intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của kiểm toán liên tục tại Việt Nam

Chia sẻ: Lê Hoa Trà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là khám phá và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hình thành và phát triển của kiểm toán liên tục tại Việt Nam trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ và KTĐL.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của kiểm toán liên tục tại Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> ----o0o-----<br /> <br /> Đặng Đình Tân<br /> <br /> CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH<br /> VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KIỂM TOÁN LIÊN TỤC<br /> TẠI VIỆT NAM<br /> <br /> Chuyên ngành: Kế toán<br /> Mã số:<br /> <br /> 62.34.03.01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh<br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Giang Tân<br /> <br /> Phản biện 1: ...........................................................<br /> ...............................................................................<br /> Phản biện 2: ...........................................................<br /> ...............................................................................<br /> Phản biện 3: ...........................................................<br /> ...............................................................................<br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại<br /> ...............................................................................<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện : .................<br /> ...............................................................................<br /> <br /> 1<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1) Lý do chọn đề tài<br /> Trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, để ứng phó<br /> với thách thức từ những tiến bộ nhanh chóng của CNTT, giải pháp về<br /> kiểm toán liên tục (KTLT - continuous auditing) đã được đề xuất và<br /> thực hiện xem như một cách tiếp cận mới nhằm giúp khắc phục những<br /> hạn chế của cách tiếp cận kiểm toán truyền thống, giúp duy trì và nâng<br /> cao chất lượng và hiệu quả và của các hoạt động kiểm toán trong điều<br /> kiện các quy trình xử lý giao dịch của các doanh nghiệp có mức độ tự<br /> động hóa ngày càng cao dựa trên nền tảng công nghệ thông tin<br /> (CNTT). Tuy nhiên, các nghiên cứu trước ở nước ngoài và Việt Nam<br /> về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của KTLT<br /> tại Việt Nam còn có một số hạn chế cả về phương pháp nghiên cứu áp<br /> dụng (chủ yếu là định tính, phân tích, tổng hợp) và về kết quả nghiên<br /> cứu (chủ yếu quan tâm về các nhân tố thúc đẩy hơn là trở ngại). Chính<br /> từ khoảng trống trong các nghiên cứu trước như đã nêu trên, tác giả đã<br /> quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến<br /> sự hình thành và phát triển của kiểm toán liên tục tại Việt Nam”<br /> nhằm nghiên cứu về những nhân tố thúc đẩy (nhu cầu, điều kiện) cũng<br /> như những trở ngại đối với việc thực hiện KTLT tại một nền kinh tế<br /> đang phát triển như Việt Nam.<br /> 2) Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu<br /> Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là khám phá và đo<br /> lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hình thành và phát<br /> triển của KTLT tại Việt Nam trong lĩnh vực KTNB và KTĐL.<br />  Mục tiêu nghiên cứu 1: Xem sự xuất hiện của KTLT tại Việt<br /> Nam.<br /> o Câu hỏi nghiên cứu 1 (RQ1): KTLT đã hình thành tại<br /> Việt Nam chưa?<br /> <br /> 2<br /> <br /> <br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu 2: Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự<br /> hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam.<br /> o Câu hỏi nghiên cứu 2 (RQ2): Các nhân tố thúc đẩy sự<br /> hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam là gì?<br /> o Câu hỏi nghiên cứu 3 (RQ3): Các nhân tố trở ngại đối<br /> với sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam là<br /> gì?<br />  Mục tiêu nghiên cứu 3: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các<br /> nhân tố đối với sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt<br /> Nam.<br /> o Câu hỏi nghiên cứu 4 (RQ4): Mức độ ảnh hưởng của các<br /> nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của KTLT tại<br /> Việt Nam như thế nào?<br /> o Câu hỏi nghiên cứu 5 (RQ5): Mức độ ảnh hưởng của các<br /> nhân tố gây trở ngại đến sự hình thành và phát triển của<br /> KTLT tại Việt Nam như thế nào?<br /> 3) Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng của nghiên cứu này là các nhân tố ảnh hưởng đến<br /> sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam liên quan đến hoạt<br /> động KTĐL và KTNB, không nghiên cứu hoạt động kiểm toán nhà<br /> nước.<br /> 4) Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu:<br /> Nghiên cứu này nhằm khảo sát quan điểm của các kiểm toán<br /> viên (KTV) độc lập, KTV nội bộ, KTV hệ thống thông tin của các<br /> doanh nghiệp kiểm toán (DNKiT) và doanh nghiệp, các tổ chức tín<br /> dụng (TCTD) tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, căn cứ vào các<br /> nghiên cứu trước về điều kiện thực hiện KTLT, phạm vi nghiên cứu<br /> chỉ giới hạn đến các KTV làm việc trong các DNKiT lớn, các ngân<br /> hàng và các doanh nghiệp có chức năng KTNB.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Thời gian nghiên cứu của luận án cụ thể bao gồm: (1) nghiên<br /> cứu tài liệu: từ 2013 đến 2015, (2) phỏng vấn chuyên gia: từ tháng<br /> 05/2016 đến tháng 06/2016, và (3) thu thập dữ liệu khảo sát: từ tháng<br /> 11/2016 đến tháng 2/2017.<br /> 5) Phương pháp nghiên cứu<br /> Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp theo<br /> kiểu “tuần tự khám phá”, bao gồm hai giai đoạn: (1) Giai đoạn 1:<br /> Thực hiện nghiên cứu định tính, và (2) Giai đoạn 2: Thực hiện nghiên<br /> cứu định lượng.<br /> 6) Những đóng góp của nghiên cứu<br /> Kết quả nghiên cứu của luận án này có những đóng góp cả về<br /> mặt lý luận và thực tiễn như sau:<br />  Về mặt lý luận, học thuật:<br /> Kết quả nghiên cứu xác định có sáu nhân tố có ảnh hưởng đến<br /> sự hình thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam. Các nhân tố và<br /> mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này cung cấp một góc nhìn khác<br /> về nhằm giải thích cho các nguyên nhân thúc đẩy hay trở ngại đối với<br /> việc thực hiện KTLT trong điều kiện như Việt Nam.<br />  Về mặt thực tiễn:<br /> Luận án góp phần thúc đẩy nhận thức của các doanh nghiệp<br /> và KTV về sự cần thiết của KTLT đồng thời cung cấp căn cứ gợi ý về<br /> một lộ trình thích hợp để phát triển KTLT tại Việt Nam nói chung và<br /> tại các doanh nghiệp nói riêng.<br /> 7) Kết cấu của luận án<br /> Ngoài phần mở đầu, luận án bao gồm 5 chương, với các nội<br /> dung chính như sau: (1) Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước,<br /> (2) Chương 2: Cơ sở lý thuyết, (3) Chương 3: Phương pháp nghiên<br /> cứu, (4) Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu, và (5) Chương 5:<br /> Kết luận của nghiên cứu và những giải pháp gợi ý.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0