intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

82
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu đề tài luận án là làm rõ cơ sở khoa học của việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính (CTTC) thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam. Luận án đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối với các CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam thời kỳ tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 62 34 04 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - NĂM 2015
  2. Công trình được hoàn thành tại: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tếTrung ương Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Xuân Bá Phản biện 1: …………………………………………………………. ……………………………………………………………………….. Phản biện 2 …………………………………………………………... ………………………………………………………………………… Phản biện 3: …………………………………………………………… ……………………………………………………………………….. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Công ty Tài chính (CTTC) đã và đang tồn tại ở các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Tuy có một số điểm chung nhưng mô hình CTTC cũng có những điểm khác biệt giữa các nước và các thời kỳ khác nhau. Khuôn khổ pháp lý và sự hoạt động thực tiễn của các CTTC tạo nên những mô hình CTTC khác nhau giữa các nước. Nhìn lại cả chặng đường 17 năm ra đời và tồn tại các CTTC ở Việt Nam, có thể nói đóng góp hay ưu điểm lớn nhất của các CTTC là góp phần nhất định vào việc tạo lập thị trường tài chính cạnh tranh sôi động hơn, đa dạng hơn. Tuy nhiên, những hạn chế, yếu kém thì cũng không ít. Xét về mặt mô hình tổ chức, do nhiều CTTC vừa là đơn vị thành viên của tập đoàn/tổng công ty, vừa chịu sự quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên việc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các CTTC chưa thật chặt chẽ xét ở góc độ CTTC là một TCTD. Bên cạnh đó, tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” còn tồn tại do các thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) hoặc Hội đồng thành viên (HĐTV) vừa là lãnh đạo tập đoàn/tổng công ty vừa tham gia HĐQT hoặc HĐTV CTTC. Các CTTC, đặc biệt là CTTC do tập đoàn/tổng công ty sở hữu 100% vốn đã bộc lộ những yếu kém toàn diện. Với lĩnh vực nhiều nhạy cảm và đặc thù về kinh doanh vốn như các CTTC thì mức độ ảnh hưởng còn nghiêm trọng hơn vì còn liên quan đến vốn huy động, vốn nhận ủy thác từ các tổ chức và cá nhân. Xét về tình hình kinh doanh, rất nhiều CTTC không có khả năng tồn tại hoặc rất khó phục hồi. Các CTTC chưa thực hiện tốt vai trò dẫn vốn trong nội bộ các tập đoàn/tổng công ty như mục tiêu đề ra lúc thành lập, thậm chí có nhiều CTTC còn tạo thêm gánh nặng cho các tập đoàn/tổng công ty. Có thể lấy dẫn chứng một vài số liệu năm 2014 theo tính toán và tham khảo được của tác giả luận án này đối với 10 CTTC có
  4. 2 vốn góp của các tập đoàn/tổng công ty như sau: (1) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu không được đảm bảo; (2) Vốn chủ sở hữu thâm hụt; (3) Nợ xấu và trích lập dự phòng của các CTTC rất lớn; (4) Giá trị sổ sách/cổ phần (BVPS) thấp hơn mệnh giá (dưới 10.000 đồng/cổ phần)... Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề phức tạp khác khó xử lý đang tồn tại dai dẳng những năm gần đây. Ngoài những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, nguyên nhân chính thuộc về vấn đề quản trị rủi ro, năng lực điều hành và những bất cập về chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của các CTTC ở Việt Nam... Ngoài ra, các CTTC ra đời cùng quá trình hình thành các tập đoàn từ các tổng công ty 90, 91 có thể nói là mô hình “mang tính lịch sử” nhằm mục đích tăng cường sức mạnh cho các tập đoàn/tổng công ty. Thực tế, các tập đoàn/tổng công ty cũng đang trong quá trình tái cấu trúc mạnh mẽ vì rất nhiều vấn đề yếu kém/tồn tại. Với những lý do chủ yếu nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án. 2. Mục tiêu của đề tài luận án 2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu đề tài luận án là làm rõ cơ sở khoa học của việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam. 2.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án sẽ thực hiện những mục tiêu cụ thể sau đây: (i) Hệ thống hóa và luận giải rõ khung lý thuyết phân tích, đánh giá mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC. (ii) Xác định rõ bản chất, đặc điểm kinh doanh và vị trí của CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty.
  5. 3 (iii) Tổng quan và làm rõ kinh nghiệm về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC ở các nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. (iv) Phân tích, đánh giá đúng thực trạng mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam. (v) Xác định những quan điểm/phương hướng để hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam. (vi) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối với các CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam thời kỳ tới. 3. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC ở Việt Nam. 3.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: + Đề tài luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu loại hình CTTC với chức năng là loại hình TCTD phi ngân hàng (hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng) và do các tập đoàn/tổng công ty lớn làm chủ sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn. Đây là nhóm CTTC có số lượng nhiều nhất, có quy mô lớn nhất và cũng có nhiều vấn đề nhất hiện nay ở Việt Nam. + Luận án tập trung giải quyết hai nội dung chính liên quan đến “mô hình tổ chức” và “hoạt động kinh doanh” của các CTTC có vốn góp của các tập đoàn/tổng công ty (còn gọi tắt là các CTTC trực thuộc tập đoàn/tổng công ty). - Về thời gian: Xem xét diễn biến chung về mô hình tổ chức và tình hình kinh doanh của các CTTC với số liệu phân tích được sử dụng chủ yếu là giai đoạn 4 năm gần đây từ 2011-2014.
  6. 4 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu cụ thể 4.1 Cách tiếp cận nghiên cứu Luận án được nghiên cứu trên cơ sở cách tiếp cận lịch sử và hệ thống. 4.2 Những phương pháp nghiên cứu cụ thể * Đối với nguồn tài liệu thứ cấp Luận án sử dụng những phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu từ những nguồn dữ liệu thứ cấp. * Đối với nguồn tài liệu sơ cấp - Tham khảo ý kiến chuyên gia: Tham khảo các ý kiến của 5 chuyên gia làm căn cứ đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các CTTC ở Việt Nam. - Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát: + Bảng câu hỏi khảo sát dành cho các khách hàng cá nhân đã sử dụng dịch vụ của các CTTC. Quy mô mẫu là 100 khách hàng. Thời gian khảo sát từ ngày 5-28/07/2015. + Bảng câu hỏi khảo sát dành cho các khách hàng doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ của các CTTC. Quy mô mẫu là 50 tổ chức. Thời gian khảo sát từ ngày 5-28/07/2015. Toàn bộ kết quả thu được từ 2 mẫu phiếu khảo sát đã được xử lý bằng công cụ khảo sát SurveyMonkey và được trình bày chi tiết trong các phụ lục của luận án. 5. Kết cấu chính của luận án Nội dung luận án được kết cấu thành 3 chương chính, gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty tài chính. Chương 2: Thực trạng mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam.
  7. 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH 1.1 Công ty tài chính và vai trò của công ty tài chính trong nền kinh tế thị trường 1.1.1 Các tổ chức tài chính trung gian Theo cách hiểu thông thường nhất, các tổ chức tài chính trung gian là các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ người có vốn tới người cần vốn. Tuy nhiên, không như dạng tài chính trực tiếp người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối nghĩa là người người cần vốn muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài gián tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian. Các tổ chức tài chính trung gian có thể là các ngân hàng, các hiệp hội cho vay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính... Các chức năng cơ bản gồm: Chức năng tạo vốn, Chức năng cung ứng vốn, Chức năng kiểm soát. Có nhiều cách phân loại các tổ chức tài chính trung gian khác nhau, cách cấu trúc hệ thống này cũng có thể khác nhau giữa các nước hoặc các thời kỳ khác nhau. Trong thực tế, các tổ chức này rất đa dạng và có thể gồm: - Ngân hàng thương mại (commercial bank) - Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay (savings and loans association) - Ngân hàng tiết kiệm (savings bank) - Quỹ tín dụng (credit fund) - Công ty tài chính (financial company) - Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng (công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí) - Các trung gian đầu tư (ngân hàng đầu tư, công ty đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ, công ty quản lý tài sản)... - Công ty chứng khoán
  8. 6 1.1.2 Công ty tài chính Theo cách hiểu thông thường nhất: “CTTC là một tổ chức trung gian đóng vai trò quan trọng thúc đẩy lưu thông loại hàng hóa đặc biệt là vốn. Một sự dịch chuyển vốn từ người cung cấp sang người có nhu cầu vốn được thực hiện bởi CTTC bằng hình thức phát hành trái phiếu, tín phiếu cùng những dịch vụ tiện ích kèm theo cho các đối tượng liên quan”. Các cách phân loại chính gồm: 1) Căn cứ vào hoạt động nghiệp vụ: CTTC bán hàng, CTTC người tiêu dùng, CTTC kinh doanh; 2) Căn cứ vào quan hệ sở hữu của các CTTC:CTTC Nhà nước, CTTC cổ phần, CTTC trực thuộc tổ chức tín dụng (TCTD), CTTC liên doanh, CTTC 100% vốn nước ngoài. Về chức năng, trước hết CTTC là một TCTD phi ngân hàng, do đó: CTTC có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ; CTTC là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu và thường xuyên và mang tính chất nghề nghiệp là hoạt động ngân hàng (trừ việc nhận tiền gửi ngắn hạn và dịch vụ thanh toán; CTTC là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản lý về nghiệp vụ của NHNN/NHTW. Ngoài ra, CTTC là một DN đặc biệt thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ: Đây là loại hình doanh nghiệp có rủi ro cao, do vậy, điều kiện cấp phép và hoạt động chặt chẽ hơn. Trong nền kinh tế thị trường, CTTC có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, với chủ thể có vốn và cần vốn trong nền kinh tế cũng như những ý nghĩa riêng đối với các tập đoàn kinh tế. Do những đặc thù mà trong hoạt động các CTTC phải thực hiện nhiều chức năng và nhiệm vụ liên quan đến tình trạng tài chính của các tập đoàn kinh tế. Nhiệm vụ chính của các CTTC ngoài việc đầu tư kinh doanh sinh lợi còn giúp tập đoàn duy trì nguồn lực tài chính tốt nhất để tăng cường khả năng cạnh tranh của tập đoàn. CTTC còn giúp tập đoàn kinh tế khai thác một cách tốt nhất các cơ hội kinh doanh có hiệu quả trên thị trường. Bên cạnh những ưu thế mà CTTC có được thì việc là thành viên của tập đoàn cũng tiềm ẩn những vướng mắc, rủi ro.
  9. 7 1.2 Mô hình tổ chức của CTTC 1.2.1 Bản chất và cấu trúc mô hình tổ chức của CTTC CTTC là một loại hình doanh nghiệp hoạt động trên thị trường tài chính, mang các thuộc tính đặc thù của TCTD phi ngân hàng. Vì thế, mô hình tổ chức CTTC vừa mang bản chất chung của mô hình tổ chức doanh nghiệp vừa mang bản chất đặc thù của TCTD. Trong thực tế, các bộ phận có thể được hình thành theo những tiêu chí khác nhau và do vậy cũng xuất hiện các mô hình tổ chức khác nhau. CTTC với chức năng là một TCTD phi ngân hàng, với đặc thù là tổ chức kinh doanh vốn và tiền tệ do các tập đoàn sở hữu vốn, CTTC không thể tổ chức theo mô hình quá giản đơn. Tuy nhiên, tùy theo phạm vi hoạt động, tùy theo mức độ sở hữu của các tập đoàn, tùy theo các sản phẩm dịch vụ mà CTTC cung cấp... các CTTC sẽ lựa chọn mô hình tổ chức khác nhau. 1.2.2 Các loại mô hình tổ chức CTTC - Mô hình tổ chức theo các bộ phận chức năng độc lập - Mô hình tổ chức theo sản phẩm, khách hàng và địa bàn - Mô hình tổ chức theo mạng lưới 1.2.3 Các tiêu chí và chỉ tiêu xác định, đánh giá mô hình tổ chức CTTC - Tiêu chí chức năng tổ chức của mô hình tổ chức CTTC - Tiêu chí nguyên tắc tổ chức của mô hình tổ chức CTTC - Tiêu chí nguyên tắc thiết kế mô hình tổ chức CTTC Mô hình tổ chức CTTC phải được thiết kế theo những nguyên tắc nhất định. Việc xem xét, đánh giá mỗi mô hình tổ chức CTTC cần đối chiếu xem có theo các nguyên tắc thiết kế tổ chức cơ bản hay không. 1.2.4 Những yêu cầu đặt ra đối với mô hình tổ chức của CTTC Nhìn chung, để thành công trong kinh doanh trong bối cảnh mới, mô hình tổ chức CTTC cần thỏa mãn các yêu cầu sau đây: - Tính chất quy mô chuyển sang tính chất gọn nhẹ, phản ứng linh hoạt - Chức năng được phân chia rõ ràng sang vai trò đa chức năng - Chuyên môn hóa sang đa chức năng và hợp tác hiệu quả
  10. 8 - Thể hiện được đặc thù và vai trò của một TCTD với chức năng kinh doanh vốn và tiền tệ. - Đảm bảo mô hình tổ chức vừa linh hoạt, phản ứng nhanh nhạy với thị trường nhưng phải đảm bảo thuận lợi trong kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 1.3 Hoạt động kinh doanh của CTTC 1.3.1 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của CTTC - Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính - Nghiệp vụ mở tài khoản của công ty tài chính - Hoạt động góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính - Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính 1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của CTTC Xét về mặt lý thuyết, có nhiều cách xem xét khác nhau nhưng thông thường người ta phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thành các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan như các loại hình doanh nghiệp khác. 1.3.3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh của CTTC Tác giả kết hợp việc xem xét về kết quả kinh doanh của các CTTC với một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của các CTTC thông qua một số chỉ tiêu tài chính tổng hợp nhất và quan trọng nhất từ báo cáo tài chính của các CTTC. Đây là những chỉ tiêu cơ bản nhất và đặc thù nhất đối với hoạt động kinh doanh của TCTD nói chung và CTTC nói riêng: * Nhóm chỉ tiêu từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh: (1) Thu nhập lãi thuần (2) Chi phí hoạt động (3) Tổng thu nhập trước thuế (4) Tổng lợi nhuận sau thuế. * Nhóm chỉ tiêu từ bảng cân đối kế toán: (5) Tổng tài sản, trong đó xem xét 2 chỉ tiêu chính: + Tiền, vàng gửi và cho vay TCTD + Cho vay khách hàng
  11. 9 (6) Nợ phải trả, trong đó xem xét 2 thông tin chính: + Tiền gửi và vay các TCTD + Tiền gửi của khách hàng (7) Vốn và các quỹ, trong đó xem xét 2 thông tin chính: + Vốn của TCTD + Lợi nhuận chưa phân phối * Nhóm các chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn: (8) EPS của 4 quý gần nhất (9) BVPS (10) ROEE (11) ROAE * Nhóm các chỉ tiêu phản ánh giới hạn an toàn đối với TCTD: (12) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) (13) Tỷ lệ nợ xấu (14) Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. 1.4 Kinh nghiệm thế giới về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của CTTC và bài học cho Việt Nam 1.4.1 Khái quát về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC ở một số nước Trong khả năng tham khảo được, tác giả trình bày về tình hình này ở một số quốc gia phát triển hơn Việt Nam gồm: Hàn Quốc, Indonesia, Malaisia, Trung Quốc, Cộng hòa Liên bang Đức, Hoa Kỳ. Thông tin chi tiết được trình bày tại Phụ lục 10 của Luận án. 1.4.2 Mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC trực thuộc Tập đoàn ở một số nước Tác giả đã tham khảo về 9 CTTC trực thuộc các tập đoàn: Samsung, GM, Sony, GE, Siemens, Hitachi, Volvo, LG, IBM. 1.4.3 Một số nhận xét Tác giả đã rút ra 10 nhận xét có liên quan đến mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC. Trong đó đáng lưu ý CTTC cũng là loại hình doanh nghiệp dễ gặp rủi ro trong hoạt động, thường bị ảnh hưởng nặng nề vào những giai đoạn khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế.
  12. 10 1.4.4 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (1) CTTC tuy không có quy mô lớn như các NHTM nhưng vẫn có thể tồn tại và phát triển được nhờ sự linh hoạt và biết cách khai thác tốt mảng thị trường ngách, thị trường tiềm năng trong và ngoài tập đoàn/tổng công ty. (2) Các tập đoàn/tổng công ty góp vốn ở mức giữ vai trò chi phối đối với CTTC nhưng không nhất thiết sở hữu 100% vốn nhằm tăng cường sự năng động, tính độc lập và khả năng thích ứng trong kinh doanh. (3) Trên thế giới đã có những cuộc cải cách, cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Để tồn tại trong nền kinh tế thị trường, các CTTC phải có đội ngũ nhân sự cấp cao am hiểu về lĩnh vực vốn đòi hỏi cả tính kỷ luật và tính linh hoạt trong kinh doanh. (4) Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các CTTC nhưng cần tạo hành lang đủ rộng để các CTTC có khả năng lựa chọn chuyên sâu hoặc đa dạng hóa về linh vực kinh doanh. (5) Sự có mặt của CTTC trong các tập đoàn/tổng công ty cần phát huy tốt vai trò là cầu nối, là kênh dẫn vốn trong nội bộ và hơn thế là sự đóng góp của một trung gian tài chính trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ. (6) Khi thị trường tài chính gặp khó khăn, các CTTC cũng rất dễ bị “lâm nguy” do quy mô nhỏ, do hạn chế nhất định trong cạnh tranh. (7) Việc hợp nhất, sáp nhập với các NHTM thường là giải pháp mà nhiều CTTC đã áp dụng khi gặp khó khăn. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 2.1 Khái quát về các CTTC ở Việt Nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển các CTTC ở Việt Nam Giai đoạn đầu tiên, Việt Nam đã có 2 CTTC cổ phần được thành lập trên cơ sở Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính
  13. 11 ngày 23/5/1990 là: CTTC Cổ phần Sài Gòn (SFC) và CTTC Cổ phần Seaprodex nhưng sau đã đều giải thể. Giai đoạn hai, ra đời các CTTC trong các Tổng công ty nhà nước. Từ năm 1995, triển khai Luật Doanh nghiệp Nhà nước, theo quyết định 90 và 91, Chính phủ đã thí điểm thành lập một số Tổng công ty Nhà nước trong một số ngành then chốt nhằm tích tụ vốn, tập trung chuyên môn hóa để nâng cao sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trải qua quá trình phát triển, đến Nghị định 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của CTTC, Điều 2, quy định: Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm. Tính đến 31/12/2014, Việt Nam có tổng số 17 CTTC tồn tại dưới 2 hình thức chủ yếu: CTTC cổ phần, CTTC TNHH một thành viên (do nhà nước sở hữu 100% vốn hoặc 100% vốn của một tổ chức nước ngoài). Trong số đó, có 10 CTTC có phần vốn góp của các tập đoàn/tổng công ty tổ chức theo hình thức CTTC tổng hợp (nhiều hoạt động kinh doanh), 7 CTTC còn lại tổ chức theo hình thức CTTC chuyên ngành (tín dụng tiêu dùng). 2.1.2 Khái quát về tình hình hoạt động của các CTTC ở Việt Nam Đối với nhóm các CTTC tiêu dùng: Một cách tổng quan, khối CTTC này phần lớn tổ chức dưới dạng công ty TNHH MTV, phần lớn do nước ngoài nắm giữ 100% vốn. Tuy cũng gặp phải những khó khăn xuất phát từ bối cảnh thị trường nhưng nhờ có kinh nghiệm triển khai và chủ yếu tập trung vào mảng tín dụng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu lớn của các cá nhân nên kết quả kinh doanh khá khả quan, thậm chí một số CTTC kết quả kinh doanh rất tốt. Thông tin chi tiết tại Phụ lục 12 của Luận án.
  14. 12 Đối với nhóm các CTTC có vốn góp của các tập đoàn/tổng công ty: Nhóm này cũng có thể chia thành: CTTC cổ phần do các tập đoàn/tổng công ty nắm giữ khoảng 25% vốn trở lên; CTTC TNHH MTV do tập đoàn/tổng công ty nắm giữ 100% vốn. Trong 2 nhóm này thì các CTTC cổ phần hoạt động tốt hơn so với nhóm TNHH MTV. Đa số các CTTC TNHH MTV đều bị lỗ lũy kế hoặc đã rơi vào tình trạng thâm hụt vốn chủ sở hữu từ nhiều năm nay. Do không thể có được số liệu đồng nhất của toàn bộ 17 CTTC ở Việt Nam nên trong Bảng 2.1 của Luận án tác giả đã mô tả một cách ngắn gọn và cô đọng nhất bức tranh về tình hình hoạt động của toàn bộ các CTTC. 2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng mô hình tổ chức của các CTTC ở Việt Nam 2.2.1 Thực trạng mô hình pháp lý của các CTTC ở Việt Nam Liên quan đến hình thức thành lập (hình thức pháp lý), tại Điều 3, Nghị định 81/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính quy định CTTC được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau: - Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên. - Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. - Công ty Tài chính cổ phần. Đến 31/12/2014 ở Việt Nam chưa có CTTC nào thành lập theo mô hình CTTC trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên mà chỉ có 2 loại hình là CTTC cổ phần, CTTC TNHH MTV. Với sự góp vốn đầu tư chiến lược từ Tập đoàn tài chính Credit Saison (Nhật Bản), ngày 22/4/2015, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM chính thức đổi tên thành Công ty Tài chính TNHH HD SAISON hay gọi tắt là HD SAISON (là CTTC TNHH 2 thành viên trở lên duy nhất ở Việt Nam đến nay). Cuối năm 2014, trong số 10 CTTC trực thuộc tập đoàn/tổng công ty,
  15. 13 có 6 CTTC theo mô hình công ty cổ phần, 4 công ty còn lại do nhà nước sở hữu vốn 100% tổ chức theo mô hình công ty TNHH MTV. Cơ cấu tổ chức các CTTC nói chung và các CTTC thuộc tập đoàn kinh tế được quy định ở Mục 3 thuộc Chương IV, Luật các TCTD 2010. Các CTTC thuộc các tập đoàn kinh tế nhưng đều hạch toán độc lập và có bộ máy quản lý riêng. Các CTTC này có thể là công ty cổ phần cũng có thể là công ty TNHH MTV nhưng nói chung cơ cấu tổ chức tương đối giống nhau. Gần đây nhất, ngày 07/05/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Theo đó, CTTC được thực hiện nhiều hoạt động của NHTM hơn và gồm 2 loại CTTC: Công ty tài chính tổng hợp và Công ty tài chính chuyên ngành gồm CTTC bao thanh toán, CTTC tín dụng tiêu dùng, công ty cho thuê tài chính. Để thấy rõ hơn về cơ cấu tổ chức đối với CTTC, trong luận án tác giả đã minh họa sơ đồ cơ cấu tổ chức của một vài CTTC thuộc: Mô hình CTTC cổ phần và Mô hình CTTC TNHH MTV. 2.2.2 Thực trạng mô hình tổ chức hoạt động của CTTC ở Việt Nam CTTC là một TCTD có những hoạt động mang đặc điểm của ngành ngân hàng, cũng là một loại hình DN cung cấp các dịch vụ: dịch vụ tiền gửi, đầu tư, tư vấn và các dịch vụ tài chính khác. Về cơ bản đặc điểm hoạt động của CTTC mang đặc điểm của ngành ngân hàng nhưng so với NHTM, CTTC có những khác biệt về: Bản chất; Phạm vi hoạt động; Mức vốn pháp định; Thời gian hoạt động; Mức độ rủi ro và tính cạnh tranh; Đặc điểm hoạt động. 2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của các CTTC ở Việt Nam Các bảng số liệu về tình hình kinh doanh của từng CTTC được trình bày trong Phụ lục 11 của Luận án. 2.3.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của các CTTC cổ phần Trong luận án, ở phần sơ lược về tình hình cơ cấu cổ đông cho thấy
  16. 14 các CTTC đều có cổ đông sáng lập và cổ đông lớn giữ vai trò chi phối là các tập đoàn/tổng công ty. Ngoài ra còn có các cổ đông sáng lập khác là NHTM, các doanh nghiệp lớn khác trên thị trường. Trong số 6 CTTC cổ phần, do không thể thu thập số liệu của CTTC cổ phần Dệt may Việt Nam đầy đủ và tương đồng như 5 CTTC còn lại nên sau đây tác giả trình bày 2 bảng số liệu (Bảng 2.2 và Bảng 2.3). Số liệu bình quân của 5 CTTC cổ phần mà tác giả thu thập được đầy đủ số liệu cho thấy rất nhiều dấu hiệu bất ổn và đáng lo ngại của các CTTC. Tổng tài sản giảm dần qua các năm và giảm 27,3% trong vòng 4 năm. Chi phí hoạt động tuy giảm nhưng không đáng kể nhưng do thu nhập lãi thuần giảm mạnh qua các năm đã khiến cho thu nhập trước thuế và lợi nhuận sau thuế của các CTTC liên tục sụt giảm mạnh và đã giảm đến 78,6% trong 4 năm. Không ngạc nhiên khi các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời cũng vì thế ngày càng trở nên kém hiệu quả. EPS bình quân của 5 CTTC cổ phần giảm từ 1.026 đồng/cổ phần vào năm 2011 xuống còn 23 đồng/cổ phần vào năm 2014 (tương ứng giảm 98% trong 4 năm). Tỷ suất sinh lời/vốn chủ sở hữu chỉ còn 2,04% năm 2014 (thấp hơn nhiều lần so với lãi suất tiền gửi NHTM). Trong đó, các chỉ số EPS, ROA, ROE của VVF đã âm khá lớn... CTTC cổ phần Dệt may Việt Nam (TFC) lại được coi là một trong số đơn vị có hoạt động lành mạnh thể hiện qua tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu trong nhiều năm luôn đảm bảo mức quy định của NHNN. Nợ xấu của TFC từ 2011-2014 dao động trong khoảng 2%-2.54%, đây là mức tốt so với hệ thống các TCTD nói chung. Tuy nhiên, sau khi tăng vốn lên 500 tỷ đồng và từ đó đến nay doanh thu có xu hướng biến động thất thường. LNST giảm bình quân mỗi năm 11,4%. Lợi nhuận giảm sút đã khiến cho vốn chủ sở hữu giảm. LNST/VĐL bình quân từ 14,48% năm 2011 còn 4,1% vào năm 2014. Tỷ suất LNST/vốn chủ sở hữu năm 2014 chỉ bằng khoảng 1/3 so với 2011.
  17. 15 Bảng 2.2: Số liệu bình quân về tình hình kinh doanh của 5 CTTC cổ phần Đơn vị tính: Tỷ đồng KẾT QUẢ KINH DOANH Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Thu nhập lãi thuần 218,380 171,403 146,302 137,803 Chi phí hoạt động 45,797 40,088 38,655 36,320 Tổng TNTT 165,522 80,867 62,913 35,428 Tổng LNST 124,630 60,644 48,214 29,258 CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng tài sản 6.476,001 5.695,415 5.297,133 4.705,456 - Tiền, vàng gửi và cho vay các TCTD 1.542,882 1.417,077 1.034,361 963,894 - Cho vay khách hàng 1.155,717 1.063,425 1.540,663 1.739,425 Nợ phải trả 5.223,006 4.470,427 4.073,172 3.496,332 - Tiền gửi và vay các TCTD 2.693,604 1.754,414 1.188,912 996,894 - Tiền gửi của khách hàng 445,629 715,630 973,403 689,122 Vốn và các quỹ 1.252,994 1.224,987 1.224,021 1.217,453 - Vốn của TCTD 1.087,331 1.087,797 1.087,797 967,917 - Lợi nhuận chưa phân phối 107,690 63,546 50,729 41,015 CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 EPS của 4 quý gần nhất (đồng/cổ phần) 1.026 310 252 23 BVPS cơ bản (đồng/cổ phần) 11.641 11.420 11.483 11.337 ROEA (%) 10,33 5,01 4,32 2,04 ROAA (%) 2,23 1,31 1,26 0,38 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ BCTC của 5 CTTC cổ phần. Ghi chú: - EPS (thu nhập/cổ phần); BVPS (giá trị sổ sách/cổ phần); ROEA (lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu bình quân); ROAA (lợi nhuận ròng/tổng tài sản bình quân). - 5 CTTC cổ phần gồm: VVF (CTTC cổ phần Vinaconex-Viettel); SDF (CTTC cổ phần Sông Đà); CTTC cổ phần Xi măng (CMF); EVNFC (CTTC cổ phần Điện lực); VCFC (CTTC cổ phần Hóa chất Việt Nam).
  18. 16 2.3.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của các CTTC TNHH MTV Nhìn chung, so với khối CTTC cổ phần thì khối CTTC TNHH MTV (do các tập đoàn/tổng công ty sở hữu 100% vốn) phần lớn hoạt động cực kỳ yếu kém, gây mất vốn nhà nước trầm trọng và tồn tại rất nhiều vấn đề khó xử lý khác nhau giữa các công ty. Hai CTTC TNHH MTV có tình trạng trầm trọng nhất là: - Công ty Tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam (RFC): Có thể nói trong số các CTTC thì đây là CTTC có số tiền thua lỗ lớn nhất cũng như nhiều sự việc sai phạm nhất. Với số lỗ lũy kế chồng chất như bảng 2.4 đã khiến cho RFC - CTTC có số vốn điều lệ cao thứ 2 trong số các CTTC có vốn góp của các tập đoàn/tổng công ty không chỉ mất toàn bộ vốn của nhà nước mà còn thâm hụt thêm đến 762 tỷ đồng. Bảng 2.4. Tổng hợp tình hình tài chính của RFC giai đoạn 2011-2014 Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng tài sản (ước tính) 2.000 2.000 1.800 1.630 LNST (ước tính) -200 -900 -80 -250 Lỗ lũy kế (ước tính) -670 -870 -1.770 - 1.850 Vốn điều lệ 1.000 1.088 1.088 1.088 Vốn chủ sở hữu (ước tính) 800 -188 -682 -762 Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả. - Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy (VFC): Là CTTC trực thuộc Tập đoàn Vinashin với những sai phạm nghiêm trọng gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế đất nước, VFC cũng có liên quan và liên đới rất nhiều những vấn đề nghiêm trọng do sai phạm trong cho vay, bảo lãnh hay vấn đề khác. VFC huy động vốn và cho các công ty thuộc Vinashin vay, nhưng đã “chết chìm” theo các công ty này. Rất nhiều vụ kiện tụng ầm ĩ dư luận đã xảy ra và bên thua kiện là VFC. Từ 2010-2013 VFC lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và nằm trong diện kiểm soát đặc biệt của NHNN. Đây cũng là CTTC nằm trong nhóm có tình
  19. 17 trạng khó khăn nhất trong số tất cả các CTTC. Cuối 2014, lỗ trong kinh doanh và trích lập dự phòng tín dụng và đầu tư của VFC lên đến khoảng 1.300 tỷ đồng, thâm hụt vốn chủ sở hữu 277 tỷ. Không chỉ là vấn đề hiệu quả kinh doanh mà những sai phạm của VFC còn có tính chất rất phức tạp. 2.4 Đánh giá chung về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam 2.4.1 Đánh giá chung về mô hình tổ chức của các công ty tài chính * Ưu điểm: Thứ nhất, Tạo nên sự khác biệt và lợi thế riêng trong đàm phán kinh doanh cho các CTTC trực thuộc tập đoàn/tổng công ty. Thứ hai, Thuận lợi trong khai thác thị trường tiềm năng sẵn có. Thứ ba, Có thể linh hoạt trong tổ chức và kinh doanh từ việc tận dụng lợi thế quy mô nhỏ. Thứ tư, CTTC có thể giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Thứ năm, Thường có sự hỗ trợ từ công ty mẹ hoặc các cổ đông sáng lập là các tập đoàn/tổng công ty. * Hạn chế: Một là, CTTC vừa phải hoạt động theo những quy định của NHNN vừa phải làm theo những chỉ đạo của tập đoàn/tổng công ty. Hai là, Với phạm vi kinh doanh hạn chế, các CTTC gần như không có lợi thế trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Ba là, các CTTC 100% vốn nhà nước nhìn chung hoạt động kém hiệu quả hơn các CTTC cổ phần. Bốn là, tồn tại tình trạng thiếu khách quan trong các quyết định quản lý. Năm là, mô hình CTTC TNHH MTV do tập đoàn/tổng công ty sở hữu 100% vốn đã bộc lộ rõ những yếu kém giống nhiều DNNN khác. Sáu là, hoạt động của CTTC dễ bị ảnh hưởng theo tình hình chung của các tập đoàn/tổng công ty. * Nguyên nhân của những hạn chế: Thứ nhất, Tư duy và nhận thức về mục đích thành lập CTTC trong
  20. 18 tập đoàn/tổng công ty trong điều kiện Việt Nam là chưa hợp lý. Thứ hai, CTTC chịu giới hạn về phạm vi kinh doanh. Thứ ba, Quy mô vốn của các CTTC còn thấp. Thứ tư, Mô hình tổ chức CTTC TNHH MTV do nhà nước sở hữu 100% vốn chịu áp lực thấp trong quản lý và điều hành. Thứ năm, Công tác kiểm tra, giám sát đối với CTTC chưa chặt chẽ. Thứ sáu, Tình trạng thiếu khách quan còn tồn tại. 2.4.2 Đánh giá chung về tình hình kinh doanh của các CTTC * Những kết quả đạt được Một là, Đã có những đóng góp nhất định vào việc tạo lập thị trường tài chính cạnh tranh sôi động hơn. Hai là, Có những CTTC tuy hiệu quả sử dụng vốn còn thấp nhưng đã bảo toàn được vốn, đã mang lại những lợi ích kinh tế nhất định. * Hạn chế: Thứ nhất, Năng lực cung cấp các dịch vụ hạn chế. Thứ hai, Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu không được đảm bảo. Thứ ba, Vốn chủ sở hữu thâm hụt: Thứ tư, Nợ xấu và trích lập dự phòng của các CTTC rất lớn. Thứ năm, Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn vượt quy định. Thứ sáu, Giá trị sổ sách/cổ phần (BVPS) thấp. Thứ bảy, Tính minh bạch thông tin thấp. * Nguyên nhân của những hạn chế: - Từ bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam: Thứ nhất, mô hình CTTC ra đời và phát triển trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến, thay đổi. Thứ hai, chịu ảnh hưởng từ tình hình khó khăn chung của toàn nền kinh tế nhiều năm gần đây. - Từ phía các cơ quan quản lý nhà nước: Một là, Việc cấp phép ồ ạt và chưa định ra được hướng đi rõ ràng cho loại mô hình này ở Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2