Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Thông tin - Thư viện: Biên mục tập trung trong hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam
lượt xem 1
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Thông tin - Thư viện "Biên mục tập trung trong hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng; Các giải pháp nâng cao hiệu quả biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Thông tin - Thư viện: Biên mục tập trung trong hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam
- BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ĐINH THÚY QUỲNH BIÊN MỤC TẬP TRUNG TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện Mã số: 62320203 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN Hà Nội, 2023
- Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Minh Nguyệt Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Hữu Hùng Viện Chiến lược và Chính sách KHCN Phản biện 2: PGS. TS. Trương Đại Lượng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Phản biện 3: TS. Chu Ngọc Lâm Thư viện Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường Tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Số 418, đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội Vào hồi …giờ… ngày… tháng… năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hoạt động thông tin – thư viện, biên mục luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng, không chỉ giúp các thư viện và cơ quan thông tin tổ chức khoa học nguồn lực thông tin của mình mà còn tạo ra nhiều điểm truy cập hữu hiệu giúp người dùng tin tiếp cận, khai thác thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. Sự phát triển của khoa học – công nghệ, sự đa dạng trong nhu cầu tin của người dùng và quá trình toàn cầu hóa đã tác động không nhỏ tới hoạt động thông tin – thư viện nói chung và hoạt động biên mục nói riêng. Tình trạng bùng nổ thông tin hiện nay đã làm số lượng tài liệu gia tăng nhanh chóng trong các thư viện đòi hỏi công tác biên mục cần có sự kiểm soát thư mục chặt chẽ để đảm bảo tính chính xác và thống nhất. Nếu như trước đây, hoạt động biên mục tại các thư viện được triển khai một cách thủ công và mang tính đơn lẻ thì từ nửa sau thế kỷ 20 đến nay, cộng đồng thư viện thế giới đã chứng kiến một sự phát triển đột biến trong lĩnh vực biên mục. Nhiều chuẩn biên mục quốc tế đã được áp dụng, nhiều công cụ hỗ trợ tự động hóa biên mục đã được triển khai, đặc biệt sự liên kết, chia sẻ dữ liệu, tài nguyên thông tin giữa các thư viện đang là xu thế phát triển tất yếu. Hệ thống thư viên công cộng ở Việt Nam là hệ thống triển khai biên mục tập trung sớm nhất nhưng cho đến nay vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước đang rất quan tâm tới việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh liên thông, liên kết, khuyến khích xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung,… và từng bước tiến hành chuyển đổi số. Từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài Biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam với mong muốn vận dụng lý luận và thực tiễn của biên mục tập trung, tìm ra các nguyên nhân chủ yếu của hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam, góp phần chuẩn hóa hoạt động biên mục, tăng cường chia sẻ, hội nhập và phát triển cùng với thư viện các nước trong khu vực và trên thế giới. 2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích Luận án nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả biên mục tập trung cho Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng
- 2 2.3. Phạm vi nghiên cứu Luận án khảo cứu hoạt động biên mục tập trung tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam (không bao gồm thư viện cấp xã). 3. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 3.1 Câu hỏi nghiên cứu - Biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam được thực hiện như thế nào ? Hiệu quả biên mục tập trung ở mức nào ? - Mô hình biên mục tập trung nào được áp dụng trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam ? Mô hình đó có phù hợp với điều kiện hiện tại không ? - Để nâng cao hiệu quả biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam cần phải thực hiện các giải pháp nào ? 3.2 Giả thuyết nghiên cứu - Biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam đã được áp dụng tuy nhiên chưa đạt hiệu quả cao do hành lang pháp lý chưa đầy đủ và hoàn thiện, hoạt động biên mục trong hệ thống chưa được chuẩn hoá và các nguồn lực biên mục tập trung chưa được đảm bảo. - Biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam đã được triển khai theo mô hình biên mục tập trung thuần tuý nhưng chưa hoàn thiện và chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn. Một số lượng không nhỏ thư viện công cộng vẫn biên mục mang tính đơn lẻ, tự thân, khép kín, thiếu sự liên thông, liên kết giữa các thư viện. Chất lượng, hiệu quả cũng như khả năng trao đổi, chia sẻ dữ liệu biên mục giữa các thư viện trong và ngoài nước chưa cao. - Để nâng cao hiệu quả biên mục tập trung, bắt nhịp với xu thế phát triển hội nhập và chia sẻ của các thư viện trên thế giới hiện nay, cần phải thực thi một hệ thống các giải pháp đồng bộ bao gồm việc chuyển đổi từ mô hình biên mục tập trung thuần tuý sang mô hình biên mục tập trung - hợp tác, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy và cơ chế quản lý, chuẩn hóa hoạt động biên mục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời tăng cường các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động biên mục tập trung. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm phong phú hơn cơ sở lý luận về biên mục tập trung - Tìm hiểu một số mô hình biên mục tập trung trên thế giới - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam, nhận dạng mô hình đang áp dụng, những điểm mạnh, hạn chế và các nguyên nhân.
- 3 - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với những quan điểm, đường lối, chính sách mới của Đảng và Nhà nước ta. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin - Phương pháp tiếp cận hệ thống - Phương pháp so sánh - Phương pháp thống kê - Phương pháp điều tra xã hội học - Phương pháp quan sát - Phương pháp mô hình hóa 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1 Ý nghĩa khoa học Luận án góp phần hệ thống hóa và làm phong phú hơn cơ sở lý luận về biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn - Luận án đi sâu nghiên cứu các vấn đề thực tiễn về biên mục tập trung và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả biên mục tập trung - Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước, các cán bộ lãnh đạo quản lý trong ngành thư viện và các ngành khác - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhân viên thư viện trong cả nước, các cơ sở đào tạo ngành thông tin – thư viện và các nhà nghiên cứu. 7. Cấu trúc của luận án Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng Chương 2: Thực trạng biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BIÊN MỤC TẬP TRUNG TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG 1.1 Tổng quan nghiên cứu Biên mục nói chung và biên mục tập trung nói riêng là vấn đề từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Cùng với sự phát triển của khoa hoc – công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công tác biên mục cũng chịu sự tác động và biến đổi theo xu hướng chuẩn hóa, hội nhập và chia sẻ. Nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này đã luận giải về vấn đề lý luận như khái niệm, lịch sử hình thành, phát triển, các mô hình biên mục tập trung cũng như các vấn đề thực tiễn như xây dựng, vận hành và quản lý biên mục tập trung tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về biên mục tập trung cho Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam cũng như đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong bối cảnh hiện nay. 1.2. Cơ sở lí luận về biên mục tập trung 1.2.1 Biên mục tập trung và một số khái niệm liên quan * Biên mục Biên mục là quá trình tạo lập biểu ghi thư mục bao gồm: biên mục mô tả (mô tả thư mục), biên mục chủ đề (phân tích chủ đề) và kiểm soát tính nhất quán. * Biên mục tập trung Biên mục tập trung là việc biên mục hoặc cung cấp các dịch vụ biên mục được thực hiện tại một thư viện/đơn vị trung tâm và kết quả của nó được sử dụng cho nhiều thư viện trong cùng hệ thống. * Một số khái niệm liên quan: - Biên mục mô tả (Mô tả thư mục) là việc ghi lại các thuộc tính của một tài nguyên thông tin như tên tác giả, tên sách, ấn bản, nhà xuất bản, nhà phân phối, ngày tháng, số trang, kích thước, tên bộ,… theo một quy tắc nhất định
- 5 cho phép người dùng tìm và xác định được chính xác tài nguyên thông tin đó. - Biên mục chủ đề (Phân tích chủ đề) là việc xác định những khái niệm chủ đề được đề cập đến trong nội dung tài liệu và thể hiện chúng thành các ngôn ngữ tư liệu (từ khóa, TĐCĐ, ký hiệu phân loại) dựa trên các công cụ kiểm soát như: bộ từ khóa hay từ điển từ chuẩn, khung TĐCĐ, bảng phân loại - Kiểm soát tính nhất quán là việc chuẩn hóa các tên gọi, thuật ngữ được lựa chọn làm điểm truy cập trong biểu ghi thư mục đảm bảo tính thống nhất và duy nhất theo quy định. - Biên mục sao chép là việc sử dụng biểu ghi thư mục có sẵn từ một CSDL khác và điều chỉnh cho phù hợp với quy định biên mục nội bộ của thư viện. 1.2.2 Hệ thống biên mục tập trung * Khái niệm Hệ thống biên mục tập trung là hệ thống có sự tham gia của nhiều đơn vị bao gồm đơn vị trung tâm và các đơn vị thành viên. Các đơn vị này có mối quan hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau và cùng thực hiện chức năng tổ chức và quản lý một CSDL biên mục dùng chung cho tất cả các đơn vị trong hệ thống. * Các yếu tố cấu thành hệ thống biên mục tập trung - Tiếp cận từ góc độ Tổ chức quản lý, hệ thống biên mục tập trung bao gồm 3 yếu tố sau: (1) Các bộ phận cấu thành của hệ thống, (2) Mối quan hệ giữa các bộ phận, (3) Môi trường của hệ thống. - Tiếp cận theo chức năng, hệ thống biên mục tập trung bao gồm 3 yếu tố sau: (1) Đầu vào của hệ thống, (2) Xử lý trong hệ thống, (3) Kết quả đầu ra của hệ thống 1.2.3. Mô hình biên mục tập trung * Khái niệm Mô hình BMTT là sự trình bày có tính quy giản dưới dạng sơ đồ các thành phần của hệ thống BMTT (bao gồm đơn vị trung tâm và các đơn vị
