intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực dạy học trải nghiệm trong đào tạo sinh viên sư phạm Địa lí ở Trường Đại học Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất quy trình và các biện pháp phát triển năng lực dạy học trải nghiệm trong đào tạo sinh viên sư phạm Địa lí, nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Đại học Cần Thơ nói riêng và các trường sư phạm trong cả nước nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực dạy học trải nghiệm trong đào tạo sinh viên sư phạm Địa lí ở Trường Đại học Cần Thơ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ........................ NGUYỄN THỊ NGỌC PHÚC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG ĐÀO TẠO SINH VIÊN SƯ PHẠM ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Địa lí Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đặng Văn Đức 2. TS. Trần Thị Thanh Thủy Phản biện 1: PGS.TS. Đỗ Vũ Sơn Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên Phản biện 2: TS. Nguyễn Quý Thao Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Phản biện 3: TS. Nguyễn Tường Huy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …. giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Các đề tài khoa học 1. Nguyễn Thị Ngọc Phúc (chủ nhiệm đề tài), Hồ Thị Thu Hồ, Huỳnh Hoang Khả, Trần Thị Kiểm Thu (2018). Nâng cao năng lực dạy học trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường (đã nghiệm thu, xếp loại Tốt). 2. Nguyễn Thị Ngọc Phúc (chủ nhiệm đề tài), Hồ Thị Thu Hồ, Lê Văn Nhương, Ngô Ngọc Trân (2020). Nghiên cứu tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông môn Địa lí. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường (đã nghiệm thu, xếp loại Tốt). Sách, giáo trình 1. Lê Văn Nhương, Nguyễn Thị Ngọc Phúc, Hồ Thị Thu Hồ, Trịnh Chí Thâm (2020). Lý luận dạy học Địa lí. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. Các bài báo khoa học 1. Nguyễn Thị Ngọc Phúc (2016). Một số hình thức tổ chức trải nghiệm sáng tạo gắn với nội dung địa lí địa phương. Tạp chí Dạy và học ngày nay, số tháng 6/2016, trang 156-158. 2. Nguyễn Thị Ngọc Phúc (2016). Hướng dẫn sinh viên Sư phạm Địa lí rèn luyện các kĩ năng dạy học với sự hỗ trợ của mạng xã hội Facebook. Hội nghị Khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ IX. Khoa học Địa lí Việt Nam với phát triển kinh tế xanh. Trường Đại học Quy Nhơn tháng 12/2016, trang 1214-1221. 3. Nguyễn Thị Ngọc Phúc (2017). Giá trị giáo dục của hoạt động trải nghiệm tìm hiểu mô hình phát triển nông nghiệp bền vững VACB ở Huyện Phong Điền (Cần Thơ). Hội nghị Khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ X “Khoa học Địa lí Việt Nam với liên kết vùng cho phát triển bền vững”, quyển 2, trang 263-270. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Ngọc Phúc (2018). Quan điểm, chu trình và đặc điểm của dạy học trải nghiệm. Tạp chí dạy và học ngày nay số tháng 4-2018, trang7-9. 5. Nguyễn Thị Ngọc Phúc (2018). Thực trạng tổ chức dạy học trải nghiệm của giảng viên Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, tập 54, số 9, trang 104-112. 6. Nguyễn Thị Ngọc Phúc (2018). Phát triển năng lực dạy học trải nghiệm cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tạp chí Giáo dục số 439, kì I tháng 10, trang 21-24. 7. Nguyễn Thị Ngọc Phúc, Hồ Thị Thu Hồ, Đặng Văn Đức (2019). Trải nghiệm trong các học phần phương pháp dạy học đào tạo sinh viên sư phạm Địa lí Trường Đại học Cần Thơ – Một số phương pháp tiêu biểu. Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ XI, quyển 2, trang 1159- 1169. 8. Hồ Thị Thu Hồ, Nguyễn Thị Ngọc Phúc (2019). Phát triển năng lực học sinh qua các hoạt động trải nghiệm gắn với biến đổi môi trường ở địa phương – Nghiên cứu tại trường THPT Phan Van Trị, Cần Thơ. Tạp chí Dạy và Học Ngày nay, kỳ 1- tháng 4, trang 56-58. 9. Hồ Thị Thu Hồ, Huỳnh Thị Thúy Diễm, Nguyễn Thị Ngọc Phúc (2019). Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại Khu Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng ở Rừng tràm Mỹ Phước. Hội nghị Khoa học Địa lí toàn quốc Lần XI, quyển 3, trang 1013-1022. 10. Nguyen Thi Ngoc Phuc, Ho Thi Thu Ho (2019). Development of experiential teaching competence throuth science research for Geography pre-service teachers at Can Tho University. Hanoi National University of Education Journal of Science, Educaitional Sciences. Vol. 64, Issue 12, p. 78-85. 11. Nguyễn Thị Ngọc Phúc, Hồ Thị Thu Hồ, Lê Văn Nhương, Ngô Ngọc Trân (2020). Thiết kế hoạt động đóng vai trong dạy học Địa lí 11. Tạp chí Giáo dục, số 479 (kì I tháng 6), trang 28- 33.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Quá trình đào tạo sinh viên sư phạm Địa lí góp phần quan trọng giúp trang bị cho đội ngũ giáo viên (GV) tương lai những năng lực cần thiết nhằm “nâng cao chất lượng và hiệu quả”, “gắn với thực tế nghề nghiệp”, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ “đổi mới căn bản, toàn diện” giáo dục. Dạy học trải nghiệm (DHTN) trong dạy học Địa lí có vai trò quan trọng đối với sự phát triển phẩm chất và năng lực người học. Tuy nhiên, các thành tố biểu hiện năng lực dạy học trải nghiệm (NLDHTN) và các biện pháp nhằm phát triển năng lực này chưa được nghiên cứu cụ thể trong quá trình đào tạo sinh viên sư phạm (SVSP) Địa lí và năng lực thực hiện của bộ phận sinh viên (SV) vẫn còn nhiều hạn chế. Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả đào tạo GV Địa lí ở Khoa Sư phạm trường Đại học Cần Thơ, đáp ứng yêu cầu tổ chức DHTN ở trường phổ thông, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực dạy học trải nghiệm trong đào tạo sinh viên sư phạm Địa lí ở Trường Đại học Cần Thơ”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất quy trình và các biện pháp phát triển năng lực dạy học trải nghiệm trong đào tạo SVSP Địa lí, nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Đại học Cần Thơ nói riêng và các trường sư phạm trong cả nước nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển NLDHTN trong đào tạo SVSP Địa lí ở trường ĐHCT. - Xác định các nguyên tắc và yêu cầu của việc phát triển NLDHTN trong đào tạo SVSP Địa lí ở trường ĐHCT. - Xác định các NLDHTN cần phát triển cho SVSP Địa lí. - Đề xuất quy trình và các biện pháp phát triển NLDHTN trong đào tạo SVSP Địa lí ở trường ĐHCT. - Thiết kế và tổ chức một số hoạt động phát triển NLDHTN cho SVSP Địa lí qua một số học phần PPDH trong chương trình đào tạo ở trường ĐHCT. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của quy trình và các biện pháp đề xuất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quy trình và các biện pháp phát triển NLDHTN trong đào tạo SVSP Địa lí ở trường ĐHCT.
