Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kĩ thuật: Ứng dụng mạng nơron xây dựng thuật toán tác động phát hiện các trang web đánh cắp thông tin trên mạng (phishing)
lượt xem 4
download
Mục đích chung nghiên cứu của luận án là phân tích đối tượng, xác định cơ sở lý luận, phát triển, thiết kế và xây dựng mô hình nơron mờ đáp ứng các hệ thống hoặc quá trình có các đặc trưng ngõ vào không ổn định (chẳng hạn như, phát sinh thêm các đặc trưng mới hoặc giảm bớt các đặc trưng hoặc vừa thêm vừa giảm các đặc trưng) và ứng dụng xây dựng hệ thống tự động nhận dạng trang web phishing.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kĩ thuật: Ứng dụng mạng nơron xây dựng thuật toán tác động phát hiện các trang web đánh cắp thông tin trên mạng (phishing)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM Nguyễn Lương Anh Tuấn NG ỤNG MẠNG N RON X Y NG THUẬT TO N T ĐỘNG PHÁT HIỆN C C TRANG W Đ NH CẮP TH NG TIN TR N MẠNG (PHISHING) Chuyên Ngành: Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa Mã số: 62.52.02.16 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH – 2016
- Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Khương Phản biện 1: PGS.TS Phạm Ngọc Tiệp – Đại học Hàng hải Việt Nam. Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thanh Phương – Đại học Công nghệ TP.HCM Phản biện 3: TS. Võ Công Phương - Đại học Giao thông vận tải TP.HCM Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM Vào lúc: giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. HCM - Thư viện Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM
- 1 CHƯ NG 1. GIỚI THIỆU 1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án Mục đích chung nghiên cứu của luận án là phân tích đối tượng, xác định cơ sở lý luận, phát triển, thiết kế và xây dựng mô hình nơron mờ đáp ứng các hệ thống hoặc quá trình có các đặc trưng ngõ vào không ổn định (chẳng hạn như, phát sinh thêm các đặc trưng mới hoặc giảm bớt các đặc trưng hoặc vừa thêm vừa giảm các đặc trưng) và ứng dụng xây dựng hệ thống tự động nhận dạng trang web phishing. Đối tượng nghiên cứu chính là quá trình tự động nhận dạng trang web phishing. Để phục vụ cho việc nghiên cứu đối tượng này, luận án cần phải nghiên cứu các vấn đề sau: Mạng nơron, lý thuyết mờ, mạng nơrơn mờ, các trang web phishing, Web service và Add-on trong trình duyệt web Firefox. 2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng - Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu, các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đã công bố trong và ngoài nước liên quan đến luận án. - Nghiên cứu lý thuyết: Phân tích vấn đề nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết về mạng nơron, logic mờ và mạng nơrơn mờ. Tìm hiểu và phân tích đối tượng nhận dạng là các trang web phishing. - Nghiên cứu thực nghiệm: Thu thập tập mẫu, lập trình các thuật toán để thực nghiệm và biểu diễn kết quả nghiên cứu một cách trực quan. - So sánh phân tích kết quả nghiên cứu với những công trình liên quan khác. 3. ố cục luận án Luận án bao gồm 7 chương được tổ chức thành 3 phần. Phần 1 giới thiệu tổng quan và cơ sở lý thuyết. Phần 2 trình bày các đóng góp của luận án. Phần 3 là kết luận chung và hướng phát triển. Phần 1 bao gồm 3 chương. Chương 1 giới thiệu tổng quan về luận án. Chương 2 giới thiệu về mô hình mờ, mạng nơron và mô hình nơron mờ. Chương 3 giới thiệu về trang web giả mạo, các đặc trưng của trang web giả mạo (trang web phishing) và các công trình liên quan đến việc nhận dạng trang web phishing. Phần 2 bao gồm 3 chương. Chương 4 trình bày đề xuất các phương pháp tự động hóa quá trình nhận dạng trang web phishing dựa vào bộ điều khiển sử dụng mô hình nơron mờ cùng với các kết quả thực nghiệm được so sánh với các phương pháp đã công bố trước đây. Chương 5 trình bày đề xuất bộ điều khiển sử dụng các dạng mô hình nơron mờ tổng quan do luận án nghiên cứu và phát triển đề áp dụng cho các bài
