intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về quản lí đào tạo giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, kết quả đánh giá thực trạng quản lí đào tạo giáo viên THCS tại các tỉnh KVĐNB, đề xuất các biện pháp quản lí đào tạo giáo viên THCS tại các tỉnh KVĐNB đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM HOÀNG THỊ SONG THANH QUẢN LÍ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI CÁC TỈNH KHU VỰC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lí Giáo dục Mã số: 9 14 01 14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, năm 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại : Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Sỹ Thư 2. TS. Phạm Quang Sáng Phản biện 1: .................................................................... ................................................................... Phản biện 2: .................................................................... ................................................................... Phản biện 3: .................................................................... ................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101. Trần Hưng Đạo, Hà Nội Vào hồi ..... giờ ..... ngày ..... tháng .... năm ............ Có thể tìm hiều luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chất lượng GD&ĐT có ý nghĩa quan trong đến chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Vì thế, Đảng và Chính phủ luôn xác định phát triển GD&ĐT là “quốc sách hàng đầu”, trong đó “chất lượng ĐNGV có ý nghĩa quyết định chất lượng GD” (NQ TW2 – Khóa VIII). Gần đây, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành NQ số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá” với các mục tiêu và giải pháp quan trọng, trong đó có giải pháp về Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo. [28, 29]. Phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu đổi mới đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ: đào tạo và bồi dưỡng GV cùng hướng đến mục tiêu chung là để trực tiếp thực hiện đổi mới phương pháp GD theo định hướng phát triển năng lực người học. Đây là vấn đề đổi mới mang tính mục tiêu, đồng thời là vấn đề của nhận thức nên đã có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo và quản lí đào tạo nói chung cũng như đào tạo và quản lí đào tạo giáo viên. Các công trình nghiên cứu về quản lí đào tạo nói chung, quản lí đào tạo giáo viên nói riêng đã đề xuất nhiều biện pháp/giải pháp, nhất là về quản lí đào tạo giáo viên theo chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu của đổi mới GD&ĐT. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, một số văn bản pháp qui về GD&ĐT cũng có một số thay đổi cho phù hợp. Luật Giáo dục cũng có những sửa đổi quan trọng, trong đó chuẩn trình độ đào tạo của GV từ cấp tiểu học, THCS, THPT phải đạt trình độ đại học. Do đó, nhiệm vụ đào tạo GV THCS đã chuyển từ các trường Cao đăng sư phạm sang các trường ĐH. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông, Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản qui định về Chuẩn nghề nghiệp GV các cơ sở GDPT. Những tiêu chuẩn của Chuẩn nghề nghiệp nhằm phát triển toàn diện năng lực của GV để đủ khả năng thực hiện chương trình GDPT mới đòi hỏi các cơ sở đào tạo GV phải xác định lại mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra, phát triển chương trình đào tạo theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp. Điều này đòi hỏi các trường có đào tạo
