intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị "Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông" được nghiên cứu với mục tiêu: Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong bối cảnh bùng nổ của Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của mỗi doanh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, mang tính quyết định đối với sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp dịch vụ viễn thông nói riêng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ và ngày càng gay gắt trên thị trường dịch vụ viễn thông. Tổng công ty Dịch vụ viễn thông là doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu của nhà nước đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cả trong và ngoài nước, tận dụng mọi nguồn lực và ưu thế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, Tổng Công ty dịch vụ Viễn thông đã có nhiều chủ trương, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty, điều này làm cho thị phần của Tổng công ty không ngừng được mở rộng; chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng lên với giá cả hợp lý, đáp ứng yêu cầu của khách hàng; năng lực duy trì và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao... Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông hiện nay còn tồn tại những hạn chế nhất định như: khả năng duy trì và mở rộng thị phần ở một số lĩnh vực và khu vực của Tổng công ty có mặt còn hạn chế; chất lượng một số sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao; hiệu quả kinh doanh thiếu bền vững; năng suất các yếu tố sản xuất có mặt chưa tốt... Do vậy, việc nhận diện và đánh giá đúng năng lực cạnh tranh để Tổng công ty Dịch vụ viễn thông, từ đó có những giải pháp phù hợp, giành được lợi thế, đứng vững và phát triển trên thị trường là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong khi đó, cho đến nay dưới góc độ khoa học Kinh tế chính trị chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông. Với lý do đó, tác giả chọn vấn đề “Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông”làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030.
  2. 2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là, tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước và trong nước có liên quan đến đề tài luận án; khái quát giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và chỉ ra những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu. Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông dưới góc độ kinh tế chính trị như: quan niệm, tiêu chí đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp viễn thông ngoài nước và trong nước, từ đó rút ra bài học mà VNPT Vinaphone có thể tham khảo trong nâng cao năng lực cạnh tranh. Ba là, đánh giá đúng thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông, xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông. Bốn là, đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông trên các khía cạnh gồm: Năng lực tài chính, chất lượng nhân lực và trình độ trang thiết bị; Khả năng duy trì và mở rộng thị phần; Chất lượng và giá sản phẩm; Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh; Năng suất các yếu tố sản xuất của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông. Về không gian: Luận án nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông trong nội bộ ngành ở phạm vi trong nước. Về thời gian: Các số liệu đánh giá tập trung chủ yếu từ năm 2018 đến 2022; đề xuất quan điểm, giải pháp đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Nội dung nghiên cứu của luận án được thực hiện dựa trên những quan điểm, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cạnh tranh, về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Cơ sở thực tiễn: Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông, báo cáo, tổng kết và
  3. 3 kết quả khảo sát về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; tham khảo các nguồn tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị là phương pháp trừu tượng hoá khoa học; đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp khác như: Tiếp cận hệ thống hoá; phân tích - tổng hợp; thống kê; lôgíc kết hợp với lịch sử. 5. Những đóng góp mới của luận án Một là, góp phần khái quát, làm rõ thêm một số quan niệm công cụ về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông. Hai là, xây dựng quan niệm, tiêu chí và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông. Ba là, đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết từ thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông. Bốn là, đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh bao gồm các quan niệm, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông nói chung trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và đối với VNPT Vinaphone nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho các nhà quản lý và đơn vị có điều kiện, mô hình kinh doanh tương đồng tham khảo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành viễn thông. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Kinh tế chính trị ở các nhà trường trong và ngoài Quân đội. 7. Kết cấu của luận án Kết cấu luận án gồm: Phần mở đầu; 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục.
  4. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Một số công trình nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Ramona Todericiu, Alexandra Stanit (2015), Intellectual Capital - The Key for Sustainable Competitive Advantage for the SME's Sector (Vốn trí tuệ - Chìa khóa mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp vừa và nhỏ); Dhirendra Kumar (2016), Building Sustainable Competitive Advantage: Through Executive Enterprise Leadership (Xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững: Thông qua khả năng lãnh đạo điều hành doanh nghiệp); Guangpei Li, Xiaoyu Wang, Shibin Su, Yuan Su (2019), How green technological innovation ability influences enterprise competitiveness, Technology in Society, (Khả năng đổi mới công nghệ xanh ảnh hưởng như thế nào đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, Công nghệ trong xã hội); Wen-na Li, Elsadany, Wei Zhou, Yan-lan Zhu (2020), Global Analysis, Multi-stability and Synchronization in a Competition Model of Public Enterprises with Consumer Surplus (Phân tích toàn cầu, đa ổn định và đồng bộ hóa trong mô hình cạnh tranh của doanh nghiệp đại chúng với thặng dư tiêu dùng); Junhua Liu, Yazhou Liu, Fu Wang, Ying Cui, Liping Han (2021), Influence of free-market competition and policy intervention competition on enterprise green evolution (Ảnh hưởng của cạnh tranh thị trường tự do và cạnh tranh can thiệp chính sách đối với quá trình phát triển xanh của doanh nghiệp); Jaimie W. Lien, Jie Zheng (2021), Optimal subsidies in the competition between private and state-owned enterprises (Trợ cấp tối ưu trong cuộc cạnh tranh giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước); Changchang Wu, Nian Su,Wei Guo, Wendong (2022), Import competition and the improvement in pollutant discharge from heterogeneous enterprises: Evidence from China (Cạnh tranh nhập khẩu và cải thiện xả thải ô nhiễm từ các doanh nghiệp không đồng nhất: Bằng chứng từ Trung Quốc);Mengyao Zhang,Yao Wang, Xinwu Qian, Jun Zhao,Yongyou Nie, Guangren Qian (2023), Competition and price strategies of hazardous waste collection for small and micro enterprises based on dual-channel reverse supply chain (Chiến lược
  5. 5 cạnh tranh và giá cả thu gom chất thải nguy hại cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ dựa trên chuỗi cung ứng ngược kênh đôi);Yang Mu- Jeung, Li Nicholas, Lorenz Kueng (2023), The impact of emerging market competition on innovation and business strategy: Evidence from Canada (Tác động của cạnh tranh thị trường mới nổi đối với đổi mới và chiến lược kinh doanh: Bằng chứng từ Canada); Jedsada Wongsansukcharoen, Jutamard Thaweepaiboonwong (2023), Effects of innovations in human resource practices, innovation capacity and competitive advantage on the performance of SMEs in Thailand (Tác động của đổi mới trong thực hành nguồn nhân lực, năng lực đổi mới và lợi thế cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Lan). 1.1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông Romain Lestage, David Flacher, Yeonbae Kim, Jihwan Kim, Yunhee Kim (2013), Competition and investment in telecommunications: Does competition have the same impact on investment by private and state- owned firms (Cạnh tranh và đầu tư trong lĩnh vực viễn thông: Cạnh tranh có cùng tác động đến đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước không); Liyang Hou (2015), When competition law meets telecom regulation: the Chinese context (Khi luật cạnh tranh đáp ứng quy định viễn thông: bối cảnh Trung Quốc); Ingo Vogelsang (2017), The role of competition and regulation in stimulating innovation - Telecommunications (Vai trò của cạnh tranh và quy định trong việc kích thích đổi mới sáng tạo - Viễn thông); David Bardey, Danilo Aristizábal, Jose Santiago Gomez, Bibiana Saen (2021), Soncentration of the mobile telecommunications markets and countries’ competitiveness (Mức độ tập trung của thị trường viễn thông di động và khả năng cạnh tranh của các quốc gia); Jaime Gomez, Beatriz Perez-Aradros, Idana Salazar (2022), How to beat early movers: The role of competitive strategy and industry dynamism on followers’ performance in the telecommunications industry (Làm thế nào để đánh bại những người đi trước: Vai trò của chiến lược cạnh tranh và tính năng động của ngành đối với hiệu suất của những người theo sau trong ngành viễn thông). 1.1.2. Một số công trình trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.1.2.1. Một số công trình nghiên cứu về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; Đinh Thị Nga
  6. 6 (2010), Hệ thống chính sách kinh tế của nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập; Đan Tuấn Anh (2018), Chính sách kinh tế của Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh: Nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hải Phòng; Chu Thị Hảo (2021), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Việt Nam tham gia các FTA; Lê Mạnh Hùng (2022), Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam; Đinh Lê Hạnh, Dương Minh An (2022), Đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam; Nguyen La Soa, Ngo Van Hau (2023), Impact Of Sustainability Reporting On Competitivieness Of Utiility Service Companies listed On The VietNamese Stock Market (Tác động của báo cáo bền vững đến năng lực cạnh tranh của các công ty dịch vụ tiện ích niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam; Nguyễn Thị Loan (2023), Thúc đẩy chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 1.1.2.2. Một số công trình nghiên cứu về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông Trần Đức Lai (2004), Quyền lực nhà nước đối với lĩnh vực bưu chính viễn thông trong quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam; Bùi Xuân Phong (2006), Quản trị kinh doanh viễn thông theo hướng hội nhập kinh tế; Lê Ngọc Minh (2007), Phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam; Trần Đăng Khoa (2007), Phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020; Đỗ Xuân Minh (2010), Nghiên cứu phương pháp xác định và chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động viễn thông; Trần Anh Thư (2012), Tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới; Lê Thị Thanh Hoa (2012), Chính sách quản lý cạnh tranh viễn thông trong các nền kinh tế APEC; Lê Thị Hằng (2013), Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam; Nguyễn Mạnh Hùng (2013), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam; Nguyễn Quang Huy (2020), Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; Huỳnh Chí Tâm, Nguyễn Quỳnh
  7. 7 Huy (2022), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông tỉnh Bình Dương 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 1.2.1. Giá trị của các công trình khoa học đã công bố Thứ nhất, một số công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước đã đề cập đến các góc độ khác nhau liên đến cạnh tranh, các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; đưa ra quan niệm, nội dung năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông nói riêng. Cụ thể: ở các mức độ khác nhau, các công trình nghiên cứu đã luận giải, làm rõ một số vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, theo đó: quan điểm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp từ nguồn lực nội tại đã xác định thành công của doanh nghiệp xuất phát từ những tài sản, nguồn lực và năng lực tạo ra giá trị gia tăng, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó, các nghiên cứu đưa ra các kết luận về các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành và của quốc gia. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành và quốc gia cũng được các tác giả nước ngoài đề cập đến trong nghiên cứu của mình. Các nghiên cứu này đã được thực hiện trên cơ sở các doanh nghiệp ở nước ngoài, so với doanh nghiệp Việt Nam có sự khác biệt về đặc điểm và điều kiện nghiên cứu. Thứ hai, một số công trình đi sâu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông. Từ đó, đưa ra những quan điểm về năng lực cạnh tranh và lượng hóa sự ảnh hưởng của từng yếu tố tố tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Bên cạnh đó, một số công trình đã nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tổng công ty và của ngành ở một số quốc gia trên thế giới, trong đó có cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, trên cơ sở đó rút ra bài học cho Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông một cách có hệ thống dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Đây sẽ là hướng nghiên cứu chủ yếu của luận án khi xem xét về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty. Thứ ba, một số công trình có liên quan đã phân tích, đánh giá
  8. 8 thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở những mức độ khác nhau, phù hợp với mục đích nghiên cứu đặt ra. Trong đó đã làm rõ thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; từ đó làm cơ sở để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường; đã khái quát những vấn đề đặt ra từ thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông. Đồng thời, một số công trình đã đề xuất những quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách đối với cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Đây sẽ là những kiến thức quan trọng, cung cấp nguồn tư liệu, giúp tác giả luận án có hướng tiếp cận thuận lợi trong quá trình xây dựng và hoàn thiện luận án. Tóm lại, qua tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án “Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông” cho thấy, nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu, giải quyết được một số khía cạnh liên quan đến vấn đề năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Những nội dung này có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp cơ sở lý luận và dữ liệu thực tế phục vụ cho nghiên cứu nhiều nội dung của luận án. Tuy nhiên, các công trình này có những cách nghiên cứu, tiếp cận khác nhau về cơ sở lý luận và thực tiễn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, đặc biệt chưa có nghiên cứu sâu nào về Tổng công ty Dịch vụ viễn thông. Do đó, đề tài luận án “Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông” vừa có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn sâu sắc, đồng thời không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố gần đây. Đặc biệt dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị, cho tới nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về “Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông”. 1.2.2.Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu Từ việc khái quát giá trị của các công trình khoa học đã công bố, nghiên cứu sinh xác định những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu đó là: Thứ nhất, dưới góc độ kinh tế chính trị thì những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dịch vụ viễn thông được bàn luận như thế nào? Quan niệm năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông là gì? Để đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông thì cần dựa trên
  9. 9 những tiêu chí gì? Có những yếu tố nào tác động đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông ? Tổng công ty Dịch vụ viễn thông cần tham khảo những kinh nghiệm nào về nâng cao năng lực cạnh tranh của các Công ty viễn thông nước ngoài và trong nước để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình? Để trả lời các câu hỏi đó, luận án phải: Xây dựng quan niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh; xây dựng quan niệm trung tâm: năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; xác định tiêu chí đánh năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; phân tích làm rõ quan niệm và các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông. Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp viễn thông nước ngoài và trong nước từ đó rút ra bài học cho Tổng công ty Dịch vụ viễn thông trong nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Thứ hai, thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông thời gian qua như thế nào? Có những ưu điểm, hạn chế gì? Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và đâu là nguyên nhân khách quan, chủ quan của những ưu điểm, hạn chế đó? Đâu là những mâu thuẫn cần tập trung giải quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông thời gian tới? Để trả lời các câu hỏi trên, luận án phải căn cứ vào nội dung, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đã được xác định trong phần lý luận để tiến hành khảo sát, đánh giá đúng thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022; phân tích nguyên nhân của thực trạng, đồng thời chỉ ra những mâu thuẫn cần tập trung giải quyết để năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030. Thứ ba, để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông, trong thời gian tới cần quán triệt và thực hiện tốt những quan điểm và giải pháp gì? Để trả lời cầu hỏi trên, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp phát nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030. Việc đề xuất, phân tích các quan điểm, giải pháp đều dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được khái quát trong luận án, đồng thời dựa vào đường lối, quan điểm của Đảng, Chính sách, luật pháp của Nhà nước, quyết định của Chính phủ và chiến
  10. 10 lược của Tập đoàn cũng như của Tổng công ty, việc đề xuất các giải pháp có tính toàn diện, đồng bộ và khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông, để Tổng công ty không ngừng lớn mạnh, trở thành một trong những doanh nghiệp có thương hiệu lớn trong ngành viễn thông. Kết luận chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án cho thấy, các công trình khoa học đã công bố ở những mức độ khác nhau đã đề cập, luận giải Một số công trình phân tích những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và doanh nghiệp viễn thông như: quan niệm, vai trò, nội dung, yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Dưới góc độ tiếp cận khác nhau cũng có một số công trình tập trung phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và doanh nghiệp viễn thông. Từ đó, đề xuất một số quan điểm, giải pháp phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp viễn thông nói riêng. Thông qua khảo cứu một số công trình nghiên cứu ngoài nước và trong nước có liên quan đến đề tài luận án đã phần nào làm rõ được kết quả nghiên cứu, đồng thời làm rõ được những khoảng trống khoa học cần tiếp tục nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030. Chương 2 LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 2.1. Một số vấn đề chung về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và doanh nghiệp viễn thông 2.1.1. Quan niệm và phân loại cạnh tranh * Quan niệm cạnh tranh Trên cơ sở kế thừa, phát triển các quan niệm khác về cạnh tranh, tác giả cho rằng: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, qua đó chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng, cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất, với mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi ích. * Phân loại cạnh tranh Do góc độ tiếp cận nghiên cứu khác nhau mà hiện nay cạnh tranh được phân ra nhiều hình thức và phân loại cũng có sự khác nhau.
  11. 11 Thứ nhất, căn cứ vào phạm vi kinh tế: Cạnh tranh giữa các ngành; Cạnh tranh trong nội bộ ngành. Thứ hai, căn cứ vào chi phí bình quân của các doanh nghiệp: Cạnh tranh dọc; Cạnh tranh ngang Thứ ba, căn cứ vào phạm vi địa lý: Có cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế, trong đó cạnh tranh quốc tế có thể diễn ra ngay trên thị trường nội địa đó là cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và hàng thay thế hàng nhập khẩu 2.1.2. Quan niệm, cấp độ năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp * Quan niệm về năng lực cạnh tranh Trên cơ sở quan niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của các tác giả nghiên cứu sinh cho rằng: năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng của chủ thể trong việc kiểm soát, làm chủ, sử dụng các lợi thế và các nguồn lực của chủ thể hiệu quả hơn, đạt kết quả cao hơn so với thời kỳ trước và so với đối thủ cạnh tranh. * Cấp độ năng lực cạnh tranh Thứ nhất, năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm; Thứ hai, năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp (công ty); Thứ ba, năng lực cạnh tranh cấp ngành; Thứ tư, năng lực cạnh tranh cấp quốc gia. * Quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trên cơ sở các quan niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả cho rằng: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng sử dụng những nguồn lực và những điều kiện hiện có hoặc tiềm năng, nhằm tạo ra lợi thế trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác bằng việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thị trường, từ đó giữ vững, mở rộng thị phần và thu được lợi nhuận cao. 2.1.3. Quan niệm và đặc điểm của doanh nghiệp viễn thông * Quan niệm doanh nghiệp viễn thông Trên cơ sở Luật Viễn Thông 2018; Luật Doanh nghiệp 2020, tác giả cho rằng: Doanh nghiệp viễn thông là một loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông chuyên cung cấp các dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác đến cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp khác. * Đặc điểm
  12. 12 Thứ nhất, là doanh nghiệp dịch vụ, kinh doanh ngành, lĩnh vực mới ra đời và có sự phát triển mạnh mẽ; Thứ hai, ứng dụng khoa học công nghệ cao và phức tạp, thay đổi nhanh chóng; Thứ ba, sản phẩm dịch vụ có tính kết nối đa chiều; Thứ tư, các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp viễn thông là sản phẩm vô hình; Thứ năm, chu kỳ sống của sản phẩm ngắn. 2.2. Quan niệm, tiêu chí đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông 2.2.1. Quan niệm năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông Từ phân tích về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, dưới góc độ tiếp cận của luận án, tác giả cho rằng: Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông khả năng sử dụng các nguồn lực, cùng điều kiện nhất định nhằm tạo ra lợi thế trong cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận so với các đối thủ cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ viễn thông. Nội hàm quan niệm chỉ ra một số nội dung sau: Trước hết, năng lực cạnh tranh của VNPT VinaPhone được thể hiện thông qua khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và đổi mới, sáng tạo; Thứ hai, năng lực cạnh tranh của VNPT VinaPhone bao hàm cả việc giải quyết các mối quan hệ bên trong của Tổng công ty; Thứ ba, năng lực cạnh tranh của VNPT VinaPhone luôn được đặt trong một môi trường kinh tế - xã hội (môi trường kinh doanh) nhất định; Thứ tư, năng lực cạnh tranh của VNPT VinaPhone được biểu hiện ở khả năng đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng tăng; Thứ năm, nội dung biểu hiện về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông: thị phần, chất lượng và giá thành sản phẩm; hiệu quả kinh doanh; năng suất các yếu tố sản xuất; khả năng thích ứng và đổi mới. 2.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông 2.2.2.1. Tiêu chí về năng lực tài chính, chất lượng nhân lực và trình độ trang thiết bị của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông so với đối thủ cạnh tranh Tiêu chí đánh giá năng lực tài chính, chất lượng nhân lực và trình độ trang thiết bị của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông được đánh giá thông qua các chỉ số sau: Một là, năng lực tài chính của
  13. 13 Tổng công ty qua các năm: được biểu hiện ở vốn chủ sở hữu; tổng tài sản và tổng nguồn vốn so với đối thủ cạnh tranh; Hai là, chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty: được biểu hiện ở trình độ của đội ngũ lao động so với đối thủ cạnh tranh; Ba là, trình độ trang thiết bị của Tổng công ty: được biểu hiện ở trình độ công nghệ, thiết bị so với đối thủ cạnh tranh. 2.2.2.2. Tiêu chí về khả năng duy trì và mở rộng thị phần của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông so với đối thủ cạnh tranh Tiêu chí đánh giá khả năng duy trì và mở rộng thị phần của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông được đánh giá thông qua các chỉ số sau: Một là, về thị phần của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh; Hai là, tốc độ tăng thị phần của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông qua các năm so với đối thủ cạnh tranh. 2.2.2.3. Tiêu chí về chất lượng và giá cả sản phẩm của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông so với đối thủ cạnh tranh Tiêu chí đánh giá chất lượng và giá cả sản phẩm của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông được đánh giá thông qua các chỉ số sau: Một là, chất lượng sản phẩm Tổng công ty Dịch vụ viễn thông: được biểu hiện thông qua chất lượng dịch vụ điện thoại; chất lượng dịch vụ Data so với đối thủ cạnh tranh; Hai là, giá cả sản phẩm Tổng công ty Dịch vụ viễn thông so với đối thủ cạnh tranh; Ba là, dịch vụ đi kèm của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông so với đối thủ cạnh tranh. 2.2.2.4. Tiêu chí về năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông so với đối thủ cạnh tranh Tiêu chí đánh giá năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông được đánh giá thông qua các chỉ số sau: Một là, doanh thu của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông so với đối thủ cạnh tranh; Hai là, lợi nhuận của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông so với đối thủ cạnh tranh; Ba là, đóng góp vào ngân sách nhà nước của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông so với đối thủ cạnh tranh. 2.2.2.5. Tiêu chí về năng suất các yếu tố sản xuất của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông so với đối thủ cạnh tranh Tiêu chí đánh giá năng suất các yếu tố sản xuất của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông được đánh giá thông qua các chỉ số sau:
  14. 14 Một là, năng suất lao động, thu nhập bình quân của người lao động ở Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; Hai là, hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông so với đối thủ cạnh tranh; Ba là, năng suất sử dụng toàn bộ tài sản của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông so với đối thủ cạnh tranh; Bốn là, năng suất yếu tố tổng hợp của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông so với đối thủ cạnh tranh. 2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông 2.2.3.1. Nhóm các yếu tố bên trong Tổng công ty Dịch vụ viễn thông Một là, năng lực tổ chức quản lý của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; Hai là, chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; Ba là, năng lực tài chính; Bốn là, trình độ kỹ thuật công nghệ và máy móc thiết bị của Tổng công ty; Năm là, năng lực tổ chức dịch vụ và tạo lập các mối quan hệ; Sáu là, năng lực marketing của Tổng công ty. 2.2.3.2. Nhóm các yếu tố bên ngoài Tổng công ty Dịch vụ viễn thông Một là, thể chế, cơ chế, chính sách liên quan đến viễn thông; Hai là, quy mô của thị trường viễn thông; Ba là, hạ tầng ngành viễn thông; Bốn là, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành; Năm là, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại. 2.3. Quan niệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông và kinh nghiệm thực tiễn 2.3.1. Quan niệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông Từ các quan niệm về năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông. Tác giả quan niệm: nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông là tổng thể các hoạt động của chủ thể nhằm làm tăng khả năng sử dụng các nguồn lực, cùng điều kiện nhất định để dành lợi thế trong cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận so với các đối thủ cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ viễn thông. Nội hàm quan niệm trên thể hiện trên một số khía cạnh sau: Mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông nhằm làm tăng khả năng sử dụng các nguồn lực cùng
  15. 15 những điều kiện nhất định để dành lợi thế trong cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận so với các đối thủ cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ viễn thông. Trong tương lai xác lập được vị trí vững chắc trong ngành viễn thông không chỉ trong nước mà từng bước vươn ra khu vực và quốc tế, nhất là các thị trường tiềm năng lớn. Chủ thể tiến hành nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông gồm nhiều chủ thể, mỗi chủ thể có vị trí vai trò, chức năng nhiệm vụ khác nhau trong nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty, trong đó: Đảng bộ Tổng công ty giữ vai trò lãnh đạo, định ra chủ trương, chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty. Ban lãnh đạo Tổng công ty có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty. Các Ban chức năng của Tổng công thực hiện các chức năng theo chuyên môn được giao như: Ban phát triển thị trường, Ban kế, Ban chất lượng, Ban kỹ thuật nghiệp, Ban khách hàng cá nhân, Ban khách hàng tổ chức-doanh nghiệp… Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty là nâng cao năng lực tổng hợp từ các nguồn lực hiện có của Tổng công ty. Trong đó, tập trung vào nâng cao một số nội dung như: Năng lực tài chính, chất lượng nhân lực và trình độ trang thiết bị; Khả năng duy trì và mở rộng thị phần; Chất lượng và giá sản phẩm; Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh; Năng suất các yếu tố sản xuất của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông. Phương thức nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT VinaPhone thông qua sử dụng tổng hợp các cách thức, biện pháp, hình thức để nâng cao sức mạnh tổng hợp của Tổng công ty trong đó chú trọng áp dụng thành tựu của khoa học và công nghệ, nhất là thành tựu Cách mạng 4.0 nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng ra thị trường; sử dụng hiệu quả các biện pháp để thu hút nguồn lực tài chính của doanh nghiệp… 2.3.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp viễn thông ngoài nước, trong nước và bài học rút ra cho Tổng công ty Dịch vụ viễn thông 2.3.2.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp viễn thông nước ngoài và trong nước
  16. 16 * Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp viễn thông nước ngoài - Kinh nghiệm của Tổng công ty Viễn thông China Telecom Một là, không ngừng duy trì và mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng sản phẩm trong và ngoài nước; Hai là, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ sau bán hàng và kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh; Ba là, duy trì khả năng thích ứng và đổi mới công nghệ. - Kinh nghiệm của Tập đoàn Điện tử Viễn thông Hàn Quốc Một là, tích cực mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước; Hai là, quan tâm đầu tư và nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của xã hội. - Kinh nghiệm của Tập đoàn Viễn thông AT&T (Mỹ) Một là, thực hiện sáp nhập, tái cấu trúc các đơn vị thành viên của Tập đoàn để duy trì thích ứng và đổi mới phát triển; Hai là, ứng dụng công nghệ dùng báo hiệu 5G giả cho công nghệ 4G qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ. * Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp viễn thông trong nước - Kinh nghiệm của Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) Một là, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ; Hai là, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả; Ba là, thực hiện chiến lược marketing phù hợp với từng giai đoạn. - Kinh nghiệm của Tổng công ty Viễn thông Mobifone Một là, nâng cao năng lực về tổ chức bộ máy, hoàn thiện cơ chế chính sách và quản lý điều hành; Hai là, có định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn; Ba là, có định hướng đúng đắn về phát triển kỹ thuật. 2.3.2.2 Bài học rút ra cho Tổng công ty Dịch vụ viễn thông Thứ nhất, làm tốt công tác công tác quản lý tổ chức bộ máy và điều hành doanh nghiệp; Thứ hai, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý; Thứ ba, tăng cường đầu tư nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển (R&D); Thứ tư, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ khách hàng; Thứ năm, không ngừng củng cố và mở rộng thị phần dịch vụ viễn thông. Kết luận chương 2
  17. 17 Trong chương 2, luận án đã xây dựng khung lý luận, tập trung làm rõ những vấn đề chung về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh, luận án đã đưa ra và phân tích quan niệm, năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông dưới góc độ tiếp cận của khoa học kinh tế chính trị. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty, luận án đã đề cập trên các tiêu chí đánh giá; đồng thời, luận án chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty. Khảo cứu kinh nghiệm của một số doanh nghiệp viễn thông nước ngoài và trong nước trong nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm mà VNPT VinaPhone có thể tham khảo, vận dụng trong nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Chương 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 3.1. Khái quát chung về Tổng công ty Dịch vụ viễn thông Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (VNPT VinaPhone) là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực viễn thông. Ngày 10/6/2014 Thủ tướng chính thức ký Quyết định số 888/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2014-2015, hoàn thành việc tái cấu trúc với mô hình mới công ty mẹ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và 3 Tổng Công ty VNPT- Vinaphone, VNPT -Media, VNPT - Net. * Sứ mệnh Cung cấp cho khách hàng và đối tác các sản phẩm, dịch vụ VT-CNTT - Truyền thông và Dịch vụ số chất lượng, đột phá, sáng tạo. Trở thành trung tâm số (Digital Hub) của khu vực châu Á. Tôn vinh và đánh giá giá trị đích thực của người lao động. Tiên phong trong các hoạt động về cộng đồng. * Tầm nhìn Trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu Việt Nam vào năm 2025. Trở thành Trung tâm số (Digital Hub) của châu Á vào năm 2030. Trở thành lựa chọn số 1 của khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ Công nghệ thông tin - Viễn thông (ICT) tại thị trường. * Hành trình tương lai Ra đời trong cách mạng, lớn lên cùng đất nước và hơn nửa thế kỷ gắn bó với thị trường viễn thông, VNPT vừa là nhà cung cấp dịch vụ đầu
  18. 18 tiên đặt nền móng cho sự phát triển của ngành VT-CNTT Việt Nam, vừa là Tập đoàn có vai trò quan trọng trong việc đưa Việt Nam trở thành một trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển VT-CNTT nhanh nhất toàn cầu. Với gần 37.000 cán bộ công nhân viên, hạ tầng công nghệ viễn thông tiên tiến, mạng lưới cung cấp dịch vụ phủ khắp 63 tỉnh thành cùng bề dày kinh nghiệm hơn 70 năm, VNPT đã và tiếp tục mang đến cho thị trường hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ VT-CNTT tiên tiến với chất lượng cao dựa trên công nghệ và mạng lưới viễn thông hiện đại nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng * Các lĩnh vực hoạt động: Một là, viễn thông; Hai là, công nghệ thông tin. 3.2. Ưu điểm, hạn chế về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông 3.2.1. Ưu điểm về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông 3.2.1.1. Năng lực tài chính, chất lượng nhân lực và trình độ trang thiết bị của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông có sự tăng so với các đối thủ cạnh tranh 3.2.1.2. Thị phần của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông trên thị trường chiếm tỷ lệ tương đối lớn so với một số đối thủ cạnh tranh 3.2.1.3. Chất lượng sản phẩm của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng lên với giá cả hợp lý hơn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. 3.2.1.4. Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng lên; có nội dung vượt trội so với một số đối thủ cạnh tranh. 3.2.1.5. Năng suất các yếu tố sản xuất của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông có sự cải thiện đáng kể qua các năm 3.2.2. Hạn chế về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông 3.2.2.1. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần ở một số lĩnh vực và khu vực của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông có xu hướng giảm so với đối thủ cạnh tranh 3.2.2.2. Chất lượng một số sản phẩm của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông tính cạnh tranh chưa cao so với những doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành 3.2.2.3. Hiệu quả kinh doanh của của Tổng công ty Dịch vụ
  19. 19 viễn thông mặc dù có sự cải thiện song chưa bền vững và thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh 3.2.2.4. Năng suất các yếu tố sản xuất của của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông có mặt còn thấp hơn một số đối thủ cạnh tranh 3.3. Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng năng lực cạnh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông 3.3.1. Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế về năng lực cạnh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông * Nguyên nhân ưu điểm Nguyên nhân khách quan Một là, do thể chế, cơ chế, chính sách liên quan đến ngành viễn thông ngày càng được bổ sung, hoàn thiện; Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty Dịch vụ viễn thông mở rộng hợp tác, liên doanh, liên kết nâng cao năng lực cạnh tranh; Ba là, hạ tầng của ngành viễn thông Việt Nam ngày càng được đầu tư và phát triển và đồng bộ. Nguyên nhân chủ quan Một là, Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đã không ngừng nâng cao năng lực tổ chức quản lý; Hai là, Tổng công ty Dịch vụ viễn thông không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Ba là, trình độ kỹ thuật công nghệ và máy móc thiết bị của Tổng công ty được quan tâm đầu tư, nâng cấp; Bốn là, năng lực tổ chức dịch vụ của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông ngày càng tốt hơn. * Nguyên nhân hạn chế Nguyên nhân khách quan Một là, thể chế, cơ chế, chính sách liên quan đến viễn thông tuy đã được bổ sung theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn nhưng vẫn còn một số bất cập; Hai là, thị trường viễn thông ngày càng bão hòa làm cho quy mô của thị trường viễn thông có xu hướng thu hẹp; Ba là, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành viễn thông ngày càng gay gắt. Nguyên nhân chủ quan Một là, mặc dù năng lực tổ chức quản lý của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông tuy được cải thiện nhưng vẫn có mặt còn bất cập; Hai là, do năng lực tài chính và phương thức huy động vốn còn thua
  20. 20 kém đối thủ là các tập đoàn kinh doanh viễn thông nước ngoài như: NTT, China Telecom, Singtel,....; Ba là, do năng lực tổ chức dịch vụ mặc dù có sự nâng cao nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế (gắn hoạt động sản xuất kinh doanh với quảng bá thương hiệu và hình ảnh của VNPT Vinphone còn hạn chế; chất lượng dịch vụ sau bán hàng chưa được quan tâm đúng mức, ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Tổng Công ty); Bốn là, năng lực tạo lập các mối quan hệ chưa thật sự tốt. 3.3.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng năng lực cạnh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông Một là, mâu thuẫn giữa yêu cầu đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao với thực trạng cơ chế, chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng của Tổng công ty còn hạn chế; Hai là, mâu thuẫn giữa yêu cầu huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh với thực tiễn hoạt động này ở VNPT Vinaphone còn nhiều bất cập; Ba là, mâu thuẫn giữa yêu cầu cao trong đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai phát triển sản phẩm với thực tế hoạt động của Tổng công ty chưa được quan tâm thoả đáng; Bốn là, mâu thuẫn giữa yêu cầu tiên phong trong nắm bắt nhu cầu thị trường với khả năng đổi mới sáng tạo của Tổng công ty còn hạn chế. Kết luận chương 3 Trong chương 3, tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết từ thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông. Kết quả nghiên cứu ở chương 3 là các cơ sở, là nhiệm vụ cần giải quyết tại chương 4 trong luận án thông qua việc nghiên cứu, xây dựng các quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030. Chương 4 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG ĐẾN NĂM 2030 4.1. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 20230 4.1.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông phải nhằm thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2