  5. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng tác động và không gian nghiên cứu: chương trình đào tạo và SV ngành sư phạm Địa lí ở Khoa Sư phạm Trường ĐHCT. - Nội dung nghiên cứu: quy trình và các biện pháp phát triển NLDHTN trong đào tạo SVSP Địa lí ở trường ĐHCT. Do điều kiện thời gian có hạn, luận án chỉ tập trung nghiên cứu NLDHTN trong dạy học môn Địa lí và đưa ra ví dụ minh họa cụ thể, thực nghiệm các biện pháp phát triển đối với một số học phần thuộc nhóm cơ sở ngành gồm: Phương pháp dạy học Địa lí; Kĩ thuật dạy học Địa lí; Tập giảng Địa lí. - Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ 09/2016 đến tháng 09/2020. 4. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng quy trình và các biện pháp phát triển NLDHTN trong đào tạo SVSP Địa lí một cách hợp lí, đảm bảo các yêu cầu và nguyên tắc sư phạm thì sẽ phát triển được NLDHTN cho SVSP Địa lí ở trường ĐHCT. 5. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5.1. Trên thế giới 5.1.1. Nghiên cứu về dạy học trải nghiệm DHTN được nghiên cứu và áp dụng cho rất nhiều lĩnh vực từ giáo dục mầm non và phổ thông [108], chương trình học phổ thông K-12 (McCarthy, 1987) [99], giáo dục đại học [121], [103], [115], (Mentkowski, 2000)[99], [104], [83]. DHTN đã được áp dụng vào dạy học Địa lí ở bậc đại học và ở bậc phổ thông mang lại nhiều ý nghĩa tích cực. 5.1.2. Nghiên cứu về phát triển năng lực trong đào tạo SVSP Các nghiên cứu đã chỉ ra những điểm quan trọng để phát triển NL GV: Quá trình phát triển cần có thời gian 3 – 5 năm. Để phát triển NL cần có sự hỗ trợ ban đầu. Sự cá nhân hóa thực hành, nhận thức về nghề nghiệp là cần thiết. Quá trình phát triển quan trọng nhất là xây dựng niềm tin và thái độ để họ thực hiện trong môi trường văn hóa xã hội đa dạng. GV phải tạo điều kiện cho người học tham gia vào quá trình học. 5.1.3. Nghiên cứu phát triển năng lực dạy học trải nghiệm Theo mô hình giáo dục tiến bộ của Dewey [82], GV là người tổ chức, tạo môi trường, định hướng quá trình chiêm nghiệm trong khi SV sẽ tham gia hoạt động trải nghiệm, phản ánh để rút ra kinh nghiệm cá nhân, từ đó phát triển năng lực (tư duy, lãnh đạo, giải quyết vấn đề, ra quyết định, phản ánh và phê phán). Vì vậy, GV phải là “người thiết kế những hoạt động trải nghiệm trí tuệ”, phải học cách tổ chức các hoạt động cho HS [88]. Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra cách thức để tổ chức dạy học trải nghiệm trong thực tế và các kĩ năng GV cần chuẩn bị (để tổ chức ở trong lớp lẫn ngoài lớp học).
