VIỆN HÀN LÂM<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
NGUYỄN HỒNG CHỈNH<br />
<br />
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH<br />
NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG<br />
BỐI CẢNH THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC<br />
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG<br />
Chuyên ngành<br />
<br />
: Quản lý kinh tế<br />
<br />
Mã số<br />
<br />
: 62.34.04.10<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
HÀ NỘI – 2017<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
Học viện Khoa học Xã hội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
PGS.TS. Hoàng Văn Bằng<br />
Phản biện 1: PGS.TS. Lê Công Hoa<br />
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Trọng Xuân<br />
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyệt<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại Học<br />
viện Khoa học Xã hội. giờ…… ngày …… tháng… năm 2017<br />
<br />
Có thể tìm hiêu luận án tại:<br />
\<br />
<br />
- Thư viện Quốc gia<br />
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội<br />
<br />
1<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Ngành dệt may là ngành có lợi thế của Việt Nam, qua 30 năm đổi mới phát triển,<br />
ngành dệt may đã có bước phát triển nhanh. Đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may<br />
đã đạt hơn 27 tỷ USD, đóng góp hơn 10% GDP và hơn 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả<br />
nước, tạo việc làm cho hơn 2,5 lao động tại hơn 6.000 doanh nghiệp. Thế nhưng năng lực<br />
cạnh tranh ngành dệt may nước ta còn nhiều bất cập, hạn chế như: Năng suất lao động<br />
thấp; tình trạng “Nút thắt cổ chai” tại công đoạn dệt nhuộm sẽ tác động trực tiếp đến năng<br />
lực cạnh tranh của ngành; tỷ lệ nội địa hóa chỉ trên 50%; giá trị gia tăng của ngành thấp do<br />
công đoạn may phương thức gia công xuất khẩu là chủ yếu (CMT 65%, phương thức<br />
FOB I và FOB II khoảng 25%, ODM 9% và OBM chỉ 1%); Thiếu nguồn nhân lực chất<br />
lượng cao; liên kết cụm ngành dệt may còn mờ nhạt….Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội<br />
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA)<br />
mới, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra nhiều cơ hội và thách thức. Việc Việt Nam là<br />
“cường quốc dệt may” duy nhất của Châu Á tham gia TPP có thể được coi là cơ hội đối<br />
với ngành dệt may. Để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, yêu cầu cấp bách hiện nay là<br />
phải nâng cao sức cạnh tranh của các ngành sản xuất, trong đó có ngành dệt may... Nhận<br />
thức được vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành<br />
dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình<br />
Dương”, làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br />
2.1. Mục đích nghiên cứu<br />
- Mục đích chung: Làm rõ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành dệt<br />
may; những thách thức, cơ hội của các FTA thế hệ mới mang lại, nhất là TPP với ngành<br />
dệt may Việt Nam; thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh của ngành dệt may<br />
Việt Nam; đề xuất quan điểm, định hướng cũng như các giải pháp phát triển và nâng<br />
cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia TPP<br />
- Mục đích cụ thể: Để thực hiện mục đích chung nêu trên luận án, tập trung trả<br />
lời 4 câu hỏi nghiên cứu chính là:<br />
Một là, Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dệt may<br />
khi tham gia TPP ?.<br />
Hai là, Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dệt may bằng tiêu chí nào ?.<br />
Ba là, Hiện trạng năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam như thế nào khi<br />
tham gia TPP ?.<br />
Bốn là, Làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam khi<br />
tham gia TPP ?.<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br />
Luận án chủ yếu tập trung vào những nhiệm vụ cơ bản sau:<br />
<br />
2<br />
- Luận giải được những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh ngành dệt may, các<br />
nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh ngành dệt may. Nghiên cứu kinh nghiệm nâng<br />
cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may của một số quốc gia, từ đó rút ra một số bài<br />
học có giá trị tham khảo đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt<br />
Nam.<br />
- Phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh ngành dệt<br />
may Việt Nam khi tham gia FTA thế hệ mới (cụ thể là TPP). Từ đó chỉ ra những kết<br />
quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với năng lực cạnh<br />
tranh ngành dệt may khi tham gia TPP.<br />
- Đề xuất được một số quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng<br />
cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam khi tham gia TPP.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt<br />
Nam và tác động của TPP đến ngành dệt may Việt Nam.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Phạm vi nội dung: Luận án chỉ tập trung phân tích sâu thực trạng phát triển và<br />
năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015. Luận án cũng<br />
đề cập đến các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng<br />
lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia TPP.<br />
- Phạm vi về không gian: Luận án chủ yếu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của<br />
ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia TPP. Địa bàn nghiên cứu là ngành<br />
dệt may trên cả nước.<br />
- Phạm vi thời gian: Luận án chủ yếu sử dụng các số liệu từ năm 2007 trở về<br />
đây, là giai đoạn mà Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO, tham gia đàm phán và ký kết<br />
các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tương lai giai đoạn Việt Nam tham<br />
gia toàn diện vào các FTA thế hệ mới, nhất là TPP. Các chính sách liên quan đến năng<br />
lực cạnh tranh ngành dệt may từ năm 2010 đến nay.<br />
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án<br />
- Cách tiếp cận nghiên cứu của luận án: Trong quá trình thực hiện luận án,<br />
tác giả thực hiện cách tiếp cận hệ thống bao gồm tiếp cận các cơ sở lý luận về cạnh<br />
tranh, năng lực cạnh tranh của ngành để thấy rõ bản chất, và các nội dung cần phải<br />
thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Sau đó, tác giả tiếp cận về<br />
nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt theo cả hai cách tiếp cận trực tiếp và<br />
gián tiếp (sử dụng mô hình Dunning John và các tiêu chí để đánh giá), để đề xuất<br />
được các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong<br />
bối cảnh Việt Nam tham gia TPP đảm bảo tính logic, khả thi và tính khái quát các<br />
vấn đề nghiên cứu.<br />
<br />
3<br />
- Phương pháp luận nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp duy vật<br />
biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng cơ sở phương pháp luận,<br />
Các phương pháp chủ yếu vận dụng trong thực hiện luận án bao gồm:<br />
1. Phương pháp phân tích - so sánh: Luận án nghiên cứu, phân tích các mô<br />
hình và các yếu tố thuộc về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của ngành, rút ra các kết<br />
luận khoa học có chọn lọc về mô hình và các yếu tố đó. Luận án sẽ kế thừa các công<br />
trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố liên quan đến luận án, đồng thời thu<br />
thập, biên dịch các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan cả về lý luận và thực tiễn<br />
về, năng lực cạnh tranh của ngành dệt may. So sánh năng lực cạnh tranh của ngành dệt<br />
may Việt Nam với ngành dệt may của các quốc gia khác.<br />
2. Phương pháp chuyên gia: Luận án sẽ tổng hợp ý kiến, trích dẫn các ý kiến<br />
của chuyên gia, nhà lãnh đạo doanh ngiệp, hiệp hội dệt may …về các vấn đề mà ngành<br />
dệt may đang gặp phải, năng lực cạnh tranh của ngành dệt may, giải pháp để tận dụng<br />
cơ hội, vượt qua thách thức khi tham gia các FTA thế hệ mới.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu tình huống: Luận án cũng sử dụng phương pháp<br />
phân tích tình huống để nghiên cứu: nghiên cứu tình huống của năng lực cạnh tranh về<br />
cụm ngành dệt may trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương lân cận như<br />
Bình Dương, Đồng Nai, cụm ngành dệt may Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là hai<br />
vùng chiếm hơn 80% tổng số doanh nghiệp dệt may của ngành.<br />
4. Phương pháp phân tích tổng hợp: Tác giả vận dụng phương pháp phân tích<br />
tổng hợp để giải thích số liệu, liên hệ với các nguyên nhân từ thực tiễn về nội dung<br />
năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia các FTA thế<br />
hệ mới, cụ thể là TPP.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu sử dụng kết hợp cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị<br />
và đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành: Việc sử dụng phối hợp cách tiếp cận cụm<br />
ngành và chuỗi giá trị sẽ giúp phân tích và nhận diện một cách toàn diện những lợi thế so<br />
sánh và năng lực cạnh tranh của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, đồng thời có thể đánh<br />
giá được tính liên kết, hỗ trợ của các nhà cung ứng dịch vụ, các ngành có liên quan và các<br />
thể chế hỗ trợ đối với những hoạt động cốt lõi của ngành dệt may.<br />
Ngoài ra luận án còn sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp SWOT,<br />
phương pháp phân tích hệ thống......<br />
- Thu thập và xử lý số liệu: Số liệu được thu thập từ các số liệu thống kê của<br />
Tổng cục thống kê, Ngân hàng thế giới, Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan, Hiệp<br />
hội dệt may Việt Nam, Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam, Hiệp hội bông<br />
sợi, Ngân hàng thế giới, Uncomtrade, WTO, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung<br />
ương, Trung tâm WTO, Nghiên cứu của các chuyên gia trong nước và quốc tế, các hội<br />
thảo về FTA thế hệ mới, ngành dệt may và TPP, …..<br />
- Quy trình và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt<br />
Nam được thực hiện theo các bước sau:<br />
<br />