Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lãi suất tại Việt Nam
lượt xem 14
download
Luận án phân tích, đánh giá số liệu và kiểm nghiệm mô hình truyền dẫn theo mục tiêu lãi suất, từ đó đánh giá khả năng lựa chọn mục tiêu lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam, so sánh các kết quả nghiên cứu thực chứng tại Việt Nam với các bằng chứng quốc tế để đề xuất giải pháp phù hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lãi suất tại Việt Nam
- NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG VŨ MAI CHI ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO MỤC TIÊU LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 9340201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019
- CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Người hướng dẫn khoa học 1. TS. Bùi Tín Nghị Học viện Ngân hàng 2. TS. Võ Trí Thành Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương Phản biện 1:............................................................................................................ ................................................................................................................................ Phản biện 2:.............................................................................................................. ................................................................................................................................ Phản biện 3:............................................................................................................... ................................................................................................................................ Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện Ngân hàng Vào hồi: ngày tháng năm 2019 Có thể tìm thấy luận án tại: - Thƣ viện Quốc gia - Thƣ viện học viện ngân hàng
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN A. Bài báo khoa học, kỷ yếu khoa học 1. Vũ Mai Chi (2016), “Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua và một số kiến nghị”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 15, 2016. 2. Hà Thị Sáu, Vũ Mai Chi (2016), “Sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng- Viet Nam Banking Review. 3. Hà Thị Sáu, Vũ Mai Chi (2018), “ Thanh tra giám sát ngân hàng đối với quá trình tái cơ cấu các TCTD và đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, Tháng 5, 2018. 4. Vu Mai Chi, “Non- traditional monetary policy to enhance the effectiveness of interest rate transmission channel, implication for Vietnam to improve monetary policy” Hội thảo Quốc tế EMPF, December, 2017. 5. Vu Mai Chi, “The effectiveness of interest rate transmission channel in Vietnam” tạp chí VSED, Số 92, 2018 6. Vũ Mai Chi (2018), “Đánh giá cơ chế truyền tải CSTT của NHNN Việt Nam Thời gian qua”, Tạp chí Ngân hàng- Viet Nam Banking Review, số 16 tháng 8/2018 7. Hà Thị Sáu, Vũ Mai Chi (2018), “Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN Việt Nam và một số khuyến nghị”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo, số 195 tháng 8/2018. 8. Vũ Mai Chi, Trần Anh Quý (2018) “Tình hình xử lý nợ xấu tại Việt Nam qua các giai đoạn- Các vấn đề quan tâm và khuyến nghị”, Tạp chí Ngân hàng- Viet Nam Banking Review, số 21 tháng 11/2018. 9. Vũ Mai Chi (2018), “Khung khổ chính sách an toàn vĩ mô- Kinh nghiệm các nước và đề xuất đối với Việt Nam”, Bài viết Hội thảo quốc gia, 2018. 10. Vũ Mai Chi (2019), “Khung khổ điều hành chính sách tiền tệ của NHNN từ 2012 đến nay: Một số đánh giá và khuyến nghị”, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, số 16, 2019. B. Đề tài nghiên cứu khoa học 1. Nguyễn Thị Hồng (2015), “Nâng cao hiệu quả điều hành nghiệp vụ thị trường mở”, Mã số: DTNH.02/2014 của NHNN, Đề tài NCKH cấp Ngành (thành viên) 2. Phạm Chí Quang (2018), “Cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ giai đoạn 2006 -2016: Cơ sở thiết lập khung khổ điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam”, Đề tài NCKH cấp Ngành (thành viên). 3. Nguyễn Tường Vân (2019), Giáo dục tài chính- Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Ngành (thành viên). 4. Ngô Kim Thanh (2019), Lạm phát mục tiêu linh hoạt (FIT) và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách Việt Nam, Đề tài NCKH cơ sở (thành viên)
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách tiền tệ (CSTT) luôn là nội dung thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả trên thế giới, thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến việc lựa chọn mục tiêu điều hành nhằm tăng cường hiệu quả và hiệu lực của CSTT, qua đó nâng cao vai trò và khả năng can thiệp của Ngân hàng Trung ương (NHTW) đối với nền kinh tế- tài chính, tiền tệ. Về mặt lý thuyết, căn cứ vào sự phát triển của thị trường tiền tệ và điều kiện kinh tế của từng quốc gia, các NHTW có thể lựa chọn mục tiêu điều hành CSTT là khối lượng (tín dụng, lượng cung tiền) hoặc giá cả (lãi suất, tỷ giá) và sử dụng các công cụ CSTT để đạt được các mục tiêu này. Trong các thập kỷ trước, mục tiêu kiểm soát tiền tệ và khả năng cung ứng tín dụng đối với nền kinh tế đã phần nào phát huy hiệu quả trong việc kiểm chế lạm phát ở mức vừa phải1. Tuy nhiên, theo quy luật khi thị trường ngày càng phát triển, mối liên kết giữa chỉ tiêu tiền tệ với mục tiêu cuối cùng là lạm phát, tăng trưởng kinh tế đã trở nên kém hiệu quả nên NHTW các nước phát triển (như Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản…) và các nước đang phát triển (như Thái Lan, Malaysia…) đã từ bỏ mục tiêu khối lượng và chuyển sang điều hành theo mục tiêu giá cả (lãi suất), đồng thời đã đạt được những thành công đáng kể trong việc duy trì lạm phát ở mức thấp và giữ ổn định tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, đối với những nước theo đuổi khung khổ LPMT (như Úc, Canada, Phần Lan, New Zealand, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh…), các nhà hoạch định CSTT đều sử dụng lãi suất là biến số chủ yếu để đạt được mức lạm phát mục tiêu. Đối với Việt Nam, có thể nhận thấy điều hành CSTT của NHNN cho đến nay chủ yếu vẫn theo đuổi mục tiêu khối lượng, cụ thể: (i) Trước khi gia nhập WTO (giai đoạn 2001-2006) điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cơ bản bám theo mục tiêu khối lượng tiền tệ và ưu tiên mục tiêu cuối cùng cho tăng trưởng kinh tế trên cơ sở phê duyệt của Quốc hội hàng năm (trung bình khoảng 7-8%/năm), thiếu sự kiên trì theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát; (ii) Giai đoạn 2007-2011, điều hành CSTT của NHNN vẫn tiếp tục theo mục tiêu khối lượng với thiên hướng ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và chưa có định hướng dài hạn và kiên trì theo mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới nên kinh tế trong nước thường phải chịu tác động trước những biến động của luồng vốn, giá cả trên thị trường quốc tế, làm hạn chế khả năng kiểm soát các chỉ tiêu tiền tệ của NHNN. Mặc dù điều hành CSTT giai đoạn này đã đạt được thành công trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa 1 Điển hình trong thập kỷ 70 tại các nước công nghiệp lớn như Mỹ, Anh, Đức… đã lựa chọn mục tiêu khối lượng (M1, M2, hoặc tăng trưởng tín dụng) khi phải trải qua thời kỳ lạm phát cao nhất sau chiến tranh thế giới II và chứng kiến sự sụp đổ của hệ thống Bretton Wood Hệ thống do nhu cầu vay mượn của các quốc gia tăng cao và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Mỹ. 1
- duy trì ổn định qua các năm, lạm phát gia tăng mạnh, lãi suất tăng cao, gây bất ổn định trên thị trường tiền tệ, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, nhất là giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008). (iii) Từ cuối năm 2011, thực hiện chỉ đạo tại Nghị quyết số 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, NHNN đã từng bước thử nghiệm kết hợp giữa điều hành CSTT theo khối lượng và giá cả (lãi suất, tỷ giá) thông qua việc công bố từ đầu năm tại Chỉ thị 01 của NHNN về định hướng tăng trưởng M2, tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất huy động, cho vay và cam kết mức điều chỉnh tỷ giá. Kết quả cho thấy, các giải pháp điều hành CSTT đã thể hiện được tính chủ động, linh hoạt và phù hợp với diễn biến tình hình thực tế. Lạm phát đã giảm mạnh từ mức hai con số (8,13%) vào cuối năm 2011 xuống xuống 2,66% năm 2016, đánh dấu thời kỳ ổn định lạm phát dài nhất trong một thập kỷ qua, góp phần quan trọng duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế (tăng từ mức 5,25 % năm 2012 lên mức 6,21% năm 2016). (iv) Từ năm 2017 đến nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước phục hồi và có những thuận lợi như lạm phát ở mức thấp, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư cao, tuy nhiên điều hành CSTT vẫn gặp những khó khăn như vừa phải ổn định tỷ giá trong khi các đồng tiền trong rổ tham chiếu của Việt Nam phá giá và biến động mạnh, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh, vừa phải giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính khi mà tính dễ bị tổn thương tăng lên do độ mở kinh tế cao. Theo đó, điều hành CSTT vẫn việc tiếp tục theo hướng phối hợp đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để kiểm soát M2 và tín dụng ở mức phù hợp, duy trì lạm phát cơ bản ổn định, đồng thời chú trọng nhiều hơn đến điều tiết thanh khoản VND hợp lý để hỗ trợ ổn định thị trường ngoại tệ, tỷ giá, dẫn đến một số thời điểm lãi suất ngắn hạn trên thị trường có dấu hiệu gia tăng hoặc giảm sâu (2016 - 6T/2018), trong khi lạm phát vẫn được giữ ổn định ở mức thấp. Điều này cho thấy, thực tế đến nay điều hành CSTT của NHNN vẫn chưa thực sự rõ ràng và nhất quán theo mục tiêu lãi suất. Trên cơ sở những thành công đạt được trong giai đoạn 2011-2016 và yêu cầu đặt ra trong bối cảnh kinh tế trong nước ngày càng hội nhập sâu với toàn cầu và chịu tác động bởi các cú sốc từ bên ngoài, nhiều tổ chức quốc tế và các chuyên gia2 đã khuyến nghị Việt Nam nên chuyển hẳn sang điều hành CSTT theo lãi suất hơn là theo khối lượng nhằm kiểm soát và duy trì ổn định lạm phát ở mức thấp trong dài hạn. Hơn nữa, khi thị trường tài chính, tiền tệ ngày càng phát triển và có nhiều biến động khó lường, đòi hỏi điều hành CSTT của NHNN phải linh hoạt hơn3, giảm thiểu các biện pháp can thiệp hành chính để tạo điều kiện cho thị trường phát triển theo đúng quy luật khách quan, trở thành kênh cung ứng vốn hiệu quả, truyền dẫn tác động của CSTT và định hướng lãi suất thị trường. Đồng thời, qua theo dõi biến động lãi suất trong thời gian gần đây cho thấy, phản ứng của nền kinh tế trước 2 IMF(2014) khuyến nghị NHNN cần tiếp tục cải tiến phương thức điều hành chính sách tiền tệ theo hướng gia tăng vai trò của tín hiệu giá cả trong nền kinh tế - chủ yếu là lãi suất. 3 Việc kiểm soát chỉ tiêu tiền cung ứng đã hạn chế tính chủ động của NHNN trong việc điều tiết thị trường, có thể gây sự biến động của lãi suất thị trường, đặc biệt lãi suất LNH. 2
- những thay đổi về lãi suất đã và đang tăng lên rất nhiều khi thị trường tài chính phát triển cao hơn, các TCTD cũng có phản ứng nhanh hơn và nắm bắt kịp thời tín hiệu điều hành lãi suất của NHNN. Mặt khác, trong bối cảnh bùng nổ cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 trên mọi lĩnh vực, cùng với sự phát triển và ra đời của các dịch vụ tài chính, ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ số (Fintech) có khả năng thay thế các chức năng của tiền tệ, làm cho mối liên kết giữa các chỉ tiêu tiền tệ với tăng trưởng kinh tế, lạm phát không còn chặt chẽ 4, thay vào đó các tín hiệu về giá (lãi suất) sẽ là yếu tố chính giúp NHTW đạt được mục tiêu CSTT. Từ những đánh giá nêu trên và căn cứ vào hai nhiệm vụ trọng tâm trong công tác điều hành CSTT của NHNN đề ra tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành theo Quyết định 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ: (i) “Hoàn thiện khung khổ CSTT hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả huy động và phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững; tăng tính độc lập của NHNN trong điều hành CSTT”; (ii) “Điều hành CSTT chuyển dần từ điều hành theo khối lượng tiền sang chủ yếu điều hành theo giá; sử dụng công cụ gián tiếp, tiến tới dỡ bỏ dần các biện pháp hành chính về lãi suất khi điều kiện cho phép; tiếp tục điều hành nghiệp vụ thị trường mở theo hướng là công cụ chủ yếu điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, nhằm đạt được mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ” cho thấy, cần có một nghiên cứu cụ thể về việc chuyển đổi sang điều hành CSTT theo mục tiêu lãi suất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực thực thi CSTT. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề “Điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lãi suất tại Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. Theo đó, Luận án sẽ tập trung phân tích, đánh giá số liệu và kiểm nghiệm mô hình truyền dẫn theo mục tiêu lãi suất, từ đó đánh giá khả năng lựa chọn mục tiêu lãi suất trong điều hành CSTT tại Việt Nam, so sánh các kết quả nghiên cứu thực chứng tại Việt Nam với các bằng chứng quốc tế để đề xuất giải pháp phù hợp. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài. - Nhiều nghiên cứu nước ngoài đã chỉ ra những hạn chế trong việc điều hành CSTT theo mục tiêu khối lượng: (i) Mối quan hệ giữa mục tiêu khối lượng với mục tiêu cuối cùng (lạm phát, tăng trưởng) và lãi suất ngày càng trở nên thiếu chặt chẽ và có sự bất ổn định (Goldfeld và Sichel, 1990; Benati và Goodhart, 2010; Lucas Jr. và Nicolini, 2015). Hagen và Hofmann (2009) đã nhận định mối liên kết giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế đã trở nên yếu kém, do đó, các dấu hiệu nhận biết áp lực lạm phát từ tốc độ tăng trưởng cung tiền 4 Frederic S. Mishkin-2000, Enzo Croce and Mohsin S. Khan -2000, Don Nakornthab-2009, đã chỉ ra khi thị trường tài chính ngày càng phát triển, mối liên hệ giữa các mục tiêu tiền tệ như tăng trưởng M2, tín dụng đến các mục tiêu cuối cùng là lạm phát, tăng trưởng kinh tế kém bền vững, do đó cần xem xét lại việc sử dụng các chỉ tiêu tiền tệ như là mục tiêu của điều hành CSTT. 3
- hay tăng trưởng kinh tế đã không còn hữu hiệu. Frederic S. Mishkin (2000) khi phân tích CSTT theo mục tiêu khối lượng của 5 nước Mỹ, Anh, Canada, Đức, Thụy Sỹ (giai đoạn 1970-1980) cho thấy mục tiêu kiểm soát khối lượng không thực sự hiệu quả do mối quan hệ không chặt chẽ giữa mục tiêu tiền tệ với lạm phát, tăng trưởng. Mishkin and Savastono (2000) đưa ra những điểm yếu của điều hành CSTT theo khối lượng, đặc biệt trong môi trường lạm phát thấp và có sự gia tăng hội nhập tài chính; (ii) Hàm cầu tiền ngày càng trở nên thiếu ổn định: Bahmani - Oskooee và Rehman (2005) nghiên cứu bảy quốc gia mới nổi ở châu Á, cho thấy nhiều nước có hàm cầu tiền không ổn định như Malaysia, Pakistan, Philippines và Thái Lan. Hassan, Ali và Dawood (2016) nghiên cứu hàm cầu tiền ở Pakistan giai đoạn 1972-2013 đã kết luận hàm cầu tiền trở nên thiếu ổn định và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô khác nhau. Jiranyakul, K. and Opiela, T.P. (2014) kết luận M1 thiếu ổn định trong ngắn hạn nên Thái Lan khó có thể sử dụng M1 làm mục tiêu trung gian. Avouyi- Dovi, Drumetz và Sahuc (2012) đã chứng minh hàm cầu tiền không ổn định trong khu vực đồng Euro. Wei Liao and Sampawende J.-A. Tapsoba (IMF, 2014) đã chỉ ra sự phát triển nhanh chóng của hệ thống tài chính theo định hướng thị trường dẫn đến sự bất ổn định của hàm cầu tiền và tiến trình tự do hóa lãi suất nhanh hơn ở Trung Quốc. - Các nghiên cứu đều thống nhất, trong điều kiện lạm phát được kiểm soát, thị trường tài chính, tiền tệ phát triển cao hơn và hội nhập quốc tế sâu, NHTW nên chuyển sang điều hành CSTT theo mục tiêu giá (lãi suất): William Poole (1994) kết luận khi đối phó với lạm phát cao 20%, 50% hay 200%, kiểm soát cung ứng tiền ở mức thấp là quan trọng nhưng với mức lạm phát thấp thì mối quan hệ giữa tiền cung với lạm phát trở nên thiếu tin cậy. Cagan (1956) nghiên cứu trong giai đoạn lạm phát phi mã thì độ trễ của cung ứng tiền đế n lạm phát có thể đo bằng tuần. Kerstin Mitlid and Magnus Vesterlund (2001) kết luận khi thị trường tài chính, công nghệ và hệ thống thanh toán phát triển, điều hành CSTT có sự điều chỉnh theo hướng tác động đến lãi suất trong nền kinh tế thông qua lãi suất qua đêm mà không trực tiếp hướng vào khối lượng tiền. Ho (2008) kết luận các nước phát triển hay đang phát triển đều không ngừng nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất. Maehle (2014) kết luận các chỉ tiêu khối lượng sẽ hỗ trợ chuyển dần sang mục tiêu giá (lãi suất) thông qua vai trò kiểm tra chéo (cross-check) đối với mục tiêu giá (lãi suất). Bindseil (2016) đã tái khẳng định tầm quan trọng việc xây dựng hành lang lãi suất và điều hành lãi suất ngắn hạn để tổ chức thị trường tiền tệ hiệu quả. - Nghiên cứu kinh nghiệm điều hành của các quốc gia phát triển và mới nổi cho thấy đa số các quốc gia đều lựa chọn lãi suất làm mục tiêu chính khi xây dựng khung khổ CSTT mới: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tập trung chủ yếu vào mục tiêu lãi suất . NHTW Anh (BOE) đã dỡ bỏ mục tiêu khối lượng và chuyển sang lựa chọn lãi suất để thực thi khung khổ CSTT lạm phát mục tiêu (1990). Đồng thời, NHTW Châu Âu (ECB) và NHTW của các nước công nghiệp phát triển, có thị trường tài chính lớn mạnh (New Zealand, Thụy Điển…) 4
- cũng lựa chọn mục tiêu lãi suất trong điều hành CSTT. NHTW của Malaysia, Thái Lan, Philippines và Hàn Quốc cũng lựa chọn công cụ CSTT để tác động vào mục tiêu điều hành theo nguyên tắc thị trường hơn (giá cả). - Hầu hết các quốc gia áp dụng khung khổ CSTT lạm phát mục tiêu thường xem lãi suất là kênh truyền dẫn quan trọng và chủ yếu, tạo tín hiệu chuyển tải rõ ràng: Don Nakornthab (2009) kết luận sau khủng hoảng (1997-1998), Thái Lan đã chuyển sang khung khổ CSTT lạm phát mục tiêu và sử dụng lãi suất chính sách (LSCS) nhằm tác động đến lãi suất thị trường tiền tệ ngắn hạn. Hannan và Berger (1991) và Neumark và Sharpe (1992) về điều chỉnh lãi suất trong lĩnh vực ngân hàng của Hoa Kỳ, và được phát triển bởi Cottarelli và Kourelis (1994) và Borio và Fritz (1995), chỉ ra cơ chế truyền dẫn lãi suất cho vay trong ngắn hạn tại các quốc gia còn tương đối trễ, nhưng việc truyền dẫn lãi suất trong dài hạn là hoàn hảo. Mojon (2000), Toolsema et al. (2001), De Bondt (2002), Sander và Kleimeier (2004) và De Bondt (2005) nghiên cứu khu vực đồng Euro cho thấy việc chuyển tải từ lãi suất thị trường tiền sang lãi suất kinh doanh của ngân hàng chưa tối ưu. Kwapil và Scharler (2010) sử dụng các phương pháp đồng liên kết Engle-Granger và mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) cho thấy việc truyền dẫn qua lãi suất ở Mỹ nhanh hơn so với các nước khu vực đồng Euro. - Các nghiên cứu về cơ chế tác động và hiệu lực của CSTT qua các kênh truyền dẫn, đặc biệt là lãi suất đều vận dụng phương pháp nghiên cứu chủ yế u là sử dụng mô hình họ VAR: VAR thông thường, VAR cấu trúc (SVAR), FAVAR, trong đó chú trọng sử dụng dạng biến thể của mô hình VARs là dạng hàm hồi quy véc tơ hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correlation – VEC). Disyatat và Vongsinsirikul (2003) ước lượng mô hình VAR gốc với các biến số kinh điển như sản lượng, lạm phát, LSCS, tỷ giá theo quý trong giai đoạn 1993- 2001 của Thái Lan. Poddar, Sab và Khachatryan (2006), nghiên cứu hiệu lực CSTT của nền kinh tế nhỏ Jordan, bằng việc chạy mô hình VAR cho giai đoạn 1996 - 2005, với các biến số cố định là sản lượng, dự trữ ngoại hối, chênh lệch lãi suất giữa nội tệ với USD. Fed San Francisco cũng đã sử dụng mô hình FAVAR để đánh giá hiệu lực CSTT của Trung Quốc giai đoạn 2000-2011. Các nghiên cứu đối với các nền kinh tế nhỏ mở thường sử dụng SVAR như Cushman và Zha (1997), Brischetto và Voss (1999), Dungey và Pagan (2000), Parrado (2001), và Buckle et al. (2007). 2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước. - Nghiên cứu trong nước chỉ ra mối quan hệ thiếu chặt chẽ giữa mục tiêu khối lượng với lạm phát và khuyến nghị nên lựa chọn mục tiêu lãi suất: Hung and Pfau (2008) cho rằng M2 tác động nhân quả đến sản lượng và không tác động đến lạm phát giai đoạn 1996-2005. IMF (2003, 2006) kết luận về vai trò của M2 lên lạm phát là không bền vững, độ trễ khoảng 12 tháng. Minh (2009) và Nguyen and Nguyen (2010) chỉ ra M2 có tác động không đáng kể đến CPI với độ trễ khoảng 5 tháng hoặc lâu hơn. Camen (2006) cho rằng tăng trưởng M2 5
- giải thích dưới 5% biến động của lạm phát giai đoạn1996-2005. Nguyên nhân xuất phát từ sự bất ổn định của hàm cầu tiền. Christopher Adam, Michael Goujon and Sylviane Guillaumont Jeanneney (2003) kết luận ở các nước công nghiệp có xu hướng từ bỏ mục tiêu tiền tệ để sử dụng lãi suất. Hà Huỳnh Hoa (2010), Lê Thanh Tùng (2015) đã chứng minh được mối quan hệ nhân quả một chiều từ lãi suất, tỷ giá lên cầu tiền và chỉ tồn tại tác động nhân quả từ cầu tiền lên tăng trưởng, đó là rủi ro lạm phát cao. Bùi Văn Hải và Trần Thị Minh Trang (2015) ghi nhận lãi suất và cầu tiền là hai tác nhân quan trọng tác động đến sản lượng. - Các nghiên cứu đi trước đều tập trung phân tích về mối liên hệ giữa CSTT và các chính sách kinh tế vĩ mô, kinh nghiệm sau khủng hoảng và giải pháp hoàn thiện CSTT: Nguyễn Thị Kim Thanh 2004, Dương Thu Hương 2005, Nguyễn Ngọc Bảo 2008 nghiên cứu mối liên hệ giữa các tài khoản vĩ mô và việc xây dựng và điều hành CSTT trong điều kiện tự do hóa các giao dịch vốn. Một số công trình nghiên cứu về sử dụng và hoàn thiện các công cụ CSTT, cơ chế truyền tải tác động của CSTT (Nguyễn Thị Kim Thanh 2005; Trần Thị Lộc 2002). Hà Thị Sáu (2016) nghiên cứu về kênh chấp nhận rủi ro của các TCTD trong việc giải thích tác động truyền dẫn của CSTT (CSTT) đến các mục tiêu cuối cùng sau khủng hoảng tài chính. Chu Khánh Lân (2017) nghiên cứu về CSTT phi truyền thống được một số NHTW các nước phát triển. - Các nghiên cứu gần đây thường hướng tới áp dụng khung khổ điều hành CSTT lạm phát mục tiêu, khác với hướng nghiên cứu của luận án: Một số nghiên cứu trước đây như Trần Thị Lộc; Nguyễn Văn Hà (2007); Nguyễn Hữu Nghĩa (2005), Đỗ Thị Đức Minh (2006). Điển hình là Tô Ánh Dương và cộng sự (2012) đã đánh giá khả năng áp dụng khung khổ LPMT và điều kiện cùng lộ trình cần thiết để áp dụng ở Việt Nam. Mới đây, Võ Trí Thành (2016) và Nguyễn Thị Hiền (2016, luận án) đã đánh giá khung khổ điều hành CSTT ở Việt Nam và các lợi ích cũng như điều kiện cần thiết khi chuyển sang khung khổ CSTT lạm phát mục tiêu. - Các nghiên cứu liên quan, thường tập trung đánh giá, phân tích chính sách lãi suất hoặc tác động lãi suất điều hành của NHNN, chưa nghiên cứu thực tiễn lựa chọn mục tiêu điều hành: Tô Kim Ngọc (2003, Luận án) đã xem xét hiệu lực của CSTT Việt Nam thông qua việc sử dụng các công cụ lãi suất điều hành của NHNN giai đoạn 1995-2002. Nguyễn Ngọc Bảo (2005, Luận án) đã chỉ ra tác động của chính sách lãi suất tới các biến kinh tế vĩ mô. Nguyễn Thị Kim Thanh (2010) đánh giá tác động của lãi suất thực đến tăng trưởng kinh tế bằng mô hình OLS. Tô Ánh Dương (2015) kết luận vai trò của lãi suất trong cơ chế truyền tải CSTT có xu hướng tăng, nhà đầu tư nhạy cảm với lãi suất hơn. Nghiên cứu của Duma và Hà Nga (2013) đưa ra nhận định hiệu lực kênh lãi suất còn yếu nhưng lãi suất cho vay ngày càng phản ứng tốt với các chính sách lãi suất của NHNN, tác động của kênh tín dụng suy giảm. 6
- Gần đây, Nguyễn Thanh Nhàn (2016, Luận án) phân tích về hiệu lực tác động hiệu lực tác động kênh lãi suất trong điều hành CSTT tại Việt Nam giai đoạn 2006-2015. Bùi Quốc Dũng (2017) đánh giá định tính và định lượng đối với cơ chế truyền tải CSTT ở Việt Nam nói chung và hiệu quả của kênh truyền tải lãi suất nói riêng. - Các nghiên cứu định lượng thường sử dụng các mô hình họ VAR để đánh giá về hiệu lực tác động của CSTT qua các kênh: Le và Pfau (2008) xây dựng mô hình VAR và kết luận kênh lãi suất không có tác động đáng kể, cung tiền tác động mạnh đến sản lượng. Camen (2006) dùng một mô hình Baysian VAR gốc để kiểm định hiệu lực CSTT. Bhattacharya và Duma (2012) nghiên cứu CSTT của Việt Nam giai đoạn 2004-2012 bằng mô hình SVAR và cho thấy lãi suất chỉ tác động đến lạm phát trong thời gian ngắn; Nguyễn Thị Liên Hoa và Đặng Trần Dũng (2013) cũng sử dụng phương pháp SVAR và đi đến kết luận là tỷ giá và lãi suất tác động yếu; M2 tác động mạnh với độ trễ 6 tháng đến lạm phát. Nghiên cứu sử dụng mô hình VAR của Trần Thị Xuân Hương và các cộng sự (2014) kết luận sau khủng hoảng, lãi suất liên ngân hàng tăng kéo theo sự gia tăng của lãi suất cho vay. Nguyen Thi Thuy Vinh (2015), nghiên cứu các kênh truyền tải CSTT dựa trên mô hình VAR với số liệu theo tháng 1995-2009. Bùi Văn Hải và Trần Thị Minh Trang (2015) bằng mô hình VAR ghi nhận lãi suất và cầu tiền là hai tác nhân quan trọng tác động đến sản lượng. Pham Tuan Anh (2016), nghiên cứu dựa trên mô hình VAR/SVAR với số liệu theo tháng từ 1995-2013. Nguyễn Phi Lân (2016) đã sử dụng mô hình SVAR đánh giá tác động các kênh truyền tải CSTT. Gần đây, Bùi Quốc Dũng (2017) sử dụng mô hình VAR cho thấy, LSCS có tác dụng tốt trong việc kiềm chế lạm phát cho giai đoạn kể từ năm 2011 trở lại đây. Phạm Chí Quang (2019) nghiên cứu về cơ chế truyền tải CSTT giai đoạn 2006-2016 bằng mô hình VARs và các dạng biến thể VEC, mô hình hồi qui Engel-Granger. 3.Hạn chế và khoảng trống nghiên Qua rà soát cho thấy các nghiên cứu đi trước vẫn còn một số giới hạn nhất định, cụ thể: (i) Các nghiên cứu chủ yếu tiếp cận lãi suất với tư cách là công cụ CSTT, hoặc chỉ đơn thuần liệt kê và đánh giá định tính về hiệu quả, hiệu lực của các loại lãi suất, chưa nhiều nghiên cứu tiếp cận dưới dạng là một mục tiêu điều hành để xem xét, đánh giá nhằm đưa ra khuyến nghị để nâng cao hiệu lực thực thi CSTT; (ii) Mặc dù các nghiên cứu đã tìm ra những hạn chế trong việc điều hành CSTT theo mục tiêu khối lượng, tuy nhiên chưa đi sâu phân tích, đánh giá để có cơ sở và lập luận thuyết phục cho việc thực hiện chuyển đổi hẳn sang điều hành theo mục tiêu lãi suất tại Việt Nam; (iii) Phần lớn các nghiên cứu đi sâu đánh giá hiệu lực các kênh truyền dẫn CSTT trên cơ sở phân tích cơ chế tác động của các kênh này đến các biến số vĩ mô mà chưa quan tâm thiết lập cơ chế điều hành lãi suất tại Việt Nam. Từ những hạn chế trên cho thấy, khoảng trống nghiên cứu cần được quan tâm, đó là cần có một nghiên cứu riêng về lý luận và thực tiễn cơ chế truyền dẫn của lãi suất và tác động lãi suất với vai trò là mục tiêu chính trong điều hành chính của CSTT; đồng thời, nghiên cứu 7
- về kinh nghiệm các nước và bài học liên quan đến cơ chế truyền dẫn lãi suất trên thị trường, đặc biệt là từ sau khủng hoảng toàn cầu (2008). Từ đó, đi sâu phân tích để xác định các điều kiện cần thiết để chuyển từ điều hành CSTT theo mục tiêu khối lượng sang lãi suất tại Việt Nam, cách thức lựa chọn LSCS và thiết lập mô hình hành lang lãi suất… nhằm đạt được tối đa mục tiêu của CSTT. 7. Kết cấu của luận án Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lãi suất. Chương 2: Kinh nghiệm chuyển sang điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lãi suất và bài học đối với Việt Nam. Chương 3: Thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua và khả năng điều hành theo mục tiêu lãi suất tại Việt Nam. Chương 4: Đề xuất và giải pháp chuyển sang điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lãi suất tại Việt Nam. 8
- CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CSTT VÀ ĐIỀU HÀNH CSTT THEO MỤC TIÊU LÃI SUẤT 1.1. Nội dung cơ bản về CSTT 1.1.1. Khái niệm CSTT: “Chính sách tiền tệ là một quy trình mà qua đó NHTW hoặc cơ quan quản lý tiền tệ của một quốc gia thông qua việc thực hiện tổng thể các biện pháp, sử dụng các công cụ của NHTW nhằm kiểm soát lượng tiền cung ứng, sự sẵn có của tiền tệ và chi phí tiền tệ hay còn gọi là lãi suất để đạt được các mục tiêu về kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô hoặc các mục tiêu vĩ mô khác trong từng thời kỳ ”. 1.1.2. Hệ thống mục tiêu CSTT - Mục tiêu cuối cùng - Mục tiêu trung gian - Mục tiêu hoạt động 1.1.3. Các công cụ CSTT - Công cụ trực tiếp - Công cụ gián tiếp - Công cụ phi truyền thống 1.1.4. Cơ chế truyền tải CSTT - Kênh truyền thống lãi suất - Kênh tín dụng - Kênh tỷ giá - Kênh hiệu ứng giá tài sản khác 1.1.5. Các khung khổ CSTT - Khung khổ tỷ giá mục tiêu - Khung khổ tiền tệ mục tiêu - Khung khổ lạm phát mục tiêu - Khung khổ mục tiêu ngầm 1.2. Cơ sở lý luận về điều hành CSTT theo mục tiêu lãi suất 1.2.1. Khái niệm lãi suất và điều hành theo mục tiêu lãi suất - Khái niệm lãi suất và nhân tố ảnh hưởng lãi suất - Khái niệm điều hành theo mục tiêu lãi suất (interest rate based/targeting) Điều hành CSTT theo mục tiêu (lãi suất) là việc NHTW thiết lập mục tiêu hoạt động là các biến số lãi suất ngắn hạn (thường là lãi suất qua đêm, hoặc đến 3 tháng), mục tiêu trung gian là các biến số lãi suất trung, dài hạn (lãi suất kinh doanh của các ngân hàng - lãi suất huy động/cho vay), xác định mức lãi suất mục tiêu (lãi suất chính sách) và lựa chọn phương thức điều hành lãi suất trong điều hành CSTT để tác động đến nền kinh tế giúp NHTW đạt được mục tiêu cuối cùng của CSTT như lạm phát hay tăng trưởng kinh tế…. 9
- - Ưu điểm: Dễ quan sát, kiểm soát và thực hiện; có độ trễ về thời gian ngắn hơn; Tác động trực tiếp đến chi tiêu và đầu tư; hỗ trợ hiệu quả khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái: - Nhược điểm: Độ trễ về thời gian; NHTW phải xác định được mức độ thay đổi của lãi suất; có hiệu ứng tích lũy; khả năng rơi vào bẫy thanh khoản. 1.2.2. Cơ chế điều hành CSTT theo mục tiêu lãi suất của NHTW Thiết lập lãi suất mục tiêu: Lãi suất mục tiêu sử dụng là LSCS của NHTW, được công bố một cách chính thức hoặc không chính thức và cách thức vận hành lãi suất này phụ thuộc vào điều kiện của từng quốc gia. Về cơ bản, có hai cách thiết lập LSCS (hay lãi suất mục tiêu) như sau: (i) LSCS là lãi suất của một công cụ/nghiệp vụ cung ứng( trường hợp của Anh, Châu Âu, Thái Lan, Philippines) hoặc là hấp thụ thanh khoản (Cộng Hòa Séc, Nhật Bản....) của NHTW, theo đó, cơ chế truyền tải CSTT tới thị trường tiền tệ và các thị trường khác thường thông qua cơ chế chênh lệch giá. (ii) LSCS là lãi suất thị trường (thường đặt mục tiêu là lãi suất LNH kì hạn ngắn O/N, 1 tuần): NHTW công bố rõ ràng mục tiêu lãi suất và điều tiết thanh khoản hệ thống sao cho lãi suất thị trường bám sát mục tiêu đã đặt ra, như trường hợp của Mỹ, Úc, New Zealand... Xây dựng hệ thống hành lang lãi suất Theo các nghiên cứu của IMF (2014; 2015) về điều hành CSTT theo mục tiêu lãi suất của các quốc gia tiên tiến và mới nổi, hiện đa số các quốc gia thực thi CSTT theo 2 loại mô hình phổ biến sau: (i) Hệ thống hành lang lãi suất sàn gồm: (1) Hệ thống hành lang có LSCS là lãi suất sàn (a Floor system); và (2) Hệ thống hành lang có 2 mức lãi suất sàn (a Tiered- Floor System). (ii) Hệ thống hành lang có lãi suất chính sách nằm ở vị trí chính giữa (a mid-rate corridor system) gồm: (1) Hệ thống hành lang với điểm chính giữa là mục tiêu lãi suất LNH (Mid- corridor system targeting a market rate) áp dụng tại Mỹ, Brazil, Canada, Chile, Cộng hòa Séc, Mexico, Thụy Điển…; (2) Hệ thống hành lang – trong đó LSCS ở điểm chính giữa là lãi suất công cụ CSTT của NHTW (Mid-Corridor system with the Policy rate attached to a central bank instrument). Tuy nhiên, trên thực tế, có thể có nhiều dạng biến thể từ hai mô hình trên hoặc các khung khổ hành lang lãi suất khác phù hợp với cấu trúc của hệ thống tài chính và khung khổ hoạt động của CSTT của từng quốc gia. Xác định mức lãi suất mục tiêu Quy tắc CSTT được biết đến nhiều nhất để định hướng mức LSCS là Quy tắc Taylor được xây dựng dựa trên giá cả và sản lượng thực tế - là các mục tiêu kinh tế nói chung của 10
- hầu hết các NHTW nên sẽ tốt hơn các quy tắc dựa trên khối lượng tiền hoặc tỷ giá hối đoái. Quy tắc này được sử dụng trong 2 trường hợp: (i) lãi suất được xem là yếu tố đầu vào khi thiết kế chính sách; (ii) lãi suất được dùng để mô tả đặc tính quan trọng liên quan giữa lạm phát với việc làm, mức giá và sản lượng thực tế. 1.2.3. Quá trình chuyển từ điều hành CSTT theo mục tiêu khối lượng sang mục tiêu lãi suất Tổng quan về điều hành theo mục tiêu khối lượng (monetary based/targeting) Điều hành CSTT theo mục tiêu khối lượng là việc NHTW đặt mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian của CSTT là các biến số tiền tệ (monetary aggregate) gồm MB/ M1, M2 hoặc M3… để điều hành CSTT nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng như lạm phát hay tăng trưởng kinh tế. Khung khổ điều hành này dựa trên các yếu tố sau: (i) NHTW căn cứ vào chỉ tiêu khối lượng tiền tệ để điều hành; (ii) Công bố mục tiêu đối với chỉ tiêu khối lượng tiền tệ đã lựa chọn; (iii) Có cơ chế giải trình khi chỉ tiêu thực tế biến động khác xa so với hệ thống mục tiêu. - Ưu điểm: Mục tiêu tiền tệ có thể quan sát được; Thường có tác động nhanh và mạnh; tăng trách nhiệm giải trình để giữ cho kỳ vọng lạm phát ở mức thấp. - Nhược điểm: phải đảm bảo được mối liên hệ chặt chẽ giữa mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng; ít có hiệu lực khi nền kinh tế, tài chính ngày càng phát triển; tính chất biến động phức tạp cung, cầu tiền nên không dễ giải thích với công chúng. Phân biệt điều hành CSTT theo mục tiêu lãi suất và mục tiêu khối lượng - Về cơ chế tác động: trong ngắn hạn, NHTW có thể độc quyền tạo ra lượng tiền cơ sở (MB- money base) và xác định mức lãi suất i hoặc số lượng tiền cung bằng cách ấn định mức cung tiền cơ sở hoặc ấn định mức lãi suất; trong dài hạn, NHTW chỉ có thể chọn một trong hai cách thức điều hành theo khối lượng hoặc điều hành theo giá (lãi suất). - Về đặc điểm và điều kiện áp dụng: (i) Trường hợp NHTW chọn mục tiêu khối lượng; (ii) Trường hợp NHTW chọn mục tiêu giá (lãi suất) Nguyên nhân dẫn tới quá trình chuyển từ mục tiêu khối lượng sang lãi suất Thứ nhất, mối quan hệ không ổn định giữa mục tiêu khối lượng với mục tiêu lạm phát hoặc tăng trưởng Thứ hai, trên thực tế, các giả thiết của lý thuyết tiền tệ không còn hoàn toàn phù hợp trong điều kiện hiện nay. Thứ ba, thị trường tiền tệ liên ngân hàng hoạt động hiệu quả và có tính thanh khoản cao hơn, tạo điều kiện cho lãi suất phát huy được khả năng truyền tải tín hiệu CSTT: Thứ tư, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát ở mức vừa phải, thị trường tài chính tự do hóa sâu rộng và không ngừng phát triển. 11
- 1.2.4. Cơ sở và nguyên tắc áp dụng trong quá trình chuyển đổi sang mục tiêu lãi suất - Cơ sở để NHTW thực hiện: (i) Lãi suất ngày càng có mối liên kết trực tiếp và hiệu quả với nền kinh tế; (ii) Các NHTW có chức năng quản lý các NHTM và tác động đến lãi suất cho vay TTLNH; (iii) Các thông báo liên quan đến điều hành CSTT thường chú trọng vào các mức lãi suất hơn là khối lượng; (iv) NHTW thường lập tức tăng lãi suất ngắn hạn mục tiêu khi kỳ vọng lạm phát tăng cao hơn so với mức lạm phát mục tiêu và ngược lại. - Các nguyên tắc áp dụng khi thực hiện chuyển đổi: đảm bảo tuân thủ 8 nguyên tắc, trong đó hai nguyên tắc tối quan trọng: (i) NHTW cần kiên trì với mục tiêu ưu tiên ổn định về giá cả; và (ii) Nâng cao tính độc lập của NHTW. 1.2.5. Điều kiện thực hiện quá trình chuyển sang điều hành theo mục tiêu lãi suất Điều kiện kinh tế vĩ mô, tài chính- tiền tệ Độ tinh xảo phát triển của thị trường tài chính Độ mở và tự do hóa của tài chính Quan điểm điều hành CSTT Quy mô thương mại Mức độ độc lập và tính minh bạch của NHTW 12
- CHƢƠNG 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ CHUYỂN SANG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO MỤC TIÊU LÃI SUẤT VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 2.1. Kinh nghiệm quốc tế chuyển sang điều hành CSTT theo mục tiêu lãi suất Nghiên cứu quá trình chuyển đổi; cơ chế điều hành lãi suất; thiết lập lãi suất mục tiêu; xây dựng mô hình hành lang lãi suất; lựa chọn công cụ CSTT và cơ chế truyền dẫn của lãi suất mục tiêu của một số quốc gia sau. 2.1.1. Cục dự trữ Liên bang Mỹ (The Federal Reserve-Fed) 2.1.2. NHTW Châu Âu (ECB) 2.1.3. NHTW Malaysia (BNM) 2.1.4. NHTW Thái Lan (BOT) 2.1.5. NHTW Philippines (BSP) Kết luận, điều hành CSTT theo mục tiêu lãi suất thay cho khối lượng nhằm kiểm soát lạm phát ở mức mục tiêu, tạo điều kiện cho lãi suất ở mức thấp và biến động trong phạm vi hành lang lãi suất, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và ổn định hệ thống tài chính. 2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 2.2.1. Khung khổ LPMT là lựa chọn phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu phát triển Có 02 cách công bố LPMT như sau: (i) Thiết lập LPMT cụ thể và cố định -strict inflation targeting ( ECB, Mỹ, Nhật Bản…); (ii) Thiết lập mục tiêu lạm phát linh hoạt, trong một phạm vi - flexible inflation targeting (Philippines, Thái Lan…). Về mặt dài hạn, NHNN nên cân nhắc xây dựng khung khổ LPMT linh hoạt để vừa đảm bảo có một khung khổ CSTT đủ rộng và có khả năng thực hiện các mục tiêu khác, nhất là khi Việt Nam đang cơ cấu nền kinh tế theo chiều rộng và chiều sâu. 2.2.2. Thiết lập một cơ chế truyền tải CSTT rõ ràng và hiệu quả. 2.2.3. Bài học cho quá trình chuyển từ điều hành theo mục tiêu khối lƣợng sang lãi suất - Về hệ thống mục tiêu và lựa chọn công cụ CSTT - Về thiết lập lãi suất mục tiêu và hành lang lãi suất 2.2.4. Bài học về sử dụng CSTT phi truyền thống trong bối cảnh khủng hoảng tài chính 2.3. Một số lưu ý trong quá trình chuyển sang mục tiêu lãi suất Một là, về độ rộng của hành lang lãi suất. Hai là, về cách lựa chọn công bố LSCS của NHTW nhằm tăng cường tín hiệu CSTT, định hướng lãi suất LNH, và định dạng LSCS. Ba là, về mức độ phụ thuộc của TTLNH vào các công cụ dự phòng thanh khoản để tạo điều kiện cho việc thực thi CSTT của NHTW. NHTW cần tính đến về yếu tố chi phí của NHTW. 13
- CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CSTT THỜI GIAN QUA VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MỤC TIÊU LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM 3.1. Thực trạng điều hành CSTT của NHNN từ 2007 đến nay 3.1.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô Tại Việt Nam, từ cuối 2007 do tác động của giá cả hàng hóa và lãi suất trên thị trường quốc tế, lạm phát trong nước bắt đầu tăng cao, cùng với ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tài chính toàn cầu và ảnh hưởng của việc thực hiện CSTK và CSTT mở rộng trong thời gian dài khiến tỷ lệ bội chi ngân sách ở mức cao, tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát tăng cao và ở mức hai con số, nợ xấu của các TCTD tích tụ ở mức cao gây bất ổn đối với kinh tế vĩ mô. Từ năm 2012 cho đến nay, với những nỗ lực điều hành chính sách, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế đồng thời nhờ những tác động tích cực của sự phục hồi kinh tế thế giới, kinh tế trong nước đã có sự cải thiện đáng kể, lạm phát đã được kiểm soát ở mức thấp hơn mục tiêu đề ra. Việt Nam được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nâng hạng từ “BB-” lên “BB” với triển vọng là ổn định; chỉ số CDS phản ánh mức độ rủi ro của đầu tư trái phiếu Chính phủ Việt Nam đã giảm mạnh. Tuy nhiên, kinh tế trong nước vẫn còn tiềm một số vấn đề được quan tâm như: (i) Cấu trúc và thể chế kinh tế chưa chắc chắn; (ii) Thị trường vốn, chứng khoán, bất động sản vẫn trong giai đoạn trì trệ; Hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương; (iii) Tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng trở lại do ngoài tác động từ các yếu tố tiền tệ. 3.1.2. Thực trạng công tác điều hành CSTT của NHNN - Về hệ thống mục tiêu CSTT của NHNN - Về sử dụng các công cụ CSTT. 3.1.3. Đánh giá kết quả điều hành CSTT của NHNN Việt Nam thời gian qua - Những thành công - Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 3.2. Đánh giá khả năng áp dụng mục tiêu lãi suất trong điều hành CSTT tại Việt Nam 3.2.1. Căn cứ pháp lý của việc lựa chọn mục tiêu lãi suất - Luận NHNN ban hành năm 2010 - Tại Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. - Tại các Nghị quyết Chính phủ, Chỉ thị 01 hàng năm của NHNN về định hướng tăng trưởng M2, tín dụng, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất huy động, cho vay và cam kết mức điều chỉnh tỷ giá. 14
- 3.2.2. Thực trạng cơ chế điều hành lãi suất tại Việt Nam - Về lãi suất điều hành của NHNN - Về lãi suất trên thị trường liên ngân hàng - Về lãi suất của TCTD đối với khách hàng - Đánh giá cơ chế điều hành lãi suất của NHNN 3.2.3. Xây dựng mô hình cơ chế truyền dẫn CSTT theo mục tiêu lãi suất tại Việt Nam - Cơ sở xây dựng cơ chế truyền dẫn - Mô tả cơ chế truyền dẫn theo mục tiêu lãi suất Sơ đồ 3.1 : Cơ chế truyền dẫn mục tiêu lãi suất trong điều hành CSTT của NHNN GIAI ĐOẠN 1 GIAI ĐOẠN 2 Mục tiêu trung gian GIAI ĐOẠN 3 Lãi suất ngắn - M2; Tăng trƣởng tín Lạm phát; Lãi suất chính dụng; hạn trên thị Tăng trƣởng sách trƣờng tiền tệ - Lãi suất trung, dài hạn trên TTTC; - Tỷ giá hối đoái Mục tiêu cuối cùng Lãi suất TCV; TCK Mục tiêu hoạt động Lãi suất các công cụ dự phòng Lãi suất OMOs Lãi suất DTBB/Dự trữ vượt Mục tiêu lãi suất LNH Nguồn: Tác giả CSTT được chuyển tải qua kênh lãi suất đến nền kinh tế thực có thể được giải thích theo ba giai đoạn: (i) Giai đoạn thứ nhất là sự truyền tải trong khu vực tài chính (tiền tệ) từ LSCS đến lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ (money market rates). (ii) Giai đoạn thứ hai của cơ chế truyền tải lãi suất là phản ứng của lãi suất huy động và cho vay của ngân hàng (lãi suất dài hạn) với sự thay đổi của lãi suất thị trường tiền tệ; (iii) Giai đoạn 3 là việc chuyển tải từ khu vực tài chính sang nền kinh tế thực tế (cụ thể là sản lượng và giá cả) sẽ phụ thuộc vào tác động của lãi suất đối với tiêu dùng và đầu tư. 15
- 3.2.4. Phân tích định tính và định lượng cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ theo mục tiêu lãi suất tại Việt Nam Phân tích định tính - Cơ chế liên thông lãi suất tại Việt Nam (i) Giai đoạn 2007-2010: Lãi suất LNH biến động mạnh, cùng xu hướng với lãi suất OMOs cùng kỳ hạn, còn các lãi suất điều hành khác của NHNN (lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn) có tác động không đáng kể đến lãi suất thị trường LNH. Nhiều thời điểm lãi suất LNH cao hơn lãi suất chào mua OMOs và lãi suất huy động, cho vay của các TCTD, tuy nhiên, lãi suất LNH và lãi suất thị trường 1 diễn biến tương đối nhất quán, nhưng lãi suất thị trường 1 biến động cùng chiều trễ hơn khoảng 2 tháng, cao hơn so với lãi suất LNH, tốc độ tăng/giảm chậm hơn. (ii) Giai đoạn 2011 -2017: Lãi suất LNH có xu hướng giảm và duy trì ổn định ở mức thấp; mối liên hệ giữa lãi suất điều hành của NHNN đến lãi suất LNH và đến lãi suất thị trường 1 (lãi suất chính sách OMOs lãi suất TT2 lãi suất TT1) chưa có dấu hiệu rõ ràng và không ổn định theo thời gian. Tuy nhiên, diễn biến lãi suất trên thị trường trong những năm gần đây cho thấy lãi suất ngày càng có có vai trò quan trọng và chi phối các hoạt động trong nền kinh tế. - Cơ chế truyền dẫn lãi suất trong việc đạt được mục tiêu cuối cùng + Giai đoạn sau khi Việt Nam ra nhập WTO, đặc biệt là từ cuối năm 2008, tương quan giữa thay đổi khối lượng tiền tệ đến lãi suất nói riêng và khả năng thanh khoản của thị trường nói chung dần yếu đi, làm hạn chế khả năng điều tiết thị trường của NHNN. + Từ nửa năm 2011, tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều bất ổn, lạm phát tăng cao (năm 2011: 18,13%), mặt bằng lãi suất ở mức cao, thanh khoản TCTD gặp khó khăn, NHNN đã có những thay đổi theo hướng kết hợp giữa điều hành khối lượng và giá cả. + Sang giai đoạn 2016- 2018, lạm phát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế phục hồi, cán cân thanh toán thặng dư, nhưng nợ công vẫn ở mức cao, thị trường tài chính còn nhiều bất ổn, nợ xấu chưa được giải quyết triệt để... do đó, NHNN tiếp tục điều hành CSTT linh hoạt thông qua phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT để kiểm soát mục tiêu trung gian là M2, tín dụng ở mức hợp lý. Phân tích định lượng - Cơ chế liên thông lãi suất tại Việt Nam Để đánh giá hiệu quả của mục tiêu lãi suất trong điều hành CSTT ở Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất-OLS để tiến hành đo lường tính liên thông từ LSCS của NHNN (lãi suất chào mua trên OMOs) tới lãi suất ngắn hạn qua đêm ON và 3 tháng-MMR trên thị trường LNH (1); và cuối cùng là tới lãi suất huy động và 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 190 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 224 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 209 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn