intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

90
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm xác định, đánh giá và xem xét mức độ tác động của các yếu tố nhận thức cá nhân đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật tại Việt Nam; so sánh sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố trên tới ý định khởi nghiệp và mức độ sẵn sàng khởi nghiệp của các nhóm sinh viên khối ngành kỹ thuật khác nhau; trên cơ sở đó đề xuất một đề xuất đối với nhà nước, nhà trường và bản thân sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của nhóm nhân lực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Đoàn Thị Thu Trang ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT Ngành: Kinh tế học Mã số: 9310101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Hiếu Học TS. Phạm Thị Kim Ngọc Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ……… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
  3. ANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN i. Trang Doan Thi Thu, Le Hieu Hoc, Kien Dao Trung. (2016). Promoting the entreprenuership intention of engineering students in Vietnam: A brief review and proposed mearusing model. SEATUC International Conferece. Feb 21-24 2016, Tokyo, Japan. ii. Trang Doan Thi Thu, Le Hieu Hoc, Kien Dao Trung. (2016). Proposed measuring model on factors affecting entreprenuership intention of students in Vietnam. International Journal of Scientific Research and Innovative Technology (IJSRIT). September 2016, Vol. 3 No. 9, pp. 36-47. iii. Đoàn Thị Thu Trang, Lê Hiếu Học, Đào Trung Kiên, Nguyễn Ngọc Đạt. (2017). Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Khởi nghiệp – Từ ý tưởng đến thành công”, Trường Đại học Ngoại thương, tháng 6/2017, trang 100-112. iv. Trang Doan Thi Thu, Le Hieu Hoc. (2017). Building up the entrepreneurial intent construct among technical students in Vietnam. Journal of Small Business and Entrepreneurship Development. June 2017, Vol. 5, No. 1, pp. 7-18. v. Đoàn Thị Thu Trang, Lê Hiếu Học. (2017). Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kỹ thuật: Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, Số 97/2017, trang 46-57. vi. Đoàn Thị Thu Trang, Lê Hiếu Học, Nguyễn Phú Khánh. (2017). Thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các chương trình liên kết đào tạo quốc tế: Nghiên cứu tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Chất lượng và hiệu quả các chương trình liên kết đào tạo quốc tế”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tháng 11/2017, trang 199-216. 0
  4. MỞ ĐẦU i. Tính cấp thiết của đề tài Khởi nghiệp (KN) sáng tạo đóng vai trò đòn bẩy cho năng lực sáng tạo và cạnh tranh, là động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng phát triển kinh tế. Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ phát triển kinh tế có xu hướng giảm, thiếu bền vững và vấn nạn thất nghiệp cao, đặc biệt là ở nhóm người có trình độ đại học. Một trong những giải pháp hiệu quả được Chính phủ nhận định là nâng cao đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp có tri thức, được đào tạo bài bản nhằm phát triển hình thức doanh nghiệp KN sáng tạo. Do vậy, trong một vài năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành cơ sở pháp lý xây dựng các chương trình hành động quốc gia khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia về KN, tỷ lệ khởi nghiệp của Việt Nam tương đối thấp, cộng thêm tình trạng nghèo nàn về khả năng đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp khởi nghiệp. Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cấp bách cho Việt Nam là phát triển số lương đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo, đi kèm với đó là nâng cao chất lượng của nhóm doanh nghiệp này thông qua cải thiện hàm lượng công nghệ sáng tạo trong mỗi dự án khởi nghiệp. Để phát triển số lượng đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp, cần bắt đầu từ việc nâng cao ý định KN cá nhân bởi KN là hành vi có dự định và có kế hoạch. Các yếu tố tác động về môi trường bên ngoài đóng vị trí quan trọng tới việc hình thành ý định KN. Tuy nhiên khởi nghiệp là một quá trình dài đi từ ý thức đến hành động, đòi hỏi sự tập