- 6 thành viên) và mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần với nhau và với môi trường, đồng thời thể hiện được đường đi của dữ liệu BMTT từ đầu vào hệ thống, xử lý trong hệ thống cho đến đầu ra hệ thống. * Các loại mô hình biên mục tập trung - Mô hình biên mục tập trung thuần túy: Mô hình biên mục tập trung thuần túy là mô hình trong đó đơn vị trung tâm chịu trách nhiệm biên mục toàn bộ tài liệu theo các chuẩn nghiệp vụ quy ước và chia sẻ dữ liệu biên mục cho các đơn vị thành viên. Mỗi đơn vị thành viên thay vì phải tự biên mục nguồn tài liệu của mình thì sẽ sử dụng luôn kết quả biên mục có sẵn của đơn vị trung tâm - Mô hình biên mục tập trung – hợp tác: Thành phần của mô hình cũng bao gồm một đơn vị trung tâm và các đơn vị thành viên. Sự khác nhau nằm ở chức năng, nhiệm vụ của các thành phần. Nếu như ở mô hình biên mục tập trung thuần túy, các đơn vị thành viên chỉ có nhiệm vụ truy cập và nhận chia sẻ kết quả biên mục từ đơn vị trung tâm rồi đưa vào CSDL của mình, không phải thực hiện việc biên mục gốc thì ở mô hình này, các đơn vị thành viên sẽ trực tiếp tham gia vào việc biên mục các tài liệu mình đang quản lý. Dữ liệu sau khi biên mục sẽ được gửi về CSDL biên mục tập trung của đơn vị trung tâm. Đơn vị trung tâm có trách nhiệm quản lý các dữ liệu được gửi về; kiểm soát tính thống nhất (thông qua phần mềm hoặc các chuyên gia biên mục); yêu cầu các đơn vị thành viên hoặc trực tiếp thực hiện chỉnh sửa, hiệu đính các biểu ghi chưa tuân thủ đúng chuẩn nghiệp vụ; đồng thời có thể tiến hành biên mục gốc các tài liệu khác chưa có trong CSDL. CSDL biên mục tập trung sau khi được kiểm soát chất lượng bởi đơn vị trung tâm sẽ được dùng chung cho tất cả các thành viên tham gia trong hệ thống như một công cụ tìm kiếm tài nguyên thông tin tập trung. 1.2.4. Các yếu tố đảm bảo biên mục tập trung - Hành lang pháp lý - Sự hợp tác giữa các thư viện - Nhận thức và năng lực của các bên liên quan
- 7 - Hạ tầng công nghệ thông tin và mức độ ứng dụng - Đầu tư tài chính 1.2.5 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả biên mục tập trung Trong luận án này, hiệu quả của biên mục tập trung được hiểu là kết quả đạt được của biên mục tập trung trong sự so sánh với toàn bộ chi phí các nguồn lực đã được sử dụng để thực hiện các hoạt động theo mục tiêu đã đề ra. Như vậy, biên mục tập trung sẽ được đánh giá là hiệu quả khi sản phẩm biên mục tập trung đạt chất lượng với hiệu suất phù hợp nhất. Hai tiêu chí được sử dụng để đánh giá hiệu quả biên mục tập trung: - Chất lượng biên mục - Hiệu suất biên mục 1.3 Cơ sở thực tiễn về biên mục tập trung 1.3.1 Đặc điểm của Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam - Thư viện công cộng là thư viện có nguồn tài nguyên thông tin tổng hợp và phục vụ rộng rãi, bình đẳng cho mọi đối tượng người dùng tin trong một cộng đồng địa phương, vùng, lãnh thổ. - Chức năng, nhiệm vụ của Hệ thống thư viện công cộng được quy định trong Luật thư viện Việt Nam và có quy định rõ trách nhiệm kết nối, liên thông giữa thư viện công cộng các cấp. - Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc hành chính - lãnh thổ gồm nhiều cấp thư viện khác nhau, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, quan hệ với nhau theo thứ bậc, trực thuộc sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trực tiếp là Vụ Thư viện. - Đối tượng phục vụ đa dạng, tài nguyên thông tin mang tính tổng hợp, gồm tất cả các lĩnh vực tri thức nhưng không bao quát hết đối với những lĩnh vực, chuyên ngành chuyên sâu. Tài nguyên thông tin của TVQGVN phản ánh toàn bộ các lĩnh vực tri thức cũng như tình hình xuất bản trong nước, một
- 8 số lĩnh vực tri thức tiêu biểu của nước ngoài, đồng thời cũng bao quát hầu hết tài nguyên thông tin của các thư viện công cộng. - Phối hợp trao đổi, chia sẻ tài nguyên thông tin là một trong những hoạt động quan trọng mà Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam đã và đang quan tâm thực hiện. - Sản phẩm và dịch vụ thư viện được tổ chức và cung cấp theo 2 phương thức: truyền thống và hiện đại 1.3.2 Kinh nghiệm tổ chức biên mục tập trung của một số nước trên thế giới Từ bài học kinh nghiệm của Mỹ và Trung Quốc, có thể thấy xuất phát từ thực tiễn khách quan, do sự gia tăng bùng nổ của các nguồn thông tin, do có sự hỗ trợ của các công nghệ hiện đại, cùng với việc tránh tạo áp lực về kinh tế và các nguồn lực khác lên duy nhất một đơn vị, mô hình biên mục tập trung – hợp tác đã và đang là mô hình tối ưu được các thư viện trên thế giới lựa chọn. Mô hình này vừa kế thừa, phát huy được những ưu điểm vừa khắc phục được những nhược điểm của mô hình biên mục tập trung thuần túy. Tiểu kết Trên thế giới, biên mục tập trung không còn là vấn đề mới mẻ. Nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, các nội dung nghiên cứu còn tản mát, sơ lược và thể hiện ở nhiều quan điểm khác nhau. Trong luận án này, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận, làm rõ khái niệm biên mục tập trung và các khái niệm liên quan, các yếu tố cấu thành, các yếu tố tác động, các mô hình biên mục tập trung cũng như xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả biên mục tập trung.
- 9 Chương 2 THỰC TRẠNG BIÊN MỤC TẬP TRUNG TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG Ở VIỆT NAM Nhằm nghiên cứu thực trạng biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam, luận án đã triển khai kết hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, quan sát thực tế tại TVQGVN và các thư viện công cộng; phân tích các số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được về biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam. Theo đó, luận án đã thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu nhận diện thực trạng biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam với các kết quả nghiên cứu sau đây. 2.1 Tổ chức biên mục tập trung 2.1.1 Các bộ phận tham gia biên mục tập trung - TVQGVN - Thư viện công cộng các cấp - Nhà xuất bản 2.1.2 Cơ chế vận hành Năm 1962, TVQGVN bắt đầu thực hiện biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam. Với vai trò là đơn vị trung tâm, TVQGVN chịu trách nhiệm biên mục toàn bộ tài liệu bổ sung về thư viện từ nhiều nguồn khác nhau theo các chuẩn nghiệp vụ quy định và chia sẻ kết quả biên mục tới các thư viện thành viên trong hệ thống bao gồm các thư viện trong Hệ thống thư viện công cộng, các nhà xuất bản. Các thư viện công cộng có vai trò là đơn vị thụ hưởng kết quả biên mục từ TVQGVN. Các nhà xuất bản có vai trò vừa là đơn vị đóng góp TNTT cho hệ thống vừa là một kênh phổ biến sản phẩm biên mục trên xuất bản phẩm cho Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam
- 10 2.2 Phát triển dữ liệu đầu vào cho biên mục tập trung 2.2.1 Các nguồn dữ liệu đầu vào Nguồn dữ liệu đầu vào được tạo lập và phát triển bởi TVQGVN từ nhiều nguồn khác nhau và bằng nhiều phương thức khác nhau: nhận lưu chiểu, mua, số hóa và các phương thức khác. Tuy nhiên, ngoài việc được thực hiện bởi TVQGVN, biên mục tập trung cũng hình thành trong một số nhóm thư viện một cách tự phát 2.2.2 Quy trình tạo lập cơ sở dữ liệu cho dữ liệu đầu vào Việc tạo lập CSDL cho dữ liệu đầu vào được nhân viên biên mục tại TVQGVN thực hiện theo 3 hình thức: - Biên mục gốc (chiếm 65%) - Biên mục sao chép (chiếm 15%) - Cả 2 hình thức (chiếm 20%) 2.3 Xử lý dữ liệu trong hệ thống biên mục tập trung 2.3.1 Các chuẩn nghiệp vụ - Chuẩn nghiệp vụ trong biên mục mô tả: sử dụng nhiều chuẩn khác nhau, chưa có sự thống nhất như MARC21 (Thư viện cấp tỉnh: 81.8%; Thư viện cấp huyện: 13.8%), Dublin Core (Thư viện cấp tỉnh: 40.9%; Thư viện cấp huyện: 3.5%), ISBD (Thư viện cấp tỉnh: 59.1%; Thư viện cấp huyện: 44.8%), AACR2 (Thư viện cấp tỉnh: 40.9%; Thư viện cấp huyện: 25.3%)… và có một số thư viện chưa áp dụng. - Chuẩn nghiệp vụ trong biên mục chủ đề: cũng chưa có sự thống nhất trong việc áp dụng các chuẩn biên mục chủ đề. Chẳng hạn như Phân loại (54,5% thư viện cấp tỉnh và 5,7% thư viện cấp huyện đang phân loại tài liệu theo DDC23; 45,5% thư viện cấp tỉnh và 26,4% thư viện cấp huyện đang sử dụng DDC14; 19,5% thư viện cấp huyện đang phân loại dựa trên Bảng phân loại dùng cho các thư viện khoa học tổng hợp do TVQGVN biên soạn; 48,4% thư viện cấp huyện chưa tiến hành phân loại. Định từ khóa và định chủ đề cũng có tình trạng tương tự như vậy. - Chuẩn nghiệp vụ về liên thư viện: Hiện nay, các phần mềm thư viện tích hợp đa phần đều có hỗ trợ chuẩn này, giúp các thư viện có thể liên kết, chia sẻ dữ liệu với nhau. Tuy nhiên, theo khảo sát chỉ mới có 81,8% thư viện cấp tỉnh và 13,8% thư viện cấp huyện đã được cài đặt phần mềm thư viện tích hợp và có hỗ trợ chuẩn Z39.50. Còn lại 18,2% thư viện cấp tỉnh và 86,2% thư
- 11 viện cấp huyện chưa thể liên kết với các thư viện và TNTT trực tuyến trên Internet được do đang sử dụng phần mềm không hỗ trợ chuẩn Z39.50 hoặc chưa có kinh phí để cài đặt phần mềm thư viện. 2.3.2 Kiểm soát chất lượng dữ liệu biên mục Kết quả khảo sát cho thấy hiện nay tỷ lệ nhân viên biên mục của TVQGVN thường xuyên sử dụng công cụ kiểm soát tính thống nhất khi biên mục khá cao: 90%; chỉ có 10% nhân viên thực hiện khi có yêu cầu và không có nhân viên nào là không kiểm soát bằng công cụ. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các thư viện cấp tỉnhvà huyện thấp hơn nhiều: nhân viên biên mục thư viện tỉnh thường xuyên sử dụng công cụ kiểm soát là 79,7%; chỉ sử dụng khi có yêu cầu là 8,9% và không sử dụng là 11,4%. Đối với nhân viên biên mục thư viện huyện thường xuyên sử dụng công cụ kiểm soát là: 44,8%, chỉ sử dụng khi có yêu cầu là 18,4% và không sử dụng là 36,8% 2.4 Khai thác kết quả đầu ra của biên mục tập trung 2.4.1. Các sản phẩm, dịch vụ biên mục tập trung Các sản phẩm, dịch vụ biên mục tập trung mà TVQGVN đã tạo lập và cung cấp bao gồm: các phiếu mô tả, các thư mục in, tệp ISO, biểu ghi MARC, biên mục trên xuất bản phẩm. 2.4.2. Phương thức khai thác kết quả đầu ra Hiện nay mới chỉ có 73,4% nhân viên biên mục ở thư viện cấp tỉnh và 47,8% nhân viên biên mục ở thư viện cấp huyện đang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ biên mục tập trung của TVQGVN khi thực hiện biên mục sao chép, trong đó sản phẩm được sử dụng nhiều nhất là biểu ghi MARC (với 100% nhân viên ở thư viện công cộng các cấp), sau đó là đến sản phẩm biên mục trên xuất bản phẩm (với 63,8% nhân viên biên mục thư viện cấp tỉnh, 43,2% nhân viên biên mục thư viện cấp huyện). Sản phẩm thư mục in và tệp ISO thì rất ít. Lí do nhân viên biên mục ít sử dụng các sản phẩm này là vì thời gian cung cấp muộn hơn so với nhu cầu hoặc được xuất bản ở định dạng khó khai thác. 2.5 Thực trạng các yếu tố đảm bảo biên mục tập trung 2.5.1 Hành lang pháp lý Trong lĩnh vực thư viện, nhiều văn bản pháp quy đã được ban hành. Tuy nhiên, các văn bản liên quan trực tiếp tới biên mục tập trung lại không nhiều,