  6. 3 Có thể kế thừa các nghiên cứu này để phát triển năng lực dạy học trải nghiệm cho SVSP Địa lí. 5.2. Ở Việt Nam 5.2.1. Nghiên cứu về dạy học trải nghiệm DHTN đã được quan tâm trong những nghiên cứu gần đây ở nước ta để phân tích rõ hơn cách thức, phương thức DHTN và vận dụng trong các môn học và hoạt động giáo dục như là một yêu cầu để đổi mới giáo dục. Các lí thuyết về DHTN được nghiên cứu, tổng hợp ở nhiều góc độ cụ thể nhưng chưa có sự tổng hợp cụ thể DHTN trong dạy học Địa lí. 5.2.2. Nghiên cứu về phát triển năng lực cho SVSP Có thể thấy phát triển NL GV đã trở thành một trong những nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện đại ở nước ta, từ lí luận đến thực tiễn. Tuy nhiên, (1) các nghiên cứu về phát triển NL GV vẫn chưa đi đến thống nhất về các NL cần thiết trong từng ngành đào tạo, (2) chưa xây dựng được chương trình đào tạo hoàn thiện theo các lí thuyết NL được tiếp cận và (3) các biện pháp phát triển NL được đề xuất khá nhiều nhưng còn ít có những nghiên cứu thực tế và kiểm nghiệm. 5.2.3. Nghiên cứu phát triển năng lực dạy học trải nghiệm Phát triển NLDHTN trong đào tạo GV Địa lí đã được quan tâm trong một số nghiên cứu gần đây, các nghiên cứu đã bước đầu xác định các thành tố và biện pháp phát triển, tuy nhiên, các thành tố năng lực chưa có các tiêu chí cần đạt cụ thể, các biện pháp phát triển mang tính đề xuất rời rạc chưa được hệ thống hóa. Trên cơ sở các thành tựu và những vấn đề còn tồn tại, NCS sẽ kế thừa để làm sáng tỏ NLDHTN mà SVSP Địa lí cần phát triển và các biện pháp cần thực hiện trong quá trình đào tạo. 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 6.1. Quan điểm nghiên cứu 6.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc Khi phát triển NLDHTN nghiên cứu phải đặt trong hệ thống mà nó đang tồn tại để xem xét một cách toàn diện: các NL thành tố của NLDHTN, chương trình đào tạo nhà trường, các yếu tố đầu vào và đầu ra tham gia vào quá trình đào tạo. 6.1.2. Quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm Khi phát triển NLDHTN, SVSP Địa lí phải là chủ thể khám phá, tìm kiếm, giải quyết vấn đề để lĩnh hội kinh nghiệm mới. 6.1.3. Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực Kết quả của quá trình phát triển NLDHTN là SV phải có khả năng hành động – thiết kế, tổ chức dạy học trong các tình huống thực tế nghề nghiệp.
  7. 4 6.1.4. Quan điểm công nghệ dạy học Quá trình phát triển NLDHTN có thể nghiên cứu để quy trình hóa, chuyển hóa thành công nghệ có thể vận dụng ở đơn vị nghiên cứu và các môi trường khác thuận lợi. 6.1.5. Quan điểm dạy học trải nghiệm Thực hiện phát triển NLDHTN, người học sẽ tham gia trải nghiệm trực tiếp các trạng thái cảm xúc hành động, suy nghĩ,....để đúc kết kinh nghiệm. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 6.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu Nghiên cứu tìm kiếm, sắp xếp, phân tích, so sánh, chắt lọc thông tin cần thiết phục vụ các nội dung lập luận của luận án. Các tài liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau: sách, báo, tạp chí khoa học, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu… đảm bảo tính khoa học, chính xác, phù hợp với đề tài nghiên cứu. 6.2.2. Phương pháp quan sát Quan sát được tiến hành thường xuyên trong quá trình nghiên cứu để thu thập thông tin, làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu: - Quan sát thái độ, hành động, biểu hiện của SVSP Địa lí ở trường ĐHCT trong quá trình thực nghiệm. - Quan sát cách thức tiến hành quy trình và các biện pháp phát triển năng lực của giảng viên để xem xét mức độ phù hợp, có biện pháp điều chỉnh kịp thời (nếu có). 6.2.3. Phương pháp điều tra khảo sát Luận án sử dụng phương pháp điều tra khảo sát để thu thập ý kiến chia sẻ, phản ánh và đóng góp về phát triển NLDHTN thông qua hai hình thức là phiếu khảo sát và phỏng vấn đối với giảng viên đang công tác, giảng viên TNSP, SV và cựu SV. - Khảo sát 38 giáo viên Địa lí đang công tác ở các trường trong khu vực ĐBSCL tốt nghiệp từ trường Đại học Cần Thơ. - Khảo sát ý kiến của SVSP Địa lí: khảo sát tất cả 33 SV thuộc lớp Sư phạm Địa lí khóa 42 (gọi tắt là SV K42) ở giai đoạn trước và sau khi tham gia thực nghiệm sư phạm. - Phỏng vấn sâu 9 GV thuộc Bộ môn Sư phạm Địa lí ĐHCT đang trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo (8/2017) và 01giảng viên thuộc bộ môn Tâm lí giáo dục tham gia đào tạo các học phần tương ứng trong chương trình đào tạo; 4 GV hướng dẫn và 5 SV tham gia TNSP. 6.2.4. Phương pháp chuyên gia Tác giả tiến hành xin ý kiến của các giảng viên có kinh nghiệm, đặc biệt là đối với các nhà khoa học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  8. 5 6.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm (TNSP) Trong đề tài này, thực nghiệm được tiến hành sau khi tác giả đề xuất các biện pháp tổ chức DHTN cho SVSP Địa lí. Mô hình thực nghiệm mà đề tài lựa chọn là đánh giá kết quả trước và sau tác động so sánh với chuẩn NL đầu ra nghề nghiệp. Quá trình tác động được đo nhiều lần theo mô hình thiết kế cơ sở AB. Kết quả thực nghiệm sẽ xem xét để khẳng định có hay không sự tiến bộ có ý nghĩa NLDHTN của SV sau tham gia thực nghiệm, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, những biện pháp cần duy trì, điều chỉnh nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất. 6.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp - Trường Đại học Cần Thơ là một trường hợp cụ thể để nghiên cứu có điều kiện phân tích thực tế, tìm ra các biện pháp trong môi trường cụ thể và vận dụng trực tiếp các biện pháp đó vào quá trình đào tạo. - Để làm rõ quá trình phát triển NLDHTN, nghiên cứu sẽ chọn ngẫu nhiên 03 SV TTSP ở 3 trường phổ thông có đặc điểm khác nhau, tiến hành các quan sát, đánh giá chi tiết trong suốt quá trình thực nghiệm phát triển NLDHTN của những SV này. 6.2.7. Phương pháp thống kê toán học Luận án sử dụng các phép toán thống kê của phần mềm SPSS để: Mô tả, so sánh các dữ liệu thu thập bằng số liệu, bảng biểu, kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt điểm trung bình trước và sau tác động TNSP. 7. Đóng góp mới của luận án - Về lí luận: + Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc phát triển NLDHTN trong đào tạo SVSP Địa lí ở trường ĐHCT. + Xác định được những nguyên tắc và yêu cầu để phát triển NLDHTN trong đào tạo SVSP Địa lí ở trường ĐHCT. + Xác định được các NLDHTN cần phát triển cho SVSP Địa lí. + Xây dựng được quy trình phát triển NLDHTN trong đào tạo SVSP Địa lí ở trường ĐHCT. + Đề xuất được các biện pháp phát triển NLDHTN trong đào tạo SVSP Địa lí ở trường ĐHCT. - Về thực tiễn: + Tìm hiểu và phân tích rõ thực trạng phát triển NLDHTN cho SVSP Địa lí ở trường ĐHCT. + Thiết kế và tổ chức được các hoạt động trải nghiệm để phát triển NLDHTN cho SVSP Địa lí phù hợp với điều kiện đào tạo ở trường ĐHCT.
