intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện kế toán quản trị, tác động đến hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:26

5
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của luận án "Ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện kế toán quản trị, tác động đến hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long" là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán quản trị và nghiên cứu sự tác động của việc thực hiện kế toán quản trị đến hiệu quả kinh doanh trong các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện kế toán quản trị, tác động đến hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN BÍCH NGỌC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN THỰC HIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ, TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. HUỲNH ĐỨC LỘNG 2. TS. HUỲNH LỢI Tp. Hồ Chí Minh, 2022
  2. 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển có tính cạnh tranh cao, kế toán quản trị (KTQT) được đánh giá là một trong những công cụ trợ giúp hữu ích, bởi tính linh hoạt, phù hợp và kịp thời của thông tin kế toán thích hợp phục vụ cho yêu cầu quản trị trong nội bộdoanh nghiệp (Chong, 1996). KTQT là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy (Christopher, Chapman, 2007) trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. KTQT, trong vòng vài thập kỷ, đã chuyển mình từ một hoạt động lưu trữ chứng từ đơn thuần thành một hệ thống lưu trữ thông tin đáng tin cậy (Junjie Wu và Agyenim Boateng, 2010) nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho các bên quan tâm giúp họ đưa ra quyết định liên quan đến việc triển khai và sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh. KTQT hiện đã đạt đến giai đoạn mà chức năng chính là cung cấp thông tin cho việc phân tích và ra quyết định của nhà quản trị (NdwigA, N, 2011). Với các DNNVV thì thực hiện KTQT trong công tác quản trị doanh nghiệpcòn là vấn đề mới mẻ, chưa được triển khai một cáchhợp lý và khoa học. Ở một mức độ nhất định các doanh nghiệp đã áp dụng một số nội dung trong công tác lập dự toán, tính giá thành và kiểm soát chi phí(Nguyễn Thị Hồng Sương, 2018) nhưng vẫn chưa khai thác và phát huy hết ưu thế của công cụ quản lý khoa học này. Trong nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Hùng về Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (2016), nghiên cứu được thực hiện trên 290 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, kết quả cho thấy có 186 doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xác nhận có vận dụng kế toán quản trị tại doanh nghiệp, tỷ lệ này chiếm 64,1% trong tổng số DNNVV tham gia khảo sát, kết quả này cho thấy các DNNVV tại Việt Nam dần chú trọng vân dụng KTQT để hỗ trợ tốt cho hoạt động doanh nghiệp. Các doanh nghiệptại ĐBSCL nói chung và các DNNVVnói riêng đứng trước những cơ hội và thử thách mới khi hội nhập với nền kinh tế thế giới qua các tổ chức thương mại thế giới và các hiệp định được ký kết. Với quy mô nhỏ,khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, lực lượng lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế … đặc biệt là chưakhai thác tốtcác phương phápquản trị trong hoạt động điều hành doanh nghiệpnói chung, chưa quan tâm đến thông tin do KTQT cung cấp nên các DNNVV gặp nhiều trở ngại khi hội nhập kinh tế thế giới. Định hướng của Nhà nước là phát triển các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa để phù hợp với trình độ phát triển cũng như điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam đặc biệt là ở ĐBSCL, chính vì vậy, các DNNVV cần tìm các phương pháp, biện pháp hiệu quả cũng như vận dụng tốt các công cụ tài chính hữu ích để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Cùng với vai trò hữu ích của việc thực hiện KTQT trong việc cung cấp thông tincần thiết giúp nhà quản trị ra quyết định, đồng thời trong nghiên cứu học thuật chưa đề cập nhiều đếnảnh hưởng của thực hiện KTQTđến hiệu quả kinh doanh trong các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL,nên tác giả lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện KTQT, tác động đến hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long” đểthực hiện nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨUVÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung
  3. 4 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT và nghiên cứu sự tác động của việc thực hiện KTQT đến hiệu quả kinh doanh trong các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL. 2.1.1. Mục tiêu cụ thể + Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến việc thực hiện KTQT trong các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL; + Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng việc thực hiện KTQT đến hiệu quả kinh doanh trong các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, tác giả đặt ra 02 câu hỏi nghiên cứu như sau: 1. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT và mức độ ảnh hưởng các nhân tố đó như thế nào đến việc thực hiện KTQT trong các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL? 2. Mức độ ảnh hưởng việc thực hiện KTQT đến hiệu quả kinh doanh trong các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL như thế nào? 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận án này là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực ĐBSCL. 3.2.Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Phạm vi nội dung Phân tíchtác động của việc thực hiện KTQT đến hiệu quả kinh doanh tại DNVVV ở các tỉnh ĐBSCL. 3.2.2 Phạm vi thời gian Dữ liệu thứ cấp trong nghiên cứu được thu thập từ năm 2015 đến năm 2020. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu được thu thập từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020. 3.2.3 Phạm vi không gian Nghiên cứu được thực hiện tại 5 tỉnh ĐBSCL, cụ thể: thành phố Cần Thơ, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh An Giang, tỉnh Cà Mau, tỉnh Long An. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu hỗn hợp; đó là việc kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng như sau: 4.1.Phương pháp định tính Xuất phát từ tính cấp thiết của việc thực hiện KTQT, cũng như tác động của thực hiện KTQT đến hiệu quả kinh doanh trong các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL, tác giả đã xác định được khe hổng nghiên cứu; đồng thời, tác giả tìm hiểu thêm về các công trình nghiên cứu đã được thực hiện trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu đề cập đến các lý thuyết nền như: lý thuyết bất định để giải thích các nhân tố: sự cạnh tranh của thị trường, quy mô doanh nghiệp, trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán có tác động đến việc thực hiện KTQT; Lý thuyết đại diện được vận dụng vào luận án để giải thích sự tác động của nhân tố nhận thức của chủ doanh nghiệp/nhà quản lý đối với việc thực hiện KTQT; Lý thuyết lợi ích – chi phí được vận dụng vào luận án để giải thích sự tác động của nhân tố chi phí thực hiện KTQT
