BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH<br />
-------------HỒ XUÂN TIẾN<br />
<br />
CAÙC NHAÂN TOÁ AÛNH HÖÔÛNG ÑEÁN KEÁT QUAÛ<br />
KINH DOANH CUÛA DOANH NGHIEÄP COÅ<br />
PHAÀN HOÙA: NGHIEÂN CÖÙU TẠI VIỆT NAM<br />
Chuyeân ngaønh: Kinh doanh Thöông Maïi<br />
Maõ soá: 9.34.01.21<br />
TOÙM TAÉT LUAÄN AÙN TIEÁN SÓ KINH TẾ<br />
<br />
Tp. Hoà Chí Minh – Naêm 2019<br />
<br />
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH<br />
-------------HỒ XUÂN TIẾN<br />
<br />
CAÙC NHAÂN TOÁ AÛNH HÖÔÛNG ÑEÁN KEÁT QUAÛ<br />
KINH DOANH CUÛA DOANH NGHIEÄP COÅ<br />
PHAÀN HOÙA: NGHIEÂN CÖÙU TẠI VIỆT NAM<br />
Chuyeân ngaønh: Kinh doanh Thöông Maïi<br />
Maõ soá: 9.34.01.21<br />
TOÙM TAÉT LUAÄN AÙN TIEÁN SÓ KINH TẾ<br />
<br />
Tp. Hoà Chí Minh – Naêm 2019<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học kinh tế Tp.HCM<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Thanh Tráng &<br />
PGS.TS. Lê Tấn Bửu.<br />
Phản biện 1 : ..........................................................<br />
...............................................................................<br />
Phản biện 2 : ..........................................................<br />
...............................................................................<br />
Phản biện 3 : ..........................................................<br />
...............................................................................<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp<br />
Trường họp tại .......................................................<br />
...............................................................................<br />
Vào hồi……..giờ…….ngày……tháng….. năm……<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện :…………….………………<br />
………………………………………………………………….<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU<br />
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN<br />
LUẬN ÁN<br />
Hồ Xuân Tiến, 2016. Nghiên cứu kiểm định mối quan hệ<br />
giữa việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công<br />
ty cổ phần và hiệu quả kinh doanh. Tạp chí Công Thương,<br />
ISSN 0866-7756, 49-53, số tháng 9, Hà Nội.<br />
Hồ Xuân Tiến, 2016. Mối quan hệ giữa sở hữu quản lý và<br />
hiệu quả kinh doanh của các công ty sau cổ phần hóa niêm<br />
yết trên sàn giao dịch chứng khoán VN. Tạp chí Công<br />
Thương, ISSN 0866-7756, 79-83, số tháng 10, Hà Nội.<br />
Hồ Xuân Tiến & Bùi Thanh Tráng, 2018. Lý thuyết<br />
Corporate Entrepreneurship trong bối cảnh cổ phần hóa.<br />
Tạp chí Công Thương, ISSN 0866-7756, 214-219, số<br />
tháng 11, Hà Nội.<br />
<br />
1<br />
<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu<br />
Chuyển giao quyền sở hữu tài sản và quyền kiểm soát DNNN từ nhà nước<br />
sang khu vực tư nhân là khái niệm tư nhân hóa (Privatization) theo quan điểm của<br />
Ngân hàng thế giới được chấp nhận rộng rãi (Shirley, 1992). Tuy nhiên, ở VN,<br />
dùng từ cổ phần hóa (Equitization) phù hợp hơn, tư nhân hóa là cách gọi của thế<br />
giới, cổ phần hóa là cách gọi của VN và được hiểu là chuyển DNNN sang hoạt<br />
động theo hình thức công ty cổ phần. Lý thuyết người đại diện, lý thuyết quyền<br />
sở hữu, lý thuyết lựa chọn công đều có chung quan điểm rằng sở hữu tư nhân bản<br />
chất vốn có là hiệu quả hơn so với sở hữu nhà nước xét về mặt kinh tế (Zhibin,<br />
2004) nên việc chuyển quyền sở hữu và quyền kiểm soát DNNN từ nhà nước<br />
sang khu vực tư nhân là cách tốt nhất để cải thiện kết quả kinh doanh.<br />
Cổ phần hóa là hạt nhân của chương trình tái cấu trúc DNNN trong quá trình<br />
tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam, từ hệ thống DNNN khoảng 12.000 DN (Vũ<br />
Thành Tự Anh, 2005), sau 25 năm kể từ năm 1992, chính phủ đã sắp xếp lại số<br />
lượng DNNN và cổ phần hóa thành công hơn 4.529 DN. Số lượng DNNN từ gần<br />
1.500 DN vào năm 2010 (Bộ tài chính, 2016), tính đến hết tháng 9/2017 còn 562<br />
DN chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực đảm bảo cân đối vĩ mô cho nền kinh tế,<br />
an ninh và quốc phòng. Thực trạng cổ phần hóa tại VN cho thấy rất nhiều DN cổ<br />
phần hóa có cơ cấu chủ sở hữu vốn chưa thay đổi nhiều, nhà nước còn giữ cổ<br />
phần chi phối, thậm chí chi phối tuyệt đối trong cấu trúc chủ sở hữu vốn của DN,<br />
đặc biệt nhất là người đại diện vốn nhà nước theo cách đặc trưng của VN.<br />
Tuy nhiên, thực tiễn cổ phần hóa DNNN tại VN thể hiện trên các chỉ số tài<br />
chính của các báo cáo đã kiểm toán và báo cáo 436/BC-CP ngày 17/10/2016,<br />
phần lớn các công ty cổ phần hóa có kết quả kinh doanh tốt hơn trước kia, thậm<br />
chí là những con số rất ấn tượng. Cụ thể, giai đoạn 2011 – 2015, kết quả hoạt<br />
động kinh doanh đều tăng so với năm trước như vốn điều lệ tăng 73%, tổng tài<br />
sản tăng 39%, vốn chủ sở hữu tăng 60%, doanh thu tăng 29%, lợi nhuận tăng<br />
49%, nộp ngân sách tăng 29%, thu nhập bình quân người lao động tăng 33% (Bộ<br />
tài chính, 2016). Cổ phần hóa tại VN vẫn chưa làm thay đổi cấu trúc chủ sở hữu<br />
<br />