intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của thông tin kế toán đến quyết định chiến lược của nhà quản trị và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thương mại tại các tỉnh thành phía Nam Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của luận án "Ảnh hưởng của thông tin kế toán đến quyết định chiến lược của nhà quản trị và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thương mại tại các tỉnh thành phía Nam Việt Nam" là xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của thông tin kế toán đến ra quyết định chiến lược và hiệu quả hoạt động của các DN thương mại tại các tỉnh thành phía nam VN. Bên cạnh đó nghiên cứu kiểm định ảnh hưởng gián tiếp của thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động thông qua ra quyết định chiến lược.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của thông tin kế toán đến quyết định chiến lược của nhà quản trị và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thương mại tại các tỉnh thành phía Nam Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VŨ THANH LONG ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA NHÀ QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TẠI CÁC TỈNH THÀNH PHÍA NAM VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Phạm Ngọc Toàn 2. TS. Nguyễn Thị Thu Phản biện 1: ................................................................................................................. Phản biện 2: ................................................................................................................. Phản biện 3: ................................................................................................................. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: .................... ...................................................................................................................................... Vào hồi…..giờ…..ngày…..tháng…..năm 20................................................................ Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ......................................................................................................................................
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Thông tin kế toán có vai trò trọng yếu đối với việc đóng góp thông tin cho lãnh đạo kiểm soát và điều hành DN, nó là nền tảng cho việc ra các QĐ chiến lược và điều hành của lãnh đạo DN, đồng thời cũng là nguồn thông tin quan trọng và cần thiết cho nhiều đối tượng khác nhau như các cổ đông, ngân hàng, cơ quan thuế… DN càng phát triển thì mức độ cần thiết về thông tin kế toán cũng tăng dần. TTKT gồm TTKT tài chính và TTKT quản trị giúp người điều hành tại các DN thương mại ra các QĐ chiến lược tốt nhất từ đó giúp DN đạt được HQHĐ cao nhất. Để các DN thương mại tồn tại và tiếp tục hoạt động trong giai đoạn đại dịch bùng phát và bất ổn về mặt chính trị do chiến tranh gây ra trên thế giới thì thông tin kế toán càng trở nên quan trọng nhằm phục vụ công tác quản lý và điều hành DN, là cơ sở cho NQL ra các quyết định chiến lược của DN. Do đó việc xem xét ảnh hưởng của thông tin kế toán đến ra quyết định chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động tại các DN VN là vấn đề cần thiết hiện nay. Để thích nghi với môi trường kinh doanh luôn thay đổi và gặp nhiều khó khăn, các DN luôn tìm kiếm và sử dụng nhiều phương pháp để hỗ trợ cho việc ra quyết định chiến lược của NQL tốt nhất, trong đó sử dụng thông tin kế toán giữ vai trò quan trọng trong việc giúp NQL định hướng, lèo lái DN đạt các mục tiêu. TTKT có thể ảnh hưởng đến việc ra QĐ của NQL theo hai cách: trực tiếp như đầu vào cho các QĐ hoặc gián tiếp đến hành vi của NQL (Wall, F., & Greiling, D., 2011). KTTC và KTQT có vai trò quan trọng trong việc người quản trị dùng thông tin này khi ra QĐ, Dănescu và cộng sự (2015). TTKT tỷ lệ thuận với việc ra QĐ chiến lược liên quan đến thị trường và sản xuất (Kariyawasam, H., 2016). Các DN có chất lượng TTKT cao hơn đầu tư vốn hiệu quả hơn và ra QĐ của các NQL tốt hơn (Cho, S. M., và Kang, S. A., 2019). TTKT tác động đến lợi nhuận của các DN, (Smt. Bhavna P. Patel, 2015). Việc ra QĐ chiến lược là yếu tố then chốt và có tác động lớn đến HQHĐ của DN. Ra QĐ là yếu tố không thể thiếu của NQL trong bất kỳ loại hình tổ chức nào (Nooraie, 2012). Các QĐ chiến lược, khi được hành động một cách chính xác, là cơ hội để định vị lại và sắp xếp lại tổ chức để “phù hợp” hơn (Harrison, 1996). Theo đó, việc ra QĐ chiến lược thành công cho phép một tổ chức duy trì vị thế cạnh tranh, gắn kết hoạt động nội bộ với môi trường bên ngoài và tồn tại trước các mối đe dọa và thách thức, trong khi ngược lại, do yếu tố không thể thiếu của chúng trong DN, một QĐ chiến lược hiệu quả không tốt có thể dẫn đến sự suy sụp của một tổ chức và dẫn đến sự lúng túng của DN, thiệt hại kinh tế lớn cho các bên liên quan hoặc thậm chí phá sản (Mueller và cộng sự, 2007). Sự tham gia của người quản lý vào việc ra QĐ nhằm tạo ra môi trường làm việc cùng nhìn về một hướng, trong đó cả cấp quản lý và người lao động đều tự nguyện đóng góp để nâng cao HQHĐ của tổ chức (Noah, 2008). Để đạt HQHĐ của DN cao cần thiết nhất là các chủ DN phải cung cấp các QĐ kinh doanh chiến lược tốt và hiệu quả (Rehman và cộng sự, 2012). Từ các nghiên cứu cho thấy TTKT sẽ góp phần tăng cường hiệu quả của việc ra quyết định chiến lược, giúp nâng cao HQHĐ cho các DN. 1
  4. Các nghiên cứu trên thế giới cũng như ở VN được tác giả tìm hiểu đều nhấn mạnh lợi ích của TTKT và tập trung nghiên cứu nhiều về TTKT quản trị mà ít xem xét ảnh hưởng các khía cạnh của TTKT đến việc ra quyết định chiến lược nhằm tăng cường HQHĐ của DN thương mại. Ngoài ra việc đo lường HQHĐ của DN cũng chỉ tập trung vào HQHĐ tài chính điều này có thể dẫn đến sai lầm của NQL trong việc điều hành DN. Để ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho DN trong thời đại này. NQL sẽ chịu trách nhiệm chính trong công cuộc điều hướng rủi ro cho DN. Chính các NQL sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để ra các quyết định chiến lược. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá một cách có hệ thống về ảnh hưởng của TTKT ở hai khía cạnh TTKT tài chính và TTKT quản trị đến việc ra các QĐ chiến lược và HQHĐ của DN được xem xét đồng thời hai khía cạnh gồm HQHĐ tài chính và hoạt động phi tài chính tại các DN thương mại là rất cần thiết. Điều này giúp cho NQL thấy được tầm quan trọng của thông tin kế toán, có định hướng đầu tư vào hệ thống kế toán một cách phù hợp, từ đó NQL sẽ có được thông tin kế toán nhanh chóng, đầy đủ và chính xác, để NQL ra quyết định chiến lược tốt hơn và HQHĐ vượt trội, từ đó giúp DN vượt qua tình hình khó khăn hiện nay và nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển không ngừng. Nhận thức được tính cấp thiết này tác giả chọn đề tài “Ảnh hưởng của TTKT đến ra quyết định chiến lược của nhà quản trị và HQHĐ của các DN thương mại tại các tỉnh thành phía nam VN” làm luận án tiến sĩ của mình 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của luận án là xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của TTKT đến ra quyết định chiến lược và HQHĐ của các DN thương mại tại các tỉnh thành phía nam VN. Bên cạnh đó nghiên cứu kiểm định ảnh hưởng gián tiếp của TTKT đến HQHĐ thông qua ra quyết định chiến lược. Mục tiêu cụ thể Các mục tiêu cụ thể gồm: - Nghiên cứu ảnh hưởng của TTKT đến ra quyết định chiến lược của các DN thương mại tại các tỉnh thành phía nam VN. - Nghiên cứu ảnh hưởng của TTKT đến HQHĐ của các DN thương mại tại các tỉnh thành phía nam VN. - Nghiên cứu ảnh hưởng của ra QĐ chiến lược đến HQHĐ của các DN thương mại tại các tỉnh thành phía nam VN. - Nghiên cứu ảnh hưởng gián tiếp của TTKT đến HQHĐ thông qua ra quyết định chiến lược của NQL ở các DN thương mại tại các tỉnh thành phía nam VN. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Từ các mục tiêu đề xuất trên tác giả muốn tìm câu trả lời cho bốn câu hỏi nghiên cứu sau đây: (1) TTKT có ảnh hưởng đến ra quyết định chiến lược không? Mức độ ảnh hưởng như thế 2
  5. nào? (2) TTKT có ảnh hưởng đến HQHĐ của DN không? Mức độ ảnh hưởng như thế nào? (3) Ra quyết định chiến lược có ảnh hưởng đến HQHĐ của DN không? Mức độ ảnh hưởng như thế nào? (4) TTKT có ảnh hưởng gián tiếp đến HQHĐ trong DN thông qua ra quyết định chiến lược không? Mức độ ảnh hưởng như thế nào? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của TTKT tới ra quyết định chiến lược của nhà quản trị và HQHĐ của DN. Ảnh hưởng của ra quyết định chiến lược của nhà quản trị với HQHĐ của DN thương mại tại các tỉnh thành phía nam VN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Nghiên cứu được thực hiện ở các DN thương mại tại các tỉnh thành phía nam VN. Thời gian: Từ tháng 01/2020 đến tháng 06/2022 là khoảng thời gian nghiên cứu của tác giả. Trong đó từ tháng 06/2021 đến tháng 03/2022 là thời gian khảo sát dữ liệu sơ cấp để phục vụ cho việc thực hiện định lượng chính thức. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng sử dụng kết hợp PPNC định tính và PPNC định lượng. Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: Phương pháp nghiên cứu định tính: trọng tâm của phương pháp này là phỏng vấn chuyên gia được thực hiện từ đó các ý kiến được tổng hợp. Phương pháp này được sử dụng để giải quyết mục tiêu cơ bản là xác định về sự tồn tại các biến của mô hình đề xuất trong thực tế theo quan điểm của chuyên gia, đồng thời điều chỉnh thang đo cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu là các DN thương mại tại các tỉnh thành phía nam VN, do quá trình biên dịch sang tiếng Việt có thể vẫn còn các sai sót về ngữ nghĩa và có thể chưa phù hợp hoàn toàn với bối cảnh VN. Kết quả của phương pháp nghiên cứu định tính tăng thêm luận cứ khoa học về: thứ nhất xác nhận và giải thích các ảnh hưởng giữa các biến nghiên cứu trong mô hình lý thuyết khi gắn với bối cảnh ở VN; thứ hai hoàn thiện các thang đo trong mô hình để phù hợp với hoàn cảnh ở VN do tác giả kế thừa từ nghiên cứu trước, từ đây hình thành thang đo nháp lần hai. Phương pháp nghiên cứu định lượng: - Nghiên cứu định lượng sơ bộ: để khảo sát sơ bộ mẫu dự kiến khoảng 100 cá nhân đại diện các DN theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện nhằm kiểm định các thang đo đã kế thừa từ lý thuyết sau khi có góp ý của chuyên gia. Tiếp theo thực hiện kiểm tra CA và EFA để đảm bảo các thang đo phù hợp cho nghiên cứu, giúp bảng hỏi được hoàn thiện để nghiên cứu chính thức. - Nghiên cứu định lượng chính thức: khi bảng hỏi phục vụ khảo sát định lượng chính thức được hoàn thiện. Việc thu thập dữ liệu tiến hành bằng cách phát bảng khảo sát với cỡ mẫu lớn hơn để thực hiện nghiên cứu chính thức. Tác giả dùng công cụ SmartPLS và SPSS để phân tích dữ liệu. 3
  6. Kết quả giai đoạn nghiên cứu định lượng chính thức là các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu được giải quyết. 5. Đóng góp của luận án Đóng góp về mặt lý thuyết: - Luận án góp phần bổ sung để làm phong phú thêm các nghiên cứu về TTKT phục vụ cho quản lý, các nghiên cứu trước chỉ tìm hiểu về thông tin KTTC hoặc thông tin KTQT. Tuy nhiên để có cái nhìn toàn diện hơn về TTKT luận án xem xét TTKT bao gồm cả hai yếu tố TTKT tài chính và TTKT quản trị. Trong đó thông tin kế toán toán chính được tiếp cận thông qua chất lượng của các BCTC do KTTC cung cấp, TTKT quản trị tiếp cận thông qua nhận thức tính hữu ích của nó bởi NQL. Ngoài ra luận án còn cho biết ảnh hưởng của TTKT đến HQHĐ được giải thích thông qua việc ra quyết định chiến lược. - Luận án cũng góp phần bổ sung mang tính cụ thể hơn vào dòng nghiên cứu ra quyết định chiến lược. Các nghiên cứu trước ở VN đã nghiên cứu về ra quyết định chiến lược nhưng đa phần chỉ tiếp cận mang tính định tính, chưa được đo lường cụ thể việc ra quyết định chiến lược bởi NQL. Trong luận án này tác giả tiếp cận và đo lường cụ thể việc ra quyết định thông qua các kế hoạch chiến lược được lập, từ đó giúp nâng cao hiệu quả ra QĐ chiến lược của NQL làm cho HQHĐ của các DN tốt hơn. Luận án còn cho thấy TTKT được xem như là một nguồn lực của DN giúp tăng cường hiệu quả của việc ra quyết định chiến lược, từ đó nâng cao HQHĐ của DN. Nghiên cứu còn cho thấy ra quyết định chiến lược là một yếu tố đặc biệt và rất cần thiết cho DN trước tình hình kinh tế biến động lớn do dịch Covid và chiến tranh hiện nay. Do vậy, DN nào lập kế hoạch chiến lược và ra quyết định chiến lược kịp thời, hiệu quả sẽ có được lợi thế từ môi trường kinh doanh giúp đạt được HQHĐ mong muốn. Đóng góp cho thực tiễn: - Nghiên cứu giúp NQL tại các DN thấy được TTKT là căn cứ quan trọng để ra quyết định chiến lược, TTKT giúp nhà quản trị ra các QĐ chiến lược nhanh chóng, hiệu quả, từ đó nâng cao HQHĐ. Kết quả này giúp NQL tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của TTKT, từ đó có cách tiếp cận và phương pháp sử dụng TTKT hiệu quả nhất cho việc ra quyết định chiến lược. - Chỉ ra cho các NQL DN thấy được việc lập ra QĐ chiến lược là rất cần thiết đối với các DN thương mại, nó giúp NQL thực hiện các mục tiêu dài hạn để đạt mục tiêu chung của DN, NQL xác định được điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức hiện tại của DN từ đó ra các quyết định để khai thác các cơ hội, đối phó với thách thức giúp đạt được mục đích HQHĐ của DN. - Nghiên cứu còn cho NQL thấy được TTKT ngoài giúp việc ra quyết định chiến lược mà còn sử dụng TTKT như là một công cụ hữu ích để cùng nhau trao đổi, thảo luận, chia sẻ thông tin trong các cuộc họp nhằm giải quyết vấn đề khó khăn của DN giúp nâng cao HQHĐ. Từ sự đóng góp được đề cập, luận án muốn trở thành một tài liệu tham khảo có giá trị cho những người quan tâm đến lĩnh vực của luận án. 6. Kết cấu của luận án 4
  7. Kết cấu của luận án gồm 5 chương: Chương 1 - Tổng quan nghiên cứu. Chương 2 - Cơ sở lý thuyết. Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu. Chương 4 - Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chương 5 - Kết luận và hàm ý. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của thông tin kế toán đến quyết định chiến lược và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thương mại 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới 1.1.1.1. Ảnh hưởng thông tin kế toán đến ra quyết định chiến lược Có thể khẳng định TTKT có ảnh hưởng đến ra QĐ chiến lược tại DN, TTKT là thông tin quan trọng của DN và được các NQL sử dụng để phát triển kiến thức liên quan đến tổ chức theo một số cách khác nhau, từ việc đưa ra các sự kiện mà các hoạt động thường ngày của NQL không thấy được, để phát triển tổng quan định lượng về hoạt động của tổ chức, v.v.. từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra QĐ hiệu quả. Các nghiên cứu đều cho thấy tầm quan trọng của TTKT tài chính, TTKT KTQT đến việc ra quyết định chiến lược. Tuy nhiên các nghiên cứu tác giả tìm hiểu chỉ nghiên cứu thông tin KTTC hay dùng BCTC để ra quyết định, một số ít nghiên cứu chung yếu tố TTKT (TTKT tài chính và TTKT quản trị) hỗ trợ ra quyết định chiến lược nhưng chỉ dừng lại ở việc phân tích định tính chưa thấy đo lường cụ thể yếu tố TTKT trong một nghiên cứu.(Phụ lục 1) 1.1.1.2. Ảnh hưởng của ra quyết định chiến lược đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa ra QĐ và HQHĐ của DN. Quá trình tổng hợp theo dòng thời gian có thể thấy rằng các nghiên cứu về ra QĐ được thực hiện với nhiều góc độ khác nhau như xem xét giữa ra QĐ và hiệu xuất bền vững của DN cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN đều cho rằng hiệu suất sẽ bền vững cũng như hiệu quả kinh doanh của DN sẽ tốt hơn từ việc sử dụng song song giữa lập kế hoạch và ra QĐ. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng cho thấy việc ra QĐ chiến lược của người điều hành liên quan đến cải tiến trình tự sản xuất liên tục nó giúp giảm lãng phí và hạn chế chi phí gia tăng trong các DN qua đó cho thấy ra QĐ chiến lược tác động đáng kể đến HQHĐ của các DN. Những nghiên cứu trước đây tuy được thực hiện ở nhiều nước và ở nhiều thời gian khác nhau nhưng đều cho thấy HQHĐ của DN ít hay nhiều đều bị sự ảnh hưởng của việc ra QĐ chiến lược của NQL. (Phụ lục 1) 1.1.1.3. Ảnh hưởng thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Từ tổng hợp trên cho thấy được TTKT nói chung (thông tin KTTC, thông tin KTQT) có ảnh hưởng đến HQHĐ của DN. Các nghiên cứu cho thấy thị trường càng cạnh tranh thì TTKT càng QĐ đến hiệu quả DN. Ngoài ra còn cho thấy sự nổi bật của TTKT để đưa ra QĐ chiến lược, định hướng thị trường giúp nâng cao HQHĐ của DN. Từ đó cho thấy việc sử dụng TTKT sẽ làm tăng HQHĐ của DN, các DN sử dụng TTKT tốt sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận của DN. 5
  8. 1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 1.1.2.1. Ảnh hưởng thông tin kế toán đến ra quyết định chiến lược Từ các nghiên cứu tác giả tổng hợp cho thấy, ở VN ảnh hưởng quan trọng của TTKT đến ra QĐ chiến lược được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và xem xét. Vai trò TTKT quản trị và việc điều hành ra QĐ tại DN chịu ảnh hưởng của TTKT quản trị như thế nào được các nghiên cứu phần lớn tập trung, tuy nhiên cũng có tìm hiểu TTKT tài chính tác động đến ra QĐ chiến lược nhưng các nghiên cứu này chưa nhiều. Từ đó cho thấy việc ra QĐ chiến lược từ NQL ảnh hưởng lớn bởi TTKT, vì TTKT cung cấp bức tranh toàn cảnh của một DN và NQL dùng TTKT phổ biến để hiểu rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của TTKT, nhằm đưa ra các QĐ tốt hơn và kiểm soát các sự cố liên quan đến việc ra QĐ chiến lược. Từ đó, khẳng định vai trò tích cực của TTKT trong việc ra QĐ chiến lược. Đây cũng là tiền đề giúp tác giả nghiên cứu tiếp tác động giữa TTKT và ra QĐ chiến lược. 1.1.2.2. Ảnh hưởng của ra quyết định chiến lược đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tóm lại ở VN, nhiều tác giả đã tìm hiểu về tầm quan trọng của ra QĐ chiến lược liên quan đến HQHĐ ở DN. Các nghiên cứu chủ yếu đo lường ra QĐ chiến lược ở góc độ định đính từ các NQL. Chưa thấy nghiên cứu đo lường định lượng việc ra QĐ chiến lược bằng việc lập kế hoạch. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng đã cho thấy tác động của ra QĐ chiến lược đến HQHĐ tại DN, đây là nền tảng để tác giả kế thừa trong nghiên cứu của mình. 1.1.2.3. Ảnh hưởng thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tóm lại, trong những năm gần đây có nhiều nghiên cứu về HQHĐ của DN chịu sự ảnh hưởng của TTKT Tác giả thấy rằng ở VN những năm gần đây có khá nhiều nghiên cứu về TTKT và ảnh hưởng của TTKT đến HQHĐ của DN. Các nghiên cứu trước quan tâm nhiều đến TTKT quản trị trong DN, chưa nhiều nghiên cứu tập trung vào TTKT tài chính. Nhưng hầu hết các nghiên cứu trước đã cho thấy được TTKT tác động lên HQHĐ của DN như thế nào. Như vậy, có sự ảnh hưởng của TTKT đến HQHĐ từ đó nghiên cứu sẽ kế thừa nền tảng các nghiên cứu này. (Phụ lục 1) 1.2. Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khoảng trống nghiên cứu 1.2.1. Nhận xét các nghiên cứu trước 1.2.1.1. Nhận xét các nghiên cứu trên thế giới Các nghiên cứu về ảnh hưởng của TTKT tài chính đến ra QĐ chiến lược (Bruns, W. J., 1968; Robert M. Bushmana và cộng sự, 2001; Robert M. Bushman và cộng sự, 2003; Carraher, S., & Van Auken, H., 2013; Boşoteanu, m. c., 2016) cho thấy rằng TTKT tài chính giúp tăng cường hiệu quả QĐ đầu tư, nâng cao kiểm soát, giúp doanh thu tăng lên và là đầu vào quan trọng nhất để ra QĐ. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu về thông tin trên các BCTC. Hoặc các nghiên cứu chung về TTKT quản trị tác động đến ra QĐ chiến lược như (Cho, S. M., & Kang, S. A., 2019; Dima, F. C, 2020; ORU, S. S, 2020)… cho rằng các NQL của CT có chất lượng TTKT cao hơn đầu tư vốn hiệu quả hơn và là thông tin cần thiết để ra QĐ cần thiết của NQL. Các nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của TTKT đến ra QĐ chiến lược, các tác giả chỉ dừng lại ở việc bàn luận 6
  9. riêng từng khía cạnh của TTKT, như việc sử dụng thông tin BCTC, TTKT tài chính, TTKT quản trị hoặc phân tích mang tính định tính về TTKT để thực hiện ra QĐ chiến lược. Tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu về TTKT (bao gồm TTKT tài chính và TTKT quản trị) trong đó TTKT tài chính được đo lường thông qua chất lượng báo cáo tài chính và TTKT quản trị được đo lường thông qua nhận thức tính hữu ích của NQT Các nghiên cứu về tác động ra QĐ đến HQHĐ như đều cho thấy ra QĐ chiến lược có ảnh hưởng lớn đến HQHĐ của DN. Tuy nhiên, các tác giả nhìn nhận ra QĐ ở các khía cạnh khác nhau. (Professor Olalekan Asikhia và cộng sự, 2019; Lis M. Yapanto và cộng sự, 2021; Manolopoulos và cộng sự, 2022; Tetteh và cộng sự, 2022) nhìn nhận tính linh hoạt trong việc ra QĐ, kiến thức quản lý thực tế đến việc ra QĐ, vai trò của lập kế hoạch và ra QĐ tuy nhiên họ đều cho rằng khi một QĐ chiến lược hợp lý và trực quan kết hợp với nhau, hiệu suất tài chính sẽ được cải thiện đáng kể. Các nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở việc chỉ dựa vào các lý thuyết để phân tích việc ra QĐ chiến lược, chưa thấy đo lường việc ra QĐ chiến lược cụ thể bằng các kế hoạch chiến lược. Ngoài ra các nghiên cứu cũng xem xét HQHĐ ở các khía cạnh tài chính như làm doanh thu tăng lên, tăng cường lợi nhuận của DN… Các nghiên cứu còn cho thấy, không gian nghiên cứu được thực hiện ở các quốc gia khác nhau với hệ thống pháp lý, chính trị, kinh tế và trình độ nguồn nhân lực khác nhau. Tuy nhiên, theo tác giả nhận thấy vấn đề sử dụng TTKT (TTKT tài chính, TTKT quản trị) trong điều hành và ra QĐ chiến lược làm ảnh hưởng đến HQHĐ của DN thương mại trong cùng một mô hình nghiên cứu hầu như chưa được tìm thấy từ tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài. 1.2.1.2. Nhận xét các nghiên cứu tại Việt Nam Tóm lại, theo tác giả tìm hiểu các nghiên cứu ở VN chỉ xem xét các ảnh hưởng của TTKT đến ra QĐ chiến lược hoặc đến HQHĐ DN, ảnh hưởng của ra QĐ chiến lược đến HQHĐ DN. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước chưa xem xét đồng thời ảnh hưởng bởi hai yếu tố TTKT gồm TTKT tài chính và TTKT quản trị đến ra QĐ chiến lược và HQHĐ của DN trong cùng một mô hình nghiên cứu. 1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án Từ các công trình nghiên cứu ở VN và thế giới được tác giả trình bày trong phần tổng quan có liên quan đến luận án của mình, cho thấy TTKT rất quan trọng phục vụ công tác quản lý và điều hành DN, là cơ sở cho việc ra QĐ và điều hành của NQL trong DN, để đạt được các mục tiêu của DN thì nhu cầu TTKT phát sinh trong từng thời điểm cũng khác, biểu hiện cũng khác. Nhưng nhìn chung ở thời kỳ nào NQL cũng rất cần TTKT để làm cơ sở cho việc ra QĐ chiến lược của DN mình. Các nghiên cứu được tác giả tìm thấy phần lớn tập trung nghiên cứu về TTKT quản trị, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào cho thấy ảnh hưởng đồng thời của của hai yếu tố của TTKT là TTKT quản trị và TTKT tài chính đến ra QĐ chiến lược của NQL trong cùng một nghiên cứu đây là khoảng trống thứ nhất trong nghiên cứu. Ngoài ra, khi tác giả tìm hiểu về các nghiên cứu ra QĐ chiến lược, phần lớn tại VN các nghiên cứu chủ yếu phân tích định tính bằng cách phỏng vấn chuyên sâu các NQL có kinh nghiệm 7
  10. từ đó đưa ra các kết luận nghiên cứu, chưa đo lường cụ thể việc lập và ra các QĐ chiến lược, ngoài ra các nghiên cứu tại VN cũng chỉ xem xét việc ra QĐ chiến lược ảnh hưởng đến HQHĐ tài chính của doanh nghiệp chưa xem xét đến HQHĐ phi tài chính của DN đó, trong nghiên cứu của mình tác giả đo lường cụ thể việc ra QĐ và ảnh hưởng của ra QĐ chiến lược đến HQHĐ tài chính và phi tài chính của các DN thương mại đây là khoảng trống thứ hai. Ngoài ra, tác giả chưa tìm thấy tại VN có nghiên cứu nào tích hợp và bàn luận trong cùng một mô hình về TTKT ảnh hưởng đến ra QĐ chiến lược và HQHĐ của các DN thương mại; cũng như TTKT ảnh hưởng đến HQHĐ của các DN này thông qua vai trò trung gian của ra QĐ chiến lược đây là khoảng trống thứ ba. Vì thế, vấn đề cấp thiết là nên thực hiện nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng nhằm xác định và đo lường ảnh hưởng của TTKT đến ra QĐ chiến lược, ảnh hưởng của ra QĐ chiến lược đến HQHĐ tài chính và phi tài chính, ảnh hưởng của TTKT đến HQHĐ của DN. Việc tìm hiểu rõ các mối quan hệ này nhằm công bố các hàm ý phù hợp để sử dụng TTKT một cách kịp thời, hiệu quả, giúp NQL tăng cường tính chính xác trong việc ra QĐ chiến lược trước sự biến động của thị trường, nhằm mang lại HQHĐ tốt nhất cho DN. lCHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan các khái niệm nghiên cứu 2.1.1. Tổng quan thông tin kế toán 2.1.1.1. Khái niệm thông tin kế toán Trong lĩnh vực KT, thông tin được xác định rõ trong các khái niệm về KT. Thông tin KT là những thông tin định lượng, căn bản là những thông tin tài chính, liên kết với các thực thể kinh tế nhằm mục đích sử dụng thực hiện ra QĐ kinh tế (Needles và cộng sự, 1993). Thông tin kế toán được coi là phù hợp khi nó có khả năng ảnh hưởng đến QĐ kinh tế của người sử dụng bằng cách giúp họ đánh giá các sự kiện trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai và xác nhận, sửa chữa các đánh giá trong quá khứ của họ (IASB, 2001, trang 26). Theo Collier (2003), kế toán là một tập hợp các hệ thống và quy trình được sử dụng để ghi chép, báo cáo và giải thích các giao dịch kinh doanh của một thực thể kinh tế, thông tin kế toán cung cấp giải thích về mặt tài chính hoặc báo cáo về các giao dịch của một tổ chức. Thông tin kế toán có thể mô tả một cách đơn giản, là quá trình công nhận, đánh giá và truyền đạt thông tin để cho phép các phán đoán và QĐ sáng suốt bằng cách người sử dụng thông tin. Điều này nói lên rằng thông tin kế toán có giá trị đối với những người cần ra QĐ và kế hoạch kinh doanh và kiểm soát DN. TTKT là việc thu thập và ghi chép các giao dịch kinh tế, tài chính diễn ra trong DN, đưa ra các thông tin kinh tế, tài chính tại CT phục vụ nhu cầu của người sử dụng (James, 2011) Luật kế toán VN (2015) cho rằng kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Như vậy thông tin kế toán sẽ cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. 8
  11. 2.1.1.2. Nội dung thông tin kế toán Thông tin kế toán tài chính: Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán (Luật Kế toán VN, 2015). Như vậy thông tin KT bao hàm những thông tin kinh tế, tài chính bằng BCTC của đơn vị KT cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin. Thông tin KT tài chính là những thông tin KT ngoài việc được sử dụng bởi các nhà quản lí, nhưng chủ yếu được công bố cho những người sử dụng bên ngoài DN (Needles và cộng sự, 1993). TTKT tài chính biểu hiện tình hình và hoạt động tài chính của tổ chức ở một khoảng thời gian nhất định. Nó cho thấy việc sử dụng các nguồn lực kinh tế và các cam kết thu được từ các nhà cho vay và đầu tư trong việc tạo ra dòng tiền ròng (Deloitte, 2018). Theo (Needles và cộng sự, 1993) thông tin kế toán tài chính được cung cấp cho các đối tượng bên ngoài thông qua các báo cáo tài chính. Như vậy đối với khái niệm TTKT tài chính tác giả sử dụng khái niệm này trong luận án. Thông tin kế toán quản trị: Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và QĐ kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật Kế toán VN, 2015). Như vậy, thông tin KT bao hàm những thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và QĐ kinh tế, tài chính trong nội bộ DN, TTKT quản trị chủ yếu cung cấp thông tin cho nhà quản trị trong DN dùng cho việc điều hành và ra QĐ. Khía cạnh hệ thống thông tin kế toán quản trị hữu ích trong việc đánh giá cao cách thông tin kế toán quản trị được nhìn từ góc độ của người dùng và cho phép đo lường đáng tin cậy từ thực tế, người sử dụng TTKT cũng có thể có một góc nhìn rộng hơn trong đó bốn khía cạnh này có thể mô tả chung một mức chất lượng và sự phức tạp cho một hệ thống kế toán quản trị (phạm vi rộng, tính kịp thời cao, tổng hợp cao và tích hợp cao) (Keller và Staelin, 1987). Do đó, mặc dù thông tin phạm vi rộng có thể được coi là một khía cạnh quan trọng của bất kỳ hệ thống kế toán quản trị nào, việc không có bằng chứng về tính kịp thời, tổng hợp và tích hợp thực tế của nó có thể hạn chế lợi ích của cung cấp thông tin phạm vi rộng. Các nghiên cứu trước đây phần lớn sử dụng khái niệm của (Chenhall và Morris, 1986) để nói đến thông tin kế toán quản trị. Do vậy, trong luận án này, tác giả sẽ sử dụng khái niệm của (Chenhall và Morris, 1986) về TTKTQT trên bốn khía cạnh – phạm vi rộng, kịp thời, tổng hợp và đồng bộ. 2.1.1.3. Đo lường thông tin kế toán - Đo lường thông tin kế toán tài chính: Như vậy theo khái niệm thông tin kế toán tài chính là cung cấp thông tin kinh tế tài chính thông qua các báo cáo tài chính cho các đối tượng bên ngoài DN. Vì vậy, để đo lường thông tin kế toán tài chính tác giả kế thừa thang đo của (Ferdy van Beest, 2009), thang đo này đã xây dựng một công cụ đo lường tổng hợp để xem xét toàn diện chất lượng của BCTC về các đặc điểm định tính 9
  12. cơ bản (tức là tính phù hợp và thể hiện trung thực) và các đặc điểm định tính nâng cao (tức là tính dễ hiểu, khả năng so sánh, khả năng xác minh và tính kịp thời). - Đo lường thông tin kế toán quản trị: Để đo lường thông tin kế toán quản trị tác giả kế thừa thang đo nhận thức hữu ích của nhà quản trị về thông tin kế toán quản trị được phát triển ban đầu bởi (Chenhall và Morris, 1986). Đây là một thang đo được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu KTQT và đôi khi có một số điều chỉnh nhỏ cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu cụ thể (Chenhall, 2006; Nguyễn Phong Nguyên và Đoàn Ngọc Quế (2016); Nguyen & cộng sự (2017) v.v. Do vậy, luận án kế thừa thang đo của (Chenhall và Morris, 1986) đã được điều chỉnh bởi (Nguyễn Phong Nguyên và Đoàn Ngọc Quế, 2016) sử dụng trong bối cảnh các DN hoạt động tại Việt Nam. 2.1.2. Tổng quan về ra quyết định chiến lược 2.1.2.1. Khái niệm nghiên cứu - Ra quyết định: Ra QĐ là một quá trình diễn ra hàng ngày trong gia đình, trường học, các tổ chức chính trị và chính phủ, phòng họp của các công ty và văn phòng điều hành. Các QĐ, đặc biệt là các QĐ quan trọng, được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo và quản lý cấp cao của hệ thống phân cấp trong tổ chức (Hickson và cộng sự, 1986). Theo khái niệm khác, ra QĐ là quá trình mà qua đó các nhà quản lý xác định các vấn đề của tổ chức và cố gắng giải quyết chúng (Bartol và Martin, 1994). Theo Harris (2009), việc ra QĐ bao gồm một hành động xác định và lựa chọn một cách triệt để giữa một loạt các lựa chọn thay thế dựa trên khuynh hướng. Nó bao gồm nhiều quá trình khác nhau, tất cả đều là các bước trung gian giữa suy nghĩ và hành động, là tiền thân của hành vi. - Ra quyết định chiến lược: Ra QĐ chiến lược được khái niệm là những QĐ không thường xuyên của các nhà lãnh đạo cao nhất của một tổ chức có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự tồn tại của tổ chức (Eisenhardt và cộng sự, 1992). Ra QĐ chiến lược là một nỗ lực để lập kế hoạch dài hạn cho tương lai của một tổ chức và tăng khả năng tổ chức sẽ thành công, ra QĐ chiến lược là một kiểu ra QĐ cụ thể quan trọng về mặt hành động thực hiện các kế hoạch đã cam kết hoặc theo các tiền lệ, (Eisenhardt và cộng sự, 1992). Ngoài các QĐ chiến lược là một loại QĐ cụ thể, nó trái ngược với các QĐ chiến thuật và QĐ hoạt động (Bess, J.L., Dee, J.R., 2008). Mintzberg và cộng sự (1976) giải thích bản chất của các QĐ chiến lược: Quá trình ra QĐ chiến lược được đặc trưng bởi tính mới, tính phức tạp và tính mở, bởi thực tế là tổ chức thường bắt đầu với ít hiểu biết về tình huống QĐ mà tổ chức phải đối mặt hoặc lộ trình cho giải pháp của nó, và chỉ có một ý tưởng mơ hồ về giải pháp đó có thể là gì và nó sẽ được đánh giá như thế nào khi nó được phát triển. Chỉ bằng cách đi theo từng bước thông qua một quy trình được đưa ra, không liên tục bao gồm nhiều bước khó khăn và một loạt các yếu tố động trong một khoảng thời gian đáng kể sau đó mới là lựa chọn cuối cùng được đưa ra. 10
  13. 2.1.2.2. Quy trình ra quyết định 2.1.2.3. Đo lường ra quyết định chiến lược Ra QĐ của cấp quản lý là một trong những đặc điểm quan trọng nhất bao hàm toàn bộ mục tiêu đã được xác định trước của tổ chức và có tính đến việc thực hiện các mục tiêu có được tiến hành thành công hay không (Tickell, 2010). Các NQL được kỳ vọng sẽ đưa ra các QĐ sáng suốt nếu tổ chức muốn tiến tới thành công. Tuy nhiên, các QĐ chất lượng và mang lại hiệu quả mà các cấp quản lý đưa ra phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và chất lượng của thông tin được cung cấp bởi các hệ thống tồn tại xung quanh họ (Nooraie, 2011). Từ khái niệm được trình bày, trong nghiên cứu này tác giả đo lường việc ra QĐ chiến lược bằng thang đo của (Rudd và cộng sự, 2008), thang đo này kế thừa theo (Boyd và cộng sự ,1998). 2.1.3. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 2.1.3.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động Vì mức độ rộng và phức tạp của vấn đề nên khái niệm về hiệu quả của CT (firm performance hoặc business performance) luôn mang tính thách thức đối với các nhà nghiên cứu (Santos và Brito, 2012). Hiệu quả của CT đã được hiểu như là kết quả đầu ra của các hoạt động trong CT và kết quả này cần định lượng được (Neely và cộng sự, 1995). (Daft, 2000) năng lực của CT nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra bằng cách sử dụng các nguồn lực một cách có kết quả và hiệu quả, được hiểu là HQHĐ của CT. Đồng quan điểm với (Daft, 2000), (Lagos, 2001) đã định nghĩa HQHĐ của CT là khả năng đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra của CT đó. Riêng (Gimeno, 2002) xém xét hiệu quả ở 3 khía cạnh (kinh tế, kết quả, hiệu quả) của một kế hoạch hay hoạt động cụ thể của CT. HQHĐ còn được hiểu là khả năng thích ứng của CT với các yêu cầu của các đối tượng và với sự thay đổi không ngừng của thị trường (Griffin, 2003). Kết quả của các hành động được làm bởi các cá nhân của CT để đạt mục tiêu của công ty đặt ra, được hiểu là HQHĐ của công ty (Chung và Lo, 2007). Trong nghiên cứu của (Hoque, 2011), khái niệm HQHĐ bao gồm hai thành phần đó là HQHĐ tài chính và HQHĐ phi tài chính. (Hoque, 2011) dựa trên công cụ được phát triển bởi (Govindarajan, 1984), sau đó được sử dụng bởi một số nghiên cứu (Abernethy & Stoelwinder, 1991; Chenhall & Langfield-Smith, 1998; Govindarajan & Fisher, 1990). 2.1.3.2. Đo lường hiệu quả hoạt động Venkatraman và Ramanujam (1986) đề xuất một cấu trúc đo lường đa hướng bậc hai mà đại diện bởi thang đo tài chính (được đo lường bởi lợi nhuận, tăng trưởng và giá trị thị trường) và thang đo hiệu quả chiến lược (được đo lường bởi sự hài lòng của khách hàng, của nhân viên, hiệu quả của môi trường làm việc và sự tôn trọng của xã hội). Trong nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo vào năm 1987, HQTC được chứng minh và đo lường bởi ba nhân tố bao gồm phát triển doanh thu, tăng trưởng lợi nhuận và lợi nhuận(Venkatraman và Ramanujam, 1987). Cấu trúc đo lường trên đã được (Rowe và Morrow, 1999) chứng minh trong nghiên cứu thực nghiệm. 11
  14. 2.1.4. Quan hệ giữa TTKT, ra quyết định chiến lược và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 2.2 Lý thuyết nền 2.2.1. Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision usefulness theory) Nội dung lý thuyết Vận dụng lý thuyết thông tin hữu ích vào nội dung nghiên cứu của luận án 2.2.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information Theory) Nội dung lý thuyết Vận dụng lý thuyết thông tin bất cân xứng vào nội dung nghiên cứu của luận án 2.2.3. Lý thuyết hành vi quản lý của H.A.Simon (management behavior by H.A. Simon theory) Nội dung lý thuyết: Vận dụng lý thuyết hành vi quản lý vào nội dung nghiên cứu của luận án 2.3. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu 2.3.1. Ảnh hưởng của thông tin kế toán đến ra quyết định chiến lược 2.3.2. Ảnh hưởng của thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động 2.3.3. Ảnh hưởng của ra quyết định chiến lược đến hiệu quả hoạt động 2.3.4. Ảnh hưởng trung gian của ra quyết định chiến lược 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất Trong phần tổng quan tác giả đã tìm và nghiên cứu khá nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở VN về TTKT tác động đến ra QĐ chiến lược, TTKT tác động đến HQHĐ, cũng như HQHĐ chịu tác động bởi ra QĐ chiến lược. Các nghiên cứu trên nhiều quốc gia khác nhau, các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều cách tiếp cận và đo lường các nhân tố khác nhau, nhưng nhìn chung các nghiên cứu đều chứng minh rằng có sự ảnh hưởng của các nhân tố lên nhau. Vì vậy, từ phân tích về khe hổng nghiên cứu của mình, mô hình nghiên cứu trong luận án được tác giả đề xuất về ảnh hưởng của TTKT đến ra QĐ chiến lược và HQHĐ của DN. Trong đó TTKT được tác giả đo lường bao gồm ảnh hưởng của TTKT tài chính và TTKT quản trị bao gồm 9 yếu tố: dễ hiểu, so sánh, sự phù hợp, kịp thời (KTTC), trình bày trung thực, phạm vi rộng, kịp thời (KTQT), đồng bộ, tích hợp. Ra QĐ chiến lược tác giả đo lường thông qua việc lập kế hoạch chiến lược. HQTC và HQPTC là 2 yếu tố để đo lường HQHĐ của DN. H4 RA QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC H1 H3 THÔNG TIN KẾ TOÁN HQHĐ DN H2 12
  15. Hình 2.2: Mô hình đề xuất Nguồn: đề xuất của tác giả. Theo Hình 2.2, mô hình đề xuất có 4 giả thuyết, cụ thể như sau: H1: TTKT có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến ra QĐ chiến lược của DN . H2: TTKT có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến HQHĐ của DN. H3: Ra QĐ chiến lược có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến HQHĐ của DN. H4: TTKT có ảnh hưởng gián tiếp đến HQHĐ thông qua việc ra QĐ chiến lược. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 3.2. Nghiên cứu sơ bộ 3.2.1. Nghiên cứu định tính (thảo luận chuyên gia) 3.2.1.1. Thang đo nháp đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu Các yếu tố đo lường đưa vào luận án được kế thừa từ các nghiên cứu trước trong phần tổng quan. Tổng cộng, ba nhóm khái niệm nghiên cứu được tác giả tổng hợp và sử dụng gồm (Bảng 3.1): TTKT, ra QĐ chiến lược, HQHĐ của DN. Bảng 3.1: Thang đo các nhóm khái niệm trong nghiên cứu Nhóm khái niệm Số lượng Căn cứ xây dựng thang đo thang đo TTKT tài chính 21 Ferdy van Beest & ctg (2009); TTKT quản trị 15 Chenhall & Morris (1986), Adebayo Agbejule (2005) Ra QĐ chiến lược 11 Boyd và cộng sự (1998); Rudd và cộng sự (2008) Hiệu quả hoạt động của công ty 10 Hoque (2011) Nguồn: tác giả tổng hợp 3.2.1.2. Thảo luận nhóm chuyên gia 3.2.1.2.1. Mục đích thảo luận nhóm chuyên gia Sau bản dịch cẩn thận của thang đo ban đầu bởi người VN, tác giả và chuyên gia cùng điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của VN. Hơn nữa, bằng cách thảo luận này, nó cũng hữu ích để làm tăng chất lượng bảng hỏi bằng cách khắc phục các câu hỏi gây hiểu lầm để vượt qua độ lệch do trả lời (Diamoond, 2000). Do đó, bằng cách thảo luận, tác giả xem lại các câu hỏi, lời nói, phương thức diễn đạt, cách trình bày, văn phong để hạn chế sai sót trong phản hồi (Van der stede và cộng sự, 2006). 13
  16. 3.2.1.2.2. Các bước thảo luận nhóm chuyên gia 3.2.1.2.3. Lựa chọn chuyên gia và phương pháp thu thập dữ liệu 3.2.2. Nghiên cứu định lượng sơ bộ 3.2.2.1. Mục đích 3.2.2.2. Quy trình phân tích sơ bộ định lượng 3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức 3.2.1 Đối tượng khảo sát và phương pháp thu thập dữ liệu 3.2.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu 3.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính (thảo luận chuyên gia) 4.1.1. Kết quả thảo luận chuyên gia về sự phù hợp của mô hình 4.1.2. Kết quả thảo luận chuyên gia về sự phù hợp của thang đo 4.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng 4.2.1. Đánh giá sơ bộ độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá Thang đo TTKT cỏ 56 biến quan sát sau xác minh CA 8 biến (TT4; DH3; SS3; KT4; RQĐ3; RQĐ10; TC2; PTC4) bị loại ra khỏi nghiên cứu, bước kiểm định EFA chỉ còn lại 48 biến. Hệ số KMO = 0,874 (thỏa điều kiện > 0,5) và giá trị Sig. = 0,000 (thỏa điều kiện < 0,05) được chỉ ra khi phân tích EFA; từ 48 biến quan sát trích Principal components và phép quay Varimax được dùng để rút ra 10 yếu tố tại giá trị Eigenvalues bằng 1,037 (thỏa điều kiện > 1), phương sai trích tổng lớn hơn 50% đạt giá trị 73,782%. Ngoài mười yếu tố này có hệ số đều lớn hơn 0.55 nằm trong phạm vi 0,585 đến 0,810 (Bảng 4.16) 4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức 4.3.1. Thông tin mẫu khảo sát 4.3.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo 4.3.3. Kiểm định giá trị hội tụ của thang đo 4.3.4. Kiểm định giá trị phân biệt của thang đo 4.3.5. Kiểm định mô hình cấu trúc 4.3.5.1. Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến 4.3.5.2. Đánh giá mức độ giải thích của biến độc lập cho phụ thuộc R2 4.3.5.3. Đánh giá sự phù hợp khả năng dự báo 4.3.5.4. Đánh giá hệ số ảnh hưởng f2 4.3.5.5. Kết quả kiểm định các giả thuyết về ảnh hưởng trực tiếp Để xem xét mối quan hệ trực tiếp tác giả dùng Bootstrapping với mẫu 5000 Kết quả kiểm định được đưa ra trong bảng 4.29. 14
  17. Mô hình thành phần tương ứng biến phụ thuộc HQHĐ được kiểm tra, có giả thuyết H1 ra QĐ chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của TTKT. Giả thuyết này được chấp nhận từ kết quả nghiên cứu vì β = 0,470, T Values = 12,953 >1,96; P Values = 0,000 < 0,05. Mô hình thành phần tương ứng biến phụ thuộc HQHĐ được kiểm tra có giả thuyết H2 là HQHĐ chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của TTKT (β = 0,380, T Values =9,799>1,96, P Values = 0,000 < 0,05) và giả thuyết H3 ảnh hưởng trực tiếp của ra QĐ đến HQHĐ (β = 0,393, T Values =9,765 > 1,96; P Values =0,000 Chấp nhận H1 RQĐ 0,470 0,036 12.953 0,000 TTKT -> Chấp nhận H2 HQHĐ 0,380 0,039 9.799 0,000 RQĐ -> Chấp nhận H3 HQHĐ 0,393 0,040 9.765 0,000 Nguồn: Kết quả từ SmartPLS. 4.3.5.6. Kết quả kiểm định các giả thuyết về ảnh hưởng gián tiếp 4.3.5.6.1. Kiểm tra ảnh hưởng gián tiếp Tác giả đã sử dụng quy trình bốn bước được đề xuất bởi Baron và Kenny (1986) để kiểm tra các hiệu ứng trung gian. Ở bước 1 tác giả kiểm tra biến độc lập ảnh hưởng lên biến phụ thuộc, bảng 4.30 thể hiện TTKT (biến độc lập) ảnh hưởng cùng chiều đến HQHĐ (biến phụ thuộc) vì có hệ số ảnh hưởng là β = 0,380 và giá trị P Values < 0,05. Bảng 4.30: Kiểm định ảnh hưởng của TTKT đến HQHĐ Mối quan hệ Hệ số tác động chuẩn hóa Độ lệch chuẩn T Values P Values TTKT -> HQHĐ 0,380 0,039 9.799 0,000 Nguồn: Kết quả từ SmartPLS. Ở bước 2 tác giả kiểm tra biến trung gian chịu sự ảnh hưởng từ biến độc lập, bảng 4.31 cho thấy biến độc TTKT ảnh hưởng cùng chiều đến biến trung gian ra QĐ, ta thấy có hệ số ảnh hưởng là β = 0,470 và giá trị P Values < 0,05. Bảng 4.31: Kiểm định ảnh hưởng của TTKT đến ra QĐ chiến lược Mối quan hệ Hệ số tác động chuẩn hóa Độ lệch chuẩn T Values P Values TTKT -> RQĐ 0,470 0,036 12,953 0,000 15
  18. Nguồn: Kết quả từ SmartPLS. Ở bước 3 tác giả kiểm tra biến phụ thuộc chịu sự ảnh hưởng từ biến trung gian, bảng 4.32 thể hiện biến trung gian RQĐ ảnh hưởng cùng chiều đến biến phụ thuộc HQHĐ vì có có hệ số ảnh hưởng là β = 0,393 và giá trị P Values < 0,05. Bảng 4.32: Kiểm định ảnh hưởng của ra QĐ chiến lược đến HQHĐ Mối quan hệ Hệ số tác động chuẩn hóa Độ lệch chuẩn T Values P Values RQĐ -> HQHĐ 0,393 0,040 9,765 0,000 Nguồn: Kết quả từ SmartPLS. Hồi quy dự báo biến phụ thuộc theo cả hai biến độc lập và trung gian được thực hiện ở bước 4 này. - Trong bước 4 đầu tiên tác giả kiểm tra ảnh hưởng gián tiếp riêng biệt (Specific Indirect Effects): xét ảnh hưởng gián tiếp từ TTKT lên HQHĐ qua biến trung gian ra QĐ. Kết quả trong bảng 4.33, cho thấy ảnh hưởng gián tiếp riêng biệt có P Value nhỏ hơn 0,05. Như vậy, ra QĐ có vai trò trung gian trong ảnh hưởng từ TTKT lên HQHĐ, với hệ số hồi quy của ảnh hưởng gián tiếp TTKT -> RQĐ -> HQHĐ bằng 0,185. Bảng 4.33: Kiểm định ảnh hưởng gián tiếp riêng biệt (Specific Indirect Effects) Hệ số tác động Hệ số tác động chuẩn hóa trung Độ lệch chuẩn hóa bình chuẩn T Values P Values TTKT -> RQĐ -> HQHĐ 0,185 0,186 0,024 7,537 0,000 Nguồn: Kết quả từ SmartPLS. - Tiếp theo tác giả kiểm tra ảnh hưởng gián tiếp tổng hợp (Total Indirect Effects): xét chung ảnh hưởng gián tiếp từ TTKT lên HQHĐ ở biến trung gian. Ảnh hưởng gián tiếp tổng hợp sẽ bằng tổng tất cả các ảnh hưởng gián tiếp riêng biệt cộng lại. Mô hình nghiên cứu chỉ có 1 biến trung gian nên ảnh hưởng gián tiếp tổng hợp cũng chính bằng ảnh hưởng gián tiếp riêng biệt. Trong bảng 4.34 cho thấy ảnh hưởng gián tiếp tổng hợp từ TTKT → HQHĐ có P Value bằng 0,000 < 0,05. Như vậy, tồn tại ảnh hưởng gián tiếp từ TTKT lên HQHĐ. Bảng 4.34: Kiểm định ảnh hưởng gián tiếp tổng hợp (Total Indirect Effects) P Hệ số tác động Hệ số tác động chuẩn hóa Độ lệch T Value chuẩn hóa trung bình chuẩn Values s TTKT -> HQHĐ 0,185 0,186 0,024 7,537 0,000 Nguồn: Kết quả từ SmartPLS. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2