intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho vận động viên nam nhảy ba bước Đội tuyển Điền kinh quốc gia Việt Nam

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

44
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn của môn Điền kinh và nhảy ba bước, đề tài tiến hành nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển SMTĐ cho VĐV nam nhảy ba bước phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, góp phần nâng cao thành tích môn Điền kinh trong những năm tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho vận động viên nam nhảy ba bước Đội tuyển Điền kinh quốc gia Việt Nam

  1. 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. MỞ ĐẦU Huấn luyện thể lực là một quá trình phát triển toàn diện nhiều tố chất vận động, trong đó sức mạnh là tố chất chuyên môn đặc biệt quan trọng. Trong hoạt động thi đấu nhảy ba bước, sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh tốc độ (SMTĐ) giữ vai trò là một tố chất thể lực đặc thù chuyên môn, không có kỹ thuật nào, bước nhảy nào không cần đến SMTĐ. Lực giậm nhảy lớn hay nhỏ phụ thuộc vào sự phối hợp SMTĐ giữa các bộ phận của cơ thể, đảm bảo cho vận động viên (VĐV) có một trình độ thể lực chuyên môn tốt cần có một chương trình huấn luyện phù hợp, đáp ứng được yêu cầu trong thi đấu. Từ trước tới nay, ở trong nước và nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về điền kinh. Tuy nhiên, nội dung và phương pháp tổ chức tập luyện nhằm phát triển SMTĐ tới nay hầu như chưa có tác giả nào đề cập tới. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống bài tập phát triển SMTĐ là nhu cầu cấp bách trong thực tiễn huấn luyện nhảy ba bước hiện nay. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bài tập phát triển SMTĐ cho VĐV nam nhảy ba bước Đội tuyển Điền kinh quốc gia- Việt Nam” Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của môn Điền kinh và nhảy ba bước, đề tài tiến hành nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển SMTĐ cho VĐV nam nhảy ba bước phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, góp phần nâng cao thành tích môn Điền kinh trong những năm tới. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Nghiên cứu xác định hệ thống test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ cho VĐV nam nội dung nhảy ba bước đội tuyển Điền kinh quốc gia. Mục tiêu 2: Nghiên cứu thực trạng SMTĐ của VĐV nam nội dung nhảy ba bước đội tuyển Điền kinh quốc gia. Mục tiêu 3: Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ cho VĐV nam nhảy ba bước đội tuyển Điền kinh quốc gia. Giả thuyết khoa học: Hiện nay, SMTĐ của VĐV nam nhảy ba bước đội tuyển quốc gia còn nhiều hạn chế, nguyên nhân do số lượng các bài tập bổ trợ rất ít và thiếu hiệu quả sử dụng. Nếu nghiên cứu tìm ra hệ thống bài tập phù hợp, sẽ có tác động tích cực đến việc nâng cao thành tích của VĐV trong những năm tới đây. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Luận án đã nghiên cứu xác định được 11 test đủ độ tin cậy để kiểm tra SMTĐ cho VĐV nhảy ba bước nam đội tuyển điền kinh quốc gia. Cùng với đó, luận án đã xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, gồm: Bảng phân loại đánh giá sức mạnh tốc độ theo từng test; Bảng điểm theo thang điểm 10 ở từng test; Bảng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh được thực trạng thành tích, thực trạng hệ thống bài tập và những yếu tố ảnh hưởng đến thành tích của VĐV nhảy ba bước nam đội tuyển điền kinh quốc gia. Từ kết quả phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn luận án lựa chọn được 65 bài tập để ứng dụng và đánh giá hiệu quả. Kết quả ứng dụng bước đầu xác định được hiệu quả của bài tập trên đối tượng nghiên cứu về trình độ tập luyện cũng như thành tích thi đấu. 3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 148 trang A4: Gồm các phần: Mở đầu (04 trang); Chương 1 - Tổng quan vấn đề nghiên cứu (55 trang); Chương 2 - Phương pháp và tổ chức nghiên cứu (10 trang); Chương
  2. 2 3 - Kết quả nghiên cứu và bàn luận (75 trang); Kết luận và kiến nghị (02 trang). Luận án sử dụng 104 tài liệu, trong đó có 74 tài liệu bằng tiếng Việt, 30 tài liệu bằng tiếng tiếng Anh, ngoài ra còn có 34 bảng số liệu, 04 sơ đồ, 12 biểu đồ, 09 hình và 05 phụ lục. B. NỘI DUNG LUẬN ÁN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử phát triển nhảy ba bước trên thế giới Môn nhảy ba bước xuất hiện từ thế kỷ 18, có nguồn gốc ở Scotland và Ireland nhưng có cách gọi khác nhau. Nhảy ba bước đã từng là một phần của khai mạc kỳ Olympics hiện đại tại Athens (năm 1896). Đến thời điểm này kỷ lục thế giới nhảy ba bước nam thuộc về VĐV Jonathan Edwards của Vương quốc Anh, với thành tích 18,29 m (60 ft 0 in) và kỷ lục của VĐV nữ là Nessa Kravets người Ukraine với thành tích là 15,50 m (50 ft 10 in). 1.2. Đặc điểm huấn luyện thể thao Giá trị của huấn luyện thể thao không dừng lại ở việc hoàn thiện năng lực thể thao mà nó còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển nhân cách của VĐV. Huấn luyện thể thao hướng vào việc giành thành tích thể thao cao và cao nhất. Huấn luyện thể thao là một quá trình đào tạo đặc biệt, chịu sự chi phối của các quy luật sinh học, quy luật vận động và các quy luật xã hội. Giai đoạn huấn luyện chuyên sâu trong môn thể thao chính, VĐV sẽ hoàn thiện các khả năng chiến thuật của mình, nắm vững các phương pháp và thủ pháp tiến hành đua tranh thể thao, có năng lực chủ động và linh hoạt giải quyết các nhiệm vụ vận động trong các tình huống mới xuất hiện. 1.3. Các quan điểm về sức mạnh và SMTĐ. Theo quan điểm của Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn: SMTĐ là sức mạnh được sinh ra trong các động tác nhanh. Theo D. Harre: SMTĐ là khả năng khắc phục lực cản với tốc độ co cơ cao của VĐV Theo Nôvicôp A.D và Mátvêép L.P: SMTĐ là năng lực biểu hiện trị số sức mạnh lớn trong một thời gian ngắn nhất Theo Lê Văn Lẫm, Nguyễn Xuân Sinh, Lưu Quang Hiệp và Phạm Ngọc Viễn SMTĐ là sức mạnh động lực tính theo đơn vị thời gian. 1.4. Đặc điểm huấn luyện nhảy ba bước Bing Yu, Giroux, Blazevich và nhiều nhà khoa học phân chia nhảy ba bước thành 2 giai đoạn là: giai đoạn chạy tiếp cận (chạy đà giậm nhảy) và giai đoạn nhảy gọi là quảng nhảy tối ưu (gồm: bước trượt, bước bộ và bước nhảy). 1.5. Đặc điểm các yếu tố ảnh hưởng đến huấn luyện nhảy ba bước. Đặc điểm hình thể Đặc điểm bài tập Điều kiện môi trường huấn luyện
  3. 3 Phương pháp huấn luyện Yếu tố bẩm sinh Điều kiện xã hộ 1.6. Các phương pháp và phương tiện huấn luyện nhảy ba bước 1.6.1. Các phương pháp huấn luyện nhảy ba bước Phương pháp chủ yếu để rèn luyện sức rnạnh cơ ở thanh niên lứa tuổi lớn là phương pháp thực hiện lặp lại các bài tập sức mạnh có trọng lượng trung bình, phương pháp thực hiện một lần và thực hiện lặp lại bài tập sức mạnh có trọng lượng gần tối đa và tối đa (phương pháp gắng sức cực đại), phương pháp thực hiện lặp lại bài tập sức mạnh-tốc độ (phương pháp gắng sức động lực), phương pháp thực hiện lặp lại các bài tập sức mạnh tĩnh. 1.6.2. Các phương tiện huấn luyện nhảy ba bước Phương tiện trong huấn luyện nhảy ba bước chính là các bài tập. Bài tập huấn luyện cần bảo đảm phát triển đầy đủ sức mạnh cho các nhóm cơ tham gia vào các kỹ thuật chủ yếu. Đồng thời, các bài tập được sử dụng về mặt cấu trúc động tác và phương thức dùng sức cố gắng tiếp cận hoặc giống với động tác kỹ thuật của môn nhảy ba bước. 1.7. Các công trình nghiên cứu có liên quan 1.7.1. Các công trình nghiên cứu về môn điền kinh Một số công trình nghiên cứu có liên quan như: Đàm Quốc Chính (2000); Nguyễn Đại Dương (2011); Nguyễn Văn Phúc (2011); Mai Văn Quyết (2011); Đặng Hoài An (2014); Đàm Trung Kiên (2009); Nguyễn Thành Long (2015)… Những kết quả này, của các tác giả đang được ứng dụng những năm gần đây đã đem lại những hiệu quả đáng kể cho môn Điền kinh. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đề cập đến nội dung Nhảy ba bước, đây chính là lý do chúng tôi nghiên cứu đề tài này. 1.7.2. Các công trình nghiên cứu về SMTĐ Quá trình nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, chúng tôi tham khảo một số công trình nghiên cứu điển hình của một số tác giả sau: Trần Tuấn Hiếu (2004); Trần Hiếu (2007); Bùi Trọng Toại (2007); Trần Hùng (2008); Vũ Xuân Thành (2010); Nguyễn Trọng Bốn (2010); Vũ Việt Bảo (2010); Tô Xuân Thục (2014)... Các công trình nghiên cứu trên đã xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận về sức mạnh và SMTĐ trong huấn luyện thể thao, trong đó SMTĐ được xác định là một trong những tố chất thể lực quan trọng, đóng vai trò then chốt đối với các môn thể thao khác nhau. 1.7.3. Các công trình nghiên cứu về nhảy ba bước ở nước ngoài Hay, 1992; Hay & Miller, 1985; Grahman-Smith & Lees, 1994; Miladinov & Bonov, 2004; Conrad & Ritzdorf, 1990; Grahman -Smith & Lees, 1994; Hay, 1999; Jurgens, 1996, Panoutsakopoulos & Kollias, 2008 … Các vấn đề cụ thể được trình bày từ trang 5 tới trang 60 của luận án. Quá trình nghiên cứu chương 1 của luận án đã hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện các kiến thức lý luận về các vấn đề liên quan trong huấn luyện thể thao và huấn luyện SMTĐ của môn nhảy ba bước. Các kiến thức chuyên môn này làm nền tảng cơ sở lý luận để lựa chọn bài tập, ứng dụng bài tập cho đối tượng nghiên cứu.
  4. 4 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Là các bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: Phỏng vấn bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp tới 23 chuyên gia, Huấn luyện thể thao (HLV), giáo viên, nhà quản lý và trọng tài môn nhảy ba bước trong cả nước. Các VĐV nhảy ba bước của các tỉnh, thành, ngành. Các VĐV nhảy ba bước nam tại vô địch điền kinh quốc gia năm 2014, 2015, 2016. Thông qua đối tượng này nhằm tham khảo các quan điểm, vấn đề liên quan đến đề tài và đánh giá thực trạng SMTĐ của VĐV. Trên cơ sở đó định hướng lựa chọn hệ thống test đánh giá và hệ thống bài tập SMTĐ cho VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia. 2.1.3. Đối tượng thực nghiêm: Gồm 6 VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia. Đây là đối tượng đã đạt thành tích cao môn nhảy ba bước tại các giải Điền Kinh toàn quốc. Đây là những VĐV sẽ sử dụng những bài tập do luận án lựa chọn để áp dụng trong quá trình thực nghiệm, từ đó đánh giá hiệu quả của các bài tập có phát triển được SMTĐ sau thực nghiệm không. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quá trình nghiên cứu luận án sử dụng 6 phương pháp khoa học thường quy trong nghiên cứu khoa học thể dục thể thao (TDTT) gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan; Phương pháp phỏng vấn tọa đàm; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm và Phương pháp toán học thống kê. 2.3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu từ tháng 01/2014 – 01/2018 2.3.2. Tổ chức thực hiện: Luận án được tiến hành nghiên cứu trong 4 năm, được chia thành 6 giai đoạn: Từ tháng 09 đến tháng 12 năm 2013: Xây dựng đề cương Từ tháng 01 đến 12 năm 2014: Phân tích, tổng hợp tài liệu; Viết cơ sở lý luận; Từ tháng 01 đến 12 năm 2015: nghiên cứu lựa chọn test, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ cho nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia; Phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia; Chuẩn bị các thủ tục thực nghiệm sư phạm trên đối tượng nghiên cứu. Đánh giá thực trạng sử dụng bài tập SMTĐ; Đánh giá và so sánh thành tích của đối tượng nghiên cứu qua các năm và so sánh thành tích thi đấu với các VĐV quốc tế... Từ tháng 01 đến 06 năm 2016: Ứng dụng các bài tập đã lựa chọn vào thực nghiệm sư phạm trên đối tượng nghiên cứu Từ tháng 07 đến 12 năm 2016: Xử lý số liệu thống kê; Đánh giá hiệu quả các bài tập đã ứng dụng Năm 2017: Hoàn thiện luận án, bảo vệ trước hội đồng khoa học. 2.4. Cơ quan phối hợp nghiên cứu. Đề tài được tiến hành nghiên cứu với sự phối hợp, giúp đỡ của các đơn vị: Viện khoa học TDTT; Tổng cục TDTT; Trung tâm Huấn luyện thể thao (TTHLTT) Quốc gia Hà Nội và một số sở VHTTDL các tỉnh thành.
  5. 5 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Nghiên cứu xác định hệ thống test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ cho VĐV nam nhảy ba bước đội tuyển Điền kinh quốc gia. 3.1.1. Nghiên cứu xác định hệ thống test sức mạnh tốc độ cho vận động viên nam nhảy ba bước đội tuyển Điền kinh quốc gia. xác định hệ thống các chỉ tiêu, test làm cơ sở để đánh giá phân loại trình độ cho quá trình nghiên cứu trước, trong và sau thực nghiệm. Đối với nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển Điền kinh quốc gia, chúng tôi tiến hành xác định các chỉ tiêu, tiêu chuẩn để đánh giá SMTĐ của VĐV căn cứ trên các yêu cầu sau: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: là VĐV đội tuyển quốc gia, đã đạt tới trình độ nhất định, là đối tượng chuyên biệt với nghề nghiệp “đặc biệt” trong xã hội, bởi sự đặc thù về công việc và môi trường “lao động”. Nhiều nhà quản lý và nhà khoa học còn so sánh VĐV là “tài sản quốc gia”. Đặc điểm môn thể thao: Là môn thể thao cá nhân, yêu cầu chuyên môn là tố chất sức mạnh và tốc độ. Căn cứ nghiên cứu khoa học: trên cơ sở lý luận về phương pháp huấn luyện, các công trình nghiên cứu có liên quan (như trình bày tại chương Tổng quan các vấn đề nghiên cứu)... Căn cứ thực tiễn: Trên cơ sở quan sát trực tiếp các buổi tập, giáo án huấn luyện, kế hoạch huấn luyện... Từ các bước nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá SMTĐ cho VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia như sau: Chạy 30 m (s) Chạy 60 m (s) Bật xa tại chỗ (m) Lò Cò 30m (bằng hai chân thuận và không thuận) (s) Lò Cò 50m (bằng hai chân thuận và không thuận) (s) Bật 3 bước tại chỗ (m) Bật 5 bước tại chỗ (m) Bật hai chân qua 5 rào (s) Bật lên đệm nhảy cao (cm) Chạy 6 bước đà nhảy chuyển bước 3 bước (m) Chạy 6 bước đà 2 lần chân nghịch 2 lần chân thuận (m) Chạy 6 bước đà nhảy chuyển 5 bước (m) Chạy 6 bước đà co 5 lần chân thuận (m) Chạy 6 bước đà co 5 lần chân nghịch (m) Chạy 6 bước đà nhảy 3 bước (m) Chạy 12 bước đà nhảy 3 bước (m) Chạy toàn đà nhảy 3 bước (m) 3.1.2. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ cho vận động viên nam nhảy ba bước đội tuyển Điền kinh quốc gia. 3.1.2.1. Phỏng vấn lựa chọn chỉ tiêu đánh giá SMTĐ cho VĐV nam nhảy ba bước đội tuyển Điền kinh quốc gia tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi tới 23 chuyên gia, HLV và VĐV. Cách thức lựa chọn được tính 3 mức: rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết tương ứng với điểm 2, 1, 0,
  6. 6 sau đó tính tổng điểm quy đổi theo tỷ lệ %, chỉ tiêu nào đạt trên 70% sự tán thành sẽ được lựa chọn vào bước nghiên cứu tiếp theo. Kết quả trình bày tại bảng 3.8. Bảng 3.8. Phỏng vấn lựa chọn tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ cho VĐV nam nhảy ba bước đội tuyển Điền kinh quốc gia (n=23) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tổng điểm TT Chỉ tiêu (2điểm) (1điểm) (0điểm) mi Điểm mi Điểm mi Điểm Điểm % 1. Chạy 30 m (s) 18 36 3 3 2 0 39 84.78 2. Chạy 60 m (s) 10 20 6 6 7 0 26 56.52 3. Bật xa tại chỗ (m) 16 18 2 2 5 0 34 73.91 4. Lò Cò 30m (bằng hai chân thuận và 9 22 7 7 7 0 25 54.35 không thuận) (s) 5. Lò Cò 50m (bằng hai chân thuận và 11 32 5 5 7 0 27 58.70 không thuận) (s) 6. Bật 3 bước tại chỗ (m) 19 38 4 4 0 0 42 91.30 7. Bật 5 bước tại chỗ (m) 8 16 9 9 6 0 25 54.35 8. Bật hai chân qua 5 rào (s) 8 16 10 10 5 0 26 56.52 9. Bật lên đệm nhảy cao (cm) 9 18 11 11 3 0 29 63.04 10. Chạy 6 bước đà nhảy chuyển bước 3 20 40 2 2 1 0 42 91.30 bước (m) 11. Chạy 6 bước đà 2 lần chân nghịch 2 19 38 1 1 3 0 39 84.78 lần chân thuận (m) 12. Chạy 6 bước đà nhảy chuyển 5 bước 17 34 5 5 1 0 39 84.78 (m) 13. Chạy 6 bước đà co 5 lần chân thuận 18 36 3 3 2 0 39 84.78 (m) 14. Chạy 6 bước đà co 5 lần chân nghịch 17 34 6 6 0 0 40 86.96 (m) 15. Chạy 6 bước đà nhảy 3 bước (m) 20 40 2 2 1 0 42 91.30 16. Chạy 12 bước đà nhảy 3 bước (m) 18 36 4 4 1 0 40 86.96 17. Chạy toàn đà nhảy 3 bước (m) 19 38 1 1 3 0 39 84.78 Qua kết quả phỏng vấn chuyên gia, HLV, VĐV cho thấy, có 11/17 chỉ tiêu có tỷ lệ tán thành cao từ 73.91 đến 91.30% (tổng điểm quy đổi từ 34 đến 42 điểm). Cụ thể những chỉ tiêu được lựa chọn là: Chạy 30 m (s) Bật xa tại chỗ (m) Bật 3 bước tại chỗ (m) Chạy 6 bước đà nhảy chuyển bước 3 bước (m) Chạy 6 bước đà 2 lần chân nghịch 2 lần chân thuận (m) Chạy 6 bước đà nhảy chuyển 5 bước (m) Chạy 6 bước đà co 5 lần chân thuận (m) Chạy 6 bước đà co 5 lần chân nghịch (m) Chạy 6 bước đà nhảy 3 bước (m) Chạy 12 bước đà nhảy 3 bước (m) Chạy toàn đà nhảy 3 bước (m) Để đảm bảo tính khoa học của các chỉ tiêu đã phỏng vấn, chúng tôi tiến hành bước thứ 2, xác định độ tin cậy, tính thông báo của các chỉ tiêu. 3.1.2.2. Xác định độ tin cậy, tính thông báo của các chỉ tiêu đã lựa chọn Tiến hành bằng phương pháp hệ số tương quan cặp qua hai lần kiểm tra (retest). Thời gian kiểm tra lần 1 cách lần 2 một tuần (07 ngày), với các điều kiện như nhau về các test, phương pháp, đối tượng, quy trình thực hiện, địa điểm… Kết quả kiểm tra trình bày tại bảng 3.9.
  7. 7 Bảng 3.9. Kết quả xác định độ tin cậy của các chỉ tiêu đánh giá SMTĐ cho nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia (n=06) Kết quả kiểm tra Hệ số TT Test Lần 1 Lần 2 tương P ( x  ) ( x  ) quan(r) 1. Chạy 30 m (s) 3.80  0.017 3.80  0.017 0.963
  8. 8 các chuyên gia, cán bộ quản lý, HLV và VĐV. Kết quả xác định độ tin cậy và tính thông báo (hệ số tương quan cặp và tương quan thứ bậc) các chỉ tiêu đều thỏa mãn yêu cầu của test. 3.1.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ cho nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia Thực tế mẫu nghiên cứu của luận án ít (06 VĐV, do đây là VĐV của đội tuyển quốc gia), do vậy để đảm bảo các chỉ tiêu trên là những tiêu chuẩn đánh giá được SMTĐ cho nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển điền kinh quốc gia, chúng tôi đã tiến hành 2 bước nghiên cứu tiếp theo, đó là đánh giá sự đồng đều của đám đông số liệu của hệ số biên thiên (Cv%) và sai số tương đối () giữa các mẫu nghiên cứu, nếu: xử lý số liệu thống kê của hệ số biến sai: Cv ≤ 10% thì đám đông số liệu là đồng đều và sai số tương đối:  ≤ 5% thì mẫu chọn có thể đại diện cho tổng thể đưa vào nghiên cứu. Kết quả xử lý các tham số được trình bày tại bảng 3.11. Bảng 3.11. Đánh giá độ biến thiên và sai số thống kê của các chỉ tiêu đánh giá SMTĐ cho nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia (n=06) Lần 1 Lần 2 TT Test = = Cv (%) Cv (%) 2.571 2.571 1. Chạy 30 m (s) 3.80 0.017 0.45 1.15 3.80 0.017 0.45 1.15 2. Bật xa tại chỗ (m) 2.98 0.003 0.10 0.26 3.02 0.007 0.23 0.60 3. Bật 3 bước tại chỗ (m) 9.03 0.021 0.23 0.60 9.03 0.017 0.19 0.48 Chạy 6 bước đà nhảy 4. 13.47 0.006 0.04 0.11 13.52 0.009 0.07 0.17 chuyển bước 3 bước (m) Chạy 6 bước đà 2 lần chân 5. 17.35 0.024 0.14 0.36 17.37 0.018 0.10 0.27 nghịch 2 lần chân thuận (m) Chạy 6 bước đà nhảy 6. 21.10 0.078 0.37 0.95 21.10 0.070 0.33 0.85 chuyển 5 bước (m) Chạy 6 bước đà co 5 lần 7. 21.87 0.102 0.47 1.20 21.94 0.130 0.59 1.52 chân thuận (m) Chạy 6 bước đà co 5 lần 8. 19.41 0.033 0.17 0.44 19.41 0.017 0.09 0.23 chân nghịch (m) Chạy 6 bước đà nhảy 3 9. 13.60 0.041 0.30 0.78 13.62 0.038 0.28 0.72 bước (m) Chạy 12 bước đà nhảy 3 10. 14.01 0.014 0.10 0.26 14.04 0.014 0.10 0.26 bước (m) Chạy toàn đà nhảy 3 11. 15.38 0.106 0.69 1.77 15.40 0.108 0.70 1.80 bước (m) Để thể hiện rõ hơn đám đông số liệu của hệ số biến thiên Cv% qua xử lý chúng tôi trình bày tại biểu đồ 3.4. Hệ số biến thiên (Cv%) lần 1 Hệ số biến thiên (Cv%) lần 2 Biểu đồ 3.4. Biểu diễn đám đông số liệu về hệ số biến thiên (Cv%) sau 2 lần kiểm tra
  9. 9 Để biểu diễn phân phối các sai số theo từng nhóm riêng biệt, chúng tôi thể hiện tại biểu đồ 3.5. Biểu đồ 3.5. Biểu diễn phân phối các sai số () theo từng nhóm riêng biệt Như vậy, kết quả kiểm tra bằng 11 chỉ tiêu đánh giá SMTĐ cho nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia do luận án nghiên cứu có chỉ số sai số tương đối trong ngưỡng cho phép với  từ 0.11 đến 1.80 ≤ 2.571. Như vậy, 11 chỉ tiêu này đủ tiêu chuẩn để đánh giá SMTĐ cho nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia. Xây dựng tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu đánh giá SMTĐ cho nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia Kết quả xây dựng thang điểm đánh giá SMTĐ cho nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia được trình bày tại các bảng sau. Các chỉ tiêu đánh giá SMTĐ cho nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia được xây dựng rất thuận tiện cho việc sử dụng để đánh giá xếp loại từng chỉ tiêu kiểm tra, muốn thực hiện xếp loại VĐV cần tuân theo: Bước 1: Xác định chỉ tiêu đánh giá tra cứu; Bước 2: Tiến hành phân loại trình độ theo từng chỉ tiêu; Xây dựng bảng điểm đánh giá SMTĐ cho nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia Các bảng tiêu chuẩn phân loại đánh giá SMTĐ cho nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia khá ưu việt cho phép đánh giá từng chỉ tiêu cụ thể, nhưng khi đánh giá tổng hợp thì các bảng xếp hạng loại đó còn bị hạn chế bởi mỗi chỉ tiêu có đơn vị đo lường khác nhau (độ dài, tần số, thời gian…). Để giải quyết được vấn đề này, đề tài đã qui đổi theo đơn vị đo lường trung gian theo