương Giang (2014), Nguyễn Thị Hoàng Nguyên (2018), Phan Huy Lê (2020). Tổng quan những nghiên cứu về giá trị, văn hoá, văn hoá truyền thống, đa phần những nghiên cứu có liên quan đến người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên còn tập trung ở phần cơ sở luận mà chưa đi sâu vào điều tra thực trạng và xây dựng các biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy những VHTT một cách hiệu quả. Từ thực tiễn, rất cần những nghiên cứu chuyên sâu về VHTT của DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên nhằm nhận diện đúng, giữ gìn và phát huy những tốt đẹp của VHTT. Những nghiên cứu về dân tộc thiểu số, đặc biệt là văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm. Các tác giả tiêu biểu phải kể đến: Padilla A. M. & Lindholm K. J. (1995), John Tomasi (1995), Donovan và Christoper (2002), Abhoud Syed M. Lingga (2004), Alfredo J. A., Janette K. K. & William F. T. (2006), Bob Baulch, Truong Thi Kim Chuyen, Dominique Haughton & Jonathan Haughton (2007), La Roche, M. J., Fuentes, M. A., & Hinton, D. (2015), Đặng Hoàng Giang (2015a), Đặng Hoàng Giang (2015b), Đặng Trọng Hộ (2021). Mặc dù đã có những nghiên cứu về thực trạng và nhân tố ảnh hưởng, thế nhưng số lượng còn khá hạn chế so với nhu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Cần có thêm nhiêu công trình nghiên cứu liên đới với vấn đề văn hoá, văn hoá truyền thống của người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục nhằm nhận diện, bảo tồn và phát huy về văn hoá truyền thống của nhóm dân tộc yếu thế. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số Những nghiên cứu về quá trình giáo dục văn hoá truyền thống được tổng hợp gồm: Rosalie G. B. (2007), Nguyễn Thị Nguyệt (2010), Quách Thị Nhàn (2016), Lê Thị Thu Trang (2017), Phạm Tuấn Anh (2017), Chu Thị Ngân (2018), Nguyễn Xuân Huyên (2019). Nhìn chung, có nhiều nghiên cứu việc giáo dục các văn hoá truyền thống chung của dân tộc như lòng yêu nước, tính đoàn kết, tính tự hào dân tộc trên các đối tượng học sinh THCS, người dân tộc thiểu số ở một vài tỉnh ở phía Bắc Việt Nam. Việc nghiên cứu giáo dục VHTT cho HS THPT dân tộc nội trú cũng đã được triển khai ở một số nơi nhưng chỉ dừng lại ở góc độ quản lí hoạt động giáo dục mà chưa phản ánh được thực trạng, kết quả thực nghiệm toàn bộ quá trình dạy và học. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu đề cập đến những VHTT đặc trưng của khu vực Tây Nguyên. Đây chính là điểm trống của bức tranh nghiên cứu tổng thể mà chúng tôi muốn góp phần vào để làm sáng tỏ thêm vấn đề giáo dục VHTT cho HS các trường THPT dân tộc nội trú tại Tây Nguyên.
  7. 5 1.1.3. Khái quát các công trình nghiên cứu và vấn đề luận án cần giải quyết Tổng quan các công trình nghiên cứu vấn đề VHTT và giáo dục VHTT cho phép chúng tôi khái quát toàn thể bức tranh nghiên cứu của vấn đề giáo dục VHTT như sau: Ở hướng nghiên cứu về VHTT được các nhà nghiên cứu điều tra đặc điểm của VHTT theo dân tộc (Abhoud Syed M.L, 2004; Trần Ngọc Bình, 2008). Từ đó, các nhà nghiên cứu khái quát các nét VHTT thông qua đặc điểm nhóm cộng đồng dân tộc (Phan Huy Lê, 2002 ; Đặng Trọng Hộ, 2021). Bên cạnh đó, các nhà nghien cứu còn cảnh báo về các vấn đề: tính đại diện mẫu của nghiên cứu DTTS (Alfredo, Janette và William, 2006); vấn đề tôn trọng yếu tố dân tộc khi nghiên cứu (Padilla và Lindholm 1995) và định chuẩn các thang đo dành cho người DTTS (La Roche, M. J., Fuentes, M. A., & Hinton, D 2015). Một số nghiên cứu lại tập trung vào một số biểu hiện mang nét đẹp của VHTT (Linh Nga Niê Kdăm, 2013); sự ảnh hưởng VHTT lên các vấn đề của người dân (Dilworth & Gibson, 2002); Ở hướng nghiên cứu về giáo dục VHTT cho người học, các nhgiên cứu đã khái quát nên một số nét chính về chính sách, quan điểm giáo dục (Rosalie G. B, 2007). Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu đã khái quát được thực trạng giáo dục VHTT trên các đối tượng người học là người dân tộc (Lê Thị Thu Trang, 2017), là sinh viên (Nguyễn Thị Nguyệt, 2010; Trần Thị Cẩm Tú, 2017), là học sinh (Phạm Tuấn Anh, 2017; Chu Thị Ngân, 2018; Nguyễn Xuân Huyên, 2019). Đã có những nghiên cứu cơ sở về VHTT, các vấn đề liên quan về thực trạng và nhân tố ảnh hưởng, thế nhưng số lượng còn khá hạn chế so với nhu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Cần có thêm những công trình nghiên cứu liên đới với vấn đề văn hoá, văn hoá truyền thống của người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực giáo dục nhằm nhận diện, bảo tồn và phát huy giá trị về văn hoá truyền thống của nhóm dân tộc yếu thế. Việc nghiên cứu giáo dục VHTT cho HS THPT dân tộc nội trú cũng đã được triển khai ở một số nơi nhưng chỉ dừng lại ở góc độ quản lí hoạt động giáo dục mà chưa phản ánh được thực trạng, kết quả thực nghiệm toàn bộ quá trình dạy và học. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu đề cập đến những VHTT đặc trưng của khu vực Tây Nguyên. Đây chính là điểm trống của bức tranh nghiên cứu tổng thể mà chúng tôi muốn góp phần vào để làm sáng tỏ thêm vấn đề giáo dục VHTT cho HS THPT dân tộc nội trú tại Tây Nguyên. Như vậy, vấn đề đặt ra cho người nghiên cứu cần giải quyết là: hệ thống hóa cơ sở lí luận cho các khái nhiệm cơ sở liên quan đến giáo dục VHTT Tây Nguyên; Nguyên tắc giáo dục VHTT; xây dựng quá trình giáo dục VHTT cho HS THPT; Trên cơ sở thực trạng giáo dục VHTT Tây Nguyên, xây dựng các biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả của quá trình giáo dục VHTT cho HS THPT dân tộc nội trú. 1.2. Văn hóa truyền thống Tây Nguyên 1.2.1. Khái niệm văn hóa, truyền thống và văn hóa truyền thống Tây Nguyên * Văn hóa: là một tổng thể những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của một cộng đồng dân tộc cụ thể, được thể hiện trên các mặt: văn hóa hữu hình, văn hóa tinh thần và văn hóa nghệ thuật. * Truyền thống: là những yếu tố của bảo tồn văn hóa, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục, tập quán, thói quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài. * Văn hoá truyền thống: là những yếu tố văn hóa được bảo tồn trong một xã hội. Nó thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục, tập quán, thói quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người với nhau. Nó phản ánh được văn hoá của cộng đồng trong một thời điểm nhất định. Những nét văn hoá mang tính truyền thống được hình thành trong một thời gian tương đối lâu dài, ổn định và được truyền từ đời này sang đời khác. * Văn hoá truyền thống Tây Nguyên: là hệ thống các yếu tố văn hóa truyền thống khu vực Tây Nguyên được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đó là những yếu tố văn hóa mang đậm chất riêng của Tây Nguyên gồm: Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Văn hóa lễ hội, Văn học dân gian, Văn hoá chữ viết, Văn hoá ẩm thực, Nhạc cụ dân tộc, Nghề thủ công và Trang phục truyền thống.
  8. 6 1.2.2. Các loại hình văn hóa truyền thống Tây Nguyên Các loại hình VHTT Tây Nguyên rất phong phú và đa dạng. Quy tụ lại, người ta chia VHTT Tây Nguyên thành ba loại hình cơ bản: văn hoá hữu hình, văn hoá tinh thần và văn hoá nghệ thuật. 1.2.3. Giá trị của văn hóa truyền thống Tây Nguyên Văn hóa truyền thống Tây Nguyên mang nhiều giá trị và được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau. Những giá trị đó bao gồm: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần; Giá trị trước mắt và giá trị lâu dài; Giá trị với cá nhân và giá trị với cộng đồng. 1.2.4. Một số nội dung văn hóa truyền thống Tây Nguyên VHTT Tây Nguyên được chúng tôi nghiên cứu thông qua các nội dung văn hóa: Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, văn hoá lễ hội, văn học dân gian, truyện cổ, lời có vần, văn hoá chữ viết, trang phục, nhạc cụ dân tộc và nghề thủ công truyền thống 1.3. Giáo dục văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú. 1.3.1. Đặc điểm trường THPT dân tộc nội trú và tâm sinh lí HS THPT dân tộc nội trú * Đặc điểm trường: là trường thành lập dành riêng cho con em người DTTS. Hoạt động theo quy chế, điều lệ trường phổ thông theo Nghị định 05/2011/NĐ-CP. * Đặc điểm về tâm sinh lí của HS: HS đang theo học tại trường (95%) là con em người DTTS. Ngoài đặc tính chung về tâm lí lứa tuổi của độ tuổi HS THPT, các em còn có một vài đặc điểm riêng nổi bật: học nội trú, hạn chế về ngôn ngữ... 1.3.2. Khái niệm giáo dục văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú * Giáo dục: bao gồm những hoạt động mang tính giáo dục có liên quan đến việc giáo dục thế hệ trẻ, nó gắn với hoạt động giáo dục, quá trình giáo dục ở nhà trường. * Giáo dục văn hoá truyền thống Tây Nguyên cho học sinh ở trường trung học phổ thông dân tộc nội trú: là hoạt động giáo dục những loại hình văn hóa truyền thống đặc trưng bản sắc văn hóa dân tộc ở Tây Nguyên bao gồm: không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, văn hóa lễ hội, văn học dân gian, văn hoá chữ viết, văn hoá ẩm thực, nhạc cụ dân tộc, nghề thủ công và trang phục truyền thống cho học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú với mục đích nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho các em. 1.3.3. Nguyên tắc giáo dục văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho học sinh THPT dân tộc nội trú Giáo dục VHTT Tây Nguyên cho HS cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc về tính mục đích, tính kế hoạch; Nguyên tắc về tính tự giác, tự nguyện tham gia hoạt động; Nguyên tắc tính đến đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt; Nguyên tắc kết hợp của lực lượng giáo dục với tính tích cực, độc lập và sáng tạo của người được giáo dục. 1.3.4. Quá trình giáo dục văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho học sinh THPT dân tộc nội trú * Mục tiêu giáo dục văn hóa truyền thống Giáo dục VHTT Tây Nguyên hướng đến mục tiêu chung về kiến thức, kĩ năng và thái độ cho HS. * Nội dung giáo dục văn hóa truyền thống Tây Nguyên: Nội dung giáo dục VHTT Tây Nguyên bao gồm: giáo dục nhận thức về những nội dung VHTT Tây Nguyên, giáo dục thái độ của HS đối với VHTT Tây Nguyên, giáo dục các hành vi tích cực trong bảo tồn, phát huy các giá trị VHTT Tây Nguyên. * Phương pháp dạy học trong giáo dục văn hóa truyền thống: Có thể sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học VHTT TN: Phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp; Phương pháp thuyết trình; Phương pháp giải thích; Phương pháp thảo luận trên lớp; phương pháp tia chớp, hỏi đáp, sơ đồ tư duy, khăn trải bàn, làm việc nhóm, tình huống, đóng vai, mảnh ghép... * Hình thức dạy học trong giáo dục văn hóa truyền thống bao gồm: Giáo dục thông qua các môn học trong nhà trường; Giáo dục thông qua tổ chức hoạt động ngoại khóa; Giáo dục thông qua sinh hoạt văn hóa tại buôn làng; Giáo dục thông qua tổ chức cho học sinh tham dự các lễ hội; Giáo dục thông qua hoạt động Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Giáo dục thông qua hình thức sinh hoạt văn hóa - văn nghệ.
  9. 7 * Quy trình giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh bao gồm 6 bước: Lựa chọn và đặt tên cho hoạt động; Xác định mục tiêu của hoạt động; Xác định nội dung và hình thức hoạt động; Chuẩn bị hoạt động; Tiến hành hoạt động; Kết thúc hoạt động. * Các lực lượng tham gia giáo dục văn hóa truyền thống bao gồm: Ban giám hiệu, Ban cha mẹ học sinh, tập thể giáo viên, Phòng công tác Đoàn/ Đội; Gia đình; Trung tâm văn hóa làng, xã; Cán bộ văn hóa địa phương; già làng, trưởng thôn, bon... * Đánh giá kết quả giáo dục văn hóa truyền thống: Hiện nay, chưa có môn học riêng về VHTT nên chúng tôi xây dựng tiêu chí và mức độ để đánh giá thực trạng kết quả giáo dục VHTT và cách thức đánh giá giá kết quả giáo dục văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú thông qua bài kiểm tra đầu vào và đầu ra thực nghiệm. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục VHTT cho HS THPT dân tộc nội trú ở Tây Nguyên được điều tra bao gồm:Chính sách của Đảng, Nhà nước; Nội dung của chương trình giáo dục VHTT; Phương pháp giảng dạy của giáo viên; Năng lực giảng dạy của giáo viên; Tính tích cực của bản thân học sinh; Tính hướng ngoại của học sinh; Điều kiện kinh tế của gia đình; Cơ sở vật chất và điều kiện để tổ chức hoạt động dạy học; Sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội; Đối tượng thực hiện hoạt động (GV, già làng, cán bộ văn hoá). Kết luận chương 1 Trong chương 1, luận án đã tập trung tổng hợp và phân tích các nghiên cứu, khái niệm, đặc điểm để làm rõ cơ sở khoa học của vấn đề cần nghiên cứu. Bắt đầu bằng việc tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề giáo dục văn hoá truyền thống cho học sinh, chúng tôi đã định vị được bối cảnh nghiên cứu. Tiếp đến, chúng tôi đã xây dựng một số khái niệm giả lập liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phân tích đặc điểm của học sinh trung học phổ thông người dân tộc thiểu số, đặc điểm của quá trình giáo dục văn hoá truyền thống và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này. Phần cuối chương, chúng tôi đã xây dựng mức độ biểu hiện của thực trạng việc giáo dục văn hoá truyền thống thông qua các tiêu chí đánh giá. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHO HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHU VỰC TÂY NGUYÊN 2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể khảo sát 2.1.1. Khái quát về địa bàn khảo sát Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ Bắc xuống Nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là nơi hội tụ của 54 dân tộc anh em trong toàn quốc về đây sinh cơ lập nghiệp, đoàn kết một lòng xây dựng vùng đất Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp. 2.1.2. Khái quát về khách thể tham gia khảo sát Bảng 2. 1. Đặc tính thành phần mẫu 900 học sinh Tổng Thành phần Số người Tỉ lệ % Số % người Nam 571 63,4 Giới tính Nữ 329 36,6 Lớp 10 444 49,3 Khối lớp Lớp 11 270 30 Lớp 12 186 20,7 900 100 Đắk Lắk 386 42,9 Tỉnh Gia Lai 154 17,1 Kon tum 137 15,2
  10. 8 Đắk Nông 125 13,9 Lâm Đồng 125 10,9 N’Trang Lơng (Đắk Lắk) 106 11,8 Tây Nguyên 186 20,7 Ea H’Leo 94 10,4 N’Trang Lơng (Đắk Nông) 124 13,8 Trường Ayun Pa 72 8,0 THPT Gia Lai 82 9,1 Kon tum 81 9,0 Sa Thầy 57 6,3 Lâm Đồng 98 10,9 Bảng 2. 2. Đặc tính thành phần mẫu GV Tổng Thành phần Số người Tỉ lệ % Số % người Nam 18 17,6 Giới tính Nữ 84 82,4 Đắk Lắk 42 42,2 Gia Lai 21 20,6 Tỉnh Kontum 15 14,7 102 100 Đắk Nông 16 15,7 Lâm Đồng 8 7,8 Kinh 57 55,8 Dân tộc Khác 45 44,2 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng giáo dục văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho học sinh các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú Chúng tôi tổ chức khảo sát thực trạng việc học tập những VHTT của HS các trường THPT dân tộc nội trú: nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục VHTT, nhận thức của HS về 8 VHTT, thái độ của HS đối với việc giáo dục VHTT, hành động tham gia các tiết học VHTT, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học tập VHTT; Khảo sát thực trạng về việc giảng dạy những VHTT cho HS các trường THPT dân tộc nội trú: nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc giáo dục VHTT cho HS, tần suất thực hiện việc chuẩn bị bài giảng, nội dung, phương pháp, cách thức giảng dạy, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy VHTT cho HS. 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường trung học phổ thông khu vực Tây Nguyên 2.3.1. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường trung học phổ thông khu vực Tây Nguyên 2.3.1.1. Mức độ quan trọng của việc giáo dục văn hoá truyền thống Bảng 2. 3. Tự đánh giá mức độ quan trọng của việc giáo dục VHTT cho HS Nhóm Học sinh Giáo viên Tổng số Mức độ Tần số % Tần số % Tần số % Không quan trọng 0 0 0 0 0 0 Ít quan trọng 9 1,0 0 0 9 1,1 Phân vân 45 5,0 1 1,0 46 4,5 Quan trọng 386 42,9 28 27,5 414 41,3 Rất quan trọng 460 51,1 73 71,6 533 53,1 Tổng số 900 100 102 100 1002 100 2.3.1.2. Hiệu quả của việc giáo dục văn hoá truyền thống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường trung học phổ thông khu vực Tây Nguyên
  11. 9 Bảng 2. 4.Mức độ hiệu quả của vấn đề giáo dục VHTT Nhóm Học sinh Giáo viên Tổng Mức độ Tần số % Tần số % Tần số % Không hiệu quả 547 60,8 57 55,9 604 60,3 Ít hiệu quả 210 23,3 44 43,1 254 25,3 Phân vân 74 8,2 1 1,0 75 7,5 Hiệu quả 55 6,1 0 0 55 5,5 Rất hiệu quả 14 1,6 0 0 14 1,4 Tổng số 900 100 102 100 1002 100 2.3.2. Thực trạng giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường trung học phổ thông khu vực Tây Nguyên 2.3.2.1. Thực trạng giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường trung học phổ thông khu vực Tây Nguyên biểu hiện thông qua hoạt động học * Nhận thức của học sinh về những nội dung của những văn hoá truyền thống Tây Nguyên Bảng 2. 5. Mức độ hiểu biết về các VHTT Tây Nguyên của HS Phần trăm đáp án lựa chọn Thứ hạng Mức độ Không biết Biết rất rõ Phân vân ĐTB Nội dung Biết rõ Ít biết 1. Văn hóa cồng chiêng 4,86 Rất cao 1 0,2 0,6 1,3 8,7 89,2 2. Văn hóa lễ hội 4,17 Cao 5 2,6 3,4 11,9 38,2 43,9 3. Văn học dân gian 4,37 Rất cao 2 0,9 1,6 8,9 37,4 51,2 4. Văn hóa chữ viết 3,73 Cao 7 3,0 18,8 13,7 31,3 33,2 5. Văn hóa ẩm thực 3,70 Cao 8 0,9 13,0 22,4 42,4 21,2 6. Nhạc cụ dân tộc 4,27 Rất cao 3 1,1 2,7 6,7 46,8 42,8 7. Nghề thủ công truyền thống 4,24 Rất cao 4 0,3 0,8 7,3 57,6 34,0 8. Trang phục truyền thống 3,91 Cao 6 2,2 9,1 15,1 43,0 30,6 Bảng 2. 6. Mức độ hiểu biết về các VHTT của HS thông qua bài tập đánh giá Phần trăm số bài đạt được Thứ hạng Mức độ ĐTB Nội dung 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1. Văn hóa cồng chiêng 1,50 Rất thấp 3 63,0 27,9 6,4 1,3 1,3 2. Văn hóa lễ hội 1,50 Rất thấp 2 57,4 36,9 4,2 0,8 0,7 3. Văn học dân gian 1,40 Rất thấp 8 64,6 32,0 2,7 0,6 0,2 4. Văn hóa chữ viết 1,50 Rất thấp 4 60,9 30,7 6,9 0,9 0,7 5. Văn hóa ẩm thực 1,53 Rất thấp 1 53,9 40,7 4,6 0,3 0,6 6. Nhạc cụ dân tộc 1,40 Rất thấp 7 65,7 29,6 3,6 1,1 0,1 7. Nghề thủ công truyền 1,47 Rất thấp 5 57,4 38,9 2,6 1,1 0,0 thống 8. Trang phục truyền thống 1,44 Rất thấp 6 60,6 36,0 3,0 0,2 0,2 ĐTB chung 1,47 Mức độ Rất thấp * Thái độ của HS đối với các hoạt động giáo dục văn hoá truyền thống
  12. 10 Bảng 2. 7. Thái độ của học sinh đối với việc giáo dục VHTT Phần trăm đáp án lựa chọn Hoàn toàn đồng ý Thứ hạng Không đồng ý Mức độ Phân vân ĐTB Ít đồng ý Đồng ý Nội dung 1.Tôi luôn có thái độ tích cực với việc 3,41 Cao 3 28,8 4,2 6,9 18,2 41,9 giáo dục VHTT 2. Tôi tôn trọng những mà ông cha đã để 3,81 Cao 1 11,7 10,8 5,3 29,8 42,3 lại 3. Tôi yêu quý tất cả những gì đã trở 3,48 Cao 2 24,7 3,7 1,2 40,0 30,4 thành VHTT 4. Tôi chủ động tham gia vào các bài 2,38 Trung 7 42,8 17,7 10,4 16,9 12,2 học về VHTT bình 5. Tôi sẵn sàng bảo vệ những VHTT 2,33 Trung 8 40,9 18,8 15,2 16,8 8,3 bình 6. Tôi luôn ý thức giữ gìn những VHTT 2,72 Trung 5 39,1 14,8 ,8 25,6 19,8 bình 7. Tôi luôn phấn đấu học tập để trở 2,64 Trung 6 30,7 25,9 3,7 28,6 11,2 thành truyền nhân cho việc giáo dục bình VHTT cho thế hệ đi sau 8. Tôi luôn tự hào vì bản thân được học 3,30 Trung 4 13,1 22,6 8,4 32,9 23,0 tập VHTT bình ĐTB chung 3,01 Mức độ Trung bình * Tần suất thực hiện các hoạt động giáo dục văn hoá truyền thống Bảng 2. 8. Tần suất thực hiện các hoạt động giáo dục VHTT Phần trăm đáp án lựa chọn Rất thường xuyên Không bao giờ Thứ hạng Thường xuyên Thỉnh thoảng Mức độ ĐTB Hiếm khi Nội dung 1. Tích cực tham gia hoạt động lồng Rất 1,56 2 59,9 31,3 4,4 2,2 2,2 ghép mang tính chất giáo dục VHTT thấp 2. Chủ động tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp liên quan đến việc giáo dục 2,18 Thấp 1 40,9 28,2 10,2 13,1 7,6 VHTT 3. Tham gia các buổi sinh hoạt văn hóa, Rất 1,45 5 61,8 31,4 6,3 0,4 0 văn nghệ mang truyền thống thấp 4. Tham gia các hoạt động trải nghiệm Rất 1,52 3 61,2 30,1 5,3 2,1 1,2 VHTT thấp 5. Tham gia học tập các VHTT tại buôn, Rất 1,45 6 60,6 34,9 3,6 0,7 0,3 làng, thôn, bản thấp 6. Tham gia các lễ hội VHTT do buôn Rất 1,43 8 63,1 31,1 5,4 0,3 0 làng tổ chức thấp 7. Tham gia các hội thi tìm hiểu về Rất 1,41 10 63,7 32,2 3,6 0,6 0 VHTT thấp
  13. 11 8. Tham gia giao lưu, tọa đàm với các nghệ nhân, già làng, trưởng bản về Rất 1,48 4 58,0 37,2 3,4 1,0 0,3 VHTT thấp 9. Chủ động, sáng tạo thực hiện đầy đủ Rất 1,44 7 60,6 35,0 30,9 0,6 0 các nhiệm vụ thực hành về VHTT thấp 10. Tích cực tuyên truyền, vận động Rất người thân và những người khác trong 1,40 9 64,4 31,3 20,8 1,4 0 thấp cộng đồng tìm hiểu các VHTT ĐTB chung 1,53 Mức độ Rất thấp * Mối tương quan giữa mặt nhận thức, thái độ và hành động của học sinh r = 0.92** sig = 0,001 Thái độ Hành động r = 0.81** r = 0.64** sig = 0,001 sig = 0,01 Nhận thức Hình 2. 1. Mối tương quan giữa nhận thức, thái độ và hành động của HS 2.3.2.1. Thực trạng giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường trung học phổ thông khu vực Tây Nguyên biểu hiện qua hoạt động dạy * Tần suất chuẩn bị bài giảng của GV trước mỗi bài dạy về VHTT Bảng 2. 9. Tần suất GV thực hiện chuẩn bị bài giảng Phần trăm đáp án lựa chọn Rất thường xuyên Không bao giờ Thứ hạng Thường xuyên Thỉnh thoảng Mức độ ĐTB Hiếm khi Nội dung 1. Xác định các VHTT phù hợp với 4,86 Rất cao 1 0 1,0 1,0 8,8 89,2 mục tiêu bài học 2. Lựa chọn các nội dung các 4,21 Cao 2 1,0 3,9 16,7 30,4 48,0 VHTT có thể lồng ghép 3. Tích hợp nội dung giáo dục 3,63 Cao 3 0 4,9 46,1 30,4 18,6 VHTT vào bài giảng 4. Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với việc tích hợp nội 3,59 Cao 4 16,7 9,8 10,8 23,5 39,2 dung giáo dục VHTT với môn học 5. Tạo điều kiện để học sinh được Trung 2,94 5 24,5 18,6 17,6 16,7 22,5 thực hành, trải nghiệm các VHTT bình * Các hình thức GV lựa chọn để giảng dạy những VHTT
  14. 12 Bảng 2. 10. Tần suất GV lựa chọn các hình thức giảng dạy VHTT Phần trăm đáp án lựa chọn Rất thường xuyên Không bao giờ Thứ hạng Thường xuyên Thỉnh thoảng Mức độ ĐTB Hiếm khi Nội dung 1. Lồng ghép các nội dung VHTT 4,04 Cao 1 10,8 4,9 4,9 28,4 51,0 qua các môn học 2. Tổ chức hoạt động ngoài giờ 1,91 Thấp 2 36,3 44,1 14,7 2,9 2,0 lên lớp 3. Tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn 1,40 Rất thấp 8 69,6 21,6 7,8 1,0 0 nghệ 4. Tổ chức hoạt động thi đua tìm 1,90 Thấp 3 36,3 44,1 14,7 2,9 2,0 hiểu về những VHTT 5. Tổ chức tham quan, học tập các 1,54 Rất thấp 5 53,9 39,2 5,9 1,0 0 VHTT tại Buôn làng, thôn, bản 6. Tổ chức trải nghiệm các VHTT theo chủ đề dưới hình thức câu lạc 1,39 Rất thấp 9 67,6 26,5 4,9 1,0 0 bộ 7. Tổ chức lễ hội VHTT 1,42 Rất thấp 7 62,7 32,4 4,9 0 0 8.Tổ chức giao lưu, tọa đàm với 1,61 Rất thấp 4 52,0 39,2 5,9 2,0 1,0 các nghệ nhân, già làng 9. Điều tra, sưu tầm các VHTT 1,47 Rất thấp 6 58,8 5,3 0,9 0 0 10. Khuyến khích hoạt động tự 1,07 Rất thấp 10 93,1 0,9 00 0 0 giáo dục *Các phương pháp GV lựa chọn để giảng dạy những VHTT Các phương pháp giảng dạy được chúng tôi thăm dò bao gồm: Thuyết trình, Thuyết giảng, Thảo luận nhóm, Kể chuyện, Thiết kế trò chơi, Nêu và giải quyết vấn đề, Xây dựng bài tập tình huống, Nêu gương, Biểu diễn nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm. Kết quả được thống kê trong Bảng 2.15. Bảng 2. 11. Tần suất GV lựa chọn các phương pháp giảng dạy VHTT Phần trăm đáp án lựa chọn Rất thường xuyên Không bao giờ Thứ hạng Thường xuyên Thỉnh thoảng Mức độ ĐTB Hiếm khi Nội dung 1. Thuyết trình 3,69 Cao 1 1,0 2,0 42,2 37,3 17,6 2. Thuyết giảng 1,93 Thấp 2 32,4 49,0 13,7 2,9 2,0 3. Thảo luận nhóm 1,57 Rất thấp 4 50,0 44,1 4,9 1,0 0 4. Kể chuyện 1,39 Rất thấp 7 67,6 26,5 4,9 1,0 0 5. Thiết kế trò chơi 1,30 Rất thấp 9 78,8 19,2 1,0 1,0 0 6. Nêu và giải quyết vấn đề 1,29 Rất thấp 10 75,5 20,6 2,9 1,0 0 7. Xây dựng bài tập tình huống 1,92 Thấp 3 32,4 49,0 13,7 2,9 2,0 8. Nêu gương 1,56 Rất thấp 5 50,0 44,1 4,9 1,0 0
  15. 13 9. Biểu diễn nghệ thuật 1,38 Rất thấp 8 67,6 26,5 4,9 1,0 0 1,42 Rất thấp 10. Hoạt động trải nghiệm 6 62,7 32,4 4,9 0 0 2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường trung học phổ thông khu vực Tây Nguyên Bảng 2. 12. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục VHTT Học sinh Giáo Viên Tổng Nội dung ĐTB Hạng ĐTB Hạng ĐTB Hạng 1. Chính sách của Đảng, Nhà nước 4,80 1 4,89 1 4,80 1 2. Nội dung của chương trình giáo dục 4,05 8 3,89 7 4,03 7 VHTT 3. Phương pháp giảng dạy của giáo viên 4,33 3 4,33 3 4,33 3 4. Năng lực giảng dạy của giáo viên 4,37 2 4,37 2 4,37 2 5. Tính tích cực của bản thân học sinh 3,94 9 4,26 5 3,97 9 6. Tính hướng ngoại của học sinh 4,15 6 2,75 10 4,01 8 7. Điều kiện kinh tế của gia đình 4,18 5 4,32 4 4,19 5 8. Cơ sở vật chất và điều kiện để tổ chức 3,93 10 4,14 6 3,95 10 hoạt động dạy học 9. Sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường – 4,31 4 3,79 8 4,26 4 xã hội 10. Đối tượng thực hiện hoạt động (GV, già 4,09 7 3,78 9 4,06 6 làng, cán bộ văn hoá) 2.4. Đánh giá thực trạng 2.4.1. Kết quả đạt được Khảo sát thực trạng việc học tập những VHTT của HS các trường THPT dân tộc nội trú: Mặc dù học sinh đánh giá giáo dục VHTT là rất quan trọng, thế nhưng nhận thức của HS về 8 VHTT là rất thấp. Thái độ của HS đối với việc giáo dục VHTT ở mức trung bình. HS tham gia hoạt động về các nội dung học tập VHTT ở mức rất thấp. Khảo sát thực trạng về việc giảng dạy những VHTT cho HS các trường THPT dân tộc nội trú: nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc giáo dục VHTT cho HS là rất quan trọng. Tần suất thực hiện việc chuẩn bị bài giảng, nội dung, phương pháp, cách thức giảng dạy chỉ ở mức thấp. 2.4.2. Những tồn tại Giáo dục VHTT cho HS các trường THPT dân tộc nội trú ở Tây Nguyên chưa mang lại hiệu quả cao. học sinh chưa nhận thức rõ ràng về mục tiêu học tập được lồng ghép; HS chưa được thực hành trải nghiệm những VHTT; HS chưa cảm thấy hứng thú với những lợi ích mang lại của VHTT cho bản thân, cộng đồng. Giáo viên chưa thật sự am hiểu về những VHTT Tây Nguyên dẫn đến sự truyền tải thông điệp chưa đầy đủ, chưa tạo hứng thú cho HS. Ngoài ra, do tính chất dạy học lồng ghép nên những nội dung về VHTT chỉ được xem như nội dung phụ. Trên phương diện đánh giá, hiện chưa có quy định cụ thể về đánh giá kết quả của việc giáo dục VHTT cho HS. Điều này gây không ít khó khăn cho GV trong việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được sau khi giảng dạy về VHTT. Kết luận chương 2 Hầu hết học sinh và giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục văn hóa truyền thống. Thế nhưng, hiệu quả thật sự của quá trình giáo dục văn hóa truyền thống chưa cao. Có mối tương quan thuận giữa mặt nhận thức, thái độ và hành động của học sinh người dân tộc thiểu số khi được giáo dục các văn hóa truyền thống ở mức khá đến mức cao.
  16. 14 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ VÀ THỰC NGHIÊM SƯ PHẠM 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp Khi xây dựng biện pháp, chúng tôi tuân thủ một số nguyên tắc sau: Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu; Nguyên tắc đảm bảo tính đối tượng; Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả; Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống; Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn. 3.2. Các biện pháp giáo dục không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường trung học phổ thông khu vực Tây Nguyên 3.2.1. Giáo dục nâng cao nhận thức, bồi dưỡng phát triển năng lực giáo dục Văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho các lực lượng giáo dục 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp: Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực cho các chủ thể giáo dục. 3.2.1.2. Cách thức và điều kiện thực hiện: Nâng cao nhận thức các nhóm đối tượng: đội ngũ quản lí trường DTNT, Giáo viên và HS. Tùy thuộc vào đặc điểm nhận thức của từng nhóm đối tượng mà có những điều kiện cụ thể. 3.2.2. Tích hợp nội dung giáo dục Văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho học sinh các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú qua dạy học các môn học tiềm năng 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp: Lồng ghép nội dung VHTT vào các nội dung môn học nhiều tiềm năng. 3.2.2.2. Cách thức và điều kiện thực hiện: Tích hợp vào nội dung bài giảng có liên quan đến VHTT trong các môn học tiềm năng như GDCD, Văn, Sử Địa,… 3.2.3. Tích hợp nội dung giáo dục Văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho học sinh các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú qua dạy học các môn học tiềm năng 3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp: giúp HS tiếp cận nội dung giáo dục gián tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nhiệp. 3.2.3.2. Cách thức và điều kiện thực hiện: tùy thuộc đa dạng các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp. GV cần phải được sự đồng thuận từ gia đình của HS và Ban giám hiệu nhà trường; Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho HS khi tham gia các hoạt động trải nghiệm; Đảm bảo tính giáo dục; Cần phổ biến nội quy trước khi tham gia;Duy trì tính hứng thú của học sinh bằng cách lồng ghép các hoạt động khác như: văn nghệ, đố vui, thi đua; Tạo điều kiện tối đa cho học sinh được trải nghiệm. 3.2.4. Xây dựng cảnh quan môi trường giáo dục Văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho học sinh trong các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú 3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp: Nâng cao nhận thức của HS về VHTT Tây Nguyên thông qua việc tác động trực quan vào thị giác của HS. 3.2.4.2. Cách thức và điều kiện thực hiện: Xác định vị trí nhà trường cần xây dựng cảnh quan; Xác định những nội dung VHTT đặc trưng của khu vực; Liên kết những biểu tượng; Thiết kế mô hình cảnh quan tổng thể. Điều kiện: tránh lãng phí, đảm bảo tính hiệu quả, nên tạo điều kiện cho HS tham gia vào việc thực hiện công trình theo chỉ đạo của người thiết kế. 3.2.5. Phối hợp các lực lượng xã hội trong tổ chức các hoạt động Văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho HS các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tham gia. 3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp: Giáo dục VHTT Tây Nguyên cho HS thông qua sự phối hợp các lực lượng xã hội tổ chức các hoạt động văn hoá. 3.2.5.2. Cách thức và điều kiện thực hiện: Các hoạt động văn hoá truyền thống có thể tổ chức bên trong hoặc bên ngoài nhà trường. Các hoạt động có thể thực hiện thông qua các hình thức: thi viết, thi vẽ, thi ca múa, thi sáng tác văn thơ, thi đề xuất ý tưởng… Điều kiện: cân nhắc sự phù hợp giữa nội dung VHTT, thời gian tổ chức với đối tượng HS tham gia. Yếu tố động cơ tham gia của HS .Cân đối giữa các hình thức khen thưởng bằng hiện vật hoặc truyền thông. Phối hợp nhiều hoạt động trong năm học và cùng hướng đến những VHTT địa phương.
  17. 15 3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp giáo dục văn hóa truyền thống Tây Nguyên cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường trung học phổ thông Các biện pháp thực hiện trên chỉ khác nhau về cách thức, hình thức tổ chức và đối tượng chủ đạo tác động đến HS. Tuy khác nhau nhưng các biện pháp có mối liên hệ hữu cơ với nhau. 3.4. Khái quát quá trình thực nghiệm 3.4.1. Mục đích, qui mô địa bàn thực nghiệm Mục đích thực nghiệm: kiểm chứng tính khoa học của giả thuyết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên cho học sinh người DTTS trường nội trú biểu hiện bằng sự thay đổi phương pháp tiếp cận tri thức (dạy học lồng ghép, tổ chức hoạt động trải nghiệm). Qui mô thực nghiệm: Thực nghiệm trên 2 lớp 10 trường THPT DTNT Nơ Trang Lơng (Đắk lắk) 3.4.2. Mô hình thực nghiệm: mô thức thực nghiệm không nhóm đối chứng. 3.4.3. Giả thuyết thực nghiệm Giả thuyết 1: có sự khác biệt về ĐTB chung của HS trước và sau khi tham gia thực nghiệm của từng biện pháp với mức ý nghĩa p < 0,05. Giả thuyết 2: trong hai biện pháp đã xây dựng (dạy học lồng ghép, dạy học thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm), biện pháp dạy học thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sẽ có ĐTB chung từng mặt là cao nhất. 3.4.4. Quy trình chọn nghiệm thể: Việc chọn lớp thực nghiệm tuân thủ các tiêu chí lựa chọn và dựa trên kết quả phân tích kiểm nghiệm Anova về sự khác biệt ĐTB. Hai lớp được chọn là lớp 10A2, 10A5. 3.4.5. Tiêu chí thang đo và đánh giá thực nghiệm Thông qua bài kiển tra đầu vào và đầu ra, chúng tôi thiết kế thang đo các mặt nhận thức, thái độ, hành động của HS về văn hóa cồng chiêng. Việc đánh giá thực nghiệm dựa trên thang đo 5 mức. 3.5. Kết quả thực nghiệm 3.5.1. Kết quả kiểm tra đầu vào các lớp tham gia thực nghiệm * Kết quả phần nhận thức Bảng 3. 1. Phân phối mức độ, ĐTB và ĐLC phần nhận thức của HS đầu vào TN1 TN2 Mức độ (10A2) (10A5) SL % SL % Giỏi 0 0 0 0 Khá 0 0 0 0 Trung bình 7 23,3 5 17,3 Yếu 6 20 5 7,3 Kém 17 56,7 19 65,4 Tổng 30 100% 29 100% ĐTB 3,23 (Yếu) 3,21 (Yếu) ĐLC 1,41 1,37 Anova Test F =1,25; sig = 0,285 * Phần thái độ Bảng 3. 2. Phân phối mức độ, ĐTB và ĐLC phần thái độ của HS 3 lớp tham gia bài kiểm tra đầu vào TN1 TN2 Mức độ (10A2) (10A5) SL % SL % Thấp 27 90 26 89,7 Trung bình 3 10 3 10,3 Cao 0 0 0 0
  18. 16 Tổng 30 100% 29 100% ĐTB 1,32 (Thấp) 1,32(Thấp) ĐLC 0,19 0,18 Anova Test F = 0,015; sig = 0,958 * Phần hành động Bảng 3. 3. Phân phối mức độ, ĐTB và ĐLC phần hành động của HS 2 lớp tham gia bài kiểm tra đầu vào TN1 TN2 Mức độ (10A2) (10A5) SL % SL % Thấp 18 60 16 55,2 Trung bình 12 40 8 27,6 Cao 0 0 3 10,3 Rất cao 0 0 2 6,9 Tổng 30 100% 29 100% ĐTB 1,40 (Trung bình) 1,69 (Trung bình) ĐLC 0,49 0,93 Kruskal K=0,834; sig = 0,659 Wallis Test 3.5.2. Kết quả đo đầu ra các lớp tham gia thực nghiệm * Phần nhận thức Bảng 3. 4. Phân phối mức độ, ĐTB và ĐLC phần nhận thức đầu ra của HS TN1 TN2 Mức độ (10A2) (10A5) SL % SL % Giỏi 1 3,3 9 31,1 Khá 5 16,6 9 31,1 Trung bình 16 53,3 8 27,5 Yếu 5 16,6 2 6,8 Kém 3 10,2 1 3,5 Tổng 30 100% 29 100% ĐTB 5,37 (Trung bình) 6,66 (Trung bình) ĐLC 1,32 1,49 Anova Test F = 7,31 ; sig = 0,001 * Phần thái độ Bảng 3. 5. Phân phối mức độ, ĐTB và ĐLC phần thái độ đầu ra của HS TN1 TN2 Mức độ (10A2) (10A5) SL % SL % Thấp 2 6,7 0 0 Trung bình 21 70 16 55,2 Cao 7 23,3 13 44,8 Tổng 30 100% 29 100% ĐTB 1,99 (Trung bình) 2,19 (Trung bình) ĐLC 0,26 0,37
  19. 17 Kruskal K= 39,27 ; sig = 0,000 Wallis Test * Phần hành động Bảng 3. 6. Phân phối mức độ, ĐTB và ĐLC phần hành động đầu ra của HS TN1 TN2 Mức độ (10A2) (10A5) SL % SL % Thấp 4 13,4 0 0,0 Trung bình 15 50,0 4 13,8 Cao 4 13,3 6 20,7 Rất cao 7 23,3 19 65,5 Tổng 30 100% 29 100% ĐTB 2,47 (Cao) 3,52 (Rất cao) ĐLC 1,01 0,74 Kruskal K= 26,99 ; sig = 0,000 Wallis Test Sau khi tham gia lớp thực nghiệm, có sự khác biệt về nhận thức, thái độ và hành động của HS. Sự khác biệt này thể hiện rõ nét nhất ở phần nhận thức và phần hành động. 3.5.3. Kết quả tổng hợp mức độ hiệu quả của các phương pháp thực nghiệm Bảng 3. 7. Kết quả kiểm nghiệm T-test cặp điểm trung bình đầu ra – đầu vào ĐTB T-test Mặt Lớp Đầu vào Mức Đầu ra Mức độ Hiệu t sig Trung TN1 3,23 Yếu 5,37 2,14 - 6,05 0,00 Nhận bình thức Trung TN2 3,21 Yếu 6,66 3,45 - 9,15 0,00 bình Trung TN1 1,32 Thấp 1,99 0,67 - 3,04 0,01 bình Thái độ Trung TN2 1,32 Thấp 2,19 0,87 - 3,15 0,02 bình Trung TN1 1,40 2,47 Cao 1,07 - 3,05 0,001 Hành bình động Trung TN2 1,69 3,52 Rất cao 1,83 - 1,51 0,00 bình Cả hai biện pháp đều mang lại hiệu quả cải thiện nhận thức, thái độ và hành động của học sinh về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Lớp TN2 có sự cải thiện rõ rệt ở tất cả các mặt nhận thức, thái độ và hành động. Đến đây, Giả thuyết thực nghiệm số 1 đủ minh chứng để khẳng định là một giả thuyết đúng. 3.5.4. Kết quả đánh giá các biện pháp giáo dục văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường trung học phổ thông khu vực Tây Nguyên Nhằm kiểm tra tính hứng thú, mức độ đáp ứng của các biện pháp thực nghiệm, tính phù hợp và tính bổ ích của đợt thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 59 học sinh và 12 giáo viên tổ Văn – Sử – GDCD đã tham gia và dự giờ quan sát các lớp thực nghiệm. 3.5.4.1. Tính hứng thú của học sinh khi tham gia các biện pháp
  20. 18 Bảng 3. 8. Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia lớp thực nghiệm Số HS lựa chọn Không hứng thú Thứ hạng Rất hứng thú Mức độ Ít hứng thú Phân vân Hứng thú ĐTB Nội dung 1. Ý nghĩa của chuyên đề 4,57 Rất cao 2 0 2 4 25 59 2. Nội dung của chuyên đề 4,70 Rất cao 1 0 0 0 27 63 3. Phương pháp tổ chức của giáo 4,40 Rất cao 5 1 4 7 24 54 viên 4. Năng lực am hiểu của giáo viên 4,48 Rất cao 3 0 2 7 28 53 về nội dung chuyên đề 5. Kỹ năng tạo hứng thú cho học 4,47 Rất cao 4 0 1 6 33 50 sinh 6. Sự trải nghiệm khi tham gia 4,34 Rất cao 6 2 2 10 25 51 chuyên đề 3.5.4.2. Mức độ đáp ứng của các biện pháp thực nghiệm Bảng 3. 9.Tự đánh giá mức độ đáp ứng thực nghiệm của HS Thứ hạng Số HS lựa chọn Mức độ Trung bình ĐTB Rất thấp Rất cao Nội dung Thấp Cao 1. Nắm vững tri thức về các 4,22 Rất cao 3 3 6 9 22 50 VHTT 2. Có thái độ tự hào với những nét 4,77 Rất cao 1 0 0 1 19 70 VHTT đặc trưng riêng của dân tộc 3. Phát huy tính tự giác, tích cực tìm hiểu những nét VHTT khác 4,67 Rất cao 2 0 1 3 21 65 của dân tộc 4. Vận dụng tri thức của chuyên đề vào thực tế: giao lưu kết bạn, 4,06 Cao 5 0 4 22 29 35 tôn trọng dân tộc bạn… 5. Được trải nghiệm những nét 4,11 Cao 4 4 3 13 29 41 văn hoá truyền thống Bảng 3. 10. Tự đánh giá mức độ đáp ứng của chuyên đề thực nghiệm từ GV Phần trăm đáp án lựa chọn Thứ hạng Mức độ Trung bình ĐTB Rất thấp Rất cao Nội dung Thấp Cao 1. Chuyên đề thu hút được sự chú 4,65 Rất cao 3 0 0 9,1 18,2 72,7 ý của HS 2. Chuyên đề duy trì được hứng 4,64 Rất cao 4 0 0 0 18,2 81,8 thú của HS 3. Phương pháp giảng dạy của 4,09 Cao 5 9,1 9,1 0 27,3 54,5 giáo viên cuốn hút
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0