intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp ở vùng Tây Bắc

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

116
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án làm cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông (GV THPT) hiện nay, đề xuất biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng GV THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục bậc THPT và chuẩn nghề nghiệp cho GV THPT ở vùng Tây Bắc. Luận án hệ thống hóa lí luận, khái niệm về bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp, quản lí hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp; hình thành khung lí thuyết về quản lí hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp ở vùng Tây Bắc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ­­­­­­­­  NGUYỄN TIẾN PHÚC QU¶N Lý HO¹T §éNG BåI D¦ìNG GI¸O VI£N TRUNG HäC PHæ TH¤NG THEO CHUÈN NGHÒ NGHIÖP ë VïNG T¢Y B¾C Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 62.14.01.14 TÓM TẮT  LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC 
  2. HÀ NỘI ­ 2015
  3. LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI  TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI      Người hướng dẫn khoa học:  1. PGS.TS Nguyễn Xuân Thức 2. TS. Đỗ Văn Chấn Phản biện 1: PGS.TS Đặng Thành Hưng – Trường ĐHSP Hà Nội 2 Phản biện 2: PGS.TS Ngô Quang Sơn – Viện Dân tộc Phản biện 3: PGS.TS Trần thị Tuyết Oanh ­ Trường ĐHSP Hà Nội    Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp trường họp tại trường Đại học Sư  phạm Hà Nội vào hồi … giờ, ngày … tháng 6 năm 2015
  4. Có thể tìm đọc luận án tại:  ­ Thư viện Quốc gia ­ Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐàCÔNG  BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.  Nguyễn Tiến Phúc (2010), “Dự  báo phát triển quy mô đội ngũ giáo viên  trung học phổ thông tỉnh Điện Biên đến năm 2015”, Tạp chí Giáo dục, (237),   Tr 9­11. 2.  Nguyễn Tiến Phúc (2010), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác  bồi dưỡng  giáo viên trung học phổ  thông miền núi”,  Tạp chí  Giáo dục,   (240), Tr 18­20. 3.  Nguyễn Tiến Phúc (2010), “Thực trạng và định hướng bồi dưỡng thường   xuyên đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Điện Biên”, Tạp chí Giáo   dục, (246), Tr 9­10. 4.  Nguyễn Tiến Phúc (2012), “Thực trạng và một số  giải pháp đào tạo, bồi  dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh tỉnh Điện Biên”,  Tạp chí Giáo dục, (292), Tr 58­59. 5.  Nguyễn   Tiến   Phúc   (2013),   “Vận   dụng   thuyết   quản   lý   hành   chính   của  HENRY FAYOL trong quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên  trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp  ở một số tỉnh vùng Tây Bắc”,   Tạp chí Giáo dục, (315), Tr 7­9. 6.  Nguyễn Tiến Phúc (2013), “Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo   viên trung học phổ  thông theo chuẩn nghề  nghiệp  ở  một số  tỉnh vùng Tây  Bắc”, Tạp chí Giáo dục, (319), Tr 14­16. 7.  Nguyễn Tiến Phúc (2013), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi  dưỡng giáo viên trung học phổ  thông miền núi đáp  ứng yêu cầu chuẩn nghề  nghiệp”,  Hội thảo khoa học 45 năm trường Bồi dưỡng cán bộ  giáo dục Hà   Nội, Tr 38­40.
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Vai trò của đội ngũ GV và công tác bồi dưỡng GV, quản lý bồi dưỡng đội  ngũ GV­ yếu tố quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. GV đóng vai trò hết sức quan trọng, là nhân vật trung tâm của mọi chương  trình cải cách, cải tổ, đổi mới giáo dục, biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực,  đồng thời cũng quyết định chất lượng và hiệu quả của toàn bộ quá trình giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu của xã hội, việc tổ  chức bồi dưỡng GV có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bồi dưỡng GV cần vươn tới   không chỉ đáp ứng một cách đơn thuần những sự thay đổi trong hệ thống giáo dục  mà phải trở thành nhân tố thúc đẩy cải cách giáo dục, công tác đào tạo bồi dưỡng  GV cần đóng góp tích cực vào cải cách giáo dục, làm cho giáo dục trở  nên năng  động hơn. 1.2. Thực tế hoạt động bồi dưỡng GV THPT và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV   THPT trong những năm qua còn nhiều bất cập, nhất là theo chuẩn nghề nghiệp. ­ Về hoạt động bồi dưỡng GV THPT: Hoạt động bồi dưỡng còn chậm đổi  mới như: mục tiêu bồi dưỡng chưa sát hợp với thực trạng đội ngũ GV, hình thức   bồi dưỡng chưa đa dạng; nội dung bồi dưỡng chưa phong phú; phương pháp bồi  dưỡng chưa được đổi mới.  ­ Về  quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT:  Hạn chế  từ  khâu lập kế  hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến khâu kiểm tra đánh giá. 1.3. Trong thực tiễn về nghiên cứu lí luận và thực tiễn trong quản lí giáo dục  ở  nước ta, có nhiều các đề tài nghiên cứu về quản lí hoạt động bồi dưỡng GV. Tuy   nhiên,   việc   nghiên   cứu   về   quản   lý   hoạt   động   bồi   dưỡng   GV   THPT   của   sở  GD&ĐT còn chưa được đề  cập đến, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chuẩn  nghề nghiệp GV THPT đã được Bộ GD&ĐT ban hành. Từ  những phân tích trên, tác giả  lựa chọn đề  tài:  “Quản lý hoạt động  bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp  ở vùng   Tây Bắc” làm đề  tài nghiên cứu luận án tiến sĩ GDH, chuyên ngành Quản lý  Giáo dục.