  9. 6 + Chứng minh được tính hiệu quả và khả thi của việc phát triển NLDHTN trong đào tạo SVSP Địa lí ở trường ĐHCT qua TNSP. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực tổ chức DHTN trong đào tạo SVSP Địa lí ở trường ĐHCT - Chương 2: Quy trình và biện pháp phát triển năng lực tổ chức DHTN trong đào tạo SVSP Địa lí ở trường ĐHCT - Chương 3: Thực nghiệm sư phạm CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG ĐÀO TẠO SINH VIÊN SƯ PHẠM ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 1.1. Đổi mới giáo dục phổ thông và đại học 1.1.1. Đổi mới giáo dục phổ thông Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 xác định mục tiêu đổi mới đối với giáo dục phổ thông là “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,…kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”[1]. Một trong những biện pháp đổi mới đang được các nhà giáo dục quan tâm là tăng cường các trải nghiệm gắn với thực tế cho HS. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, HS được tham gia các hoạt động trải nghiệm (35 tiết/năm học) có sự thay đổi về chất so với các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong chương trình hiện hành [12], [117]. Bên cạnh đó, định hướng đổi mới dạy học môn Địa lí và các môn học nói chung đòi hỏi cần huy động kinh nghiệm sẵn có của người học, tạo điều kiện để HS trải nghiệm, sử dụng các công cụ học tập để tìm hiểu, nghiên cứu hướng đến khả năng học tập suốt đời [13]. Những yêu cầu trên đã được nghiên cứu vận dụng từ các nền giáo dục tiên tiến, có tính khả thi và tính thực tiễn cao đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu đổi mới trong công tác đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm nói chung và đào tạo giáo viên Địa lí nói riêng. 1.1.2. Đổi mới giáo dục đại học 1.1.2.1. Định hướng chung Các văn bản đều hướng đến việc đổi mới hoàn thiện chương trình đào tạo đại học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu thực tế. Trong đó có
  10. 7 các trường sư phạm đảm nhận trách nhiệm rất quan trọng để đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện đổi mới giáo dục. 1.1.2.2. Đổi mới đào tạo giáo viên Đổi mới đào tạo GV là yêu cần cần thiết và được sự quan tâm của nhiều nền giáo dục trên thế giới [90], [79], [118] và ở nước ta [3] những năm gần đây. Sự thay đổi chương trình giáo dục sẽ ảnh hưởng đến yêu cầu năng lực giáo viên có những thay đổi để đáp ứng [117], trong đó nổi lên yêu cầu GV có năng lực tổ chức DHTN và các hoạt động trải nghiệm (NLDHTN). 1.2. Phát triển năng lực sinh viên sư phạm 1.2.1. Khái niệm năng lực Năng lực có thể hiểu là sự huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm phù hợp để thực hiện thành công yêu cầu, nhiệm vụ hành động trong những tình huống khác nhau của thực tế học tập, lao động sản xuất hoặc nghề nghiệp. Năng lực được biểu hiện qua hành động. Năng lực có thể phân thành nhiều mức độ, phụ thuộc vào thái độ, sự thành trong hành động và kết quả đạt được. 1.2.2. Mô hình cấu trúc năng lực giáo viên Khái quát mô hình cấu trúc NL GV, mô tả những NL cốt lõi cần phát triển đối với GV là yêu cầu cần thiết ([80], tr 25). Theo chuẩn NL nghề nghiệp GV ở nước ta năm 2018 ([16], tr 3) ngoài tiêu chí về phẩm chất nhà giáo (đạo đức nhà giáo, phong cách nhà giáo), NL GV gồm 4 tiêu chuẩn và 13 tiêu chí cơ bản, từ tiêu chí 3 đến tiêu chí 15 (hình 1.1), mỗi tiêu chí có những biểu hiện để xác định, được đánh giá theo ba mức độ thành thạo (đạt, khá và tốt). Mô hình chuẩn nghề nghiệp GV là cơ sở để cơ sở đào tạo định hướng phát triển, cá nhân định hướng rèn luyện và là cơ sở đánh giá, đo lường trong quá trình rèn luyện, công tác. Tùy vào từng chuyên ngành đào tạo mà đơn vị đào tạo sẽ xác định mục tiêu đầu ra cần đạt để SV có thể đáp ứng chuẩn nghề nghiệp quy định. 1.2.3. Vai trò phát triển năng lực sinh viên sư phạm Phát triển NL cho SVSP trở thành yêu cầu, nhiệm vụ có vai trò quan trọng cần được quan tâm thực hiện, trong đó có phát triển NL trong quá trình đào tạo SVSP Địa lí. - Một là, định hướng, hỗ trợ việc bồi dưỡng, phát triển NL của SVSP đúng hướng, hiệu quả. - Hai là, đáp ứng yêu cầu thực tế nghề nghiệp. - Ba là, tăng cơ hội việc làm cho SV. - Bốn là, nâng cao chất lượng đào tạo SV ra trường.
