intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG NGUYỄN NGỌC ANH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2030 Chuyên ngành : Kinh doanh thương mại Mã số. : 9.34.01.21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2022
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG - BỘ CÔNG THƯƠNG Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Phạm Hồng Tú 2. PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương - Bộ Công Thương: Địa chỉ: 17 Yết Kiêu - Hà Nội Vào hồi:….ngày…..tháng…..năm ….. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Hà Nội - Thư viện Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương Hà Nội - 2022
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhu cầu phát triển năng lượng tái tạo đối với Việt Nam trở nên cấp thiết, việc chuyển dịch từ phát triển các dạng năng lượng truyền thống sang phát triển năng lượng tái tạo không chỉ có ý nghĩa đối với ngành năng lượng mà chuyển dịch cả mô hình kinh tế hướng đến phát triển bền vững. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 11/02/2020 về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết 136/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về Phát triển bền vững. Mục tiêu về tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15-20% vào năm 2030 và 25-30% vào năm 2045. Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Việc phát triển NLTT là xu hướng phát triển bền vững trên thế giới và Việt Nam, những đóng góp của NLTT với phát triển kinh tế xã hội. Thực trạng phát triển NLTT ở Việt Nam những thành công và hạn chế. Phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo (SPNLTT) được tiếp cận theo mục tiêu, quá trình dựa trên tiềm năng trong bối cảnh sản xuất kinh doanh cụ thể để đạt được mục tiêu chiến lược của ngành. Thực tiễn phát triển thị trường SPNLTT ở Việt Nam có những thành công, hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu trong xu hướng phát triển đến năm 2030 định hướng 2045 vấn đề đặt ra ngày càng cấp thiết. Các tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB)
  4. 2 có vị trí địa lý đặc biệt về an ninh quốc phòng và an ninh kinh tế, mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng khác trong nước. Tuy nhiên do dân cư vùng TDMNPB tập chung nhiều ở vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở, cơ sở hạ tầng còn thiếu đặc biệt là hạ tầng giao thông nên việc cung cấp điện cho phụ tải vùng này gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn 2020-2030, nhu cầu tiêu thụ SPNLTT cụ thể là sản phẩm điện năng lượng tái tạo vùng TDMNPB gia tăng nhanh đặc biệt là ở khu vực nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa vùng dân tộc thiểu số, nhất là khu vực chưa có điện lưới quốc gia. Khai thác bền vững nguồn NLTT nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm thúc đẩy phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo của vùng sẽ giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch cho sản xuất điện, giảm phát thải các loại khí độc hại, khí nhà kính và các loại khí thải gây hại. Giảm đầu tư rất lớn từ ngân sách cho hệ thống điện, giảm chi phí tiền điện hàng tháng, xã hội giảm ô nhiễm môi trường. Góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình điện khí hoá nông thôn đạt được mục tiêu 100% số hộ dân được sử dụng điện từ lưới điện quốc gia. Nghiên cứu tìm giải pháp hợp lý nhằm cung cấp sản phẩm năng lượng tái tạo phục vụ nhu cầu sử dụng điện cho người dân và doanh nghiệp trong vùng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để người dân, doanh nghiệp vùng TDMNPB Việt Nam có thể khai thác hiệu quả tiềm năng từ NLTT để thỏa mãn nhu cầu năng lượng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Từ những lý do nêu trên việc nghiên cứu đề tài luận án “Giải
  5. 3 pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030” là cần thiết và cấp bách Từ đó vận dụng có hiệu quả cho việc phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo ở các khu vực miền núi, biên giới, hải đảo có điều kiện tương đồng. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030 - Mục tiêu cụ thể: 1) Hệ thống hoá, làm rõ cơ sở lý luận, xây dựng khung khổ lý thuyết về phát triển thị trường sản phẩm NLTT vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường sản phẩm NLTT; 2) Đánh giá thực trạng phát triển thị trường sản phẩm NLTT vùng TDMNPB Việt Nam giai đoạn 2010-2020 và 3) Hệ thống quan điểm, định hướng và đề xuất giải pháp phát triển thị trường thị trường sản phẩm NLTT vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu đối với nội dung “Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030”; Phạm vi nghiên cứu về phát triển thị trường sản phẩm điện năng lượng tái tạo của vùng TDMNPB; Thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2020 có cập nhật dữ liệu năm 2021, trong đó đề xuất giải pháp phát triển thị trường sản phẩm NLTT vùng TDMNPB Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045.
  6. 4 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, NCS sử dụng các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu truyền thống như: 1) Phương pháp logic; 2) Phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích; 3) Phương pháp nghiên cứu tại bàn; 4) Phương pháp khảo sát, điều tra, phỏng vấn sâu; 5) Phương pháp mô hình hóa; 6) Phương pháp nội suy, ngoại suy; 5. Những đóng góp mới của đề tài - Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và luận giải chi tiết có bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường và phát triển thị trường sản phẩm NLTT, đặc điểm, lợi ích và nội dung, và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo - Về mặt thực tiễn: 1) Luận án phân tích thực trạng, đánh giá khách quan, toàn diện về thị trường SPNLTT trong đó nghiên cứu, đánh giá phạm vi thị trường sản phẩm điện NLTT và đề xuất cách tiếp cận khai thác tiềm năng về phát triển thị trường sản phẩm NLTT phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng TDMNPB qua đó gia tăng nguồn cung, đảm bảo an ninh năng lượng ; 2) Luận án đề xuất nhóm giải pháp phát triển thị trường SPNLTT một cách hiệu quả, phù hợp với sự vận hành của cơ chế thị trường, với những đặc trưng riêng trong phát triển thị trường sản phẩm NLTT - Giá trị thực tiễn của Luận án: Nhóm giải pháp phát triển thị trường sản phẩm NLTT vùng TBMNPB do luận án đề xuất có ý nghĩa thực tiễn, cụ thể như sau: 1) Phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế; 2) Phù hợp với quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển NLTT và thị trường NLTT; và 3) Góp phần giải
  7. 5 quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do sử dụng năng lượng hóa thạch, đảm bảo phát triển bền vững đến năm 2030 tầm nhìn 2045. 6. Bố cục của luận án Ngoài Lời cam đoan, Bảng chữ viết tắt, Danh mục bảng, Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả luận án và Phụ lục, nội dung chính của luận án được bố cục thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm của một số nước về phát triển thị trường sản phẩm NLTT; Chương 2: Phân tích thực trạng phát triển thị trường sản phẩm NLTT vùng TDMNPB Việt Nam; Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của luận án Nhóm các công trình nghiên cứu về thị trường và phát triển thị trường sản phẩm nói chung: 1) Bộ Công Thương (2007), Phát triển thị trường trong nước đến năm 2010 và định hướng đến 2020; 2) Bộ Công thương (2011) Nghiên cứu phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2010-2020; 3) Phạm Nguyên Minh (2012), Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam; 4) Chu Văn Giáp (2018), Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm Công nghiệp xanh ở Việt Nam, Nhóm các công trình nghiên cứu về phát triển của ngành năng lượng và thương mại sản phẩm năng lượng tái tạo nói riêng có một số nghiên cứu nổi bật như: 1) Nguyên Long (2011), để phát triển thị