  6. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ  sở  nghiên cứu lí luận và thực tiễn quản lí hoạt động bồi dưỡng   GV THPT hiện nay, đề  xuất biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng GV THPT   theo chuẩn nghề  nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng GV THPT,  đáp  ứng yêu cầu đổi mới giáo dục bậc THPT và chuẩn nghề  nghiệp cho GV   THPT ở vùng Tây Bắc. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt   động   bồi   dưỡng   GV   THPT   theo   chuẩn   nghề   nghiệp   ở   các   sở  GD&ĐT vùng Tây Bắc. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý của sở  GD&ĐT đối với hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo   chuẩn nghề nghiệp. 4. Giả thuyết nghiên cứu Nếu đề xuất được nội dung và biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng GV   THPT đồng bộ, khả thi thì nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng   sẽ  đầy đủ, toàn diện, phù hợp với đặc thù đội ngũ GV THPT  ở  vùng Tây Bắc;  góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng và chất lượng đội ngũ GV,   giúp GV đáp  ứng yêu cầu của chuẩn nghề  nghiệp và yêu cầu của đổi mới căn   bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.  5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ  sở  lý luận về  quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT   theo chuẩn nghề nghiệp. 5.2. Khảo sát chất lượng GV THPT (phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và  các năng lực) so với chuẩn nghề nghiệp; thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý   của sở GD&ĐT đối với hoạt động bồi dưỡng GV THPT tại vùng Tây Bắc. 5.3. Đề  xuất biện pháp quản lí của sở  GD&ĐT đối với hoạt động bồi  dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp ở vùng Tây Bắc. 5.4. Khảo nghiệm và thực nghiệm biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng  GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp ở vùng Tây Bắc. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Một số  biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên trong năm  học cho GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp của sở GD&ĐT. 6.2. Giới hạn về địa bàn khảo sát ­ Địa bàn khảo sát thực trạng: Tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La, ở mỗi   một tỉnh lựa chọn các trường THPT  ở  vùng khác nhau như: vùng đồng bằng,  vùng cao, vùng thuận lợi, vùng khó khăn. ­ Địa bàn thực nghiệm: Tỉnh Điện Biên.
  7. 6.3. Giới hạn về khách thể khảo sát ­ Khách thể khảo sát thăm dò và chuẩn hóa bộ công cụ đo; ­ Khách thể  khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT   theo chuẩn nghề nghiệp; ­ Khách thể thực nghiệm bao gồm: + Nhóm 1: Cán bộ quản lí và chuyên viên của sở GD&ĐT; + Nhóm 2: Cán bộ quản lí các trường THPT; + Nhóm 3: GV THPT 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận: Luận án đi theo các cách tiếp cận sau: 7.1.1. Tiếp cận chức năng quản lí 7.1.2. Tiếp cận hệ thống 7.1.3. Tiếp cận theo chuẩn 7.1.4. Tiếp cận thực tiễn 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết 7.2.2.  Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8. Những luận điểm cần bảo vệ 8.1. Quản lí hoạt động bồi dưỡng GV THPT là quản lí một hoạt động bồi   dưỡng trong công tác bồi dưỡng GV, có tính chất đặc thù, phức tạp, có vị trí vai  trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV, đáp ứng yêu cầu của   giáo dục phổ thông và đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp. 8.2. Bồi dưỡng GV THPT  ở  vùng Tây Bắc hiện nay phải dựa vào chuẩn  nghề nghiệp, đây là yêu cầu khách quan vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến  lược lâu dài để  đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục trước yêu cầu   đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. 8.3.   Trong   quản   lý   hoạt   động   bồi   dưỡng   GV   THPT   theo   chuẩn   nghề  nghiệp; việc lập kế  hoạch, tổ  chức, chỉ  đạo, kiểm tra và đánh giá; lựa chọn  phương thức tổ  chức bồi dưỡng GV  đáp  ứng yêu cầu chuẩn nghề  nghiệp là  những vấn đề thiết yếu. 8.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp góp  phần thay đổi cơ bản hoạt động bồi dưỡng GV, nâng cao chất lượng hoạt động  bồi dưỡng nói riêng, chất lượng GV nói chung; GV có phẩm chất, năng lực đáp  ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp, yêu cầu của xã hội đang đặt ra. 9. Những đóng góp mới của luận án 9.1. Về lí luận ­ Hệ  thống hóa lí luận, khái niệm về  bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề  nghiệp, quản lí hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề  nghiệp; hình thành  khung lí thuyết về  quản lí hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề  nghiệp.
  8. ­ Đề xuất mục tiêu; nội dung; phương pháp và công cụ  kiểm tra, đánh giá   bồi dưỡng và phương thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu chuẩn   nghề nghiệp GV THPT. 9.2. Về thực tiễn ­ Qua kết quả  khảo sát thực trạng đội ngũ GV THPT phát hiện các mâu  thuẫn, bất cập trong hoạt động bồi dưỡng GV THPT và quản lý hoạt động bồi   dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề  nghiệp; từ đó giúp các sở  GD&ĐT có cơ  sở,  định hướng đưa ra các biện pháp cải tiến, đổi mới quản lý hoạt động bồi dưỡng   GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp; ­ Đề  xuất và thực nghiệm một biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng   GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bồi   dưỡng, nâng cao hiệu quả  quản lí hoạt động bồi dưỡng, nâng cao chất lượng   của đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp. 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,  phụ lục. Luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo  chuẩn nghề nghiệp. Chương 2:  Thực trạng quản lý của sở  GD&ĐT đối với hoạt động bồi  dưỡng GV THPT ở vùng Tây Bắc. Chương 3:  Biện pháp quản lý của sở  GD&ĐT đối với hoạt động bồi  dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp ở vùng Tây Bắc. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GV  THPT THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới Có thể  khẳng định, GV là nhân tố  quyết định chất lượng hiệu quả  giáo   dục. Giáo dục nhân cách con người trên cơ  sở  3 môi trường giáo dục: Giáo dục  gia đình; giáo dục nhà trường và giáo dục ngoài xã hội. Trong đó, giáo dục nhà  trường dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GV vẫn là con đường cơ  bản có hiệu quả  cao nhất. Có thể nói đội ngũ GV là nhân vật trung tâm của mọi chương trình cải   cách, cải tổ, đổi mới giáo dục; GV có vai trò quan trọng trong việc biến các mục   tiêu giáo dục thành hiện thực, đồng thời cũng quyết định chất lượng và hiệu quả  của toàn bộ quá trình giáo dục. Như vậy, vị trí và vai trò của người thầy giáo được khẳng định trên cơ  sở  nhân tố  quyết định chất lượng giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, 
  9. yếu tố quan trọng là phải nâng cao chất lượng đội ngũ GV, muốn nâng cao chất  lượng cho đội ngũ GV, thì việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ GV có   tầm quan trọng hết sức đặc biệt. Muốn hoạt động bồi dưỡng GV có hiệu quả thì   công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ GV, để công tác bồi dưỡng   GV có hiệu quả, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã đề  cập công tác quản lý hoạt   động bồi dưỡng GV. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác nhau trong việc đánh giá vai  trò và tầm quan trọng của các cấp quản lí; nhiều nhà khoa học đánh giá cao vai trò của  hiệu trưởng trong việc quản lí hoạt động bồi dưỡng GV, cho rằng chất lượng và sự  thành công của mỗi nhà trường phụ  thuộc vào hiệu trưởng; trong khi đó nhiều nhà   khoa học lại đánh giá cao vai trò của Bộ GD&ĐT, các Viện bồi dưỡng GV từ trung   ương đến địa phương, phòng phương pháp khu vực quận, huyện... Với việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến quản lý hoạt động bồi dưỡng  GV của những nhà giáo dục trên thế giới, mặc dù cách tiếp cận nghiên cứu có khác  nhau, song các nhà giáo dục đều đánh giá cao vai trò của các cấp quản lý từ trung ương  đến địa phương trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV. Mặc dù vai trò và tầm  quan trọng của các cấp quản lý ở mỗi cấp học trong hoạt động bồi dưỡng có khác nhau,  nhưng đều đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng GV, nếu  hoạt động bồi dưỡng GV có hiệu quả thì chất lượng GV được nâng lên. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ GV. Vì vậy, đội ngũ GV   phải được chăm lo thật chu đáo về nhiều phương diện, trong đó có sự chăm lo về  việc bồi dưỡng kiến thức cả  về  nghiệp vụ  lẫn chuyên môn. Lúc sinh thời, Chủ  tịch Hồ  Chí Minh luôn đề  cao vai trò của bồi dưỡng, Người dạy rằng:   “Bồi   dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.  Quan điểm này luôn là kim chỉ  nam trong sự  nghiệp “trồng người”. Do đó, trong   nhiều thập kỷ  qua, công tác bồi dưỡng GV được Đảng và Nhà nước ta hết sức  quan tâm, không ngừng chỉ  đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng   đội ngũ GV; đặc biệt là công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng GV và được thể  hiện qua việc xây dựng các Chiến lược về  giáo dục, ban hành các Chỉ  thị, Nghị  quyết, Quyết định có liên quan đến công tác bồi dưỡng đội ngũ GV. Với việc nghiên cứu các vấn đề  có liên quan đến quản lý hoạt động bồi  dưỡng GV của những nhà giáo dục trong nước, mặc dù cách tiếp cận nghiên  cứu có khác nhau, song  ở mỗi cấp quản lí có nhiệm vụ  quản lí hoạt động bồi   dưỡng GV đều cần phải thực hiện tốt vi ệc l ập k ế  ho ạch; t ổ ch ức; ch ỉ  đạ o;  kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng. Tổng quan nghiên cứu các vấn đề về đội ngũ GV, quản lý hoạt động bồi  dưỡng GV theo chuẩn nghề nghi ệp, có thể rút ra một số nhận xét sau: Một là: Nghiên cứu về đội ngũ GV được các nhà giáo dục trong và ngoài 
  10. nước quan tâm, triển khai  ở nhiều bình diện khác nhau, trong đó tập trung chủ  yếu vào bồi dưỡng GV. Các công trình nghiên cứu về  quản lý hoạt động bồi  dưỡng GV còn rất mỏng. Hai là: Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV đã được nghiên cứu nhiều  ở  trong nước và nước ngoài nhưng với chủ  thể  là hiệu trưởng còn chủ  thể  sở  GD&ĐT hầu như chưa có. Ba là: Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV của sở GD&ĐT, đặc biệt quản   lý hoạt động bồi dưỡng theo chu ẩn ngh ề nghi ệp cho GV THPT còn chưa đượ c  đề cập nghiên cứu. Bốn   là:  Quản   lý   hoạt   động   bồi   dưỡng   GV   THPT   theo   chu ẩn   ngh ề  nghiệp ở các tỉnh vùng Tây Bắc chưa có công trình nào nghiên cứu. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của luận án 1.2.1. Bồi dưỡng và các khái niệm có liên quan 1.2.1.1. Bồi dưỡng 1.2.1.2. Bồi dưỡng giáo viên 1.2.1.3. Bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp Bồi dưỡng  GV theo chuẩn nghề  nghiệp là để  bổ  sung hệ  thống các yêu  cầu cơ  bản đối với GV về  phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực  chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật thêm những tri thức mới về  các lĩnh vực của   khoa học giáo dục nhằm nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ GV. 1.2.2. Chuẩn và các khái niệm có liên quan 1.2.2.1. Chuẩn 1.2.2.