- 2 toán nhận dạng khác nhau. Chương 6 trình bày hệ thống nhận dạng tự động trang web phishing trực tuyến là một hệ thống phần mềm add-on được nhúng vào trình duyệt web trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án. Phần 3 trình bày những kết luận chung mà luận án đã đạt được và hướng phát triển của luận án. CHƯ NG 2. M HÌNH N RON MỜ NG ỤNG TRONG NHẬN ẠNG Trong chương 2 này, trình bày nghiên cứu tổng quan về lý thuyết mờ, mạng nơron và mạng nơron mờ lai được ứng dụng trong nhận dạng. CHƯ NG 3. GIỚI THIỆU PHISHING “Phishing” được tạo ra bởi hai từ “Phreaking” và “fishing”, “Phreaking” được định nghĩa từ “Phone” và “breaking”, có nghĩa là lừa người khác để sử dụng điện thoại mà không phải trả phí. Do đó, phishing được hiểu là hành động “câu” những nạn nhân vào các trang web giả mạo để đánh cắp thông tin cá nhân như mật mã, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, v.v thông qua việc gửi email, gửi tin nhắn cho người dùng đưa ra yêu cầu “xác nhận thông tin” hay “cập nhật thông tin”, khi người dùng click vào liên kết trang web, trang web giả mạo có giao diện giống như trang web thật sẽ được mở ra làm người dùng không nghi ngờ gì và vẫn nhập các thông tin cá nhân của mình vào, sau đó, các thông tin cá nhân này sẽ được gửi đến email hay server của người tạo ra trang web giả mạo [24, 36]. Theo tổ chức APWG (Anti-Phishing Working Group) [22], Hình 3.1 trình bày báo cáo về số lượng trang web phishing của quý 1 năm 2014. Hình 3.1 - Số trang web phishing trong quý 1 năm 2014. Cách thức đánh lừa người dùng cơ bản nhất của các trang web phishing là sử dụng các liên kết (URL) gần giống với trang web thật và thiết kế giao diện trang web giả giống như trang web thật, thậm chí các đường liên kết bên trong nội dung sẽ dẫn đến trang web thật làm cho người dùng tin tưởng và không một chút nghi ngờ .
- 3 3.1 Các công trình liên quan Trong phần này, luận án bàn luận các phương pháp nhận dạng trang web phishing của các tác giả khác trên thế giới, đồng thời đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của các phương pháp này. Sau đó, so sánh kết quả thực nghiệm của các phương pháp này với các phương pháp mới được đề xuất trong luận án. 3.2 Đặc trưng của trang web phishing Trong phần này, luận án trình bày các loại đặc trưng hiện có của trang web phishing mà đa số các tác giả khác trên thế giới đang sử dụng để nhận dạng trang web phishing. Từ quá trình phân tích các đặc trưng này, luận án đóng góp các đặc trưng mới giúp nhận dạng trang web phishing hiệu quả hơn. 3.3 Kết luận chương 3 Hiện nay, kỹ thuật tạo một trang web có giao diện giống trang web khác rất dễ dàng, thậm chí có thể dùng các hình ảnh, video, âm thanh, v.v từ trang web thật để đưa vào trang web phishing. Vì vậy, nhận dạng trang web phishing dựa vào các đặc trưng nội dung sẽ không còn hiệu quả. Luận án tìm và đóng góp một số đặc trưng mới dựa vào địa chỉ web giúp cho việc nhận dạng rất hiệu quả, các đặc trưng mới này được trình bày cụ thể trong chương 4. Một số đặc trưng của trang web phishing đến nay không còn ý nghĩa nữa, các cá nhân hay tổ chức tạo ra các trang web phishing luôn luôn thay đổi để đánh lừa người dùng và tránh bị nhận dạng bởi các công cụ. Vì vậy, phương pháp nhận dạng trang web phishing phải đáp ứng với sự thay đổi đặc trưng sẽ là phương pháp hiệu quả và tổng quan. CHƯ NG 4. ĐỀ XUẤT C C PHƯ NG PH P T ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH NHẬN ẠNG PHISHING Chương này trình bày các đóng góp chính của luận án. Trước tiên, luận án đề xuất một số đặc trưng mới hiệu quả cho việc nhận dạng phishing. Sau đó, luận án đề xuất năm phương pháp tự động hóa quá trình nhận dạng phishing và đồng thời sử dụng các đặc trưng mới được đề xuất để thực nghiệm các phương pháp này. Năm phương pháp nhận dạng được đề xuất trong luận án đó là: Phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng đặc trưng heuristic. Phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng lý thuyết mờ. Phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng mạng nơron đơn lớp. Phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng mô hình nơron mờ 4 lớp không dùng tập luật If-Then.
