Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm nâng cao kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ, giúp trẻ tự tin tương tác, giao tiếp và có hành vi ứng xử phù hợp, và chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI _____________ o0o______________ ĐÀM THỊ KIM THU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 9.14.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2021
- Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn KH 1 : GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến Người hướng dẫn KH 2 : TS. Trương Thị Hoa Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Phan Minh Tiến Trường ĐHSP – Đại học Huế Phản biện 3: TS. Lê Thị Thuý Hằng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế phát triển giáo dục đáp ứng nhu cầu cho tất cả trẻ em, giáo dục hòa nhập là mô hình có nhiều ưu việt hơn cả. Trẻ có kĩ năng xã hội tốt là cơ sở để các em hình thành, phát triển các chuẩn mực đạo đức, phát triển các phẩm chất nhân cách, đạo đức, hành vi, thói quen. RLPTK ở Việt Nam được biết đến và có những nghiên cứu rộng rãi trong hơn hai thập kỉ, ước tính tỉ lệ trẻ từ 0 - 16 tuổi tại Việt Nam dao động trong khoảng 0.5 đến 1%. Những nghiên cứu về RLPTK đã tập trung vào những kĩ năng rất cơ bản của các em như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng học đường…. Để giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi học tập một cách có hiệu quả khi bước vào lớp 1 ở trường tiểu học, trẻ cần phải được chuẩn bị một cách toàn diện về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ và giao tiếp - xã hội. Trẻ có RLPTK có những khó khăn cốt lõi trong quá trình phát triển, điều đó đòi hỏi cho giáo viên dạy học trong môi trường giáo dục hoà nhập cần có những điều chỉnh nhất định để trẻ có RLPTK có thể hòa nhập và phát triển được những KNXH cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ” là vấn đề nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Luận án xây dựng biện pháp phát triển KNXH nhằm nâng cao KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK, giúp trẻ tự tin tương tác, giao tiếp và có hành vi ứng xử phù hợp, và chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp Một. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng và thực hiện biện pháp phát triển KNXH phù hợp với các đặc điểm riêng biệt của trẻ có RLPTK, đồng thời kết hợp được các hoạt động chung với các tác động cá nhân trong môi trường giáo dục hòa nhập sẽ phát triển được những kĩ năng xã hội ở mức độ nhất định, giúp các em tự tin hơn, có thể tham gia vào các hoạt động học tập, sinh hoạt,
- 2 vui chơi, là tiền đề để trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ. 5.2. Đánh giá thực trạng KNXH của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK và thực trạng phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK. 5.3. Đề xuất biện pháp phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK. 5.4. Thực nghiệm biện pháp phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Giới hạn nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu biện pháp phát triển kĩ năng xã hội của trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ. - Giới hạn khách thể điều tra: + 37 trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK mức độ trung bình và nhẹ; + 62 giáo viên dạy học hòa nhập. - Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu KNXH cho trẻ trong môi trường giáo dục hòa nhập tại trường mầm non ở TP Hà Nội, TP Thái Nguyên và TP Lạng Sơn. 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu Luận án được nghiên cứu dựa trên: Quan điểm tiếp cận hệ thống; Quan điểm tiếp cận thực tiễn; Quan điểm tiếp cận hoạt động; Quan điểm tiếp cận cá nhân; Quan điểm tiếp cận Giáo dục hòa nhập; Quan điểm tiếp cận phát triển; Quan điểm tiếp cận tích hợp. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra bằng phiếu hỏi; phỏng vấn; đo nghiệm; quan sát; chuyên gia; nghiên cứu điển hình; thực nghiệm sư phạm. 7.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán học 8. Luận điểm bảo vệ - KNXH là một trong những kĩ năng rất cần thiết giúp trẻ có RLPTK tham gia vào các hoạt động. KNXH có thể học được. Phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK giúp trẻ có cơ hội hòa nhập vào môi trường xã hội. - Phát triển KNXH cho trẻ có RLPTK trong trường mầm non hòa nhập
- 3 chỉ thực sự hiệu quả khi giáo viên có kiến thức, kĩ năng, biết lựa chọn sử dụng và kết hợp các biện pháp phát triển KNXH phù hợp với đặc điểm của trẻ và đặc điểm của môi trường giáo dục hòa nhập. - Để hoạt động phát triển KNXH được diễn ra có hiệu quả cần quan tâm chú ý đến các yếu tố tác động đến từ phía bản thân trẻ, giáo viên, nhà trường và gia đình. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Về lý luận: + Góp phần làm phong phú cơ sở lý luận về phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ. + Làm rõ đặc điểm KNXH, nội dung, phương pháp, hình thức phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK. Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK trong trường mầm non hòa nhập. 9.2. Về thực tiễn: + Phân tích, làm rõ những ưu điểm, hạn chế về KNXH của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK; thực trạng kiến thức, kĩ năng của giáo viên, trong quá trình phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK ở trường mầm non hòa nhập; phân tích, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kĩ năng xã hội của trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ. + Đề xuất biện pháp phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK; xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức phát triển KNXH cho trẻ; điều kiện để thực hiện biện pháp. + Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo cho công tác quản lý, nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên dạy trẻ có RLPTK. 10. Cấu trúc của luận án Ngòai phần Mở đầu, Kết luận - Khuyến nghị; Luận án bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ Chương 2: Thực trạng phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ ở trường mầm non hòa nhập Chương 3: Biện pháp phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ và thực nghiệm sư phạm
- 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về trẻ mầm non có rối loạn phổ tự kỉ Các kết quả nghiên cứu dịch tễ của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy tỷ lệ tăng đột biến của trẻ mầm non có RLPTK trên thế giới và ở các nước Châu Á. Các nghiên cứu này đóng góp vào cơ sở khoa học cần thiết để thiết kế, nghiên cứu sâu hơn và đưa ra các chính sách nhằm đảm bảo phân bổ hiệu quả các nguồn lực và dịch vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non có RLPTK. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về tỷ lệ RLPTK được thực hiện ở một số đơn vị như: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM và các tác giả như Ngô Xuân Điệp (2009), Nguyễn Thị Hồng Thúy (2012), Nguyễn Thị Hương Giang (2012), Phạm Trung Kiên (2013), Nguyễn Thị Hoàng Yến (2014), Đào Thị Thu Thủy (2014), Trần Thị Minh Thành (2015), Đỗ Thị Thảo (2015), Nguyễn Nữ Tâm An (2015). 1.1.2. Những nghiên cứu về kĩ năng xã hội của trẻ có rối loạn phổ tự kỉ Trên thế giới, tiêu biểu như Rogers (2000) cho thấy sự khởi đầu từ trẻ có RLPTK là rất quan trọng trong quá trình tương tác. Bellini, Peters, Benner & Hopf (2007) hay Hume, Bellini & Pratt (2005) chỉ ra rằng các KNXH bị thiếu hụt là một trong những đặc trưng chính của trẻ có RLPTK; Kee Jiar Yeo và Kie Yin Teng (2015) cho rằng, thiếu hụt KNXH xảy ra thường xuyên nhất trong số các trẻ có RLPTK trong lớp học hòa nhập. Ở Việt Nam, cũng đã có các nghiên cứu về KNXH và các kĩ năng thành phần, điển hình Nguyễn Thị Thanh (2014) nghiên cứu KN giao tiếp của nhóm trẻ tự kỉ 3 – 4 tuổi; Nguyễn Nữ Tâm An (2016) dựa vào nhận định của giáo viên để chỉ ra các điểm mạnh và hạn chế của học sinh rối loạn phổ tự kỉ học tiểu học hòa nhập; Mai Thị Phương (2017) nghiên cứu về các kĩ năng học đường của trẻ tự kỉ đang học tại các lớp tiền học đường. Các nghiên cứu về KNXH cho trẻ có RLPTK cho thấy trẻ gặp khó khăn trong nhận thức, hành vi và tình cảm. Việc can thiệp, giáo dục trẻ cần dựa vào gia đình, nhà trường và cộng đồng nơi trẻ sinh sống.
- 5 1.1.3. Những nghiên cứu về phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ Trên thế giới, có nhiều trường phái, nhiều phương pháp trị liệu và giáo dục được thiết kế dành riêng cho những trẻ em có RLPTK. Khuynh hướng xem tự kỉ là một dạng khuyết tật phát triển là khuynh hướng khá phổ biến; Một cách tiếp cận khác tập trung vào quan hệ xã hội. Bên cạnh đó, có các nghiên cứu của Barry, T. D., Klingler, L. G., Lee, J. M., Palardy, N., Gilmore, T., & Bodin, S. D. (2003); Rogers (2000). Sử dụng câu chuyện xã hội cũng được ứng dụng trong trong hỗ trợ, giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Tiêu biểu có Carol Gray (1991); Ventimiglia (2007), Sansosoti, Powell- Smith, & Kinkaid (2004); Sunitha Balakrishnana và Aliza Aliasb (2017). Ngòai ra còn có các cách tiếp cận sử dụng video làm mẫu/mô hình hóa video trong dạy KNXH cho trẻ RLPTK, cách tiếp cận lấy vấn đề giao tiếp, cảm xúc… Điển hình là các nghiên cứu của Allison Serra Tetreault và Dorothea C. Lerman (2010). Ở Việt Nam, các nghiên cứu cũng hướng đến giáo dục, trị liệu nhằm giúp trẻ có RLTPK đạt được những KNXH hoặc những KN cụ thể: Đào Thu Thủy (2008); Nguyễn Nữ Tâm An (2009); Đỗ Thị Thảo và cộng sự (2016); Nguyễn Thị Kim Anh (2017); Nguyễn Thị Hoa (2017)… Những nghiên cứu trên, đã khẳng định các phương pháp giáo dục, rèn luyện được các tác giả đề xuất đã đều hướng vào các điểm mạnh của trẻ và phần lớn đã kiểm chứng được hiệu quả của nó. Tác giả tiếp thu những kết quả nghiên cứu về KNXH và phát triển KNXH cho trẻ có RLPTK vào việc giải quyết các nhiệm vụ phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK. Luận án nhấn mạnh đến việc: xác định mức độ đạt được KNXH của trẻ rối loạn phổ tự kỉ từ đó xây dựng hệ thống biện pháp nhằm phát triển KNXH cho các em. 1.2. Trẻ có rối loạn phổ tự kỉ 1.2.1. Khái niệm rối loạn phổ tự kỉ Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng khái niệm “RLPTK là một loại khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời, được thể hiện là sự khó khăn trong tương tác xã hội, các vấn đề về giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; và có hành vi, sở thích, hoạt động lặp đi lặp lại và hạn hẹp” và các tiêu chí theo bản DSM - 5 làm công cụ và chọn đối tượng nghiên cứu.