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên  Chuẩn nghề  nghiệp GV là  hệ  thống các yêu cầu cơ  bản đối với GV về  phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. 1.2.2.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông Chu ẩ n ngh ề  nghi ệ p GV THPT  là  h ệ  th ố ng các yêu c ầ u c ơ  b ả n đ ố i  v ớ i   GV   THPT   v ề   ph ẩ m   ch ấ t   chính   tr ị ,   đ ạ o   đ ứ c,   l ố i   s ố ng;   năng   l ự c   chuyên môn, nghi ệ p v ụ .  1.2.3. Quản lí và các khái niệm có liên quan 1.2.3.1. Quản lí Có nhiều khái niệm về quản lý của các tác giả khác nhau, tuy nhiên tác giả  luận án lựa chọn định nghĩa khái niệm quản lí dưới đây làm khái niệm công cụ  để  nghiên cứu luận án:  “Quản lí là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây  ảnh   hưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người khác   trong cùng một tổ chức hoặc cùng một công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức   của họ, định hướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để đạt được mục tiêu của   tổ chức hoặc lợi ích của công việc cùng sự thỏa mãn của những người tham gia”. 1.2.3.2. Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên  trung học phổ thông theo chuẩn  
  11. nghề nghiệp  Quản lí hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp của sở  GD&ĐT là quá trình lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra đánh giá bồi dưỡng   GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp của sở GD&ĐT, giúp cho việc bồi dưỡng GV  có hiệu quả, nâng cao chất lượng đội ngũ GV, đáp  ứng mục tiêu giáo dục đáp  ứng chuẩn nghề nghiệp. 1.3. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ  thông theo chuẩn nghề  nghiệp 1.3.1. Sự cần thiết của việc bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp 1.3.1.1. Vị trí của giáo dục THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân  1.3.1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với GV THPT trong giai đoạn hiện nay 1.3.2. Mục tiêu bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp Mục tiêu của bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề  nghiệp là bồi dưỡng  phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; năng lực nghề  nghiệp và những năng lực  khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học,   yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất   lượng giáo dục. Ngoài ra, để cập nhật kiến thức về chính trị, KT­XH và phát triển   năng lực tự học, tự bồi dưỡng của GV. 1.3.3. Nội dung bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp Nội dung bồi dưỡng chính là hệ thống các kiến thức về chính trị xã hội, về  khoa học kỹ thuật, về tay nghề (kỹ năng, kỹ xảo)… được quy định trong các tiêu  chuẩn và tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp và các kiến thức về tin học, ngoại ngữ,  hội nhập quốc tế, các kiến thức về địa lý, lịch sử của địa phương.  1.3.4. Phương pháp bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp Phương pháp bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp phải khoa học   và hiệu quả (phù hợp với mục tiêu, nội dung bồi dưỡng..); phải khả thi (phù hợp  với năng lực, khách quan, chủ quan, thời gian bồi dưỡng…); phải tạo cơ hội để  bồi dưỡng phân hóa, tương tác. 1.3.5. Hình thức bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp Hình thức bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp phải giúp GV tiếp  cận được với nhiều hình thức bồi dưỡng, phù hợp với điều kiện học tập của mỗi   người; thúc đẩy hứng thú, tích cực bồi dưỡng của GV, giúp GV tham gia bồi dưỡng  có hiệu quả.  1.4. Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn  nghề nghiệp  1.4.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp Lập kế  hoạch bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp là quá trình 
  12. mà chủ thể quản lí bồi dưỡng GV: Thiết lập mục tiêu bồi dưỡng GV; Xây dựng  nội dung bồi dưỡng GV; Lập kế hoạch thực hiện các nội dung để đạt được mục   tiêu bồi dưỡng GV và lập kế các kế hoạch phụ trợ trong bồi dưỡng GV. 1.4.2. Tổ chức bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp Tổ  chức trong quản lí hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề  nghiệp bao gồm: Xây dựng cơ  cấu tổ  chức bồi dưỡng GV; Xác định nhiệm vụ  của từng bộ  phận,cá nhân tham gia bồi dưỡng; Thiết lập cơ  chế làm việc giữa   các bộ phận và giữa các cá nhân tham gia bồi dưỡng. 1.4.3. Chỉ đạo bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp Chỉ  đạo hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề  nghiệp là việc  xác định các phương thức, cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng; Ra các quyết   định chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng; Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng. 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp Kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề  nghiệp là quá  trình xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng GV; Kiểm tra, đánh   giá hoạt động bồi dưỡng; Đo đạc mức độ thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng; Tổng  hợp kết quả  kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng; Kiểm tra các bộ  phận thực hiện  nhiệm vụ được giao; Tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện những khiếm khuyến,  điều chỉnh những vấn đề cần thiết. 1.5.  Các yếu tố   ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng   GV THPT  theo chuẩn nghề nghiệp  1.5.1. Các yếu tố chủ quan 1.5.2. Các yếu khách quan Kết luận chương 1 Chương 1 trình bày tổng quan những vấn đề nghiên cứu về bồi dưỡng GV THPT  và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT thông qua kết quả nghiên cứu của các nhà  khoa học trong nước và quốc tế; đồng thời làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến   luận án. Phân tích chức năng quản lý của sở GD&ĐT đối với công tác quản lý hoạt động   bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp, đồng thời cũng chỉ rõ các yếu tố  ảnh   hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT.  Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA SỞ GD&ĐT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG  BỒI DƯỠNG GV THPT Ở VÙNG TÂY BẮC 2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, KT­XH và giáo dục vùng Tây Bắc 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Vùng Tây Bắc có địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao,  có nhiều đồi núi, đồi núi có độ dốc lớn; có nhiều sông suối; do đó, giao thông đi lại  giữa các tỉnh, giữa các vùng trong tỉnh rất khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa.
  13. 2.1.2. Điều kiện KT­XH Là vùng có xuất phát điểm thấp trong cả nước, hầu hết là đều thuộc địa bàn có   điều kiện KT­XH đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, nên  đời sống của người dân còn khó khăn, toàn vùng có 20/62 (chiếm 1/3) huyện nghèo  theo Nghị quyết 30a. 2.1.3. Giáo dục trung học phổ thông Vvùng Tây Bắc   Trong những năm qua, hệ  thống mạng lưới trường, lớp và quy mô HS  ở  vùng Tây Bắc tiếp tục được duy trì, củng cố  và phát triển, cơ  bản đáp ứng được  nhu cầu học tập phổ thông và thường xuyên của nhân dân các dân tộc trong vùng  theo hướng đa dạng hóa. Tuy nhiên, tại một số đơn vị giáo dục trong vùng Tây Bắc  thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, CSVC, trang thiết bị chưa   đồng bộ, phòng học, chức năng còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới  giáo dục;  nguồn lực đầu tư chưa theo kịp yêu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng   giáo dục toàn diện; số lượng HS bỏ học  ở một số tỉnh đã giảm song vẫn còn cao,  như  tỉnh Điện Biên, Lai châu. Chất lượng giáo dục toàn diện đã có nhiều chuyển  biến nhưng chưa đồng đều giữa các vùng, miền trong tỉnh và giữa các tỉnh trong   vùng, tỷ  lệ HS trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ còn ở mức thấp; tỷ lệ HS xếp   loại học lực giỏi, khá còn chiếm tỉ lệ chưa cao, còn nhiều HS xếp loại học lực yếu.  2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 2.2.1. Mục tiêu Khảo sát thực trạng về  đội ngũ GV, hoạt động bồi dưỡng GV, năng lực   quản lý của sở  GD&ĐT đối với hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn  nghề nghiệp ở vùng Tây Bắc. Từ đó, xây dựng cơ sở thực tiễn để đề xuất những  biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT nhằm nâng cao chất lượng   đội ngũ GV THPT, đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp. 2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành ­ Nội dung: Phát hiện thực trạng đội ngũ GV, hoạt động bồi dưỡng GV,  quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề  nghiệp  ở  vùng Tây   Bắc, những thuận lợi khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng. ­ Cách thức tiến hành: Phát phiếu hỏi và hướng dẫn cách trả  lời cho các  đối tượng khảo sát. Số  lượng bao gồm: 450 GV THPT; 150 CBQL  ở các trường  THPT; 60 lãnh đạo, chuyên viên của 03 sở  GD&ĐT; phỏng vấn sâu lãnh đạo sở  GD&ĐT, hiệu trưởng các trường THPT của tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La. 2.2.3. Nội dung và cách thức tiến hành 2.2.4. Mẫu khảo sát 2.2.5. Địa bàn khảo sát 2.2.6. Phương pháp nghiên cứu 2.3.  Thực trạng mức độ  đáp  ứng của đội ngũ   GV THPT  so với chuẩn  nghề nghiệp
  14. 2.3.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người giáo viên 2.3.2. Về năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục 2.3.3. Về năng lực dạy học 2.3.4. Về năng lực giáo dục 2.3.5. Về năng lực hoạt động chính trị xã hội 2.3.6. Về năng lực phát triển nghề nghiệp Bảng tổng hợp kết quả GV tự đánh giá mức độ đáp ứng  và hiệu trưởng đánh giá mức độ đáp ứng của GV đối với tiêu chuẩn của  chuẩn nghề nghiệp GV THPT GV tự đánh giá  Hiệu trưởng đánh giá mức độ đáp ứng  mức độ đáp ứng của GV Nội dung Trung  Không  Trung  Không  Rất tốt Tốt Rất tốt Tốt bình tốt bình tốt SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1.  Về   phẩm   chất  chính trị, đạo đức,  20. 62. 16. 16. 47. 27. 0 0 9.04 lối sống của người  9 5 6 2 4 4 GV 2. Về  năng lực tìm  32. 63. 23. 64. hiểu đối tượng và  5.0 0 0 2.8 9.65 0 1 4 2 môi trường GD 3. Về năng lực dạy  53. 37. 40. 44. 5.7 3.1 3.9 11.2 học 8 4 4 5 4.  Về   năng   lực  21. 70. 16. 60. 6.5 1.9 5.1 17.8 giáo dục 0 4 8 2 5.  Về   năng   lực  19. 58. 15. 16. 59. hoạt động chính trị  5.9 3.7 19.3 7 7 7 0 3 xã hội 6.  Về   năng   lực  16. 32. 51. 12. 27. 48. phát   triển   nghề  0.0 12.3 3 5 2 3 4 0 nghiệp Nhận định chung về mức độ đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp:   hầu hết đội ngũ GV cơ  bản đáp ứng được yêu cầu của chuẩn nghề  nghiệp, tuy  nhiên mức độ  đáp  ứng  ở  từng nội dung tiêu chí ở  mỗi tiêu chuẩn có khác nhau,  song mức độ  đáp  ứng so với chuẩn nghề  nghiệp còn  ở  mức trung bình. Đây là  những căn cứ  giúp các nhà quản lý giáo dục trong việc xác định mục tiêu, nội   dung, phương pháp, hình thức, các điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng GV. 2.4. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông ở vùng  Tây Bắc Để đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng GV THPT ở các tỉnh vùng Tây  Bắc. Tác giả sử dụng 2 loại phiếu hỏi có cùng nội dung (các bảng dưới đây) để hỏi  
  15. 385 GV và 120 CBQL tại các trường THPT, nhằm đánh giá các nội dung sau:  2.4.1. Thực trạng về  nhận thức của GV và CBQL các trường THPT đối với   hoạt động bồi dưỡng GV 2.4.2. Thực trạng về mức độ phù hợp và mức độ đạt được của mục tiêu bồi   dưỡng GV THPT 2.4.3. Thực trạng về mức độ phù hợp và mức độ thực hiện của nội dung bồi   dưỡng GV THPT 2.4.4. Thực trạng về mức độ phù hợp và mức độ thực hiện của phương pháp   bồi dưỡng GV THPT 2.4.5. Thực trạng về mức độ phù hợp của hình thức bồi dưỡng GV THPT Đánh giá chung về hoạt động bồi dưỡng GV THPT ­ Công tác bồi dưỡng có chuyển biến về mặt nhận thức của hâu hêt đ̀ ́ ội ngũ  CBQL, GV; có tinh thần khắc phục khó khăn, tham gia đầy đủ  các nội dung bồi   dưỡng, thực hiện nghiêm túc các quy định về thời gian và kế hoạch bồi dưỡng. ­ Mục tiêu bồi dưỡng đã được xác định được dựa vào phát triển các năng  lực của chuẩn nghề  nghiệp và thực trạng đội ngũ GV. Tuy nhiên, mức độ  đạt  được của mục tiêu bồi dưỡng còn thấp. ­ Nội dung bồi dưỡng GV THPT đã thực hiện theo đúng các quy định của  Bộ GD&ĐT, bao gồm: "Khối kiến thức chung" và "Khối kiến thức tự chọn theo   các chuyên đề". Tuy nhiên, mức độ  thực hiện ở 2 nội dung trên có sự  khác biệt,  chủ yếu mới thực hiện tốt bồi dưỡng ở nội dung "Khối kiến thức chung" còn nội  dung bồi dưỡng  "Khối kiến thức tự  chọn theo các chuyên đề", đó là các phẩm  chất và năng lực của chuẩn nghề nghiệp còn chưa được quan tâm, chú trọng; do  đó mức độ thực hiện còn ở mức trung bình. ­ Hình thức bồi dưỡng GV THPT phù hợp với điều kiện học tập của mỗi  người, đảm bảo cho GV được bồi dưỡng thường xuyên, giúp GV tham gia bồi   dưỡng có hiệu quả. Tuy nhiên, hình thức tự  học, tự  bồi dưỡng và bồi dưỡng   thông qua sinh hoạt nhóm, tổ  chuyên môn tại các nhà trường được đánh giá cao   và rất phù hợp với đội ngũ GV, song còn chưa được chú trọng, mức độ thực hiện  còn ở mức thấp. ­ Phương pháp bồi dưỡng GV THPT đã được đổi mới, dựa trên cơ sở tự học   và tự bồi dưỡng, người hướng dẫn đã biết hướng dẫn người học tự nghiên cứu tìm  ra kiến thức, hướng dẫn cách học, cách giải quyết vấn đề, cách xử  lý tình huống  khó. Tuy nhiên, mức độ thực hiện của phương pháp còn chưa cao. 2.5. Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề  nghiệp của sở GD&ĐT ở vùng Tây Bắc Số liệu khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT  theo chuẩn nghề nghiệp của sở GD&ĐT được đánh giá qua việc thực hiện các nội  dung quản lí: việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá bồi dưỡng. Các  nội dung trên được đánh giá ở 2 mức độ (mức độ quan trọng và mức độ đạt được).
  16. 2.5.1. Công tác lập kế hoạch bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp Bảng: Kết quả đánh giá mức độ nhận thức tầm quan trọng  và mức độ thực hiện của công tác lập kế hoạch bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp Mức độ nhận thức  Mức độ thực hiện tầm quan trọng Không  Nội dung Rất quan  Quan  Bình  Trung  quan  Rất tốt Tốt Chưa tốt trọng trọng thường bình trọng SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Phân tích hiện  184 48.4 89 23.5 107 28.1 0 0 54 14.2 71 18.7 178 46.7 77 20.4 trạng đội ngũ GV Xác định nhu cầu  276 72.5 84 22.2 20 5.3 0 0 12 3.3 32 8.6 113 29.7 223 58.4 bồi dưỡng của GV Thiết kế mục tiêu  185 48.5 96 25.2 100 26.3 0 0 81 21.3 113 29.6 163 42.7 24 6.4 bồi dưỡng Xây dựng nội dung  173 45.3 123 32.4 85 22.3 0 0 42 11.2 59 15.7 245 64.2 33 8.9 bồi dưỡng Xây dựng kế hoạch  thực hiện nội dung  187 49.2 139 36.4 55 14.4 0 0 29 7.7 43 11.5 196 51.4 112 29.4 bồi dưỡng Lậ p k ế  ho ạ ch  43 11.4 101 26.5 209 54.9 27 7.2 92 24.3 109 28.7 157 41.2 22 5.8 ph ụ  tr ợ Trung bình 45.8 27.7 25.2 1.2 13.6 18.8 45.9 21.5 ­ Mức độ  nhận thức tầm quan trọng:   hầu hết khách thể  khảo sát đều  đánh giá cao mức độ  nhận thức tầm quan trọng của công tác lập kế  hoạch bồi  dưỡng. Mức độ “rất quan trọng” và “quan trọng” là 73,5%; mức độ “không quan   trọng” chỉ chiếm có 1,2%. Trong đó, nội dung “Xác định nhu cầu bồi dưỡng của   GV”  và  “Xây dựng kế  hoạch thực hiện nội dung bồi dưỡng”   được khách thể  đánh giá mức độ  “rất quan trọng” và “quan trọng” cao nhất là 94,7% và 77,6%;   riêng   nội   dung   “Lập   kế   hoạch   phụ   trợ”  được   khách   thể   khảo   sát   cho   rằng  “không quan trọng”, chiếm 7,2%. ­ Mức độ thực hiện: mức độ thực hiện việc lập kế hoạch bồi dưỡng của  sở GD&ĐT được đánh giá rất thấp so với mức độ nhận thức tầm quan trọng. Cụ  thể, mức độ  “rất tốt” là 13,6%; mức độ  “tốt” là 18,8%; mức độ  “trung bình” là  45.9%; mức độ  “chưa tốt” còn chiếm 21,5%.  Tuy nhiên, mức độ  thực hiện  ở  từng nội dung có khác nhau, như: nội dung “Xác định nhu cầu bồi dưỡng của   GV”có  mức độ  thực hiện  “chưa tốt” là 58,4%; “Xây dựng kế  hoạch thực hiện   nội dung bồi dưỡng” là 29.4%. Để tìm hiểu sự tương quan giữa mức độ nhận thức tầm quan trọng và mức  độ  thực hiện của công tác lập kế  hoạch bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề  nghiệp của sở  GD&ĐT, đề  tài đã sử  dụng hệ  số  tương quan thứ  bậc Spearman  (tương quan hạng) để tính.
  17. Hệ  số  tương quan R= 0,25 cho phép kết luận giữa mức độ  nhận thức tầm  quan trọng và mức độ  thực hiện của công tác lập kế  hoạch bồi dưỡng GV THPT  theo chuẩn nghề nghiệp của sở GD&ĐT chưa phù hợp. Nghĩa là mức độ nhận thức   là quan trọng nhưng mức độ thực hiện lại thấp.  2.5.2. Công tác tổ chức bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp Bảng: Kết quả đánh giá mức độ nhận thức tầm quan trọng và mức độ  thực hiện của công tác tổ chức bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp Mức độ nhận thức tầm quan  Mức độ thực hiện trọng Rất  Không  Nội dung Quan  Bình  Trung  Chưa  quan  quan  Rất tốt Tốt trọng thường bình tốt trọng trọng SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Xây   dựng  cơ  11 17 45. 25. 14. 20. 18 47. 29.4 95 0 0 54 79 66 17.4 cấu tổ chức 2 3 5 1 2 7 2 7 Xác   định   nhiệm  vụ   của   từng   bộ  12 17 46. 21. 13. 18. 17 47. 32.5 81 0 0 50 71 80 21.1 phận   tham   gia  4 6 2 3 2 6 9 1 bồi dưỡng Thiết   lập   cơ  10 13 36. 13 36. 17. 11 29. 18 48. 27.1 0 0 67 15 4.1 chế làm việc 3 8 3 9 6 7 3 7 5 5 42. 27. 15. 23. 47. Trung bình 29.6 0 14.2 6 6 0 0 7 ­ Mức độ  nhận thức tầm quan trọng:  Hầu hết đối tượng khảo sát đều  đánh giá cao mức độ nhận thức tầm quan trọng của công tác tổ chức  bồi dưỡng.  Mức độ “rất quan trọng” và “quan trọng” là 72,2%; không có đối tượng khảo sát  nào đánh giá là “không quan trọng”. Trong đó, nội dung “Xác định nhiệm vụ của   từng bộ  phận tham gia bồi dưỡng”  được đối tượng khảo sát đánh giá mức độ  “rất quan trọng” và “quan trọng” cao nhất là 78,7%. ­ Mức độ  thực hiện: Mức độ  thực hiện việc tổ  chức bồi dưỡng của sở  GD&ĐT được đối tượng khảo sát đánh giá thấp so với mức độ  nhận thức tầm  quan trọng. Cụ thể, mức độ  “rất tốt” là 15,0%; mức độ  “tốt” là 23,0%; mức độ  “trung bình” là 47,7%; mức độ  “chưa tốt” còn chiếm 14,2%. Tuy nhiên, mức độ  thực hiện ở từng nội dung có khác nhau, nội dung “Xác định nhiệm vụ của từng   bộ  phận tham gia bồi dưỡng” có mức độ thực hiện “chưa tốt” chiếm tỉ  lệ  cao  nhất là 21,1%. Hệ số tương quan R= 0,31 cho phép kết luận giữa mức độ  nhận thức tầm   quan trọng và mức độ thực hiện của công tác lập kế hoạch bồi dưỡng GV THPT   theo chuẩn nghề  nghiệp của sở  GD&ĐT chưa phù hợp. Nghĩa là mức độ  nhận 
  18. thức là quan trọng nhưng mức độ thực hiện lại thấp.  2.5.3. Công tác chỉ đạo bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp Bảng: Kết quả đánh giá mức độ nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực  hiện của công tác chỉ đạo bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp Mức độ nhận thức tầm quan trọng Mức độ thực hiện Rất  Không  Quan  Bình  Trung  Chưa  Nội dung quan  quan  Rất tốt Tốt trọng thường bình tốt trọng trọng SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Xác định các  phương thức,  30. 35. 28. 25. 27. cách thức tổ  114 134 107 25 6.7 96 106 105 27.6 74 19.4 1 1 1 2 8 chức hoạt động  bồi dưỡng Ra các quyết  định chỉ đạo  56. 31. 10. 11. 17. 215 119 41 5 1.5 43 66 144 37.8 127 33.4 hoạt động bồi  5 2 8 3 5 dưỡng Tổ chức các  33. 37. 27. 11. 12. hoạt động bồi  127 144 104 6 1.7 42 48 157 41.2 132 34.8 3 7 3 2 8 dưỡng Trung bình 39. 34. 22. 15. 19. 3.3 35.5 29.2 9 6 0 9 3 ­ Mức độ  nhận thức tầm quan trọng: Các đối tượng khảo sát đều đánh  giá cao mức độ nhận thức tầm quan trọng của công tác chỉ đạo  bồi dưỡng. Mức  độ  “rất quan trọng” và “quan trọng” là 74,5%;  mức độ  “không quan trọng” chỉ  chiếm có 3,3%. Trong đó,  nội dung  “Ra các quyết định chỉ  đạo hoạt động bồi   dưỡng”  được đối tượng khảo sát đánh giá mức độ  “rất quan trọng” và “quan   trọng” cao nhất là 87,7%. ­ Mức độ  thực hiện:  Mức độ  thực hiện công tác chỉ  đạo bồi dưỡ ng  của sở  GD&ĐT đượ c đánh giá rất thấp so với m ức độ  nhận thức tầm quan   trọng. Cụ  thể, mức độ  “rất tốt” là 15,9%; mức độ  “tố t” là 19,3%; mức độ  “trung bình” là 35.5%;  m ức  độ  “chưa  tốt” còn chiếm 29,2%   (trong khi  đó,  công tác lập kế  hoạch m ức độ  “chưa tốt” là 21,5; công tác tổ  chức mức độ  “chưa tốt” là 14,2). Tuy nhiên, mức độ  thực hiện  ở  từng nội dung c ủa công   tác chỉ   đạo có khác nhau, nh ư: n ội dung   “Ra các quyết định chỉ  đạo hoạt   động bồi dưỡ ng” có  mức độ  thực hiện  “chưa tốt” là 33,4%;  “Tổ  chức các  
  19. hoạt động bồi dưỡ ng”  là 34.8%. Hệ số tương quan R= 0,29 cho phép kết luận giữa mức độ  nhận thức tầm   quan trọng và mức độ thực hiện của công tác lập kế hoạch bồi dưỡng GV THPT   theo chuẩn nghề  nghiệp của sở  GD&ĐT chưa phù hợp. Nghĩa là mức độ  nhận  thức là quan trọng nhưng mức độ thực hiện lại thấp.  2.5.4. Công tác kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề   nghiệp Bảng: Kết quả đánh giá mức độ nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực  hiện của công tác kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn ngh ề  nghiệp Mức độ nhận thức tầm quan  Mức độ thực hiện trọng Rất  Không  Nội dung Quan  Bình  Trung  Chưa  quan  quan  Rất tốt Tốt trọng thường bình tốt trọng trọng SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Xây dựng các  10 28. 14 37. 12 31. 2. 18. 24. 15 41. tiêu chuẩn kiểm  10 69 94 58 15.4 8 4 1 1 1 7 8 2 8 8 6 tra, đánh giá Kiểm tra, đánh  11 29. 14 38. 12 32. 19. 11 28. 13 34. giá hoạt động  0 0 73 66 17.4 2 4 5 1 4 5 2 0 8 2 6 bồi dưỡng Đo đạc mức độ  21. 23. 17 46. 9. 18. 22. 15 39. 81 88 35 72 87 70 18.4 thực hiện 4 1 6 3 2 9 8 2 9 Tổng hợp kết  10 27. 10 27. 14 37. 7. 11 29. 12 33. 10 28. quả kiểm tra,  30 32 8.4 4 4 3 1 3 6 9 1 2 9 8 9 6 đánh giá Kiểm tra các  bộ phận th ực  12 32. 15 41. 10 26. 17. 24. 12 32. 0 0 65 94 97 25.4 hiện nhiệm v ụ  3 4 7 1 1 5 2 8 4 6 đượ c giao Tổng kết, rút  kinh nghiệm,  phát hiện những  12 33. 13 35. 10 28. 3. 17. 23. 14 37. khiếm khuyến,  12 65 90 81 21.4 6 2 4 1 8 5 2 2 8 3 6 điều chỉnh  những vấn đề  cần thiết Trung bình 28. 33. 33. 3. 19. 26. 35. 17.7 7 6 8 8 9 4 8 ­ Mức độ  nhận thức tầm quan trọng:  Hầu hết đối tượng khảo sát đều  đánh giá cao mức độ  nhận thức tầm quan trọng của công tác kiểm tra, đánh giá 
  20. bồi dưỡng. Mức độ  “rất quan trọng” và “quan trọng” là 62,3%;  mức độ “không  quan trọng” chỉ chiếm 3,8%. Trong đó, nội dung” và “Kiểm tra các bộ phận thực   hiện nhiệm vụ được giao và “Tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện những khiếm   khuyến, điều chỉnh những vấn đề  cần thiết” được đối tượng khảo sát đánh giá  mức độ  “rất quan trọng” và “quan trọng” cao nhất là 73,8% và 68,4%; riêng nội  dung “Đo đạc mức độ thực hiện” được đối tượng khảo sát cho rằng “không quan  trọng”, chiếm 9,4%. ­ Mức độ thực hiện:  mức độ  thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá bồi  dưỡ ng của sở  GD&ĐT cũng đượ c đối tượ ng khảo sát đánh giá rất thấp so  với mức độ  nhận thức tầm quan tr ọng. C ụ  th ể, m ức  độ  “rấ t tốt” là 19,9%;   mức độ  “tốt” là 26,4%; mức độ  “trung bình” là 35.8%; mức  độ  “chưa tốt”  chiếm 17,5%.   Tuy nhiên, mức độ  thực hiện  ở  từng nội dung có khác nhau,  như: nội dung  “Kiểm tra các bộ phận thực hi ện nhi ệm v ụ đượ c giao” có mức  độ  thực   hiện  “chưa   tốt”  là   25,4%;   “Tổng  kết,   rút   kinh  nghi ệm,   phát  hiện   những khiếm khuy ến, điều chỉnh những v ấn đề cần thiết”  là 21.4%. Hệ số tương quan R= 0,29 cho phép kết luận giữa mức độ  nhận thức tầm   quan trọng và mức độ thực hiện của công tác lập kế hoạch bồi dưỡng GV THPT   theo chuẩn nghề nghiệp của sở GD&ĐT có tương quan nghịch. Nghĩa là mức độ  nhận thức là quan trọng nhưng mức độ thực hiện lại thấp.  2.6. Thực trạng các yếu tố   ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng  GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp 2.6.1. Các yếu tố chủ quan  2.6.2. Các yếu tố khách quan 2.7. Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn  nghề nghiệp 2.7.1. Những thành công, thuận lợi và nguyên nhân 2.7.1.1. Những thành công 2.7.1.2. Thuận lợi và nguyên nhân 2.7.2. Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân 2.7.2.1. Những hạn chế 2.7.2.2. Khó khăn và nguyên nhân Kết luận chương 2 Chương 2 trình bày khái quát chung về điều kiện tự nhiên, KT­XH, dân cư  ở  vùng Tây Bắc; tình hình phát triển GD&ĐT; tiến hành khảo sát để  thấy được  thực trạng đội ngũ GV, hoạt động bồi dưỡng GV, quản lý hoạt động bồi dưỡng  GV THPT theo chuẩn nghề  nghiệp  ở  vùng Tây Bắc và các yếu tố  chủ  quan,   khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1