- 4 Phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng mô hình nơron mờ 5 lớp không dùng tập luật If-Then, hàm liên thuộc được loại bỏ hết các tham số, thuật toán luyện mạng với tỷ lệ học thích nghi, các giá trị ngõ vào của mạng nơron được chuẩn hóa bằng cách sử dụng phần mờ của mô hình nơron mờ. Trong 5 phương pháp mà luận án đóng góp nêu trên thì phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng mô hình nơron mờ 5 lớp là mục tiêu chính đề ra trong luận án này. 4.1 Các đặc trưng đề xuất trong luận án Trong các nghiên cứu trước đây của một vài tác giả cũng đã sử dụng đặc trưng của URL nhưng vẫn còn đóng vai trò thứ yếu [66]. Luận án đề xuất một số đặc trưng mới dựa vào URL kết hợp với chức năng tìm kiếm Suggestion của công cụ tìm kiếm mạnh nhất trên Internet hiện nay là Google. Trong luận án này, NCS đề xuất được 7 đặc trưng mới để nhận dạng trang web phishing hiệu quả đó là PrimaryDomain, SubDomain, PathDomain, AlexaRank, AlexaReputation, GoogleIndex, BackLink. 4.2 Phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng đặc trưng heuristic Phương pháp này tính giá trị hệ thống bằng cách sử dụng giá trị các heuristic và các trọng số của chúng, sau đó dùng giá trị hệ thống này so sánh với ngưỡng nhận dạng trang web phishing được xác định bằng phương pháp thống kê và thừ sai để xác định trang web là trang web phishing hay là trang web thật. Mỗi heuristic là một đặc trưng được sử dụng cho hệ thống. Phương pháp này được trình bày trong các công trình của nghiên cứu sinh [CT8, CT9]. 4.2.1 Mô hình hệ thống Mô hình hệ thống thực hiện qua 4 giai đoạn được trình bày trong hình 4.1. Giai đoạn 1: Chọn các heuristic sử dụng cho hệ thống. Giai đoạn 2: Tính giá trị cho từng heuristic. Giai đoạn 3: Tính giá trị của hệ thống (vs – value of system). Trong giai đoạn 3 này, giá trị hệ thống được tính theo công thức (4.1) N vs Vi *Wi (4.1) i 1 Ở đây, Vi là giá trị từng heuristic được tính trong giai đoạn 2 và Wi là trọng số cho từng heuristic. Các trọng số Wi được xác định dựa vào kinh nghiệm của chuyên gia hoặc khai thác dữ liệu trên tập dữ liệu huấn luyện.
- 5 Hình 4.1 - Mô hình hệ thống của phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng đặc trưng heuristic. Giai đoạn 4: So sánh giá trị hệ thống vs với ngưỡng nhận dạng trang web phishing. Hệ thống so sánh giá trị vs với ngưỡng nhận dạng trang web phishing (ngưỡng nhận dạng trang web phishing được xác định trong quá trình thực nghiệm) để quyết định trang web là phishing hay không, thuật toán được thực hiện như trình bày trong hình 4.2. Giá trị ngưỡng được xác định dựa vào tập mẫu. If vs < ngưỡng then “Trang web phishing ” else “Trang web thật” End if Hình 4.2 - Thuật toán xác định kết quả nhận dạng theo ngưỡng. 4.2.2. Thực nghiệm 4.2.2.1 Dữ liệu thực nghiệm Dữ liệu thực nghiệm trong nghiên cứu này được nghiên cứu sinh tập hợp 11.660 trang web phishing từ Phishtank [75] và 5.000 trang web thật từ DMOZ [33]. Quá trình thực nghiệm được thực hiện trên phần mềm lập trình bằng ngôn ngữ PHP và tập dữ liệu được quản lý bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MYSQL. 4.2.2.2 Kết quả thực nghiệm Kết quả thực nghiệm được đánh giá theo hai phương pháp đó là sai số RMSE (Root Mean Square Error – sai số bình phương trung bình) và theo ROC (Receiver Operating Characteristics), sau đó được so sánh với phương pháp khác. Kết quả thực nghiệm được đánh giá theo sai số RMSE Kết quả thực nghiệm được đánh giá theo sai số RMSE đạt tỷ lệ nhận dạng chính xác là 97,161%.
- 6 Kết quả thực nghiệm được đánh giá theo sai số ROC Kết quả thực nghiệm trên 5 tập dữ liệu kiểm tra được trình bày trong bảng 4.1. Bảng 4.1 - Kết quả tỷ lệ nhận dạng theo ROC của phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng đặc trưng heuristic. Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tập dữ liệu “True “False “True “False trung kiểm tra Positive” Positive” Negative” Negative” bình 1 97,10% 2,80% 97,20% 2,90% 97,15% 2 97,81% 1,71% 98,29% 2,19% 98,05% 3 96,54% 2,23% 97,77% 3,46% 97,15% 4 97,69% 2,88% 97,12% 2,31% 97,40% 5 95,63% 1,55% 98,45% 4,37% 97,00% Để đánh giá hiệu quả nhận dạng ở các mức độ kém, khá hay tốt, trong luận án sử dụng đồ thị ROC được mô tả trong hình 4.3. Hình 4.3 - Đánh giá kết quả các tỷ lệ theo ROC. So sánh kết quả thực nghiệm với phương pháp [82] Từ kết quả nhận dạng của các phương pháp được biểu diễn thông qua đồ thị ROC trong hình 4.4 và 4.5, chúng ta nhận thấy hiệu quả nhận dạng của phương pháp [82] kém hơn phương pháp sử dụng đặc trưng heuristic.
- 7 Hình 4.4 - Đồ thị ROC so sánh tỷ lệ nhận dạng trang web phishing giữa phương pháp tự động nhận dạng với bộ điều khiển sử dụng đặc trưng heuristic và phương pháp [82]. Hình 4.5 - Đồ thị ROC so sánh tỷ lệ nhận dạng trang web thật giữa phương pháp tự động nhận dạng với bộ điều khiển sử dụng đặc trưng heuristic và phương pháp [82]. 4.2.3 Thảo luận Phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng các đặc trưng heuristic mặc dù tính toán đơn giản, tốc độ tính toán nhanh, thuật toán dễ cài đặt với độ phức tạp thuật toán O(n) nhưng hiệu quả khá tốt với tỷ lệ nhận dạng đúng khoảng 97% và tỷ lệ nhận dạng sai khoảng 3%. Hơn nữa, khi thực nghiệm nhận dạng online mặc dù ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tốc độ đường truyền Internet, thời gian truy xuất của các API, v.v nhưng thời gian nhận dạng chưa đến một giây đáp ứng được yêu cầu thời gian thực của hệ thống online. Tuy nhiên, phương pháp này cũng còn tồn tại một vài khuyết điểm cần nghiên cứu và phát triển thêm đó là vấn đề xác định trọng số của các đặc trưng và ngưỡng nhận dạng trang web phishing dựa vào phương pháp thử sai và phụ thuộc vào kinh nghiệm của chuyên gia hoặc phụ thuộc vào việc khai thác tập dữ liệu mẫu. 4.3 Phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng lý thuyết mờ Theo lý thuyết mờ, các bộ điều khiển mờ thông thường phải có các khối như sau: khối mờ hóa, khối luật suy diễn, khối tổng hợp luật và khối giải mờ. Tuy nhiên, trong phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng lý thuyết mờ này, nghiên cứu sinh đã kết hợp hai khối mờ hóa và khối luật suy diễn thành một khối bằng
- 8 cách sử dụng hàm liên thuộc để xác định mức độ thuộc của từng đặc trưng vào trực tiếp tập kết quả KQ bao gồm Phishing và Legitimate (trong đó Phishing là trang web phishing và Legitimate là trang web thật). Do đó, phương pháp này không cần xây dựng khối luật suy diễn If-Then vẫn xác định được mức độ thuộc vào tập kết quả KQ dựa vào giá trị mờ của từng đặc trưng. Mỗi đặc trưng có 2 biến ngôn ngữ là Phishing và Legitimate, mỗi biến ngôn ngữ có một hàm liên thuộc để tính giá trị mờ. Kế tiếp, nghiên cứu sinh xây dựng khối tổng hợp mức độ thuộc của tất cả đặc trưng đối với kết quả là Phishing và tổng hợp mức độ thuộc của tất cả đặc trưng đối với kết quả là Legitimate. Sau cùng, so sánh giá trị của 2 mức độ thuộc tổng hợp này để xác định trang web đó là trang web phishing hay là trang web thật. Phương pháp này cũng không dùng khối giải mờ vì mục đích của kết quả nhận dạng là trang web phishing hay là trang web thật, và dựa vào kết quả nhận dạng này hệ thống sẽ điều khiển trình duyệt web. Phương pháp này được trình bày trong công trình của nghiên cứu sinh [CT7]. 4.3.1 Mô hình hệ thống Mô hình hệ thống của phương pháp này bao gồm 5 giai đoạn được mô tả trong hình 4.6. Giai đoạn 1: Chọn các đặc trưng sử dụng cho hệ thống như là PrimaryDomain, SubDomain, PathDomain, PageRank, AlexaRank, AlexaReputation. Giai đoạn 2: Tiền xử lý tính giá trị cho các đặc trưng. Giai đoạn 3: Tính giá trị mờ hay còn gọi là tính mức độ thuộc của từng đặc trưng vào hai biến ngôn ngữ Phishing và Legitimate bằng cách sử dụng các hàm liên thuộc s-shaped và z-shaped theo công thức (4.2) và (4.3). Hai biến ngôn ngữ này cũng chính là tập kết quả KQ cần nhận dạng của hệ thống. Do vậy, hệ thống này không cần sử dụng tập luật suy diễn If-Then mà đã xác định được mức độ thuộc của các đặc trưng vào tập kết quả KQ. Trong quá trình nghiên cứu tính chất của các đặc trưng, nghiên cứu sinh nhận thấy các đặc trưng có chung đặc điểm là khi giá trị của đặc trưng vượt quá ngưỡng giá trị nào đó sẽ có xu hướng là trang web phishing hoặc là trang web thật và khi giá trị của đặc trưng nhỏ hơn ngưỡng giá trị nào đó thì ngược lại. Do vậy, các hàm liên thuộc dùng để tính giá trị mờ cho các đặc trưng phải có đồ thị dạng hình chữ s và z là phù hợp nhất.
- 9 Hình 4.6 - Mô hình hệ thống của phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng lý thuyết mờ. 0, x a 2 x a a b 2 , a x b a 2 S ( x, a , b ) (4.2) 2 x b a b 1 2 , x b b a 2 1, x b 1, x a 2 x a a b 1 2 , a x b a 2 Z ( x, a , b ) (4.3) 2 x b a b 2 , x b b a 2 0, x b Giai đoạn 4: Tính giá trị trung bình cho MP (Mean Phishing) và ML (Mean Legitimate). Giai đoạn này tổng hợp mức độ thuộc của tất cả đặc trưng đối với kết quả là Phishing và tổng hợp mức độ thuộc của tất cả đặc trưng đối với kết quả là Legitimate theo phương pháp tính giá trị trung bình. MP là trung bình cộng giá trị
- 10 của các biến ngôn ngữ Phishing được tính theo công thức (4.4), ML là trung bình cộng của các biến ngôn ngữ Legitimate được tính theo công thức (4.5). N Pi MP i 1 (4.4) N N Li ML i 1 (4.5) N Giai đoạn 5: So sánh MP và ML để xác định trang web phishing theo thuật toán trình bày trong hình 4.7. If MP > ML then “Trang web phishing ” else “Trang web thật” End if Hình 4.7 - Thuật toán xác định kết quả của phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng lý thuyết mờ. 4.3.2 Thực nghiệm 4.3.2.1 Dữ liệu thực nghiệm Giống phần 4.2.2.1 4.3.2.2 Kết quả thực nghiệm Kết quả thực nghiệm được đánh giá theo sai số RMSE Kết quả thực nghiệm được đánh giá theo sai số RMSE đạt tỷ lệ nhận dạng chính xác là 98,17%. Kết quả thực nghiệm được đánh giá theo ROC Kết quả thực nghiệm trên 5 tập dữ liệu kiểm tra được trình bày trong bảng 4.2. Bảng 4.2 - Kết quả tỷ lệ nhận dạng theo ROC của phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng lý thuyết mờ. Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tập dữ liệu Tỷ lệ trung “True “False “True “False kiểm tra bình Positive” Positive” Negative” Negative” 1 98,29% 2,19% 97,81% 1,71% 98,05% 2 99,19% 1,59% 98,41% 0,81% 98,80% 3 97,64% 0,91% 99,09% 2,36% 98,35% 4 98,09% 1,51% 98,49% 1,91% 98,29% 5 97,92% 1,31% 98,69% 2,08% 98,30%
- 11 So sánh kết quả thực nghiệm với phương pháp [12, 13] Dựa theo đánh giá của ROC trong hình 4.3, đồ thị ROC so sánh giữa phương pháp sử dụng lý thuyết mờ và phương pháp [12, 13] được trình bày trong hình 4.8 và hình 4.9 cho thấy phương pháp [12, 13] kém hiệu quả hơn phương pháp sử dụng lý thuyết mờ khá nhiều. Hình 4.8- Đồ thị ROC so sánh tỷ lệ nhận dạng trang web phishing giữa phương pháp tự động nhận dạng với bộ điều khiển sử dụng lý thuyết mờ và phương pháp [12, 13]. Hình 4.9 - Đồ thị ROC so sánh tỷ lệ nhận dạng trang web thật giữa phương pháp tự động nhận dạng với bộ điều khiển sử dụng lý thuyết mờ và phương pháp [12, 13]. 4.3.3 Thảo luận Phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng lý thuyết mờ đã ứng dụng được ý nghĩa của hàm liên thuộc trong lý thuyết mờ nhằm tối ưu hóa tri thức cho từng đặc trưng. Mỗi đặc trưng có 2 biến ngôn ngữ là Phishing và Legitimate, hàm liên thuộc của từng biến ngôn ngữ tính mức độ thuộc của đặc trưng đối với biến ngôn ngữ Phishing và Legitimate, bước tính này chính là đưa tri thức vào cho từng đặc trưng. Đồng thời bước tính này cũng chính là bước tính mức độ thuộc của từng đặc trưng vào tập kết quả KQ bao gồm Phishing và Legitimate mà không cần dùng tập luật suy diễn If-Then. Phương pháp này tính toán đơn giản, tốc độ tính toán nhanh, thuật toán dễ cài đặt với độ phức tạp thuật toán O(n) nhưng hiệu quả khá tốt với tỷ lệ nhận dạng đúng trên 98% và tỷ lệ nhận dạng sai dưới 2%. Hơn nữa, khi thực
- 12 nghiệm nhận dạng online mặc dù ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tốc độ đường truyền Internet, thời gian truy xuất của các API, v.v nhưng thời gian nhận dạng chưa đến một giây. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn khuyết điểm trong giai đoạn tổng hợp mức độ thuộc của các đặc trưng sử dụng phương pháp tính trung bình cộng của MP và ML chưa phải là phương pháp tốt vì đánh đồng các đặc trưng có mức độ quan trọng là như nhau. Hơn nữa, việc xác định giá trị hai tham số a, b của các hàm liên thuộc s-shaped và z-shaped dựa vào kinh nghiệm của chuyên gia hoặc tập mẫu, điều này mang tính chủ quan. Các khuyết điểm trên sẽ được khắc phục dần ở các phương pháp sau. 4.4 Phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng mạng nơron đơn lớp Phương pháp này nhằm khắc phục khuyết điểm về vấn đề xác định trọng số của phương pháp sử dụng đặc trưng heuristic. Trọng số của các đặc trưng heuristic trong phương pháp này được tính từ quá trình luyện mạng nơron, do đó các trọng số này sẽ tối ưu hơn. Phương pháp này sử dụng hàm tác động (Activation Function) là hàm sigmoid vì trong quá trình thực nghiệm nghiên cứu sinh sử dụng 2 hàm tác động phổ biến là sigmoid và hyperbolic tangent và nhận thấy hàm tác động sigmoid hiệu quả hơn. Phương pháp này được trình bày trong các công trình của nghiên cứu sinh [CT6, CT10, CT11]. 4.4.1 Mô hình hệ thống Mô hình hệ thống bao gồm 4 giai đoạn được thể hiện trong hình 4.10. Giai đoạn 1: Chọn các đặc trưng sử dụng cho hệ thống như là PrimaryDomain, SubDomain, PathDomain, PageRank, AlexaRank, AlexaReputation. Giai đoạn 2: Tiền xử lý tính giá trị cho các đặc trưng. Giai đoạn 3: Sử dụng mô hình nơron đơn lớp để tính toán giá trị cho hệ thống. Giai đoạn 4: Xác định kết quả nhận dạng dựa vào giá trị xuất của nút xuất so sánh với ngưỡng nhận dạng. Hình 4.10 - Mô hình hệ thống của phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng mạng nơron đơn lớp.
- 13 4.4.2 Thực nghiệm 4.4.2.1 Dữ liệu thực nghiệm Giống phần 4.2.2.1 4.4.2.2 Kết quả thực nghiệm Kết quả thực nghiệm được đánh giá theo sai số RMSE Kết quả thực nghiệm được đánh giá theo sai số RMSE đạt tỷ lệ nhận dạng chính xác là 98,43%. Kết quả thực nghiệm được đánh giá theo ROC Kết quả thực nghiệm trên 5 tập dữ liệu kiểm tra được trình bày trong bảng 4.3. Bảng 4.3 - Kết quả tỷ lệ nhận dạng theo ROC của phương pháp sử dụng mạng nơron đơn lớp. Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tập dữ liệu Tỷ lệ trung “True “False “True “False kiểm tra bình Positive” Positive” Negative” Negative” 1 98,12% 1,11% 98,89% 1,88% 98,50% 2 98,21% 1,41% 98,59% 1,79% 98,40% 3 97,72% 1,51% 98,49% 2,28% 98,10% 4 99,09% 1,69% 98,31% 0,91% 98,70% 5 98,60% 1,60% 98,40% 1,40% 98,50% So sánh kết quả thực nghiệm với phương pháp [105] Đồ thị so sánh kết quả thực nghiệm giữa phương pháp [105] và phương pháp sử dụng mạng nơron đơn lớp được trình bày trong hình 4.11. Hình 4.11 - So sánh kết quả thực nghiệm giữa phương pháp [105] và phương pháp sử dụng mạng nơron đơn lớp. 4.4.4 Thảo luận Phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng mạng nơron đơn lớp đã ứng dụng được khả năng học của mạng nơron để xác định các trọng số tối
- 14 ưu cho từng đặc trưng. Giá trị từng đặc trưng được chuẩn hóa về đoạn [0,1] làm cho quá trình luyện mạng nhanh hội tụ và hiệu quả hơn. Quá trình luyện mạng của phương pháp này được thực hiện off-line, còn quá trình nhận dạng được thực hiện online với tính toán đơn giản, tốc độ tính toán nhanh với độ phức tạp thuật toán O(n), hiệu quả khá tốt với tỷ lệ nhận dạng đúng khoảng 98,4% và tỷ lệ nhận dạng sai khoảng 1,16%. Hơn nữa, khi thực nghiệm nhận dạng online mặc dù ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tốc độ đường truyền Internet, thời gian truy xuất của các API, v.v nhưng thời gian nhận dạng chưa đến một giây. Tuy nhiên, phương pháp này chưa khắc phục được nhược điểm của mạng nơron truyền thống là tốc độ học chậm và quá trình luyện mạng dễ xảy ra vấn đề tối ưu cục bộ. Do vậy, cần phải xây dựng mạng nơron ứng dụng được những tính năng ưu việt của lý thuyết mờ để đưa tri thức vào cho các nơron làm tăng tốc độ học và làm tăng hiệu quả quá trình luyện mạng, tránh xảy ra vấn đề tối ưu cục bộ và thời gian hội tụ nhanh hơn. 4.5 Phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng mô hình nơron mờ 4 lớp Mạng nơron có thể tối ưu hóa các tham số và trọng số thông qua khả năng học của chúng. Tuy nhiên, việc xác định số lớp ẩn và số nút ẩn cho cấu trúc mạng nơron là công việc phức tạp. Hiện nay, chưa có phương pháp tổng quan và tối ưu nào để xác định số lớp ẩn và số nút ẩn cho cấu trúc mạng nơron mà chỉ dựa vào quá trình thực nghiệm để xác định. Mặt khác, giá trị các nút ngõ vào của mạng nơron thường là các giá trị thô của các đặc trưng sẽ làm quá trình luyện mạng bị tối ưu cục bộ dẫn đến khó hội tụ và hiệu quả luyện mạng không cao. Trang web phishing tiến hóa rất nhanh làm phát sinh thêm các đặc trưng mới cũng như một số các đặc trưng cũ không còn ý nghĩa nữa. Với sự thay đổi tăng hoặc giảm số lượng đặc trưng như vậy, một mạng nơron truyền thống sẽ phải thay đổi lại cấu trúc khi có sự thay đổi về đặc trưng, điều này làm tăng chi phí và gây ảnh hưởng đến cấu trúc hệ thống. Từ ý tưởng của tác giả Robert Fullér [38] kết hợp lý thuyết mờ và mạng nơron thành mô hình nơron mờ lai nhằm khắc phục khuyết điểm của từng phương pháp riêng biệt, nghiên cứu sinh kết hợp phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng lý thuyết mờ không dựa vào tập luật (trình bày mục 4.3) với phương pháp sử dụng mạng nơron thành phương pháp tự động nhận dạng phishing với bộ điều khiển sử dụng mô hình nơron mờ 4 lớp. Mô hình nơron mờ 4 lớp này sử dụng lý thuyết mờ để đưa tri thức vào ngõ vào của nơron nhằm biến các “nơron” đầu vào thành “nơron mờ” trước khi đưa vào mạng nơron. Nhờ vậy, làm tăng tốc độ học và quá trình luyện mạng của mạng nơron. Đồng thời, vì mô hình nơron mờ 4 lớp kế thừa các ưu điểm của bộ điều khiển sử dụng lý thuyết mờ không dựa vào tập luật nên khi có sự thay đổi các đặc trưng ngõ vào thì vẫn giữ nguyên cấu trúc mô hình nơron mờ. Hơn nữa, trong mô hình này các
- 15 hàm liên thuộc được cải tiến bằng cách sử dụng hàm liên thuộc left sigmoid và hàm liên thuộc right sigmoid có một tham số, làm giảm tính chủ quan khi xác định giá trị tham số cho các hàm liên thuộc. Phương pháp này được trình bày trong các công trình của nghiên cứu sinh [CT3, CT4]. 4.5.1 Mô hình hệ thống Mô hình hệ thống bao gồm 4 giai đoạn được thể hiện trong hình 4.12. Trích lọc các đặc trưng Tính giá trị cho các đặc trưng Bộ điều khiển sử dụng mô hình nơron mờ 4 lớp Xác định kết quả nhận dạng Hình 4.12 - Mô hình hệ thống phương pháp tự động nhận dạng phishing sử dụng mô hình nơron mờ 4 lớp. Giai đoạn 1: Trích lọc các đặc trưng như là PrimaryDomain, SubDomain, PathDomain, PageRank, AlexaRank, AlexaReputation. Giai đoạn 2: Tiền xử lý tính giá trị các đặc trưng. Giai đoạn 3: Sử dụng mô hình nơron mờ 4 lớp để tính toán các giá trị xuất của hệ thống (xem chi tiết mục 4.5.2 và 4.5.3). Giai đoạn 4: Xác định kết quả nhận dạng dựa vào giá trị xuất của hệ thống và ngưỡng. 4.5.2. Bộ điều khiển sử dụng mô hình nơron mờ 4 lớp Cấu trúc mô hình nơron mờ 4 lớp bao gồm hai khối, khối đầu là hệ thống mờ và khối sau là mạng nơron 3 lớp. Trong đó, khối đầu gồm có hai lớp là lớp thứ nhất và lớp thứ hai; khối sau là mạng nơron 3 lớp bao gồm lớp thứ hai, lớp thứ ba và lớp thứ tư. Mô hình nơron mờ này được mô tả trong hình 4.13.
- 16 Hình 4.13 - Mô hình nơron mờ 4 lớp. Lớp thứ nhất bao gồm N nút cũng chính là N đặc trưng. Mỗi nút có 2 biến ngôn ngữ là Phishing (trang web phishing) và Legitimate (trang web thật). Lớp thứ hai bao gồm 2*N nút, trong đó N nút thuộc biến ngôn ngữ Phishing (Pi , i=1..n) được tính theo công thức của hàm liên thuộc left sigmoid (4.6) và N nút thuộc biến ngôn ngữ Legitimate (Li, i=1..n) được tính theo công thức của hàm liên thuộc right sigmoid (4.7). ( x b) e P( x, b) ( x b) (4.6) 1 e 1 L( x, b) ( x b) (4.7) 1 e Hình 4.14 biểu diễn đồ thị của hàm liên thuộc right sigmoid L(x) và hình 4.15 biểu diễn đồ thị hàm liên thuộc left sigmoid P(x).
- 17 Hình 4.14 - Đồ thị hàm liên thuộc right Hình 4.15 - Đồ thị hàm liên thuộc left sigmoid L(x). sigmoid P(x). Lớp thứ ba bao gồm 2 nút ML và MP, nút MP được tổng hợp từ các nút Pi và nút ML được tổng hợp từ các nút Li. Lớp thứ tư còn gọi là lớp xuất bao gồm một nút. Giá trị xuất của nút này dùng để nhận dạng trang web là phishing hay là trang web thật. Hàm tác động của nút xuất trong mô hình này sử dụng hàm sigmoid vì trong quá trình thực nghiệm chúng tôi sử dụng 2 hàm tác động phổ biến là sigmoid và hyperbolic tangent và nhận thấy hàm tác động sigmoid hiệu quả hơn. 4.5.3 Thuật toán luyện mạng của nơron mờ 4 lớp Trong mô hình nơron mờ 4 lớp sử dụng thuật toán luyện mạng lan truyền ngược sai số [44] được mô tả trong hình 4.16. 4.5.2 Thực nghiệm 4.5.2.1 Dữ liệu thực nghiệm Giống phần 4.2.2.1 4.5.2.2 Kết quả thực nghiệm Kết quả thực nghiệm được đánh giá theo sai số RMSE Kết quả thực nghiệm được đánh giá theo sai số RMSE đạt tỷ lệ nhận dạng chính xác là 99,10%. Kết quả thực nghiệm được đánh giá theo ROC Kết quả thực nghiệm trên 5 tập dữ liệu kiểm tra được trình bày trong bảng 4.4.
- 18 Khởi tạo trọng số Tính giá trị các nút trong lớp thứ 2 Tính giá trị nhập và xuất cho từng nút của lớp thứ 3 Tính giá trị nhập cho nút xuất Tính giá trị xuất cho nút xuất Tính lỗi cho nút xuất Tính lỗi cho từng nút trong lớp thứ 3 Tính lỗi tổng hợp cho lớp thứ 3 Tính lỗi hệ thống Lỗi hệ thống
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 190 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 224 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 209 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn