Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn về liên kết du lịch của các tỉnh Bắc Trung Bộ. Từ đó, đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN XUÂN QUANG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XVẬN TÀI THỦY-BỘ Ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 9 34 04 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2020
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Tập thể hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Đình Long 2. TS. Nguyễn Thị Minh Phượng Phản biện 1: GS.TS. Đỗ Đức Bình Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng Phản biện 3: PGS.TS. Trần Đức Hiệp Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi …….giờ, ngày ……… tháng …… năm …… Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội Thư viện Quốc gia Việt Nam
- DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Trần Xuân Quang et al. (2020), Factors Affecting Community-Based Tourism Development and Environmental Protection: Practical Study in Vietnam, Journal of Environmental Protection, 2020, 11, 124-151. 2. Trần Xuân Quang (2020), Đánh giá của du khách về du lịch cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Tạp chí Thông tin Khoa học và công nghệ số 3 - 2020 3. Trần Xuân Quang (2020), Liên kết du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Số tháng 2/2020, Tr 95 – 97. 4. Trần Xuân Quang (2019), Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 17 (06/2019), Tr 99 – 101. 5. Trần Xuân Quang (2018), Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm giá trị cao phục vụ du lịch tại tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Số tháng 7/2020.
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khu vực Bắc Trung Bộ gồm 06 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế, có dân số trên 10 triệu người với 25 dân tộc anh em cùng sinh sống; Là vùng có khá nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch đặc thù, đặc sắc mà các vùng khác không có. Thứ nhất, đây là vùng duy nhất có kế cấu địa phương trải dài liên tục, từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên Huế, các tỉnh nối liền một dải, một tỉnh chỉ tiếp giáp với hai tỉnh hai đầu, trừ Thừa Thiên – Huế tiếp giáp với 3 tỉnh. Thứ hai,địa thế của vùng nối liền với biển (biển Đông) và núi (dãy Trường Sơn), sau lưng là nước bạn Lào. Đồng bằng ít, núi nhiều, độ dốc lớn, rất khó khăn trong việc phát triển các loại kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, tính theo tỷ lệ chiều dài “biên giới” với diện tích của vùng, tiềm năng “mở cửa – hội nhập” của Bắc Trung Bộ là khá lớn. Thứ ba, đây là vùng có nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc và đẳng cấp. Tuy có tiềm năng, lợi thế lớn, mức độ khác biệt nhưng du lịch của vùng vẫn còn kém phát triển. Vì sao vậy? Một là, cũng như các vùng, các địa phương khác trên cả nước, du lịch vùng Bắc Trung Bộ vẫn phát triển theo logic cổ điển (du lịch “đi sau”). Tính “tự lực địa phương” là chính, do đó, chia cắt, manh mún, nghèo nàn và không thể phối hợp vẫn là đặc điểm chính. Hình thái du lịch chủ đạo vẫn chỉ là “nghỉ mát – tắm biển” có tính thời vụ, “nhờ trời”. Các lợi thế, tính đặc sắc riêng của các địa phương không được kết nối, tạo ra sức mạng cộng hưởng nên khó phát huy. Hai là, thiếu nguồn lực khởi động, thiếu hạ tầng kết nối quốc tế đúng tầm, đúng cách, chưa có nhà đầu tư chiến lược, thiếu cơ chế phối hợp, liên kết và vận hành phù hợp, không có chính sách đột phá, không đủ quyền chủ động điều hành và tổ chức,…đều có thể là nguyên nhân dẫn đến liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ còn chưa thực sự mạnh để khẳng định vai trò và tiềm năng du lịch của vùng. Chính vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ trong thời gian quan để nhìn nhận đúng nguyên nhân của vấn đề liên kết phát triển du lịch của vùng còn yếu kém, để nhận diện, phác họa đúng chân dung đối tượng mà du lịch Bắc Trung Bộ đang nhắm đến để hội nhập quốc tế, đồng thời, định hướng và tìm giải pháp tăng cường liên kết du lịch để có thể làm cho ngành du lịch đóng vai trò “ngành mũi nhọn” tại vùng Bắc Trung Bộ. Vấn đề đặt ra là cần phát huy những lợi thế khác biệt bà trội bật đảm bảo chi vùng phát triển du lịch như thế nào? Cơ sở nào để thực hiện? và giải pháp nào để tăng cường liên kết du lịch của vùng Bắc Trung Bộ trong thời gian tới?... Xuất phát từ những lý do đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế với mong muốn đóng góp thêm những cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài + Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn về liên kết du lịch của các tỉnh Bắc Trung Bộ. Từ đó, đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ. Để đạt được mục đích này, luận án hướng đến việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu: 1
- Sơ đồ 1.1: Khung phân tích liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ 2
- 1. Liên kết phát triển du lịch là gì? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến quá trình liên kết đó? 2. Thực trạng liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ như thế nào? 3. Cần có những giải pháp nào để tăng cường liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ trong thời gian tới? Trên cơ sở xác định mục đích nghiên cứu, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ đặt ra theo sơ đồ mô hình nghiên cứu như sau: + Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: - Làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận về phát triển du lịch và liên kết phát triển du lịch; Kinh nghiệm một số quốc gia và một số địa phương trong nước về phát triển du lịch, từ đó rút ra bài học đối với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. - Đánh giá đúng thực trạng về liên kết phát triển du lịch của các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian qua, đưa ra các thành tựu, thách thức và hạn chế, đồng thời làm rõ nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu + Đối tƣợng nghiên cứu: Liên kết phát triển du lịch + Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến liên kết phát triển du lịch tại các tỉnh Bắc Trung Bộ như: (1) Liên kết tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch; (2) Liên kết phát triển sản phẩm du lịch; (3) Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; (4) Liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông; (5) Liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với thế mạnh của từng địa phương; (6) Liên kết hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch. Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu liên kết phát triển du lịch trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ. Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn 2015 – 2019, dự báo cho đến năm 2025 và những năm tiếp theo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đánh giá liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, luận án không chỉ dựa vào phân tích định tính (thông qua miêu tả) mà còn cung cấp những phân tích định lượng (thông qua điều tra, phân tích thống kê số liệu). Cụ thể, những phương pháp sau sẽ được đưa vào sử dụng: 4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu * Chọn mẫu điều tra: + Lựa chọn mẫu điều tra: Đối tượng điều tra và phỏng vấn mẫu nghiên cứu gồm 2 nhóm đối tượng: (1) các chuyên gia (đó là các chuyên gia du lịch làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước cả ở cấp trung ương và cấp địa phương, các doanh nhân, nhân viên kinh doanh du lịch; (2) khách du lịch 3
- (khách nội địa và quốc tế) + Quy mô và cách chọn mẫu: - Đối với nhóm chuyên gia thì dự kiến số lượng phiếu điều tra phỏng vấn xin ý kiến là 150 phiếu (150 người). Các chuyên gia được chọn một cách có chọn lọc nhằm đảm bảo thu thập được những thông tin chính xác. Mặt khác, đối tượ ng được phỏng vấn ở nhiều địa điểm khác nhau chứ không tập trung một nơi cũng như nghề nghiệp khác nhau nhằm thu được những thông tin đa dạng về nhân khẩu học. Việc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia thực hiện bằng cách gặp gỡ, liên lạc để chuyên gia đồng ý đánh giá sau đó gửi cho chuyên gia Bảng hỏi qua email hoặc trực tiếp bản in. Chuyên gia có thể cho ý kiến trực tiếp vào file mềm rồi trả lời lại bằng email hoặc bản in. - Đối với khách du lịch dự kiến 250 phiếu cho cả khách nội địa và nước ngoài. Thời điểm lấy ý kiến đánh giá của du khách chọn thời điểm đông khách tại các điểm du lịch tại vùng Bắc Trung Bộ. Nguyên tắc chọn du khách phỏng vấn theo cách thức ngẫu nhiên. - Thiết kế phiếu theo thang đo được đo lường bằng thang Likert 5 điểm, trong đó 1 là Rất kém; 2 là Kém; 3 là Trung bình; 4 là Khá và 5 là Tốt. 4.2 Phƣơng pháp thu thập và phân tích số liệu 4.2.1 Số liệu thứ cấp 4.2.2 Số liệu sơ cấp 4.2.3. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp chuyên gia: Đối tượng chuyên gia mà nghiên cứu này sẽ tiếp cận, đó là các nhà nghiên cứu, giảng viên, doanh nhân, nhân viên kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, v.v… thuộc lĩnh vực du lịch. Những đối tượng này sẽ được phỏng vấn, hỏi ý kiến về các tiêu chí đánh giá liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ lấy ra từ mô hình tích hợp đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch của Dwyer và Kim (2003) [105]. Trên cơ sở đó một mô hình phù hợp sẽ được xây dựng nhằm đánh giá liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Các tiêu chí trong mô hình đánh giá sẽ được xây dựng và chuyển thành bảng hỏi dùng để điều tra phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu này còn có mục tiêu khuyến nghị các giải pháp chính sách nhằm tăng cường liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, do đó nội dung của phỏng vấn còn quan tâm đến những ý kiến của chuyên gia trong đề xuất các giải pháp chính sách nhằm tăng cường liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ. - Phương pháp nghiên cứu so sánh: với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu là đánh giá liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ nên phương pháp nghiên cứu so sánh được lựa chọn sử dụng. Phương pháp này giúp nghiên cứu có thể tìm ra được những điểm tương đồng cũng như sự khác biệt giữa liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ. - Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng xác suất thống kê để kiểm định độ tin cậy về kết quả điều tra phỏng vấn của các đối tượng. Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để phân tích Cronbach Alpha nhằm loại biến có hệ số tương quan với biến tổng nhỏ đồng thời kiểm tra độ tin cậy 4
- của các thang đo. Thêm vào đó phầm mềm SPSS 22.0 cũng được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA . 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Là một nghiên cứu mang tính hệ thống liên quan đến liên kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ, luận án đã có những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn như sau: - Luận án đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về liên kết vùng, liên kết phát triển du lịch cả trong và ngoài nước, làm rõ nội hàm liên kết phát triển du lịch, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển du lịch. Luận án đã tổng kết được bài học kinh nghiệm về liên kết phát triển du lịch của các quốc gia trong khu vực Châu Á và các địa phương trong nước như vùng Nam Bộ, vùng Tây Bắc. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm về liên kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ. - Luận án đã đưa ra các quan điểm về liên kết vùng và liên kết phát triển du lịch. - Đánh giá thực trạng liên kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ, những thuận lợi và hạn chế, chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Và đề xuất các nhóm giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường liên kết phát triển du lịch tại các tỉnh Bắc Trung Bộ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án + Ý nghĩa lý luận của luận án: - Lý luận về liên kết vùng, liên kết phát triển du lịch thực hiện trong luận án góp phần khẳng định việc liên kết phát triển du lịch là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động này, là cơ sở gợi mở cần thiết cho các nghiên cứu tiếp theo. - Kết quả nghiên cứu cho thấy muốn tăng cường liên kết phát triển du lịch cần quy hoạch tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng vùng, tránh tình trạng chồng chéo, liên kết du lịch giữa các tỉnh trong vùng và các vùng trong cả nước, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và những người trực tiếp tham gia hoạt động du lịch. Bên cạnh đó là định hướng phát triển du lịch từ chiều rộng sang chiều sâu, phát triển du lịch bền vững với chất lượng dịch vụ cao hơn; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành…; vì vậy tính đồng bộ trong thực hiện các giải pháp cần phải được đặc biệt quan tâm. + Ý nghĩa thực tiễn của luận án: - Luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ; các giải pháp này nếu được áp dụng sẽ góp phần tăng cường liên kết phát triển du lịch Bắc Trung Bộ trong thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề liên kết vùng, liên kết du lịch; các địa phương khác trong cả nước cũng có thể tìm thấy những thông tin bổ ích trong luận án này. 5
- 7. Kết cấu của Luận án Ngoài Lời mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu, phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu có liên quan đến luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết phát triển du lịch Chương 3: Phân tích thực trạng liên kết phát triển du lịch tại các tỉnh Bắc Trung Bộ Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp tăng cường liên kết phát triển du lịch tại các tỉnh Bắc Trung Bộ CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan liên kết và liên kết phát triển vùng 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến liên kết 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến liên kết 1.2. Tổng quan về một số công trình nghiên cứu về du lịch 1.3. Tổng quan về một số công trình nghiên cứu phát triển du lịch và liên kết phát triển du lịch 1.4. Những vấn đề rút ra Qua nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước, những vấn đề sau đây đã được đề cập đến, luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển, hoàn thiện theo hướng phù hợp với nội dung và yêu cầu của đề tài luận án đề ra: Thứ nhất, một số công trình trong và ngoài nước đã đề cập tới khái niệm phát triển du lịch, liên kết phát triển du lịch và vai trò của liên kết phát triển du lịch. Tuy nhiên, để sử dụng được các khái niệm trên trong luận án cần phải khái quát lại và bổ sung những đặc trưng mới cho phù hợp với nội dung và yêu cầu của luận án đòi hỏi. Thứ hai, trong một số công trình đã đề cập đến nội dung liên kết phát triển du lịch. Những nội dung này luận án đã kế thừa và phát triển rộng ra, gắn kết các đặc điểm các hoạt động du lịch của vùng Bắc Trung Bộ cho phù hợp và tương đồng hơn. Thứ ba, nhiều tư liệu thực tiễn và tình hình hoạt động liên kết phát triển du lịch ở một số quốc gia và địa phương trong nước được tác giả luận án kế thừa và cơ cấu lại theo các tiêu thức cho phù hợp với đề tài. Thứ tư, hầu như tất cả các công trình nghiên cứu đều đề cập tới quan điểm, phương hướng và hệ thống các giải pháp để thúc đẩy du lịch phát triển. Ở đây luận án chỉ kế thừa các giải pháp liên kết du lịch hoặc liên kết du lịch để phát triển và hoàn thiện hơn. Cho đến nay, tác giả luận án chưa có tìm thấy một luận án nào viết về liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Do đó, nội dung cốt lõi trong đề cương được phê duyệt của luận án do tác giả tự nghiên cứu và triển khai. Đó là các nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, chứng minh tính khách quan của liên kết phát triển du lịch do yêu cầu phát triển nội tại của các địa phương, trong đó sản phẩm du lịch với tư cách là sản 6
- phẩm ra đời trên cơ sở tài nguyên của địa phương và liên kết với các dịa phương khác trong vùng để tăng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ du lịch. Thứ hai, phân tích thực trạng liên kết phát triển du lịch trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ với các nội dung cốt lõi: (1) Liên kết tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch; (2) Liên kết phát triển sản phẩm du lịch; (3) Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; (4) Liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông; (5) Liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với thế mạnh của từng địa phương; (6) Liên kết hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch. Thứ ba đưa ra được những quan điểm cơ bản và hệ thống các giải pháp khả thi để tăng cường liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ và bảo đảm cho nó phát triển ổn định bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH 2.1 Du lịch, liên kết, liên kết phát triển du lịch – Một số khái niệm và cách tiếp cận 2.1.1. Du lịch, phát triển du lịch, phát triển du lịch bền vững Ở Việt Nam, theo khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch năm 2017, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác [55] Từ những định nghĩa trên, theo tác giả, du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm và vui chơi, giải trí trong một khoảng thời gian nhất định; là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. Như vậy, theo tác giả, phát triển du lịch là một dạng phát triển kinh tế với tư cách là một ngành. Các chỉ số thể hiện kết quả của quá trình phát triển du lịch bao gồm: số lượng khách du lịch và thu nhập du lịch; số lượng lao động/số việc làm mà ngành du lịch tạo ra; số lượng các doanh nghiệp du lịch được thành lập; số lượng các khu/điểm du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của khách trong một khoảng thời gian nhất định tại điểm đến cụ thể. Điểm đến đó có thể là khu vực, quốc gia, vùng, địa bàn, hoặc địa phương (tỉnh/thành phố). 2.1.2. Vùng, liên kết, liên kết phát triển du lịch 2.1.2.1. Khái niệm vùng trong phát triển du lịch Vùng du lịch là một cộng đồng lãnh thổ của các xí nghiệp chuyên môn hóa phục vụ khách du lịch, có quan hệ mật thiết về kinh tế nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách trên cơ sở sử dụng tổng thể tự nhiên, văn hóa lịch sử hiện có và các điều kiện kinh tế - xã hội của lãnh thổ [75]. Một số nghiên cứu cho thấy, vùng du lịch là không gian du lịch gồm nhiều địa phương khác nhau, là một tổng thể thống nhất 7
- của các đối tượng tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội. Ở đó có các yếu tố của du lịch như tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch, nguồn lao động du lịch, nhu cầu và số lượng khách du lịch và các yếu tố kinh tế - xã hội khác. Đặc trưng của mỗi vùng thể hiện ơ sự khác biệt về tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. 2.1.2.2. Liên kết vùng du lịch Theo tác giả, liên kết vùng du lịch chính là hợp tác và phân công giữa các bên tham gia trong một số lĩnh vực phát triển du lịch chính, bao gồm: hợp tác phân bổ lại nguồn lực, điều chỉnh quy hoạch phát triển phù hợp với thế mạnh của từng địa phương trong vùng, trong từng giai đoạn phát triển; liên kết trong phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm đặc trưng của nhóm các địa phương, của các tiểu vùng trong vùng hoặc giữa hai vùng du lịch liền kề; liên kết trong xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu điểm đến và sản phẩm du lịch; liên kết thiết lập sự thống nhất về không gian du lịch vùng (hệ thống điểm, tuyến du lịch) thông qua phát triển hạ tầng kết nối lãnh thổ; liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực; hợp tác trong huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách để đầu tư phát triển du lịch chung của vùng; hợp tác cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh vùng du lịch; hợp tác xây dựng hệ thống thông tin và trao đổi thông tin du lịch phục vụ các mục tiêu phát triển du lịch của vùng; hợp tác bảo vệ môi trường đối với các vấn đề môi trường mang tính vùng, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trong lĩnh vực du lịch. 2.1.3. Mục tiêu, nguyên tắc và phạm vi của liên kết vùng trong phát triển du lịch 2.1.3.1. Mục tiêu Liên kết phát triển du lịch nhằm khai thác tối đa và phát huy có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, của từng tiểu vùng và toàn vùng góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch nhanh và bền vững. Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương và vùng có giá trị gia tăng lớn, có sức cạnh tranh ở tầm quốc gia, khu vực và quốc tế; góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và trình độ dân trí cho các cộng đồng địa phương. 2.1.3.2. Nguyên tắc * Nguyên tắc 1: (Dựa trên Lý thuyết cực tăng trưởng) Hình thành cực phát triển, các dòng hướng tâm của các nguồn lực sản xuất tới cực, và dòng ly tâm của các dòng tiền, thông tin, tiến bộ khoa học và công nghệ… từ cực sang các vùng xung quanh. * Nguyên tắc 2: (Dựa trên Lý thuyết vùng trung tâm) Hình thành những vị trí trung tâm cung cấp dịch vụ và hàng hóa cho các vùng xung quanh. * Nguyên tắc 3: (Dựa trên Lý thuyết Desakota): Định hướng xen vùng 2.1.3.3. Phạm vi của liên kết vùng du lịch Liên kết vùng du lịch là thể hiện rõ nét của hoạt động hợp tác du lịch nói chung trong phạm vi một vùng du lịch. Mục đích hợp tác, liên kết du lịch của một vùng, nói cho cùng, là tạo ra sự phát triển du lịch tại vùng đó với biểu hiện cụ thể là việc tăng lượng khách, tăng doanh thu, tăng lợi thế cạnh tranh và hình ảnh du lịch của vùng. Liên kết vùng du lịch cho thấy hoạt động thúc đẩy hợp tác trong phát triển du lịch một cách chủ động, đặc biệt với sự tham gia của các cơ quan quản lý. 2.1.3.4. Các hoạt động liên kết vùng du lịch 8
- Mục tiêu của liên kết vùng du lịch là phát triển và quản lý du lịch điểm đến du lịch cấp vùng một cách có hiệu quả. Với góc nhìn này, các hoạt động liên kết vùng bao gồm các hoạt động từ việc xây dựng chiến lược phát triển, hoạt động marketing, quản lý nâng cao trải nghiệm của khách du lịch (UNWTO 2008) [194]. 2.1.4. Điều kiện liên kết vùng trong phát triển du lịch 2.1.4.1. Cơ sở tạo lập liên kết vùng du lịch 2.1.4.2. Các điều kiện thực hiện liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch 2.1.4.3. Các tiêu chí đánh giá liên kết phát triển du lịch 2.2. Nội dung về liên kết phát triển du lịch Liên kết phát triển du lịch bao gồm nhiều nội dung nhưng luận án tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: 2.2.1. Liên kết tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến xây dựng thương hiệu du lịch 2.2.2. Liên kết xây dựng sản phẩm du lịch, chương trình du lịch (tour du lịch) chung của toàn vùng 2.2.3. Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2.2.4. Liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông 2.2.5. Liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với thế mạnh của từng địa phương 2.2.6. Liên kết hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch 2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến liên kết phát triển du lịch 2.4. Kinh nghiệm về liên kết phát triển du lịch và bài học kinh nghiệm cho các tỉnh Bắc Trung Bộ 2.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực 2.4.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 2.4.1.2. Kinh nghiệm của Malaysia 2.4.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc 2.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 2.4.2.1. Kinh nghiệm của vùng Nam Trung Bộ 2.4.2.2. Kinh nghiệm của vùng Tây Bắc 2.4.3. Bài học rút ra cho các tỉnh Bắc Trung Bộ Thứ nhất, liên kết phát triển du lịch theo vùng và liên vùng là một yêu cầu cần thiết cho phát triển du lịch. Thứ hai, liên kết vùng phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội, hình thành chuỗi liên kết vùng và liên vùng. Thứ ba, cần có những định hướng và chiến lược rõ ràng cho phát triển liên kết vùng du lịch, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển một số trung tâm du lịch vùng để lan tỏa sang các vùng khác. Thứ tư, xây dựng thể chế quản trị và hình thành tổ chức điều phối liên kết vùng là một trong những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy liên kết du lịch vùng. Thứ năm, liên kết phát triển sản phẩm du lịch là một trong những nội dung trọng tâm của liên kết phát triển du lịch. Thứ sáu, thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân là yêu cầu quan trọng để có hiệu quả trong liên kết vùng du lịch. 9
- Thứ bảy, cần chú trọng cách tiếp cận bao trùm lợi ích, cam kết và đại diện của các bên trong các hoạt động liên kết du lịch. CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ 3.1. Tiềm năng và lợi thế của du lịch vùng Bắc Trung Bộ 3.1.1. Vị trí địa lý Đây là vùng có vị trí địa lý đặc biệt, có lãnh thổ kéo dài, địa hình phức tạp, nằm gọn trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam, là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, với nước bạn Lào, Campuchia, có nhiều vũng nước sâu và cửa sông có thể hình thành cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh trong vùng, với các vùng trong nước và quốc tế. Đây là vùng mà tất cả các tỉnh đều giáp biển, là lợi thế mà không phải vùng nào cũng có được. 3.1.2. Tài nguyên du lịch Bắc Trung Bộ là vùng tài nguyên du lịch vô cùng đa dạng, phong phú với dải bờ biển dài khoảng 670 km, thiên nhiên hoang sơ và giàu những nét văn hóa đặc sắc. Bắc Trung Bộ nổi tiếng với các bãi biển đẹp như: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng (Quảng Trị), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế)...; các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia: Bến En (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang, Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Phong Nha – Kẻ Bàng, Sơn Đoòng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế)... Với tiềm năng sinh thái rừng và biển phong phú, đa dạng, các tỉnh Bắc Trung Bộ có điều kiện lý tưởng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và thể thao mạo hiểm. 3.1.3. Cơ sở hạ tầng Vùng Bắc Trung Bộ có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường hàng khong tương đối phát triển, kết nối toàn bộ 6 tỉnh thuộc vùng là ba tuyến quan trọng trên trục giao thông Bắc – Nam là đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam và đường Hồ Chí Minh. Ngoài ra, vùng cũng có nhiều sân bay, trong đó quan trọng nhất là sân bay Phú Bài (Thừa Thiên – Huế), Vinh và Đồng Hới. Nhìn chung, so với cả nước, các tuyến giao thông đường bộ của vùng Bắc Trung Bộ tương đối thuận lợi, thường xuyên được bảo trì, nâng cấp nên có chất lượng tốt. Tuy nhiên, do tác động của thiên tai, bão lũ nên giao thông còn gặp nhiều khó khăn vào mùa mưa bão. 3.1.4. Vị trí Vùng du lịch Bắc Trung Bộ trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước và quốc tế Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương vùng du lịch Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định rõ vai trò quan trọng có tính quyết định của du lịch – dịch vụ thông qua mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. Hầu hết các địa phương trong vùng đã xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Công nghiệp - Du lịch, dịch vụ - Nông nghiệp và đã xác định hướng đưa ngành du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hoặc ngành kinh tế mạnh. Như vậy: Du lịch dịch vụ sẽ đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế của các địa phương. 10
- Biểu đồ 3.1. So sánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bắc Trung Bộ giai đoạn 2011 - 2018 Tóm lại: Vùng du lịch Bắc Trung Bộ là một vùng đất không chỉ có cảnh quan đẹp do thiên nhiên ưu đãi mà còn có lịch sử, xã hội, văn hóa biến động phức tạp. Là nơi hội nhập các luồng văn hóa tư tưởng khác nhau với sự pha tạp các dân tộc khác nhau. Chính sự pha trộn đó làm cho các địa phương trung vùng trở thành nét đặc thù về lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam. Với lợi thế so sánh của mình, việc phát triển hoạt động du lịch tại vùng thực sự có vai trò quan trọng nó không chỉ đóng góp vào sự phát triển du lịch của cả nước mà còn thúc đẩy sự phát triển du lịch ở khu vực Đông Nam và Châu – Thái Bình Dương. 3.1.5. Thực trạng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ * Thị trường khách du lịch Năm 2011 cả vùng Bắc Trung Bộ đón được 10.908.503 lượt khách du lịch, năm 2018 lượng khách đến các tỉnh này đã là 27.985.000 lượt khách, tăng 156,54%. Trong đó, lượng khách nội địa năm 2018 tăng so với năm 2011 là 158,87%; lượng khách quốc tế năm 2018 tăng so với năm 2011 là 136,61%. Trong 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, tỉnh Quảng Bình có lượng khách du lịch nội địa và quốc tế tăng nhanh nhất cả về số tuyệt đối và số tương đối. Bảng 3.3. Doanh thu từ du lịch của các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ (ĐVT: tỷ đông) Năm So sánh Tỉnh Tổng 2011 2014 2015 2018 2015/2011 2018/2011 cộng Thanh Hóa 2 245 3 690 5 180 10 605 21 720 230,73 472,38 Nghệ An 1 004 2 093 2 382 7 410 12 889 237,30 738,19 Hà Tĩnh 256 306 400 5 601 6 563 156,25 2187,89 Quảng Bình 403 2 871 3 235 4 485 10 993 803,48 1114,01 Quảng Trị 946 1 270 1 300 1 624 5 140 137,42 171,67 Thừa Thiên - 19 442 Huế 4 910 4 833 4 750 4 950 96,73 100,81 Cộng 9 763 15 062 17 246 34 675 76 747 176,64 355,15 (Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch các năm - Sở VHTT & DL các tỉnh) [62] 11
- * Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của vùng nhìn chung còn kém phát triển, chưa thực sự thuận lợi cho khách tiếp cận các khu/điểm du lịch và đảm bảo vệ sinh, môi trường cho hoạt động du lịch. Biểu đồ 3.4. So sánh lƣợng buồng lƣu trú du lịch của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ qua các năm (ĐVT: buồng) * Nguồn nhân lực du lịch Năm 2011 số lao động trực tiếp trong ngành du lịch tại vùng là 52.522 người, đến năm 2018 số lao trực tiếp trong ngành du lịch tại vùng là 72.093 người, tốc độ tăng năm 2018 so với năm 2011 là 37,26%. Lao động trong ngành du lịch đông nhất là ở tỉnh Quảng Trị, tiếp đến là Thanh Hóa và Huế, các tỉnh còn lại có số lao động trong ngành du lịch tương đương nhau và chiếm khoảng 7 – 8% của toàn vùng. Trong tổng số lao động trong ngành du lịch của vùng có khoảng 19% có trình độ đại học và trên đại học. Hiện nay cả vùng có 25 cơ sở có các chương trình đào tạo du lịch ở các trình độ khác nhau. Tuy nhiên chí có trường Cao đẳng Du lịch Huế, Trung cấp du lịch miền Trung là đào tạo chuyên sâu. (ĐVT: người) Biểu đồ 3.5. So sánh lao động du lịch của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ qua các năm 12
- * Các sản phẩm du lịch Phát huy thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, Bắc Trung Bộ phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau như: Du lịch nghỉ dưỡng biển: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Lăng Cô,... Du lịch tham quan tiềm hiểu di sản: cố đô Huế, Thành nhà Hồ, ... Du lịch sinh thái, khám phá hang động: Phong Nha – Kẻ Bàng, Sơn Đoòng,.. Du lịch tìm hiểu lịch sử - cách mạng, du lịch về nguồn: Kim Liên (Nghệ An), nghĩa trang Trường Sơn, thành cổ Quảng Trị, ... Ngoài ra, vùng còn có nhiều mô hình liên kết du lịch như: hành trình kinh đô Việt Cổ; Con đường di sản miền Trung; Một ngày ăn cơm ba nước,... 3.2. Thực trạng liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ 3.2.1. Liên kết tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch Kết quả công tác quảng bá, xúc tiến cho thấy hình thức và cách thức tuyên truyền quảng bá du lịch của các tỉnh khá phong phú cả về nội dung và hình thức, có tác động tích cực tới việc nâng cao thương hiệu du lịch đặc sắc của vùng Bắc Trung Bộ, tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách trong nước và quốc tế về tiềm năng du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn người được hỏi (90,42%) cho rằng chương rình liên kết du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ đã có tác dụng nâng cao thương hiệu du lịch ở Băc Trung Bộ. Nhiều tour, tuyến du lịch liên kết được hình thành và đưa vào khai thác có hiệu quả. Nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng được xây dựng nhờ việc kết nối các tour, tuyến, điểm du lịch. Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đã có nhiều chương trình hợp tác liên kết xây dựng nhiều sản phẩm du lịch đặc thù trở thành một trong những tuyến du lịch thu hút khá đông khác quốc tế. Chất lượng du lịch cộng đồng được cải thiện đáng kể. Sự phát triển của các chương trình liên kết du lịch và các tour, tuyến du lịch liên tỉnh đã tạo điều kiện từng bước hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch. Xu hướng đầu tư vào phân khúc cao cấp với sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ đã hình thành. Sự liên kết giữa các tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ với các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra sức hút đầu tư lớn. Các tỉnh Bắc Trung Bộ đã thu hút được nhiều sự án đầu tư khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, cơ sỏ lưu trú cao cấp, trong đố nhiều dự án xây dựng khách sạn đạt chuẩn từ 3 – 4 sao, góp phần thay đổi diện mạo một số khu du lịch và từng bước đáp ứng yêu cầu về chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. 3.2.2. Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Các chương trình liên kết đã bước đầu giới thiệu được các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ và từng nhóm địa phương cũng như sản phẩm đặc thù của từng địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy, với tổng số phiếu khảo sát là 386 phiếu trả lời, bao gồm cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cán bộ ở các khu du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các nhà khoa học và khách du lịch về kết quả của chương trình liên kết đối với sản phẩm du lịch đặc trưng vùng Bắc Trung Bộ được 13
- thể hiện ở bảng 3.7. Kết quả cho thấy có đến 87,05% số người được hỏi đồng ý cho rằng các chương trình liên kết du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ đã có tác dụng giới thiệu được các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng. 3.2.3. Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực * Về quy mô Bắc Trung Bộ là vùng có quy mô nhân lực lớn, dân số chủ yếu tập trung tại vùng nông thôn. Năm 2018, dân số toàn vùng là 10.513.694 người, trong đó dân số nông thôn chiếm đến 82,9%. Dân cư thưa thớt, mật độ thấp hơn so với các khu vực (121 người/km2). Cơ cấu dân số trẻ, số người thuộc nhóm dưới 15 tuổi là 3.082.271 (26,84%). Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2018 chiếm có 62,2% dân số (nam 15-60 tuổi, nữ 15-55 tuổi). * Về chất lượng Trình độ lao động chưa cao: năm 2018, tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của Thanh Hóa là 12%, Huế là 16,2%, Hà Tĩnh là 13,7%, Quảng Trị là 11,8% (cả nước là 17,9%). Quảng Bình có tín hiệu tốt hơn là 17,9% và Nghệ An là 18,9%. Tỷ lệ này thể hiện phần nào chất lượng nhân lực vùng Bắc Trung Bộ, có ảnh hưởng quan trọng đến các chính sách, mục tiêu phát triển du lịch của vùng. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thấp nhất trong toàn quốc. Nếu như, tỷ lệ dân số biết chữ của cả nước là 94,8%, thì tỷ lệ này ở vùng Bắc Trung Bộ chưa đạt được mức 90%. 3.2.4. Liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông Hạ tầng giao thông trong khu vực được chú trọng đầu tư. Về giao thông đường bộ, các dự án lớn (dự án nâng caaos mạng lưới giao thông khu vực miền Trung – ADB5, dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh, dự án cầu vượt ngã ba Huế - Đà Nẵng,…), đã được xúc tiến triển khai nhằm đẩy mạnh sự giao lưu giữa các vùng Bắc – Nam Trung Bộ với các cực phát triển của cả nước là đồng bằng sông Hồng (phía Bắc) và Đông Nam bộ (phía Nam) góp phần tạo nền tảng phát triển kinh tế xã hội, qua đó thúc đẩy hoạt động du lịch. Trong vùng, hệ thống vận tải đường bộ giữ vai trò chủ đạo, chiếm 90% thị phần vận tải, các phương thức khác chỉ đảm nhận thị phần nhỏ (hàng không 2,2% hành khách), đường sắt (4,49% hành khách). Hệ thống giao thông đường bộ về cơ bản đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách nội vùng, liên vùng và vận tải quốc tế, nhất là vận tải quá cảnh quốc tế. Hệ thống cầu trên quốc lộ 1A được cải tạo, nâng cấp, xây mới đã nâng cao đáng kể năng lực lưu thông của hệ thống giao thông đường bộ trong vùng. 3.2.5. Liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với thế mạnh của từng địa phương Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển du lịch vùng đến năm 2030 là 165.025 tỷ đồng (tương đương khoảng 8,05 tỷ USD). Mục tiêu này cũng đặt ra không ít thách thức đối với vùng Bắc Trung Bộ, bởi đây là vùng còn nhiều khó khăn về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nguồn lực phát triển du lịch nói riêng. Công tác thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch của các địa phương trong vùng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu thực tiễn, chưa tương xứng với những 14
- tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch của vùng. Đặc biệt, còn thiếu các giải pháp chính sách mang tính liên kết vùng để thu hút vốn đầu tư phát triển các loại hình du lịch đặc thù, các hình thức liên kết trong du lịch... trong bối cảnh vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) cho phát triển du lịch của vùng còn hạn chế. Bảng 3.6. Huy động vốn từ khu vực tƣ nhân cho phát triển du lịch trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ (2011 – 2018) Năm Tỉnh 2011 2014 2015 2018 Cộng Thanh Hóa 193 137 1157 115 1602 Nghệ An 597 841 1257 958 3653 Hà Tĩnh 133 167 150 237 687 Quảng Bình 112 99 162 343 716 Quảng Trị 91 211 233 357 892 Thừa Thiên - Huế 1057 391 612 882 2942 Tổng cộng 2210 2255 2693 3423 10581 (Nguồn: Tổng cục du lịch, 2019) Số liệu bảng 3.6 cho thấy, nguồn đầu tư tư nhân có vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch Vùng, các tỉnh trong vùng Bắc Trung bộ đã có nhiều giải pháp, nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư tư nhân trong nước cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, so với nguồn lực rất lớn trong dân cư thì mức thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch trong Vùng hiện nay còn hạn chế. Các địa phương trong khu vực còn thiếu những chính sách thu hút mang tính liên kết vùng nên còn thiếu vắng các đầu tư vào các dự án liên kết, khai thác các khu, điểm du lịch liên vùng. 3.2.6. Liên kết hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm 06 tỉnh có nhiều điều kiện khá tương đồng về điều kiện phát triển và sản phẩm du lịch, nằm cận kề nhau trong các hành trình khác nhau của khách du lịch. Một cách tự nhiên, mối liên hệ giữa các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, chính quyền các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ trong các hoạt động phát triển du lịch đã được hình thành. Ở mức độ đơn giản nhất, đó là việc kết nối giao thông giữa các tỉnh, trước hết là do yêu cầu dân sinh, sau đó là cho phát triển du lịch. Việc hình thành các tour du lịch tại vùng Bắc Trung Bộ là chất xúc tác mang tính tự nhiên cho việc hình thành các liên hệ giữa các tỉnh, nhất là giữa các doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Thứ nhất, hợp tác, liên kết du lịch vùng Bắc Trung Bộ được hình thành ở mức độ ban đầu. Điều này được thể hiện ở cả ba phạm vi hợp tác. Ở phạm vi hợp tác nội bộ địa phương, các cơ chế hợp tác giữa các bên mang tính giao dịch nhiều hơn là quá trình hợp tác. Tương tự với liên kết doanh nghiệp cấp vùng. Ở cấp liên kết chính sách vùng, một số sáng kiến và kết quả hợp tác đã được ghi nhận (như tổ chức một số hoạt động xúc tiến chung, trao đổi thông tin …). Tuy vậy hợp tác chính sách cấp vùng mới dừng lại ở các hoạt động cụ thể mà chưa hình thành nên các chương trình hành động hay ở mức cao hơn là một cách tiếp cận chiến lược cho hợp tác. Thứ hai, các hoạt động hợp tác liên kết đang chuyển từ tạo lập niềm tin sang 15
- giai đoạn xây dựng các chương trình hợp tác. Việc tạo lập niềm tin được xem là giai đoạn đầu tiên của hợp tác, từ có những định hướng hợp tác, phụ thuộc lẫn nhau trong hoạt động động trước khi có những quyết định hành động chung. Quá trình hợp tác, liên kết du lịch trong khu vực Bắc Trung Bộ chuyển dần từ giai đoạn thử nghiệm, thăm dò sang giai đoạn định hướng phối hợp hành động chung. Điều này thấy rõ hơn ở liên kết chính sách cấp vùng và liên kết nội bộ tại các địa phương. Thứ ba, hợp tác và liên kết du lịch trong vùng không thực sự cân xứng, do phát triển không đồng đều của du lịch các tỉnh trong vùng. Du lịch vùng Bắc Trung Bộ nổi bật trong vùng là du lịch tỉnh Quảng Bình - trung tâm du lịch của cả vùng. Tại Quảng Bình, lực lượng các doanh nghiệp du lịch đã được hình thành khá đông đảo. Không chỉ là các cơ sở lưu trú, cung cấp dịch vụ địa phương, sự hình thành của các doanh nghiệp lữ hành đánh dấu giai đoạn phát triển mới của điểm đến du lịch này - giai đoạn tăng trưởng (development) (Butler 2011, dẫn Butler 1980). Trong khi đó, các tỉnh khác trong vùng mới trong giai đoạn phát triển khai phá (exploration) hoặc tham gia (involvement) (Butler 2011, dẫn Butler 1980) khi ngành du lịch còn rất non trẻ. Giai đoạn phát triển du lịch khác nhau dẫn tới năng lực phát triển của ngành du lịch khác nhau và mức độ hợp tác tại địa phương cũng như yêu cầu hợp tác trong vùng và ngoài vùng cũng khác nhau. Tại Quảng Bình, trong khi hợp tác nội bộ tại địa phương đang phát triển mạnh trong thời gian 5 năm trở lại đây, dần trở thành yêu cầu quan trọng đối với các doanh nghiệp, chính quyền và các bên tham gia thì hợp tác nội bộ địa phương tại các địa phương khác mới đang ở giai đoạn hình thành ban đầu. Một số doanh nghiệp tại Quảng Bình, nhất là các doanh nghiệp lữ hành đã từng bước mở rộng địa bàn hoạt động sang các tỉnh lân cận, dần tạo nên những mạng lưới hợp tác doanh nghiệp cấp vùng. Thứ tư, phạm vi hợp tác chủ yếu trong cấp độ ngành du lịch (cấp sở và doanh nghiệp). Các hoạt động hợp tác đã và ngày càng nhận được sự quan tâm của cấp lãnh đạo tỉnh. Tuy vậy những quan tâm này chưa được chuyển nhiều thành những định hướng chính sách và đầu tư ở cấp Tỉnh, làm hạn chế hiệu quả và năng lực hợp tác, liên kết. Thứ năm, các cơ quan quản lý Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình hợp tác. Các doanh nghiệp du lịch trong vùng Bắc Trung Bộ, trừ tỉnh Quảng Bình, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, mới hình thành, có phạm vi hoạt động bó hẹp tại địa phương. Các hoạt động hợp tác, liên kết mới ở trạng thái bị động. Trong điều kiện đó, hợp tác liên kết du lịch trong vùng nổi lên vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Các cơ quan này tiên phong trong hợp tác, tạo ra nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động này, từng bước giới thiệu và thúc đẩy các mô hình hợp tác. Tuy các kết quả mới chỉ là bước đầu nhưng vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước ngày càng rõ rệt. Thứ sáu, vai trò của các đối tác ngoài vùng thúc đẩy quá trình hợp tác, liên kết. Một trong những đối tác quan trọng ngoài vùng là các công ty lữ hành đưa khách tới du lịch trong vùng. Một tua du lịch vùng Bắc Trung Bộ thường đi qua nhiều địa điểm du lịch tại nhiều tỉnh trong vùng. Gắn kết các điểm du lịch, các dịch vụ du lịch này trở thành một tua, một sản phẩm du lịch là công việc của các công ty lữ hành. Quá trình kinh doanh các tua du lịch đem lại yêu cầu hợp tác giữa các doanh nghiệp của địa 16
- phương với các doanh nghiệp du lịch ở ngoài vùng. Dần dần, quá trình hợp tác này lan tỏa thành hợp tác giữa các doanh nghiệp và các bên tham gia của địa phương. Một ví dụ điển hình của hợp tác này là những chuyến du lịch làm quen (FAM trip) giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ du lịch địa phương tới các công ty lữ hành để xây dựng sản phẩm. 3.3. Phân tích mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến liên kết phát triển du lịch ở Bắc Trung Bộ 3.3.1. Khái quát về mô hình Từ khung lý thuyết đã đề xuất, mô hình liên kết du lịch tốt cần đưa ra kết quả đối với những yếu tố sau đây: (i) Yếu tố về phẩm cấp và mức độ phổ biến; (ii) Yếu tố về chính sách, kế hoạch phát triển du lịch; (iii) Yếu tố về quản lý; (iv) Yếu tố về tài nguyên du lịch chủ chốt; (v) Yếu tố phụ trợ; (vi) Yếu tố thị trường. Các yếu tố chính này là tập hợp của rất nhiều tiêu chí cụ thể. Yếu tố thứ nhất gồm các điều kiện thực tế như vị trí, sự an toàn, độ nổi tiếng. Yếu tố thứ hai thể hiện môi trường thể chế cho hoạt động du lịch. Yếu tố thứ ba thể hiện khả năng điều chỉnh, thích nghi với các điều kiện thực tế. Yếu tố thứ tư chỉ các lợi thế trực tiếp để thu hút khách du lịch. Yếu tố thứ năm gồm các điều kiện ảnh hưởng tới việc khai thác, đưa các lợi thế trực tiếp ra thị trường, ví dụ như cơ sở hạ tầng. Yếu tố cuối cùng liên quan đến đặc điểm của thị trường nguồn khách. Vì vậy, mô hình đánh giá liên kết phát triển du lịch các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cần được thiết kế để bao gồm những yếu tố quan trọng này. Điều kiện thực tế của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đã chỉ rõ tài nguyên du lịch, các vấn đề thuộc về phía thị trường (nhu cầu của du khách), quản lý du lịch cũng như sự tương tác, liên hệ giữa các yếu tố là đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, du lịch vùng Bắc Trung Bộ cũng có những đặc trưng riêng khác với du lịch các vùng khác. Ví dụ các yếu tố thuộc tài nguyên du lịch đặc trưng là du lịch biển (các tỉnh Bắc Trung Bộ đều có biển, bãi biển đẹp nổi tiếng), ngoài ra còn có các tài nguyên du lịch khác như du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, khám phá, mạo hiểm...là những tài nguyên cần được phát huy để thu hút du khách. Chính vì vậy, thiết kế mô hình liên kết cho các tỉnh Bắc Trung Bộ cần ưu tiên hơn những đặc điểm này. Tổng cộng cả 5 nhóm yếu tố có 118 tiêu chí đánh giá, chi tiết từng nhóm yếu tố như sau. (1) Các tài nguyên Yếu tố tài nguyên gồm có 3 loại sau. - Tài nguyên sẵn có: gồm có 2 bộ phận là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa/di sản. Du lịch biển, đảo gắn rất chặt với tài nguyên sẵn có nên nhiều tiêu chí liên quan đến bãi biển, thắng cảnh tự nhiên biển, đảo được bổ sung thêm vào trong mô hình. Tổng cộng có 9 tiêu chí đánh giá tài nguyên sẵn có. - Tài nguyên tạo mới: gồm có 5 bộ phận là cơ sở hạ tầng du lịch, hoạt động vui chơi, mua sắm, giải trí và sự kiện/lễ hội đặc biệt. Tổng cộng có 16 tiêu chí đánh giá tài nguyên tạo mới. - Tài nguyên phụ trợ: gồm có cơ sở hạ tầng tổng thể, chất lượng dịch vụ, đi lại, sự thân thiện/mến khách và quan hệ thị trường. Tổng cộng có 20 tiêu chí đánh giá tài nguyên phụ trợ. (2) Quản lý liên kết điểm đến du lịch 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn