intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái – Xã hội ở khu vực Tây Nguyên

Chia sẻ: Thangnam Thangnam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

62
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án và đánh giá được các ảnh hưởng đến hệ sinh thái – xã hội do sự hình thành và hoạt động của tuyến đường TTBG ở khu vực biên giới 4 tỉnh Tây Nguyên; đề xuất được giải pháp quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên trên khu vực biên giới ở Tây Nguyên hướng tới phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái – Xã hội ở khu vực Tây Nguyên

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG<br /> <br /> <br /> PHẠM HOÀI NAM<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA<br /> TUYẾN ĐƯỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI<br /> TỚI HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN<br /> Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững<br /> Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG<br /> <br /> Hà Nội, năm 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và<br /> Môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. GS.TSKH. Trương Quang Học<br /> 2. PGS.TS. Trần Văn Chung<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận<br /> án tiến sĩ, họp tại:<br /> vào hồi ………….. giờ …….. ngày ……… tháng ……. năm 2015.<br /> <br /> Có thể tìm luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> - Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQG HN<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Để đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh<br /> thổ, sau khi phân giới cắm mốc, tuyến đường tuần tra biên giới (TTBG)<br /> được hình thành. Ở Tây Nguyên, tuyến đường sẽ cắt xuyên rừng, khu bảo<br /> tồn thiên nhiên (KBTTN) trên địa bàn 4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắk<br /> và Đăk Nông. Từ năm 2008 đến nay, 3/4 tỉnh biên giới ở Tây Nguyên là<br /> Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông đã tiến hành xây dựng đường TTBG.<br /> Ngoài ý nghĩa to lớn mà tuyến đường TTBG mang lại, không thể<br /> không xem xét các tác động của nó đến hệ sinh thái – xã hội và môi trường<br /> tự nhiên. Các tác động này là tương đối lớn và rõ rệt, như: việc mở đường<br /> làm chia cắt, phân mảnh môi trường, ảnh hưởng đến rừng phòng hộ, làm<br /> suy giảm loài thực vật, động vật quí hiếm, tạo điều kiện cho lâm tặc vào<br /> phá rừng... và các yếu tố kinh tế - xã hội khu vực cũng thay đổi đáng kể.<br /> Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn, với quan điểm tiếp cận dựa trên<br /> HST luận án “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần<br /> tra biên giới tới hệ sinh thái – xã hội ở khu vực Tây Nguyên” được<br /> nghiên cứu.<br /> 2. Mục tiêu của luận án<br /> i) Đánh giá được các ảnh hưởng đến hệ sinh thái – xã hội do sự hình<br /> thành và hoạt động của tuyến đường TTBG ở khu vực biên giới 4 tỉnh Tây<br /> Nguyên.<br /> ii) Đề xuất được giải pháp quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên trên khu<br /> vực biên giới ở Tây Nguyên hướng tới phát triển bền vững.<br /> 3. Nội dung của luận án<br /> i) Tìm hiểu sự hình thành và qui mô của tuyến đường TTBG ở khu<br /> vực Tây Nguyên;<br /> ii) Nghiên cứu các nét đặc trưng về tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc<br /> trưng của hệ sinh thái – xã hội khu vực biên giới Tây Nguyên.<br /> iii) Đánh giá ảnh hưởng của việc xây dựng của tuyến đường TTBG<br /> đến các hợp phần của hệ sinh thái – xã hội ở khu vực biên giới Tây<br /> Nguyên.<br /> iv) Đề xuất biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên trên khu vực<br /> tuyến đường TTBG Tây Nguyên nhằm hướng tới phát triển bền vững.<br /> 4. Điểm mới của luận án<br /> i) Bước đầu sử dụng khái niệm hệ sinh thái – xã hội trong nghiên cứu<br /> phát triển bền vững áp dụng cho khu vực tuyến đường TTBG ở Tây<br /> Nguyên.<br /> ii) Đánh giá sự thay đổi của các hợp phần hệ sinh thái – xã hội do tác<br /> động của các hoạt động trực tiếp, gián tiếp của con người và thi công tuyến<br /> đường TTBG ở khu vực biên giới 4 tỉnh Tây Nguyên.<br /> 1<br /> <br /> iii) Đề xuất mô hình quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng tại khu<br /> vực nghiên cứu.<br /> 5. Ý nghĩa của luận án<br /> Luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc đánh giá ảnh<br /> hưởng của tuyến đường TTBG tới hệ sinh thái – xã hội ở khu vực biên giới<br /> Tây Nguyên. Bước đầu sử dụng khái niệm hệ sinh thái – xã hội trong<br /> nghiên cứu phát triển bền vững ở Tây Nguyên.<br /> Luận án cũng đưa ra các biện pháp quản lý, sử dụng hợp lý tài<br /> nguyên, đề xuất mô hình quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng, góp phần<br /> bảo tồn dạng sinh học hướng tới phát triển bền vững.<br /> 6. Bố cục của luận án<br /> Luận án bao gồm 142 trang: Phần mở đầu, 4 chương nội dung, kết<br /> luận và tài liệu tham khảo. Trong đó, Chương 1- Tổng quan về vấn đề<br /> nghiên cứu (33 trang); Chương 2- Đối tượng, phạm vi và phương pháp<br /> nghiên cứu (13 trang); Chương 3- Đặc trưng tự nhiên, kinh tế xã hội ở khu<br /> vực biên giới Tây Nguyên và khái quát về tuyến đường TTBG (24 trang);<br /> Chương 4- Đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường TTBG ở Tây Nguyên<br /> đến hệ sinh thái – xã hội và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng tài<br /> nguyên (65 trang).<br /> CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ<br /> TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. Cơ sở lý luận<br /> 1.1.1. Một số khái niệm<br /> Hệ sinh thái nhân văn (Human ecosystem) là tổng hòa của hai hệ<br /> thống, hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội trong sự tương tác lẫn nhau ở<br /> một khu vực nhất định. Theo đó, hình thành một khoa học liên ngành Sinh thái học nhân văn và các chuyên ngành của nó (Sinh thái học chính<br /> trị; Sinh thái học xã hội…) [19, 28].<br /> Hệ sinh thái – xã hội (Socio-Ecological system) là một biến thể của<br /> hệ sinh thái nhân văn, nhấn mạnh yếu tố thể chế và được định nghĩa khái<br /> quát là một hệ gồm cả con người và tự nhiên, một đơn vị Sinh - Vật lý Địa và các yếu tố xã hội, thể chế kèm theo. Hệ sinh thái - xã hội là hệ<br /> thống phức tạp nhất, tùy theo góc độ và phạm vi nghiên cứu mà các đặc<br /> trưng khác nhau được nhấn mạnh [19, 28, 30].<br /> Cộng đồng là một nhóm người có những đặc điểm thái độ, cách ứng<br /> xử, tập quán sinh hoạt và ước muốn tương đối giống nhau, cùng sống<br /> trong một bối cảnh tự nhiên, kinh tế - xã hội xác định. Hay nói một cách<br /> khác, cộng đồng được xác định là tất cả đồng bào các dân tộc đang sinh<br /> sống trong một khu vực địa lý nhất định [60, 98, 111].<br /> Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng là lấy cộng đồng làm trọng<br /> tâm trong việc quản lý tài nguyên.<br /> 2<br /> <br /> 1.1.2. Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu<br /> Luận án xác định các vấn đề nghiên cứu chính là tập trung vào phân<br /> tích, đánh giá các ảnh hưởng đến hợp phần của hệ sinh thái – xã hội do<br /> việc xây dựng tuyến đường TTBG ở Tây Nguyên, trong đó tập trung vào<br /> các tác động tới hệ tự nhiên, hệ xã hội và mối tương tác giữa tự nhiên và<br /> xã hội trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm<br /> hướng tới phát triển bền vững tại khu vực biên giới Tây Nguyên. Khung lý<br /> thuyết nhấn mạnh tính hệ thống, liên ngành trong nghiên cứu sự thay đổi<br /> các hợp phần của hệ sinh thái – xã hội khu vực biên giới Tây Nguyên, đề<br /> xuất các giải pháp quản lý tài nguyên.<br /> Xây dựng tuyến đường<br /> TTBG Tây Nguyên<br /> <br /> BỐI CẢNH<br /> BĐKH<br /> <br /> HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI<br /> KHU VỰC BIÊN GIỚI TÂY NGUYÊN<br /> Hệ sinh thái<br /> <br /> Hệ xã hội<br /> <br /> - Tài nguyên sinh học<br /> - Cộng đồng<br /> - Tài nguyên nước<br /> Thể chế và Công nghệ - Văn hóa<br /> - Tài nguyên đất<br /> trong quản lý tài nguyên - Cơ sở hạ tầng<br /> - Tài nguyên khoáng<br /> - KT – XH<br /> sản<br /> - AN - QP<br /> - Tài nguyên khí hậu<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ ẢNH<br /> HƯỞNG<br /> <br /> Trực tiếp<br /> <br /> Gián tiếp<br /> <br /> Suy giảm ĐDSH<br /> - Phân mảnh môi<br /> trường<br /> - Mất loài<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ ẢNH<br /> HƯỞNG<br /> - Dân số & sinh kế<br /> - QL tài nguyên<br /> - Văn hóa<br /> - AN - QP<br /> <br /> PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG<br /> <br /> Hình 1.1. Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu<br /> Nguồn: Phạm Hoài Nam.<br /> 1.1.3. Tính hệ thống, liên ngành trong đánh giá anh hưởng của giao<br /> thông đường bộ tới hệ sinh thái - xã hội<br /> Việc nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng sự tương tác giữa hệ tự nhiên và<br /> hệ xã hội được đặt trong một sự liên kết mang tính hệ thống của nhiều<br /> ngành khoa học khác nhau. Trên quan điểm tiếp cận dựa trên HST, liên<br /> ngành, nghiên cứu ảnh hưởng tới hệ sinh thái – xã hội do tác động của giao<br /> thông đường bộ được chia ra 4 nhóm nhiệm vụ lớn: (i) Ảnh hưởng của<br /> phát triển giao thông tới hệ tự nhiên; (ii) Ảnh hưởng của giao thông đường<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2