BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN LAN PHƢƠNG<br />
<br />
QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO<br />
TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TƢ THỤC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
THEO QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TỔNG THỂ<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục<br />
Mã số: 62.14.01.14<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC<br />
<br />
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015<br />
<br />
CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH<br />
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HCM<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
<br />
PGS.TS. Trần Khánh Đức<br />
TS. Nguyễn Thị Tứ<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
GS.TS. Đặng Quốc Bảo – Học viện Quản lý Giáo dục Hà Nội<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
GS.TS. Nguyễn Lộc – Viện khoa học giáo dục Việt Nam<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
T.S. Nguyễn Đức Danh – Trường Đại học Sư phạm TP. HCM<br />
<br />
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án<br />
cấp Trƣờng, họp tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. HCM<br />
<br />
Vào hồi ...... giờ, ngày ….tháng …… năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP. HCM<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Chất lượng đào tạo tại các trường đại học nói chung và các trường đại học tư thục nói riêng<br />
đã và đang được quan tâm của các cấp quản lý và toàn xã hội. Tuy nhiên, hệ thống quản lý chất<br />
lượng đào tạo ở các trường đại học trong đó có các trường đại học tư thục chưa được quan tâm<br />
đúng mức nhằm đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực và<br />
yêu cầu kiểm định chất lượng theo quy định của Luật Giáo Dục nước ta.<br />
Trong thời gian qua, tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận án về quản lý chất lượng<br />
đào tạo đại học song hiện nay chưa có luận án nào nghiên cứu sâu về quản lý chất lượng đào tạo đại<br />
học ở trường Đại Học Tư Thục (ĐHTT) theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM) tại<br />
TP.HCM. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu lý luận về quản lý chất lượng đào tạo và nhu cầu thực<br />
tiễn, tác giả chọn đề tài: “Quản lý chất lƣợng đào tạo tại các trƣờng đại học tƣ thục ở TP.HCM<br />
theo quan điểm quản lý chất lƣợng tổng thể” làm đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ luận án tiến<br />
sĩ về quản lý giáo dục.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát và đánh giá thực trạng về quản lý chất lượng đào<br />
tạo tại các trường ĐHTT tại TP. HCM, luận án xây dựng hệ thống biện pháp quản lý chất lượng<br />
đào tạo theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM) nhằm từng bước đảm bảo và nâng cao<br />
chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo tại các trường Đại Học Tư Thục<br />
ở TP. HCM.<br />
3. Khách thể, đối tƣợng và vấn đề nghiên cứu<br />
3.1. Khách thể nghiên cứu<br />
Công tác quản lý chất lượng đào tạo tại các trường đại học ở TP. HCM<br />
3.2. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể<br />
(TQM) tại các trường đại học tư thục ở TP. HCM.<br />
4. Giả thuyết khoa học<br />
Công tác quản lý chất lượng đào tạo hệ đại học ở các trường ĐHTT ở TP. HCM tuy đã có<br />
những bước phát triển và đạt được một số thành tựu nhất định song còn nhiều yếu kém, bất cập như<br />
nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV về chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo chưa đầy đủ;<br />
chưa ứng dụng các mô hình quản lý chất lượng hiện đại trong quản lý chất lượng đào tạo; chưa chú<br />
trọng quản lý tổng thể trong quá trình đào tạo... Nếu xây dựng và triển khai từng bước hệ thống<br />
biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM) theo các<br />
khâu của hoạt động đào tạo: từ quá trình tuyển sinh đầu vào – quá trình đào tạo – đầu ra thì sẽ từng<br />
bước đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực và yêu cầu kiểm định chất<br />
lượng đào tạo tại các trường đại học tư thục ở TP. HCM.<br />
5. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo ở trường ĐH theo quan điểm quản<br />
lý chất lượng tổng thể.<br />
<br />
2<br />
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tại các trường đại học tư thục<br />
TP.HCM.<br />
5.3. Xây dựng hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạo tại các trường ĐHTT ở TP. HCM<br />
theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể.<br />
5.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo<br />
theo TQM<br />
5.5. Thực nghiệm một số biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM tại trường<br />
ĐH Nguyễn Tất Thành TP. HCM.<br />
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu<br />
- Luận án nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại một số trường Đại Học Tư Thục<br />
chủ yếu tập trung vào hệ đào tạo ĐH của các trường ĐHTT ở TP.HCM.<br />
- Luận án xây dựng hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM áp<br />
-<br />
<br />
dụng vào hệ đào tạo đại học ở ĐHTT tại TP.HCM.<br />
Luận án thực nghiệm một số biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ đại học tại trường Đại<br />
học Nguyễn Tất Thành trong năm học 2013-2014.<br />
<br />
7. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu<br />
7.1. Phương pháp luận<br />
7.1.1. Phương pháp luận duy vật biện chứng<br />
Quan điểm duy vật biện chứng đòi hỏi phải xem xét vấn đề chất lượng và quản lý chất<br />
lượng đào tạo đại học một cách khách quan, khoa học trong mối quan hệ biện chứng với các tác<br />
động qua lại và sự vận động, phát triển của công tác quản lý chất lượng đào tạo trong các giai đoạn<br />
phát triển của giáo dục đại học tại Việt Nam.<br />
7.1.2. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc<br />
Luận án tiếp cận theo quan điểm hệ thống để nghiên cứu về quản lý chất lượng đào tạo theo<br />
quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM) tại các trường ĐHTT trong đó chú trọng xem xét các<br />
thành tố và các mối quan hệ của chúng trong cấu trúc hệ thống quản lý chất lượng đào tạo ở trong<br />
và ngoài trường ĐHTT. Luận án nghiên cứu hoạt động quản lý chất lượng đào tạo trong mối liên hệ<br />
chặt chẽ với các hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục khác trong trường ĐHTT.<br />
7.1.3. Tiếp cận lịch sử-logic<br />
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của các quan điểm về đào tạo chất lượng, chất<br />
lượng đào tạo và quản lý, quản lý và quản lý chất lượng, quản lý chất lượng và các cấp độ quản lý<br />
chất lượng, các mô hình quản lý chất lượng đào tạo qua các giai đoạn phát triển và tính logic của nó<br />
khi áp dụng vào trường đại học cũng như mức độ hợp lý, logic khi áp dụng trong quản lý chất<br />
lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay nói chung và ở các trường ĐHTT tại TP. HCM nói<br />
riêng.<br />
7.1.4. Tiếp cận thực tiễn<br />
Luận án tiếp cận theo quan điểm thực tiễn các trường ĐHTT để nghiên cứu về quản lý chất<br />
lượng đào tạo và đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM tại trường<br />
ĐHTT. Để đưa ra được hệ thống các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo phù hợp với các trường<br />
<br />
3<br />
ĐHTT cần căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng ở các trường ĐHTT, lấy cơ sở thực tiễn làm<br />
tiền đề cho việc đề xuất hệ thống quản lý chất lượng đào tạo và các biện pháp triển khai hệ thống.<br />
7.1.5. Tiếp cận quan điểm TQM<br />
Quản lý chất lượng đào tạo quan điểm TQM là đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng<br />
đào tạo, thỏa mãn các nhu cầu nhân lực, hướng tới khách hàng, đề cao vai trò lãnh đạo, huy động<br />
tất cả mọi người tham gia, chú trọng quá trình, tư duy hệ thống, cải tiến liên tục của người học. Các<br />
nghiên cứu trong luận án này đều dựa vào các quan điểm chủ đạo này để nghiên cứu lý luận và<br />
đánh giá thực trạng về quản lý chất lượng đào tạo trường ĐHTT và áp dụng các quan điểm này để<br />
xây dựng hệ thống biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng đào<br />
tạo tại các trường ĐHTT ở TP. HCM.<br />
7.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Sử dụng các phương pháp: phân tích - tổng hợp, khái quát hoá và hệ thống hóa, so sánh, đối<br />
chiếu, mô hình hóa, phân tích, so sánh, khái quát hóa và tổng hợp các công trình nghiên cứu, các chủ<br />
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục, của các cấp quản lý, các tài liệu, giáo<br />
trình tham khảo và thông tin chính thức trên hệ thống Internet của các trường ĐHTT và số liệu thống<br />
kê chính thức của Bộ GD&ĐT, Tổng cục thống kê để thực hiện đề tài để làm rõ các khái niệm cơ<br />
bản, các luận điểm...về đào tạo, quản lý đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo đại học theo TQM tại<br />
trên cơ sở đó hình thành cơ sở lý luận của luận án.<br />
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi<br />
Khảo sát, đánh giá khách quan về thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại các trường<br />
ĐHTT tại TP. HCM; tính cần thiết và khả thi của hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạo<br />
theo quan điểm TQM ở các trường ĐHTT; đánh giá kết quả thực nghiệm một số biện pháp quản lý<br />
chất lượng đào tạo theo TQM ở trường ĐH Nguyễn Tất Thành.<br />
7.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu điển hình<br />
Lựa chọn và tìm hiểu sâu về thực trạng các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở 04<br />
trường ĐHTT tại TP. HCM gồm các Trường Đại học Hoa Sen; Trường Đại học Nguyễn Tất Thành;<br />
Trường Đại học Dân lập Ngoại Ngữ và Tin học TP. HCM và Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM<br />
(HUTECH). So sánh và đánh giá thực trạng và các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở các<br />
trường được chọn nghiên cứu điển hình.<br />
7.2.2.3. Phương pháp thực nghiệm<br />
Luận án đã sử dụng phương pháp thực nghiệm để chứng minh rằng các biện pháp được xây<br />
dựng là cần thiết và khả thi, phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất lượng đào tạo ở<br />
các trường ĐHTT tại TP.HCM. Ngoài ra, thông qua thực nghiệm để làm sáng tỏ giả thuyết khoa<br />
học của luận án là nếu xây dựng và thực hiện được các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo<br />
quan điểm TQM tại các ĐHTT tại TP. HCM thì sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động quản lý<br />
chất lượng đào tạo trường ĐHTT tại TP.HCM, qua đó góp phần đảm bảo và từng bước nâng cao<br />
chất lượng đào tạo đại học ở các trường ĐHTT tại TP HCM, đáp ứng nhu cầu nhân lực xã hội và<br />
yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục đại học.<br />
<br />