  11. 8 - Năm là, góp phần cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông. - Sáu là, đáp ứng sự mong đợi của gia đình, xã hội, góp phần phát triển xã hội. 1.3. Dạy học trải nghiệm 1.3.1. Khái niệm trải nghiệm và dạy học trải nghiệm 1.3.1.1. Khái niệm trải nghiệm Có nhiều định nghĩa khác nhau về trải nghiệm. Theo chương trình giáo dục phổ thông mới “trải nghiệm là quá trình hoạt động để thu nhận những kinh nghiệm, từ đó vận dụng một cách hiệu quả vào thực tế cuộc sống” [59]. 1.3.1.2. Khái niệm dạy học trải nghiệm “Dạy học trải nghiệm” được dịch từ nguyên ngữ “experiential education”, với “dạy học” được hiểu theo nghĩa rộng. DHTN trong luận án được hiểu là một quan điểm dạy học định hướng cách thức tổ chức dạy học sao cho người học được tham gia trải qua trạng thái cảm xúc hoặc hành động thực tế hoặc mô phỏng phù hợp với kinh nghiệm cá nhân và chiêm nghiệm, phản ánh để tái cấu trúc kinh nghiệm còn người dạy thiết kế, hỗ trợ, tạo môi trường học tập an toàn để người học trải nghiệm và định hướng người học đúc kết kinh nghiệm cần thiết theo mục tiêu dạy học đã xác định. 1.3.2. Cơ sở khoa học Dạy học trải nghiệm kế thừa lí thuyết hành vi để lựa chọn các yêu cầu trải nghiệm mà người học sẽ thể hiện hành vi cá nhân có thể quan sát được, các yêu cầu này đảm bảo yếu tố gần gũi với đời sống, gắn với thực tế, phù hợp với kinh nghiệm của người học để kích thích người học huy động kinh nghiệm sẵn có, tham gia vào trải nghiệm tích cực. Dạy học trải nghiệm dựa trên thuyết nhận thức, một là, xây dựng vấn đề chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, kích thích người học tiếp nhận và huy động những kinh nghiệm sẵn có để xử lí thông tin thu được. Hai là, tổ chức cho người học tự khám phá, giải quyết vấn đề thông qua nhiều hình thức trải nghiệm đa dạng, tác động đầy đủ, toàn diện, cụ thể để làm thay đổi nhận thức. Ba là, tăng cường hợp tác theo nhóm thúc đẩy quá trình xử lí thông tin hiệu quả hơn. Dạy học trải nghiệm được hình thành dựa trên lí thuyết học tập kiến tạo, có sự kết hợp, dung hòa với các lí thuyết trước đó để tạo điều kiện thuận lợi nhất, môi trường dân chủ, tích cực, thúc đẩy các tương tác xã hội giúp người học khám phá, định hướng điều chỉnh kinh nghiệm (cả về nhận thức và hành vi). 1.3.3. Đặc điểm dạy học trải nghiệm 1. Trải nghiệm chủ động, 2. Giáo viên là người định hướng, 3. Gắn với thực tế, 4. Đa dạng về hình thức, 5. Huy động sự tham gia của các bên liên quan, 6. Thúc đẩy sáng tạo; 7. Trao niềm tin cho người học;
  12. 9 1.3.4. Các hình thức dạy học trải nghiệm 1.3.4.1. Các hình thức dạy học trải nghiệm cơ bản Căn cứ vào đặc điểm tổ chức, DHTN có thể theo các hình thức khác nhau. - Theo không gian: DHTN bên trong lớp học và bên ngoài lớp học. - Theo tính chất hoạt động: các hình thức trải nghiệm khám phá (tham quan thực tế, cắm trại, trò chơi,...), các hình thức có tính tham gia lâu dài (dự án, nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ,...), trải nghiệm có tính thể nghiệm cá nhân (kể chuyện, đóng vai, sân khấu hóa, thực hành, thí nghiệm,...), trải nghiệm phục vụ cộng đồng (tình nguyện viên, lao động công ích,...)[12]. - Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, theo mục tiêu và nội dung có thể phân thành DHTN trong môn học và DHTN trong các HĐTN – hướng nghiệp. 1.3.4.2. Các hình thức dạy học trải nghiệm trong dạy học Địa lí Có thể tổng hợp một số dạng trải nghiệm Địa lí sau: Tham quan thực tế; Trải nghiệm gắn với phương tiện trực quan địa lí: gồm các hoạt động gắn với từng phương tiện dạy học địa lí (bản đồ, biểu đồ, hình ảnh, video,...); Dự án; Câu lạc bộ; Đóng vai; Trò chơi;... 1.4. Năng lực dạy học trải nghiệm trong dạy học Địa lí 1.4.1. Khái niệm năng lực dạy học và năng lực dạy học trải nghiệm 1.4.1.1 Năng lực dạy học Năng lực dạy học là sự tổng hòa của kiến thức, kĩ năng và thái độ sư phạm của GV, có tính ổn định và đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học. 1.4.1.2. Năng lực dạy học trải nghiệm (NLDHTN) NLDHTN có thể được hiểu là sự huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm phù hợp để tổ chức có hiệu quả yêu cầu dạy học trải nghiệm của người dạy - tổ chức cho người học tham gia trải nghiệm và phản ánh để đúc kết kinh nghiệm, vận dụng vào tình huống mới dựa trên nền tảng kinh nghiệm sẵn có – với các hợp phần chính gồm năng lực xây dựng KHDH trải nghiệm, năng lực tổ chức DHTN và đánh giá trải nghiệm môn học (Địa lí, Lịch sử,…). 1.4.2. Biểu hiện của năng lực dạy học trải nghiệm Biểu hiện thông qua năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá, với các biểu hiện hành động cụ thể. Ví dụ: xác định được nội dung phù hợp để học sinh trải nghiệm, thiết kế được quy trình trải nghiệm, lựa chọn và thiết kế công cụ trải nghiệm,…
  13. 10 1.4.3. Đặc điểm của năng lực dạy học trải nghiệm Địa lí - NLDHTN Địa lí là một năng lực cụ thể của năng lực dạy học, có đủ các thành tố và đặc điểm của năng lực dạy học: + Thể hiện thông qua hành động, thực hiện mục tiêu dạy học, có sự huy động tổng hợp các kinh nghiệm sẵn có; + Có thể được hình thành và phát triển thông qua rèn luyện; + Phụ thuộc vào từng cá nhân, chịu sự tác động của yếu tố môi trường; - NLDHTN Địa lí còn có các đặc điểm riêng: + Thực hiện nhiệm vụ chính là dạy học trải nghiệm gắn với các nội dung Địa lí, đảm bảo người học tự chiêm nghiệm kinh nghiệm thông qua việc sử dụng những kinh nghiệm sẵn có vào tình huống cụ thể gắn với thực tiễn trong quá trình học tập Địa lí.. + Huy động kết hợp kiến thức, kĩ năng chuyên môn Địa lí, kiến thức và kĩ năng tích hợp các nội dung khoa học, đời sống có liên quan và kiến thức, kĩ năng sư phạm khi thực hiện. + Được rèn luyện, phát triển với một số biện pháp phù hợp, đặc trưng (tham quan thực địa, thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học Địa lí,…) + Thể hiện tính linh hoạt, sáng tạo tùy vào từng hoàn cảnh, nội dung, hình thức dạy học, đối tượng người học và người dạy. + Có khả năng phát triển, vận dụng mở rộng với các yêu cầu khác (dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp,…). 1.4.4. Ý nghĩa của việc phát triển năng lực dạy học trải nghiệm Địa lí Một là, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của SV khi ra trường; Hai là, góp phần thực hiện tốt, thực tiễn hóa quá trình đổi mới dạy học Địa lí trong nhà trường phổ thông. Ba là, cải thiện môi trường đào tạo theo hướng nhân văn, dân chủ ([77], tr. 39- 40). Khuyến khích việc tự học và học suốt đời [88]; Bốn là, góp phần xây dựng xã hội học tập, huy động tất cả các lực lượng tham gia vào quá trình đào tạo, rèn luyện của SV (nhà trường, gia đình, các đoàn thể xã hội, doanh nghiệp,...). Năm là, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GV Địa lí. 1.5. Đặc điểm tâm sinh lí và khả năng học tập của sinh viên sư phạm Địa lí
  14. 11 SV có khả năng học tập cá nhân lẫn làm việc với nhiều mối quan hệ đa dạng để tìm hiểu, khám phá những vấn đề mới độc lập, thuận lợi để tổ chức phát triển năng lực. 1.6. Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo sinh viên sư phạm Địa lí ở trường Đại học Cần Thơ 1.6.1. Mục tiêu đào tạo Chương trình mới nhất được cập nhật năm 2019 xác định các mục tiêu cần đạt là “đào tạo SV trở thành GV có năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện hành. Chương trình đào tạo SVSP Địa lí chú trọng SV được thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, dạy học gắn với thực tiễn. 1.6.2. Nội dung chương trình đào tạo Cấu trúc nội dung chương trình đào tạo SVSP Địa lí được chia thành 3 phần: kiến thức đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành, có nhiều nội dung phù hợp, thuận lợi phát triển NLDHTN gắn với nội dung Địa lí. 1.7. Thực trạng phát triển năng lực dạy học trải nghiệm trong đào tạo sinh viên sư phạm Địa lí Kết quả quan sát và phỏng vấn cho nhận thấy quá trình đào tạo vẫn này còn bộc lộ những hạn chế nhất định đối với nhiệm vụ phát triển NLDHTN cho SVSP Địa lí: (1) Mức độ nhận thức và sâu sắc đối với việc phát triển NLDHTN trong dạy học Địa lí chưa đồng đều giữa các giảng viên, nhóm chuyên ngành. (2) Việc sử dụng các PPDH tích cực để SV phát triển NL nói chung và NLDHTN nói riêng vẫn còn hạn chế. (3) Một số nội dung trong chương trình đào tạo được giảng viên khai thác sâu nhưng ít có sự liên hệ với chương trình giáo dục phổ thông. (4) Kết quả phát triển NL dạy học của SV chưa đồng đều, còn một bộ phận SV chưa có sự linh hoạt trong quá trình thực hành nghề nghiệp. (5) Tính tự chủ, trách nhiệm của SV trong tổ chức các hoạt động DHTN còn thấp. (6) Các biện pháp xemina, bổ trợ kiến thức, kĩ năng DHTN cho SV là giải pháp tình thế để kịp thời cung cấp những thông tin nhất định cho SV, tuy nhiên, để có quá trình phát triển bền vững, SV cần được đào tạo, rèn luyện ngay từ ban đầu. Kết quả khảo sát SV đã ra trường (cựu SV) phản ánh một số thực trạng sau: (1) Nhận thức của cựu SV về DHTN vẫn chưa đầy đủ. (2) GV đã tổ chức được một số HĐTN tích cực nhưng chủ yếu là hoạt động ngoại khóa, các hoạt động gắn với nội dung chương trình còn hạn chế. (3) Số hoạt động để HS trải nghiệm vẫn còn ít, chưa phản ánh đầy đủ tinh thần “học qua trải nghiệm” và chưa có nhiều minh họa liên quan trực tiếp đến nội dung Địa lí. (4) Kết quả tự đánh giá NLDHTN của một số cựu SV vẫn còn thấp. Phỏng vấn SV phản ánh một số thực trạng cần quan tâm trong công tác phát triển NL nói chung và NLDHTN trong dạy học Địa lí nói riêng: (1) SV vẫn thiếu thông tin về DHTN trong dạy học Địa lí; SV đã hoàn thành chương trình đào tạo nhưng chưa tự
  15. 12 tin tổ chức DHTN trong quá trình rèn luyện trong môi trường mô phỏng lẫn môi trường thực tế; (2) Bên cạnh một số giảng viên tạo môi trường học tập thuận lợi, vẫn còn một số hoạt động tạo môi trường học tập, rèn luyện phát triển NLDHTN chưa được quan tâm đúng mức; (3) Cơ chế phối hợp giữa trường đại học và trường phổ thông còn lỏng lẻo, chưa khuyến khích SV đổi mới PPDH, vận dụng hết những điều đã học vào thực tế.
  16. 13 CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG ĐÀO TẠO SINH VIÊN SƯ PHẠM ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 2.1. Nguyên tắc và yêu cầu đối với việc phát triển năng lực dạy học trải nghiệm trong đào tạo sinh viên sư phạm Địa lí 2.1.1. Nguyên tắc đối với việc phát triển năng lực dạy học trải nghiệm trong đào tạo sinh viên sư phạm Địa lí - Người học là chủ thể của các hoạt động rèn luyện, giảng viên chỉ đóng vai trò định hướng. - Nội dung các hoạt động lựa chọn đào tạo, rèn luyện phát triển NLDHTN phải căn cứ vào chương trình đào tạo SVSP Địa lí đồng thời đảm bảo gắn với thực tế nghề nghiệp ttương lai của SVSP Địa lí. - Xây dựng trải nghiệm phát triển năng lực phù hợp với kinh nghiệm và vùng phát triển gần của người học. - Phải có các biện pháp thúc đẩy người học chiêm nghiệm và định hướng kinh nghiệm - Đánh giá vì sự phát triển của người học - Đảm bảo sự phát triển toàn diện các thành tố năng lực 2.1.2. Yêu cầu đối với việc phát triển NLDHTN trong đào tạo sinh viên sư phạm Địa lí: Cần có sự chuẩn bị và phối hợp đồng bộ giữa giảng viên, sinh viên, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. 2.2. Xác định các năng lực dạy học trải nghiệm cho sinh viên Sư phạm Địa lí Để tiến hành nghiên cứu phát triển NLDHTN đối với SVSP Địa lí, NCS đã nghiên cứu rất nhiều tài liệu, ý kiến của các GV, giảng viên, chuyên gia và thực tế công tác, giảng dạy để xác định các năng lực cấu thành NLDHTN (hình 2.1). Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc NLDHTN cần phát triển cho SVSP Địa lí
  17. 14 2.3. Quy trình phát triển năng lực dạy học trải nghiệm cho SV sư phạm Địa lí NCS đề xuất quy trình phát triển NLDHTN trong đào tạo SVSP Địa lí ở trường ĐHCT gồm 3 giai đoạn: Xây dựng kế hoạch phát triển NLDHTN, tổ chức phát triển NLDHTN và đánh giá kết quả phát triển NLDHTN (hình 2.2). Tìm hiểu đối tượng người học Phân tích chương trình, nội dung GIIAI ĐOẠN I môn học Xây dựng kế hoạch phát Xác định mục tiêu, nội dung, hình triển năng lực thức, phương tiện dạy học dạy học trải nghiệm Thiết kế các hoạt động học tập trải nghiệm Xây dựng kế hoạch, công cụ đánh giá Trang bị nền tảng dạy học trải QUY nghiệm trong dạy học Địa lí TRÌNH GIAI ĐOẠN II THỰC Rèn luyện kĩ năng độc lập Tổ chức phát HIỆN triển năng lực dạy học trải nghiệm Thực hành phối hợp các kĩ năng trong môi trường mô phỏng Thực hành phối hợp các kĩ năng trong môi trường thực tế GIAI ĐOẠN III Đánh giá thường xuyên Đánh giá kết quả phát triển năng lực dạy học trải nghiệm Đánh giá định kì Hình 2.2. Sơ đồ quy trình phát triển NLDHTN cho SVSP Địa lí
  18. 15 2.4. Biện pháp phát triển năng lực dạy học trải nghiệm trong đào tạo sinh viên sư phạm Địa lí Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn đào tạo SV sư phạm Địa lí nói chung và tại trường Đại học Cần Thơ nói riêng, tác giả luận án phân tích, tổng hợp và đề xuất một số biện pháp để phát triển NLDHTN trong đào tạo SVSP Địa lí ở trường ĐHCT được trình bày lần lượt trong mục này. 2.4.1. Trang bị nền tảng về dạy học trải nghiệm trong dạy học Địa lí cho sinh viên Muốn SV tổ chức DHTN hiệu quả trong quá trình dạy học Địa lí, trước hết, SV cần được trang bị kiến thức về dạy học trải nghiệm thông qua: - Tích hợp nội dung dạy học trải nghiệm vào các học phần có điều kiện - Tổ chức trang bị nội dung dạy học trải nghiệm trong học phần “Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Địa lí”. - Biên soạn các tài liệu hướng dẫn học tập về DHTN trong dạy học Địa lí. 2.4.2. Sử dụng đa dạng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo: Có rất nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể được sử dụng trong quá trình đào tạo SVSP Địa lí để giúp SV phát triển năng lực. Tùy vào điều kiện, nội dung dạy học mà người dạy lựa chọn và phối hợp các PPDH để đảm bảo tối ưu mục tiêu đầu ra: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; Dạy học hợp tác; Dạy học dự án; Dạy học vi mô và tham quan thực địa,... 2.4.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đào tạo CNTT và truyền thông là công cụ đắc lực phục vụ cho các hoạt động giáo dục hiện đại. Đơn vị đào tạo và từng giảng viên có thể ứng dụng CNTT để hỗ trợ rèn luyện các kĩ năng DHTN gắn với nội dung Địa lí thông qua rất nhiều phần mềm, ứng dụng. Cần bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho SV và tổ chức cho SV ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động học tập trải nghiệm. - Ứng dụng CNTT để thiết kế, biên tập các nội dung phục vụ dạy học - Ứng dụng CNTT và truyền thông để tạo môi trường học tập và quản lí tự học - Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để rèn kĩ năng thiết kế phương tiện dạy học 2.4.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động thực tế, thực tập sư phạm ở trường phổ thông Hai hoạt động nghề nghiệp phổ biến của SVSP Địa lí là thực tế (kiến tập sư phạm) và thực tập sư phạm ở trường phổ thông. Các hoạt động này có nhiều cơ hội để tổ chức các hoạt động phát triển NLDHTN, đặc biệt là thực tập sư phạm (TTSP). Quá trình thực tế, TTSP cần thực hiện: - Lựa chọn đa dạng các mô hình giáo dục để tổ chức thực tập, thực tế - Xây dựng các yêu cầu đánh giá chặt chẽ, tăng cường dạy học trải nghiệm
  19. 16 - Tổ chức cho SV giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhóm trường, nhóm đối tượng tham gia thực tập, thực tế - Tăng cường thời gian SV được tiếp xúc với trường phổ thông - Lựa chọn và tập huấn nghiệp vụ đối với GV hướng dẫn. - Giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhà trường phổ thông 2.4.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực dạy học trải nghiệm Địa lí của sinh viên - Đánh giá thường xuyên: Sử dụng tốt các phương pháp để thu thập thông tin phục vụ đánh giá kết quả rèn luyện thường xuyên của SV; Đưa ra yêu cầu cụ thể, mang tính thực tế cho người học để đánh giá NL thực hiện của SV; Khen thưởng, động viên, khuyến khích đối với SV có sự cố gắng, tiến bộ trong quá trình tham gia rèn luyện trên lớp; Thu thập dữ liệu, biểu đồ phát triển NLDHTN của SV phục vụ công tác đánh giá quá trình phát triển của SV trong suốt thời gian tham gia học tập. - Đánh giá định kì: Đề kiểm tra, đánh giá theo hướng tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã học có liên quan; tăng cường đánh giá qua thực hành, các đề tài luận văn, tiểu luận; Công bố mục tiêu, tiêu chí đánh giá rõ ràng để người học có thể định hướng quá trình rèn luyện tốt hơn; Công bố kết quả đánh giá để SV biết được mức độ đạt được của cá nhân và những sai lầm cần điều chỉnh. 2.5. Thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm cho sinh viên sư phạm Địa lí ở Trường Đại học Cần Thơ Trong nội dung này, nghiên cứu giới thiệu minh họa cách thức vận dụng các biện pháp trên trong quá trình tổ chức một số học phần trong chương trình đào tạo SVSP Địa lí theo điều kiện thực tế tại trường Đại học Cần Thơ. - Hoạt động tìm hiểu về dạy học trải nghiệm và chuỗi hoạt động đóng vai thực hành, phân tích việc sử dụng các PPDH tích cực giúp HS trải nghiệm trong dạy học Địa lí trong học phần PPDH Địa lí. - Hoạt động rèn luyện kĩ năng vào bài và phân tích hoạt động đóng vai thực hành tổ chức hoạt động trải nghiệm Địa lí ngoài lớp trong học phần Kĩ thuật dạy học Địa lí. - Hoạt động rèn luyện kĩ năng phân tích giờ học Địa lí theo quan điểm dạy học trải nghiệm và thực hành dạy học trải nghiệm trong dạy học Địa lí trong học phần Tập giảng Địa lí. Các hoạt động này cho thấy quá trình phát triển NLDHTN được tổ chức có kế hoạch, phối hợp các biện pháp đề xuất tùy vào từng nội dung cụ thể để phát triển NLDHTN Địa lí cho SV.
  20. 17 CHƯƠNG 3 – THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của quy trình và các biện pháp có thể giúp SVSP Địa lí phát triển NLDHTN đáp ứng chuẩn đầu ra. Từ đó, giúp nghiên cứu chứng minh giả thuyết của đề tài: “Nếu vận dụng quy trình và các biện pháp một cách hợp lí, đảm bảo yêu cầu và nguyên tắc sư phạm thì sẽ phát triển được NLDHTN cho SVSP Địa lí”. 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm Để thực hiện những mục đích trên, đề tài đã thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình thực nghiệm bao gồm: - Xây dựng kế hoạch thực nghiệm: mô tả phương pháp tiến hành thực nghiệm đối với đối tượng, nội dung cụ thể và phương pháp thu thập những kết quả thực nghiệm đó; - Tổ chức thực hiện: liên hệ, triển khai kế hoạch thực nghiệm; tổ chức thực nghiệm và thu kết quả; - Phân tích, xử lí thông tin, số liệu thu được từ thực nghiệm để đánh giá kết quả thực nghiệm; - Đề xuất phương hướng vận dụng hoặc điều chỉnh đối với quy trình và những biện pháp đã đề ra. 3.2. Nguyên tắc thực nghiệm: Đảm bảo tính khoa học, khách quan và thực tế 3.3. Phương pháp tổ chức thực nghiệm 3.3.1. Chọn nội dung thực nghiệm Để thực hiện mục tiêu mà thực nghiệm đề ra, luận án xác định 2 nội dung cần tiến hành thực nghiệm gồm: Một là, thực nghiệm quy trình tổ chức phát triển NLDHTN trong đào tạo SVSP Địa lí ở trường ĐHCT. Hai là, tổ chức thực hiện những biện pháp đề xuất vào quá trình dạy học để đánh giá kết quả đối với sự phát triển NLDHTN của SV. Các nội dung thực nghiệm cụ thể được liệt kê trong bảng 3.3. và 3.9. 3.3.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm Thực nghiệm được tiến hành đối với 33 SV (trong đó có 12 SV nam (chiếm 36,3%) và 21 SV nữ (chiếm 62,7%) SVSP Địa lí khóa 42 tại trường Đại học Cần Thơ trong thời gian từ 2018-2020. 3.3.3. Lựa chọn và thiết kế mô hình thực nghiệm Thực nghiệm đánh giá kết quả trước và sau tác động. Các tác động được đo lường liên tục theo mô hình thực nghiệm thiết kế cơ sở AB [15]. Sau đó, nghiên cứu sinh chuẩn bị kế hoạch chi tiết và triển khai thực nghiệm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0