- 6 1.2.2. Khiếm khuyết cốt lõi của rối loạn phổ tự kỉ Khiếm khuyết chung của trẻ có RLPTK thể hiện ở hai yếu tố: (1) khiếm khuyết về tương tác và giao tiếp xã hội; (2) các kiểu hành vi, sở thích bất thường, định hình lặp lại và vấn đề rối loạn cảm giác. 1.2.3. Đặc điểm phát triển của trẻ có rối loạn phổ tự kỉ 1.2.4. Các mức độ rối loạn phổ tự kỉ 1.3. Lý luận về kĩ năng xã hội của trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ 1.3.1. Kĩ năng Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi xác định kĩ năng là khả năng của con người được thực hiện dựa trên kinh nghiệm của bản thân, thông qua quá trình rèn luyện nhằm đạt được kết quả theo mục tiêu hay các tiêu chí đã định. 1.3.2. Kĩ năng xã hội 1.3.2.1. Khái niệm Qua nghiên cứu những khái niệm của các tác giả đi trước, chúng tôi hiểu KNXH là tập hợp những kĩ năng mà cá nhân sử dụng để giao tiếp, tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong xã hội theo đúng chuẩn mực xã hội. 1.3.2.2. Phân loại kĩ năng xã hội Căn cứ vào mục đích và cách tiến hành luận án, chúng tôi lựa chọn phát triển những nhóm KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK được thực hiện tại nhà trường mầm non. 1.3.2.3. Đặc điểm kĩ năng xã hội 1.3.2.4. Các giai đoạn hình thành kĩ năng xã hội Một KNXH có thể được hình thành qua các giai đoạn sau: - Giai đoạn tiếp thu; - Giai đoạn duy trì; - Giai đoạn thuần thục; - Giai đoạn khái quát hoá. 1.3.3. Kĩ năng xã hội của trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ 1.3.3.1. Khái niệm KNXH của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK là tập hợp những kĩ năng có liên quan đến tương tác xã hội, giao tiếp mà trẻ sử dụng để giao tiếp, tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong học tập, vui chơi, sinh hoạt xã hội theo đúng chuẩn mực xã hội. 1.3.3.2. Các tiêu chí đánh giá kĩ năng xã hội 1.3.4. Đặc điểm kĩ năng xã hội của trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ
- 7 1.3.4.1. Đặc điểm kĩ năng xã hội của trẻ mầm non có rối loạn phổ tự kỉ Trẻ RLPTK chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của hệ quả do những khiếm khuyết về KNXH mang lại. Khó khăn về KNXH thể hiện ở 4 nhóm khó khăn chính: Giao tiếp không lời, khởi xướng giao tiếp, tương tác xã hội và hiểu người khác. 1.3.4.2. Đặc điểm kĩ năng xã hội của trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ Trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK cũng có những đặc điểm về KNXH như những trẻ có RLPTK khác. Cụ thể: - Kĩ năng hợp tác xã hội; - Kĩ năng tuân theo nội quy; - Kĩ năng giao tiếp xã hội; - Kĩ năng lắng nghe; - Kĩ năng nhận biết cảm xúc, động cơ, ý định của người khác; - Kĩ năng nhận diện và xử lí các vấn đề đơn giản trong môi trường xã hội gần gũi (Kĩ năng giải quyết vấn đề); - Kĩ năng thích ứng khi chuyển sang môi trường mới. Có thể thấy trẻ có RLPTK nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK nói riêng có những khó khăn ở những mức độ khác nhau về cách tiếp nhận, xử lý thông tin và đưa ra những phản hồi với những vấn đề trong học tập, trong xã hội. 1.4. Lý luận về phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ 1.4.1. Khái niệm phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ Theo quan điểm của giáo dục học có thể hiểu, phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch thông qua các hoạt động giáo dục nhằm thay đổi cả về lượng và chất những kĩ năng xã hội mà trẻ có RLPTK sử dụng để tương tác với người khác, giải quyết những vấn đề và thích nghi với đời sống xã hội. 1.4.2. Các lí thuyết làm cơ sở cho việc phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ v Thuyết hành vi v Lý thuyết học tập xã hội với việc hình thành và phát triển KNXH v Lý thuyết vùng phát triển gần v Lý thuyết hoạt động 1.4.3. Ý nghĩa và mục tiêu phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ * Ý nghĩa phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK * Mục tiêu phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK
- 8 - Giúp trẻ biết được sự cần thiết của kĩ năng xã hội. - Giúp trẻ có rối loạn phổ tự kỉ phát triển kĩ năng cần thiết để trẻ có thể tham gia vào các hoạt động chung. Đó là nền tảng để trẻ có thể thực hiện các hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động học tập. 1.4.4. Nội dung phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ Nội dung phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK nói riêng cũng dựa vào nội dung chương trình Giáo dục mầm non nói chung, đồng thời có chú ý đến đặc điểm phát triển của trẻ có RLPTK: Nhóm 1. KN Tương tác xã hội; Nhóm 2. KN Tuân theo nội quy; Nhóm 3. KN Giao tiếp; Nhóm 4. KN Hành vi và Ứng xử xã hội; Nhóm 5. KN giải quyết vấn đề liên cá nhân. 1.4.5. Phương pháp phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ Phương pháp dùng tình cảm; Phương pháp thực hành, trải nghiệm; Phương pháp nêu tình huống; Phương pháp luyện tập; Phương pháp trực quan minh họa; Phương pháp dùng lời nói. 1.4.6. Hình thức phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ - Dạy kĩ năng xã hội cho trẻ - Tổ chức các hoạt động cho trẻ giao lưu với cộng đồng - Phát triển KNXH cho trẻ thông qua các hoạt động tại gia đình 1.4.7. Đánh giá phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ a. Đánh giá mức độ KNXH của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK trước khi thực hiện các biện pháp phát triển KNXH cho trẻ. b. Đánh giá kết quả quá trình phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK 1.4.8. Môi trường phát triển KNXH cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ Luận án đề xuất các biện pháp phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK theo hướng tiếp cận hòa nhập, do vậy môi trường giáo dục hòa nhập trong trường mầm non là sự lựa chọn phù hợp để vận dụng các biện pháp phát triển KNXH cho trẻ. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ 1.5.1. Yếu tố chủ quan: Khả năng của trẻ; Giáo viên 1.5.2. Yếu tố khách quan: Môi trường lớp học; Bạn bè; Môi trường gia đình; Môi trường xã hội
- 9 Kết luận chương 1 RLPTK là một dạng rối loạn phát triển tồn tại suốt đời, được đặc trưng bởi hai khiếm khuyết cốt lõi là khiếm khuyết về giao tiếp xã hội và có hành vi, sở thích định hình lặp lại, mang tính hạn hẹp. Sự phát triển KNXH của trẻ cũng chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong như: mức độ mắc RLPTK, khả năng hiện tại của trẻ về nhận thức, ngôn ngữ, khả năng tập trung chú ý hay các vấn đề về hành vi của trẻ. Quá trình phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK chỉ đạt hiệu quả cao khi được tổ chức một cách có kế hoạch, logic, chặt chẽ từ việc xác định khả năng hiện tại của trẻ, đặc điểm KNXH của trẻ…, những hỗ trợ cần thiết từ môi trường; sự tương tác, tham gia tích của của các bạn và giáo viên với trẻ. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ Ở TRƯỜNG MẦM NON HÒA NHẬP 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.1.1. Mục đích khảo sát Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KNXH cho trẻ 5 – 6 tuổi có RLPTK làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp phát triển KNXH cho trẻ. 2.1.2. Nội dung khảo sát - Đánh giá mức độ đạt được KNXH của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK - Thực trạng phát triển KNXH cho trẻ RLPTK: + Nhận thức của giáo viên; + Thực trạng phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ; + Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành, phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK. 2.1.3. Phương pháp khảo sát: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; Phương pháp quan sát; Phương pháp đo nghiệm; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp nghiên cứu hồ sơ; Phương pháp xử lý số liệu. 2.1.4. Công cụ khảo sát kĩ năng xã hội của trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ - Thang chẩn đoán tự kỉ tuổi ấu thơ (CARS) - Phiếu đánh giá KNXH của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK
- 10 Bảng 2.1: Mô tả phiếu quan sát KNXH của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK Số lượng items TT Nhóm Kĩ năng (Các KN tương ứng) 1 KN Tương tác xã hội 11 2 KN Tuân theo nội quy 10 3 KN Giao tiếp 8 4 KN Hành vi và Ứng xử xã hội 8 5 KN Giải quyết vấn đề liên cá nhân 5 Tổng 42 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các nhóm kĩ năng từ 0.694 đến 0.900 cho thấy bộ tiêu chí sử dụng để khảo sát là phù hợp và đáng tin cậy. 2.1.5. Khách thể khảo sát - Trẻ RLPTK: 32 trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK mức độ nhẹ và vừa. Trong đó có 28 trẻ nam và 04 trẻ nữ. - Giáo viên: Khảo sát trên 56 giáo viên dạy tại trường mầm non. 2.1.6. Địa bàn khảo sát: - 03 trường mầm non tại Hà Nội; - 05 trường mầm non tại Thái Nguyên; - 05 trường mầm non tại Lạng Sơn 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng 2.2.1. Thực trạng kĩ năng xã hội của trẻ có rối loạn phổ tự kỉ Kết quả đánh giá các biểu hiện KNXH của trẻ như sau: Bảng 2.3. Kết quả biểu hiện KNXH của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK ND M Thứ bậc Nhóm KN Nhóm KN Tương tác xã hội 2.63 5 Nhóm KN Tuân theo nội quy 3.16 1
- 11 Nhóm KN Giao tiếp 2.78 3 Nhóm KN Hành vi và Ứng xử xã hội 2.96 2 Nhóm KN Giải quyết vấn đề liên cá nhân 2.65 4 Nhóm KN tương tác xã hội Có 7/11 (63.6%) kĩ năng của nhóm KN này hầu hết các trẻ cần nhiều sự giúp đỡ đến từ giáo viên hoặc các bạn trong lớp mới có thể thực hiện được. Nhóm KN tuân theo nội quy Đây là nhóm KN đạt mức độ tốt nhất, trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK có một số kĩ năng tương đối tốt, ví dụ trẻ không tự do di chuyển khỏi chỗ, ngồi đúng vị trí hay chơi đúng góc. Các kĩ năng khác trong nhóm kĩ năng này cũng dừng lại ở mức độ trung bình. Nhóm KN giao tiếp Điểm trung bình của trẻ có RLPTK trong nhóm KN giao tiếp chủ yếu rơi vào mức độ khá, có một số KN thành phần hầu hết các trẻ đạt được ở mức độ trung bình. Khi giao tiếp trẻ có RLPTK ít nhìn vào đối tượng giao tiếp hay trẻ gặp khó khăn khi khởi xướng cuộc trò chuyện (M = 2.59; SD = 0.499). Tuy nhiên, trẻ lại khá hơn ở KN Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để yêu cầu, từ chối và KN Lắng nghe ý kiến của người khác (M = 3.00; SD = 0.622). Nhóm KN hành vi và ứng xử xã hội Các kĩ năng thành phần trong nhóm KN hành vi và ứng xử xã hội của các trẻ được khảo sát đều đạt ở mức độ khá với điểm trung bình từ 2.72 đến 3.38, không có nhóm nào ở mức độ tốt. Nhóm KN giải quyết vấn đề liên cá nhân Từ những khó khăn trong nhóm KN tương tác xã hội và giao tiếp, dẫn đến trẻ cũng gặp khó khăn khi Trao đổi ý kiến của mình với các bạn (ĐTB = 2.44, SD = 0.504) hay Đề nghị sự giúp đỡ của người khác (cô giáo, bạn bè) khi cần thiết (M = 2.50, SD = 0.508). Trẻ có RLPTK thường ít biết cách chủ động chia sẻ ý kiến của mình với các bạn, trẻ có thể làm tốt hơn khi có người gợi mở. 2.2.2. Thực trạng phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ
- 12 2.2.2.1. Nhận thức về kĩ năng xã hội và phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ. Hầu hết giáo viên dạy ở trường mầm non hòa nhập đã có nhận thức đúng và đầy đủ về RLPTK với 71.4% ý kiến; 28.6% có ý kiến khác tuy đúng nhưng chưa đầy đủ. Trong khi đó, đối với khái niệm KNXH và phát triển KNXH cho trẻ có RLPTK, có 67.9% giáo viên nhận tương đối đầy đủ bản chất của hai khái niệm này. Bên cạnh đó, giáo viên cũng đánh giá rất cao ý nghĩa của KNXH và phát triển KNXH cho trẻ có RLPTK. 2.2.2.2. Nhận định của giáo viên về điểm mạnh và hạn chế của trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ Hầu hết giáo viên nhận định trẻ có RLPTK điểm mạnh về: vận động thô; khả năng hiểu ngôn ngữ và khả năng ghi nhớ hình ảnh (điểm trung bình lần lượt là 2.57 (SD = 0.657) và 2.36 (SD = 0.532)). Tuy nhiên, khả năng Thiết lập/Khởi đầu và duy trì giao tiếp của trẻ có RLPTK; Khả năng diễn đạt ý kiến của bản thân về một vấn đề gì đó bằng cách sử dụng ngôn ngữ; Kĩ năng kiểm soát hành vi kém; Khả năng hiểu các mệnh lệnh hoặc các yêu cầu để thực hiện các nhiệm vụ không tốt; Trẻ có những hành vi bất thường làm ảnh hưởng đến hoạt động của lớp là những hạn chế lớn đối với trẻ. 2.2.2.3. Thực trạng phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ + Về xây dựng mục tiêu phát triển KNXH cho trẻ Có 40 giáo viên (chiếm 71.4%) có thực hiện hoạt động xây dựng mục tiêu phát triển KNXH cho trẻ có RLPTK; 16 giáo viên (chiếm 28.6%) không thực hiện hoạt động này. + Đánh giá về mức độ quan trọng/cần thiết và mức độ thực hiện các nội dung phát triển KNXH cho trẻ có RLPTK (Phụ lục 8) Giáo viên đánh giá cao mức độ quan trọng/cần thiết của các kĩ năng đối với sự phát triển KNXH nói riêng và phát triển tòan diện cho trẻ có RLPTK nói chung (với 39/42 kĩ năng (khoảng 93%)). Tuy nhiên, việc thực hiện các nội dung phát triển các KNXH này cho trẻ còn thấp do nhiều lí do cả khách quan và chủ quan. + Về hình thức phát triển KNXH cho trẻ 100% giáo viên lựa chọn hình thức Tích hợp trong các hoạt động
- 13 trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ và Tổ chức các hoạt động lôi cuốn trẻ RLPTK tham gia. Chỉ có 50% giáo viên tham gia khảo sát dạy trực tiếp các KNXH cho trẻ RLPTK; đây là những giáo viên có chuyên ngành Giáo dục đặc biệt hoặc Công tác xã hội. + Về biện pháp phát triển KNXH cho trẻ Mức độ thực hiện các biện pháp được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 2.14: Mức độ thực hiện các biện pháp phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK Thứ Nội dung Tổng M SD bậc Đánh giá và xây dựng mục tiêu phát 131 2.34 0.668 9 triển KNXH cho trẻ Lập kế hoạch phát triển KNXH cho 121 2.16 0.757 10 trẻ Xây dựng các bài tập tình huống 148 2.64 0.645 7 Xây dựng và sử dụng câu chuyện xã 184 3.29 0.803 4 hội trong dạy học và giáo dục trẻ Tích hợp các nội dung phát triển KNXH cho trẻ trong các hoạt động 206 3.68 0.471 1 dạy học và giáo dục Làm mẫu các KNXH cho trẻ 199 3.55 0.630 2 Điều chỉnh môi trường học hòa nhập 167 2.98 0.798 5 Xây dựng vòng tay bạn bè hỗ trợ trẻ 141 2.52 0.763 8 có RLPTK trong lớp học Phối hợp các lực lượng trong quá 185 3.30 0.685 3 trình phát triển KNXH cho trẻ
- 14 Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện 149 2.66 0.815 6 KNXH của trẻ có RLPTK - Thuận lợi, khó khăn của giáo viên trong quá trình phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK Giáo viên có những thuận lợi nhất định như: nhận được sự quan tâm từ Ban Giám hiệu nhiều hơn (M = 3.86, SD = 0.52); việc phối hợp giữa giáo viên, nhà trường, và gia đình có trẻ RLPTK cũng được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, họ gặp khó khăn khi Phối hợp giữa các nhóm hỗ trợ trong hoạt động phát triển KNXH cho trẻ; Thời gian phát triển KNXH cho trẻ; Lựa chọn mục tiêu cho từng thời điểm của trẻ. Hay Chưa biết và sử dụng công cụ và bảng kiểm để hỗ trợ cho việc đánh giá; hay ít biết đến các phương pháp, biện pháp phát triển KNXH đặc thù; các kĩ năng làm việc với trẻ có RLPTK… 2.2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành, phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ Hầu hết các ý kiến của giáo viên đều thống nhất về các yếu tố ảnh hưởng như: Sự hiểu biết của giáo viên về trẻ có RLPTK; Kiến thức chuyên môn; kĩ năng sử dụng các biện pháp dạy học và giáo dục đặc thù của giáo viên; Khả năng hiện tại của trẻ; Sự đa dạng của các KNXH; Sự hỗ trợ, chia sẻ từ bạn bè của trẻ có RLPTK; Sự đáp ứng về môi trường vật chất; Sự phối hợp của gia đình và nhà trường, giáo viên trong việc thống nhất mục tiêu, nội dung, các biện pháp phát triển KNXH cho trẻ có RLPTK… 2.3. Đánh giá chung về thực trạng Kết luận chương 2 Kết quả nghiên cứu cho thấy: các nhóm KNXH của trẻ hầu như ở mức trung bình. Giáo viên còn hạn chế về kiến thức và kĩ năng làm việc với trẻ có RLPTK. Họ cũng gặp nhiều khó khăn khi vận dụng các phương pháp giáo dục đặc thù, hình thức tổ chức, các biện pháp phát triển KNXH cho trẻ trong môi trường dạy học hòa nhập. Sự phối hợp giữa các lực lượng trong quá trình giáo dục cho trẻ còn chưa chặt chẽ; việc huy động các nguồn lực xã hội trong quá trình giáo dục hòa nhập cho trẻ còn nhiều hạn chế. Việc đề xuất các biện pháp phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK cần phải dựa trên đặc điểm KNXH của trẻ, thực trạng thực hiện các
- 15 hoạt động nhằm phát triển KNXH của giáo viên dạy ở lớp hòa nhập trong trường mầm non. CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ - Đảm bảo tính mục tiêu; - Đảm bảo tính tích hợp; - Đảm bảo tính kế thừa; - Đảm bảo tính đa dạng; - Đảm bảo tính hợp tác; - Đảm bảo tính phát triển; - Đảm bảo tính cá biệt. 3.2. Biện pháp phát triển kĩ năng xã hội cho cho trẻ 5-6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ 3.2.1. Xác định quy trình tổ chức hoạt động trong lớp học hòa nhập nhằm phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ a. Mục tiêu: Hỗ trợ giáo viên dạy học trong lớp hòa nhập xác định tiến trình phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK qua đó tạo môi trường trải nghiệm, rèn luyện KNXH cho tất cả các trẻ trong lớp. b. Nội dung: Giáo viên xác định các bước tổ chức hoạt động giáo dục trong lớp học hòa nhập nhằm phát triển KNXH cho trẻ. c. Cách tiến hành: Có thể phát triển KNXH theo các bước: Bước 1: Xác định mức độ KNXH của trẻ 5 – 6 tuổi có RLPTK và xác định mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn cho trẻ Bước 2: Thiết kế các hoạt động phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK Bước 3: Thực hành kĩ năng xã hội Bước 4: Tổ chức cho trẻ luyện tập, ôn tập, khái quát hoá các KNXH Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện KNXH của trẻ d. Điều kiện thực hiện 3.2.2. Nâng cao kiến thức, kĩ năng về giáo dục hòa nhập trẻ có rối loạn phổ tự kỉ cho giáo viên a. Mục tiêu: Giúp củng cố các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong dạy học hòa nhập và các kiến thức về phát triển KNXH cho trẻ có RLPTK, và những đặc thù của môi trường hòa nhập. b. Nội dung: Cung cấp các kiến thức, kĩ năng nền tảng đặc thù về giáo
- 16 dục hòa nhập cho trẻ có RLPTK cho giáo viên. c. Cách tiến hành: Cung cấp, bồi dưỡng những kiến thức và kĩ năng cơ bản về giáo dục hòa nhập, đặc điểm của trẻ có RLPTK, phát triển KNXH cho trẻ có RLPTK. d. Điều kiện thực hiện 3.2.3. Xây dựng và tổ chức hoạt động chơi phát triển sự tương tác giữa các trẻ trong lớp học hòa nhập a. Mục tiêu: Giúp trẻ hình thành và phát triển các KNXH cần thiết đối với trẻ 5 – 6 tuổi có RLPTK. b. Nội dung: Giáo viên xây dựng các hoạt động chơi lồng ghép mục tiêu phát triển KNXH phù hợp với đặc điểm của các trẻ trong lớp và đặc điểm của trẻ có RLPTK. c. Cách tiến hành: Giáo viên có thể xây dựng theo các giai đoạn sau: Giai đoạn chơi tự phát; Giai đoạn chơi một mình; Giai đoạn quan sát người khác chơi; Giai đoạn chơi song song; Giai đoạn chơi kết hợp; Giai đoạn chơi hợp tác. d. Điều kiện thực hiện 3.2.4. Tổ chức các giờ học cá nhân trong trường mầm non hòa nhập a. Mục tiêu: Hỗ trợ cá nhân thông qua các giờ học cá nhân để cung cấp kiến thức, kĩ năng thực hành các KNXH cho trẻ có RLPTK. b. Nội dung: Các nội dung cá nhân dựa trên nội dung trên lớp và được tiến hành song song với các hoạt động của tòan lớp học hòa nhập. c. Cách tiến hành: Khi thực hiện các giờ học cá nhân phát triển KNXH cho trẻ, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp, các kĩ thuật dạy học, giáo dục đặc thù cho trẻ có RLPTK. Cụ thể: - Sử dụng kĩ thuật làm mẫu khi phát triển KNXH cho trẻ - Xây dựng và sử dụng câu chuyện xã hội khi phát triển KNXH cho trẻ - Đánh giá kết quả thực hiện KNXH của trẻ có RLPTK d. Điều kiện thực hiện 3.2.5. Tích hợp phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ thông qua các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ a. Mục tiêu: Giúp trẻ rèn luyện những KNXH thông qua các hoạt động để trẻ có thể sử dụng chúng thuần thục phù hợp với các tình huống đơn giản nảy sinh trong học tập, vui chơi, sinh hoạt của trẻ. b. Nội dung: Quá trình hình thành và phát triển các KNXH của trẻ được thực hiện thông qua các hoạt động hàng ngày.
- 17 c. Cách tiến hành: Thực hiện các hoạt động phát triển KNXH thông qua: Giờ đón trẻ; Giờ học; Giờ xếp hàng ra vào lớp; Tham gia vào hoạt động vui chơi; Thông qua hoạt động ngòai trời; Hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn, ngủ… d. Điều kiện thực hiện 3.2.6. Thiết kế môi trường an tòan, thân thiện và hòa nhập trong lớp học hòa nhập a. Mục tiêu: Giúp trẻ trải nghiệm, thể hiện sự tự tin, độc lập trong học tập, sinh hoạt, từ đó hình thành và phát triển KNXH cần thiết. b. Nội dung: Thiết kế các yếu tố thuộc môi trường vật chất: Thiết kế không gian trong lớp học; Điều chỉnh yếu tố thời gian…; Các yếu tố thuộc môi trường tâm lý; Điều chỉnh phương thức đánh giá kết quả của trẻ. c. Cách tiến hành: Giáo viên xác định các yếu tố thuộc môi trường vật chất và môi trường tâm lý trong lớp học, xác định những yếu tố phù hợp và những yếu tố chưa phù hợp với lớp học có trẻ RLPTK. d. Điều kiện thực hiện 3.2.7. Phối hợp với gia đình trẻ có rối loạn phổ tự kỉ trong quá trình phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ a. Mục tiêu: Giúp cho trẻ có điều kiện, môi trường thuận lợi để trẻ đạt được các mục tiêu phát triển một cách tốt nhất. b. Nội dung: Nhà trường, giáo viên và gia đình trẻ cùng thống nhất về mục tiêu phát triển KNXH, nội dung phát triển, cách thức tác động đến trẻ. c. Cách tiến hành: Phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc đánh giá khả năng hiện tại và xác định mức độ KNXH hiện có của trẻ; lập kế hoạch hỗ trợ phát triển KNXH cho cho trẻ; kết quả phát triển KNXH của trẻ. d. Điều kiện thực hiện • Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển kĩ năng xã hội cho cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ 3.3. Thực nghiệm sư phạm 3.3.1. Quá trình thực nghiệm 3.3.1.1. Mục đích thực nghiệm Mục đích thực nghiệm một số biện pháp nhằm xem xét tính khoa học, tính khả thi và phù hợp của các biện pháp phát triển KNXH đã đề xuất,
- 18 đồng thời đánh giá hiệu quả của các biện pháp tới sự phát triển KNXH của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK. 3.3.1.2. Nội dung thực nghiệm 3.3.1.3. Địa bàn và khách thể thực nghiệm * Địa bàn thực nghiệm: tại Trường mầm non Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên. * Khách thể thực nghiệm: 03 trẻ 5 – 6 tuổi có RLPTK mức độ nhẹ và vừa. Tuổi Tuổi phát Mức độ biểu hiện KNXH Họ và Mức độ tự TT thực triển tên kỉ (CARS) (1) (2) (3) (4) (5) (tháng) (tháng) 1 V.H.Đ 33.5 68 60 24 25 19 18 11 2 N.H.T 36 66 55 20 22 17 14 10 3 N.P.M 31 63 59 25 26 20 20 12 3.3.1.4. Chuẩn bị thực nghiệm * Thu thập thông tin về trẻ * Xây dựng kế hoạch và bồi dưỡng cho giáo viên thực nghiệm 3.3.1.5. Quy trình thực nghiệm * Bước 1: Đánh giá trước thực nghiệm: tháng 12/2018. * Bước 2: Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch: từ tháng 11/2018 đến hết tháng 05/2019 * Bước 3: Thực nghiệm tác động: Từ 03/12/2018 đến 24/5/2019. * Bước 4: Đánh giá sau thực nghiệm: từ 27 - 31/5/2019. * Bước 5: Phân tích kết quả: Từ tháng 06/2019 3.3.2. Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm Trường hợp 1 (V.H.Đ) Thông tin chung về Đ Đ sinh ngày 09 tháng 4 năm 2013. + Kết quả CARS: 33.5 điểm. Đ mắc RLPTK ở mức độ trung bình. + Kết quả đánh giá bằng thang Kyoto: tổng 3 lĩnh vực của Đ ở ngưỡng phát triển bình thường, lĩnh vực Ngôn ngữ - Xã hội của Đ đang ở vùng chậm phát triển mức độ nhẹ so với ngưỡng phát triển chung của
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn