intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

61
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa lý luận và tổng kết kinh nghiệm quốc tế về cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN, để làm căn cứ đánh giá thực trạng cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp để đổi mới cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam trong thời gian tới, với tầm nhìn dài hạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ----------------oOo---------------- PHẠM THU THỦY ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2018 1 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. LÊ THỊ TUẤN NGHĨA Học viện Ngân hàng 2. PGS. TS. ĐINH VĂN NHÃ Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội NGƯỜI PHẢN BIỆN Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại Học viện Ngân hàng. Vào hồi……giờ…..ngày……tháng…… năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Ngân hàng - Thư viện Quốc gia HÀ NỘI, 2018 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ cấp thiết bởi những lý do sau đây: Thứ nhất, khoa học công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, đứng trước nguy cơ “bẫy thu nhập trung bình” như Việt Nam. Thứ hai, sự phát triển của khoa học công nghệ Việt Nam chưa tương xứng với đầu tư và kỳ vọng của Đảng và Nhà nước. Nguồn lực ngân sách nhà nước được phân bổ và sử dụng còn dàn trải, thiếu hiệu quả. Hiệu suất và hiệu quả chi ngân sách thấp. Thứ ba, đã có các nghiên cứu về cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN trong và ngoài nước. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, hình thành nên khung lý thuyết để từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam. Bởi vậy, việc tham gia xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành một cơ chế quản lý chi NSNN phù hợp, nhằm thúc đẩy khoa học công nghệ ở Việt Nam phát triển vẫn là việc hết sức cần thiết. Đó là lý do để nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài. 2.1.1 Các công trình tiêu biểu về quản lý chi tiêu công “A Contemporary Approach to Public Expenditure Management”, Allen Schick (1999), “Reforming the Public Expenditure Management System: Medium-Term Expenditure Framework, Performance Management, and Fiscal Transparency” (The World Bank and Korea Development Institute Conference Proceedings, 2004), “A Basic Model of Performance-Based Budgeting” (Marc Robinson and Duncan, IMF 2009), “Framework for assessing public fnancial management 2016- PEFA 2016 ”... 2.1.2 Các công trình về kinh nghiệm quốc tế liên quan đến cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho KH&CN 1 “Funding of Public Research and Development: Trends and Changes” OECD 2003, “Public sector research funding” OECD (2011), “Modes of Public Funding of Research and Development”- OECD (2012) “Research Performance Based Funding Systems: a Comparative Assessment” (Koen Jonkers & Thomas Zacharewicz , EC 2016), “Research organisation evaluation” OECD (2011), “Governance of Public Research”(OECD,2003), “Public Research Institutions - Mapping Sector Trends” (OECD,2011)... 2.2 Các công trình trong nước “Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường Đại học ở Việt Nam”, Hồ Thị Hải Yến (2008). Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đổi mới cơ chế, chính sách tài chính của Nhà nước đối với hoạt động KH&CN và hoạt động đổi mới công nghệ” Đặng Duy Thịnh (2009), “Nghiên cứu hiện trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo NĐ 115/2005/NĐ-CP và NĐ 96/2010/NĐ-CP” (Nguyễn Thị Minh Nga, 2011), “Đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập ở Việt Nam” của Trần Văn Tùng (2016), “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính khoa học và công nghệ ở Việt Nam đến năm 2020” Nguyễn Trường Giang (2016). Khoảng trống trong nghiên cứu về cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN Các công trình trong nước mới chỉ đề cập đến một hoặc một số nội dung liên quan đến cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN (chủ yếu về thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm các nước) và khoảng trống về lý luận là rất lớn. Chưa có công trình nào nghiên cứu tập trung, có hệ thống về cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN. Các công trình quốc tế đa dạng phong phú, cung cấp cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực hiện ở các nước, rất cần được nghiên cứu áp dụng cho Việt Nam. Đề tài mà tác giả nghiên cứu có những khác biệt với các công trình trên về đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, hướng tiếp cận, hướng giải quyết... 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa lý luận và tổng kết kinh nghiệm quốc tế về cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN, hình thành khung đánh giá thực trạng cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đề 2 xuất các giải pháp để đổi mới cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN và thực tiễn thực hiện từ góc độ quản lý nhà nước. - Phạm vi nghiên cứu: luận án đi sâu nghiên cứu các nội dung trọng yếu của cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN là: + Cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN; + Cơ chế sử dụng NSNN đối với hoạt động KH&CN (gồm Cơ chế sử dụng NSNN cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập). Luận án giới hạn phạm vi thời gian để thu thập dữ liệu và nghiên cứu đánh giá về cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam là từ 2010 đến 2017. 5. Mô hình nghiên cứu Lý luận về cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN Khung đánh giá cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN Thực hiện đánh giá cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN Cơ chế Phân bổ NSNN cho hoạt động KH&CN Cơ chế sử dụng NSNN cho nhiệm vụ KH&CN Cơ chế tự chủ tài chính cho tổ chức KH&CN Đề xuất giải pháp Đổi mới cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam Tác giả tiếp cận vấn đề cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN trên góc độ quản lý của nhà nước, dựa trên nền tảng lý thuyết về quản lý chi tiêu công, để từ đó hệ thống 3

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2