- 12 chủ yếu là các văn bản có nội dung liên quan như các văn bản đề cập tới việc liên kết chia sẻ thông tin, xây dựng CSDL dùng chung, chuyển đổi số, chuẩn hóa biên mục… 2.5.2 Sự hợp tác giữa các thư viện Ở Việt Nam, hoạt động hợp tác giữa các thư viện triển khai muộn và chậm hơn so với thế giới: biên mục tập trung (năm 1962), bổ sung tập trung (1980). Tuy nhiên, kể từ khi các sản phẩm biên mục tập trung được chia sẻ trên mạng Internet thì hoạt động hợp tác biên mục mang tính pháp lý giữa các thư viện công cộng trong hệ thống trở nên lỏng lẻo hơn. Không có một cơ chế, chính sách hay quy định nào yêu cầu các thư viện phải phối hợp biên mục hoặc có trách nhiệm, quyền lợi gì khi tham gia biên mục tập trung. 2.5.3 Nhận thức và năng lực của các bên liên quan Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hợp tác chặt chẽ giữa các thư viện công cộng là nhận thức và hành động của lãnh đạo thư viện và nhân viên biên mục. Đa số lãnh đạo thư viện đều nhận thức được sự cần thiết của việc tham gia biên mục tập trung. Tuy nhiên, sự nhận thức đó lại chưa được thể hiện bằng hành động. Bên cạnh đó, số lượng và trình độ của nhân viên biên mục cũng có sự chênh lệch giữa các cấp thư viện 2.5.4 Hạ tầng công nghệ thông tin Từ những năm 90 của TK XX, các thư viện nói chung và Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam nói riêng đã từng bước tin học hóa hoạt động thư viện. Nhiều khâu công tác đã được hỗ trợ bởi các thiết bị công nghệ điện tử, trong đó có hoạt động biên mục. Tuy nhiên, hạ tầng công nghệ trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam có sự đầu tư không đồng đều, thường tập trung nhiều ở các thư viện lớn, còn các thư viện nhỏ rất hạn chế, thậm chí có nơi chưa được đầu tư. 2.5.5 Nguồn tài chính Việc đầu tư tài chính cho hoạt động biên mục tại các thư viện công cộng còn khá khiêm tốn. Ở cấp tỉnh chỉ có 18,2% thư viện dành khoảng 21-40% ngân sách để đầu tư cho hoạt động biên mục, còn 68,2% thư viện dành 10- 20% ngân sách và 13,6% dành dưới 10% ngân sách cho hoạt động biên mục. Bên cạnh đó, mức độ đầu tư này cũng không ổn định mà thay đổi theo từng
- 13 giai đoạn, có những giai đoạn hầu như không có sự đầu tư tài chính cho hoạt động biên mục. 2.6 Đánh giá hiệu quả biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam 2.6.1 Chất lượng biên mục Theo kết quả khảo sát đánh giá của nhân viên biên mục về các sản phẩm, dịch vụ biên mục tập trung dựa trên các tiêu chí đánh giá chất lượng biên mục với 5 mức độ cho thấy: đối với sản phẩm, dịch vụ cung cấp biểu ghi MARC và biên mục trên xuất bản phẩm cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của nhân viên biên mục ở cả thư viện cấp tỉnh và cấp huyện khi đều được đánh giá ở thang điểm 3. Thư mục in được nhân viên biên mục cấp tỉnh đánh giá chất lượng ở mức cao hơn đó là thang điểm 4. Còn đối với thư viện cấp huyện, sản phẩm, dịch vụ này chưa được người sử dụng khai thác nên chưa nhận được đánh giá phản hồi. Tương tự như vậy, đối với tệp ISO do ở định dạng file ISO khó khai thác nên cũng là sản phẩm, dịch vụ chưa được sử dụng tại thư viện cấp tỉnh và cấp huyện, do đó chưa đưa ra đánh giá. Như vậy, hai sản phẩm, dịch vụ biên mục tập trung được các thư viện công cộng sử dụng nhiều và đã đáp ứng được yêu cầu của họ là Biểu ghi MARC và Biên mục trên xuất bản phẩm. Tuy nhiên, các sản phẩm, dịch vụ này mới chỉ dừng ở mức độ đánh giá ở thang điểm 3, chưa có đánh giá nào cho thang điểm 4 hoặc 5. 2.6.2 Hiệu suất biên mục Hiện nay hiệu suất biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam chưa cao. Kết quả khảo sát cho thấy mới chỉ có 73,4% nhân viên biên mục tại thư viện cấp tỉnh và 47,8% nhân viên biên mục tại thư viện cấp huyện có sử dụng sản phẩm, dịch vụ biên mục tập trung của TVQGVN. Còn 26,6% nhân viên biên mục tại thư viện cấp tỉnh và 52,2 % nhân viên biên mục tại thư viện cấp huyện chưa sử dụng. Bên cạnh đó, một số nhân viên biên mục không chỉ sử dụng sản phẩm, dịch vụ biên mục tập trung của TVQGVN mà còn khai thác từ các nguồn biên mục khác. Cụ thể: 23,9% nhân viên biên mục tại thư viện cấp tỉnh và 23,5% nhân viên biên mục tại thư viện cấp huyện khai thác kết quả biên mục từ TVKHTH TPHCM; 13,4% nhân viên biên mục tại thư viện cấp tỉnh và 31,4% nhân viên biên mục tại thư viện cấp huyện khai thác kết quả biên mục từ các thư viện cấp tỉnh khác; 46,3% nhân viên biên mục tại thư viện cấp tỉnh khai thác kết quả biên mục từ TVQH Mỹ.
