intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:24

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Những lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất; Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam; Giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam

  1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào các hiệp định kinh tế toàn cầu mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho quốc gia và các doanh nghiệp của Việt Nam. Quá trình hội nhập sẽ thúc đẩy hội nhập kế toán của Việt Nam. Với những tồn tại trong hệ thống kế toán hiện tại như tính tuân thủ chưa cao, chưa có sự phân định giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính, v.v. thì việc nghiên cứu hoàn thiện các khía cạnh kế toán là rất cần thiết. Kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh trong DN là vấn đề phức tạp, chịu sự chi phối của nhiều chuẩn mực kế toán, việc hiểu và vận dụng đúng đắn những vấn đề quy định trong chuẩn mực, chế độ là điều không đơn giản. Trước những vấn đề đặt ra cho kế toán Việt Nam hiện nay trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì việc hoàn thiện trong kế toán nói chung và kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh nói riêng khi hướng đến áp dụng nguyên tắc kế toán giá trị hợp lý là rất cần thiết. Ngành sản xuất bia, rượu, NGK là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, với những đóng góp tích cực cho kinh tế Việt Nam. Với số lượng lớn các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, các công ty đã tạo ra số lượng lớn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, thực tế công tác kế toán hiện nay tại các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, NGK tại Việt Nam kế toán nói chung và kế toán doanh thu, chi phí, xác định KQKD còn những bất cập chưa phù hợp với những đặc thù riêng của ngành sản xuất bia, rượu, NGK. Các yêu cầu về lý luận và cả yêu cầu thực tiễn cho thấy đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh
  2. 2 nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam” có tính cấp thiết cần nghiên cứu sâu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu theo các chức năng của kế toán doanh thu, chi phí và KQKD trong doanh nghiệp - Các nghiên cứu về thu thập thông tin kế toán DT, CP, KQKD - Các nghiên cứu về xử lý và phân tích thông tin kế toán DT, CP, KQKD - Các nghiên cứu về trình bày và cung cấp thông tin kế toán doanh thu, chi phí, KQKD trên báo cáo kế toán 2.2. Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kế toán doanh thu, chi phí và KQKD trong doanh nghiệp 2.3. Khoảng trống nghiên cứu và những định hướng nghiên cứu - Khoảng trống về nghiên cứu theo các chức năng kế toán doanh thu, chi phí, KQKD trong bối cảnh chuyển đổi số của loại hình DNSX bia, rượu, NGK tại Việt Nam - Về cách tiếp cận nghiên cứu kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát Việt Nam - Khoảng trống về nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam 3. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung là nghiên cứu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam 4. Câu hỏi nghiên cứu
  3. 3 (1) Khung lý luận nào cho kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất gắn với các chức năng quản trị trong bối cảnh chuyển đổi số trong kế toán? (2) Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát có ảnh hưởng như thế nào đến kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh? (3) Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và mức độ thực hiện chuyển đổi số trong kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam hiện nay như thế nào? (4) Định hướng áp dụng IFRS/IAS trong lập và trình bày BCTC tại các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam hiện nay như thế nào? (5) Giải pháp nào để hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh, trong bối cảnh thực hiện chuyển đổi số trong kế toán, phù hợp với định hướng áp dụng IFRS/IAS trong lập và trình bày BCTC của các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Các khảo sát được nghiên cứu tại các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát Việt Nam (11 đơn vị khảo sát tại Phụ lục 02) Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu kế toán từ năm 2019-2022.
  4. 4 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp 6.2. Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu: Phân tích tài liệu, phân tích nội dung, Phương pháp so sánh, Phân tích thống kê mô tả, Phân tích định lượng: Phân tích độ tin cậy của thang đo, Phân tích nhân tố khám phá, Phân tích tương quan, phân tích hồi quy đa biến. 7. Ý nghĩa nghiên cứu Đề tài có những đóng góp cả về mặt lý thuyết và thực tiễn. 8. Bố cục luận án: Ngoài phần mở đầu, kết cấu luận án bao gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam.
  5. 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KQKD TRONG DNSX 1.1. Tổng quan về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.1.1. Doanh thu và thu nhập 1.1.1.2. Khái niệm và phân loại chi phí trong DNSX 1.1.1.3. Khái niệm và phân loại kết quả kinh doanh trong DN 1.1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong DNSX 1.2. Nhu cầu thông tin kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của các bên liên quan 1.2.1. Nhu cầu thông tin kế toán doanh thu, chi phí, KQKD của các bên liên quan từ bên ngoài DN 1.2.2. Nhu cầu thông tin kế toán doanh thu, chi phí, KQKD của các bên liên quan từ bên trong DN 1.3. Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất 1.3.1. Thu thập thông tin kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh 1.3.1.1. Nguồn dữ liệu thu thập thông tin kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh 1.3.1.2. Phương tiện, công cụ thu thập thông tin kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh
  6. 6 1.3.1.3. Nội dung thu thập thông tin kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh 1.3.2. Xử lý và phân tích thông tin kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất 1.3.2.1. Xử lý thông tin kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh 1.3.2.2. Phân tích thông tin kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh phục vụ chức năng kiểm soát 1.3.3. Cung cấp thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh 1.3.3.1. Cung cấp thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên góc độ kế toán tài chính 1.3.3.2. Cung cấp thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên góc độ KTQT 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất 1.4.1. Các lý thuyết nền tảng Lý thuyết dự phòng Lý thuyết thể chế 1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng và phát triển các giả thuyết nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh Các quy định pháp lý cần tuân thủ
  7. 7 Giả thuyết H1: Các quy định pháp lý cần tuân thủ có hướng dẫn càng chi tiết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại các doanh nghiệp. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh Giả thuyết H2: Mức độ cạnh tranh trong đặc điểm ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng thuận chiều đến thực hiện kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại các doanh nghiệp. Trình độ nhân lực kế toán Giả thuyết H3: Trình độ nhân lực kế toán tại các doanh nghiệp có ảnh hưởng thuận chiều đến thực hiện kế toán doanh thu, chi phí, KQKD tại các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng và công nghệ Giả thuyết H4: Mức độ trang bị cơ sở hạ tầng và CNTT tốt thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại các doanh nghiệp Nhận thức của Nhà quản trị doanh nghiệp Giả thuyết H5: Nhận thức về kế toán của nhà quản trị tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại các doanh nghiệp Tóm tắt chương 1
  8. 8 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ, KQKD TRONG CÁC DNSX BIA, RƯỢU, NƯỚC GIẢI KHÁT TẠI VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển các DNSX bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam Kết quả phỏng vấn và khảo sát tại 11 đơn vị tại Hình 2.1 cho thấy, trong 10 đơn vị khảo sát, có 9/11 đơn vị tổ chức bộ máy quản lý tại mô hình trực tuyến – chức năng, 2/11 đơn vị khảo sát tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến. Các đơn vị tổ chức theo mô hình trực tuyến là các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty Trách nhiệm hữu hạn, với quy mô doanh nghiệp nhỏ (Phụ lục 03). 2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành bia rượu NGK trong những năm gần đây bị ảnh hưởng bởi quy định về nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 kể từ đầu đầu năm 2020. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng có những nỗ lực đáng kể trong hoạt động kinh doanh. Những kết quả đạt được của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất bia, rượu, NGK được thống kê tại Bảng 2.1. 2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNSX bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam và những ảnh hưởng đến kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh Sản xuất bia, rượu, NGK là thuộc ngành sản xuất, nên quy tình tổ chức trải qua các công đoạn chế biến sản phẩm. Đặc điểm của ngành
  9. 9 sản xuất bia, rượu, NGK phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu đầu vào, và nguồn nguyên liệu này chủ yếu là nguồn nhập khẩu, và năng suất của nguồn nguyên liệu bị ảnh hưởng bởi thời tiết một cách đáng kể. 2.1.4.1. Tổ chức quy trình sản xuất và tổ chức quy trình sản xuất tại SABECO 2.1.4.2. Tổ chức sản xuất sản phẩm của HABECO 2.1.4.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến kế toán quản trị doanh thu, chi phí và KQKD tại các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam 2.1.5. Đặc điểm công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam Theo thống kê của Hiệp hội bia, rượu, NGK của Việt Nam (VBA) thì có khoảng 110 doanh nghiệp sản xuất trải khắp các địa bàn trong cả nước [79]. Nghiên cứu thực hiện khảo sát với tỷ lệ 10% tổng số doanh nghiệp, qua khảo sát 11 doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam, kết quả về đặc điểm công tác kế toán được tổng hợp tại Phụ lục 2.14. 2.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí, KQKD trong các DNSX bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam 2.2.1. Thực trạng thu thập thông tin kế toán DT, CP, KQKD N Mean THKT2. Doanh nghiệp thực hiện tốt việc thu 116 6.20 thập thông tin kế toán DT, CP, KQKD 2.2.1.1. Thực trạng nguồn dữ liệu thu thập thông tin kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh 2.2.1.2. Thực trạng phương tiện, công cụ thu thập thông tin kế toán DT, CP, KQKD
  10. 10 Kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất trong ngành sản xuất bia, rượu, NGK tại Phụ lục 2.14 là 04/11 đơn vị có quy mô lớn, 5/11 đơn vị có quy mô vừa và 2/11 đơn vị có quy mô nhỏ. Về vận dụng chế độ kế toán, theo kết quả tổng hợp tại Hình 2.5, 2/11 doanh nghiệp (chiếm 18%) áp dụng chế độ kế toán theo TT133/2016/TT-BTC và 9/11 doanh nghiệp (chiếm 82%) vận dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. 2.2.1.3. Thực trạng về nội dung thông tin thu thập - Thu thập thông tin kế toán doanh thu, chi phí, KQKD trên góc độ KTTC Đối với chứng từ kế toán doanh thu: Chứng từ doanh thu nội địa: Các nghiệp vụ bán hàng trong nước được phản ánh của hệ thống chứng từ gồm: Hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng, báo giá, phiếu xuất kho, hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT), Phiếu giao hàng, phiếu thu, giấy báo có. Chứng từ doanh thu xuất khẩu: Các chứng từ gồm Hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, hóa đơn, tờ khai xuất khẩu, bộ chứng từ ngân hàng. Đối với chứng từ kế toán chi phí: Giá vốn hàng bán: Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm hàng. Chi phí bán hàng: Phiếu xuất kho, bảng chấm công, Bảng thanh toán lương và BHXH, bảng tính và phân bổ khấu hao, Bảng phân bổ công cụ dụng cụ, Hóa đơn GTGT, phiếu chi, báo nợ, v.v. Chi phí QLDN: Phiếu xuất kho, bảng chấm công, Bảng thanh toán lương và BHXH, bảng tính và phân bổ khấu hao, Bảng phân bổ công cụ dụng cụ, Hóa đơn GTGT, phiếu chi, báo nợ, v.v. Chi phí tài chính: Hợp đồng tín dụng, Bảng tính lãi ngân hàng, Báo nợ, Phiếu chi tiền mặt, v.v.
  11. 11 Chi phí khác: Bảng tính lãi ngân hàng, hóa đơn GTGT, phiếu chi, v.v. - Thu thập thông tin kế toán doanh thu, chi phí, KQKD trên góc độ KTQT 2.2.2. Thực trạng xử lý và phân tích thông tin kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh Kết quả phỏng vấn và khảo sát, quan sát tại các doanh nghiệp đã phản ánh thực trạng xử lý và phân tích thông tin kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại các DNSX bia, rượu, NGK tại Việt Nam. Kết quả được trình bày tại Bảng 2.3. Bảng 2.3. Khảo sát về xử lý và phân tích thông tin kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại các đơn vị khảo sát N Mean THKT3. Doanh nghiệp thực hiện tốt việc phân tích 116 5.97 và xử lý thông tin kế toán DT, CP và KQKD 2.2.2.1. Thực trạng xử lý thông tin kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh - Phương pháp, công cụ xử lý thông tin kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trên góc độ KTTC - Phương pháp, công cụ xử lý thông tin kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trên góc độ KTQT + Phân loại doanh thu, chi phí + Xây dựng định mức và lập dự toán phục vụ chức năng lập kế hoạch của nhà quản trị công ty 2.2.2.2. Thực trạng phân tích thông tin kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh - Phân tích thông tin kế toán doanh thu, chi phí, KQKD phục vụ chức năng kiểm soát các hoạt động của nhà quản trị tại các đơn vị khảo sát
  12. 12 Theo khảo sát chung của tác giả thông qua phỏng vấn nhân viên phòng kế toán tại các đơn vị và thông qua quan sát, 100% các đơn vị được nghiên cứu đã thực hiện triển khai ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất kinh doanh và quản lý. Việc ứng dụng ERP tại các đơn vị cũng đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xử lý và phân tích thông tin. Kết quả cũng cho thấy 100% các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, NGK được khảo sát cũng đã thực hiện phân tích biến động của các khoản mục doanh thu, chi phí và KQKD trong ngắn hạn. Các chỉ tiêu phân tích cũng được chi tiết và thiết kế báo cáo tổng hợp biến động các chỉ tiêu để báo cáo về những biến động giữa các kỳ: kế hoạch và thực hiện, kỳ trước và kỳ thực hiện. - Phân tích thông tin kế toán doanh thu, chi phí, KQKD phục vụ chức năng ra quyết định tại các đơn vị khảo sát Theo kết quả khảo sát, 100% các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, NGK được khảo sát không thực hiện phân tích C- V- P cũng như phân tích thông tin thích hợp phù hợp cho việc ra quyết định. Nguyên nhân do hạn chế về nhận diện và phân loại chi phí của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay phân loại và nhận diện chi phí chủ yếu cho mục đích kế toán tài chính, các khoản mục chi phí được phân loại theo yêu cầu lập báo cáo tài chính. Vì thế, KTQT doanh thu, chi phí và KQKD không cung cấp thông tin khi phân tích thay đổi nhân tố sản lượng, nhân tố giá bán và nhân tố về biến phí hay nhân tố định phí thì lợi nhuận sẽ thay đổi như thế nào để có thể giúp nhà quản trị xem xét các phương án khi đưa ra quyết định trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước. 2.2.3. Thực trạng cung cấp thông tin kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh Kết quả nghiên cứu khảo sát và phỏng vấn tại các DNSX bia, rượu, NGK tại Việt Nam về đánh giá tình hình thực hiện cung cấp
  13. 13 thông tin kế toán được trình bày tại Bảng 2.7. Với thang đo Likert 7 mức độ, kết quả cho thấy việc trình bày và cung cấp thông tin kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại các đơn vị được đánh giá trung bình là 6,21/7. Bảng 2.7. Kết quả đánh giá về cung cấp thông tin kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại các đơn vị khảo sát N Mean Doanh nghiệp thực hiện tốt việc cung cấp thông tin 116 6.21 kế toán DT, CP, KQKD phục vụ ra quyết định 2.2.3.1. Thực trạng cung cấp thông tin kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trên trên góc độ KTTC 2.2.3.2. Thực trạng cung cấp thông tin kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trên góc độ KTQT 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Đo lường biến nghiên cứu Các biến nghiên cứu được tác giả sử dụng từ các nghiên cứu trước với đa dạng các thang đo từ nghiên cứu trước giúp giảm thiểu hiện tượng sai số về phương pháp [80]. Ngoài ra, dựa trên tổng quan các tài liệu, tác giả đã xây dựng các chỉ báo đo lường cho biến Quy định pháp lý cần tuân thủ và biến Thực hiện kế toán doanh thu, chi phí, KQKD tại công ty. Việc phát triển thang đo dựa trên cơ sở tổng quan từ các nghiên cứu trước và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu của tác giả. Đối với các chỉ báo đo lường biến Thực hiện kế toán doanh thu, chi phí, KQKD tại công ty, tác giả sử dụng thang đo Likert 7 mức độ, trong khi đó, các biến độc lập còn lại được sử dụng thang đo Likert 5
  14. 14 mức độ. Việc sử dụng đa dạng thang đo này nhằm tránh hiện tượng sai số do phương pháp. Tác giả tổng hợp đo lường các biến nghiên cứu tại Bảng 2.8. Thu thập và phân tích dữ liệu: Kết quả khảo sát thu hồi được 116 phản hồi từ các vị trí tại các DNSX bia, rượu, NGK của Việt Nam. 2.3.2. Kết quả đánh giá chất lượng thang đo Kết quả tại Bảng 2.9 cho thấy thang đo của các biến nghiên cứu đều lớn hơn 0.6. Điều này có thể giúp kết luận thang đo của các biến nghiên cứu được thu thập và đo lường là hoàn toàn tin cậy. Kết quả tổng hợp phân tích EFA được tổng hợp tại Bảng 2.10 và Phụ lục 2.35. Đối với biến độc lập, kết quả phân tích EFA có hệ số KMO = 0,719 với hệ số sig. = 0,000 của kiểm định Bartlett, hệ số Eigenvalue dừng tại 1 tải lên 5 nhóm nhân tố. Đối với biến phụ thuộc, 5 chỉ báo đo lường chỉ tải lên 1 nhóm nhân tố duy nhất với hệ số KMO = 0,742 (sig. = 0,000 của kiểm định Bartlett). Nghiên cứu thực hiện tính giá trị đại diện cho các biến nghiên cứu. 2.3.3. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu Để thực hiện kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, tác giả thực hiện phân tích tương quan. Kết quả phân tích tương quan được trình bày tại Bảng 2.11. Kết quả cho thấy mối quan hệ tương quan giữa các biến QDPL, KETOAN và NQT với biến phụ thuộc THKT không có ý nghĩa thống kê (sig. lần lượt là 0,34; 0,544 và 0,602). Chính vì vậy, tác giả không đưa các biến này vào mô hình hồi quy. Kết quả hồi quy mô hình tại phần phần Coefficient trong Bảng 2.12 cho thấy các biến Đặc điểm ngành nghề kinh doanh và công nghệ thông tin có ảnh hưởng thống kê đối với biến phụ thuộc thực
  15. 15 hiện kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại các DNSX bia, rượu, NGK của Việt Nam. Như vậy, với 05 giả thuyết đề xuất, có 03 giả thuyết không có ý nghĩa thống kê gồm có giả thuyết H 1, H3, H5 và chấp nhận 02 giả thuyết H2 và H4. Việc bác bỏ các giả thuyết H1, H3, H5 có thể do cỡ mẫu còn hạn chế và liên quan đến các trả lời của đối tượng khảo sát nhà quản trị các cấp trong mẫu còn chưa nhiều. Trong tương lai, nghiên cứu có thể thực hiện mở rộng khảo sát để kiểm tra thêm các giả thuyết phát triển trong mô hình. 2.4. Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam 2.4.1. Những ưu điểm 2.4.1.1. Về quản lý và tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp - Về tổ chức bộ máy quản lý và hệ thống quản trị - Về tổ chức bộ máy kế toán và mô hình kế toán: 2.4.1.2. Về kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại các DNSX bia, rượu, NGK Việt Nam - Ưu điểm về chức năng thu thập thông tin kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại các DNSX bia, rượu, NGK tại Việt Nam Qua kết quả khảo sát tại các DNSX bia, rượu, NGK cho thấy kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất được khảo sát đều có đầy đủ các chứng từ cần thiết để làm cơ sở cho việc kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chứng từ bắt buộc đều tuân thủ theo mẫu do Bộ Tài Chính, hệ thống chứng từ hướng dẫn được thực hiện chi tiết cho từng nội dung kinh tế. - Ưu điểm về chức năng xử lý và phân tích các thông tin kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại các DNSX bia, rượu, NGK tại Việt Nam
  16. 16 Về vận dụng hệ thống tài khoản: Về tự động hóa khâu xử lý thông tin: - Ưu điểm về chức năng cung cấp thông tin doanh thu, chi phí và KQKD tại các DNSX bia, rượu, NGK tại Việt Nam Nhìn chung, công tác kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả tại các đơn vị sản xuất bia rượu nước giải khát được khảo sát đã tổ chức một cách hợp lý, phù hợp với công tác quản lí hiện nay của doanh nghiệp. Mặc dù có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhưng việc hạch toán vẫn được hạch toán hợp lí, đầy đủ, kịp thời, chính xác vào chứng từ và sổ sách theo nguyên tắc kế toán Nhà nước đã ban hành. Việc ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp áp dụng đúng theo “nguyên tắc ghi nhận doanh thu”, chi phí cũng được theo dõi một cách có hệ thống nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định kết quả của doanh nghiệp. 2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân Ngoài những ưu điểm đã đạt được trong công tác kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại các DNSX bia, rượu, NGK tại Việt Nam cũng còn có những tồn tại nhất định và những nguyên nhân đã được tìm hiểu tại các doanh nghiệp khảo sát. 2.4.2.1. Tồn tại trong thu thập thông tin kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại các DNSX bia, rượu, NGK tại Việt Nam - Trên góc độ kế toán tài chính Khó khăn về tổ chức vận dụng và quản lý hệ thống chứng từ điện tử: - Trên góc độ kế toán quản trị Khó khăn về quản lý nguồn dữ liệu và lưu trữ dữ liệu điện tử: Hạn chế về năng lực thực hiện nghiệp vụ: 2.4.2.2. Hạn chế về xử lý và phân tích thông tin doanh thu, chi phí và KQKD - Trên góc độ kế toán tài chính
  17. 17 - Trên góc độ kế toán quản trị Nói chung, kết quả phỏng vấn, khảo sát và quan sát tại các DNSX bia, rượu, NGK của Việt Nam đã cho thấy, đối với lượng lớn các chứng từ trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được số hóa, việc theo dõi, sử dụng để hạch toán và lưu trữ chứng từ cũng được các kế toán viên tại các doanh nghiệp sản xuất trong ngành đánh giá là còn nhiều khó khăn và bất cập. Thêm vào đó, hoạt động phân tích thông tin doanh thu, chi phí và KQKD chưa được chú trọng vào chiều sâu nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị thực hiện các chức năng quản lý. 2.4.2.3. Hạn chế về trình bày và cung cấp thông tin doanh thu, chi phí và KQKD - Trên góc độ kế toán tài chính Thông tin về KQKD chưa được chi tiết theo các đối tượng như nhóm sản phẩm, khu vực địa lý, v.v. Thêm vào đó, việc mã hóa và theo dõi thông tin chi phí chung của chi phí bán hàng và QLDN chưa được thực hiện hoàn chỉnh, dẫn đến, các đơn vị chưa lập được báo cáo KQKD chi tiết cho từng mặt hàng một cách chính xác mà chỉ mang tính chất tương đối do chưa phân bổ hết chi phí quản lý chung. - Trên góc độ kế toán quản trị Do hạn chế về thực hiện phân tích thông tin cho mục đích ra quyết định kinh doanh tại các đơn vị khảo sát, do vậy, việc cung cấp thông tin doanh thu, chi phí, KQKD phục vụ cho chức năng ra quyết định tại các đơn vị khảo sát chưa được các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, NGK chú trọng. Kết quả khảo sát tại các đơn vị cho thấy, công tác cung cấp thông tin được thực hiện trực quan hóa và theo thời gian thực chủ yếu là thông tin doanh số. Các thông tin về chi phí, KQKD chưa được triển khai chi tiết mà vẫn kết hợp theo dõi quan excel.
  18. 18 Kết luận chương 2
  19. 19 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ, KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT BIA, RƯỢU, NƯỚC GIẢI KHÁT CỦA VIỆT NAM 3.1. Định hướng chiến lược và mục tiêu của các các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát của Việt Nam 3.2. Nghiên cứu định hướng áp dụng IAS/IFRS trong kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát của Việt Nam Kết quả phỏng vấn tại 11 DNSX bia, rượu, NGK về nhu cầu áp dụng IFRS và các yếu tố cản trở áp dụng IFRS tại các đơn vị này được trình bày tại Hình 3.1. Hình 3.1. Nhu cầu và yếu tố cản trở áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy 3/11 đơn vị khảo sát cho nhu cầu áp dụng IFRS là Sabeco, Công ty TNHH Tribeco và Công ty cổ phần Pushmax. Đây là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, các yếu tố cản trở được đánh giá nhiều nhất là 11/11 ý kiến đánh giá về tiêu chuẩn đo lường giá trị hợp lý tại Việt Nam và hạn chế đào tạo IFRS tại cơ sở giáo dục và doanh nghiệp, 10/11 ý kiến đánh giá cho rằng việc áp dụng IFRS làm gia tăng chi phí khi áp dụng sẽ là yếu tố rào cản áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, trình độ nhân lực kế toán chưa đáp ứng và sự thuẩn thủ các tiêu thuẩn, nguyên tắc khi áp dụng IFRS cũng là yếu tố rào cản lớn với 9/11 ý kiến đồng thuận quan điểm này. 3.2.1. Nghiên cứu trường hợp của Tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Sài Gòn - SABECO - Đặc điểm về tổ chức quản lý và quy mô của Sabeco:
  20. 20 - Đặc điểm về sở hữu vốn tại Sabeco - Nhu cầu áp dụng IFRS của SABECO 3.2.2. Nghiên cứu trường hợp của Tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Hà Nội - HABECO - Đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô của HABECO - Đặc điểm sở hữu vốn của HABECO - Nhu cầu áp dụng IFRS tại HABECO 3.3. Yêu cầu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát của Việt Nam 3.4. Các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát của Việt Nam 3.4.1. Hoàn thiện thu thập thông tin kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh - Giải pháp hoàn thiện trên góc độ Kế toán tài chính  Giải pháp xây dựng, hoàn chỉnh kho dữ liệu để quản lý, lưu trữ dữ liệu, chứng từ điện tử Hình 3.4. Hướng dẫn áp dụng tổ chức kho dữ liệu quản lý dữ liệu điện tử - Giải pháp hoàn thiện trên góc độ kế toán quản trị  Giải pháp phân bổ ngân sách cho đào tạo và tổ chức kho dữ liệu 3.4.2. Hoàn thiện xử lý, phân tích thông tin kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh - Giải pháp hoàn thiện trên góc độ KTTC  Sử dụng các phần mềm chuyển đổi, xử lý nhập liệu tự động - Giải pháp hoàn thiện trên góc độ kế toán quản trị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0