intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến dòng chảy xuất khẩu chè của Việt Nam sang các nước trên thế giới và ước tính tiềm năng xuất khẩu chè của Việt Nam tới các thị trường này. Từ đó, đề xuất một số hàm ý chính sách cho các nhà quản lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Nguyễn Thị Thơ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM Ngành : Kinh tế học Mã số : 9310101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC Hà Nội, 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Nghiến PGS.TS Hoàng Văn Bằng Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi ....... giờ, ngày .......... tháng ............ năm ........ Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường ĐH BK Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
  3. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Với nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe, lành mạnh và nét văn hóa độc đáo, chè được nhiều người trên thế giới yêu thích, chè là đồ uống phổ biến thứ hai thế giới, chỉ sau nước. Mặc dù vậy, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của ngành hàng này xu hướng chững lại ở nhiều nước trên thế giới. Xét về nguồn cung, thế giới có 47 quốc gia sản xuất chè, khoảng 120 quốc gia tham gia xuất khẩu chè với chủng loại, mẫu mã đa dạng. Nhiều sản phẩm chè chế biến với công nghệ tiên tiến mới được ra đời đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tại Việt Nam, ngành chè là ngành công nghiệp có ý nghĩa kinh tế quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm, thu nhập cho hàng trăm nghìn lao động. Mặc dù, sản lượng xuất chè xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 5 thế giới nhưng giá trị xuất khẩu chỉ đứng thứ 8. Trong đó, phần lớn sản lượng chè của nước ta xuất khẩu ở dạng thô và được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu. Chè Việt Nam bị từ chối nhập khẩu trên nhiều thị trường, giá bán thấp khiến đời sống của người dân trong ngành gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải giải thể. Để tháo gỡ khó khăn cho ngành, cần có sự quan tâm vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý. Điều này nên bắt đầu bằng việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt Nam. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hoạch định chính sách dựa trên các bằng chứng, nhiều nghiên cứu định lượng trên thế giới đã tập trung đánh giá tác động của các chính sách vĩ mô của Chính phủ tới toàn nền kinh tế và các ngành hàng. Ở Việt Nam các tác động của các chính sách thương mại tới xuất khẩu chè vẫn chưa được quan tâm, giải đáp. Vì các lý do trên, tác giả thực hiện đề tài nhằm phân tích nhân tố chính ảnh hưởng đến việc xuất khẩu chè của Việt Nam tới các nước trên thế giới, ước tính tiềm năng thương mại tại các thị trường này và từ đó giải đáp các vấn đề liên quan đến hoạch định chính sách nêu trên. II. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mục tiêu chung Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến dòng chảy xuất khẩu chè của Việt Nam sang các nước trên thế giới và ước tính tiềm năng xuất khẩu chè của Việt Nam tới các thị trường này. Từ đó, đề xuất một số hàm ý chính sách cho các nhà quản lý. 1
  4. 2. Mục tiêu cụ thể (1) Xây dựng nền tảng cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu (2) Xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè của Việt Nam (3) Ước tính tiềm năng xuất khẩu chè của Việt Nam tới các thị trường trên thế giới (4) Đưa ra một số hàm ý chính sách cho các nhà quản lý từ kết quả nghiên cứu đạt được nhằm đẩy mạnh xuất khẩu chè của Việt Nam III. Câu hỏi nghiên cứu (1) Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới xuât khẩu như thế nào? (2) Các nhân tố nào ảnh hưởng tới xuất khẩu chè Việt Nam? Mức độ ra sao? (3) Tiềm năng xuất khẩu chè tại các thị trường nghiên cứu là bao nhiêu? Việt Nam đã khai thác hết mức tiềm năng này hay chưa? (4) Các hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu là gì? IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố chính ảnh hưởng tới dòng chảy xuất khẩu chè của Việt Nam sang các nước trên thế giới. - Tên sản phẩm nghiên cứu là chè (Tea), có nguồn gốc từ cây chè (Camellia sinensis). Mã số sản phẩm nghiên cứu theo hệ số 2017 (HS17) là 0902. 2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian nghiên cứu: Các quốc gia và khu vực nhập khẩu chè hàng năm sẽ được xem xét đưa vào nghiên cứu. Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2001 tới năm 2018. V. Phương pháp tiếp cận Luận án lựa chọn phương pháp tiếp cận bằng mô hình trọng lực. VI. Kết cấu của luận án Chương 1. Tổng quan nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu chè của thế giới và Việt Nam Chương 5. Phân tích kết quả nghiên cứu Chương 6. Một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu chè Việt Nam 2
  5. VII. Tính mới và đóng góp của nghiên cứu Thứ nhất, luận án đã góp phần xây dựng nền tảng lý luận về phân tích nhân tố ảnh hưởng tới dòng chảy thương mại tổng thể (xuất khẩu/ nhập khẩu) của một quốc gia, và dòng chảy thương mại ngành (xuất khẩu/ nhập khẩu) của một quốc gia bằng mô hình trọng lực cấu trúc. Cơ sở lý luận từ luận án hoàn toàn có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới dòng chảy thương mại tổng thể, thương mại ngành của các quốc gia. Thứ hai, luận án xác định các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè Việt Nam dựa trên nền tảng chủ yếu bằng mô hình trọng lực cấu trúc, sau đó ước lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bằng 5 phương pháp là phương pháp bình phương nhỏ nhất (ordinary least squares – OLS), phương pháp hiệu ứng cố định (Fix effect - FE), phương pháp hiệu ứng ngẫu nhiên (Random effect - RE), phương pháp ước lượng tối đa hóa khả năng (Poisson pseudo maximum likelihood - PPML), phương pháp chọn mẫu Heckman, với dữ liệu bảng từ 2001 đến 2018. Thứ ba, luận án bổ sung các biến mới so với các nghiên cứu đã xây dựng mô hình trọng lực cho nông sản của Việt Nam và thế giới là: Sản lượng sản xuất chè (một loại nông sản) của Việt Nam, Số đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân Việt Nam, Ban hành quy trình sản xuất VietGAP của Việt Nam, Khả năng sản xuất chè của nước nhập khẩu, Tổng sản lượng chè của thế giới, Số hiệp định thương mại được ký kết giữa nước nhập khẩu và các nhà cung cấp khác, Sự khác biệt yếu tố tài trợ giữa hai quốc gia. Thứ tư, luận án bổ sung các biến mới so với các nghiên cứu đã xây dựng mô hình trọng lực cho ngành chè của Việt Nam và thế giới là: Số đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân Việt Nam, Ban hành quy trình sản xuất VietGAP, Khả năng sản xuất chè của nước nhập khẩu, Sản lượng nhập khẩu chè của nước nhập khẩu, hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và nước nhập khẩu, Tư cách thành viên của ASEAN, Tổng sản lượng chè của thế giới, Số hiệp định thương mại được ký kết giữa nước nhập khẩu và các nhà cung cấp khác, Sự khác biệt về yếu tố tài trợ giữa hai quốc gia. Thứ năm, Luận án đã trả lời một số câu hỏi nghiên cứu liên quan đến chính sách của Việt Nam đối với ngành chè như sau: - Các hiệp định thương mại Việt Nam ký kết với các nhà nhập khẩu không mang lại ảnh hưởng tích cực như dự kiến đối với ngành chè. 3
  6. - Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến thương mại chè của Việt Nam. - Việc là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á mang lại nhiều lợi ích cho xuất khẩu chè Việt Nam. - Số đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân Việt Nam có ảnh hưởng tích cực trong việc đẩy mạnh xuất khẩu chè ra thế giới. - Cuối cùng, biến động của tỷ giá hối đoái của VND và đồng tiền nước nhập khẩu có ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt Nam. Thứ sáu, luận án tiến hành ước tính tiềm năng xuất khẩu chè Việt Nam sang một số nước trên thế giới. So sánh thương mại thực tế và tiềm năng ước tính. Kết quả cho thấy tiềm năng thương mại chè Việt Nam ở 47% các quốc gia đã khai thác vượt tiềm năng, 53% thị trường bị bỏ lỡ, chưa khai thác hết tiềm năng. 4
  7. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè Việt Nam với phương pháp tiếp cận bằng mô hình trọng lực. Do đó, trong phần này, tác giả tổng quan các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè và nông sản, đặc biệt là các nghiên cứu tiếp cận bằng mô hình trọng lực. Đồng thời, thực hiện tổng quan ứng dụng mô hình này trong nghiên cứu thương mại nông sản và chè nhằm phân tích, đánh giá cách ứng dụng mô hình này trong các nghiên cứu. Từ đó, rút ra kết luận về khoảng trống và hướng đi của đề tài. 1.1. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới dòng chảy thương mại xuất khẩu nông sản Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản được tiếp cận bằng mô hình trọng lực. Qua tổng quan 25 nghiên cứu ứng dụng mô hình này, cho nông sản có tới 46 biến được nhắc tới. Dữ liệu trong các nghiên cứu bao gồm cả dữ liệu bảng, dữ liệu chéo. Các nghiên cứu gần đây chủ yếu sử dụng dữ liệu bảng. Phương pháp ước lượng được ứng dụng mô hình này trong các nghiên cứu trên bao gồm: OLS, POLS, FE, RE, GLS, FGLS, PPML, TOBIT, HECKMAN. 1.2. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè 1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Các nghiên cứu nhằm phân tích nhân tố ảnh hưởng tới dòng chảy xuất khẩu chè chủ yếu được tiếp cận bằng mô hình trọng lực. Theo tổng quan của tác giả, hiện nay trên thế giới có 3 nghiên cứu ứng dụng mô hình này trong phân tích nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè của các nước xuất khẩu chè Trung Quốc, Kenya, Sri Lanka. Ngoài ra, tác giả tìm thấy 05 tài liệu khác thực hiện đánh giá tác động của các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với xuất khẩu chè từ Trung Quốc và các các nước trên thế giới bằng mô hình trọng lực. Hầu hết các nghiên cứu này nhận định rằng các giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu chè của các quốc gia và bổ sung các biến liên quan đến quy định này Kết quả cho thấy mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật từ các nhà nhập khẩu có tác động tiêu cực tới xuất khẩu chè của các nước. 1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Đã có ít nhất 03 nghiên cứu ở Việt Nam thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè của Việt Nam, trong đó có 1 nghiên cứu ứng dụng bằng mô hình trọng lực. Tóm lại, ở Việt Nam và trên thế 5
  8. giới đã có một số nghiên cứu thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè tiếp cận bằng mô hình trọng lực. Nhiều nhân tố được tìm thấy qua các nghiên cứu. Riêng trong 11 nghiên cứu bằng mô hình trọng lực đối với ngành chè, đã có tới 27 biến được lựa chọn đưa vào (Bảng 2.1). Các phương pháp được sử dụng để ước lượng mô hình trọng lực trong ngành chè cũng khá đa dạng. Các phương pháp đó là: OLS, FE, RE, PPML. 1.3. Tổng quan về việc ứng dụng mô hình trọng lực đối với nông sản 1.3.1. Tổng quan xây dựng mô hình trọng lực đối với nông sản và chè Là một mô hình được đánh giá cao trong nghiên cứu thương mại quốc tế, mô hình trọng lực đã được sử dụng trong hàng nghìn bài báo nghiên cứu trong các lĩnh vực thương mại. Theo thống kê trong tài liệu [65], từ năm 1999 đến 2012 có 65 nghiên cứu ứng dụng mô hình trọng lực trong xây dựng mô hình nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu. Trong đó, có 4 nghiên cứu ứng dụng mô hình này trong phân tích nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản. Không có nghiên cứu nào ứng dụng mô hình này trong phân tích nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè. Ở phụ lục 1 của luận án này, tác giả thống kê sơ bộ 34 nghiên cứu ứng dụng trọng lực. Trong đó có 9 nghiên cứu ứng dụng mô hình này đối với thương mại chè, 25 nghiên cứu đối với các loại nông sản khác. Mặc dù nó là một nền tảng hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu thương mại quốc tế, nhưng việc sử dụng mô hình này không phải là không có cạm bẫy tiềm ẩn. Trong việc xây dựng mô hình, vấn đề đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến độ chính xác và tin cậy của mô hình này đó là lựa chọn biến đưa vào mô hình, dữ liệu nghiên cứu, phương pháp ước lượng. 1.3.2. Tổng quan ứng dụng mô hình trọng lực đối với ước tính tiềm năng xuất khẩu Tính toán tiềm năng thương mại là một phần chuyên sâu trong nghiên cứu mô hình trọng lực [84]. Ở phụ lục 2, tác giả đã thống kê 15 nghiên cứu, phần lớn các nghiên cứu chủ yếu đều bằng hệ số ước lượng điểm đã được áp dụng cho dữ liệu của các biến độc lập để đo lường tiềm năng thương mại từ mô hình trọng lực. Các tài liệu [17][90] cũng đã ước tính tiềm năng thương mại chè của Trung Quốc, Sri Lanka với các đối tác thương mại trên thế giới bằng mô hình trọng lực. Phụ lục 3 của 6
  9. luận án đã thống kê sơ bộ 15 nghiên cứu ứng dụng mô hình này trong ước tính tiềm năng. Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu khác mà tác giả chưa đề cập đến. 1.4. Một số kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu Qua quá trình tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam tiếp cận bằng mô hình trọng lực cấu trúc theo Yotov và cộng sự (2016) phát triển dựa trên nghiên cứu của Anderson và Van Wincoop (2003), Anderson và Yotov (2010) là một đề tài cần thiết được nghiên cứu. Đề tài có thể giải đáp các câu hỏi như: "nhân tố nào ảnh hưởng đến dòng chảy xuất khẩu chè Việt Nam?" và "tiềm năng xuất khẩu chè Việt Nam tại các thị trường như thế nào?", "các nhà hoạch định chính sách cần điều chỉnh gì trong các chính sách quản lý của mình?". Luận án góp phần hệ thống hóa có sở lý luận về việc ứng dụng mô hình trọng lực trong phân tích nhân tố ảnh hưởng đối với thương mại ngành, cung cấp thông tin cho các nhà quản lý ngành chè và các nhà hoạch định chính sách thương mại liên quan điều chỉnh các quyết định chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu chè và nông sản. 7
  10. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CHÈ 2.1. Một số lý luận cơ bản về xuất khẩu chè 2.1.1. Khái niệm chung về chè 2.1.2. Khái niệm chung về xuất khẩu chè 2.1.3. Các hình thức xuất khẩu chè 2.1.4. Vai trò của xuất khẩu chè 2.2. Cơ sở lý luận về nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu 2.2.1. Lý thuyết về thương mại quốc tế có liên quan đến nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu - Lý thuyết lợi thế tuyệt đối - Lý thuyết lợi thế so sánh - Lý thuyết HO - Lý thuyết về sự tương đồng về sở thích - Lý thuyết thương mại mới - Lý thuyết về sự phụ thuộc - Lý thuyết tăng trưởng nghèo khó Các lý thuyết trong thương mại quốc tế đã giải thích được rằng có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế giữa hai quốc gia, bao gồm các nhân tố từ cả phía cung, cầu và các hành động của Chính phủ. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đã bỏ qua chi phí, các rào cản thương mại. Đồng thời, việc đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này cũng như ảnh hưởng của các chính sách thuế quan, phi thuế quan trong dòng thương mại một quốc gia dường như chưa được thực hiện. 2.2.2. Ảnh hưởng của các chính sách thương mại đối với xuất khẩu Các biện pháp bảo hộ thương mại chủ yếu bao gồm hai loại chính, cụ thể là công cụ thuế quan và phi thuế quan. Các công cụ này hoàn toàn có thể tác động tới dòng thương mại một ngành hàng dưới dạng chi phí hoặc rào cản, từ đó, làm tăng hoặc giảm dòng thương mại giữa các quốc gia. Việc đo lường mức độ ảnh hưởng của nhân tố này tới dòng chảy thương mại chưa được thực hiện ở các nghiên cứu trước đây. 2.2.3. Mô hình trọng lực đối với thương mại và ứng dụng của nó trong phân tích nhân tố ảnh hưởng tới thương mại tổng thể Trong khi việc hình thành mối quan hệ tương xứng giữa dòng chảy thương mại và quy mô quốc gia là nền tảng quan trọng, các lý thuyết 8
  11. của Helpman (1987) và hầu hết các tác giả khác được trích dẫn ở trên không bao gồm vai trò của khoảng cách và do đó không thể được gọi một cách chính xác là nền tảng của mô hình trọng lực đầy đủ. Tuy nhiên, một số công trình trong tài liệu về nền tảng lý thuyết của phương trình trọng lực đã nêu bật thực tế rằng khoảng cách tương đối cũng như tuyệt đối có ý nghĩa đối với các dòng thương mại song phương (Sohn, 2005). Đặc biệt quan trọng về mặt này có sự đóng góp của báo cáo Anderson và van Wincoop’s (2003), nơi họ chỉ ra rằng việc kiểm soát chi phí thương mại tương đối là rất quan trọng đối với một mô hình trọng lực được chỉ định rõ ràng. Theo họ, phương trình thương mại tổng thể giữa hai quốc gia được biểu diễn như sau: Y .E  t  (công thức 2.3) X = i j  ij  Y   i .Pj  ij   Trong đó, Xij là thương mại tổng thể (xuất khẩu/nhập khẩu) từ quốc gia i sang quốc gia j; Yi là quy mô nền kinh tế nước i – biểu thị khả năng sản xuất của nước I; Ej là quy mô nền kinh tế nước j – biểu thị khả năng chi tiêu mua hàng của nước j; Y là quy mô nền kinh tế thế giới; tij là chi phí thương mại song phương (bilateral trade barrier); πi là phản kháng đa phương hướng ngoại (outward multilateral resistance) từ nước I; Pj là phản kháng đa phương hướng ngoại (outward multilateral resistance) từ nước j. Mặc dù mô hình này đã thành công trong việc giải thích thương mại tổng hợp, đối với việc phân tích thương mại theo ngành hoặc sản phẩm cụ thể, phác thảo truyền thống này quá chung chung. Do đó, mô hình trọng lực sau này đã được phát triển thêm thành định nghĩa cấu trúc của nó. 2.2.4. Mô hình trọng lực đối với thương mại và ứng dụng của nó trong phân tích nhân tố ảnh hưởng tới thương mại một ngành hàng cụ thể Trong những năm qua, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã bắt tay vào nghiên cứu và giải thích thành công mô hình trọng lực đối với thương mại tổng thể như đã đề cập ở trên, nhưng đối với thương mại ngành mới chỉ được giải thích một cách đầy đủ bởi Anderson và Van Wincoop. Cụ thể, giá trị thương mại ngành k (có thể ở cấp độ 2 chữ số, 4 chữ số hoặc 6 chữ số) giữa hai nước i và j đã được hai dự án nghiên cứu chỉ ra theo phương trình sau (chi tiết xem phụ lục 4): 9
  12. Yi ,kt E k,t  tij ,t k  (công thức 2.4)  k k  k j X ij,t = Yt k  Pj ,t i ,t    Trong đó, Xij là xuất khẩu từ quốc gia i sang quốc gia j trong ngành k, Yki là quy mô ngành k của nước i, Ejk là khả năng chi tiêu cho ngành k của nước j, Yk là tổng khả năng sản xuất ngành k của thế giới, tijk là chi phí thương mại song phương, phản kháng đa phương hướng nội (inward multilateral resistance) từ nước i, Pkj là phản kháng đa phương hướng ngoại (outward multilateral resistance) từ nước j. Như vậy, theo mô hình này, có 6 nhóm nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến dòng xuất khẩu một sản phẩm/ngành hàng k của quốc gia i: (1) Khả năng sản xuất của ngành k tại quốc gia xuất khẩu (2) Chi tiêu cho ngành k tại quốc gia nhập khẩu (3) Tổng khả năng sản xuất (tổng chi tiêu) ngành k của thế giới (4) Chi phí thương mại song phương đối với ngành k (5) Các phản kháng đa phương hướng ngoại - thể hiện khả năng tiếp cận thị trường nước xuất khẩu (6) Các phản kháng đa phương hướng nội - thể hiện khả năng tiếp cận thị trường nước nhập khẩu Mặc dù là một mô hình đem lại chỉ dẫn vô cùng hữu ích cho các nghiên cứu, nhưng không có nghĩa nó sẽ mang lại một khung lý thuyết chung cho tất cả các nghiên cứu. Trong đó, sự khác biệt yếu tố tài trợ là nhân tố được các lý thuyết kinh tế học trước đây và nhiều nghiên cứu thực nghiệm bằng mô hình trọng lực trên thế giới xác nhận có ảnh hưởng tới dòng thương mại giữa các quốc gia. Do đó, việc cân nhắc đưa biến này vào mô hình là cần thiết. 2.3. Một số kết luận về cơ sở lý luận của mô hình trong phân tích nhân tố ảnh hưởng của một ngành hàng cụ thể Luận án đã thực hiện tổng hợp, phân tích, đánh giá các lý thuyết thương mại liên quan đến đề tài. Đồng thời, trình bày cơ sở lý luận mô hình trọng lực ứng dụng nó trong phân tích nhân tố ảnh hưởng tới đối với thương mại tổng thể, thương mại ngành. Các cơ sở lý luận này sẽ được tác giả ứng dụng để xây dựng mô hình trọng lực cho ngành chè và sử dụng kết quả để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè và đưa ra các hàm ý chính sách ở phần tiếp theo.. 10
  13. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Quy trình phân tích định lượng của luận án Bước 1: Lựa chọn và mô tả biến nghiên cứu Bước 2: Thu thập dữ liệu. Bước 2: Xử lý dữ liệu. Bước 3: Lập thống kê mô tả. Bước 5: Lựa chọn phương pháp ước lượng Bước 6: Kiểm định và khắc phục mô hình. 3.2. Lựa chọn và mô tả biến nghiên cứu 3.2.1. Lựa chọn và mô tả biến (1) Nhóm biến thể hiện khả năng sản xuất chè của Việt Nam - Sản lượng chè sản xuất của Việt Nam năm trước - Số đơn xin cấp bằng sáng chế của dư dần Việt Nam - Ban hành chương trình sản xuất nông nghiệp sạch VietGAP (2) Nhóm biến thể hiện chi tiêu cho ngành chè của nước nhập khẩu - Thu nhập bình quân đầu người nước nhập khẩu - Dân số nước nhập khẩu - Khả năng trồng chè của nước nhập khẩu - Sản lượng nhập khẩu chè của nước nhập khẩu (3) Nhóm biến thể hiện chi phí thương mại song phương - Các chi phí do khoảng cách - Biên giới chung - Tỷ giá hối đoái - Tư cách thành viên WTO - Các hiệp định thương mại tự do được ký kết giữa Việt Nam và j - Hiệp định thương mại khu vực ASEAN - Thuế quan (4) Nhóm biến thế hiện khả năng sản xuất chè của thế giới - Tổng sản lượng sản xuất chè của thế giới (5)Nhóm biến thể hiện các rào cản thương mại từ phía Việt Nam (5) Nhóm biến thể hiện các rào cản thương mại xuất phát từ phía nhà nhập khẩu - Hiệp định thương mại tự do của quốc gia j ký kết với các nhà cung cấp khác (FTA2) - Tư cách thành viên EU của quốc gia nhập khẩu (*) Các biến bổ sung ngoài mô hình 11
  14. - Sự khác biệt yếu tố tài trợ 3.2.2. So sánh các biến lựa chọn trong mô hình và các biến thuộc các nghiên cứu khác 13/18 biến trùng khớp hoặc tương tự đã được phát hiện và sử dụng trong các nghiên cứu trước về chè hoặc nông sản. Còn lại 5/18 biến mới được thêm vào từ mô hình (Số đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân Việt Nam, Ban hành quy trình sản xuất Vietgap của Việt Nam, tổng sản lượng sản xuất chè thế giới, hiệp định thương mại của nước j ký kết với các nhà cung cấp khác, sự khác biệt yếu tố tài trợ). 3.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất Dựa vào lý luận ở phần trên và các nhân tố được chọn, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất: 12
  15. 3.4. Dữ liệu nghiên cứu Với mục đích phân tích các nhân tố quyết định chính đến xuất chè của Việt Nam, bảng dữ liệu đã được tổng hợp bao gồm: - Về thời gian: 2001 – 2018 (18 năm). - Về không gian: 47 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhập khẩu trên 70 % giá trị nhập khẩu chè hàng năm của thế giới, nhập khẩu trên 80% giá trị nhập khẩu chè của Việt Nam. 3.5. Thống kê mô tả 3.6. Phương pháp ước lượng Trong nghiên cứu này, tác giả áp dụng 5 phương pháp: bình phương nhỏ nhất (OLS), hiệu ứng cố định (FE), hiệu ứng ngẫu nhiên (RE), ước lượng tối đa hóa khả năng (PPML) và mô hình Chọn mẫu Heckman để ước tính. Sau đó đánh giá, lựa chọn phương pháp ước lượng tốt nhất để phân tích, thảo luận, đánh giá tiềm năng thương mại. 3.7. Phương pháp ước tính tiềm năng thương mại Chỉ số tương đối ACTi j TPij = (công thức 3.5) POTi j ACTij: dòng chảy thương mại thực tế giữa các nền kinh tế i và j, POTij: Dòng chảy thương mại giữa các nền kinh tế i và j được tạo ra bởi mô hình trọng lực (tiềm năng). TPij: Sự khác biệt tương đối giữa giá trị xuất khẩu chè thực tế và giá trị xuất khẩu chè ước tính giữa i (Việt Nam) và nước j. Chỉ số tương đối điều chỉnh TPi j − 1 STPij = TPi j + 1 (công thứ 3.6) Chỉ số tuyệt đối AP = POTi j − ATCi j ij (công thứ 3.7) 13
  16. CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 4.1. Thực trạng về tình hình sản xuất và xuất khẩu chè thế giới Hiện nay có 47 quốc gia sản xuất chè, khoảng 120 quốc gia tham gia xuất khẩu chè, 160 quốc gia và vùng lãnh thổ có thói quen uống chè, khoảng 3 tỷ người trên thế giới tiêu thụ chè. 4.1.1. Thực trạng sản xuất chè thế giới Giá trị và sản lượng sản xuất chè thế giới có xu hướng tăng trong những năm qua, nhất là từ những năm 2000 tới nay. Biểu 4.2. Giá trị và sản lượng sản xuất chè thế giới (Nguồn: [124], truy cập ngày 12/4/2021) 4.1.2. Thực trạng giao dịch chè trên thế giới Theo số liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), năm 2018, chè được giao dịch nhiều thứ 396 trên thế giới với khoảng 120 quốc gia tham gia xuất khẩu chè, tổng sản lượng giao dịch khoảng 1,9 triệu tấn, tương đương với giá trị giao dịch khoảng 7,1 tỷ USD. Từ 2013 đến nay, thị trường chè có nhiều dấu hiệu bão hòa, nhiều chuyên gia cho rằng thị trường này hiện nay cung đang vượt quá cầu, khiến cho giá trị giao dịch chững lại, nhiều năm sụt giảm. Biểu 4.4. Giá trị và sản lượng giao dịch chè trên toàn thế giới qua các năm (Nguồn: [125], truy cập ngày 21/4/2021) 14
  17. 4.2. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam 4.2.1. Thực trạng tình hình sản xuất chè của Việt Nam Theo nguồn dữ liệu từ FAOSTAT, sản lượng sản xuất chè Việt Nam có xu hướng tăng ổn định qua các năm, trung bình tăng 3%/năm. Sản lượng chè năm 2019 đạt 269 nghìn tấn, tăng 4% so với 2018, tăng 1,7 lần so với 2006, tăng 8,1 lần so với 1991. Từ những năm 90 tới nay, chuỗi giá trị chè của Việt Nam về cơ bản là rất đơn giản, các tác nhân tham gia không nhiều, giá trị gia tăng khi đi qua các tác nhân không lớn. Chuỗi gồm bao gồm 3 khâu cơ bản: (1) trồng và chăm sóc chè; (2) chế biến chè; (3) tiêu thụ chè. 4.2.2. Thực trạng về chi phí logistics trong xuất khẩu chè Chi phí logistics trong sản xuất chè ở nước ta vẫn đang ở mức cao so với nhiều nước trên thế giới. 4.2.3. Thực trạng quản lý đối với ngành chè 4.2.3.1. Quản lý nhà nước đối với ngành chè - Cấp Trung ương Trong các văn bản pháp luật, tác giả không tìm thấy văn bản nào quy định ngành chè chịu sự quản lý chính của cơ quan trung ương nào. Rà soát các nghị định Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, tác giả rút ra kết luận về các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý ngành chè (bao gồm cả ba khâu trong chuỗi giá trị là trồng trọt và chăm sóc, chế biến, phân phối và tiêu dùng) bao gồm: Sự quản lý chung của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan ngang bộ khác. - Cấp địa phương Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương) thực hiện quản lý nhà nước mang tính toàn diện tất cả các vấn đề (ngành) trên địa bàn lãnh thổ, bao gồm ngành chè. Mặc dù các cấp chính quyền đã có nhiều sự quan tâm đối với xuất khẩu nông sản nói chung nhưng hiệu quả các chính sách đưa ra chưa rõ ràng, còn tồn tại nhiều bất cập. 4.2.3.2. Hiệp hội chè Việt Nam Hiệp hội Chè Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người làm việc trong lĩnh vực trồng, chế biến và trao đổi chè tại Việt Nam. 15
  18. Mặc dù đóng vai trò quan trọng, nhưng lâu nay, cũng như nhiều hiệp hội ngành khác ở Việt Nam, Hiệp hội chè Việt Nam vẫn chưa được có cơ sở pháp lý rõ ràng. 4.2.4. Thực trạng về chính sách thương mại chung của Việt Nam có liên quan xuất khẩu chè 4.2.4.1. Chính sách mở cửa nền kinh tế Một loạt các cải cách thương mại tiếp tục được thực hiện vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, hầu hết các hạn chế định lượng nhập khẩu vẫn còn tồn tại đã được gỡ bỏ. 4.2.4.2. Chính sách tỷ giá hối đoái Nhìn chung, tỷ giá VND diễn biến khá ổn định trong những năm gần đây và trở thành một trong những công cụ chính trong điều tiết ngoại thương. 4.2.5. Thực trạng về xuất khẩu chè của Việt Nam Trước năm 2005, chè Việt Nam chủ yếu tiêu thụ trong nước (tỷ trọng sản lượng chè được tiêu thụ trong nước chiếm từ 58 - 77%). Tuy nhiên, từ 2006 đến 2019, sản lượng xuất khẩu của chè Việt Nam luôn chiếm trên 50% (ngoại trừ năm 2018). Giá trị xuất khẩu chè trong những năm gần đây nhìn chung có xu hướng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, từ 2012 tới nay có dấu hiệu chững lại. Biểu 4.8. Giá trị xuất khẩu chè Việt Nam (Nguồn: [124], truy cập ngày 11/4/2021 Mặc dù có sự cải thiện đáng kể về giá trị xuất khẩu nhưng điều đó chủ yếu dựa trên số lượng xuất khẩu, còn giá xuất khẩu chè Việt Nam nhiều năm qua có xu hướng biến động không nhất quán, thiếu ổn định, nhiều năm sụt giảm mạnh. 16
  19. Giá chè Việt Nam giảm đáng kể sau 19 năm (2001-2019) trong bối cảnh giá chè các nước trên thế giới đều có xu hướng tăng dần và khá ổn định. Các vấn đề tồn tại của ngành chè chủ yếu do nhiều nguyên nhân như chất lượng chè Việt Nam chưa cao, mẫu mã kém đa dạng, thương hiệu thấp, không đảm bảo được các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa đáp ứng kịp nhu cầu của người tiêu dùng. 4.3. Kết luận chung về thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam ra thị trường thế giới Qua tìm hiểu thực trạng xuất khẩu Việt Nam cho thấy, chè là ngành hàng mà Việt Nam có lợi thế sản xuất và xuất khẩu. Tuy các sản phẩm chè của Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu từ các nhà nhập khẩu. Bên cạnh đó, chi phí logistic cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ chè cao đã khiến tổng chi phí xuất khẩu cao hơn trong khi giá chè ngày càng giảm. Trước tình hình đó, ngành đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp quản lý trực tiếp cũng như các nhà hoạch định chính sách thương mại chung nhưng tình hình chưa có nhiều cải thiện. Thực trạng này đặt ra vấn đề cấp bách, đòi hỏi các nhà quản lý phải xem xét lại cơ chế chính sách cho ngành chè. Điều này trước hết nên được bắt đầu bằng cách xem xét một cách nghiêm túc, khoa học, đầy đủ dẫn chứng về các nhân tố ảnh hưởng chính đến kết quả xuất khẩu chè của Việt Nam. Để làm được điều đó, điều này được tác giả trình bày trong nội dung phân tích kết quả nghiên cứu ở chương sau sau. 17
  20. CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM 5.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 5.1.1. Kết quả ước lượng Trên Stata 14.0, tác giả tiến hành ước lượng mô hình trọng lực của xuất khẩu chè Việt Nam bằng các phương pháp OLS, PPML, HECMAN, FE, RE. Dữ liệu gồm 47 quốc gia tham gia, 740 quan sát trong khoảng thời gian 18 năm. Kết quả ước lượng thể hiện ở bảng 5.1. 5.1.2. Kiểm định mô hình 5.1.2.1. Kiểm định Ramsey 5.1.2.2. Kiểm định Hausman lựa chọn giữa mô hình FE và RE 5.1.3. Đo lường sự phù hợp của hàm hồi quy qua hệ số R2, aic, bic 5.1.4. Đánh giá và lựa chọn phương pháp ước lượng tối ưu Sau khi tiến hành ước lượng mô hình bằng 5 phương pháp (OLS, FE, RE, PPML, chọn mẫu Heckman). Tác giả lựa chọn mô hình ước lượng theo phương pháp PPML làm kết quả phân tích, thảo luận, ước tính tiềm năng. Kết quả chi tiết theo phương pháp PPML như sau: Bảng 5.2. Kết quả ước lượng mô hình trọng lực cho ngành chè Việt Nam bằng phương pháp PPML 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2