BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
--------------<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THU HOÀN<br />
<br />
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP<br />
DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN – NGHIÊN CỨU<br />
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP<br />
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆTT NAM<br />
Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán<br />
Mã số: 9340301<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ<br />
<br />
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại : Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM<br />
Người hướng dẫn khoa học :<br />
1. TS. Trần Anh Hoa<br />
2. PGS.TS Trần Phước<br />
<br />
Phản biện 1 :<br />
<br />
Phản biện 2 :<br />
<br />
Phản biện 3 :<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường tại<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện :………………………………………......<br />
.............................................................................................................................<br />
..............................................................................................................................<br />
<br />
1<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Năm 1999, Việt Nam (Bộ Tài Chính) bắt đầu nghiên cứu và soạn thảo Chuẩn mực kế toán (CMKT) và<br />
đến năm 2005 đã ban hành được 26 CMKT. Các Doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam (VN) bắt đầu áp<br />
dụng các chuẩn mực này. Tuy nhiên, quy trình soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán chưa chuyên<br />
nghiệp cũng dẫn đến việc áp dụng chuẩn mực vào thực tiễn gặp khó khăn (Adam và Đỗ Thùy Linh,<br />
2005). Việc ban hành chuẩn mực kế toán đến việc thực thi các chuẩn mực kế toán là cả một quá trình<br />
và luôn gặp nhiều rào cản như hệ thống luật pháp, năng lực của kế toán viên (Dona L. Street & ctg,<br />
2002; Choi & ctg, 2011). Bên cạnh đó do bối cảnh kinh tế xã hội khác nhau thì việc áp dụng Chuẩn mực<br />
kế toán vào thực tế cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định (Thanh Đoàn, 2008) và dẫn đến việc kế toán<br />
cung cấp số liệu chưa thật sự thuyết phục đối với nhà đầu tư hoặc quản lý (Trần Đình Khôi Nguyên,<br />
2011). Những lý do trên phần nào đã làm cho các doanh nghiệp không tuân thủ Chế độ kế toán, bỏ qua<br />
việc áp dụng VAS và dẫn đến hậu quả làm sai lệch thông tin trên báo cáo tài chính và nếu thông tin trên<br />
BCTC nghèo nàn sẽ là một đe dọa cho khả năng cạnh tranh của tổ chức (Joseph & ctg, 2002).<br />
Có thể thấy rằng, đến nay các nghiên cứu về việc áp dụng CMKT Việt Nam tại các DN VN vẫn còn hạn<br />
chế và luôn là một câu hỏi lớn. Lý do là do đặc điểm khung pháp lý về kế toán VN tồn tại song song<br />
giữa CMKT và Chế độ kế toán, vì vậy sẽ phát sinh những xung khắc vì mục đích, bản chất của Chuẩn<br />
mực và Chế độ kế toán có nhiều sự khác biệt (Nguyễn Công Phương, 2013). Việc ra đời VAS 17 giải<br />
quyết vấn đề bất hợp lý trong việc ghi nhận chi phí giữa kế toán và thuế. VAS 17 mặc dù đã được ban<br />
hành hơn 10 năm nay nhưng khi áp dụng vào trong thực tế đã gặp không ít vướng mắc trong vấn đề hiểu<br />
và vận dụng đúng theo tinh thần nội dung trong chuẩn mực.<br />
Vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu và tìm kiếm thêm nhân tố và xác định<br />
mức độ ảnh hưởng của việc áp dụng CMKT VN, đặc biệt nghiên cứu một chuẩn mực cụ thể - CMKT<br />
thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17) bởi các lý do sau đây:<br />
(i)<br />
<br />
Chênh lệch do khác biệt giữa chính sách thuế và chế độ kế toán<br />
<br />
(ii)<br />
<br />
Chênh lệch số liệu giữa chính sách kế toán do doanh nghiệp lựa chọn và chính sách thuế hiện<br />
hành<br />
<br />
(iii) Áp lực về thuế luôn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp<br />
Từ những lý do trên, tác giả cho rằng việc nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng<br />
chuẩn mực kế toán Việt Nam – Nghiên cứu VAS 17 tại Việt Nam” là một vấn đề cần thiết và có ý<br />
nghĩa trong bối cảnh hiện nay.<br />
2.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Mục tiêu chung<br />
Xác định các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng đến việc áp dụng Chuẩn<br />
mực kế toán – Nghiên cứu Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
-<br />
<br />
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán - Nghiên cứu Chuẩn mực kế<br />
<br />
toán thuế TNDN tại Việt Nam<br />
-<br />
<br />
Xây dựng mô hình và thang đo nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy định kế<br />
<br />
toán và áp dụng Chuẩn mực kế toán - Nghiên cứu Chuẩn mực kế toán thuế TNDN tại Việt Nam<br />
<br />
2<br />
<br />
-<br />
<br />
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập<br />
<br />
doanh nghiệp tại Việt Nam.<br />
3.<br />
<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
-<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống chuẩn mực kế toán – Nghiên cứu Chuẩn mực kế toán thuế thu<br />
<br />
nhập doanh nghiệp (VAS 17).<br />
-<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tìm hiểu chủ yếu ở các doanh nghiệp vừa và lớn có phát sinh thuế<br />
<br />
hoãn lại hoạt động trên địa bàn TPHCM và một số tỉnh, thành phố lân cận khác như: Đồng Nai, Bà Rịa<br />
Vũng tàu…<br />
4.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp cụ thể: Phương pháp nghiên cứu định tính được sử<br />
dụng bằng phương pháp tình huống và Phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng kết hợp công cụ<br />
phân tích EFA, CFA, SEM để xử lý dữ liệu từ kết quả nghiên cứu định tính.<br />
5.<br />
<br />
Ý nghĩa của nghiên cứu<br />
<br />
5.1 Ý nghĩa khoa học<br />
<br />
<br />
Hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán<br />
<br />
và chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.<br />
<br />
<br />
Xây dựng được thang đo đo lường việc áp dụng chuẩn mực kế toán – Nghiên cứu VAS 17<br />
<br />
<br />
<br />
Thông qua nghiên cứu tình huống, đã xác định được 9 nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn<br />
<br />
mực – Nghiên cứu VAS 17 trong đó có 2 nhân tố mới là Tâm lý kế toán và chất lượng phần mềm kế<br />
toán.<br />
<br />
<br />
Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu đã đo lường phản ánh được thực trạng áp dụng VAS 17 tại<br />
<br />
các DN đồng thời trên cơ sở tiếp cận một cách toàn diện các thuộc tính đo lường các nhân tố ảnh hưởng<br />
đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán – Nghiên cứu VAS 17<br />
5.2 Ý nghĩa thực tiễn<br />
<br />
<br />
Nghiên cứu là một kênh tham khảo có giá trị về tầm quan trọng trong việc quan tâm, tuân thủ quy<br />
<br />
định chuẩn mực kế toán nói chung và chuẩn mực kế toán thuế thu nhập nói riêng của các doanh nghiệp.<br />
<br />
<br />
Nghiên cứu là một căn cứ có giá trị đánh giá thực trạng việc áp dụng VAS 17 trong các DN Việt<br />
<br />
Nam hiện nay và là nguồn thông tin cần thiết cho các cơ quan ban nghành cụ thể là Bộ tài chính nhận<br />
định và hiểu rõ về thực trạng áp dụng VAS 17 trong thời gian qua đồng thời đánh giá được những nhân<br />
tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán nói chung và VAS 17 nói riêng.<br />
<br />
<br />
Giúp cho các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của VAS 17 để thường xuyên quan tâm<br />
<br />
đến việc tổ chức, vận hành công tác kế toán tại đơn vị thông qua việc hỗ trợ kế toán tham gia vào các<br />
lớp đào tạo và bồi dưỡng kiến thức liên quan đến chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp nói<br />
chung và VAS 17 nói riêng không chỉ cho kế toán mà còn cho nhà quản lý để việc thực thi VAS 17 của<br />
đơn vị được hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính.<br />
<br />
<br />
Là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và các đối tượng khác quan tâm đến chuẩn<br />
<br />
mực kế toán nói chung và VAS 17 nói riêng<br />
6.<br />
<br />
Kết cấu đề tài<br />
<br />
Luận án có kết cấu gồm 5 chương: Chương 1- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu; Chương 2 - Cơ sở lý<br />
thuyết; Chương 3- Phương pháp nghiên cứu; Chương 4 - Kết quả nghiên cứu và bàn luận; Chương 5 Kết luận và gợi ý chính sách.<br />
<br />
3<br />
<br />
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
Những lợi ích và khó khăn khi áp dụng Chuẩn mực kế toán<br />
<br />
1.1<br />
<br />
Lợi ích của việc áp dụng chuẩn mực kế toán<br />
Việc áp dụng chuẩn mực kế toán giúp nâng cao tính minh bạch, khả năng so sánh, tính hiệu quả, thanh<br />
khoản của thị trường vốn và tạo điều kiện cho các giao dịch giữa các quốc gia trên toàn thế giới (Hội kế<br />
toán công chứng Anh Quốc (ACCA), 2016). Albu & ctg (2013);<br />
Khó khăn khi áp dụng Chuẩn mực kế toán<br />
Nghiên cứu của Nguyễn Công Phương (2012) về Chuẩn mực kế toán, kết quả cho thấy Chuẩn mực kế<br />
toán ít được quan tâm đúng mức do quá trừu tượng (tỷ lệ 26%), chuẩn mực không hướng dẫn chi tiết<br />
cách hạch toán trên tài khoản và ghi sổ cũng như lập báo cáo tài chính (tỷ lệ 27%), người sử dụng chuẩn<br />
mực không có thói quen phân tích, phán đoán để xử lý tình huống mà theo thói quen dựa vào những quy<br />
định có sẵn trong Chế độ kế toán và vận dụng (tỷ lệ 41%).<br />
1.2 Các nghiên cứu về thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán<br />
Có nhiều dòng nghiên cứu về sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế, nghiên cứu về<br />
lợi ích của thuế hoãn lại và phương pháp tiếp cận thuế hoãn lại, nghiên cứu sự tác động của IAS 12<br />
1.3 Các nghiên cứu về tuân thủ chuẩn mực kế toán<br />
1.3.1<br />
<br />
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ chuẩn mực kế toán<br />
Các nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp, doanh nghiệp kiểm toán, chất lượng kiểm toán<br />
<br />
độc lập và đòn bẩy liên quan chặt chữ với việc tuân thủ IFRS, trong khi đó lợi nhuận, nghành công<br />
nghiệp và sự phân tán quyền sở hữu có ảnh hưởng ở mức độ trung lập với việc tuân thủ IFRS.<br />
1.3.2<br />
<br />
Nghiên cứu về kết quả đo lường mức độ tuân thủ đối với IAS và IFRS<br />
<br />
Các nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp khác nhau để đo mức độ tuân thủ của các công ty với<br />
IAS/IFRS như sử dụng chỉ số công bố thông tin cho việc áp dụng IAS/IFRS. Đánh giá về sự tuân<br />
thủ IFRS trong việc cung cấp các thông tin: có các phương pháp luận khác nhau về Dscore. Mức<br />
độ tuân thủ IFRS có thể được đo bằng nhiều cách, sử dụng Dscores khác nhau phụ thuộc và các<br />
biến số được phân.<br />
1.4 Các nghiên cứu về việc áp dụng Chuẩn mực kế toán<br />
Nghiên cứu của Hồ Xuân Thủy (2016) hướng đến việc nghiên cứu Chuẩn mực kế toán hiện hành áp<br />
dụng cho SMEs (Doanh nghiệp vừa và nhỏ). Nghiên cứu của Trần Quốc Thịnh (2013) đã đánh giá về<br />
khả năng, xử lý và giải quyết chuẩn mực kế toán liên quan đến hoạt động kinh tế. Nghiên cứu của Trần<br />
Đình Khôi Nguyên (2011, 2013) hướng đến mục tiêu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực<br />
kế toán tại Đà Nẵng. Nghiên cứu của Đặng Ngọc Hùng (2016) về mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán<br />
có quan hệ thuận chiều với lợi ích áp dụng chuẩn mực kế toán của doanh nghiệp. ….<br />
1.5 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán.<br />
Ở nước nước kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng như mức độ tăng trưởng kinh tế, yếu tố chính<br />
trị, văn hóa và pháp lý, trình độ giáo dục, đặc điểm doanh nghiệp và nguồn vốn, nhận thức của chủ<br />
doanh nghiệp,ảnh hưởng của tổ chức kiểm toán, cân đối về chi phí và lợi ích<br />
Còn Ở Việt Nam nghiên cứu cụ thể như mức độ tuân thủ chuẩn mực, nhận thức của chủ doanh nghiệp,<br />
trình độ kế toán viên, ảnh hưởng của thuế..<br />
<br />