  4. 5 đến việc thực hiện KTQT; Lý thuyết thể chế được vận dụng vào luận án để giải thích sự tác động của nhân tố luật pháp của nhà nước đối với việc thực hiện KTQT; Luận án sử dụng kết hợp giữa lý thuyết bất định và lý thuyết cơ sở nguồn lực để giải thích sự tác động của thực hiện KTQT đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đã chọn lọc và đưa ra giả thuyết nghiên cứu từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu cũng như dự kiến thang đo các biến trong mô hình. Trước khi đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức, tác giả tham khảo ý kiến của 9 chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế (gồm 3 nhà nghiên cứu, 3 cán bộ quản lý các tổ chức kinh tế, 01 kế toán trưởng và 2 chủ doanh nghiệp), mục đích xin ý kiến của họ để chắt lọc ra các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT trong DNNVV cũng như đo lường hiệu quả kinh doanh của DNNVV và quan điểm của họ về tác động của thực hiện KTQT đến hiệu quả kinh doanh trong các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL. 4.2. Phương pháp định lượng Phương pháp khảo sát được sử dụng trong nghiên cứu để thu thập các dữ liệu sơ cấp bằng cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các đối tượng có liên quan đến việc thực hiện KTQT trong các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL. Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức và lựa chọn mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural equation modelling - SEM) để thực hiện. Thứ nhất, phân tích nhân tố khám phá (EFA) được thực hiện để tổng hợp biến quan sát của các thang đo cho quá trình phân tích đa biến và thực hiện kiểm tra độ tin cậy của thang đo (hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha). Kế tiếp, phân tích nhân tố khẳng định CFA để kiểm định lại độ tin cậy và giá trị các thang đo. Cuối cùng, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định lại cơ sở lý thuyết và các giả thuyết. Phần mềm SPSS và AMOS được sử dụng để kiểm định dữ liệu đã thu thập từ các cuộc khảo sát để kiểm tra lại độ tin cậy của các thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT trong các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL, đồng thời kiểm định sự tương quan giữa các nhân tố tác động đến việc thực hiện KTQT đến hiệu quả kinh doanh của các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL. 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 5.1. Đóng góp về mặt lý thuyết Luận án được thực hiện có đóng góp về mặt lý thuyết như sau: + Điểm mới thứ nhất: Nghiên cứu bổ sung vào hệ thống cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa việc thực hiện KTQT và hiệu quả kinh doanh của DNNVV từ thực tiễn tại khu vực ĐBSCL. + Điểm mới thứ hai: Nghiên cứu kết hợp giữa lý thuyết bất định và lý thuyết cơ sở nguồn lực để giải thích sự tác động của việc thực hiện KTQT đến hiệu quả kinh doanh của DNNVV tại ĐBSCL. 5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn Kết quả đạt được từ nghiên cứu này giúp đưa ra những hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu cho các bên liên quan; qua đó, các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL có thể nhận ra các nhân tố tác động đến thực hiện KTQT và tác động đến hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp để có chiến lược cũng như kế hoạch thực hiện tốt KTQT; đồng thời nhìn nhận được tầm quan trọng của việc thực hiện KTQT tốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu cũng góp phần hỗ trợ cho
  5. 6 các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên ngành kế toán có thêm tài liệu thực tiễn liên quan đến KTQT trong công việc nghiên cứu chuyên môn. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Bên cạnh phần mở đầu và phần kết luận, luận án gồm có 5 chương. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và hàm ý CHƯƠNG 1TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng thực hiện KTQT KTQT đã và đang đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Ndwiga (2011). Tất cả các thông tin mà KTQT cung cấp sẽ là yếu tố cốt lõi giúp nhà quản lý hoạch định và điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nghiên cứu của Kamilah Ahmad (2012) đề cập đến việc “Xác định các nhân tố giải thích qui mô áp dụng thực hành KTQT trong doanh nghiệp vừa của Malaysia”, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô của công ty; cường độ cạnh tranh thị trường; cam kết của chủ sở hữu / người quản lý của công ty sản xuất và công nghệ tiên tiến có ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện KTQT nhất định, tức là hệ thống chi phí và hệ thống đánh giá hiệu suất. Việc sử dụng KTQT linh hoạt hơn (hệ thống hỗ trợ quyết định và KTQT chiến lược) phần lớn gắn liền với cam kết của chủ sở hữu / người quản lý. Tác giả Erserim(2012), đã tiếp tục nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu của của Abdel-Kader và Luther vào năm 2006, tiến hành nghiên cứu ở các DNSX tại Thổ Nhĩ Kỳ về tác động của các nhân tố: văn hóa doanh nghiệp, đặc điểm của doanh nghiệp và các nhân tố môi trường bên ngoài đến việc vận dụng KTQT. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố: văn hóa doanh nghiệp hỗ trợ, văn hóa doanh nghiệp dựa trên luật lệ, văn hóa doanh nghiệp hướng về mục tiêu và thiết kế tổ chức chính thức hóa tác động đến việc vận dụng KTQT. Nhóm tác giả Lucas, Prowle và Lowth (2013) tiến hành khảo sát thực trạng vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Anh đã công bố kết quả nghiên cứu trong đó chỉ ra rằng việc vận dụng KTQT trong DNNVV chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố như: quy mô, giới hạn tài chính, yêu cầu từ các bên liên quan bên ngoài doanh nghiệp, nền tảng kiến thức, kinh nghiệm của đội ngũ quản lý, môi trường kinh doanh và ngành nghề doanh nghiệp đó kinh doanh. Trong nghiên cứu Các yếu tố giải thích việc thực hiện kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa ở Malaysia của 2 tác giả Kamilah Ahmad và Shafie Mohamed Zabri (2015). Kết quả nghiên cứu cho thấy: quy mô của công ty, cường độ cạnh tranh trên thị trường, cam kết chủ sở hữu / người quản lý công ty và công nghệ sản xuất tiên tiến có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng của một số công cụ KTQT nhất định. Nhóm tác giả Danish Iqbal Godil, Muhammad Kashif và Salman Sarwat đã thực hiện nghiên cứu Khung dự phòng của hệ thống kế toán quản trị trong các DNVVN tại Pakistan vào năm 2019. Kết quả cho thấy: công nghệ sản xuất tiên tiến và cấu trúc doanh nghiệp là các yếu tố tiềm tàng quan trọng có tác động tích
  6. 7 cực đến kế toán quản trị. Quy mô doanh nghiệp có tác động đáng kể nhưng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; trong khi chiến lược có tác động tích cực và đáng kể đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhân viên kế toán được đào tạo (có trình độ) cho thấy không tác động đáng kể đến kế toán quản trị; hơn nữa kết quả cũng cho thấy, kế toán quản trị và cấu trúc doanh nghiệp tác động không đáng kể đến hiệu quả hoạt động của công ty. Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Ngọc Hùng (2016) với đề tài “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu: mức độ cạnh tranh của thị trường, nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp, chiến lược doanh nghiệp, chi phí cho việc tổ chức KTQT, nhân tố văn hoá doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp và mức độ sở hữu của nhà nước. Kordlouie và Hosseinpour (2018) đã thực hiện một nghiên cứu trên 340 doanh nghiệp ở Iran, trong đó dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi và phân tích bằng các phương trình cấu trúc. Các yếu tố ảnh hưởng chính bao gồm đặc điểm tổ chức (bao gồm quy mô, chiến lược cạnh tranh và phân cấp quản lý), tiềm năng kinh doanh (bao gồm quyền lực của khách hàng, công nghệ tiên tiến và thị trường cạnh tranh), công nghệ vận hành (bao gồm sự phức tạp của hệ thống xử lý, công nghệ sản xuất tiên tiến và quản lý chất lượng tổng thể). Nhóm tác giả Nguyễn Tiến Nhân, Phạm Thị Kim Sơn, Trần Thị Vân Ngọc và Nguyễn Trần Thúy Vi (2019) trong “nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTQT tại các doanh nghiệp ngành Xây dựng tỉnh Tiền Giang”. Kết quả cho thấy có 7 nhân tố tác động đến việc áp dụng KTQT, bao gồm: Quy mô doanh nghiệp; Nhận thức về KTQT của nhà quản trị; chi phí cho việc tổ chức áp dụng KTQT; Chiến lược kinh doanh; Mức độ cạnh tranh của thị trường; Trình độ nhân viên kế toán và Just In Time (JIT) Nhóm tác giả Thi Tu Oanh Le, Thi Ngoc Bui, Thi Thu Phong Tran và Quoc Hung Nguyen (2020) thực hiện nghiên cứu về Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả cho thấy 5/6 yếu tố có liên quan tích cực đến mức độ áp dụng kế toán quản trị; bao gồm: quy mô doanh nghiệp, văn hóa tổ chức, cơ cấu tổ chức, hoạt động công nghệ và nguồn nhân lực. 1.2. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của thực hiện KTQT đến hiệu quả kinh doanh trong DNNVV Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay phát triển rất nhanh và phức tạp, điều tất yếu là không thể tránh được sự cạnh tranh ngày càng lớn mạnh bởi các đối thủ. Việc ra quyết định kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp (Siti Nur và cộng sự, 2011). Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định đúng đắn vào đúng thời điểm thì phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc cung cấp thông tin thích hợp và kịp thời từ nguồn thông tin đáng tin cậy. Kamilah Ahmad và Shafie Mohamed Zabri (2013) nghiên cứu “Mối quan hệ giữa việc sử dụng thực hành KTQT và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa Malaysia”, kết quả cho thấy thực hành KTQT có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả trong quản lý của công ty và cũng có thể cải thiện hiệu quả. Nghiên cứu xuất hiện bằng chứng thực tế để chứng minh mối liên hệ tích cực của việc sử dụng thực hành KTQT tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có quy mô vừa tại Malaysia. Điều đó chứng
  7. 8 tỏ rằng thực hành KTQT đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các DNNVV đặc biệt là làm tăng hiệu quả kinh doanh và hiệu quả trong các quy trình quản lý của doanh nghiệp. Gichaaga (2014) nghiên cứu “Ảnh hưởng của thực hành KTQT về hiệu quả tài chính của công ty sản xuất tại Kenya”, nghiên cứu kết luận rằng các yếu tố quan trọng nhất của thực hành KTQT giữa các công ty sản xuất ở Kenya là: chức năng KTQT xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. ROE (Thu nhập ròng / Vốn chủ sở hữu trung bình) đã tăng do áp dụng thực hành KTQT, chức năng KTQT phát triển các chiến lược cho phép các công ty sản xuất khai thác các đổi mới tài chính để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và KTQT cung cấp thông tin từ môi trường của mình cho ban quản lý để tạo điều kiện cho việc ra quyết định và hoàn trả tài sản, ROA (Thu nhập ròng / Tổng tài sản) do áp dụng thực hành KTQT. Nghiên cứu “Ảnh hưởng của hệ thống KTQT và cam kết của tổ chức đối với hiệu quả hoạt động” của Al- Tit (2017) đề cập đến tác động tương tác của cam kết tổ chức và thiết kế hệ thống KTQT đối với hiệu quả hoạt động. Kết quả cho thấy hiệu ứng tương tác giữa mức độ sử dụng thông tin của KTQT và cam kết của tổ chức có tác động đến hiệu quả hoạt động. Khi các nhà quản lý có cam kết cao về tổ chức, mức độ sử dụng thông tin KTQT phạm vi rộng dẫn đến khả năng xử lý thông tin cao hơn và do đó để cải thiện hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu “Việc thực hiện KTQT và mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh trong các DNNVV” của tác giả Ahmad Kamilah (2017) cũng đề cập đến việc thực hiện KTQT trong các doanh nghiệp nhỏ và mối quan hệ giữa thực hiện KTQT và hiệu quả kinh doanh.Eugine Tafadzwa Maziriri, Miston Mapuranga (2017) cũng có công trình nghiên cứu “Tác động của thực hiện KTQT đối với hiệu quả kinh doanh của các DNNVV ở tỉnh Gauteng của Nam Phi”. Ba nhà nghiên cứu tại Ấn độ: D. Pradhan, Dr. P.K. Swain và Dr. M. Dash (2019) đã đề cập đến “ Ảnh hưởng của kỹ thuật KTQT trên chuỗi cung ứng và hiệu quả doanh nghiệp”. nghiên cứu chứng minh rằng việc áp dụng các kỹ thuật KTQT khác nhau vào các hoạt động của chuỗi cung ứng là chiến lược phù hợp nhất để tăng hiệu quả kinh doanh của bất kỳ công ty nào. 1.