intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nguy cơ tổn thương và đề xuất định hướng ứng phó tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

112
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với các mục tiêu nghiên cứu: xác định được các biểu hiện và xu hướng biến đổi khí hậu tại địa bàn nghiên cứu, đánh giá được tác động của biến đổi khí hậu và nguy cơ tổn thương do BĐKH đối với các lĩnh vực và khu vực; trên cơ sở đó đề xuất được các định hướng ứng phó với biến đổi khí hậu cho thành phố Quy Nhơn, góp phần thực hiện Kế hoạch hành động của tỉnh Bình Định. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nguy cơ tổn thương và đề xuất định hướng ứng phó tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG<br /> --------------------------------------<br /> <br /> HOÀNG ANH HUY<br /> <br /> Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu,<br /> nguy cơ tổn thương và đề xuất định hướng ứng phó tại<br /> thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định<br /> Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững<br /> (Chương trình đào tạo thí điểm)<br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG<br /> <br /> Hà Nội - Năm 2012<br /> <br /> 1<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường<br /> Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. GS. TSKH Trương Quang Học<br /> 2. PGS. TS Trần Hồng Thái<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án<br /> tiến sĩ họp tại<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> 2<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng hiện nay, là thách thức<br /> nghiêm trọng nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. BĐKH tác động trực tiếp tới các mục tiêu phát triển thiên<br /> niên kỷ và được coi là thách thức lớn cho phát triển bền vững (PTBV) [IPCC, 2007].<br /> Việt Nam được đánh giá là một trong số rất ít các quốc gia bị tác động nặng nề nhất của BĐKH, đặc<br /> biệt, đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi nước biển<br /> dâng [WB, 2007; Bộ TN&MT, 2008, 2009, 2011].<br /> Quy Nhơn là thành phố ven biển duyên hải miền Trung, có địa hình đa dạng: miền núi, đồng bằng, cồn<br /> cát ven biển, hải đảo và Quy Nhơn hội đủ các loại hình thiên tai có ở Bình Định. Trong bối cảnh BĐKH hiện<br /> nay, những hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng, bão và áp thấp<br /> nhiệt đới… ở địa bàn miền Trung nói chung và thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nói riêng xuất hiện ngày<br /> càng phức tạp và gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của.<br /> Hiện nay trên phạm vi cả nước, các Bộ, ngành và các địa phương đang xây dựng và triển khai các kế<br /> hoạch hành động thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (phê duyệt năm 2008)<br /> và Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu (phê duyệt năm 2011). Trong bối cảnh đó, đề tài của luận án được<br /> xác định là: “Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nguy cơ tổn thương và đề xuất định hướng<br /> ứng phó tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”.<br /> <br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Mục tiêu nghiên cứu của luận án là:<br /> - Xác định được các biểu hiện và xu hướng BĐKH tai địa bàn nghiên cứu;<br /> - Đánh giá được tác động của BĐKH và nguy cơ tổn thương do BĐKH đối với các lĩnh vực và khu vực;<br /> - Trên cơ sở đó đề xuất được các định hướng ứng phó với BĐKH cho thành phố Quy Nhơn, góp phần thực<br /> hiện Kế hoạch hành động của tỉnh Bình Định.<br /> <br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các yếu tố khí hậu và các lĩnh vực chịu tác động của BĐKH, bao<br /> gồm một số ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Tài nguyên nước, Đa dạng sinh học, Thủy sản, Giao<br /> thông vận tải, Du lịch…<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> 3.2.1. Phạm vi thời gian<br /> <br /> 3<br /> <br /> Luận án được tiến hành từ năm 2008 đến 2012. Đối với các số liệu đánh giá diễn biến khí hậu, thiên<br /> tai/các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng tại thành phố Quy Nhơn được phân tích trong thời gian<br /> từ năm 1957 đến năm 2020.<br /> 3.2.2. Phạm vi không gian<br /> Phạm vi không gian của nghiên cứu là thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.<br /> <br /> 4. Ý nghĩa của đề tài<br /> 4.1. Ý nghĩa khoa học<br /> Luận án đã đánh giá một cách tương đối đầy đủ và toàn diện về biểu hiện, diễn biến, tác động của<br /> BĐKH và nguy cơ tổn thương do BĐKH tới các lĩnh vực, khu vực và đề xuất các định hướng ứng phó với<br /> BĐKH trên địa bàn nghiên cứu, đóng góp cơ sở khoa học cho việc xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động<br /> ứng phó với BĐKH của tỉnh Bình Định<br /> 4.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> Các kết qủa của Luận án có thể được sử dụng như cơ sở khoa học và thực tiến cho việc hoạch định các<br /> chính sách liên quan tới BĐKH và cho các hoạt động quản lý, thích ứng và giảm nhẹ BĐKH của chính quyền và<br /> công đồng địa phương.<br /> 5. Cấu trúc của luận án<br /> Luận án gồm những phần chính như sau:<br /> Phần mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài, Mục tiêu, Đối tượng, Phạm vi và Ý nghĩa của đề tài<br /> Chương 1: Cơ sở khoa học và tổng quan tài liệu<br /> Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu<br /> Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận<br /> Kết luận và khuyến nghị<br /> Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. Cơ sở khoa học<br /> Khí hậu đang biến đổi – đây là điều không còn phải bàn cãi. Giới khoa học đã đi đến sự đồng thuận rằng<br /> thế giới đang trở nên ấm hơn, chủ yếu là do các hoạt động của con người. Theo tuyên bố của Ủy ban Liên chính<br /> phủ về Biến đổi khí hậu trong báo cáo đánh giá lần thứ tư “Sự ấm lên của hệ khí hậu là điều không còn phải hoài<br /> nghi” [IPCC, 2007].<br /> BĐKH, tác động và ứng phó với nó là một quá trình phức tạp và được chia thành 7 pha (phase) kế tiếp<br /> nhau bao gồm: i) Pha 1: Hoạt động kinh tế xã hội và phát thải khí nhà kính; Pha 2: Chu kỳ cácbon và nồng độ<br /> cácbon trong khí quyển; Pha 3: Ấm lên toàn cầu; Pha 4: Tác động tới các HST và xã hội; Pha 5: Thích ứng; Pha<br /> <br /> 4<br /> <br /> 6: Giảm nhẹ; và Pha 7: Hệ thống xã hội. Cơ sở khoa học để hiểu biết tường tận các pha này, nhất là pha 4, 5, 6<br /> và 7 còn rất hạn chế [IPCC, 2007; Sumi và nnk., 2011].<br /> <br /> Nguồn: IPCC, 2007.<br /> Hình 1.1. Sơ đồ mối tương tác của BĐKH và các hợp phần của hệ sinh thái-nhân văn(A);<br /> và Khung các vấn đề của BĐKH (B)<br /> Vì vậy, nghiên cứu-triển khai về BĐKH cần phải đặt dưới sự liên kết của nhiều ngành khoa học khác<br /> nhau nhằm hướng tới ba mục tiêu chính: Một là, đánh giá BĐKH cả về bản chất, nguyên nhân và cơ chế vật lý;<br /> Hai là, đánh giá tác động của BĐKH, tính dễ bị tổn thương do BĐKH và giải pháp thích ứng; Và ba là, đề xuất<br /> kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu BĐKH. Ba nhiệm vụ này là một quá trình logic không đồng thời và phải<br /> được thực hiện một cách tuần tự.<br /> Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định - địa bàn nghiên cứu của luận án, BĐKH và nước biển dâng đã có<br /> những tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường. Với mục đích làm rõ được vấn<br /> đề khí hậu đã và sẽ biến đổi như thế nào, từ đó đánh giá được tác động của BĐKH làm cơ sở cho việc đề xuất kế<br /> hoạch thích ứng với BĐKH và giảm thiểu BĐKH sẽ góp phần phục vụ phát triển bền vững thành phố Quy Nhơn<br /> nói riêng và cả nước nói chung.<br /> 1.2. Những khái niệm<br /> Biến đổi khí hậu (Climate Change), theo IPCC (2007), là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu,<br /> có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong<br /> một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ<br /> thống khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành<br /> phần cấu tạo của khí quyển.<br /> Kịch bản Biến đổi khí hậu (Scenario), theo IPCC, kịch bản BĐKH là bức tranh toàn cảnh của khí hậu<br /> trong tương lai dựa trên một tập hợp các mối quan hệ khí hậu, được xây dựng để sử dụng trong nghiên cứu<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2