Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán môi trường và tác động của nó đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dệt may tại Việt Nam
lượt xem 6
download
Luận án xác định các nhân tố tác động đến kế toán môi trường trong các doanh nghiệp ngành dệt may; đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến kế toán môi trường trong các doanh nghiệp ngành dệt may; mức độ tác động của kế toán môi trường đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dệt may tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán môi trường và tác động của nó đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dệt may tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------------------------- NGUYỄN THÀNH TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số : 9340301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020
- Công trình được hoàn thành tại: Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN PHƯỚC PGS.TS. HUỲNH ĐỨC LỘNG Phản biện 1: ............................................................................................ Phản biện 2: ............................................................................................ Phản biện 3: ............................................................................................ Luận án tiến sĩ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: .................................................................................................... Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ...................................................... ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Tăng trưởng xanh đã và đang là một xu hướng toàn cầu, với nội dung quan trọng là sự phát triển KT-XH một cách bền vững. Thời gian qua, do sự tác động của biến đổi khí hậu, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc khai khác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động SXKD thiếu ý thức bảo vệ môi trường đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, tăng trưởng xanh không những là một xu hướng mà còn là một chiến lược, một quốc sách quan trọng của Nhà nước đảm bảo cho phát triển KT-XH một cách bền vững. (Bùi Quang Tuấn và Hà Huy Ngọc, 2017) Ngành dệt may còn đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế VN, trong các hiệp định đã được ký kết, ngành dệt may tại VN luôn được xem xét là một trong những ngành quan trọng, cốt lõi khi đàm phán. Trong quá trình sản xuất ngành dệt may sử dụng rất nhiều loại hóa chất, thuốc tẩy, thuốc nhuộm. Vì vậy, việc xử lí chất thải khi tiến hành các hoạt động sản xuất là vô cùng cần thiết đối DNNDM tại VN. Bên cạnh đó, DNNDM tại VN cần phải thực hiện KTMT nhằm để điều hành DN, cho các nhà đầu tư, … tạo nền tảng phát triển KT-XH và môi trường bền vững và lâu dài. Các thông tin môi trường được trình bày trong các báo cáo hàng năm của công ty còn ít, mức độ công bố thông tin môi trường của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán VN, trên các báo cáo và trên trang web là tương đối thấp (Lê Ngọc Mỹ Hằng, 2015), thông tin chủ yếu là thông tin tích cực, mang tính mô tả. Các tập đoàn có lợi nhuận cao thường công bố thông tin môi trường nhiều hơn các DN khác. Vì vậy để có nhiều thông tin môi trường nhằm đánh giá ý
- 2 thức kinh doanh bảo vệ môi trường cần đẩy mạnh thực hiện KTMT trong các DN tại VN nói chung, và các DNNDM tại VN nói riêng. IFAC (2005) cho rằng hầu hết nhà quản lý chưa hình dung được những lợi ích từ việc cải thiện hiệu quả môi trường, giảm tác động môi trường, từ các quyết định xuất phát từ thông tin KTQTMT. Vì vậy, nhiều cơ hội để giảm chi phí bị mất (Chang, 2007). KTMT trở thành một công cụ nhằm để hỗ trợ các nhà quản lý điều hành DN tốt hơn, giảm, kiểm soát chi phí hiệu quả hơn, không chỉ mang lại những lợi ích tài chính mà còn là một lợi thế cạnh tranh rất lớn cho DN và đặt biệt là DNNDM trong vấn đề toàn cầu hóa hiện nay. KTMT ngày càng được quan tâm, tại Việt Nam ngày càng có nhiều tác giả nghiên cứu về KTMT. Tuy nhiên dựa trên hiểu biết của tác giả thì chưa có nghiên cứu thực hiện kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến KTMT tác động đến KQHĐ của các DN tại VN. Từ các lý do: (1) Xu hướng toàn cầu về tăng trưởng xanh, phát triển KT-XH bền vững; (2) Ngành dệt may là ngành quan trọng trong nền KT-XH tại VN và là ngành có tác động MT rất lớn và lâu dài; (3) CBLQ có nhu cầu về thông tin KTMT là khá lớn tuy nhiên trong báo cáo của các công ty hiện nay còn ít các thông tin KTMT; (4) Thông tin từ KTMT sẽ góp phần mang lại nhiều lợi ích cho DN; (5) Thiếu các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc thực hiện KTMT tác động đến KQHĐ của DNNDM tại VN, tác giả quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán môi trường và tác động của nó đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dệt may tại Việt Nam” để tiến hành nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát:
- 3 Nghiên cứu ảnh hưởng các nhân tố đến KTMT và tác động của KTMT đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dệt may tại Việt Nam, từ đó đề xuất các kiến nghị thực hiện KTMT trong các doanh nghiệp ngành dệt may tại Việt Nam. - Mục tiêu cụ thể: (1) Xác định các nhân tố tác động đến KTMT trong các DNNDM tại VN. (2) Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến KTMT trong các DNNDM tại VN. (3) Đánh giá mức độ tác động của KTMT đến kết quả hoạt động của các DNNDM tại VN. - Câu hỏi nghiên cứu: (1) Một số nhân tố ảnh hưởng đến KTMT trong DNNDM tại VN? (2) Mức độ tác động của các nhân tố đến KTMT tại DNNDM tại VN như thế nào? (3) Mức độ tác động của KTMT đến KQHĐ như thế nào? 3. Đối tượng nghiên cứu - KTMT trong các doanh nghiệp ngành dệt may, cũng như các nhân tố tác động đến KTMT trong doanh nghiệp ngành dệt may. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu KTMT (KTTCMT và KTQTMT) cho các DNNDM đang hoạt động tại VN - Về thời gian: Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp từ năm 2019 trở về trước - Về nội dung: + KTMT trong luận án này được hiểu là bao gồm KTTCMT và KTQTMT + Nghiên cứu KQHĐ của DN giới hạn trong lợi ích tài chính, phi tài chính. 5. Phương pháp nghiên cứu
- 4 - Phương pháp nghiên cứu định tính dùng xác định các nhân tố tác động đến KTMT trong DNNDM tại VN, hoàn thiện các thang do về các nhân tố tác động, KTMT, KQHĐ. Đầu tiên thông qua việc nghiên cứu các tài liệu, nghiên cứu trước về KTMT và cơ sở để xác định các nhân tố tác động đến KTMT, sau đó sẽ phỏng vấn sâu các chuyên gia để tìm ra các nhân tố mới, hoàn thiện các thang đo, sau cùng tác giả sẽ đưa ra mô hình nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích, xác định các nhân tố tác động đến KTMT, kiểm định mối quan hệ của KTMT và KQHĐ của các DNNDM tại VN nhằm đưa ra giải pháp KTMT trong DNNDM tại VN. Cụ thể tác giả dùng bảng khảo sát với mục đích là để thu thập dữ liệu, sau đó tác giả sẽ sử dụng phần mềm SPSS, AMOS nhằm kiểm tra lại độ tin cậy của các thang đo nhân tố tác động đến KTMT trong DNNDM tại VN. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1 Về mặt lý luận, khoa học Thứ nhất, nghiên cứu này kết hợp các lý thuyết như lý thuyết ngẫu nhiên, lý thuyết thể chế, lý thuyết hợp pháp, lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí nhằm mục đích giải thích cho việc thực hiện KTMT cũng như tác động của nó đến KQHĐ của trong các DNNDM tại Việt Nam. Thứ hai, nghiên cứu này giúp phát hiện ra và bổ sung các nhân tố tác động đến KTMT trong các DNNDM tại VN, góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết các nhân tố có sự tác động đến KTMT vì các nhân tố có thể tác động đến KTMT vẫn chưa được khám phá đầy đủ, còn nhiều điểm chưa thống nhất. Thứ ba, nghiên cứu này bổ sung cho các nghiên cứu trước khi xây dựng mô hình các nhân tố tác động, đo lường mức độ tác
- 5 động của các nhân tố tác động đến KTMT và xác định mức độ tác động của KTMT đến KQHĐ của DNNDM tại VN thông qua các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Như vậy, có thể thấy rằng kết quả có được từ nghiên cứu này góp phần bổ sung vào khoảng trống trong nghiên cứu, đồng thời góp phần cung cấp một cơ sở lý thuyết giúp giải thích việc thực hiện KTMT trong DNNDM tại VN nói riêng và DN nói chung, làm cơ sở cho những nghiên cứu sau này có liên quan đến KTMT. 6.2 Về mặt thực tiễn Hiện nay, tại VN thì KTMT là một lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới, đặc biệt là trong ngành dệt may tại VN, do đó nghiên cứu này góp phần thúc đẩy việc tổ chức thực hiện KTMT trong các DNNDM nói riêng và DN tại VN nói chung. Nghiên cứu này cũng góp phần nâng cao nhận thức của nhà quản trị tại các DNNDM nói riêng và DN tại VN nói chung có trách nhiệm hơn với môi trường khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Tại Việt Nam, hiện nay chưa có các qui định cụ thể về KTMT thì nghiên cứu này góp phần hỗ trợ kế toán có căn cứ tổ chức ghi nhận và công bố thông tin KTMT, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức nghề nghiệp trong việc đưa ra các chính sách, hướng dẫn về KTMT. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, các danh mục khác nhau, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận án có 5 chương như sau: o Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu o Chương 2: Cơ sở lý thuyết o Chương 3: Phương pháp nghiên cứu o Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận o Chương 5: Kết luận và một số hàm ý
- 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới 1.1.1. Các nghiên cứu có liên quan đến KTMT 1.1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến công bố thông tin KTMT trong DN Trong bối cảnh phát triển KT-XH một cách bền vững, để giảm những áp lực từ các bên liên quan, bên cạnh việc tối đa hóa giá trị cho cổ đông các DN đã tìm cách giảm tác động tiêu cực đến MT, tự nguyện báo cáo các hoạt động hoạt động MT của họ (Halil Emre Akbas1 và Seda Canikli, 2014). 1.1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến KTQTMT trong DN Việc công bố thông tin KTMT riêng lẻ không cố gắng tích hợp với KTQTMT sẽ không mang lại hiệu quả. Các DN có thể chủ động để ngăn chặn, giảm tác động về MT, KTQTMT sẽ là một công cụ KTQT chiến lược để đo lường và giám sát các hành động này. KTQTMT là công cụ hỗ trợ cho các DN nhằm để quản lý hiệu quả MT và báo cáo thông tin MT (Chang, 2007). Sự thất bại của các hệ thống kế toán thông thường trong việc báo cáo thông tin kế toán cần thiết để giảm các tác động đến MT, giảm chi phí về MT, đã dẫn đến sự xuất hiện của KTQTMT (Ferreira và cộng sự, 2010). 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến nhân tố tác động 1.1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố tác động đến vấn đề công bố thông tin KTMT Khi sự chú ý cho nghiên cứu liên quan đến KTMT đã được tăng lên thì các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc công ty, quốc gia thực hiện báo cáo MT, công bố thông tin KTMT cũng xuất hiện ngày càng nhiều, và các công ty lớn thì công bố thông tin MT nhiều hơn trong các báo cáo hàng năm (Shane và Spicer, 1983).
- 7 1.1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố tác động đến việc thực hiện KTTQMT Ở mỗi quốc gia, ngành nghề khác nhau,… thì việc thực hiện KTMT chịu sự ảnh hưởng từ các nhân tố khác nhau. Để KTMT được thực hiện thì nhà nước, người tiêu dùng, DN cần phải hành động cùng nhau để tạo ra một kết quả (Habib Akdoğan và Ela Hiçyorulmaz, 2014). 1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa KTMT với kết quả hoạt động của DN 1.1.3.1. Các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa công bố thông tin KTMT với lợi ích, hiệu quả tài chính, MT của DN Một số nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa công bố thông tin MT và hiệu quả tài chính của DN (Neu và cộng sự, 1998; Peter M. Clarkson và cộng sự., 2008; Norhasimah Md Nor và cộng sự, 2015; Hery Syaerul Homan, 2016; Wei-Lun Huang và Yan- Kai Fu, 2019; Oyedokun Godwin Emmanuel và cộng sự , 2019). Một số nghiên cứu khác cho thấy không có mối quan hệ giữa công bố thông tin KTMT với hiệu quả tài chính DN (Jaggi M., 1988; Aries Widiarto Sutantoputra và cộng sự, 2009; Dion van de Burgwal và Rui José Oliveira Vieira, 2014) 1.1.3.2. Các nghiên cứu liên quan đến lợi ích của KTQTMT Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động MT và hoạt động của DN là rất phức tạp và khó khăn. Một số tác giả tìm thấy mối quan hệ tích cực trong khi những người khác thì không tìm thấy kết quả tương tự (Sayedeh Parastoo Saeidi và cộng sự, 2011). 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước. 1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến KTMT
- 8 Từ đầu những năm 2000, VN mới có những nghiên cứu liên quan đến KTMT. Một số tác giả như Nguyễn Chí Quang, 2003; Trọng Dương, 2008; Phạm Đức Hiếu, 2010; Phạm Đức Hiếu và Trần Thị Hồng Mai, 2012; Hoàng Thị Diệu Linh, 2013 Hiện nay, tại VN đã một số nghiên cứu liên quan đến việc thực hiện, KTMT vào lĩnh vực kinh doanh, DN. Nguyễn Ánh Tuyết và Nguyễn Chí Quang (2006), Bùi Thị Thu Thủy (2010), Lê Thị Tâm và Phạm Thị Bích Chi (2016), Hoàng Thị Bích Ngọc (2017), Phạm Hoài Nam (2016), Nguyễn Thị Hằng Nga (2018), Hoàng Thụy Diệu Linh (2013), Lê Ngọc Mỹ Hằng (2015). Lâm Thị Trúc Linh (2019), Trịnh Hiệp Thiện (2010), Nguyễn Thành Tài (2012) 1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố tác động Hiện nay, tại Việt Nam chưa có nhiều các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến KTMT. Một vài tác giả: Phạm Đức Hiếu (2010), Hoàng Thị Bích Ngọc (2017), Ngô Thị Hoài Nam (2017), Nguyễn Thị Hằng Nga (2018), Lê Ngọc Mỹ Hằng (2015), Nguyễn La Soa & cộng sự (2018), Lâm Thị Trúc Linh (2019)… 1.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa tổ chức KT với KQHĐ của DN. Hiện nay, trong nước đã có một số nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa tổ chức kế toán với KQHĐ của DN như Lê Thị Tâm và Phạm Thị Bích Chi (2016) Trần Thứ Ba (2017), Đặng Ngọc Hùng (2017), Nguyễn Phong Nguyên và Trần Thị Trinh (2018), Nguyễn La Soa và Trần Mạnh Dũng (2019), Nguyễn La Soa (2019) . 1.3. Nhận xét Thông tin MT được các công ty công bố chủ yếu là mô tả, định tính, tích cực, và có sự khác biệt giữa các quốc gia, ngành công
- 9 nghiệp, các công ty trong vấn đề thực hiện KTMT. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc công bố thông tin MT chưa phải là tự nguyện. Ngày càng có nhiều tác giả tiến hành các nghiên cứu về KTMT, và được thực hiện trên nhiều lĩnh vực. Các nghiên cứu cũng thể hiện sự đa dạng trong định hướng nghiên cứu như nêu lên thực trạng KTMT, đưa ra giải pháp nhằm để áp dụng KTMT, nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc thực hiện KTMT Các nghiên cứu được thực hiện ở nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực, DN để tìm ra rất nhiều nhân tố tác động đến việc thực hiện KTMT, tác động của thực hiện KTMT đến KQHĐ của các DN. Tuy nhiên chưa có sự đồng nhất về kết quả giữa các nghiên cứu. KTMT ít được thực hiện, sử dụng, nó chỉ được thực hiện, sử dụng ở những DN có qui mô lớn, các công ty này thường nằm trong số các công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp và thường là các công ty có hiệu quả tài chính cao do phải thực hiện chặt chẽ các qui định như lượng khí thải carbon, các chương trình mua bán chất thải (CIMA, 2009; Nguyễn La Soa và Trần Mạnh Dũng, 2019). Tại VN, KTMT đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu, Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến KTMT tại VN Những năm gần đây, tại VN đã có nhiều tác giả nghiên cứu về KTMT thuộc một lĩnh vực ngành nghề, DN cụ thể. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến KTMT và tác động của nó đến KQHĐ của các DNNDM tại VN. 1.4. Khoảng trống nghiên cứu và xác định vấn đề nghiên cứu 1.4.1. Khoảng trống nghiên cứu
- 10 Các nghiên cứu về KTMT tại VN còn hạn chế, chủ yếu tập trung ở các nước phát triển. Các nghiên cứu trước đã tìm ra nhiều nhân tố khác nhau tác động đến việc thực hiện KTMT, tuy nhiên kết quả không tương đồng nhau, không nhất quán. Các nghiên cứu về KTMT tại VN thường tách riêng KTTCMT và KTQTMT, chưa có nhiều các nghiên cứu về nhân tố tác động, mức độ tác động của các nhân tố đến KTMT và ảnh hưởng của KTMT đến kết quả hoạt động của DN. Chưa có những nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến KTMT và tác động của nó đến KQHĐ của các DNNDM tại VN. Từ những lý do trên, nhằm mục đích kiểm chứng các nhân tố tác động đến KTMT từ các nghiên cứu trước, cũng như phát hiện thêm nhân tố tác động và xem xét tác động của KTMT đến KQHĐ của DNNDM tại VN, nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến KTMT và tác động của nó đến kết quả hoạt động của các DNNDM tại Việt Nam”. 1.4.2. Xác định vấn đề nghiên cứu Tác giả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến KTMT và tác động của nó đến KQHĐ của DN tại VN nói chung và DNNDM tại VN nói riêng thông qua việc nghiên cứu, phát hiện, đánh giá các nhân tố tác động đến KTMT trong các DNNDM tại VN. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan về KTMT 2.1.1 Các khái niệm Kế toán môi trường trong doanh nghiệp là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và báo cáo các thông tin có liên quan đến MT
- 11 dưới hình thức giá trị và cả hiện vật cho các đối tượng bên trong lẫn bên ngoài DN. Báo cáo KTMT của DN là việc cung cấp các thông tin về KTMT liên quan đến DN đã được thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích cho các đối tượng bên trong hoặc bên ngoài DN có quan tâm. 2.1.2 Nội dung về KTMT Luận án trình bày nội dung liên quan đến KTMT bao gồm: TSMT, NPTMT, TNMT, CPMT, kế toán dòng vật liệu, dự toán MT, công bố thông tin KTMT. 2.2 Mối quan hệ giữa KTMT và KQHĐ của DN KQHĐ của DN chính là cái đạt được, thu được do DN tiến hành những việc làm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình SXKD của mình. Đa phần các nhà quản lý không nhận thấy được ra những lợi ích của việc cải thiện hiệu quả MT hay giảm tác động MT như việc tăng lợi nhuận do bán sản phẩm thân thiện MT, hay giảm, tiết kiệm chi phí (IFAC, 2005). 2.3 Các lý thuyết nền Các lý thuyết: Lý thuyết ngẫu nhiên, lý thuyết thể chế, lý thuyết hợp pháp, lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết phân tích lợi ích – chi phí Bảng 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến KTMT và mối quan hệ với lý thuyết nền. TT Nhân tố Lý thuyết nền Nghiên cứu trước có liên quan 1 Qui mô - LT hợp pháp Khaled Abed Hutaibat (2005), Mohd DN - LT các bên và Fadzil (2013), Nurul Huda Binti liên quan Yahya (2015), Omar Juhmani (2014), - LT ngẫu Trần Ngọc Hùng (2016), Dion van de nhiên Burgwal và Rui José Oliveira Vieira (2014) 2 Các bên - LT các bên Bartolomeo và cộng sự, (2000), Faizah liên liên quan Mohd Khalid và cộng sự (2012); quan - LT thể chế Chang (2007); Oluwamayowa
- 12 Olelakan Iredele (2018) 3 Kiểm - LT hợp pháp Faizah Mohd Khalid và cộng sự toán - LT thể chế (2012), Mohd và Fadzil (2013), Omar Juhmani (2014) 4 Nguồn - LT hợp pháp Gadenne, D. L. và cộng sự. (2009), lực tài - LT thể chế Mumbi Maria Wachira (2014), Che và chính - LT ngẫu cộng sự (2015), Omar Juhmani (2014), nhiên Chang (2007), Kemi C. Yekini và cộng sự (2018) 5 Trình độ - LT thể chế Altohami Otman Alkisher (2013), Che nhân - LT ngẫu và cộng sự (2015), McChlery và cộng viên nhiên sự., (2004), Ismail and King, (2007), Trần Ngọc Hùng (2016), Chang (2007) 6 Các qui - LT thể chế Che và cộng sự (2015), Chang (2007) định 7 Ngành - LT hợp pháp Ferreira, A. và cộng sự (2010); Dion nghề van de Burgwal và Rui José Oliveira Vieira (2014); Kemi C. Yekini và cộng sự (2018) 8 Tôn giáo - LT ngẫu Randika Dissanayake và cộng sự nhiên (2012), Mohd và Fadzil(2013), Nurul Huda Binti Yahya (2015) (Nguồn: NCS tổng hợp) 2.4 Phát triển giả thuyết nghiên cứu đề xuất Bảng 2.6. Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất STT Giả Nội dung Tác động thuyết dự kiến 1 H1 Qui mô DN có tác động cùng chiều đến + KTMT trong các DNNDM tại VN 2 H2 Các bên liên quan có tác động cùng chiều + đến KTMT trong các DNNDM tại VN 3 H3 Kiểm toán có tác động cùng chiều đến + KTMT trong các DNNDM tại VN 4 H4 Nguồn lực tài chính có tác động cùng + chiều đến KTMT trong các DNNDM tại VN 5 H5 Trình độ nhân viên có tác động cùng chiều + đến KTMT trong các DNNDM tại VN 6 H6 Các qui định có tác động cùng chiều đến +
- 13 KTMT trong các DNNDM tại VN 7 H7 Ngành nghề có tác động cùng chiều đến + KTMT trong các DNNDM tại VN 8 H8 Tôn giáo có tác động cùng chiều đến + KTMT trong các DNNDM tại VN 9 H9 KTMT có tác động cùng chiều đến KQHĐ + của các DNNDM tại VN Nguồn: NCS tổng hợp CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu định tính và giai đoạn nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định tính - Bước 1: Tổng quan và cơ sở lý thuyết: Tác giả tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan về KTMT, kết hợp với cơ sở lý thuyết tác giả phát hiện khoảng trống và xác định vấn đề nghiên cứu - Bước 2: Đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo nháp. tác giả kế thừa những vấn đề về KTMT đã được khẳng định trong các nghiên cứu trước, kết hợp với đặc điểm ngành dệt may tại VN để đề xuất mô hình nghiên cứu, thang đo nháp. - Bước 3: Thảo luận, xin ý kiến, tổng hợp ý kiến chuyên gia. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến KTMT tác động đến KQHĐ của các DNNDM tại VN. - Bước 4: Mô hình nghiên cứu và thang đo chính thức: Sau khi thảo luận sâu cùng các chuyên gia, tác giả rút kết và đưa ra mô hình nghiên cứu, thang đo chính thức Nghiên cứu định lượng - Bước 5: Khảo sát: Căn cứ vào mô hình nghiên cứu, thang đo chính thức, tác giả lập bảng khảo sát và tiến hành khảo sát. - Bước 6: Phân tích dữ liệu: Sau khi có được dữ liệu từ bảng câu hỏi khảo sát, tác giả sẽ loại bỏ những bảng khảo sát không đúng
- 14 yêu cầu, sau đó thực hiện nhập liệu để phân tích. Đầu tiên tác giả tiến hành kiểm định thang do bằng phương pháp Cronbach’s Alpha. Tiếp sau đó tác giả sử dụng phân tích EFA để tóm tắt và thu gọn thang đo. Sau đó, tác giả tiến hành phân tích CFA để khẳng định độ tin cậy, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, giá trị liên hệ lý thuyết. Cuối cùng tác giả sử dụng mô hình SEM để kiểm định các giả thuyết. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1. Tổng quan ngành dệt may VN Nhiều năm qua ngành dệt may luôn đóng vai trò chủ chốt trong xuất khẩu của VN, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu hơn 36 tỷ USD. 4.2. Kết quả nghiên cứu định tính Bảng 4.1. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu chính thức T Giả Nội dung Tác Lý thuyết T thuyết động nền 1 H1 Qui mô DN có tác động cùng chiều đến + Lý thuyết KTMT trong các DNNDM tại VN ngẫu nhiên 2 H2 Các bên liên quan có tác động cùng chiều + Lý thuyết đến KTMT trong các DNNDM tại VN CBLQ 3 H3 Nguồn lực tài chính có tác động cùng + Lý thuyết chiều đến KTMT trong các DNNDM tại ngẫu nhiên VN 4 H4 Trình độ nhân viên kế toán có tác động + Lý thuyết cùng chiều đến KTMT trong các ngẫu nhiên DNNDM tại VN 5 H5 Các qui định có tác động cùng chiều đến + Lý thuyết KTMT trong các DNNDM tại VN thể chế 6 H6 Mức độ và phạm vi tác động đến MT của + Lý thuyết DNNDM có tác động cùng chiều đến hợp pháp KTMT trong các DNNDM tại VN 7 H7 Nhận thức của lãnh đạo DNNDM về MT, + Lý thuyết KTMT có tác động cùng chiều đến ngẫu nhiên KTMT trong các DNNDM tại VN 8 H8 KTMT có tác động cùng chiều đến + Lý thuyết KQHĐ của các DNNDM tại VN phân tích lợi ích –
- 15 chi phí (Nguồn: NCS tổng hợp) 4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng Kiểm định mô hình lý thuyết Chi-square = 878,595; df = 638; P = 0,000; Chi-square/df = 1,377; GFI = 0,901; TLI = 0,972; CFI = 0,975; RMSEA = 0,030 (Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả ) Hình 4.5. Kết quả SEM mô hình nghiên cứu (chuẩn hóa) Bảng 4.24. Hệ số hồi quy các mối quan hệ ( chuẩn hóa) Giả Hồi qui Ước thuyết lượng H1 Qui mô doanh nghiệp KTMT 0,301 H2 Các bên liên quan KTMT 0,211 H3 Nguồn lực tài chính KTMT 0,146 H4 Trình độ của nhân viên KT KTMT 0,277 H5 Các qui định KTMT 0,281 H6 Mức độ và phạm vi tác động KTMT 0,138 đến MT của DNNDM H7 Nhận thức của lãnh đạo KTMT 0,156 DNNDM về MT, KTMT
- 16 H8 KTMT KQHĐ của DNNDM 1,000 (Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả) Bảng 4.24 cho thấy rằng qui mô doanh nghiệp có tác động mạnh nhất đến KTMT (trọng số chuẩn hóa 0,301), tiếp đến là các qui định (trọng số chuẩn hóa 0,281), trình độ nhân viên KT (trọng số chuẩn hóa 0,277), các bên liên quan (trọng số chuẩn hóa 0,211), nhận thức của lãnh đạo DNNDM về MT, KTMT (trọng số chuẩn hóa 0,156), nguồn lực tài chính (trọng số chuẩn hóa 0,146) và cuối cùng là mức độ và phạm vi tác động đến MT của DNNDM (trọng số 0,138). KTMT tác động mạnh đến KQHĐ của DNNDM (trọng số 1,000). Bảng 4.26. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết NC Giả Nội dung Kết luận thuyết H1 Qui mô DN có tác động cùng chiều đến KTMT trong Chấp các DNNDM tại VN nhận H2 Các bên liên quan có tác động cùng chiều đến KTMT Chấp trong các DNNDM tại VN nhận H3 Nguồn lực tài chính có tác động cùng chiều đến Chấp KTMT trong các DNNDM tại VN nhận H4 Trình độ nhân viên kế toán có tác động cùng chiều Chấp đến KTMT trong các DNNDM tại VN nhận H5 Các qui định có tác động cùng chiều đến KTMT Chấp trong các DNNDM tại VN nhận H6 Mức độ và phạm vi tác động đến MT của DNNDM Chấp có tác động trực tiếp và cùng chiều đến KTMT trong nhận các DNNDM tại VN H7 Nhận thức của lãnh đạo DNNDM về MT, KTMT có Chấp tác động cùng chiều đến KTMT trong các DNNDM nhận tại VN H8 KTMT có tác động cùng chiều đến KQHĐ của các Chấp DNNDM tại VN nhận (Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả) 4.4. Bàn luận. 4.4.1. Độ tin cậy của thang do:
- 17 Thông qua kết quả kiểm định của các phương pháp ta thấy rằng các hệ số Cronbach alpha, EFA, CFA của các thang đo (ngoại trừ thang do SIZE3, FINA3, QUAL2) là thỏa điều kiện. Độ tin cậy của thang đo các nhân tố tác động, KTMT, KQHĐ của DN là đáng tin cậy và sẵn sàn cho các bước nghiên cứu tiếp theo. 4.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến KTMT và tác động của nó đến KQHĐ của các DNNDM tại VN Quy mô DN Các bên l.quan Nguồn lực TC +1,00 Trình độ NV KTMT KQHĐcủa DNNDM Các qui định Mức độ và phạm vi Nhận thức của LĐ Nguồn: NCS tổng hợp Hình 4.6. Mô hình nghiên cứu chính thức về các nhân tố tác động đến KTMT và tác động của nó đến KQHĐ của các DNNDM tại VN CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý 5.1. Kết luận 07 nhân tố tác động cùng chiều đến KTMT trong các DNNDM tại VN: Qui mô DN tác động mạnh nhất đến KTMT (trọng số chuẩn hóa 0,301), tiếp đến là các qui định (0,281), trình độ nhân viên KT (0,277), các bên liên quan (0,211), nhận thức của lãnh đạo
- 18 DNNDM về MT, KTMT (0,156), nguồn lực tài chính (0,146) và cuối cùng là mức độ và phạm vi tác động đến MT của DNNDM (0,138). Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho thấy KTMT tác động mạnh đến KQHĐ của các DNNDM tại VN (trọng số chuẩn hóa 1,000). Bảng 5.1. Mức độ đóng góp của các nhân tố tác động đến KTMT Nhân tố Hệ số hồi quy Mức độ đóng góp Qui mô doanh nghiệp 0,301 20% Các qui định 0,281 19% Trình độ của nhân viên KT 0,277 18% CBLQ 0,211 14% Nhận thức của lãnh đạo DNNDM 0,156 về MT, KTMT 10% Nguồn lực tài chính 0,146 10% Mức độ và phạm vi tác động đến 0,138 MT của DNNDM 9% (Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả) 5.2. Một số hàm ý rút ra từ nghiên cứu Thứ nhất, các DNNDM tại VN có qui mô lớn thì doanh thu lớn, số lượng nhân viên đông, máy móc thiết bị nhiều cho nên cần nhiều thông tin cho việc điều hành quản lý, tuy nhiên các DNNDM tại VN đa phần là các DNNVV. DNNVV cần ít thông tin hơn cho việc điều hành, quản lý do qui mô nhỏ và ít phức tạp hơn trong việc quản lý. Vì vậy đối với DNNDM có qui mô nhỏ thì cần lòng ghép KTMT vào trong kế toán truyền thống một cách hợp lý nhất nhằm có được những thông tin cần thiết có liên quan đến môi trường, KTMT giúp cho việc quản lý DN hiệu quả hơn và không hoặc ít phát sinh thêm các chi phí liên quan KTMT gây tốn kém thêm cho DN. Thứ hai, để việc thực hiện KTMT dễ dàng, đơn giản, thống nhất thì bên cạnh việc nâng cao kiến thức về KTMT cho các KT viên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 267 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn