1<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI<br />
<br />
NGUYỄN MINH HIẾU<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG QUẢN LÝ<br />
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG<br />
CHO HÃNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI<br />
Mã số : 62.84.01.03<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2017<br />
<br />
2<br />
<br />
Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Giao thông Vận tải<br />
Người hướng dẫn khoa học: 1- PGS. TS. Từ Sỹ Sùa<br />
2- TS. Trần Văn Khảm<br />
Phản biện 1: GS. TSKH. Nguyễn Hữu Hà<br />
Trường Đại học Giao thông Vận tải<br />
Phản biện 2: PGS. TSKH. Đỗ Nguyên Khoát<br />
Tổng công ty Hàng không Việt Nam<br />
Phản biện 3: PGS. TS. Mai Văn Bưu<br />
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp<br />
Trường họp tại: ……………<br />
Trường Đại học Giao thông Vận tải<br />
vào hồi ……. giờ ….. ngày ….. tháng . …. năm 2017<br />
<br />
Có thể tìm luận án tại:<br />
Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học GTVT<br />
<br />
3<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br />
Các hãng hàng không Việt Nam (HKVN) đang trong quá trình phát triển và hội nhập vào<br />
thị trường hàng không toàn cầu. Vì vậy các hãng HKVN phải đầu tư phát triển đội máy<br />
bay và mở rộng mạng đường bay, đổi mới tổ chức quản lý, đặc biệt là QLCL để nâng cao<br />
chất lượng dịch vụ khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh. Từ đó nghiên cứu sinh (NCS)<br />
đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ vận tải hàng không<br />
cho hãng hàng không Việt Nam” với địa chỉ áp dụng cụ thể là Vietnam Airlines.<br />
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu lý thuyết về QLCL và HTQLCL, QLCL tổng thể và quản lý các quá trình của<br />
công ty để đề xuất HTQLCL dịch vụ vận tải hành khách cho Vietnam Airlines, trong đó<br />
chú trọng đến việc thiết kế các quá trình cung cấp dịch vụ vận tải hành khách và xây dựng<br />
các tiêu chí đo lường, đánh giá chất lượng dịch vụ xuất phát từ yêu cầu khách hàng.<br />
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
* Đối tượng nghiên cứu: là các HTQLCL tiên tiến trên thế giới và vấn đề quản lý các quá<br />
trình cung cấp dịch vụ vận tải của một hãng hàng không. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn,<br />
luận án đề xuất áp dụng HTQLCL dịch vụ vận tải hành khách cho Vietnam Airlines.<br />
* Phạm vi nghiên cứu:<br />
Về không gian: là hoạt động QLCL dịch vụ vận tải hành khách của các hãng HKVN và áp<br />
dụng cụ thể đối với Vietnam Airlines;<br />
Về thời gian, luận án sử dụng các số liệu chủ yếu từ hoạt động của Vietnam Airlines và<br />
các tài liệu tham khảo trong lĩnh vực HKDD và QLCL ở Việt Nam và trên thế giới từ năm<br />
2010 đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.<br />
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN<br />
* Ý nghĩa khoa học của luận án:<br />
- Hệ thống hóa các lý thuyết về QLCL và HTQLCL, các quan điểm và cách tiếp cận<br />
đối với QLCL tổng thể (TQM).<br />
- Nghiên cứu về quản lý các quá trình của công ty để đề xuất áp dụng đối với<br />
HTQLCL dịch vụ của Vietnam Airlines theo định hướng quá trình và định hướng<br />
khách hàng.<br />
* Ý nghĩa thực tiễn của luận án:<br />
- Đánh giá thực trạng HTQLCL của Vietnam Airlines và nêu ra những vấn đề cần giải<br />
quyết để xây dựng HTQLCL tổng thể tại Vietnam Airlines.<br />
- Đề xuất HTQLCL tổng thể áp dụng cho Vietnam Airlines sát với tình hình thực tế,<br />
phù hợp với định hướng về nâng cao chất lượng dịch vụ và có tính khả thi cao.<br />
- Đề xuất áp dụng phương pháp so sánh đối chuẩn (Benchmarking) như là một công cụ<br />
cải tiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của Vietnam Airlines.<br />
- Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho<br />
các hãng HKVN trong quá trình triển khai áp dụng TQM và quản lý các quá trình của<br />
hãng hàng không nhằm cải tiến liên tục hệ thống và nâng cao chất lượng dịch vụ.<br />
<br />
4<br />
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
A. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC<br />
NGOÀI<br />
A.1. Báo cáo nghiên cứu tháng 2/2011 của Cục Hàng không Liên bang Mỹ về Quản<br />
lý các quá trình của doanh nghiệp (BPM)<br />
A.2. Tài liệu nghiên cứu xuất bản tháng 12/2012 của IBM với tiêu đề “Các quá trình<br />
hoạt động của các hãng hàng không trong tương lai”<br />
A.3. Báo cáo nghiên cứu năm 2013 của Pricewaterhouse Cooper với tiêu đề: “Quản lý<br />
các quá trình của doanh nghiệp – Làn sóng mới về hiệu quả hoạt động”<br />
A.4. Luận án Tiến sỹ của Ayed T. Al-Amri – Trường Đại học Huddersfield, Anh<br />
Quốc năm 1998 với tên đề tài “Phát triển phương pháp luận về Tái cấu trúc quá<br />
trình hoạt động của một hãng hàng không”<br />
B. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC<br />
B.1. Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ và cấp ngành: cho đến nay<br />
chưa có đề tài nào về HTQLCL dịch vụ vận tải hàng không ở Việt Nam.<br />
B.2. Các luận án tiến sỹ trong lĩnh vực QLCL và lĩnh vực vận tải hàng không: trong<br />
đó NCS giới thiệu tóm tắt hai luận án có một số khía cạnh liên quan đến đề tài<br />
mà NCS đang nghiên cứu, đó là:<br />
(1) Bùi Doãn Nề: “Một số Biện pháp Quản trị theo quá trình nhằm đảm bảo và nâng<br />
cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp in Việt Nam” - Trường ĐH Kinh tế<br />
Quốc dân, 2002.<br />
(2) Nguyễn Mạnh Quân: “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá và quản lý chất lượng<br />
sản phẩm vận tải hàng không ở Việt Nam” - Trường ĐH Giao thông Vận tải, 2004.<br />
C. KẾT QUẢ RÚT RA TỪ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHOẢNG<br />
TRỐNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN<br />
C.1. Kết quả rút ra từ các công trình nghiên cứu:<br />
* Đối với các công trình nghiên cứu của nước ngoài:<br />
- Các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không đều quan tâm đến BPM nhằm nâng<br />
cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ và tăng năng lực cạnh tranh.<br />
- BPM gắn với việc áp dụng TQM và Benchmarking, điều này giúp cho các doanh<br />
nghiệp có thể so sánh và học tập từ những công ty tốt nhất và cải tiến liên tục.<br />
- BPM lấy khách hàng làm trung tâm. BPM tập trung vào việc tổ chức các hoạt<br />
động của doanh nghiệp theo định hướng khách hàng.<br />
* Đối với các công trình nghiên cứu trong nước:<br />
Cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ hay cấp ngành nào<br />
của ngành hàng không, chưa có luận án tiến sỹ nào về HTQLCL dịch vụ vận tải<br />
hàng không ở Việt Nam.<br />
Nội dung đề tài mà NCS đang nghiên cứu không trùng với nội dung của 2 luận<br />
án mà NCS đã giới thiệu ở mục B.2.<br />
C.2. Khoảng trống nghiên cứu của luận án:<br />
<br />
5<br />
Trong luận án này NCS sẽ nghiên cứu các nội dung sau:<br />
Đề xuất HTQLCL dịch vụ vận tải hành khách và ứng dụng QLCL theo quá trình<br />
cho Vietnam Airlines, trong đó có chú trọng đến việc thiết kế các quá trình cung<br />
cấp dịch vụ vận tải hành khách và xây dựng các tiêu chí đo lường, đánh giá chất<br />
lượng dịch vụ xuất phát từ yêu cầu của khách hàng;<br />
Ứng dụng thang đo SERVQUAL để xây dựng thang đo với các tiêu chí cụ thể để<br />
áp dụng cho việc đo lường chất lượng dịch vụ của Vietnam Airlines;<br />
Ứng dụng Benchmarking như là một công cụ cải tiến nhằm nâng cao chất lượng<br />
dịch vụ của Vietnam Airlines.<br />
D. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br />
Nghiên cứu có hệ thống những cơ sở lý luận và những nội dung cơ bản về<br />
QLCL, HTQLCL, QLCL tổng thể và quản lý các quá trình của công ty.<br />
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLCL dịch vụ vận tải của Vietnam<br />
Airlines và những vấn đề cần giải quyết để xây dựng một HTQLCL tổng thể.<br />
Đề xuất HTQLCL dịch vụ vận tải và áp dụng QLCL theo quá trình cho Vietnam<br />
Airlines một cách khoa học và có tính ứng dụng cao. Đề xuất áp dụng<br />
Benchmarking như là một công cụ cải tiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ<br />
vận tải hành khách của Vietnam Airlines.<br />
E. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
E.1. Nội dung nghiên cứu:<br />
NCS tập trung nghiên cứu về HTQLCL tổng thể và vai trò của QLCL theo quá trình<br />
đối với việc xây dựng một HTQLCL tổng thể. Từ đó NCS sẽ đề xuất HTQLCL tổng<br />
thể và áp dụng QLCL theo quá trình tại Vietnam Airlines.<br />
E.2. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành của khoa học kinh tế,<br />
phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp mô hình hoá, phương<br />
pháp chuyên gia. Ngoài ra luận án cũng sử dụng các lý thuyết, kiến thức về quản lý<br />
kinh tế, quản trị doanh nghiệp, QLCL … và những kinh nghiệm thực tiễn về hoạt<br />
động QLCL của các đơn vị trong và ngoài nước.<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG<br />
DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG<br />
1.1. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG<br />
1.1.1. Quản lý chất lượng<br />
1.1.1.1. Khái niệm về chất lượng và quản lý chất lượng<br />
1.1.1.2. Sự cần thiết của quản lý chất lượng<br />
1.1.1.3. Các nguyên tắc quản lý chất lượng<br />
1.1.1.4. Các chức năng của quản lý chất lượng<br />
<br />