trung, cố gắng, nỗ lực của cá nhân nên các yếu tố nhận thức bên trong người khởi nghiệp mang tính cảm nhận cá nhân lại đóng vai trò tiên quyết trong quá trình này. Để phát triển về chất đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo thông qua việc nâng cao hàm lượng sáng tạo trong các doanh nghiệp khởi nghiệp, sinh viên khối ngành kỹ thuật là nhóm chủ thể khởi nghiệp sáng tạo tiềm năng bởi đây là ngành liên quan nhiều đến hoạt động sáng tạo và đổi mới công nghệ, là ngành “cốt lõi” tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội. Tất cả những điều này đã đặt ra sự cần thiết phải có những nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về các yếu tố tác động mang tính nhận thức 1
  5. cá nhân tới ý định khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam và xem xét mức độ tác động của các yếu tố tới ý định khởi nghiệp thay đổi ra sao đối với các nhóm sinh viên kỹ thuật khác nhau; qua đó tìm hiểu yếu tố gây dựng nên “gen cơ bản” của ý định khởi nghiệp sáng tạo ở sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam; đồng thời đề xuất một số đề xuất nâng cao ý định khởi nghiệp sáng tạo và các chương trình đào tạo ngành kỹ thuật phù hợp nhằm gia tăng đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo, góp phần quan trọng đưa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của người Việt ứng dụng vào thực tiễn. ii. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm xác định, đánh giá và xem xét mức độ tác động của các yếu tố nhận thức cá nhân đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật tại Việt Nam; so sánh sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố trên tới ý định khởi nghiệp và mức độ sẵn sàng khởi nghiệp của các nhóm sinh viên khối ngành kỹ thuật khác nhau; trên cơ sở đó đề xuất một đề xuất đối với nhà nước, nhà trường và bản thân sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của nhóm nhân lực này. Để đạt đươc mục đích này, luận án hướng tới việc trả lời bốn câu hỏi nghiên cứu sau: • Tình hình khởi nghiệp sáng tạo và phát triển phong trào khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học nói chung và các đại học kỹ thuật nói riêng trong giai đoạn hiện nay như thế nào? • Những nhân tố nào thuộc về nhận thức cá nhân đối với hoạt động khởi nghiệp ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của của sinh viên ngành kỹ thuật? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nhận thức cá nhân trên tới ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kỹ thuật như thế nào? • Các đặc điểm nhân khẩu học, kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp khác nhau có tạo ra sự khác biệt về mức độ tác động của các nhân tố nhận thức cá nhân đến ý định khởi nghiệp và mức độ sẵn sàng khởi nghiệp của sinh viên đại học ngành kỹ thuật hay không? • Có những giải pháp nào đối với cơ quan quản lý Nhà nước, các trường đại học và bản thân sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam để nuôi dưỡng và hiện thực hoá ý định khởi nghiệp của sinh 2
  6. viên, từ đó hình thành văn hóa khởi nghiệp để tạo ra cộng động, mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo năng động, hiệu quả? iii. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là các lý thuyết liên quan tới ý định khởi nghiệp và các yếu tố mang tính nhận thức cá nhân tác động tới ý định khởi nghiệp của nhóm SV ngành kỹ thuật Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung của luận án là nhóm yếu tố bên trong (cá nhân) mang tính nhận thức tác động ý định khởi nghiệp cá nhân của nhóm SV khối ngành kỹ thuật Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian là sinh viên khối ngành kỹ thuật hai năm cuối trong các trường đại học trên địa bàn Việt Nam. Để nghiên cứu đối tượng này, luận án sẽ tiến hành khảo sát chọn mẫu là 2500 SV chính quy ngành kỹ thuật hai năm cuối tại 8 trường ĐH kỹ thuật trọng điểm phân bổ ở cả ba miền của Việt Nam Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Luận án được thực hiện trong thời gian 4 năm (2014-2016), trong đó việc điều tra khảo sát được thực hiện chủ yếu trong năm 2016. iii. Thu thập số liệu và phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng cả các dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các kênh thông tin chính thức và được xử lý bằng các phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích. Dữ liệu định lượng sơ cấp được thu thập qua điều tra sơ bộ tại 01 trường đại học trọng điểm về kỹ thuật và điều tra chính thức tại 08 trường đại học kỹ thuật Việt Nam trên cả nước, sau đó được tiến hành làm sạch và phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS và AMOS. Thu thập dữ liệu định tính sơ cấp được thực hiện qua các phỏng vấn sâu với các chuyên gia về chính sách và đào tạo khởi nghiệp, các SV đã và chưa tham gia các hoạt động khởi nghiệp. Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tại bàn thông qua việc phân tích các dữ liệu thứ cấp nhằm giúp hệ thống hoá cơ sở lý thuyết của luận án, phân tích mô tả hiện trạng. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sự dụng để xác định các yếu tố nhận thức các nhân ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp và xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới ý định khởi nghiệp, so sánh mức độ tác động của từng yếu tố 3
  7. tới ý định khởi nghiệp, và so sánh ý định khởi nghiệp của các nhóm SV khác nhau. iv. Những đóng góp mới của luận án v Về mặt lý luận: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cả trong và ngoài nước về vấn đề ý định KN trong đó tập trung vào hình thức khởi nghiệp sáng tạo, từ đó xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các yếu tố chỉ báo về mặt nhận thức cá nhân có tác động tới ý định và hành vi KN. - Xây dựng được khung phân tích đánh giá các yếu tố về mặt nhận thức cá nhân có ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp dựa trên mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch, đồng thời có bổ sung thêm 01 biến độc lập và 02 biến điều khiển vào mô hình nghiên cứu. - Lượng hoá và đánh giá mức độ tác động của các tiền tố mang tính nhận thức cá nhân tới ý định KN của SV kỹ thuật Việt Nam và sự khác biệt về mức độ tác động của các tiền tố tới chỉ số ý định KN, đồng thời so sánh mức độ sẵn sàng KN giữa nhóm SV khối ngành kỹ thuật khác nhau. v Về mặt thực tiễn: - Xây dựng bản đánh giá toàn cảnh về tình hình phát triển hoạt động KN và phong trào KN của SV các trường đại học nói chung và các trường đại học khối ngành kỹ thuật nói riêng trong thời điểm hiện tại ở VN. - Thông qua đánh giá và phân tích dữ liệu nghiên cứu, luận án sẽ xây dựng một số đề xuất đến từ ba thành phần quan trọng trong hệ sinh thái KN đổi mới sáng tạo Việt Nam nhằm nuôi dưỡng “lửa khởi nghiệp” sáng tạo của tầng lớp tri thức trẻ SV khối ngành kỹ thuật: nhà nước, nhà trường và sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam. v. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 06 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp. Chương 2: Cơ sở lý luận về ý định khởi nghiệp và các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp. Chương 3:Tình hình phát triển các hoạt động KN sáng tạo và ý định KN sáng tạo của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam. 4
  8. Chương 4: Mô hình và phương pháp nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam. Chương 5: Kết quả nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam. Chương 6: Bàn luận và hàm ý nghiên cứu. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KN 1.1 Tổng hợp cách tiếp cận của các nghiên cứu trên thế giới liên quan tới đề tài luận án Ý định khởi nghiệp phản ánh mức độ quan tâm của một cá nhân đối với hoạt động khởi nghiệp. Ý định phản ảnh dự đoán khá chính xác khả năng diễn ra hành vi trong tương lai, do đó việc tìm hiểu và đánh giá cụ thể các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp là vô cùng quan trọng để lý giải hành vi khởi nghiệp. Cũng chính vì lập luận đó mà các nghiên cứu trên thế giới đã xây dựng và chứng minh rất nhiều các yếu tố tố tác động tới ý định khởi nghiệp như nhân khẩu học, năng lực cá nhân, điểm tính cách cá nhân và cá tính, xã hội, văn hoá, môi trường, giáo dục và các chương trình đào tạo khởi nghiệp nói riêng Theo Richard W. (2012), trong lịch sử, các nghiên cứu về chủ đề yếu tố tác động tới ý định KN có 4 cách tiếp cận cơ bản: (1) Cách tiếp cận đặc điểm, tính cách cá nhân trả lời câu hỏi ai sẽ là doanh nhân; (2) Cách tiếp cận đặc điểm xã hội học-nhân khẩu học trả lời câu hỏi môi trường nào hình thành doanh nhân; (3) Cách tiếp cận hành vi trả lời câu hỏi tại sao một số cá nhân lựa chọn theo đuổi hành trình KN (4) Cách tiếp cận tổng hợp với quan điểm ý định khởi nghiệp chịu sự tác động của tổng hoà nhiều nhóm yếu tố khác nhau Ở giai đoạn đầu của lịch sử nghiên cứu về ý định KN, các nhà nghiên cứu tập trung chủ yếu vào tiếp cận đặc điểm cá nhân. Tuy nhiên vào cuối những năm 1980, do không chứng minh được tính nhất quán từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, các mô hình và lý thuyết xem xét ý định KN dựa trên cách tiếp cận đặc điểm tính cách cá nhân có xu hướng bị giới học giả bác bỏ. 5
  9. Song hành với cách tiếp cận đặc điểm tính cách cá nhân là học thuyết đặc điểm xã hội - nhân khẩu học có tác động tới việc hình thành và phát triển ý định KN cá nhân. Tuy nhiên ở các nghiên cứu đương đại, cách tiếp cận này ít được sử dụng độc. Bắt đầu từ cuối thập niên 80, hầu hết các các nghiên cứu KN chuyển sang xu thế tiếp cận hành vi khởi nghiệp mà tiêu biểu là quá trình hình thành ý định KN thông qua các mô hình ý định. Đây cũng là xu thế nghiên cứu được sử dụng phố biến hiện nay. Nhìn nhận sâu về cách tiếp cận này, khoảng vài thập kỷ gần đây, xu hướng chung của các nghiên cứu trên thế giới tập trung vào đo lường ý định KN của SV dưới tác động của các biến nhận thức cá nhân dựa trên Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) do học giả Ajzen khởi xướng năm 1991. Bên cạnh đó, nhiều tác giả lại đưa ra quan điểm ý định khởi nghiệp chịu sự tác động của tổng hoà nhiều nhóm yếu tố khác nhau. Ví dụ Robinson & cộng sự cho rằng đặc điểm cá nhân kết hợp với môi trường bên ngoài tác động tới ý định khởi nghiệp của một cá nhân. Tóm lại, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về các yếu tố tác động tới ý tưởng khởi nghiệp, trong đó được áp dụng nhiều nhất phải kể tới Lý thuyết TPB. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đương đại gợi ý, đối với mỗi môi trường và mục đích nghiên cứu, nhà nghiên cứu phải lựa chọn các nhóm yếu tố tác động thích hợp nhằm xây dựng được mô hình nghiên cứu hợp lý nhất. Xu hướng chung của các nghiên cứu đương đại là áp dụng TPB là mô hình gốc, đồng thời bổ sung một số biến độc lập và biến điều khiển vào mô hình cho phù hợp với thực tế triển khai nghiên cứu, đem lại kết quả khả thi nhất về việc xem xét các yếu tố tác động tới ý định KN cá nhân. Đây cũng là cách tiếp cận mà luận án lựa chọn. 1.2 Một số nghiên cứu điển hình ở Việt Nam Ở Việt Nam, các nghiên cứu tập trung vào vấn đề nghiên cứu ý định khởi nghiệp mới chỉ phát triển trong vài năm gần đây. Tuy nhiên số lượng các nghiên cứu về ý định KN xuất hiện khá nhiều và áp dụng trên nhiều khách thể nghiên cứu khác nhau, với các nhóm tiền tố tác động đa dạng. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay chủ yếu được thực hiện trong một phạm vi nhỏ (một hoặc một vài trường đại học). Chưa có 6
  10. nghiên cứu dạng này trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt, các nghiên cứu chuyên sâu về ý định KN về nhóm SV khối ngành kỹ thuật còn chưa được thực hiện tại Việt Nam. Do vậy, hình thức KN sáng tạo chưa được nhấn mạnh hoặc làm rõ trong các nghiên cứu này. 1.3 Nhận định khoảng trống lý thuyết của luận án - Tác động của các tiền tố trong TPB đến ý định KN cá nhân là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Luận án sẽ tiến hành kiểm nghiệm lại lý thuyết này trong môi trưởng ở Việt Nam. - Việc áp dụng TPB trong môi trường nghiên cứu hoàn toàn mới là Việt Nam - Luận án xem xét cả các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp, trong khi các nghiên cứu phần lớn xem xét nhóm yếu tố tác động trực tiếp tới ý định KN cá nhân - Luận án bổ sung thêm 01 biến độc lập (cảm nhận về sự may mắn) và 02 biến điều khiển (đặc trưng nhân khẩu học và chương trình đào tạo KN) vào mô hình nghiên cứu. - Luận án tập trung vào đối tượng nghiên cứu là ý định KN của SV khối ngành kỹ thuật, và do đó hình thức KN mà luận án hướng tới là KN sáng tạo. Các nghiên cứu ở Việt Nam mới dừng lại ở hình thức KN chung chung hoặc khởi sự doanh nghiệp. Như vậy, luận án sẽ áp dụng 6 yếu tố tác động trong TPB bao gồm: Thái độ/ quan điểm của cá nhân, Nhận thức kiểm soát hành vi, Chuẩn chủ quan, Giá trị mong đợi của cá nhân, Niềm tin với các chuẩn mực xã hội, Cảm nhận về năng lực bản thân. Bổ sung 01 yếu tố tác động bên trong cá nhân dựa trên thực tế tình hình khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam, ý kiến của một số chuyên gia về đào tạo khởi nghiệp cho sinh viên và quan điểm của một số nghiên cứu đương đại: Cảm nhận về may mắn. Bổ sung 02 yếu tố tác động bên ngoài cá nhân có ảnh hưởng ngoại sinh tới ý định khởi nghiệp dựa trên mô hình Bird: Đặc trưng nhân khẩu học và dựa trên mô hình Lüthje & Franke: Các chương trình đào tạo khởi nghiệp trong trường đại học. Trên cở đo lường tác động trực tiếp và gián tiếp của 7 yếu tố nhận thức cá nhân tới ý định khởi nghiệp, luận án sẽ xem xét đâu là những yếu tố có tác động nhiều nhất và hình thức tác động (trực tiếp/gián tiếp). Chưa dừng lại ở đó, luận án còn xem xét sự khác biệt về mức độ tác động của 7 yếu tố trên tới ý định khởi nghiệp ở các 7
  11. nhóm sinh viên khác nhau về đặc trưng nhân khẩu học, và kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp. Kết quả phân tích hai vấn đề trên sẽ giúp luận án đề xuất giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước, các trường đại học và bản thân sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam để nuôi dưỡng và hiện thực hoá ý định khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên, từ đó hình thành văn hóa khởi nghiệp để tạo ra cộng động, mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo năng động, hiệu quả. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP 2.1 Ý định khởi nghiệp Trong nghiên cứu này, ý định KN được định nghĩa theo quan điểm của Krueger, đó là sự cam kết về mặt nhận thức sẵn sàng thành lập và làm chủ một doanh nghiệp mới dựa trên nền tảng khoa học công nghệ trong tương lai gần với hai lý do: (1) Nghiên cứu của Krueger là mô hình đã được kiểm định riêng cho KN, và (2) lí thuyết gắn kết hiệu quả đối với việc thúc đẩy ý định của con người được minh chứng qua nhiều thực nghiệm với những kĩ thuật khác nhau. 2.2 Khởi nghiệp Trong khuôn khổ luận án này, khởi nghiệp được hiểu như cách nhìn nhận chung trên thế giới là việc một cá nhân tự đứng ra làm chủ hoặc đồng làm chủ gây dựng một doanh nghiệp mới dựa trên áp dụng hoặc sáng tạo khoa học công nghệ và được gọi là nhóm doanh nghiệp KN sáng tạo. Cách gọi này tương đồng với Điều 3 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành năm 2017, theo đó KN sáng tạo là thành lập doanh nghiệp mới để khai thác một ý tưởng sáng tạo. 2.3 Các hình thức khởi nghiệp KN độc lập - KN hợp tác hoặc đồng khởi nghiệp KN dưạ trên khoa học công nghệ - KN kinh doanh thông thường. KN độc lập của cá nhân - KN trong nội bộ doanh nghiệp KN cơ hội - KN cấp thiết KN vì mục đích lợi nhuận - KN không vì mục tiêu lợi nhuận 8
  12. 2.4. Mô hình ý định khởi nghiệp (1) Nhóm mô hình xem xét các yếu tố tác động bên trong cá nhân • Mô hình xu hướng thái độ kinh doanh của Robinson & cs (1991) • Mô hình sự kiện KN của Shapero và Sokol (1982), • Mô hình tiềm năng KN của Krueger & Brazeal (1994) • Mô hình Lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) Hình 2.6: Mô hình Lý thuyết hành vi kế hoạch TPB • Mô hình ý định KN của Linan (2004) (2) Nhóm mô hình xem xét các yếu tố tác động bên ngoài cá nhân • Mô hình thực hiện ý định KN của Bird (1988) • Mô hình ý định khởi nghiệp Lüthje & Franke, (2003) Đánh giá về các mô hình nghiên cứu Hình 2.10: Tổng hợp khung lý thuyết mô hình nghiên cứu ý định KN 9
  13. Trong các mô hình kể trên, chỉ riêng mô hình Lý thuyết hành vì có kế hoạch do Ajzen (1978, 1981) xây dựng là xem xét cả các yếu tố có tính cá nhân và các yếu tố xã hội nhằm dự đoán ý định của con người trước các quyết định quan trọng. Điều đó lý giải vì sao TBB được ứng dụng phổ biến hơn cả trong các nghiên cứu về ý định KN. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu gợi ý, ngoài các yếu tố tác động mang tính cảm nhận cá nhân trong khung mô hình TPB, nhà nghiên cứu nên xem xét bổ sung các yếu tố cảm nhận các nhân khác, đồng thời xem xét cả các yếu tố môi trường bên ngoài nhằm đem lại cái nhìn tổng quát nhất, phù hợp nhất với môi trường nghiên cứu về ý định KN và các yếu tố tác động. Đây là hướng nghiên cứu đang được áp dụng phổ biến và cũng là cách xây dựng mô hình nghiên cứu luận án áp dụng. CHƯƠNG 3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG KN VÀ Ý ĐỊNH KN CỦA SV KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT VN 3.1. Tổng quan về hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam Trong một vài năm gần đây, vấn đề khởi nghiệp trong giới trẻ đã và đang là câu chuyện thời sự - kinh tế của đất nước và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Hàng loạt các chính sách, quy chế, dự án được thành lập nhằm thúc đẩy phòng trào khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp sáng tạo dựa trên nền tảng khoa học công nghệ. Điển hình là Nghị định 118/2015/NĐ-CP với những quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều trong Luật Đầu tư đã mở rộng đối tượng ưu đãi đầu tư gồm các nhà đầu tư mạo hiểm và phát triển công nghệ cao trong các dự án khởi nghiệp sáng tạo; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2017 và chính thức có hiệu lực từ năm 2018 đã chính thức đặt nền móng pháp lý cho hệ thống pháp luật về hỗ trợ nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup) chiếm vị trí đặc biệt trong nền kinh tế Việt Nam Với những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc ban hành các chính sách, cơ chế và chương trình thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở trên, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về KN đáng ghi nhận như tăng 10
  14. số lượng các doanh nghiệp KN, sự phát triển các quỹ đầu tư cho KN, tinh thần KN của các cá nhân trong xã hội được nâng cao. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực thì thực trạng về hoạt động khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở nước ta còn khá nhiều hạn chế, nhận thức về văn hóa khởi nghiệp còn thấp, chưa có nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đi vào thực tiễn một cách hiệu quả. Đặc biệt các hoạt động kinh doanh khởi nghiệp ở Việt Nam đa phần không mang tính đổi mới sáng tạo. Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân xuất phát từ ba chủ thể quan trọng trong nền kinh tế: (1) các cơ quan quản lý nhà nước với các rào cản về cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật, bộ máy quản lý khởi nghiệp vĩ mô; (2) các đơn vị đào tạo nguồn nhân lực mà đặc biệt là các trường đại học khối ngành kỹ thuật – nơi được coi là một trong những môi trường hiệu quả ươm mầm các cá nhân đam mê khởi nghiệp sáng tạo; (3) bản thân người khởi nghiệp tiềm năng mà trong luận án này chính là đội ngũ sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam. Như vậy Việt Nam cần gấp rút xây dựng các cơ chế chính sách, nền tảng văn hoá xã hội và chương trình hành động nhằm đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp ở mỗi cá nhân, đặc biệt là tầng lớp tri thức trẻ SV và chú trọng tới nhóm SV khối ngành kỹ thuật để thúc đẩy việc hình thành và phát triển các thế hệ khởi nghiệp sáng tạo trong tương lai gần. 3.2 Ý định KN của SV khối ngành kỹ thuật VN Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, KHKT đã trở thành yếu tố cốt tử của sự phát triển, là lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế toàn cầu bởi đặc điểm của kinh tế tri thức là vai trò ngày càng to lớn của những đổi mới liên tục về khoa học kỹ thuật trong sản xuất và vai trò chủ đạo của thông tin và tri thức với tư cách là nguồn lực cơ bản tạo nên sự tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, trình độ phát triển kỹ thuật có tính quyết định trong việc phát triển kinh tế quốc gia. Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực có chất lượng cao về kỹ thuật và khoa học công nghệ đã trở thành lợi thế quyết định của mỗi quốc gia. Nắm bắt xu hướng đó, nền giáo dục Việt Nam đã có bước chuyển dịch rõ nét về cơ cấu ngành nghề trong đào tạo ở bậc đại học, 11
  15. trong đó tập trung và ưu tiên vào khối ngành kỹ thuật. Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2015 (không bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ), Việt Nam xếp vị trí thứ 10 trong danh sách các nước có nhiều SV tốt nghiệp ngành kỹ thuật nhất, với 100.390 kỹ sư tốt nghiệp mỗi năm. Bên cạnh đó, sự quan tâm trở lại của toàn xã hội với nhóm ngành kỹ thuật đưa đến xu hướng tăng tỷ lệ đào tạo khối ngành kỹ thuật trong các trường đại học. Cơ cấu quy mô SV đại học chính quy theo nhóm ngành trong thời gian gần đây được Bộ GD&ĐT ban hành cho biết nhóm ngành V khoa học công nghệ chiếm vị trí lớn nhất trong tỷ trọng đào tạo (32,6%). Theo báo cáo cập nhật giáo dục đại học tháng 7/2014 của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), kỹ thuật là một trong các nhóm ngành mà SV giỏi Việt Nam thường có xu hướng lựa chọn. Như vậy, với số lượng lớn SV khối ngành kỹ thuật, sự rộng mở các ngành nghề đào tạo trong các trường đại học cho khối ngành kỹ thuật và sự quan tâm của toàn xã hội đối với khối ngành này, Việt Nam được coi là quốc gia tiềm năng cho khởi nghiệp sáng tạo bởi SV khối ngành kỹ thuật được coi là nhóm nhân lực nguồn cho các thế hệ KN sáng tạo của xã hội trong tương lai, từ đó tạo đà đưa Việt Nam có thể đi tắt đón đầu về khoa học công nghệ và phát triển nền kinh tế tri thức. Những năm trở lại đây phong trào đưa KN vào giảng đường đại học nhằm nâng cao ý định KN và thúc đẩy văn hóa KN cho SV diễn ra khá mạnh mẽ ở Việt Nam. Không chỉ khối các trường đại học kinh tế chú trọng tới hoạt động này mà các trường đại học về kỹ thuật cũng đã bắt đầu chuyển mình theo hướng tiếp cận giảng dạy và nghiên cứu khoa học áp dụng vào thực tế. Các trường đại học kỹ thuật Việt Nam đã nhìn nhận ngành kỹ thuật là ngành có lợi thế về KN, đặc biệt là KN sáng tạo. SV khối ngành kỹ thuật Việt Nam được khuyến thích tham gia công tác nghiên cứu khoa, câu lạc bộ KN, vườm ươm SV KN, cuộc thi KN (Bảng 3.7). Với những nỗ lực thắp lửa KN cho SV khối ngành kỹ thuật đã đạt nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia, phong trào SV khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang chỉ chú trọng khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, công nghệ phần mềm, đặc biệt phát triển phần mềm ứng dụng cho game, trong khi 12
  16. các lĩnh vực công nghệ cao mang tính đột phá thì chưa nhiều, số lượng các dự án KN áp dụng vào thực tế còn rất thấp. Điều này đặt ra yêu cầu bức thiết về các cơ chế chính sách và môi trường KN phù hợp để khai thác hiệu quả hơn nữa lợi thế về số lượng đông đảo SV khối ngành kỹ thuật tại Việt Nam hiện nay và làn sóng khởi nghiệp rất sôi động của SV nhóm ngành này. Bảng 3.5:Hoạt động hỗ trợ nâng cao ý định khởi nghiệp sinh viên Tiêu chí ĐHBK HN ĐHBK HCM Văn hóa KN trong trường Văn hóa KN sáng tạo cho Văn hóa của ĐH từ rất sớm và đang tiếp SV được định hình từ rất Trường tục phát triển theo hướng, sớm và tiếp tục được duy đại học sáng tạo trì, phát triển Ban lãnh đạo đặt trọng tâm Ban lãnh đạo hỗ trợ tối đa Vai trò của đào tạo và truyền cảm hứng các hoạt động KN cho SV lãnh đạo KN cho SV qua đam mê trong nhà trường. nghiên cứu KH và sáng tạo. Hình thành vườm ươm -Hình thành vườm ươm doanh nghiệp từ sớm (hiện doanh nghiệp từ sớm (hiện Vườm ươm không hoạt động) không hoạt động) KNST -TT Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ Không gian hỗ BKHup Co-Working UP-BK (2017) trợ Space (2016) KN sáng tạo Việt – Đức Bachkhoa Innovation Cuộc thi KNST (2013) (2018) CLB SV KN Nhiều CLB Nhiều CLB Môn học start-up chính thức Nhiều khóa học start up Khóa học tự được đưa vào giảng dạy lựa chọn cho SV chọn KNST theo hình thức tự chọn Chuẩn bị đưa KNST vào Khóa học chính chương trình đào tạo chính quy KNST khóa cho SV các ngành Hội thảo đa dạng, trong Hội thảo đa dạng, trong Hội thảo KNST nước và quốc tế nước và quốc tế Đánh giá của Số lượng các Startup theo Là một trong hai lò đào chuyên gia học khá lớn tạo Starrup của Việt Nam 13
  17. CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất Từ những nghiên cứu tổng hợp về các vấn đề xung quanh lĩnh vực KN và ý định KN, có thể khẳng định quyết định trở thành một doanh nhân KN là một quyết định có chủ ý và có ý thức, đòi hỏi thời gian, lập kế hoạch cẩn thận và mức độ xử lý nhận thức cao. Do đó, một quyết định về khởi nghiệp được coi là một hành vi có kế hoạch có thể được giải thích bằng các mô hình ý định. Việc nghiên cứu hiện tượng doanh nhân và ý định khởi nghiệp của các cá nhân dựa trên các mô hình ý định được coi là một cách tiếp cận thích hợp để phân tích vấn đề thành lập liên doanh mới. Trên cơ sở phân tích các ưu nhược điểm phù hợp với đối tượng và phạm vị nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận án đề xuất khung mô hình nghiên cứu cụ thể như sau: • Dựa vào mô hình Lý thuyết TPB: hình thành 06 yếu tố tác động mang tính cảm nhận cá nhân gồm Giá trị mong đợi của cá nhân, Thái độ đối với việc KN, Niềm tin về các chuẩn mực xã hội, Chuẩn chủ quan, Cảm nhận về năng lực bản thân, Nhận thức kiểm soát hành vi cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố này. • Dựa vào ý kiến thực tế của các chuyên gia, văn hóa kinh doanh “buôn may bán đắt” ở Việt Nam và lý thuyết về Tâm điểm kiểm soát: hình thành 01 yếu tố tác động mang tính cảm nhận cá nhân là Cảm nhận về may mắn cũng như mối quan hệ giữa Cảm nhận về may mắn với Tính khả thi cảm nhận và Ý định KN. • Dựa vào mô hình Thực hiện ý tưởng KN của Bird: hình thành 01 biến điều khiển: Đặc trưng nhân khẩu học nhằm xem xét sự khác biệt về mức độ tác động của các biến cảm nhận cá nhân tới ý định KN ở các nhóm SV khác nhau về đặc trưng nhân khẩu học. • Dựa vào mô hình Ý định KN của Lüthje & Franke: hình thành 01 biến điều khiển: Các chương trình đào tạo KN nhằm xem xét sự khác biệt về mức độ tác động của các biến cảm nhận cá nhân tới ý định KN ở các nhóm SV khác nhau về kiến thức và kinh nghiệm KN. 14
  18. Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu như sau: GT Tác động MQH H1 Giá trị mong đợi - Thái độ + H2a Niềm tin về chuẩn mực xã hội – Chuẩn chủ quan + H2b Niềm tin về chuẩn mực xã hội - Thái độ + H3 Cảm nhận năng lực bản thân - Nhận thức kiểm + soát hành vi H4 Cảm nhận về may mắn - Nhận thức kiểm soát - H5 Thái độ - Ý định khởi nghiệp + H6a Chuẩn chủ quan - Ý định khởi nghiệp + H6b Chuẩn chủ quan - Nhận thức kiểm soát hành vi + H7 Nhận thức kiểm soát hành vi - Ý định khởi nghiệp + H8 Mức độ tác động của các yếu tố nhận thức cá Có sự & nhân -Ý định KN giữa các nhóm SV khác nhau về khác H9 đặc trưng nhân khẩu, kiến thức &kinh nghiêm KN biệt 4.2 Thiết kế nghiên cứu Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua 4 bước: Xây dựng mô hình và thang đo; Đánh giá sơ bộ; Đánh giá chính thức; Phỏng vấn sau NC định lượng (Hình 4.2). Các thang đo cho từng nhân tố trong mô hình được phát triển dựa vào các thang đo đã được sử dụng 15
  19. trong các nghiên cứu trước đây về ý định KN và tiến hành đánh giá, bổ sung, hiệu chỉnh, phỏng vấn thử nghiệm để đánh giá tinh tin cậy trước khi có được bảng hỏi cuối cùng. 4.3 Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu Luận án điều tra 2500 SV thuộc hai năm cuối hệ đại học tại 8 trường đại học phía Bắc và phía Nam trên cả nước, trong đó riêng tại trường ĐHBK HN sẽ tiến hành lấy mẫu theo cơ cấu ngành đào tạo. 4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu Nghiên cứu sử dụng cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng cùng các dữ liệu thứ cấp, sơ cấp. Trong đó: Phân tích dữ liệu thứ cấp bằng các PP. tổng hợp, so sánh, phân tích và Phân tích dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp định lượng và phân tích dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp định tính (Hình 4.2). Phân tích dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp định lượng như Hình 4.5 Hình 4.5: Phân tích dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp định lượng 16
  20. Hình 4.2 Quy trình nghiên cứu luận án CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Kết quả điều tra từ 8 trường đại học trên cả nước với 2500 phiếu điều tra phát đi, thu về được 1.789 phiếu hợp lệ (71.5%). 5.2 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo PP. Cronbach alpha kiểm định 41 biến quan sát thuộc 08 thang đo trong mô hình nghiên cứu đề xuất có đủ độ tin cậy để lấy ý kiến trong Phiếu khảo sát. Phân tích EFA loại 04 biến: EXP5, SUB3, SEF4, SEF6. 5.3 Kết quả đánh giá chính thức thang đo Phân tích CFA được thực hiện với mô hình đo lường và mô hình tới hạn với mẫu nghiên cứu chính thức (n=1.789). 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2