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việcthực hiện KTQT, tác động đến hiệu quả kinh doanh tại các DNNVV Trên thế giới, những công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT trong DNNVVkhá đa dạng.Các nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT cũng như có hay không sự tác động củathực hiện KTQT đến hiệu quả kinh doanh của DNNVV mà chưa đi sâu giải quyết mức độ tác động đó. Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu nào sử dụng kết hợp giữa lý thuyết cơ sở nguồn lực và lý thuyết bất định để giải thích mối quan hệ giữa kế toán quản trị và hiệu quả DNNVV. Tại Việt Nam, vấn đề này vẫn còn chưa khai thác tốt để giúp các nhà quản trị trong DNNVVcó cái nhìn chi tiết và cụ thể theo đặc thù của các DNNVV đặc biệt là tại các tỉnh ĐBSCL. 1.4. Khe hổng trong nghiên cứu Từ cơ sở tổng hợp các hướng nghiên cứu trên thế giới và trong nước, tác giả đưa ra nhận định và chỉ ra khoảng trống nghiên cứu như sau: Thứ nhất, cách tiếp cận lý thuyết để giải thích mối quan hệ giữa thực hiện KTQT và hiệu quả kinh doanh của các DN còn chưa được thực hiện. Vì vậy, trong luận án sử dụng kết hợp lý thuyết bất định và lý thuyết
  8. 9 cơ sở nguồn lực để giải thích sự tác động của thực hiện KTQT đến hiệu quả Kinh doanh của doanh nghiệp, điều này mang lại đóng góp mới về mặt lý thuyết trong mối quan hệ trên. Thứ hai, việc đo lường và kiểm định tác động của thực hiện KTQT đến hiệu quả kinh doanh của DNNVV chưa được thực hiện nghiên cứu và hầu hết các công trình nghiên cứu liên quan đến KTQT chủ yếu tập trung xây dựng mô hình KTQT cho một ngành, nghề cụ thể; cũng có những nghiên cứu về nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV nhưng chưa có nhiều nghiên cứu đề cập ảnh hưởng của nhân tố tác động đến thực hiện KTQT, đồng thời chưa nêu được tác động của nó đến hiệu quả kinh doanh trong DNNVV đặc biệt là tại các tỉnh ĐBSCL. Để việc ra quyết định kinh doanh được chính xác, kịp thời và hạn chế các sai sót thì nhà quản trị cần phải thu thập thông tin quản trị thích hợp từ hệ thống thông tin kế toán đặc biệt là KTQT, do đó cần phải có một hệ thống thông tin KTQT đáp ứng tốt các yêu cầu quản trị, và việc thực hiện tốt công tác KTQT sẽ là điều kiện tốt thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nhà quản trị có thể sử dụng các công cụ của KTQT để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Chính vì vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện KTQT, tác động đến hiệu quả kinh doanh tại các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL là một việc làm cần thiết và hợp lý. CHƯƠNG 2CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan về KTQT 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của KTQT Theo tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả, nguồn gốc của KTQT xuất phát từ hai quan điểm khác nhau. Cách tiếp cận kinh tế. Những người ủng hộ cách tiếp cận kinh tế cho rằng KTQTthực tiễn bắt nguồn từ khu vực tư nhân để hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Cách tiếp cận phi kinh tế. Những người ủng hộ cách tiếp cận phi kinh tế cho rằng thực hành KTQTban đầu được phát triển không phải hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, mà cho kiểm soát thông qua đo lường hiệu suất cá nhân và phân tích nó bằng cách so sánh với các tiêu chí hoặc tiêu chuẩn được phát triển trong các tổ chức chính phủ như quân đội (Hoskin và Vieira, 2005). Tóm lại, KTQT hiện đại đã chuyển sang một hình thái mới - phát triển tầm nhìn chiến lược đi kèm với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin để giúp cho nhà quản trị có được những thông tin thích hợp để ra quyết định đúng đắn trong việc đưa doanh nghiệp hoạt động bền vững, có sức cạnh tranh tốt trong nền kinh tế thị trường. 2.1.2. Khái niệm về KTQT KTQTlà nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy nhất thông qua các số liệu quá khứ và cả dự đoán tương lai(NdwigA, 2011). Kế toán quản trị đã chuyển từ một hoạt động với chức năng ghi chép sổ sách thành một hệ thống cung cấp thông tin đáng tin cậy cho nhà quản trị (Burns, J. và Vaivio, J, 2001). Vai trò hoạt động cung cấp thông tin tài chính định lượng cho các bên quan tâm giúp nhà quản trị đưa ra quyết định liên quan đến việc triển khai và sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với vai trò là một hệ thống thu thập, xử lý và phân tích thông tin, KTQT đãthu thập và truyền đạt thông tin kinh tế tới tất cả những người có quyền ra quyết định và thực hiện hành động ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức (Chuang, 2014).KTQThiện nay đã đạt đến giai đoạn mà chức năng phổ biến là cung cấp thông tin cho việc ra quyết định để nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp (Choe, J., 2004). Từ những quan
  9. 10 điểm của các tác giả trên, có thể nhận định rằng: KTQT là một quá trình thu thập thông tin kế toán bằng cách áp dụng các công cụ và kỹ thuật kế toán phù hợp để cung cấp thông tin cho yêu cầu của nhà quản trị để phục vụ cho các chức năng của quản trị trong doanh nghiệp. 2.1.3. Vai trò của Kế toán quản trị Khi đề cập đến KTQT cũng như thông tin của KTQT cần hiểu rõ vai trò của KTQT đối với các chức năng quản trị như sau: Kế toán quản trị đối với chức năng hoạch định:đây là chức năng quan trọng nhất của công tác quản trị doanh nghiệp, hoạch địnhlà xây dựng một bức tranh tổng thể định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, hoặc tổng thể các mục tiêu được đưa ra và đề xuất các biện pháp để đạt được các mục tiêu kỳ vọng trong việc lập kế hoạch cho doanh nghiệp. Kế toán quản trị đối với chức năng tổ chức công tác và điều hành:Chức năng này nhằm truyền đạt các chỉ tiêu kế hoạch đã xây dựng cho các bộ phận trong doanh nghiệp đồng thời tổ chức hoạt động tại các bộ phận theo như kế hoạch đã phê duyệt. Kế toán quản trị đối với chức năng kiểm soát và đánh giá các kết quả thực hiện: Thực chất của quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả là so sánh giữa việc thực hiện các mục tiêu với kế hoạch đã đặt ra, từ đóđề xuất biện pháp cải thiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán quản trị đối với chức năng ra quyết định: Ra quyết định là công việc thể hiệu quyền lực nhà quản trị và điều đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DN. Việc ra quyết định thường dựa trên cơ sở tổng hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhưng trong đó thông tin KTQT thường giữ vai trò có tính chất quyết định và độ tin cậy cao. Tóm lại, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của KTQT trong việc cung cấp thông tin thích hợp cho việc ra quyết định của nhà quản trị trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào.Chính vì vậy, nhà quản trị cần phải am hiểu và nhận thức đúng về vai trò cũng như tính hữu ích của KTQT đồng thời thực hiện KTQT hữu hiệu để mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.4. Thực hiệnkế toán quản trị KTQTkhông chỉ giới hạn trong một số hoạt động nhất định trong doanh nghiệp mà là một phạm vi rộng lớn vì KTQT được thiết kế để hỗ trợ ban lãnh đạo trong hoạt động cốt lõi của việc ra quyết định. Tại Việt Nam, nội dung của KTQT được ghi nhận theo thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2006 về việc hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp, gồm:Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm; Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh;Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận;Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định; Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh;Kế toán quản trị một số khoản mục khác: Kế toán quản trị tài sản cố định (TSCĐ);Kế toán quản trị hàng tồn kho; Kế toán quản trị lao động và tiền lương; Kế toán quản trị các khoản nợ. Trong luận án nghiên cứu, tác giả sẽ đề cập đến những nội dung củathực hiện KTQT cụ thể: Lập dự toán ngân sách, kế toán trách nhiệm, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và thích hợp thông tin cho việc ra quyết định; bởi vì tính đặc thù của các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL trong việc khai thác thông tin của KTQT vẫn chưa đầy đủ, chưa triệt để, nên trong nghiên cứu này tác giả sẽ lựa chọn một số nội dung thực hiện KTQT theo hướng dẫn của TT 53/2006/TT-BTC gồm Lập dự toán ngân sách; Kế toán chi
  10. 11 phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; và Thông tin cho việc ra quyết định – đây là 3 nội dung cơ bản nhất của KTQT được đa số các DNNVV thực hiện vì tính thiết thực và tính thường xuyên phù hợp với quy mô của DNNVV (Lê Thị Tú Oanh và cộng sự, 2020). Riêng nội dung Kế toán trách nhiệm được tác giả lựa chọn nhằm bổ sung cho việc thực hiện KTQT trong các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL để đánh giá trách nhiệm của các phân cấp quản lý thực hiện KTQT. 2.1.4.1. Lập dự toán ngân sách Theo Charles T. Horngren và công sự (2012) đã trình bày trong sách Quản trị và kế toán chi phí rằng “ngân sách là một biểu hiện định lượng của kế hoạch hành động của ban lãnh đạo trong một giai đoạn cụ thể và là sự hỗ trợ để điều phối những gì cần làm để thực hiện kế hoạch đó”. Cũng thế, Blumentritt (2006) cho rằng lập ngân sách là một quá trình trong đó các nguồn tài chính của tổ chức được phân bổ vào các đơn vị kinh doanh, hoạt động và đầu tư. Theo Kaplan và Atkinson (1998), ngân sách là kế hoạch toàn diện cung cấp cảm giác định hướng và sự tự tin để đạt được thành công của tổ chức. Tóm lại, lập ngân sách liên quan đến việc xem xét kết quả tài chính của các kỳ trước, dự báo doanh thu và chi phí, kiểm tra các đề xuất chi tiêu vốn và sự kết hợp của các bộ phận chức năng khác nhau. 2.1.4.2. Kế toán trách nhiệm Kế toán trách nhiệm (KTTN) là phương pháp kế toán thu thập, ghi nhận, báo cáo và đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận để đánh giá thành quả, kiểm soát quá trình hoạt động và chi phí phát sinh của các bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp(PGS-TS Phạm Văn Dược, TS Huỳnh Lợi, 2009).Hệ thống KTTN gắn liền với sự phân cấp về quản lý; nếu không có sự phân cấp quản lý thì sẽ không tồn tại hệ thống KTTN hay hệ thống KTTN sẽ không có ý nghĩa (Hiromoto, 1988.).Trong KTTN, các trung tâm trách nhiệm chủ yếu được phân chia theo chức năng tài chính, đó là: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Khi phân cấp quản lý, kế toán sẽ xác định các cấp thuộc về một trong các trung tâm trách nhiệm để theo dõi báo cáo. Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong tổ chức – nơi mà nhà quản trị bộ phận chịu trách nhiệm tại bộ phận quản lý. 2.1.4.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm i. Nếu xét dưới góc độchức năng, nội dung tổ chức kế toán quản trị chi phí giá thành sản phẩm bao gồm: Tổ chức thu nhận thông tin Tổ chức phân tích thông tin Cung cấp thông tin kế toán cho nhà quản trị doanh nghiệp ii. Nếu xét theo chu trình của thông tin kế toán thì nội dung tổ chức kế toán quản trị chi phí gồm các nội dung sau: Tổ chức chứng từ kế toán chi phí Tổ chức hệ thống tài khoản chi phí Tổ chức hệ thống sổ kế toán Tổ chức hệ thống báo cáo 2.1.4.4. Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định kế toán quản trị phục vụ việc quản lý trong việc cung cấp dữ liệu và thông tin cần thiết, bao gồm cả lời khuyên và khuyến nghị. Kế toán quản trị có thể cung cấp thông tin được tổng hợp theo nhiều cách khác
  11. 12 nhau: dữ liệu sơ cấp hoàn chỉnh thô, được tổng hợp theo thời gian hoặc mục tiêu (Bhimani, 2002). Trong hệ thống kế toán quản trị, cần có thông tin về cách các quyết định trong một lĩnh vực có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của cả bộ phận. 2.1.5. Xu hướng phát triển của KTQT trong giai đoạn hiện nay Tại nhiều nước phát triển trên thế giới, việc áp dụng KTQT và khai thác thông tin KTQT trong doanh nghiệp là vấn đề có tính khái quát cao, nhưng tại Việt Nam, vấn đề này chỉ mới được nghiên cứumột cách có hệ thống kể từ năm 1999, gần đây được rất nhiều doanh nghiệp và các nhà khoa học quan tâm. Việc ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực KTQT đã và đang trở thành xu hướng tất yếu. Trước bối cảnh đó, việc đánh giá những lợi ích của cách mạng công nghệ 4.0 đối với KTQT trong các doanh nghiệp là vấn đề rất đáng quan tâm. 2.2. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh doanh 2.2.1. Khái niệm Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu dùng để so sánh giữa các yếu tố đầu vào với các yếu tố đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinh doanh thu được, chi phí được xem xét phải là chi phí xã hội, do có sự kết hợp của các nhân tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động theo một tương quan cả về lượng và chất trong quá trình kinh doanh để tạo ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho tiêu dùng Như vậy, với các khái niệm được trình bày liên quan đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì trong nghiên cứu này, hiệu quả kinh doanh được hiểu chính là các chỉ số đo lường kết quả đầu ra của doanh nghiệp tương ứng với chi phí đầu vào để tạo ra kết quả đầu ra đó. 2.2.2. Đo lường hiệu quả kinh doanh Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận ròng sau thuế để đo lường kế quả đầu ra của HĐKD,  Tỷ suất lợi nhuận ròng/tổng tài sản (ROA): tỷ số này cho biết một đồng tài sản được sử dụng thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.  Tỷ suất lợi nhuận ròng /vốn chủ sở hữu (ROE): tỷ số này cho biết một đồng vốn của chủ sở hữu được sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.  Tỷ suất lợi nhuận ròng/ doanh thu (ROS): tỷ số này được sử dụng nhằm mục đính đánh giá về mức sinh lời trên một đồng doanh thu từ HĐKD của doanh nghiệp. 2.3. Cơ sở lý thuyết nền 2.3.1. Lý thuyết bất định 2.3.1.1 Nội dung lý thuyết Lý thuyết bất định được đưa ra đầu tiên vào giữa thập niên 1960, tuy nhiên đến giữa thập niên 1970 thì mới ứng dụng trong lý thuyết kế toán, theo đó lý thuyết bất định đưa ra quan điểm rằng“không có hệ thống kiểm soát tổng quan nào là "tốt nhất" mà là hoàn cảnh hoặc bối cảnh mà tổ chức phải đối mặt xác định hệ thống kiểm soát nào là phù hợp”(Otley, 1980). 2.3.1.2. Vận dụng lý thuyết bất địnhcho nghiên cứu
  12. 13 Vận dụng lý thuyết bất định trong nghiên cứu của luận án: khi thực hiện KTQT trong các DNNVV thì sẽ không thể nào có một mô hình chuẩn hay khuôn mẫu áp dụng giống nhau cho các DNNVV mà cần phải phụ thuộc vào yếu tố môi trường bên ngoài cũng nhưnhân tố nội tại của DNNVV, trong luận án, tác giả khai thác yếu tố môi trường bên ngoài liên quan đến nhân tố sự cạnh tranh của thị trường vànhân tố nội tại của DNNVV đó là quy mô doanh nghiệp, trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán (Gordon & Miller, 1976) để giúp cho nhà quản trị thực hiện tốt công tác KTQT nhằm tạo ra được các thông tin thích hợp phục vụ cho việc ra quyết định. 2.3.2. Lý thuyết đại diện 2.3.2.1. Nội dung lý thuyết Lý thuyết đại diện là học thuyết giải thích mối quan hệ giữa những người chủ (principal), như các cổ đông, và người làm (agent) cũng như các quản lý của công ty (executives). Trong mối quan hệ này, người chủ cử ra đại diện hoặc thuê người làm thực hiện các công việc. 2.3.2.2. Vận dụng lý thuyết đại diện trong nghiên cứu Trong luận án, tác giả đề cập đến nhân tố Nhận thức của chủ doanh nghiệp / nhà quản trị về KTQT trong nhóm các nhân tố tác động đến thực hiện KTQT nhằm đề cao sự quan tâm của người chủ, người đại diện trong việc thực hiện KTQT trong DNNVV, bởi vì người chủ/người đại diện sẽ đóng vai trò hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp để tồn tại trong sự cạnh tranh trên thị trường. Nếu người chủ, người đại diện không có sự quan tâm đến việc thực hiện KTQT thì khả năng thực hiện KTQT trong doanh nghiệp sẽ không cao. 2.3.3. Lý thuyết về lợi ích –chi phí 2.3.3.1. Nội dung lý thuyết Bản chất của lý thuyết này nghiên cứu hành vi ra quyết định dựa trên các lợi ích mang lại trừ những chi phí có liên quan của một dự án nếu lợi ích vượt xa các chi phí bỏ ra thì dự án sẽ được lựa chọn (Stuart, 2010). 2.3.3.2. Vận dụng lý thuyết lợi ích – chi phí trong nghiên cứu Trong luận án, tác giả chú trọng nhân tố Chi phí thực hiện KTQT để xem xét lợi ích có được từ việc khai thác tốt công tác KTQT so với chi phí bỏ ra khi thực hiện KTQT. Nếu đầu tư nhiều cho chi phíthực hiện KTQT trong doanh nghiệpthì liệu những lợi ích mà doanh nghiệp đạt được khi thực hiện KTQT có cao hay không? Nếu không đạt được lợi ích như kỳ vọng so với chi phí bỏ ra thì có thể doanh nghiệp sẽ không chấp nhận thực hiện. 2.3.4. Lý thuyết thể chế 2.3.4.1. Nội dung lý thuyết Lý thuyết thể chế lấy thể chế làm trọng tâm trong phân tích về thiết kế và tổ chức doanh nghiệp (Berthod, 2016) theo đó tổ chức có thể coi như là một thể chế khi nhỏ là một thành phần với đầy đủ các đặc tính của thể chế chung lớn hơn. Lý thuyết thể chế đề cập đến khái niệm “thể chế” là tập hợp những quy tắc chính thức, các quy định không chính thức hay những sự tín ngưỡng, nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hướng hoặc chi phối sự tương tác của các chủ thể chính trị với nhau trong những lĩnh vực nhất định (Berthod, 2016), (Greenwood R, Suddaby R, 2006) 2.3.4.2. Vận dụng lý thuyết thể chế trong nghiên cứu
  13. 14 Tại Việt Nam, các doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh thì chịu sự ràng buộc bởi các quy định, chế độ, luật pháp liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, công tác kế toán, các khoản thuế, bảo hiểm, lao động…do đó, nhân tố Luật pháp của nhà nướcđược đề cập trong luận án nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của nhân tố này sẽ như thế nào đến việc thực hiện KTQT trong các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL. 2.3.5. Lý thuyết cơ sở nguồn lực (Resourve Base View - BRV) 2.3.5.1. Nội dung lý thuyết Lý thuyết cơ sở nguồn lực là khung lý thuyết giải thích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được hình thành như thế nào và bằng cách nào để lợi thế đó được bền vững (Barney, 1991; Wernerfelt, 1984). Lý thuyết này giả định rằng các nguồn lực được phân bố không đồng đều giữa các doanh nghiệp và sự khác biệt về nguồn lực tồn tại theo thời gian (Barney và cộng sự, 2011). 2.3.5.2. Vận dụng lý thuyết cơ sở nguồn lực vào trong nghiên cứu Lý thuyết cơ sở nguồn lực xem xét việc thực hiện KTQT trong doanh nghiệp là một nguồn lực có giá trị, nó đóng vai trò quan trọng giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh (Chenhall & Moers, 2015). Việc thực hiện KTQT phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đặc thù của doanh nghiệp nên đối thủ cạnh tranh rất khó có thể bắt chước và sử dụng một cách máy móc kế toán quản trị của doanh nghiệp. Dựa trên cách tiếp cận lý thuyết cơ sở nguồn lực, luận án sử dụng lý thuyết cơ sở nguồn lực để giải thích sự tác động của việc thực hiện KTQT đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng kết hợp lý thuyết bất định và lý thuyết cơ sở nguồn lực để làm tăng mức độ giải thích mối quan hệ giữa việc thực hiện KTQT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ đề cập đến 2 nhóm nhân tố tác động chính đến thực hiện KTQT gồm Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (Luật pháp của Nhà nước, Sự cạnh tranh của thị trường) và Nhân tố bên trong doanh nghiệp (Quy mô doanh nghiệp, Nhận thức của chủ doanh nghiệp / nhà quản trị về kế toán quản trị, Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán và Chi phí thực hiện KTQT) 2.4.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 2.4.1.1. Luật pháp của Nhà nước Nếu không có sự ràng buộc về pháp luật của nhà nước thì liệu các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL có thực hiện KTQT hay không? Chính vì thế, trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng rằngdưới sự hướng dẫn của luật pháp nhà nước, các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL sẽ thực hiện KTQT để tạo ra được giá trị cho doanh nghiệp. 2.4.1.2. Sự cạnh tranh của thị trường Kamilah (2012) cũng cho rằng, mức độ cạnh tranh thị trường là nhân tố tác động từ bên ngoài, điều đó sẽ buộc các nhà quản trị cần có kiến thức và kinh nghiệm về hệ thống chi phí doanh nghiệp thì mới có thể đảm bảo sự cạnh tranh trong thị trường. Do đó, dựa trên lý thuyết bất định cũng với quan điểm của các nhà nghiên cứu đã trình bày ở trên, nhân tố sự cạnh tranh của thị trườngđược giải thích có mối liên hệ chặt chẽ với việc thực hiện KTQTtrong các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL. 2.4.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp 2.4.2.1.Quy mô doanh nghiệp
  14. 15 Quy mô doanh nghiệp thay đổi thường gắn với sự tác động của môi trường và sự gia tăng các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp, cũng như việc tăng cường sử dụng các phương pháp kiểm soát. Các công trình nghiên cứu được tiến hành ở các quốc gia phát triển cũng cho rằng quy mô doanh nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cả cơ cấu và các biện pháp kiểm soát trong doanh nghiệp (Abdel và Luther, 2006). Nghiên cứu của Ahmad (2012) cho thấy, các công ty lớn hơn tổ chức KTQT phức tạp hơn so với các DNNVV. 2.4.2.2. Nhận thức của chủ doanh nghiệp / nhà quản trị về kế toán quản trị Sự quan tâmcủa lãnh đạo của doanh nghiệp là nhân tố quyết định sự thành công khi khi thiết kế và vận hành hệ thống KTQT(Hoque, Z and James, W, 2000), bởi vì KTQT được xây dựng với mục tiêu cung cấp thông tin thích hợp cho lãnh đạo trong quá trình ra quyết định, và trước hết là dành cho lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp. 2.4.2.3. Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán Collis và Jarvis (2002) kết luận rằng kế toán viên có trình độ, có thể hỗ trợ việc phân tích và cung cấp thông tin tài chính cho nhà quản trị trong việc điều hành doanh nghiệp. dựa trên hàm ý của lý thuyết bất định cùng với các nghiên cứu trước, tác giả muốn tìm hiểu có hay không sự tác động của nhân tố Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán đến việc thực hiện KTQT trong các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL. 2.4.2.4. Chi phíthực hiện KTQT Trở ngại lớn đối với việc vận dụng KTQT tại các DNNVV chính là sự tốn kém về đầu tư cho việc thực hiện tổ chức KTQT, trong khi đó lợi ích mang lại thì khó để đo lường cụ thể(Trần Ngọc Hùng, 2016). Trong nghiên cứu này, tác giả vận dụng lý thuyết lợi ích – chi phí trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được từ việc thực hiện KTQT với những chi phí mà DNNVV phải bỏ ra có tương xứng hay không? 2.5. Ảnh hưởng của thực hiện kế toán quản trị đến hiệu quả kinh doanh KTQTđo lường và đạt được cả hiệu suất và hiệu quả tổ chức. Bất chấp những thách thức gặp phải trong việc xác định khái niệm, hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhận ra tầm quan trọng của việc đo lường và đạt được hiệu quả của tổ chức. Kamilah Ahmad và Shafie Mohamed Zabri (2016) đã thể hiện quan điểm này trong một nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa việc sử dụng các KTQT đo lường hiệu quả phi tài chính với hiệu quả của các doanh nghiệp. Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều cho rằng việc thực hiện KTQT tác động đến hiệu quả kinh doanh của DNNVV, tuy nhiên, DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL sẽ có những đặc thù riêng, không giống với DNNVV của các quốc gia khác. Vậy, khi các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL thực hiện KTQT có tác động đến hiệu quả kinh doanh hay không? Điều này sẽ được tìm hiểu, nghiên cứu và giải thích trong luận án. 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất
  15. 16 Sơ đồ 2.1.Mô hình nghiên cứu đề xuất (Nguồn: tác giả tổng hợp) CHƯƠNG 3PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Biện luận về phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu của tác giả nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến thực hiện KTQT, đồng thời tác động đến hiệu quảkinh doanh trong các DNNVV tại ĐBSCL. Vấn đề nghiên cứucủa luận án không phải là nội dung hoàn toàn mới so với các nghiên cứu trước, các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT đã được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện nhưng sự tác động của thực hiện KTQT đến hiệu quả doanh nghiệp là vấn đề còn bỏ ngỏ, đồng thời, vấn đề này chưa được nghiên cứutrong các DNNVV tại khu vực ĐBSCL nên tác giả sẽ áp dụng phương pháp hỗn hợp để thực hiện nghiên cứu để đám báo tính khoa học lẫn thực tiễn. Luận án thực hiện dựa trên các lý thuyết nền: lý thuyết bất định, lý thuyết đại diện, lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí và lý thuyết cơ sở nguồn lực; tác giả đồng thời tham khảo thêm các công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới và trong nước có liên quan đến việc thực hiện KTQT tác động đến hiệu quả kinh doanh trong DNNVV. 3.1.2. Quy trình nghiên cứu Sơ đồ 3.1. Qui trình nghiên cứu (Nguồn: tác giả tổng hợp) 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính 3.2.1. Tiêu chí lựa chọn chuyên gia