  4. 2 GV nói chung, GV THCS nói riêng phải đổi mới quản lí đào tạo GV để đảm bảo chuẩn đầu ra đáp ứng với yêu cầu của đổi mới GDPT. Mặt khác, Chương trình GDPT 2018 thể hiện quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT của Đảng nên từ mục tiêu, nội dung, phương pháp GD đều được thay đổi theo hướng hiện đại. Trong đó, nhiều môn học mới ở phổ thông chưa có trong chương trình đào tạo GV hiện hành hoặc các môn học được tích hợp để hướng đến phát triển năng lực học sinh, thay cho chương trình GD hướng đến hình thành kiến thức, kĩ năng trước đây. Vì vậy, các trường ĐH có đào tạo GV phải chủ động nắm bắt các nội dung GD đã được thay đổi trong Chương trình GDPT 2018 để chủ động thiết kế lại chương trình đào tạo hoặc mở mã ngành mới. Công tác quản lí đào tạo trong các cơ sở GD ĐH cũng có những thay đổi cần thiết để đáp ứng yêu cầu này. Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm phía nam của Tổ quốc, yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao và trở nên cấp thiết. Điều kiện KT - XH ở KVĐNB thuận lợi cho phát triển GD&ĐT. Để nâng cao chất lượng ĐNGV trong những năm tới, ngay từ bây giờ, KVĐNB phải đầu tư cho vấn đề đào tạo ĐNGV đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển GD&ĐT của các địa phương thuộc vùng. Điều này cũng đặt ra nhiệm vụ có tính cấp bách đối với quản lí đào tạo GV ở các trường ĐH theo mục tiêu vừa đảm bảo số lượng, cơ cấu, vừa đáp ứng yêu cầu về năng lực. Những vấn đề nêu trên là vấn đề mang tính cấp thiết, phải có những nghiên cứu về đào tạo và quản lí đào tạo giáo viên THCS có trình độ đại học, không chỉ các tỉnh KVĐNB mà trên phạm vi cả nước để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT và phù hợp với đặc điểm, điều kiện ở từng khu vực, địa phương. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về quản lí đào tạo giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, kết quả đánh giá thực trạng đào tạo và quản lí đào tạo giáo viên THCS tại các tỉnh KVĐNB, luận án đề xuất các biện pháp quản lí đào tạo giáo viên THCS tại các tỉnh KVĐNB đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
  5. 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đào tạo giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lí đào tạo giáo viên THCS tại các tỉnh KVĐNB đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 4. Giả thuyết khoa học Đào tạo và quản lí đào tạo giáo viên THCS tại các trường đại học KVĐNB trong thời gian qua đã bước đầu đạt được một số kết quả.Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới, công tác quản lí đào tạo giáo viên THCS còn nhiều hạn chế, từ đó hiệu quả quản lí và chất lượng đào tạo giáo viên chưa cao. Nếu xác lập được cơ sở lý luận đúng đắn, đánh giá khách quan thực trạng quản lí đào tạo giáo viên THCS tại các tỉnh KVĐNB thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lí đào tạo giáo viên THCS tại các tỉnh KVĐNB hợp lý, khả thi đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình quản lí đào tạo, đề xuất khung lí luận về quản lí đào tạo giáo viên THCS có trình độ đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đánh giá thực trạng đào tạo và quản lí đào tạo giáo viên THCS tại các tỉnh KVĐNB tương ứng với khung lí luận. Đề xuất các biện pháp quản lí đào tạo giáo viên THCS tại các tỉnh KVĐNB góp phần thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất và tổ chức thử nghiệm một biện pháp được đề xuất. 5.2. Phạm vi nghiên cứu 5.2.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
  6. 4 Theo Luật Giáo dục năm 2019 và Khung trình độ quốc gia được ban hành theo QĐ số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 thì giáo viên THCS phải có trình độ đại học (tức phải có trình độ bậc 6/8), nên trong luận án này tác giả giới hạn chỉ nghiên cứu quản lí đào tạo giáo viên THCS có trình độ đại học. Chủ thể quản lý trọng tâm trong đào tạo giáo viên THCS là Hiệu trưởng các trường đào tạo GVTHCS. 5.2.2. Giới hạn về đối tượng, địa bàn nghiên cứu - Các đối tượng khảo sát có liên quan trực tiếp đến nghiên cứu này là các cán bộ QLGD của cơ sở đào tạo và cơ sở tuyển dụng, các giảng viên và nhân viên làm công tác quản lí đào tạo của CSĐT, các giáo viên THCS và các sinh viên năm cuối của các CSĐT. - Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: chỉ có Trường ĐH Đồng Nai và Trường ĐH Thủ Dầu Một là triển khai đào tạo giáo viên có trình độ đại học. Địa bàn công tác của sinh viên khi ra trường được giới hạn là 5 tỉnh KVĐNB. 5.2.3. Giới hạn về thời gian khảo sát thực trạng Trong 3 năm, giai đoạn 2018-2020. Thời gian thử nghiệm biện pháp: năm 2021. 6. Cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu 6.1. Cách tiếp cận Đề tài sử dụng các Tiếp cận mục tiêu; Tiếp cận năng lực; Tiếp cận hệ thống - phức hợp; Tiếp cận hoạt động; Tiếp cận lịch sử - logic; Tiếp cận CIPO. 6.2. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp nghiên cứu các trường hợp điển hình - Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ xử lý, phân tích dữ liệu
  7. 5 7. Những luận điểm bảo vệ - Quản lí đào tạo giáo viên THCS đáp ứng các yêu cầu cơ bản trong bối cảnh đổi mới giáo dục cần dựa vào tiếp cận CIPO. - Thực trạng quản lí đào tạo giáo viên THCS tại các tỉnh KVĐNB trong những năm qua còn những hạn chế, bất cập từ quản lí đầu vào, quản lý quá trình đào tạo, quản lý đầu ra và quản lí tác động của bối cảnh đổi mới giáo dục. - Luận án đề xuất các biện pháp quản lí đào tạo giáo viên THCS tại các tỉnh KVĐNB đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 8. Những đóng góp mới của Luận án - Hệ thống hóa và hoàn thiện một số khái niệm; đề xuất khung lí luận về quản lí đào tạo giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục dựa vào mô hình CIPO. - Đánh giá được thực trạng quản lí đào tạo dựa trên khung lí luận quản lí đào tạo dựa vào CIPO tại các tỉnh KVĐNB đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. - Đề xuất được hệ thống các biện pháp quản lí đào tạo GVTHCS tại các tỉnh KVĐNB có tính cấp thiết và khả thi cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, các công trình nghiên cứu của tác giả luận án, phụ lục, luận án được cấu trúc thành 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - Chương 2: Thực trạng quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ - Chương 3: Biện pháp quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ.
  8. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về đào tạo giáo viên 1.1.2. Những nghiên cứu về đào tạo giáo viên theo yêu cầu cần đạt về năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội thế kỷ XXI 1.1.3. Những nghiên cứu về quản lí đào tạo giáo viên theo yêu cầu cần đạt về năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội thế kỷ XXI 1.1.4. Bài học kinh nghiệm quản lí đào tạo giáo viên của một số quốc gia 1.1.5. Những vấn đề chưa được giải quyết trong các công trình nghiên cứu Qua tổng quan nghiên cứu trên có thể khái quát rằng đã có nhiều nghiên cứu về quản lí đào tạo giáo viên theo các tiếp cận năng lực, tiếp cận chuẩn đầu ra, tiếp cận chuẩn đầu ra dựa vào năng lực, tiếp cận đáp ứng nhu cầu xã hội, ….ở các địa bàn nghiên cứu khác nhau, với các trình độ đào tạo khác nhau. Hiện nay, bối cảnh đổi mới giáo dục đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với đào tạo và quản lí đào tạo giáo viên nói chung và giáo viên THCS nói riêng, cần hoàn thiện lí thuyết quản lí đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Có nhiều mô hình quản lí đào tạo khác nhau, việc vận dụng mô hình CIPO vào Quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục chưa được nghiên cứu. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Đào tạo GVTHCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1.2.1.1. Đào tạo 1.2.1.2. Năng lực giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1.2.1.3. Đào tạo GVTHCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
  9. 7 1.2.2. Quản lí đào tạo GVTHCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1.2.2.1. Quản lí 1.2.2.2. Quản lí đào tạo 1.2.2.3. Quản lí đào tạo GVTHCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GD Quản lí đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong luận án được hiểu là hệ thống các tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lí phù hợp bối cảnh đến đối tượng quản lí nhằm điều khiển, hướng dẫn quá trình đào tạo sinh viên, những hoạt động của cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên, huy động tối đa các nguồn lực khác nhau để đạt mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới GD. 1.3. Mô hình CIPO - đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1.3.1. Mô hình CIPO đào tạo giáo viên trung học cơ sở 1.3.1.1. Mô hình CIPO 1.3.1.2. Mô hình CIPO về hoạt động đào tạo 1.3.1.3. Mô hình CIPO đào tạo giáo viên THCS theo năng lực hướng tới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1.3.2. Các yếu tố bối cảnh tác động đến đào tạo GVTHCS (1) Đổi mới CTGDPT đặt ra yêu cầu đào tạo GV theo tiếp cận năng lực và phẩm chất. (2) Yêu cầu năng lực GV theo Chuẩn nghề nghiệp (Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT). (3) Cạnh tranh nghề nghiệp và sự đổi mới cơ chế tuyển dụng, sử dụng GV. (4) Đào tạo GV đáp ứng yêu cầu KT-XH phù hợp tiềm năng của vùng miền. 1.3.3. Đầu vào đào tạo giáo viên trung học cơ sở 1.3.3.1. Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên THCS theo định hướng phát triển năng lực
  10. 8 1.3.3.2. Đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên THCS theo định hướng phát triển năng lực 1.3.3.3. Đảm bảo cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ đào tạo theo hướng tiếp cận CTGDPT 2018 1.3.3.4. Công tác tuyển sinh đảm bảo chất lượng đầu vào 1.3.4. Quá trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở 1.3.4.1. Hoạt động dạy và học theo hướng phát triển năng lực người học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1.3.4.2. Kiểm tra–đánh giá kết quả đào tạo theo chuẩn đầu ra 1.3.4.3. Phối hợp giữa cơ sở đào tạo với cơ quan tuyển dụng để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trung học cơ sở 1.3.5. Đầu ra/kết quả đào tạo giáo viên trung học cơ sở 1.3.5.1. Đánh giá kết quả đào tạo ở yếu tố đầu ra 1.3.5.2. Hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp 1.3.5.3. Thông tin người học sau tốt nghiệp, điều tra thông tin phản hồi 1.4. Quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo mô hình CIPO 1.4.1. Quản lí đầu vào đào tạo giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1.4.1.1. Quản lí thiết kế xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực 1.4.1.2. Quản lí đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo 1.4.1.3. Quản lí công tác tuyển sinh đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo 1.4.1.4. Quản lí cơ sở vật chất thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
  11. 9 1.4.2. Quản lí quá trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1.4.2.1. Quản lí hoạt động dạy và học theo hướng phát triển năng lực người học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo 1.4.2.2. Quản lí kiểm tra – đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực người học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo 1.4.2.3. Quản lí hoạt động phối hợp giữa cơ sở đào tạo với cơ quan tuyển dụng 1.4.3. Quản lí đầu ra đào tạo giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1.4.3.1. Quản lí đánh giá kết quả đào tạo đối với đào tạo giáo viên trung học cơ sở 1.4.3.2. Quản lí các hoạt động hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp 1.4.3.3. Quản lí thu thập và xử lí thông tin sản phẩm đào tạo 1.4.4. Các yếu tố tác động đến quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1.4.4.1. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đặt ra yêu cầu đào tạo giáo viên theo tiếp cận năng lực và phẩm chất 1.4.4.2. Yêu cầu năng lực giáo viên trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên 1.4.4.3. Cạnh tranh nghề nghiệp và sự đổi mới cơ chế tuyển dụng, sử dụng giáo viên đối với quản lí đào tạo 1.4.4.4. Đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội phù hợp tiềm năng của vùng miền Tiểu kết Chương 1 Từ tổng quan nghiên cứu cho thấy vấn đề quản lý đào tạo GVTHCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GD ở Việt Nam phù hợp vùng miền chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống; đặc biệt là chưa có công trình nghiên cứu nào tiếp cận vấn đề đào tạo GVTHCS theo mô
  12. 10 hình CIPO ở khu vực Đông Nam Bộ. Trong chương này đã xác lập các khái niệm cơ bản, luận án xây dựng khung chuẩn đầu ra cho đào tạo GVTHCS trong bối cảnh đổi mới GD.Trên cơ sở khái quát mô hình CIPO, luận án đã xác lập cấu trúc của mô hình này ở phạm vi đào tạo GVTHCS. Yếu tố “bối cảnh” có 04 vấn đề liên quan và tác động trực tiếp đến quản lí đào tạo GVTHCS, đó là: đổi mới CTGDPT, sự ra đời của Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông, sự cạnh tranh nghề nghiệp đối với nghề dạy học; những yêu cầu đào tạo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội vùng miền. Yếu tố “đầu vào” bao gồm: Chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra theo yêu cầu của đổi mới GD&ĐT; đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo GV THCS trong bối cảnh hiện nay; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo của việc thực hiện CTGDPT mới, công tác tuyển sinh để đảm bảo chất lượng đầu vào. Yếu tố “quá trình” bao gồm: hoạt động dạy và học theo yêu cầu của việc thực hiện CTGDPT mới, kiểm tra – đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học; phối hợp với các cơ quan tuyển dụng, cơ sở GD phổ thông để tăng cường chất lượng đào tạo. Yếu tố “đầu ra” bao gồm: đánh giá kết quả đào tạo, hỗ trợ người học trước khi ra trường để đảm bảo các yêu cầu năng lực ngành nghề trong thực tiễn và thông tin kịp thời về tuyển dụng, phối hợp với cơ quan tuyển dụng và cơ sở GD phổ thông để thu nhận thông tin phản hồi nhằm điều chỉnh các nội dung đào tạo. Trên cơ sở của việc xác lập các nội dung của hoạt động đào tạo GV THCS theo Mô hình CIPO, luận án xây dựng các nội dung quản lí đào tạo GV theo mô hình này. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TẠI CÁC TỈNH KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ 2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội, giáo dục phổ thông và các trường đại học có đào tạo giáo viên tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ 2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ 2.1.2. Tình hình giáo dục phổ thông các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ 2.1.3. Đặc điểm các trường đại học có đào tạo giáo viên tại các tỉnh
  13. 11 khu vực Đông Nam Bộ 2.1.3.1. Trường Đại học Đồng Nai 2.1.3.2. Trường Đại học Thủ Dầu Một 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục tiêu khảo sát 2.2.2. Nội dung khảo sát 2.2.3. Đối tượng và qui mô khảo sát 2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả khảo sát 2.2.5. Thang điểm đánh giá 2.2.6. Địa bàn và thời gian khảo sát 2.3. Thực trạng đào tạo GVTHCS tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 2.3.1. Thực trạng hoạt động đảm bảo các thành tố đầu vào đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 2.3.1.1. Thực trạng xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Theo Bảng 2.6, có 05 biến quan sát ở mức “Trung bình”, và 2 biến quan sát nằm ở mức “Yếu”. 2.3.1.2. Thực trạng đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Theo Bảng 2.7, có 03 biến quan sát ở mức “Trung bình”, và 2 biến quan sát nằm ở mức “Yếu”. 2.3.1.3. Thực trạng đảm bảo cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ đào tạo theo hướng tiếp cận CTGDPT 2018 Theo Bảng 2.8, tất cả các biến quan sát đều đạt giá trị “trung bình”, có nghĩa rằng, các hoạt động đảm bảo cơ sở vật chất ở các CSĐT chỉ diễn ra bình thường, không có sự biến động nào trước yêu cầu của đổi mới của CTGDPT.
  14. 12 2.3.1.4. Thực trạng công tác tuyển sinh và chất lượng đầu vào của đào tạo giáo viên trung học cơ sở Theo Bảng 2.9, tất cả các biến quan sát đều đạt giá trị “trung bình”, có nghĩa rằng, các hoạt động của công tác tuyển sinh ở các CSĐT chỉ diễn ra bình thường, Bảng 2.10 cho thấy, các trường ĐH địa phương không chỉ có điểm đầu vào thấp mà một số ngành không tuyển sinh được. 2.3.2. Thực trạng các thành tố quá trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 2.3.2.1. Thực trạng hoạt động dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Theo kết quả thống kê mô tả ở Bảng 2.11, tất cả các biến quan sát đều đạt ở giá trị mức “trung bình”. 2.3.2.2. Thực trạng đánh giá kết quả học tập của sinh viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Theo kết quả thống kê mô tả ở Bảng 2.12, tất cả các biến quan sát đều đạt ở giá trị mức “trung bình”. 2.3.2.3. Thực trạng hoạt động phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ sở tuyển dụng giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Theo Bảng 2.13, 5/6 tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động phối hợp của CSĐT với cơ quan tuyển dụng trong đào tạo GV đều nằm ở giá trị của mức “yếu”, chỉ có 01 tiêu chí có giá trị ở mức “trung bình”, 2.3.3. Thực trạng các thành tố đầu ra đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
  15. 13 2.3.3.1. Thực trạng đánh giá kết quả đào tạo ở yếu tố đầu ra tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ. Theo Bảng 2. 14, kết quả thống kê mô tả cho thấy trong 3 tiêu chí/biến quan sát thì chỉ có 1 tiêu chí đạt ở giá trị “trung bình”, 02 tiêu chí kia và gần ở mức “khá”. 2.3.3.2. Thực trạng hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn mới đặt ra từ thực tiễn ở các cơ sở đào tạo GVTHCS tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ. Theo Bảng 2,15, phần lớn các tiêu chí đánh giá hoạt động hỗ trợ SV tốt nghiệp này đều có giá trị ở mức dưới trung bình. Thậm chí, có tiêu chí/biến quan sát nằm ở mức giá trị “kém”. 2.3.3.3. Thực trạng nắm bắt thông tin người học sau tốt nghiệp, điều tra thông tin phản hồi của các cơ sở đào tạo GVTHCS các tỉnh khu vực ĐNB. Theo Bảng 2.16, Có 1 tiêu chí có giá trị ở mức “khá”. Còn các tiêu chí/biến quan sát còn lại đều nằm ở mức dưới trung bình, thậm chí có tiêu chí còn ở mức “kém”. 2.4. Thực trạng quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 2.4.1. Thực trạng quản lí đầu vào đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ 2.4.1.1. Thực trạng quản lí xây dựng chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực người học tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ Theo Bảng 2.18, theo thống kê chung, có 5 tiêu chí/biến quan sát có giá trị nằm ở mức “trung bình” và 02 tiêu chí/biến quan sát có giá trị dưới mức “trung bình”. 2.4.1.2. Thực trạng quản lí đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy giáo viên THCS theo định hướng phát triển năng lực Theo Bảng 2.19, có 04 biến quan sát ở mức “Trung bình”, và 2 biến quan sát nằm ở mức “Yếu”.
  16. 14 2.4.1.3. Thực trạng quản lí đảm bảo cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ đào tạo theo hướng tiếp cận CTGDPT 2018 Theo Bảng 2.20, có 05 biến quan sát đạt giá trị “trung bình”, và 01 tiêu chí/biến quan sát đạt giá trị ở mức “yếu”. 2.4.1.4. Thực trạng quản lí công tác tuyển sinh đảm bảo chất lượng đầu vào của đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ Bảng 2.21, trong 05 biến quan sát, có 02 biến có giá trị ở mức “khá” trong khi đó đối tượng CBQL đánh giá ở mức “tốt” Nhìn chung, chênh lệch mức độ đánh giá đối với tiêu chí này là không nhiều; tức là nhà trường đã chú trọng đến công tác quản lí họat động tuyển sinh. 2.4.2. Thực trạng quản lí quá trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ 2.4.2.1. Thực trạng quản lí hoạt động dạy và học theo hướng phát triển năng lực người học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các tỉnh khu vực ĐNB Theo kết quả thống kê mô tả ở Bảng 2.22, tất cả các biến quan sát đều đạt ở giá trị mức “trung bình”. Tuy nhiên, khi phân tách đối tượng đánh giá, có 6/8 biến quan sát được CBQL đánh giá ở mức “khá”. 2.4.2.2. Thực trạng quản lí đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra dựa vào năng lực tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ Theo Bảng 2.23, tất cả các biến quan sát đều có giá trị nằm ở mức “trung bình”. So sánh sự đánh giá ở 02 đối tượng, phía CBQL đánh giá cao hơn và có 4/5 biến quan sát được đánh giá ở mức độ “khá”. 2.4.2.3. Thực trạng quản lí hoạt động phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ sở tuyển dụng giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ Bảng 2.24, có 4/5 tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động phối hợp của CSĐT với cơ quan tuyển dụng trong đào tạo GV đều nằm ở giá trị của mức “yếu”, chỉ có 01 tiêu chí có giá trị ở mức “trung bình”.
  17. 15 Kết quả khảo sát cho thấy rõ ràng rằng mối quan hệ giữa CSĐT và CSTD trong quản lí đào tạo giáo viên THCS tại các tỉnh KVĐNB chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GD, nhất là đối với đào tạo GV THCS thực hiện chương trình GDPT 2018. 2.4.3. Thực trạng quản lí đầu ra của cơ sở đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ 2.4.3.1. Thực trạng quản lí đánh giá kết quả đào tạo ở yếu tố đầu ra tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ Theo Bảng 2.25, kết quả thống kê mô tả cho thấy trong 3 tiêu chí/biến quan sát thì chỉ có 1 tiêu chí đạt ở giá trị “trung bình”, còn lại đánh giá ở mức “khá”. Điều này có nghĩa là việc quản lí đánh giá chất lượng đầu ra của các CSĐT ở khu vực Đông Nam Bộ đã được quan tâm nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc quản lí dựa trên qui chế mà ít mang tính sáng tạo. 2.4.3.2. Thực trạng quản lí các hoạt động hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo GVTHCS tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ Bảng 2.26, phần lớn các tiêu chí đánh giá quản lí hoạt động hỗ trợ SV tốt nghiệp này đều ở mức dưới “trung bình”. Chỉ có 1/4 biến quan sát có giá trị ở mức “trung bình”, đó là “Chỉ đạo thành lập cổng thông tin điện tử để cập nhật, phổ biến thông tin tuyển dụng, thông tin đào tạo nâng chuẩn cho SV”. 2.4.3.3. Thực trạng quản lí thu thập thông tin người học sau tốt nghiệp, điều tra thông tin phản hồi của các cơ sở đào tạo GV các tỉnh khu vực ĐNB Bảng 2.27, có 02 biến quan sát đạt giá trị “trung bình” và 02 biến quan sát có giá trị ở mức “yếu”. 2.4.4. Thực trạng các yến tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam bộ 2.4.4.1. Tác động của đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
  18. 16 Theo Bảng 2.28, đánh giá về sự tác động của đổi mới Chương trình GDPT đối với chương trình đào tạo GVTHCS, các biến quan sát đều cho giá trị ở mức “tác động mạnh”. 2.4.4.2. Tác động của qui định pháp lí đối với tiêu chuẩn nghề nghiệp của GV Theo Bảng 2.30, đánh giá về sự tác động của đổi mới Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông đối với chương trinh đào tạo GVTHCS, có 3/4 biến quan sát đều cho giá trị ở mức “tác động mạnh”. Chỉ có biến quan sát “Chương trình đào tạo chú trọng nhiều hơn đến phát triển các kĩ năng, trong đó kĩ năng mềm được chú ý” là có giá trị ở mức “tác động một phần”. 2.4.4.3. Tác động của thị trường lao động, cạnh tranh nghề nghiệp và sự đổi mới cơ chế tuyển dụng, sử dụng giáo viên Theo Bảng 2.32, trong 03 biến quan sát thì có 02 biến được đánh giá là “tác động mạnh”, đó là “Thị trường lao động mang tính cạnh tranh đã có tác động đến quản lí đào tạo, đòi hỏi công tác quản lí với quan điểm chất lượng đào tạo phải được thay đổi để phù hợp nhu cầu xã hội và biến “Trong quá trình quản lí, việc đảm bảo chất lượng là yếu tố sống còn của mỗi CSĐT để tạo thương hiệu, thu hút thí sinh vào ngành sư phạm”. 2.4.4.4. Tác động của yêu cầu đào tạo phù hợp với kinh tế - xã hội và tiềm năng của vùng miền Bảng 2.33, cả 03 biến quan sát đều nằm ở mức “tác động một phần”. 2.5. Đánh giá chung 2.5.1. Về ưu điểm - CBQL, GV, NV đã nhận thức tốt về đổi mới đào tạo, QL đào tạo GV ở CSĐT các địa phương và đều mong muốn được đổi mới đào tạo để có những sản phẩm đầu ra đáp ứng yêu cầu của CQTD và các cơ sở GDPT trong bối cảnh đổi mới CTGDPT hiện nay. - Các cơ sở đào tạo đã đảm bảo điều kiện cơ bản cho đào tạo GVTHCS, trong đó chú trọng đến đảm bảo số lượng GV, tài liệu, thiết
  19. 17 bị phục vụ đào tạo GV. - Các CSĐT đã có sự quan hệ với cơ quan tuyển dụng, các cơ sở GDPT để nắm bắt nhu cầu đào tạo GV, tổ chức cho SV thực tập sư phạm. 2.5.2. Về hạn chế - Quả lý xây dựng Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo GVTHCS chưa đảm bảo yêu cầu đổi mới: có những chương trình đào tạo GV, CĐR còn biên soạn sơ giản, dựa vào kiến thức của chương trình để xác định tiêu chí đầu ra. - Quản lý đổi mới Chương trình đào tạo GVTHCS chưa được cập nhật để phù hợp đào tạo GV đáp ứng chương trình GDPT2018. - Kiểm tra – đánh giá kết quả SV không còn phù hợp với kiểm tra – đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của SV theo tiếp cận năng lực. - Chất lượng ĐNGV tham gia đào tạo GVTHCS theo định hướng phát triển năng lực chưa đồng đều về chất lượng. - Cơ sở vật chất cho đào tạo đang ở mức trung bình, nhiều trang thiết bị dạy học chưa đầy đủ, chưa hiện đại, - Các CSĐT chưa khai thác được tiềm năng, cơ hội của mối quan hệ với CSTD; các CSĐT chưa có những cam kết chất lượng sản phẩm đào tạo với cơ sở tuyển dụng, sử dụng GV. 2.5.3. Nguyên nhân những hạn chế - Điểm xuất phát của CSĐT các ở địa phương thấp nên việc đảm bảo chất lượng đầu vào còn hạn chế. - KT-XH vùng ĐNB còn khó khăn nên có những tác động tới nhận thức của cán bộ và nhân dân ở những địa phương này, vì thế, việc đầu tư cho đào tạo GV còn thấp so với đào tạo các ngành nghề khác, chính sách đối với GV còn hạn chế. - Cơ chế quản lí ở các CSĐT GVTHCS dừng lại ở mức “tuân thủ” các qui định, văn bản của ngành và nhà nước, thiếu những quyết sách mang tính sáng tạo và đột phá.
  20. 18 Tiểu kết Chương 2 Từ cơ sở lý luận chương 1, chương 2, luận án khảo sát thực trạng đào tạo và thực trạng quản lí đào tạo GV THCS của các CSĐT thuộc KVĐNB, luận án khảo sát trên 03 thành tố: đầu vào – quá trình – đầu ra. Mỗi thành tố được xác định một số yếu tố có tính chất đặc trưng theo yêu cầu của bối cảnh. Đối với thực trạng đào tạo GV THCS của các CSĐT, luận án khảo sát các hoạt động đặc trưng đảm bảo chất lượng của các yếu tố trong từng thành tố theo mô hình CIPO. Đối với thực trạng quản lí đào tạo GVTHCS của các CSĐT thuộc KVĐNB, luận án cũng tiếp cận từng yếu tố để đánh giá mức độ đạt được trong công tác quản lí này.Qua đó, đánh giá chung, nhận định về những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TẠI CÁC TỈNH KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ 3.1. Nhu cầu phát triển giáo dục trung học cơ sở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và định hướng phát triển các cơ sở đào tạo 3.1.1. Nhu cầu đào tạo giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ - Nhu cầu đào tạo mới - Nhu cầu đào tạo nâng chuẩn trình độ giáo viên (Đào tạo lại, nâng chuẩn). 3.1.2. Định hướng phát triển của các trường ĐH địa phương ở khu vực Đông Nam Bộ trong đào tạo GVTHCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Xây dựng chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra; Phát triển và nâng cao điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và kế hoạch kiểm định chất lượng đào tạo; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, giảng dạy và nghiên cứu khoa học; Công tác tuyển sinh và tổ chức, quản lí đào tạo; Sự gắn kết giảng dạy và nghiên cứu, nhà trường và doanh nghiệp; Xây dựng lộ trình thực hiện tự chủ; Đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2