- 14 2.6.3 Đánh giá chung * Điểm mạnh - Biên mục tập trung đã được triển khai sớm trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam - Bước đầu ứng dụng công nghệ hiện đại trong tạo lập và và khai thác các sản phẩm, dịch vụ biên mục tập trung * Hạn chế - Biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng chưa đạt được hiệu quả cao - Mô hình biên mục tập trung đang áp dụng chưa được tuân thủ một cách triệt để * Nguyên nhân - Hành lang pháp lý chưa đủ mạnh - Họat động biên mục chưa chuẩn hóa - Các nguồn lực dành cho biên mục tập trung chưa đảm bảo và có sự chưa đồng bộ giữa các thư viện - Nhận thức của các bên liên quan còn nhiều hạn chế, thiếu sự hợp tác giữa các thư viện - Mô hình biên mục tập trung thuần tuý đang áp dụng chưa thích hợp Tiểu kết Qua kết quả khảo sát thực trạng cho thấy biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam đã được thực hiện từ khá sớm (từ năm 1962) và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau: biên mục thủ công, biên mục có sự hỗ trợ của máy móc và biên mục hiện đại. Ở mỗi giai đoạn, biên mục tập trung đều đạt được một số kết quả nhất định. Khi tiếp cận biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam từ góc độ tổ chức quản lý cho thấy: biên mục tập trung được cấu thành bởi 2 bộ phận là Đơn vị trung tâm (TVQGVN) và các đơn vị thành viên (gồm toàn bộ các thư viện công cộng trong hệ thống). Tuy nhiên, số lượng các đơn vị thành viên tham gia biên mục tập trung hiện nay chưa cao (mới chỉ có 72,7% thư viện cấp tỉnh và 47,1% thư viện cấp huyện tham gia khảo sát có tham gia biên mục tập trung). Tiếp cận biên mục tập trung từ góc độ chức năng cho thấy các dữ liệu đầu vào và xử lý dữ liệu trong biên mục tập trung về cơ bản là do TVQGVN thực hiện. Tuy nhiên, song song với đó vẫn tồn tại một số biên mục tập trung
- 15 hình thành trong các nhóm thư viện một cách tự phát, không đươc kiểm soát bởi TVQGVN và vẫn đang tồn tại độc lập với CSDL biên mục tập trung. Bên cạnh đó, kết quả đầu ra của hệ thống là các sản phẩm, dịch vụ biên mục tập trung cũng chưa được khai thác có hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như hành lang pháp lý chưa đủ mạnh, hoạt động biên mục chưa chuẩn hóa…nhưng nguyên nhân có tác động lớn nhất tới sự hạn chế này là do mô hình biên mục tập trung thuần túy mà Hệ thống thư viện công cộng đang áp dụng không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay, nhất là mô hình này còn không được áp dụng một cách hoàn chỉnh.
- 16 Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BIÊN MỤC TẬP TRUNG TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG Ở VIỆT NAM 3.1. Chuyển đổi từ mô hình biên mục tập trung thuần túy sang mô hình biên mục tập trung – hợp tác 3.1.1 Cơ sở của việc chuyển đổi mô hình - Cơ sở lý luận Mô hình đề xuất về biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam cần được xem xét trên cơ sở lý thuyết về biên mục tập trung và đặc điểm của các mô hình biên mục tập trung để đảm bảo mô hình đề xuất đáp ứng các yêu cầu về tính khoa học và tính khả thi. - Cơ sở thực tiễn Mô hình đề xuất áp dụng cho Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam cần đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tính chất và được xây dựng trên cơ sở thực tiễn biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam hiện nay. - Cơ sở pháp lý Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam hiện nay chịu sự chi phối của các văn bản quy phạm pháp luật trong tổ chức hoạt động thông tin thư viện. Trong đó đặc biệt là Luật Thư viện. 3.1.2 Mục tiêu và cấu trúc mô hình biên mục tập trung - Mục tiêu: + Tối ưu hóa nguồn lực của các thư viện trên cơ sở hợp tác, chia sẻ + Tạo lập một CSDL biên mục dùng chung + Chuẩn hóa hoạt động biên mục + Tổ chức sản phẩm, dịch vụ biên mục mang tính liên hợp + Giảm thiểu chi phí, nhân lực. - Cấu trúc mô hình + Trung tâm biên mục tập trung: TVQGVN + Đơn vị thành viên: o Thành viên nhóm 1: Thư viện cấp tỉnh o Thành viên nhóm 2: Thư viện cấp huyện/xã, các nhà xuất bản
- 17 - Cơ chế hoạt động • Cơ chế vận hành Mô hình biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam được vận hành trên cơ sở hợp tác có sự phân cấp. Đó là việc biên mục được tiến hành ở nhiều đơn vị khác nhau nhưng dữ liệu biên mục được kiểm soát và quản lý tập trung tại một Trung tâm biên mục tập trung thông qua phần mềm biên mục tập trung chuyên dụng: Toàn bộ dữ liệu biên mục được kiểm soát và quản lý tập trung trong CSDL biên mục của Trung tâm biên mục tập trung đặt tại TVQGVN. Các thư viện cấp tỉnh, với vai trò là thành viên cấp 1 của hệ thống đảm nhiệm 2 nhiệm vụ: vừa là đơn vị sử dụng/sao chép biểu ghi biên mục từ CSDL của Trung tâm, đồng thời cũng cung cấp biểu ghi biên mục cho các tài liệu mà trong CSDL của Trung tâm biên mục tập trung còn thiếu. Thư viện cấp huyện và các nhà xuất bản đóng vai trò là các đơn vị thành viên cấp 2, được thụ hưởng kết quả biên mục của Trung tâm biên mục tập trung và có trách nhiệm cung cấp tài liệu trong trường hợp cần thiết.
- 18 • Cơ chế quản lý + Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trực tiếp là Vụ Thư viện là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động thư viện. Vụ Thư viện thực hiện chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch tổ chức, phát triển hoạt động biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam, soạn thảo các văn bản pháp quy, xây dựng chính sách liên quan đến hoạt động biên mục tập trung; xây dựng phương hướng hợp tác với các tổ chức quốc tế để phát triển hoạt động liên kết, chia sẻ dữ liệu biên mục giữa đơn vị trung tâm với các thư viện nước ngoài; tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên làm công tác biên mục; Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch,... + Các Bộ, Ban, Ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc ban hành các văn bản pháp quy và triển khai các hoạt động hỗ trợ thư viện. + TVQGVN chịu trách nhiệm thể chế hóa các văn bản quản lý của Nhà nước, đảm bảo cơ chế hoạt động biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam; xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động của Trung tâm biên mục tập trung; chủ trì, phối hợp với các đơn vị thành viên xây dựng và phát triển CSDL dùng chung; Nghiên cứu và áp dụng các chuẩn quốc tế trong công tác biên mục; Hợp tác, trao đổi dữ liệu biên mục giữa Trung tâm biên mục tập trung với các thư viện trong nước và ngoài nước; Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam để đảm bảo chuẩn hóa trong công tác biên mục; Tạo lập các sản phẩm, dịch vụ biên mục tập trung phù hợp với đặc điểm nhu cầu tin của các đơn vị thành viên. + Các đơn vị thành viên trong hệ thống có trách nhiệm thực hiện các kế hoạch, chính sách đã ban hành, cam kết tham gia vào hoạt động biên mục tập trung theo đúng chức năng nhiệm vụ được phân công; Tạo điều kiện, phối hợp trong việc cung cấp dữ liệu/tài liệu khi cần thiết; Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để tham gia hiệu quả hoạt động biên mục tập trung; Phản hồi, đóng góp ý kiến để hoàn thiện hoạt động biên mục tập trung trong Hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam, đồng thời có quyền lợi trong việc khai thác các sản phẩm, dịch vụ biên mục tập trung theo quy định.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 208 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn