intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại

Chia sẻ: Quenchua Quenchua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

33
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ thống hóa và làm rõ về lý luận, thực tiễn và đi sâu phân tích thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại, đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG MINH ĐỨC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 9.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018
  2. LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Đỗ Hoài Nam 2. PGS. TS. Nguyễn Đình Long Phaûn bieän 1: GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái Phaûn bieän 2: PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng Phaûn bieän 3: PGS.TS. Phí Mạnh Hồng Luaän aùn seõ ñöôïc baûo veä tröôùc Hoäi ñoàng chaám luaän aùn caáp Học viện hoïp taïi Học viện Khoa học Xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, TP. Hà Nội. Vào hồi….......giờ…......phút, ngày…...…tháng…....….năm…...… Coù theå tìm hieåu luaän aùn taïi thö vieän: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tỉnh Hưng Yên thuộc Đồng bằng sông Hồng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, Với hơn 85% số hộ ở nông thôn, 40% số lao động nông nghiệp... trải qua 20 năm tái lập tỉnh, ngành nông nghiệp cũng đã có bước phát triển, Tuy nhiên đến nay ngành nông nghiệp của Hưng Yên đến nay cơ bản vẫn là một ngành có giá trị gia tăng thấp, tỷ trọng sản phẩm ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều, công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, sự tham gia của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu tiêu thụ trong nước. Với cơ cấu kinh tế nông nghiệp như hiện nay của Hưng Yên chưa đủ mạnh để có thể tạo ra bứt phá mới, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.... Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng cùng với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, Hưng Yên nói riêng đang đứng trước cơ hội, thách thức to lớn đỏi hỏi phải chuyển dịch theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao...là yêu cầu tất yếu khách quan. Do vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, Hưng Yên nói riêng khắc phục được những hạn chế, tạo bứt phá mới trong phát triển và để giải đáp những câu hỏi nghiên cứu đề ra...Do vậy, nghiên cứu đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại” là có ý nghĩa về lý luận, thực tiễn và tính thời sự cấp bách hiện nay trong bối cảnh mới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1.Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa và làm rõ về lý luận, thực tiễn và đi sâu phân tích thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại, đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. . 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận, chắt lọc kinh nghiệm trong nước và quốc tế về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ truyền thống lên hiện đại; (2) Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên theo 1
  4. hướng hiện đại, làm rõ những kết quả, hạn chế, nguyên nhân và các vấn đề đặt ra cần giải quyết; (3) Đề xuất, quan điểm, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Đề tài luận án được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, tập trung nghiên cứu ở một số huyện, xã và mô hình trọng điểm, đại diện của tỉnh Hưng Yên. Thời gian: Nghiên cứu thực trạng là từ năm 2010 đến năm 2016. Nội dung: Trong khuôn khổ luận án tập trung đánh giá các vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt và chăn nuôi tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại còn các nội dung khác của chuyển dịch có liên quan luận án đề cập ở một mức độ nhất định. 4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp tiếp cận. Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận chủ yếu: (1) Tiếp cận liên ngành đa ngành; (2) Tiếp cận theo vùng; (3) Tiếp cận có sự tham gia; (4) Tiếp cận hệ thống; (5)Tiếp cận thị trường... 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng tuy nhiên phương pháp định tính là chủ đạo, cụ thể: 4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 4.2.1.1. Thu thập số liệu đã công bố (số liệu thứ cấp) 4.2.1.2. Thu thập số liệu mới (số liệu sơ cấp) *Phỏng vấn người cung cấp thông tin trực tiếp thông qua phiếu điều tra 3 đối tượng: các hộ sản xuất; các cán bộ lãnh đạo địa phương ở các huyện, xã trực tiếp chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp nông nghiệp tham gia liên kết trên địa bàn tỉnh... * Chọn điểm điều tra, mẫu điều tra. Để thu thập thông tin mới đạt được độ tin cậy và có tính đại diện cho toàn tỉnh Hưng Yên, tác giả tiến hành điều tra 3 huyện đại diệngồm huyện Khoái Châu; Kim Động và huyện Yên Mỹ Đối tượng điều tra: đối với 3 đối tượng các hộ nông dân, cán bộ huyện, xã, thôn; các doanh nghiệp, các mô hình điển hình... 2
  5. 4.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được tổng hợp thủ công và được hệ thống hóa, xử lý và tính toán các chỉ tiêu thông qua công cụ chủ yếu bằng phần mềm Word, Excel. 4.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 4.2.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế 4.2.3.2. Phương pháp phân tích so sánh 4.2.3.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case Study) 4.2.3.4. Phương pháp chuyên gia 4.2.4. Phương pháp Vectơ định lượng Đây là phương pháp dùng đề lượng hóa mức độ chuyển dịch giữa hai thời điểm t0 và t1 bằng độ lớn của “góc” hợp bởi hai véc tơ cơ cấu ứng với hai thời điểm đó, công thức này được các chuyên gia của WB đề xuất và được sử dụng phổ biến và được lượng hóa theo công thức định lượng sau: n ∑Si(t0) Si(t1) 1 Cosα = ∑S2i(t0) ∑S2i(t1) Trong đó: - Si(t0) là tỷ trọng của ngành i ở thời điểm t0 lấy làm kỳ gốc -Si(t1) là tỷ trọng của ngành i ở thời điểm t1 lấy làm kỳ nghiên cứu -α: Là góc được tạo bởi Si(t0) và Si(t1) với 0≤α≤90. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được xác định: V(%)=(α/90)x100 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng khung lý thuyết phục vụ nghiên cứu. - Phân tích kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại của một số quốc gia và một số tỉnh, thành ở Việt Nam, từ đó rút ra những bài học có thể áp dụng đối với những điều kiện cụ thể của tỉnh Hưng Yên... - Luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại trên các nội dung về nguồn lực, thị trường, tổ chức sản xuất, công nghệ... - Đề xuất quan điểm, định hướng và hệ thống giải pháp chủ yếu một cách toàn diện, cụ thể, khả thi nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại, bền vững đến năm 2025 và tầm nhìn đến đến năm 2030. 3
  6. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận án giải quyết một cách trực tiếp những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại (khái niệm, nội dung, tiêu chí...) làm cơ sở cho nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên một cách có hệ thống. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh phát triển mới (hội nhập sâu rộng, cách mạng 4.0, ô nhiễm...) đây cũng là bối cảnh Hưng Yên chuyển dần từ một tỉnh nông nghiệp sang một tỉnh công nghiệp, đô thị hóa diễn ra mạnh, không gian cho sản xuất nông nghiệp giảm đi trong khi đó nhu cầu về nông sản đặc biệt là nông sản sạch cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày một tăng. Mặt khác hiện nay ở Hưng Yên vẫn còn trên 80% số hộ ở nông thôn trong đó khoảng gần 40% số hộ chủ yếu sống bằng nghề nông còn khó khăn...Trong bối cảnh đó việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành công theo hướng hiện đại có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tạo ra bứt phá mới trong phát triển. 7. Kết cấu của luận án. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được chia thành 4 chương chính: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại Chương 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại Chương 4: Định hướng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Hưng Yên theo hướng hiện đại CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Cho đến nay, ở trong và ngoài nước đã có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cụ thể: 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo định hướng thị trường Cuốn sách “Sự thần kỳ Đông Á tăng trưởng và chính sách công” của ngân hàng thế giới (WB) ấn hành bởi Washington D.C, năm 1993[163] và “ Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á” của hai tác giả Joseph E. Stiglitz, Shahid Yusuf, nhà Xuất Bản Trường Đại học Oxford, 2001 [143] là hai 4
  7. công trình nghiên cứu rất được độc giả quan tâm. Quan điểm của hai Ông cho rằng sự chuyển dich cơ cấu kinh tế chủ yếu do thị trường quyết định quan điểm của hai ông hướng tới việc chuyển đổi sản xuất nông nghiệp từ “sản xuất cái mình có” sang “sản xuất cái thị trường cần”. Cùng với quan điểm là các nghiên cứu của E. Stiglitz, Shahid Yusuf, nghiên cứu “Lựa chọn chính sách phát triển nông nghiệp của các nước trong khối OECD” từ năm 1961 đến 2008, xuất bản năm 2010 của tác giả J.Brooks. Nghiên cứu “New Traits in Agricultural Rural Economic Restructuring” tác giả Hoàng Hiển đề cập đến mục tiêu một mặt duy trì an ninh lương thực, cơ cấu lại sản xuất theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường, đổi mới các mối quan hệ sản xuất ở nông thôn...Tác giả Trần Tiến Khai trong bài viết “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Một cách nhìn từ thị trường” năm 2015 đã đề cập đến bối cảnh của phát triển nông nghiệp hiện đại, thị trường xuất khẩu của Việt Nam và những đỏi hỏi của thị trường này... 1.2. Các công trình liên quan đến đổi mới hình thức tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh theo hướng hiện đại trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Theo cách tiếp cận này thì doanh nghiệp sản xuất tập trung, quy mô lớn trong sản xuất nông nghiệp với vai trò là hạt nhân có đủ khả năng kết nối sản xuất phải là một nhân tố thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Stamm & Christian trong nghiên cứu của ILO “Phát triển chuỗi giá trị: Phương pháp tiếp cận và các hoạt động của bảy cơ quan Liên hợp quốc và các cơ hội cho sự phát triển liên ngành” Các tác giả Drost, S., Jeroen van Wijk, Fenta Mandefro trong nghiên cứu “Key conditions for succcessful value chain partnerships” vào năm 2012 đã nghiên cứu về quan hệ đối tác trong chuỗi giá trị ở Ethiopia. Một nghiên cứu khác “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và vai trò trung tâm của kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp” của các tác giả Terry Marsden, Sarah Whatmore, Richard Munton. Các nghiên cứu về “Tái cơ cấu trang trại ở cộng hòa liên bang Đức: Hướng tới một mô hình trang trại mới” của tác giả Olivia J. Wilson, Bernd Klages[154, tr 277-291]; “Chuyển dịch cơ cấu nông thôn và các mối liên kết kinh tế nông nghiệp và nông thôn : Một nghiên cứu New Zealand” của Olivia J. Wilson. Bài viết“Cấu trúc lại hay xây dựng lại nền nông nghiệp-Những cơ sở khoa học của nó” tác giả Vũ Trọng Khải. Nghiên cứu của TS. Đặng Kim Sơn, trong cuốn sách “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau”. Các tác giả 5
  8. đều nhận định rằng tổ chức sản xuất và dịch vụ manh mún, sản xuất nhỏ lẻ là lực cản của sản xuất lớn theo hướng hiện đại... 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ tiến tiến, công nghệ cao. Mike Baroni(2011) thuộc Học viện quốc gia Hoa kỳ với nghiên cứu “Cầu nối giữa nông nghiệp và thông tin công nghệ. Đổi mới và cấp thiết hướng tới một cuộc cách mạng xanh mới” cho rằng, việc ứng dụng công nghệ cao đồng bộ và thường xuyên ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin sẽ là một trong những bước đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang trình độ phát triển hiện đại mới. Mieke Meurs(2008) trong bài viết “Agricultureal restructuring in Bulgaria”và Chiristopher Conte, Albert R. Karr (2001). Trong bài “Ngành nông nghiệp Mỹ: Tầm quan trọng đang thay đổi” nhấn mạnh việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên nền tảng công nghệ mới để tạo ra một nền nông nghiệp hiệu quả cao. Đồng quan điểm với các nghiên cứu trên là các nghiên cứu của ichard Bolt thực hiện tháng 7/2004M:“Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và nông thôn cho tăng trưởng: các chính sách áp dụng cho các nước đang phát triển ở châu Á”. Bài viết “Hướng tới nền nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng nông thôn tri thức trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, của GS.TS Trần Đức Viên và TS. Nguyễn Việt Long... 1.4. Nghiên cứu liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu Theo hướng này bao gồm cá nghiên cứu. Báo cáo “Tương lai của chúng ta” được trình bày tại Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc WCED( Báo cáo Brundtland) năm 1987. Tổ chức quốc tế FAO(1992) trong “World Food Dry"... Báo cáo Việt Nam 2035 cũng đã đưa ra thông điệp của Việt Nam là “ Thịnh vượng về kinh tế phải đi đôi với bền vững về môi trường”. Nghiên cứu về“Nông nghiệp bền vững” của Malcom Gillis. Nghiên cứu “Nông nghiệp đô thị và ven đôt của FAO công bố năm 2001. Nghiên cứu về “Kết hợp nông nghiệp thông minh với phát triển du lịch bền vững” của Bùi Quang Tuấn (2015). Nghiên cứu của Vũ Văn Nâm trong cuốn “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam”... 1.5. Các công trình tiếp cận chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 6
  9. 1.6. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu của luận án Thứ nhất: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại đang còn là một vấn đề mới của Việt Nam, và đặc biệt là đối với một tỉnh cụ thể như tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh mới ( Hội nhập, cách mạng 4.0, biến đổi khí hậu...) Thứ hai: Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại dưới tác động của bối cảnh mới ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 dựa trên những luận cứ khoa học. Với luận án này tác giả kỳ vọng là sẽ góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nội ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại đối với một tỉnh cụ thể là tỉnh Hưng Yên trên góc độ thị trường, tổ chức sản xuất, công nghệ, môi trường, tiềm năng thế mạnh...đó cũng chính là những vấn đề mà thực tiễn phát triển của tỉnh Hưng Yên đang đòi hỏi phải có lời giải đáp thanh thoát. -Về cách tiếp cận: Luận án nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên được tiếp cận theo hướng hiện đại trên các nội dung kinh tế, xã hội, thể chế, môi trường, tổ chức sản xuất, công nghệ và được thực hiện dưới góc độ của chuyên ngành kinh tế phát triển. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI 2.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại 2.1.1. Lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Luận án luận giải và làm rõ một số khái niệm có liên quan và lý thuyết cơ bản thể hiện tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Về khái niệm: Làm rõ các khái niệm cơ cấu kinh tế, nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo đó: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ bên trong của cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách có chủ đích và định hướng nhất định, nghĩa là đưa cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ trạng thái truyền thống, lạc hậu sang trạng thái phát triển hiện đại có tính thích nghi, năng động, hiệu quả cao, toàn diện về kinh tế, xã hội, môi trường trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng các quy luật khách quan”. 7
  10. Về một số lý thuyết cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Luận án phân tích và làm rõ quan điểm, nội hàm của một số trường phái lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thể hiện tiến trình chuyển dịch từ truyền thống lên hiện đại như: lý thuyết phân kỳ phát triển kinh tế của Walter Rostow; lý thuyết về mô hình hai khu vực của Harry T. Oshima; Lý thuyết về mô hình hiện đại hóa, nông nghiệp nông thôn (RM); Lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Peter Timmer. Từ cá lý thuyết trên luận án rút ra những luận điểm, kết luận mang tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại làm cơ sở cho việc luận giải, xây dựng khung phân tích lý thuyết ở phần lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại. 2.1.2. Lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại 2.1.2.1. Nông nghiệp hiện đại và cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện đại Từ các luận giải mang tính khoa học luận án đề xuất khái niệm: *Nông nghiệp truyền thống *Nông nghiệp hiện đại *Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện đại: Là tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong sản xuất nông nghiệp (mối quan hệ các chuyên ngành, tiểu ngành thuộc ngành nông nghiệp),có mối quan hệ hữu cơ gắn bó với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ về mặt chất tạo nên sự cân đối, phù hợp, thích ứng nhiều hơn với nhu cầu của thị trường và môi trường phát triển hiện tại(môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường tự nhiên, môi trường công nghệ,...) đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. 2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại là một quá trình thay đổi (tăng hoặc giảm) về số lượng, quy mô, giá trị, quan hệ tỷ lệ của các chuyên ngành sản xuất thuộc ngành nông nghiệp theo hướng thích ứng với những đòi hỏi của thị trường, hội nhập, khoa học và công nghệ và biến đổi khí hậu nhằm tạo ra một cơ cấu (ngành, vùng, thành phần, công nghệ và sản phẩm) hợp lý, phát huy được lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh động của từng chuyên ngành, từng vùng sinh thái, từng thành phần và từng sản phẩm trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hướng tới hiện đại. 8
  11. 2.1.2.3. Nội dung phổ biến, có tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại Những nội dung, vấn đề phổ biến này là: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp phải dựa trên nguyên tắc của thị trường và kinh tế thị trường - Từng bước chuyển từ thuần nông, độc canh lúa sang đa canh, đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, công nghệ cao nhằm phát huy lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh - Từng bước phát triển, chuyển đổi các ngành nghề phi nông nghiệp, rút bớt lao động nông nghiệp và dân số nông thôn - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích tụ, tập trung ruộng đất từng bước trong nông nghiệp nhằm chuyển từ nền nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa thương phẩm quy mô lớn, công nghệ cao. - Có sự chuyển đổi các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp theo hướng chính quy, hiện đại, chuyên nghiệp gắn với thương mại điện tử - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng chuyển đổi nhằm phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu - Có sự hợp tác công tư (PPP) và liên kết các chủ thể... 2.1.2.4. Các yếu tố tác động đến chuyển dịch CCKTNN theo hướng hiện đại - Điều kiện địa lý tự nhiên; -Thị trường và doanh nghiệp - Nguồn lực đất đai, lao động, vốn; -Công nghiệp và dịch vụ - Khoa học và công nghệ. Đặc biệ là công nghệ cao - Hình thức tổ chức sản và quản lý sản xuất trong nông nghiệp - Hội nhập quốc tế: Tham gia chuỗi nông sản toàn cầu - Chính sách của Nhà nước: 2.1.2.5. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá chuyển dịch theo hướng hiện đại * Chi tiêu định tính: Phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại góp phần tăng chỉ tiêu về kinh tế(giá trị gia tăng, lợi nhuận...), xã hội (nâng cao dân trí, giảm hộ nghèo, tệ nạn xã hội...), môi trường (sản xuất sạch hơn, giảm ô nhiễm...), con người (tăng sức khỏe, đời sống tinh thần... ) * Chỉ tiêu định lượng. Luận án sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả phù hợp với bối cảnh, thực trạng của Hưng Yên hiện 9
  12. nay ví dụ: Chỉ tiêu 3: Giá trị và tỷ lệ giá trị các nông sản được sản xuất theo quy trình sản xuất tiên tiến, công nghệ cao (VietGap, ISO, rau an toàn....). Chỉ tiêu 6: Tỷ lệ số hộ, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, công nghệ cao (VietGap, ISOGAP, GlobaGAP) trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh. Chỉ tiêu 7: Sô hộ, trang trại, Hợp tác xã(tỷ lệ số hộ, trang trại..) có liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm Chỉ tiêu 10: Tỷ lệ số doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh. Chỉ tiêu 12: Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp (Trồng trọt, chăn nuôi) được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. -Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Tỷ lệ đóng góp GDP ngành nông nghiệp trong RGDP của tỉnh, tốc độ tăng GDP ngành, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp(MI), lợi nhuận... 2.2.Kinh nghiệm thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại Từ việc phân tích kinh nghiệm chuyển dịch của một số nước, vùng lãnh thổ và một số tỉnh tiêu biểu trong nước. Nghiên cứu sinh rút ra 7 bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho tỉnh Hưng Yên trên các góc độ về Thị trường, nguồn lực, công nghệ, tổ chức sản xuất, liên kết...nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI 3.1. Điều kiện tự nhiên, Kinh tế-Xã Hội tỉnh Hưng Yên ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Từ sự phân tích điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội và các nguồn lực cho thấy: Hưng Yên có vị trí thuận lợi, đất đại bằng phẳng, mầu mỡ, có tiềm năng về thị trường, nguồn lực...thuận lợi cho việc tiếp thu Khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn lực, giao thương, thu hút doanh nghiệp...phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại. 10
  13. Tuy nhiên, Hưng Yên còn gặp phải những khó khăn cản trở như: đất đai manh mún, tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiên đại hóa, đô thị hóa. Lao động qua đào tạo hạn chế, doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư hạn chế...do đó ảnh hưởng đến chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp trong chuyển đổi. 3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại 3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Trong ngành nông nghiệp thì cơ cấu giá trị sản xuất giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi giai đoạn 2010-2016 cũng có sự chuyển dịch rõ nét. Trồng trọt đã giảm từ 50,01% năm 2010 xuống còn 44,65% năm 2016, chăn nuôi tăng từ 41,19% năm 2010 lên 44,23% năm 2016 (giá so sánh). * Về tốc độ chuyển dịch chuyển dịch ngành nông nghiệp, thủy sản. Thông qua phương pháp Véctơ định lượng, tác giả lượng hóa tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2010-2016 như sau: Bảng 3.1 cho thấy tốc độ chuyển dịch không ổn định qua các năm, tuy nhiên tính chung cho giai đoạn 2010-2016 đạt 6,5% là cao (hơn vùng Đồng bằng Sông Hồng). Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp không ổn định do hạn chế về tổ chức, về nguồn lực, công nghệ, và thị trường. Tuy nhiên nếu xem xét một cách toàn diện thì chất lượng chuyển dịch đã được nâng cao, hướng hiện đại trong chuyển dịch cũng, được thể hiện rõ nét hơn trên các khía cạnh sau: Thứ nhất: Tích tụ và tập trung ruộng đất để hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn và xây dựng 92 vùng sản xuất tập trung, 104 cánh đồng lớn... Thứ hai: Đã đổi mới tổ chức sản xuất và đẩy mạnh liên kết kinh tế trong nông nghiệp. Đã hình thành một số mô hình liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp với nông dân và hợp tác xã trong sản xuất các nông sản sạch theo hướng VietGAP, sản xuất hữu cơ...Chuyển từ cây trồng, vật nuôi giá trị thấp sang cây trồng, vật nuôi có giá trị cao như( lúa chất lượng cao, rau an toàn, Thứ tư: Các quy trình sản xuất tiên tiến VietGAP, sản xuất nông hữu cơ bước đầu đã được hình thành như ứng dụng...tỷ lệ cơ sở chăn nuôi ATSH theo hướng Vietgahp tăng từ 10% năm 2010, lên 30% năm 2015... 11
  14. Bảng 3.1. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Hưng Yên 2010-2016 Tốc độ (α/90) Thời gian Cosα *100 2010-2011 0,99963 1,7 2011-2012 0,99954 2,01 2012-2013 0,99939 2,28 2013-2014 0,99995 0,95 2014-2015 0,99985 3,44 2015-2016 0,99901 2,89 2010-2016 0,99481 6,50 Nguồn: Tính toán từ nguồn số liệu Cục thống kê Hưng Yên Thứ năm: Cho đến nay đã xây dựng được 06 nhãn hiệu hàng hóa tập thể cho các nông sản có thế mạnh như Quất cảnh Văn Giang, Tương Bần Mỹ Hào... tổ chức xuất khẩu(thăm dò thị trường) sản phẩm Nhãn sang thị trường Mỹ, xuất khẩu Chuối sang thị trường Trung Quốc, Nga. Với những kết quả trên đã góp phần đưa giá trị sản xuất/ha đất canh tác tăng từ 93,62 triệu đồng năm 2010 lên 162,5 triệu năm 2016 cao hơn so với bình quân cả nước và một số tỉnh Đồng bằng Sông Hồng. Thứ sáu. Với những kết quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch không gian nông nghiệp theo hướng tích cực.. 3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt và chăn nuôi Nghiên cứu sinh tập trung vào đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt và chăn nuôi bởi đây là 2 ngành có nhiều lợi thế nhưng chưa được khai thác.  Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt Cơ cấu ngành trồng trọt đã bước đầu được chuyển dịch tích cực theo hướng tăng giá trị cây rau, đậu, hoa cây cảnh (từ 18,74% năm 2011 lên 25,73% năm 2016) và giảm dần giá trị sản xuất cây lương thực có hạt (từ 64,38% năm 2011 xuống còn 50,84% năm 2016). Giai đoạn 2011-2016 giá trị sản xuất cây ăn quả tăng bình quân 5,27%, cây lương thực giảm tương ứng 5,1%, diện tích lúa chất lượng cao tăng từ 54% năm 2011 lên 61,6% 12
  15. năm 2015. Nhiều giống cây mới có chất lượng cao đưa vào sản xuất như nhãn lồng Hưng Yên, chuối tiêu hồng ở Khoái Châu, bưởi Diễn ở Văn Giang, cam Vinh cho lãi 180-250 triệu đồng/ha/năm.... Bước đầu đã ứng dụng Khoa học&Công nghệ, Công nghệ cao, quy trình tiên tiến được đưa vào sản xuất ( VietGAP, ISOGAP, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ tưới nước nhỏ giọt, nhà kính...) cho hiệu quả kinh tế cao. Về tốc độ chuyển dịch. Kết quả tính toán cho thấy tốc độ chuyển dịch ngành trồng trọt giai đoạn 2011-2016 có xu hướng giảm từ 5,83% xuống 1,67% giai đoạn 2014-2015 và tăng nhẹ trong giai đoạn 2015-2016 là 1,91%. Tuy nhiên tính chung cho giai đoạn 5 năm 2011-2016 thì tốc độ chuyển dịch khá cao đạt 13,81%. Bảng 3.4. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt Hưng Yên 2011-2016 Tốc độ Thời Cosα (α/90) gian *100 2010-2011 0,9947 6,55 2011-2012 0,9958 5,83 2012-2013 0,9979 4,11 2013-2014 0,9992 2,56 2014-2015 0,9997 1,67 2015-2016 0,99961 1,91 2011-2016 0,97664 13,81 Nguồn: Tính toán từ nguồn số liệu Cục thống kê Hưng Yên Sự chuyển dịch trên là tích cực, bước đầu đã theo hướng hiện đại bởi nó được thể hiện ở sự thay thế những cây trồng kém hiệu quả như lúa bằng những cây trồng có giá trị gia tăng cao như cây ăn quả, hoa, cây cảnh. Tuy nhiên tốc độ giảm dần qua các năm cho thấy sự thay thế này còn chậm, chưa tạo ra sự đột phá trong chuyển dịch.  Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi Giai đoạn 2010 - 2016 cho thấy chất lượng chuyển dịch ngành chăn nuôi được nâng cao về cả chất lẫn lượng theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung và phát triển kinh tế trang trại, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất theo quy trình GAHP...Kết quả chuyển dịch bước đầu theo hướng hiện đại: Tỷ lệ nạc hóa đàn lợn đạt trên 85% (bình quân cả nước đạt 56%), Sind hóa đàn bò đạt gần 100% (cả nước 35-40%) trong đó tỷ lệ đàn bò lai 3 máu đạt 13
  16. trên 38%; đưa tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp lên trên 50% (năm 2016 theo giá thực tế), tăng trưởng Giá trị sản xuất giai đoạn 2011- 2016 tăng bình quân 3,31%. Hình thức chăn nuôi đã chuyển dần sang hình thức chăn nuôi tập trung trang trại và theo hướng an toàn sinh học(chiếm 40%)...Gía trị sản xuất bình quân trên 3,3% giai đoạn 2011-2016. Toàn tỉnh đã hình thành 4 vùng chăn nuôi theo hướng GAHP cấp huyện, gồm 49 nhóm GAHP, với 1000 hộ chăn nuôi đủ điều kiện cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP và tham gia chuỗi thực phẩm an toàn Tuy nhiên do chăn nuôi nhỏ lẻ ở quy mô hộ gia đình vẫn chiếm trên 60% số hộ, chiếm 75% tổng sản phẩm chăn nuôi trong đó phần lớn chăn nuôi tự phát, đến nay mới xây dựng được 9 khu chăn nuôi tập trung tỷ lệ thực hiện quy hoạch mới đạt 12,1% *Về tốc độ chuyển dịch ngành chăn nuôi: Thể hiện qua bảng 3.5 Bảng 3.5. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi Hưng Yên 2011-2016 Tốc độ Thời gian Cosα (α/90) *100 2010-2011 0,99629 5,5 2011-2012 0,99759 4,45 2012-2013 0,99987 1,39 2013 - 2014 0,99998 0,89 2014 - 2015 0,99999 0,56 2015 - 2016 0,99999 0,55 2011-2016 0,99663 5,22 Mặc dù chất lượng chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng lên nhưng như ở Bảng 3.5 cho thấy tốc độ chuyển dịch ngành chăn nuôi lại có xu hướng giảm. Tốc độ chuyển dịch ngành chăn nuôi giảm bởi một số các nguyên nhân chủ yếu sau: - Thứ nhất: Đến nay chăn nuôi nông hộ vẫn là chủ yếu, quy mô nhỏ (chăn nuôi quy mô nhỏ chiếm gần 60%, chăn nuôi tập trung: 40%). - Thứ hai: Sự phát triển thiếu bền vững, giá sản phẩm bấp bênh, khó kiểm soát, một số sản phẩm chủ yếu ở dạng thô, qua giết mổ và bán lẻ, chiếm trên 60%; tỷ lệ sản phẩm qua chế biến thấp, chỉ chiếm gần 4% [46]. Giá cả bấp bênh, không ổn định. 14
  17. -Thứ ba: Mô hình liên kết theo chuỗi chưa phát triển. Hiện chỉ có 1 liên kết theo chuỗi (1600 con bò sữa) với công ty sữa Vinamilk. - Thứ tư: Việc ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất tiên tiến như Vietgaphp trong chăn nuôi còn hạn chế. Đến năm 2016 tỉnh đã cấp giấy chứng nhận cho gần 1000 hộ tại 04 vùng GAHP thuộc dự án chăn nuôi Lifsap tại các huyện Văn Giang, Văn Lâm, Khoái Châu, Tiên Lữ. Tuy nhiên số hộ đã ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất tiên tiến cũng mới chỉ chiếm 30% tống số hộ chăn nuôi trên toàn tỉnh. - Thứ năm: Các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp chậm phát triển. Dịch vụ nông nghiệp hiện nay(năm 2016) mới tập trung ở các khâu làm đất(45%), Dịch vụ thủy lợi(16,6%), Phòng trừ sâu bệnh(1,1%), dịch vụ thu hoạch (21%)...Các dịch vụ cần thiết như khuyến nông, công nghệ cao, dịch vụ tư vấ.còn rất hạn chế do vậy chưa tạo ra đột biến trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại. 3.2.3. Thực trạng của các yếu tố hiện đại trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên 3.2.3.1. Tác động của thị trường Kết quả khảo sát 2 nhóm hộ. Nhóm hộ I bao gồm những hộ trang trại, hộ giàu, hộ khá và nhóm hộ II là hộ trung bình và hộ nghèo.Kết quả khảo sát thực tế cho thấy nhóm hộ I có điều kiện vốn, đất đai...dễ dàng tổ chức sản xuất theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất tiên tiến( tỷ trọng sản xuất theo quy trình VietGAP 13-17%) trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm hộ 2 là 3,7-6,5%. Từ kết quả trên cho thấy, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tỷ lệ số hộ chuyển đổi xuất phát từ sự hiểu biết, suy xét về thị trường sản phẩm của nhóm hộ I là 30,59%, nhóm hộ II là 11,50%; tỷ lệ số hộ nhóm I kết nối với doanh nghiệp là 20,54%), nhóm hộ II là 8,9%. Số hộ tự chuyển đổi (tự phát) chiếm 32,2%. Do vậy nhóm hộ I tiêu thụ thông qua liên kết với doanh nghiệp dễ hơn nhóm hộ II, phần lớn nhóm hộ II bán thông qua thương lái, tự bán...lên hiệu quả thấp hơn. Qua khảo sát cán bộ địa phương cho thấy xu hướng chuyển đổi là khá tích cực (82,7% theo hướng sản xuất sạch, có giá trị, 67,5% theo hướng ứng dụng công nghệ cao, quy trình GAP tuy nhiên mới có 34,5% cho rằng theo hướng thị trường và vẫn còn hơn 41% cho rằng hộ chuyển đổi tự phát là chủ yếu) Công tác tiếp cận thị trường bước đầu được tỉnh quan tâm tuy nhiên chưa thỏa đáng, tiềm năng thị trường đối với nông sản sạch là rất lớn 15
  18. 3.2.3.2. Tích tụ và tập trung ruộng đất Bằng việc tập trung ruộng đất thông qua Dồn thửa đổi ruộng và tích tụ ruộng đất, tỉnh đã bước đầu khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân chuyển đổi sản xuất có hiệu quả...hình thành các vùng trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung chuyên môn hóa theo hướng hiện đại ( hình thành 92 vùng sản xuất tập trung, 104 cánh đồng mẫu, 804 mô hình trang trại, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất...góp phần đưa giá trị sản xuất/ha canh tác tăng từ 106 triệu đồng năm 2011 lên 162 triệu năm 2016 cao gấp 1,5 lần mức bình quân cả nước) Tuy nhiên tập trung và tích tụ ruộng đất còn một số hạn chế như: diện tích tích tụ hạn chế (7%), quy mô tích tụ nhỏ ( 95% dưới 1ha)...đất đai xen kẹt do phát triển công nghiệp, đô thị, ô nhiễm môi trường... 3.2.3.3. Phát triển của kinh tế hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã kiểu mới và doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên *Kinh tế nông hộ. Vẫn là một hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu và phổ biến ở Hưng Yên (84% số hộ nông thôn, 34% sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Đã có 9,8% số hộ điều tra đã bước đầu biết đến và một phần ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, 12,25% số hộ liên kết với các tổ VietGAP, 22,78% số hộ nông dân liên kết với các doanh nghiệp và liên kết với thương lái là 36,53%...Tỷ lệ tham gia liên kết với tổ VietGAP nhằm sản xuất theo quy trình sạch của nhóm hộ I là 19,5% trong khi đó nhóm hộ II chiếm có 5%. Nhìn chung hình thức kinh tế hộ còn bộc lộ nhiều hạn chế, quy mô đất đai manh mún, khó khăn tập trung ở nhóm hộ II là những hộ “không thể tự vươn lên độc lập hoàn toàn mà cần đến vai trò liên kết hỗ trợ của các hợp tác xã, doanh nghiệp, các cơ quan chức năng...trong sản xuất, tiêu thụ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, Công nghệ cao, cơ giới hóa trong các khâu sản xuất. Khó khăn về vốn là phổ biến với nhóm hộ II tỷ lệ số hộ vay vốn phục vụ sản xuất chiếm có 22,13%, tỷ lệ vốn vay chiếm có 29,33% tổng số vốn trong đó vay từ ngân hàng chiếm có 27,5% số hộ vay vốn, quy mô vốn vay thấp bình quân 18,41 triệu đồng/năm chủ yếu vay từ anh em bạn bè, hoặc ứng trước vật tư đầu vào của các đại lý và trả chậm... *Kinh tế trang trại. - Về số lượng: Tỉnh Hưng Yên năm 2011 có 189 trang trại, năm 2016 16
  19. đã tăng lên 865 trang; trong đó tăng nhanh nhất là trang trại chăn nuôi 608 trang trại. Nhìn chung các trang trại còn gặp nhiều khó khăn hạn chế: khó khăn về tích tụ ruộng đất (quy mô đất thực có 0,66ha 2011 tăng lên 0,82 ha/trang trại năm 2016), trình độ chủ trang trại hạn chế, khó khăn về vốn (trên 80% khó khăn và rất khó khăn về vốn để mở rộng đầu tư sản xuất, ứng dụng công nghệ cao...), khả năng liên kết với doanh nghiệp còn hạn chế ( 13,87%), mới có 30% sản xuất theo hướng an toàn sinh học, 20% số trang trại trồng trọt sản xuất theo hướng GAHP... *Hình thức Hợp tác xã và tổ hợp tác kiểu mới Toàn tỉnh hiện nay có 173 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo luật hợp tác xã 2012. Đã có một số hợp tác xã kiểu mới được thành thành lập và hoạt động trên cơ sở: 1- Tự nguyện góp vốn và tổ chức sản xuất theo hướng thị trường; 2- Liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm thông qua ký kết hợp đồng...Tuy nhiên phần lớn còn gặp khó khăn về vốn, về quá trình chuyển đổi sáng hợp tác xã kiểu mới. Đến 30/6/2017 mới có 21 hợp tác xã trồng trọt (chiếm 12,14%), 6 hợp tác xã chăn nuôi (chiếm 3,5% số hợp tác xã) liên kết với doanh nghiệp với quy mô liên kết là 538,18 ha trồng trọt, 12,04 ha chăn nuôi. Giá trị sản lượng liên kết thông qua hợp tác xã còn rất hạn chế, cụ thể trong ngành trồng trọt đạt 92.128 triệu chiếm 1,58% giá trị toàn ngành, trong ngành chăn nuôi đạt 63.456 triệu đồng chiếm có 0,91% * Doanh nghiệp nông nghiệp Toàn tỉnh mới có 153 dự án trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 5,6%), 0,28% là doanh nghiệp FDI. Phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ về quy mô, lạc hậu về công nghệ, các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về chính sách đầu tư ( đất đai, vốn) do vậy khả năng liên kết còn hạn chế. ( trên 80% có số vốn dưới 10 tỷ đồng, quy mô trên 50 lao động chiếm 13,34% số doanh nghiệp, có đến 87,35% số doanh nghiệp còn thiếu vốn, trung bình mới chỉ có 10% số doanh nghiệp đã áp dụng một phần công nghệ cao, số doanh nghiệp biết đến những quy trình, công nghệ tiên tiến như VietGAP, GLobalGAP, HACCP...chỉ là 27,5% và mới chỉ có 7,5% số doanh nghiệp đã được chứng nhận sản xuất theo quy trình sạch theo tiêu chuẩn VietGAP) * Thực trạng liên kết giữa các chủ thể sản xuất trong nông nghiệp - Thứ nhất về liên kết dọc. Hiện nay ở tỉnh có 2 mô hình liên kết chủ yếu giữa hộ nông dân và doanh nghiệp. Đó là (1) Mô hình liên kết trực tiếp với các hộ nông dân, (2) Mô hình với sự tham gia của hợp tác xã 17
  20. Các mô hình này đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại thông qua ứng dụng công nghệ, hình thành vùng sản xuất, cánh đồng lớn tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu lao động...Tuy nhiên số hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, hợp tác xã trong sản xuất chế biến nông sản sạch còn rất hạn chế. Mới có 14 doanh nghiệp trồng trọt và 12 doanh nghiệp chăn nuôi ký kết hợp đồng với các hộ, mới có 4% diện tích tập trung một số nông sản chủ lực có tham gia liên kết qua doanh nghiệp. - Liên kết ngang. Phần lớn là tự do liên kết để sản xuất lớn ( trên 85% diện tích) - Thứ ba là liên kết trong hoạt động tài chính phục vụ chuyển đổi sản xuất nông nghiệp. Phần lớn các hộ nông dân tiếp cận vốn chủ yếu thông qua các đại lý cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm đầu ra theo hình thức mua chịu, trả chậm...đại lý sẽ mua lại trừ vào tiền của người dân, một số ít hộ dân liên kết với doanh nghiệp dưới hình thức góp sức lao động, tiền vốn(rất ít). 3.2.3.4. Ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất tiên tiến trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Trong giai đoạn 2011-2016 nhiều quy trình sản xuất tiến tiến, công nghệ cao đã được áp dụng trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi như ( công nghệ tưới tiết kiệm nước trong sản xuất lúa, áp dụng quy trình IPM, công nghệ phân bón Nanobac, nano Đồng, Quy trình VietGAP, ISOGAP, chăn nuôi theo hướng An toàn sinh học, GAHP, công nghệ nuôi cấy mô, công nghệ Nhà lưới, nhà kính...) đã góp phần tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc đầu tư công nghệ cao trong sản xuất còn rất hạn chế, chiếm chủ yếu từ 5-20% tổng chi phí đầu tư cho công nghệ, còn lại chủ yếu là công nghệ lạc hậu. Do vậy giá trị sản xuất của một số sản phẩm chất lượng cao, sử dụng công nghệ cao, theo quy trình VietGAP như lúa chất lượng cao, rau công nghệ cao, hoa cao cấp...tuy đã tăng qua các năm những vẫn còn rất khiêm tốn. Năm 2015 GTSX lúa chất lượng cao chiếm 0,3068% ngành trồng trọt, GTSX chăn nuôi tập trung theo hướng an toàn sinh học mới chiếm 18,80%... 3.2.3.5.Thực trạng bền vững gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại Về kinh tế. Việc ứng dụng ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1