  16. 17 Thành phần tham dự khảo sát gồm 09 chuyên gia, là những người có kinh nghiệm trong việc thực hiện KTQT trong các doanh nghiệpcũng như những nhà khoa học tham gia nghiên cứu và giảng dạy về KTQT trong các trường đại học, các nhà quản lý doanh nghiệp, những nhà quản lý Hiệp hội doanh nghiệp. 3.2.2. Nội dung thảo luận với chuyên gia Tác giả cần thảo luận với chuyên gia 3 vấn đề: mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và thang đo các biến quan sát. Một số câu hỏi thảo luận chính đã được tác giả trao đổi sâu cùng các chuyên gia như sau: Câu hỏi 1: Ông/bà vui lòng cho biết nhân tố nào là nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT của DNNVV? Nếu có nhân tố chưa rõ nghĩa thì ông/bàđề xuất chỉnh sửa như thế nào? Theo kinh nghiệm nghiên cứu và làm việc của anh/chị, có đề xuất thêm nhân tố nào? Câu hỏi 2: Theo kinh nghiệm nghiên cứu và làm việc của ông/bà, thực hiện KTQT của DNNVV liên quan đến những nội dung nào? Câu hỏi 3: Theo quan điểm của ông/bà, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNNVV thì dựa vào những tiêu chí nào sau đây? Những ưu điểm và nhược điểm của các tiêu chí đánh giá? 3.2.3. Thảo luận với chuyên gia Số lượng chuyên gia mà tác giả mời để tham gia lấy ý kiến là 9 chuyên gia (phụ lục 01) đến từ những tỉnh, thành khác nhau trong khu vực ĐBSCL, cụ thể, 5 chuyên gia tại thành phố Cần Thơ, 01 chuyên gia tại tỉnh An Giang, 01 chuyên gia tại tỉnh Đồng Tháp, 02 chuyên gia tại tỉnh Cà Mau. 3.3. Mô hình nghiên cứuvà thang đo chính thức Như vậy, từ mô hình nghiên cứu ban đầu tác giả đã đề xuất, sau khi thảo luận sâu và trao đổi ý kiến với các chuyên gia thì mô hình nghiên cứu dự kiến đã được hiệu chỉnh lại bao gồm 05 nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT trong DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL như sau: Quy mô doanh nghiệp, Sự cạnh tranh của thị trường, Nhận thức của chủ doanh nghiệp/nhà quản trị về KTQT, Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán và Chi phí thực hiện KTQT 3.2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu Từ mô hình nghiên cứu ở trên, kết hợp với phần bàn luận và thống nhất ý kiến với các chuyên gia, tác giả đề xuất 6 giả thiết cần phải kiểm định, bao gồm: Giả thuyết Nội dung Lý thuyết giải thích Sự cạnh tranh trên thị trường cao sẽ ảnh hưởng cùng chiều đến H1 Lý thuyết bất định thực hiện KTQT trong DNNVV tại ĐBSCL H2 Quy mô doanh nghiệp càng lớn sẽ ảnh hưởng cùng chiều đến Lý thuyết bất định
  17. 18 thực hiện KTQT trong DNNVV tại ĐBSCL Nhận thức của chủ doanh nghiệp/ nhà quản trị về KTQT cao H3 sẽ ảnh hưởng cùng chiều đến thực hiện KTQT trong DNNVV Lý thuyết đại diện tại ĐBSCL Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán cao sẽ ảnh hưởng H4 Lý thuyết bất định cùng chiều đến thực hiện KTQT trong DNNVV tại ĐBSCL Chi phí thực hiện KTQT ảnh hưởng ngược chiều đến thực H5 Lý thuyết lợi ích chi phí hiện KTQT trong DNNVV tại ĐBSCL Có mối tương quan tích cực giữa việc thực hiện KTQT và hiệu Lý thuyết bất định kết H6 quả kinh doanh trong DNNVV tại ĐBSCL hợp với lý thuyết cơ sở nguồn lực (Nguồn: tác giả tổng hợp) 3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng 3.4.1. Thiết kế và mã hóa thang đo Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu đã có trong nước và trên thế giới. Các thang đo này được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với đặc điểm thực tế của các DNNVV tại các tỉnh ĐBSCL dựa vào kết quả của nghiên cứu định tính với kết quả thảo luận ý kiến chuyên gia. 3.4.2. Xác định kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu Trong nghiên cứu của luận án, số lượng biến độc lập đưa vào phân tích là 27 biến nên kích thước mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu chính thức 5 x 27 = 135. Do vậy, trong nghiên cứu này tác giả chọn cỡ mẫu từ 370 DNNVV(với mỗi phiếu khảo sát cho một doanh nghiệp) tại 5 tỉnh, thành: TP Cần Thơ, tỉnh Long An, tỉnh An Giang, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Cà Mau. + Đối tượng khảo sát: đối tượng khảo sát là các chủ doanh nghiệp, nhà quản trị, kế toán trưởng và những người có khả năng tham gia trực tiếp trong công tác quản trị, người có quyền ra quyết định trong việc hoạt động củadoanh nghiệp. 3.4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu Quá trình nghiên cứu cụ thể sẽ được tiến hành kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp, đối với các DNNVV tại TP Cần Thơ, tác giả đến trực tiếp doanh nghiệp để gặp gỡ và trao đổi với chủ doanh nghiệp/ nhà quản trị; đối với các DNNVV ở 4 tỉnh (tỉnh Long An, tỉnh An Giang, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Cà Mau), do khoảng cách địa lý và tính chất công việc nên tác giả không đến doanh nghiệp trao đổi trực tiếp công việc nên tác giả đã thông qua đội khảo sát viên đã được tác giả tập huấn về nội dung bảng khảo sát và thuê làm khảo sát. 3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu 3.5.1. Phương pháp thống kê mô tả 3.5.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha Phương pháp Cronbach’s Alpha dùng để loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. 3.5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
  18. 19 Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair J.F, Anderson, R.E., Tatham, R.L., and Black, W.C, 2006). 3.5.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA Khẳng định lại các thang đo đủ độ tin cậy trước khi thực hiện kiểm định các mối quan hệ trong mô hình. Khi tiến hành phân tích CFA cần phải đánh giá mức độ phù hợp của mô hình: Mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường khi có các chỉ số thỏa mãn các điều kiện: CMIN/df (Chi-square/df, Chi-square được điều chỉnh theo bậc tự do)
  19. 20 chủ doanh nghiệp/nhà quản trị về KTQT, trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán và chi phíthực hiện KTQT có tác động tích cực đến việc thực hiện KTQT tại mức ý nghĩa 1%. Bên cạnh đó, việc thực hiện KTQT tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở ĐBSCL có tác động tích cực đến hiệu quả doanh nghiệp tại mức ý nghĩa 1%, điều này có nghĩa là việc thực hiện KTQT tại các doanh nghiệp càng tốt thì khả năng cao các doanh nghiệp sẽ nâng cao được hiệu quả doanh nghiệp thông qua tiết kiệm chi phí, nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Hình 4.2. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (Nguồn: tác giả tính toán) Bảng 4.10. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính Mối Hệ số Hệ số Độ lệch Giá trị Mức ý nghĩa quan chưa chuẩn hóa chuẩn CR hệ chuẩn hóa KTQT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2