  8. 6 trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng; 2) Nguyễn Đức Cường (2012), Tổng quan về hiện trạng và xu hướng của thị trường năng lượng tái tạo của Việt Nam; 3) Phạm Thị Thanh Mai (2017), Nghiên cứu phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo trong quy hoạch nguồn điện Việt Nam đến năm 2030; 4) Bùi Văn Phú (2017), Phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng của Việt Nam; 5) Đặng Đình Thống (2017), Phát triển thủy điện ở Việt Nam: Tiềm năng và thách thức; 6) Nguyễn Hoài Nam (2018), Phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam; 7) Phạm Cảnh Huy (2018), Triển vọng phát triển năng lượng gió, mặt trời tại Việt Nam; 8) Tạp chí Năng lượng Việt Nam (2019), Tổng quan tiềm năng và triển vọng phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam; 9) Đức Việt (2020), Cần cơ chế thúc đẩy thị trường điện năng lượng tái tạo; 10) Minh Đức (2020), Năng lượng tái tạo xu thế không thể khác của Việt Nam; 11) Nguyễn Cảnh Nam (2020), Năng lượng tái tạo phi thủy điện trên thế giới - tham khảo cho Việt Nam; 12) Đinh Thị Trang, Nguyễn Lâm Mỹ Anh, Bùi Hiểu Ly (2021), Tại sao sản phẩm năng lượng mặt trời không phổ biến tại Việt Nam. Nhóm các công trình nghiên cứu vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam liên quan đến đề tài: 1) Bộ Công Thương, (2012), “Quy hoạch phát triển NLTT vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; 2) Phạm Hồng Vân (2013), Báo cáo tóm tắt Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo vùng đồng bằng, trung du bắc Bộ đến năng 2020, tầm nhìn 2030; 3) Nguyễn Thanh Hải (2014), Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững; 4) Trần Trọng Thắng, Vũ Văn Tích, Đặng Mai, Hoàng Văn Hiệp, Phạm Hùng Thanh, Phạm Xuân
  9. 7 Ánh (2016); 5) Trịnh Thị Thanh Thủy (2020), Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp quốc gia các giải pháp cơ bản, cấp bách nhằm phát triển thị trường ở Vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam; 6) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021), Báo cáo quan điểm, mục tiêu các định hướng phát triển vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050. + Công trình nghiên cứu ở ngoài nước, đã có một số nghiên cứu nổi bật như: 1) John Maynard Keynes (1936), The General Theory of Employment interest án Money; 2) Adam Smith (1776), "Sự giàu có của các quốc gia" (The Wealth of Nations) nhấn mạnh một số phát triển nổi bật nhất trong kinh tế học cổ điển; 3) Igor Ansoff (1957), đưa ra định nghĩa chiến lược sản phẩm - thị trường; 4) Hermann Scheer (1993); 5) Robert Czajka (2004), Nghiên cứu về phát triển 4 thị trường của một sản phẩm; 6) N. Armaroli, V. Balzani (2008), Nhà xuất bản Zanichelli (Powering Planet Earth: Energy Solutions for the Future, by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone; 7) Nghiên cứu của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản và Công ty Điện lực Tokyo (2008), nghiên cứu tổng sơ đồ phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam Hermann Scheer (2010), Mệnh lệnh năng lượng bắt buộc, 100% tái tạo ngay bây giờ (The Energy Imperative: 100% Renewable Now, by Hermann Scheer); 8) REN21 (2017) ; 9) Báo cáo Đánh giá năng lượng toàn cầu - Hướng tới một tương lai bền vững (IIASA 2012); 11) World Bank Group (2021), Kiến tạo thị trường Việt Nam; 12))Agora Energiewender, CLG Europe (2021); 13) Renenergy Hub (2021).
  10. 8 2. Đánh giá về các nghiên cứu có liên quan và xác định hướng nghiên cứu của Luận án Các công trình nghiên cứu đã công bố ở trong và ngoài nước liên quan tới chủ đề của luận án có ý nghĩa tham khảo rất tốt đối với quá trình thực hiện luận án, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này phục vụ cho những mục đích nghiên cứu khác nhau và thường chỉ đề cập tới một vấn đề có liên quan đến nội dung của luận án, chưa có công trình nghiên cứu nào về lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo dưới góc độ chuyên ngành kinh doanh thương mại như định hướng nghiên cứu của luận án, đây là khoảng trống rõ nhất để luận án tập trung nghiên cứu và có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn so với các công trình nghiên cứu trước đây. Vì vậy, có thể khẳng định rằng việc thực hiện luận án “ giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng TDMNPB Việt Nam giai đoạn 2020-2030 có tính mới, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước và có đóng góp mới cả về mặt lý luận và thực tiễn. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO 1.1. Sản phẩm và thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo Khái niệm về sản phẩm và thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo: Sản phẩm năng lượng tái tạo (SPNLTT) là những sản phẩm năng lượng được tạo ra nhờ quá trình lao động chuyển hóa các tài nguyên
  11. 9 năng lượng tái tạo phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng năng lượng trong sản xuất và đời sống xã hội. Thị trường SPNLTT bao gồm tất cả các khách hàng hiện có và tiềm năng có cùng nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo, có khả năng thanh toán và sẵn sàng tham gia trao đổi để thảo mãn nhu cầu đó. Hay, thị trường các sản phẩm năng lượng tái tạo là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về các sản phẩm theo các qui định có liên quan, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm năng lượng tái tạo. Các yếu tố hình thành thị trường SPNLTT gồm: 1) Các khách hàng hiện có và tiềm năng có khả năng thanh toán và sẵn sàng tham gia trao đổi để thảo mãn nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo; 2) Các nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm năng lượng tái tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng hiện cõ và tiềm năng trên thị trường; 3) Các qui định liên quan đến quá trình trao đổi, chuyển giao sản phẩm năng lượng tái tạo giữa khách hàng và nhà cung cấp, qua đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm năng lượng tái tạo. Phân loại thị trường SPNLTT như sau: 1) Phân loại thị trường theo khu vực, vùng lãnh thổ; 2) Phân loại thị trường mức độ can thiệp của nhà nước; 3) Phân loại thị trường theo qui mô, trình độ phát triển của Cung - Cầu. Đặc điểm thị trường SPNLTT: Khung pháp lý và các chính sách khuyến khích phát triển và đầu tư vào NLTT và SPNLTT còn hạn chế. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tài chính hợp lý cho phát triển dự án, khách hàng tiềm năng chưa nhận thức và hiểu biết đầy đủ về lợi ích, chi phí và ứng dụng năng lượng tái tạo, thiếu thông tin về tiềm năng tài nguyên năng
  12. 10 lượng tái tạo. Cơ chế hợp tác quốc tế trong phát triển thị trường năng lượng tái tạo không đầy đủ. Các doanh nghiệp tham gia thị trường đòi hỏi phải tuân thủ những qui định phức tạp và phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. 1.2. Nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo Nội dung tham gia phát triển thị trường của nhà nước: 1) Thiết lập khuôn khổ về luật pháp nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trên thị trường nói chung và thị trường SPNLTT nói riêng; 2) Thị trường chỉ có thể vận hành thông suốt và bình ổn khi có những quy tắc, luật lệ phù hợp tạo thành môi trường pháp lý của thị trường; 3) Kiến tạo thị trường thông qua các chiến lược, quy hoạch, chính sách để định hướng phát triển thị trường; 4) Khuyến khích nguồn cung sản xuất trong nước và điều tiết nhập khẩu; 5) Phát triển cơ sở hạ tầng kỷ thuật thương mại và quản lý thị trường; 6) Hoạch định và triển khai các giải pháp hỗ trợ người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất cung ứng sản phẩm NLTT. Nội dung tham gia phát triển thị trường của các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng SPNLTT: Nghiên cứu nhu cầu thị trường và hành vi tiêu dùng của khách hàng; Xác lập chiến lược phát triển thị trường sản phẩm NLTT và chiến lược thâm nhập thị trường, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm; Kiến tạo, cung ứng và phân phối giá trị SPNLTT cho thị trường; Truyền thông, thực hiện giá trị SPNLTT và dịch vụ khách hàng. Nội dung tham gia phát triển thị trường của các tổ chức xã hội, dân sự: Phát động các phong trào, chương trình hành động về tiêu
  13. 11 dùng thân thiện môi trường, tổ chức các chiến dịch tiêu dùng thân thiện môi trường hàng năm; Đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng SPNLTT; Có hành động thích hợp để chính quyền địa phương; Phối hợp với nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Thông tin, hướng dẫn cho người tiêu dùng. Nội dung phát triển thị trường SPNLTT theo các yếu tố cấu thành: Gia tăng qui mô và đa dạng hóa nguồn cung, đảm bảo an ninh năng lượng; Gia tăng qui mô, mở rộng phạm vi và nâng cao mức độ thoả mãn nhu cầu sử dụng NLTT trong nền kinh tế; Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật cung ứng sản phẩm năng lượng tái tạo; Hoàn thiện khung khổ pháp luật, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi và đảm bảo cạnh tranh công bằng trên thị trường giữa SPNLTT và các sản phẩm năng lượng truyền thống. Các tiêu chí đánh giá phát triển thị trường SPNLTT: a) Tiêu chí phản ánh tăng trưởng qui mô, chuyển dịch cơ cấu của thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo qua các năm, giai đoạn; b) Tiêu chí phản ánh trình độ phát triển (chất lượng) của thị trường SPNLTT; c) Tiêu chí phản ánh hiệu quả của thị trường SPNLTT. Vai trò thị trường sản phẩm NLTT: a) Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có, đảm bảo an ninh năng lượng; b) Thúc đẩy phát triển Kinh tế - Xã hội, tạo cơ hội phát triển ở các khu vực khó khăn; c) Thúc đẩy các thị trường liên quan phát triển; d) Giải pháp hiệu quả về bảo vệ môi trường toàn cầu 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo + Các yếu tố môi trường vi mô: 1) Thể chế chính sách pháp luật của Nhà nước ảnh hưởng tới sự phát triển NLTT, thị trường
  14. 12 SPNLTT. Một chính sách thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu dùng sẽ thúc đẩy thị trường SPNLTT phát triển và ngược lại; 2) Yếu tố kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất ngân hàng... có ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của người dân, của và doanh nghiệp; 3)Yếu tố xã hội và tự nhiện: Ảnh hưởng đến khả năng khai thác tiềm năng phát triển nguồn NLTT, đặc biệt là nguồn Cung NLTT, suất đầu tư và hiệu quả sinh lời của các dự án NLTT, cơ cấu nhu cầu sử dụng năng lượng (sưởi ấm, làm mát); 4) Yếu tố Công nghệ: Ảnh hưởng bao trùm đến phát triển thị trường, đa dạng hóa SPNLTT; 5) Hội nhập quốc tế và cam kết của Việt Nam: Quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm năng lượng tái tạo; Gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài và hợp tác quốc tế. Cam kết của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. + Các yếu tố thuộc ngành năng lượng tái tạo: 1) Cạnh tranh trên thị trường năng lượng; 2) Áp lực từ phía cung ứng thiết bị sản xuất sản phẩm năng lượng tái tạo; 3) Áp lực từ phía khách hàng; 4) Áp lực từ sản phẩm thay thế; 1.4. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển thị trường SPNLTT và bài học về phát triển thị trường SPNLTT cho vùng TDMNPB Việt Nam. Luận án nghiên cứu kinh nghiệm tại: 1) Ấn Độ; 2) Trung Quốc; 3) Các nước trong khu vực ASEAN; 4) Về phát triển SPNLTT ( khí Biogas, thủy điện nhỏ, năng lượng gió quy mô gia đình, sử dụng NLTT phát triển Công nghiệp nông thôn, cung cấp nước nóng và thương mại khí. Luận án đề xuất 6 Bài học cho vùng TDMNPB Việt Nam về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo: 1)
  15. 13 Phát triển thị trường năng lượng tái tạo và phát triển nông thôn mới; 2) Phát triển thị trường sản phẩm NLTT và vấn đề giá cả, tín dụng tiêu dùng và cho thuê sử dụng các hệ thống năng lượng tái tạo; 3) Phát triển thị trường năng lượng tái tạo và vấn đề trợ cấp thiết bị làm méo mó thị trường; 4) Phát triển thị trường NLTT và vấn đề phát triển doanh nghiệp nông thôn, tài chính và khả năng kinh doanh; 5) Phát triển thị trường điện năng lượng tái tạo và vấn đề chính sách và tài chính cho các nhà sản xuất điện tư nhân; 6) Phát triển thị trường gắn với hình thành tổ chức thực hiện hoạt động tạo thuận lợi thị trường. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ SẢN PHẨM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 2.1. Các yếu tố tự nhiên, Kinh tế - Xã hội ảnh hưởng đến phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tại tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam Về mặt hành chính, vùng Trung du miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nhất của cả nước 100.956 km2 chiếm khoảng 28,6 % diện tích cả nước. Vùng TDMNPB có tiềm năng lớn về phát triển nguồn cung NLTT, đặc biệt là tiềm năng lớn về thủy điện. Trong đó, tiềm năng thủy điện qui mô nhỏ và cực nhỏ được phân bố rông khắp các tỉnh trong vùng. Các tiềm năng NLTT (NLMT, Gió, Địa nhiệt,
  16. 14 Sinh học) chỉ ở mức trung bình và phục vụ cho nhu cầu năng lượng qui mô nhỏ, phân tán ở qui mô trang trại, các hộ gia đình; 1) Qui mô nhu cầu tiềm năng trên thị trường năng lượng nói chung các sản phẩm NLTT của vùng TDMNPB thấp hơn so với mức trung bình cả nước; 2) Nhu cầu, tiềm năng về sản phẩm năng lượng tái tạo vùng TDMNPB: Gia tăng thu nhập của các hộ gia đình trong vùng sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm, thiết bị sử dụng điện kéo theo sự gia tăng nhu cầu sử dụng năng lượng điện. Xu hướng gia tăng nhu cầu tiềm năng sẽ kích thích phát triển nguồn Cung SPNLTT và do đó sẽ là tăng tỷ trọng nhu cầu về các SPNLTT; 3) Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm NLTT trong vùng TDMNPB sẽ thúc đẩy nhu cầu về các thiết bị chuyển đổi sản phẩm NLTT qui mô vừa và nhỏ. Có thể sẽ phát triển theo hai hướng chính: Một là, nhu cầu sử dụng sản phẩm NLTT phân tán ; Hai là, các hộ gia đình, kể cả các doanh nghiệp, các trang trại và các tổ chức khác cũng sẽ có xu hướng mua sắm các thiết bị chuyển đổi NLTT 2.2. Thực trạng phát triển nguồn cung sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Thực trạng phát triển nguồn cung sản phẩm điện NLTT: Vùng TDMNPB đã xây dựng 158 nhà máy, chiếm 48,9% cả nước. Tổng số có 158 nhà máy thủy điện tại vùng TDMNPB có tổng công suất lắp đặt là 3.498,2 MW chiếm 45,6% cả nước và sản lượng điện là 8.741 triệu KWh/năm chiếm 38,7% cả nước; Vùng TDMNPB có tổng số 3.273 dự án điện Mặt trời áp mái nối lưới với tổng công suất là 151.416 Kwp. Sản lượng điện là 126.202.087 Kwh; Có 01 nhà máy điện Sinh khối (Tuyên Quang). Đang xây dựng nhà máy điện rác thải
  17. 15 sinh hoạt tại Phú Thọ. Tiền năng về điện Gió và Địa nhiệt chưa được nghiên cứu Nguồn cung SPNLTT khác: Trong cả vùng mới có một Dự án Nhà máy Ethanol Phú Thọ tại huyện Tam Nông (Phú Thọ) đến nay chưa hoàn thành. Tiềm năng Khí sinh học trong vùng mới được khai thác ở qui mô hộ gia đình, còn quy mô trang trại khí sinh học. Trong vùng TDMNPB có nhiều nguồn nước khoáng nóng có nhiệt độ bề mặt từ 30  105 0C, trong đó nguồn địa nhiệt của Tuyên Quang, Phú Thọ có thể khai thác năng lượng với quy mô công nghiệp. Thực trạng phát triển hạ tầng cung ứng các sản phẩm năng lượng tái tạo: Hạ tầng cung cấp điện năng lượng tái tạo; Hạ tầng cung ứng các sản phẩm NLTT trong vùng TDMNPB khá đa dạng và ở nhiều cấp độ khác nhau như: Hạ tầng cung cấp điện từ thủy điện; Hạ tầng cung ứng điện từ năng lượng Mặt trời; Hạ tầng cung ứng điện sinh khối; Hạ tầng cung cấp khí và nhiên liệu sinh học; Hạ tầng cung cấp nhiên liệu sinh khối; Hạ tầng cung ứng các sản phẩm thiết bị chuyển đổi NLTT; Các dự án NLTT lớn, các doanh nghiệp thường trực tiếp nhập khẩu cho dự án. Đối với dự án nhỏ qui mô hộ gia đình, nhóm nhỏ, các doanh nghiệp chuyên ngành nhập khẩu và phân phối sản phẩm trên thị trường. 2.3. Thực trạng phát triển nhu cầu tiêu dùng sản phẩm năng lượng tái tạo Thực trạng tiêu dùng điện và điện năng lượng tái tạo của vùng TDMNPB: Sản phẩm NLTT chủ yếu ở nước ta hiện nay bao gồm điện NLTT và nhiên liệu sinh học, việc phát triển năng lượng cần đặc biệt chú trên cả hai phương diện Một là, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng; Hai là phát triển mạnh năng lượng mới, tái tạo,
  18. 16 nhằm tăng nguồn thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt và sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng; Vùng TDMNPB có 457 thôn, chiếm 73.8% cả nước. Tỷ lệ thôn bản chưa có điện cao thường là các tỉnh vùng cao, biên giới. Các tỉnh này cũng cho thấy nỗ lực trong việc phát triển nguồn cung điện tại chỗ dựa trên tiềm năng về thủy điện nhỏ và siêu nhỏ. Đây cũng là hướng mà các tỉnh trong vùng TDMNPB cần tiếp tục phát triển, nhất là đối với các thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Thực trạng sử dụng các thiết bị chuyển đổi năng lượng tái tạo qui mô hộ gia đình của vùng TDMNPB: Một số tỉnh đã triển khai ứng dụng hệ thống điện mặt trời cấp điện cho các đồn biên phòng, các trường học, trạm y tế, các hộ dân nơi không thể kéo lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, đây là xu hướng mới chưa thực sự phát triển trên địa bàn các tỉnh vùng TDMNPB. Một số nguyên nhân chủ yếu đang hạn chế sự phát triển xu hướng này trên địa bàn như: 1) Nhận thức của người tiêu dùng; 2) Tiềm năng của vũng chỉ ở mức trung bình (Vùng 3); 3) Mức thu nhập của người dân trong vùng còn thấp; 4) Lắp đặt , vận hành chi phí còn cao. 2.4. Thực trạng chính sách phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo Chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước tác động trực tiếp tới phát triển nguồn cung năng lượng tái tao nói chung và điện năng lượng tái tạo nói riêng; Xây dựng cơ chế, chính sách để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư; Tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, minh bạch; Chính sách khuyến khích, hỗ trợ các nguồn NLTT: Biểu giá chi phí tránh được và hợp đồng mua bán điện; Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió; Chiến
  19. 17 lược phát triển năng lượng tái tạo; Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối nối lưới tại; Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện đốt rác thải rắn; Cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời; Cơ chế khuyến khích phát triển điện gió. Qui định thuế suất nhập khẩu Ưu đãi thuế bao gồm thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) ưu đãi 10% trong 15 năm; Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và giảm 50% trong 09 năm tiếp theo. Các chính sách thương mại liên quan đến đầu tư và chính sách giá được Chính phủ; Về chính sách giá, Chính phủ cũng đã phê duyệt chính sách giá điện (chi phí để tái tạo năng lượng, giá bán điện) cho năng lượng tái tạo trên lưới, bao gồm các hợp đồng mua điện tiêu chuẩn (20 năm) 2.5. Kết quả khảo sát trắc nghiệm thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam Đối tượng khảo sát là các nhà quản lý, các chuyên gia bao gồm các cán bộ quản lý cấp Trung ương, các ban ngành liên quan của tỉnh huyện các doanh nghiệp các nhà đầu tư, các chuyên gia trong lĩnh vực. Việc nghiên cứu thông tin phản hồi từ phía các nhà chuyên môn nhằm phân tích vấn đề: thực trạng phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo, các kết quả đạt được, những yếu tố tác động thế nào đến phát triển thị trường SPNLTT. Những yếu tố tích cực chưa tích cực tác động lên thị trường. Ý kiến từ phía chuyên môn sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn tốt để nhóm nghiên cứu có thể đưa ra những giải pháp thực sự thiết thực phù hợp với thị trường. Theo kết quả điều tra trắc nghiệm, tất cả người dân, doanh nghiệp trong cuộc khảo sát đều quan tâm đến SPNLTT, thể hiện một điểm tích cực trong việc tiếp cận nguồn NLTT. Tỷ lệ người dân ưu tiên sử dụng các nguồn NLTT từ Sinh khối, Mặt trời và Gió rất cao.
  20. 18 Về quy mô sử dụng SPNLTT, hướng đến môi trường, quan trọng hơn cả là việc sử dụng SPNLTT. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người dân sử dụng SPNLTT còn thấp (khoảng 16%). Tỷ lệ người dân sử dụng khí ga là 95,83%, trong khi tỷ lệ người dân sử dụng củi gỗ khoảng 10%. Kết quả điều tra khảo sát cho biết lý do của các trường hợp lựa chọn năng lượng tái tạo là tiết kiệm chi phí. Đây là một điểm cần lưu ý, vì tiết kiệm chi phí là động cơ hữu hiệu thúc đẩy người dân tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo. Trên cơ sở phân tích lý luận và kết quả khảo sát điều tra trắc nghiệm, NCS đề xuất nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường SPNLTT tại Chương 3. 2.6. Đánh giá chung về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo Việt Nam và vùng Trung du miền núi phía Bắc + Về phát triển cung, cầu trên thị trường sản phẩm NLTT: 1) Vùng TDMNPB đã tạo ra nguồn cung lớn về sản phẩm điện NLTT (thủy điện) đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện của vùng và cả nước, đưa nước ta trở thành một trong những nước dẫn đầu về phát triển NLTT trong khu vực và trên thế giới; 2) Nguồn cung NLTT trên địa bàn vùng TDMNPB ngày càng đa dạng về qui mô và loại hình NLTT góp phầm cải thiện đời sống sinh hoạt của người dân trong vùng, nhất là tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; 3) Nhu cầu sử dụng SPNLTT trong vùng TDMNPB đang có sự chuyển biến mạnh mẽ cà về chiều rộng và chiều sâu, làm gia tăng cầu trên thị trường năng lượng nói chung và thị trường SPNLTT nói riêng. + Về cơ chế, chính sách phát triển thị trường sản phẩm NLTT: 1) Khung pháp lý cho sản xuất mua bán nhiên liệu sinh học; 2)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2