thang độ C: C: C=5+2Z (từ 1 đến 10 điểm). Riêng đối với các chỉ tiêu tính thành tích bằng giây thì đổi giá trị +  thành -  hoặc đổi dấu công thức C = 5+2Z. Kết quả trình bày ở bảng 3.14. Từ kết quả nghiên cứu ở những phần trên cho thấy, giá trị tối đa của các chỉ tiêu đạt được là 10 điểm. Tuy nhiên để đạt được tổng điểm tối đa ở tất cả các chỉ tiêu là công việc thật sự khó khăn. Để thuận tiện cho việc đánh giá phân loại thành tích kiểm tra SMTĐ của nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia, luận án xây dựng bảng điểm tổng hợp để phân loại theo 5 mức: tốt, khá, trung bình, yếu và kém (như bảng 3.13). Kết quả trình bày tại bảng 3.15.
  10. 1 Bảng 3.13. Bảng phân loại các test đánh giá SMTĐ cho nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia TT Test Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 1. Chạy 30 m (s) 3.834 2. Bật xa tại chỗ (m) >3.034 3.028 -.034 3.014 -.027 3.007 -3.013 9.064 9.048 -.064 9.014 -.047 8.996 -9.013 13.538 13.530 -3.538 13.512 -3.529 13.502 -3.511 17.406 17.389 -7.406 17.353 -7.388 17.334 -7.352 21.240 21.171 -1.240 21.031 -1.170 20.960 -1.030 22.200 22.071 -2.200 21.811 -2.070 21.680 -1.810 19.444 19.428 -9.444 19.394 -19.427 19.376 -9.393 13.696 13.659 -3.696 13.583 -13.658 13.544 -3.582 14.068 14.055 -4.068 14.027 -14.054 14.012 -4.026 15.616 15.509 -5.616 15.293 -15.508 15.184 -5.292
  11. 2 Bảng 3.14. Bảng điểm đánh giá tố chất SMTĐ cho nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia TT Test 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 1. Chạy 30 m (s) 3.843 3.834 3.826 3.817 3.809 3.800 3.792 3.783 3.775 3.766 2. Bật xa tại chỗ (m) 3.006 3.010 3.013 3.017 3.020 3.024 3.027 3.031 3.034 3.038 3. Bật 3 bước tại chỗ (m) 8.996 9.005 9.013 9.022 9.030 9.039 9.047 9.056 9.064 9.073 4. Chạy 6 bước đà nhảy chuyển bước 3 bước 13.502 13.507 13.511 13.516 13.520 13.525 13.529 13.534 13.538 13.543 (m) 5. Chạy 6 bước đà 2 lần chân nghịch 2 lần 17.334 17.343 17.352 17.361 17.370 17.379 17.388 17.397 17.406 17.415 chân thuận (m) 6. Chạy 6 bước đà nhảy chuyển 5 bước (m) 20.960 20.995 21.030 21.065 21.100 21.135 21.170 21.205 21.240 21.275 7. Chạy 6 bước đà co 5 lần chân thuận (m) 21.680 21.745 21.810 21.875 21.940 22.005 22.070 22.135 22.200 22.265 8. Chạy 6 bước đà co 5 lần chân nghịch (m) 19.376 19.385 19.393 19.402 19.410 19.419 19.427 19.436 19.444 19.453 9. Chạy 6 bước đà nhảy 3 bước (m) 13.544 13.563 13.582 13.601 13.620 13.639 13.658 13.677 13.696 13.715 10. Chạy 12 bước đà nhảy 3 bước (m) 14.012 14.019 14.026 14.033 14.040 14.047 14.054 14.061 14.068 14.075 11. Chạy toàn đà nhảy 3 bước (m) 15.184 15.238 15.292 15.346 15.400 15.454 15.508 15.562 15.616 15.670
  12. 10 Bảng 3.15. Bảng điểm tổng hợp đánh giá SMTĐ của nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia Xếp loại Điểm Tổng điểm tối đa Tốt 9-10 99 - 110 Khá 7-< 9 77- < 99 Trung bình 5-
  13. 11 Bảng 3.18. Phỏng vấn chuyên gia đánh giá thực trạng sử dụng bài tập của nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia (n=5) Kết quả phỏng vấn TT Nội dung Phù hợp Không phù hợp mi % mi % Cách thức thực hiện bài tập: mục đích, 1 5 100 0 0 5.0 cách thực hiện, yêu cầu và khối lượng Số lượng bài tập: 35 bài tập được chia 2 1 20 4 80 1.8 thành 4 nhóm Phân phối bài tập trong 1 buổi tập: 5-7 3 1 20 4 80 1.8 bài / buổi tập Kết quả phỏng vấn các chuyên gia cho thấy, cách thức thực hiện bài tập được đánh giá phù hợp với tỷ lệ 100.0% lựa chọn có ý nghĩa thống kê với , đánh giá số lượng bài tập và phân phối bài tập có 80% chuyên gia lựa chọn không phù hợp, không có ý nghĩa thống kê với . Như vậy, các chuyên gia đều cho rằng số lượng bài tập và phân phối bài tập mà nam VĐV đang sử dụng không phù hợp. Do vậy, việc nghiên cứu các bài tập thêm đa dạng và phong phú là tính cấp thiết nhằm phát huy khai thác được khả năng của VĐV. 3.2.2. Đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ của vận động viên nam nhảy ba bước đội tuyển Điền kinh quốc gia (thông qua tiêu chuẩn tổng hợp). Kết quả kiểm tra thông qua các chỉ tiêu, tiêu chuẩn được trình bày tại bảng 3.19. Bảng 3.19. Thực trạng SMTĐ của VĐV nam nhảy ba bước đội tuyển Điền kinh quốc gia (n=06) TT Test δ C v% 1. Chạy 30 m (s) 3.77 0.013 0.34 2. Bật xa tại chỗ (m) 3.0 0.002 0.07 3. Bật 3 bước tại chỗ (m) 9.05 0.028 0.31 4. Chạy 6 bước đà nhảy chuyển bước 3 bước (m) 13.54 0.016 0.12 5. Chạy 6 bước đà 2 lần chân nghịch 2 lần chân thuận (m) 17.48 0.002 0.01 6. Chạy 6 bước đà nhảy chuyển 5 bước (m) 20.94 0.182 0.87 7. Chạy 6 bước đà co 5 lần chân thuận (m) 21.84 0.164 0.75 8. Chạy 6 bước đà co 5 lần chân nghịch (m) 19.86 0.626 3.15 9. Chạy 6 bước đà nhảy 3 bước (m) 13.68 0.03 0.22 10. Chạy 12 bước đà nhảy 3 bước (m) 14 0.014 0.10 11. Chạy toàn đà nhảy 3 bước (m) 15.25 0.218 1.43 Kết quả kiểm tra thực trạng SMTĐ của VĐV nam nhảy ba bước đội tuyển Điền kinh quốc gia cho thấy thành tích kiểm tra của từng VĐV có sự chênh lệch ở mỗi chỉ tiêu, tuy nhiên không có sự chênh lệch trình độ giữa các VĐV, thể hiện ở tất cả các chỉ tiêu đều có sự đồng bộ cao và rất cao với Cv < 10%. Cụ thể: Chạy 30 m (s): Thành tích chạy 30m trung bình của nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia là 3.77±0.013, hệ số biến sai là Cv = 0.34% < 10%. Như vậy kết quả kiểm tra chạy 30m có sự đồng đều ở tất cả các VĐV.
  14. 12 Bật xa tại chỗ (m): Thành tích Bật xa tại chỗ trung bình của nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia là 3.0±0.002, hệ số biến sai là Cv = 0.07% < 10%. Như vậy kết quả kiểm tra Bật xa tại chỗ có sự đồng đều ở tất cả các VĐV. Bật 3 bước tại chỗ (m): Thành tích Bật 3 bước tại chỗ trung bình của nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia là 9.05±0.028, hệ số biến sai là Cv = 0.31% < 10%. Như vậy kết quả kiểm tra Bật 3 bước tại chỗ có sự đồng đều ở tất cả các VĐV. Chạy 6 bước đà nhảy chuyển bước 3 bước (m): Thành tích Chạy 6 bước đà nhảy chuyển bước 3 bước trung bình của nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia là 13.54±0.016, hệ số biến sai là Cv = 0.12% < 10%. Như vậy kết quả kiểm tra Chạy 6 bước đà nhảy chuyển bước 3 bước có sự đồng đều ở tất cả các VĐV. Chạy 6 bước đà 2 lần chân nghịch 2 lần chân thuận (m): Thành tích Chạy 6 bước đà 2 lần chân nghịch 2 lần chân thuận trung bình của nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia là 17.48±0.002, hệ số biến sai là Cv = 0.01% < 10%. Như vậy kết quả kiểm tra Chạy 6 bước đà 2 lần chân nghịch 2 lần chân thuận có sự đồng đều rất cao ở tất cả các VĐV. Chạy 6 bước đà nhảy chuyển 5 bước (m): Thành tích Chạy 6 bước đà nhảy chuyển 5 bước trung bình của nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia là 20.94±0.182, hệ số biến sai là Cv = 0.87% < 10%. Như vậy kết quả kiểm tra Chạy 6 bước đà nhảy chuyển 5 bước có sự đồng đều ở tất cả các VĐV. Chạy 6 bước đà co 5 lần chân thuận (m): Thành tích Chạy 6 bước đà co 5 lần chân thuận trung bình của nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia là 21.84±0.164, hệ số biến sai là Cv = 0.75% < 10%. Như vậy kết quả kiểm tra Chạy 6 bước đà co 5 lần chân thuận có sự đồng đều ở tất cả các VĐV. Chạy 6 bước đà co 5 lần chân nghịch (m): Thành tích Chạy 6 bước đà co 5 lần chân nghịch trung bình của nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia là 19.86±0.626, hệ số biến sai là Cv = 3.15% < 10%. Như vậy kết quả kiểm tra Chạy 6 bước đà co 5 lần chân nghịch có sự đồng đều ở tất cả các VĐV. Chạy 6 bước đà nhảy 3 bước (m): Thành tích Chạy 6 bước đà nhảy 3 bước trung bình của nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia là 13.68±0.03, hệ số biến sai là Cv = 0.22% < 10%. Như vậy kết quả kiểm tra Chạy 6 bước đà nhảy 3 bước có sự đồng đều ở tất cả các VĐV. Chạy 12 bước đà nhảy 3 bước (m): Thành tích Chạy 12 bước đà nhảy 3 bước trung bình của nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia là 14.0±0.014, hệ số biến sai là Cv = 0.10% < 10%. Như vậy kết quả kiểm tra Chạy 12 bước đà nhảy 3 bước có sự đồng đều ở tất cả các VĐV. Chạy toàn đà nhảy 3 bước (m): Thành tích Chạy toàn đà nhảy 3 bước trung bình của nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia là 15.25±0.218, hệ số biến sai là Cv = 1.43% < 10%. Như vậy kết quả kiểm tra Chạy toàn đà nhảy 3 bước có sự đồng đều ở tất cả các VĐV. Thể hiện rõ sự đồng bộ của các chỉ tiêu kiểm tra trên đối tượng nghiên cứu đều có Cv < 10%, luận án trình bày tại biểu đồ 3.6.
  15. 13 Biểu đồ 3.6. Sự đồng bộ (Cv%) thành tích kiểm tra của các VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia ở các chỉ tiêu Sau khi kiểm tra trước thực nghiệm bằng các test đã lựa chọn, luận án tiến hành kiểm tra thi đấu vòng tròn 1 lượt trên đối tượng nghiên cứu. Bảng 3.20. Kiểm tra thi đấu vòng tròn 1 lượt của nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia trước thực nghiệm Thành tích thi đấu vòng tròn trước thực TT Đối tượng nghiên cứu nghiệm của từng VĐV (m) 1 N0 1 15.96 2 N0 2 15.8 3 N0 3 15.51 4 N0 4 14.81 5 N0 5 14.61 6 N0 6 14.76 ±δ 15.24 ± 0.586 Cv% 3.845% Kết quả kiểm tra thành tích vòng tròn 1 lượt của đối tượng nghiên cứu cho thấy sự phù hợp với đánh giá thực trạng SMTĐ trước đó với thành tích có sự đồng đều với Cv = 3.845% < 10%. Để đánh giá rõ hơn thực trạng thành tích của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đánh giá bằng 5 mức: tốt, khá, trung bình, yếu và kém. Kết quả trình bày tại bảng 3.21. Kết quả cho thấy, có 3 test ở mức tốt, 5 test ở mức khá và 3 test ở mức yếu. Có nhiều chỉ tiêu ở mức tốt và khá cũng dễ hiểu bởi đây là các VĐV cấp cao, đã có trình độ ổn định, do vậy nhiều chỉ tiêu ở tốt và khá là phù hợp. Bảng 3.21. Phân loại thành tích kiểm tra trước thực nghiệm của nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia Phân loại Trước thực nghiệm TT Trung Tốt Khá Yếu Kém Test bình 1. Chạy 30 m (s) x 2. Bật xa tại chỗ (m) x 3. Bật 3 bước tại chỗ (m) x 4. Chạy 6 bước đà nhảy chuyển bước 3 bước (m) x 5. Chạy 6 bước đà 2 lần chân nghịch 2 lần chân thuận (m) x 6. Chạy 6 bước đà nhảy chuyển 5 bước (m) x 7. Chạy 6 bước đà co 5 lần chân thuận (m) x 8. Chạy 6 bước đà co 5 lần chân nghịch (m) x 9. Chạy 6 bước đà nhảy 3 bước (m) x 10. Chạy 12 bước đà nhảy 3 bước (m) x 11. Chạy toàn đà nhảy 3 bước (m) x Tổng 3 5 0 3 0
  16. 14 3.2.3. Đánh giá thực trạng phát triển thành tích nhảy ba bước của VĐV nam nước ta trong những năm gần đây. Kết quả thống kê tại bảng 3.22. Bảng 3.22. Thành tích các giải vô địch quốc gia của VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia Thành tích (m) TT Năm Ghi chú Vàng Bạc Đồng 1. 2010 15.89 15.77 15.19 2. 2011 16.30 15.63 15.47 3. 2012 16.12 15.50 15.40 4. 2013 16.25 15.85 15.70 5. 2014 16.19 16.05 15.86 6. 2015 16.07 15.69 15.52 Kết quả thống kê thành tích của các VĐV đạt huy chương cho thấy thành tích không tăng tiến theo từng năm, mà có sự chênh lệch giữa các năm và giữa các VĐV đạt huy chương vàng, bạc và đồng còn có khoảng cách khá xa. Những thành tích VĐV nhảy ba bước đội tuyển Việt Nam đạt được không ổn định và đến nay đang có chiều hướng giảm xuống. Kết thống kê thành tích của nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia Việt Nam với các VĐV quốc tế ở các giải khu vực và châu lục cho thấy thành tích của nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia còn có khoảng cách kém các VĐV ở tầm Châu lục. Kết quả so sánh thành tích nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia Việt Nam với các VĐV quốc tế thấy rõ rằng VĐV nhảy ba bước đội tuyển VĐV có nhiều giá trị âm (-) kém hơn rất nhiều so với các VĐV quốc gia khác. Bảng 3.23. Thành tích các giải quốc tế của VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia Huy chương và xếp thứ hạng Thành tích TT Tên giải - Năm Vàng Bạc Đồng Thứ hạng (m) I Các đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) - Thứ 5 - 15.95m SEA Games - 2009 - - - - Thứ 6 - 15.23m - HCB - 16.39m SEA Games - 2011 - x - - Thứ 7 - 14.53m - HCV - 16.67m SEA Games - 2013 x - - - Thứ 6 - 15.22m SEA Games - 2015 - - x - HCĐ - 15.92m II Đại hội thể thao Châu Á (Asiads) Asiads - 2006 - - - - Thứ 14 - 14.80m Asiads – 2010 - - - - Thứ 14 - 15.06m Asiads – 2014 - - - - Thứ 13 - 15.11m
  17. 1 Bảng 3.24. So sánh thành tích của các VĐV nam nhảy ba bước đội tuyển quốc gia với VĐV quốc tế Thành tích (m) VĐV đội tuyển quốc gia Việt So sánh VĐV nhảy ba bước quốc tế Giải -Năm Nam (m) Thứ Thứ Thứ Vàng Bạc Đồng Vàng Bạc Đồng Vàng Bạc Đồng hạng hạng hạng 4 4 Các đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) SEA Games - 15.92 16.51 16.29 16.12 16.03 -0.59 -0.37 -0.2 -0.11 2009 SEA Games - 16.39 16.43 16.14 15.92 -0.04 0.25 0.47 2011 SEA Games - 16.67 16.44 16.26 15.84 0.23 0.41 0.83 2013 SEA Games - 15.92 16.76 16.20 15.87 -0.84 -0.28 0.05 2015 Đại hội thể thao Châu Á (Asiads) 14.80 Asiads - 2006 17.06 16.98 16.87 16.54 -2.26 -2.18 -2.07 -1.74 15.06 Asiads - 2010 16.94 16.86 16.84 16.76 -1.88 -1.8 -1.78 -1.7 15.11 Asiads - 2014 17.30 16.95 16.62 16.41 -2.19 -1.84 -1.51 -1.3 Ghi chú: Lấy VĐV Việt Nam đạt thành tích cao nhất so với VĐV nước ngoài tham gia cùng giải đấu
  18. 15 Biểu đồ 3.8. So sánh thành tích (m) của nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia tại các kỳ đại hội SEA Games và Asiads. 3.2.3.3. Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến thành tích thi đấu của VĐV Trên cơ sở tham khảo các tài liệu đã nghiên cứu trước đó, luận án tổng hợp được 7 yếu tố chính để phỏng vấn một số chuyên gia, HLV, VĐV về mức độ tác động của những yếu tố này tới thành tích thi đấu của VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia Việt Nam. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.25. Kết quả phỏng vấn cho thấy tất cả các yếu tố luận án phỏng vấn đều có ảnh hưởng. Đánh giá ở mức rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng nhưng không nhiều chiếm tỷ lệ cao hơn mức không ảnh hưởng. Tóm tắt kết quả nghiên cứu mục tiêu 2: Nghiên cứu thực trạng bài tập SMTĐ cho nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển điền kinh quốc gia số lượng bài tập còn ít, chưa đa dạng, phong phú; phân phối bài tập trong buổi tập còn chưa hợp lý, thể hiện ở kết quả phỏng vấn chuyên gia không có ý nghĩa thống kê với . Thực trạng SMTĐ cho nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển điền kinh quốc gia không có sự chênh lệch trình độ, thể hiện ở tất cả các chỉ tiêu đều có sự đồng bộ cao và rất cao với Cv < 10%. Kết quả kiểm tra bằng thi đấu vòng tròn 1 lượt cho thấy sự phù hợp với kết quả kiểm tra của các chỉ tiêu, đó là sự đồng đều của thành tích với Cv < 10%. Thành tích của các VĐV thi đấu tại các giải vô địch quốc gia không đồng đều, mà đang có chiều hướng giảm dần ở những năm gần đây. Thành tích tại đấu trường quốc tế được khẳng định tại SEA Games năm 2013 khi VĐV đội tuyển quốc gia Việt Nam phá kỷ lục SEA Games với thành tích 16.76m. So sánh thành tích của VĐV đội tuyển quốc gia Việt Nam với các VĐV quốc tế còn nhiều hạn chế, thấp hơn nhiều so với các VĐV nhảy ba bước khu vực châu lục. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích của VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia bằng phương pháp phỏng vấn có thấy tất cả các yếu tố: dinh dưỡng; kinh phí; tâm lý; HLV; các điều kiện đảm bảo; kế hoạch huấn luyện; bài tập tập luyện và những yếu tố khác đều có sự ảnh hưởng nhất định đến thành tích thi đấu của VĐV với > .
  19. 22 Bảng 3.25. Kết quả phỏng vấn những yếu tố ảnh hưởng đến thành tích thi đấu của VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia (n=23) Kết quả phỏng vấn Có ảnh hưởng Yếu tố ảnh hưởng Rất ảnh Không ảnh TT nhưng không hưởng hưởng nhiều mi % mi % mi % 1. Yếu tố dinh dưỡng 18 78.26 5 21.74 0 0.00 22.52 2. Yếu tố kinh phí 15 65.22 6 26.09 2 8.70 11.57 3. Yếu tố tâm lý 10 43.48 12 52.17 1 4.35 8.96 4. Yếu tố HLV 21 91.30 2 8.70 0 0.00 35.04 5. Yếu tố các điều kiện đảm bảo 9 39.13 13 56.52 1 4.35 9.74 6. Yếu tố kế hoạch huấn luyện. 14 60.87 7 30.43 2 8.70 9.48 7. Yếu tố các bài tập tập luyện 21 91.30 2 8.70 0 0.00 35.04 8. Những yếu tố khác 0 0.00 15 65.22 8 34.78 14.7
  20. 16 3.3. Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ cho VĐV nam nhảy ba bước đội tuyển Điền kinh quốc gia. 3.3.1. Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ cho VĐV nam nhảy ba bước đội tuyển Điền kinh quốc gia Luận án tổng hợp nhiều nguồn tài liệu đã chọn lựa được 84 bài tập được chia thành 5 nhóm bài tập nhằm phát triển SMTĐ cho VĐV nam nhảy ba bước đội tuyển Điền kinh quốc gia. So sánh đối chiếu với thực trạng các bài tập đối tượng nghiên cứu đã sử dụng có 7 bài tập trùng lặp hoặc có tên gọi khác nhau. Trình bày tại bảng 3.26. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV nhảy ba bước đội tuyển quốc gia đã chọn lựa được 65 / 84 bài tập thuộc 5 nhóm bài tập có tổng điểm và tỷ lệ lựa chọn cao từ 70% trở lên. Để khẳng định các bài tập đã lựa chọn qua phỏng vấn, luận án tiến hành thêm một bước so sánh bằng chỉ số χ2. Kết quả cho thấy các 65 bài tập được lựa chọn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với χ2tính > χ2bảng ở ngưỡng xác P< 0.05, ngược lại các bài tập có sự lựa chọn thấp không khác biệt có ý nghĩa thống kê với χ2tính < χ2bảng ở ngưỡng xác P< 0.05. Cụ thể các bài tập dưới đây: Nhóm bài tập với dụng cụ nặng Nhóm bài tập với lực đàn hồi Nhóm bài tập với lực đối kháng của môi trường bên ngoài Nhóm bài tập tự khắc phục trọng lượng cơ thể Nhóm bài tập thi đấu Tiến hành thực nghiệm các bài tập phát triển SMTĐ trên VĐV nam nhảy ba bước đội tuyển Điền kinh quốc gia, luận án kiểm tra ở đánh giá kết quả ở 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 sau 3 tháng; giai đoạn 2 sau 6 tháng. Kết quả kiểm tra đánh giá bằng các test luận án lựa chọn được trình bày dưới đây. 3.3.2. Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho vận động viên nam nhảy ba bước đội tuyển Điền kinh quốc gia. 3.3.2.1. Xây dựng kế hoạch ứng dụng bài tập Xây dựng kế hoạch thực hiện là một công đoạn không thể thiếu trong quá trình ứng dụng thực nghiệm các bài tập do luận án nghiên cứu. Để đánh giá sâu và chi tiết hiệu quả trong quá trình ứng dụng các bài tập luận án đã căn cứ vào: Thực trạng kế hoạch huấn luyện của đối tượng nghiên cứu (đã đánh giá tại mục 3.1.1); Xác định kế hoạch huấn luyện trong thời gian thực nghiệm của đối tượng nghiên cứu: số ngày tập, số ngày nghỉ tập, số ngày kiểm tra... cụ thể:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2