Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu về cảm tính nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đo lường mức độ cảm tính NĐT và phân tích sự ảnh hưởng của nó đối với thị trường chứng khoán Việt Nam - trường hợp tại Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung luận án này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu về cảm tính nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ CẨM VÂN NGHIÊN CỨU VỀ CẢM TÍNH NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Ngân hàng Mã số: 9340201 TÓM TẮT LUÂN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS Trương Thị Hồng 2. TS. Trần Thị Mộng Tuyết Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2022
- Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trương Thị Hồng 2. TS. Trần Thị Mộng Tuyết Phản biện 1: ---------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------- Phản biện 2: ---------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------- Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: --------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------- Vào hồi: giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ----------------------------------------
- DANH MỤC BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ BÀI BÁO 1. PGS.TS Trương Thị Hồng, TS. Trần Thị Mộng Tuyết; Ths. Đoàn Thị Cẩm Vân, TS. Lê Long Hậu, 2018 “Ảnh hưởng của sự thay đổi cảm tính nhà đầu tư đến tỷ suất sinh lời chứng khoán: Trường hợp Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí công thương, Số tháng 3/2018; ISSN: 0866-7756 2. Đoàn Thị Cẩm Vân, PGS.TS Trương Thị Hồng, TS. Trần Thị Mộng Tuyết, 2019 “Ảnh hưởng của cảm tính nhà đầu tư đến tỷ suất sinh lời chứng khoán”, Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng Châu Á, Tháng 10/2019; ISSN: 1859-3682. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Đoàn Thị Cẩm Vân, TS. Lê Long Hậu. Ths. Bùi Lê Thái Hạnh, 2018, “Đánh giá tác động của cảm tính nhà đầu tư đến tỷ suất sinh lời chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”, Chủ nhiệm đề tài – Đoàn Thị Cẩm Vân BÀI THAM DỰ HỘI THẢO Thi Hong, Truong and Thi Cam Van, Doan 2020, “Predictability of investor sentiment in the Vietnam stock market”. School of Banking Conference 2020: Contemporary Issues in Banking and Finance: Sustainability, Fintech an Uncertainties, University of Economics Ho Chi Minh City.
- TÓM TẮT LUẬN ÁN Cảm tính nhà đầu tư là một hình thái tâm lý tồn tại sẵn trong mỗi nhà cá nhân đầu tư. Hướng nghiên cứu về cảm tính giúp đo lường được mức độ tâm lý. Tác động của cảm tính đối với thị trường chứng khoán đã được chứng minh ở các thị trường phát triển và mới nổi, nhưng nhóm thị trường cận biên hiện vẫn chưa được khám phá nhiều. Trường hợp của Sở GDCK HOSE, là một thị trường chứng khoán cận biên, hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu về cảm tính nhà đầu tư cũng như phân tích tác động của nó đối với thị trường. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích lắp đầy khoảng trống nghiên cứu đó. Kết quả cho thấy rằng, chỉ số cảm tính nhà đầu tư trên HOSE (HSI) luôn được cấu thành bởi các thành phần như: số lượng chứng khoán niêm yết lần đầu, giá trị giao dịch toàn thị trường, phần bù cổ tức, số chứng khoán tăng giá so với giảm giá. Khi loại bỏ giai đoạn đầu thị trường quá bất thường do yếu tố mới thành lập, thành phần của HSI còn có thêm TSSL ngày đầu tiên niêm yết. Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài, nét đặc trưng của TTCK cận biên, cũng là một thành phần của HSI. Sự thay đổi mức độ của chỉ số HSI có ảnh hưởng không cố định đến TSSL vượt trội chứng khoán trong tương lai. Có mối tương quan nghịch giữa trạng thái cảm tính nhà đầu tư ở hiện tại và TSSL tương lai chứng khoán, mối tương quan này được thể hiện rõ nhất ở kỳ hạn t+3. Chỉ số HSI có khả năng dự báo tỷ suất sinh lời tương lai một số loại CK nhưng chúng không thuộc nhóm chứng khoán khó định giá, khó kinh doanh chênh lệch giá. Nét đặc trưng tâm lý của các nhà đầu trên HOSE là rất e ngại rủi ro và ưa thích chứng khoán an toàn. Cuối cùng, trong điều kiện TTCK đã đi vào hoạt động ổn định, chỉ số HSI được đo lường bằng mô hình 6 nhân tố và có điều chỉnh tác động của yếu tố vĩ mô là phù hợp nhất.
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh và lý do chọn đề tài 1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu trên thế giới Cảm tính là một phạm trù thuộc tâm lý NĐT. Sự tác động và khả năng dự báo của cảm tính đến giá hay TSSL chứng khoán đã được thừa nhận ở các TTCK phát triển và thị trường (TT) mới nổi trên thế giới. Nhưng ở các TTCK cận biên, thường là những thị trường trẻ, chịu tác động rất lớn bởi tâm lý NĐT thì vẫn chưa có nhiều khám phá về vai trò của cảm tính NĐT đối với các thị trường đó. 1.1.2. Bối cảnh nghiên cứu và thực tiễn TTCK Việt Nam Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE) là một thị trường cận biên, đã được nhiều nghiên cứu chứng minh chịu tác động rất mạnh bởi yếu tố tâm lý NĐT. Yêu cầu hiện tại là cần có biện pháp, công cụ kỹ thuật hỗ trợ cho công tác quản lý và hoạt động đầu tư trên thị trường. Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa có nghiên cứu về những tác động của cảm tính nhà đầu tư (CTNĐT) đối với TTCK trong nước, chưa tiến hành đo lường mức độ tâm lý NĐT và phân tích ảnh hưởng của nó trên thị trường này. Xuất phát từ bối thế giới và trong nước như trên, nghiên cứu về CTNĐT trên TTCK Việt Nam được thực hiện. 1.2 Câu hỏi nghiên cứu 1. Cảm tính NĐT trên thị trường HOSE được thể hiện bởi những nhân tố nào? Chỉ số giao dịch của NĐT nước ngoài trên HOSE có phải là một nhân tố mới của chỉ số cảm tính NĐT hay không? 2. Xu thế biến động cảm tính NĐT trên HOSE diễn ra như thế nào? 3. Mức thay đổi cảm tính NĐT có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời chứng khoán là cổ phiếu trên HOSE hay không? Nếu có thì sự ảnh hưởng đó theo chiều hướng ra sao?
- 2 4. Sự thay đổi trạng thái biểu hiện cảm tính NĐT (lạc quan, bi quan) trên HOSE có liên quan gì đến tỷ suất sinh lời tương lai chứng khoán hay không? Chỉ số cảm tính NĐT trên HOSE có khả năng dự báo được sự thay đổi tỷ suất sinh lời tương lai chứng khoán hay không? 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu tổng quát: Đo lường mức độ cảm tính NĐT và phân tích sự ảnh hưởng của nó đối với TTCK Việt Nam - trường hợp tại Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể 1. Xác định các nhân tố thể hiện cảm tính NĐT tại SGDCK HOSE. 2. Đo lường mức độ CTNĐT tư trên SGDCK HOSE. 3. Phân tích thay đổi CTNĐT ảnh hưởng đến TSSL vượt trội CK. 4. Phân tích sự ảnh hưởng trạng thái cảm tính và khả năng dự báo của chỉ số CTNĐT đối với TSSL tương lai CK. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Là cảm tính của NĐT đang tham dự giao dịch trên thị trường HOSE. NĐT bao gồm tất cả cá nhân, tổ chức kinh doanh trên thị trường. Khách thể nghiên cứu là cổ phiếu đang niêm yết trên HOSE. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1 Phạm vi về không gian nghiên cứu HOSE được chọn bởi nó là TT chuyên giao dịch cổ phiếu, công ty niêm yết trên TT là các công ty đại diện cho ngành và nền kinh tế; đây cũng là bộ phận TT lớn nhất của TTCK trong nước. Ngoài ra, HOSE là thị trường có tổ chức chặt chẽ, minh bạch về thông tin nên hỗ trợ tốt cho việc đo lường cảm tính và phân tích vai trò của nó đối với TTCK. 1.4.2.2 Phạm vi thời gian nghiên cứu
- 3 Qui mô thị trường (2000 – 2005) của HOSE quá nhỏ so với những năm tiếp theo, qui định giao dịch có nhiều thay đổi vì đang trong quá trình hoàn thiện. Vì thế, công tác công bố thông tin và thu thập dữ liệu thị trường chưa thống nhất nên độ tin cậy của dữ liệu bị ảnh hưởng. Từ đó, phạm vi nghiên cứu được giới hạn lại từ 2006 - 2016, trong đó 2006 được chọn làm năm gốc, chỉ số cảm tính và tác động của nó sẽ được nghiên cứu trong khoảng thời gian 10 năm từ 2007 – 2016. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Cảm tính NĐT được đo lường bằng phương pháp gián tiếp do Baker và Wurgler (2006) đề xuất. Việc phân tích ảnh hưởng của chỉ số CTNĐT đến TSSLCK được thực hiện bằng phương pháp thống kê mô tả, phân tích hồi qui. Một số kiểm định thống kê cũng được thực hiện để phát hiện và xử lý các hiện tượng như tính không dừng của chuỗi dữ liệu nghiên cứu, hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, tự tương quan trong quá trình phân tích hồi qui. 1.6 Các đóng góp mới của nghiên cứu 1.6.1 Đóng góp ở khía cạnh học thuật, khoa học Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo có tính khoa học cao về CTNĐT đối với TTCK cận biên trên thế giới và Việt Nam. 1.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn: Cung cấp chỉ số CTNĐT để đo lường tâm lý NĐT trên HOSE, phân tích tác động của nó đối với TTCK trong nước. 1.7 Kết cấu nghiên cứu Luận án gồm 5 chương: Chương 1 Giới thiệu nghiên cứu; Chương 2 là cơ sở lý thuyết và lược khảo tài liệu nghiên cứu; Chương 3 là phương pháp nghiên cứu; Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu và Chương 5 tổng hợp, thảo luận kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách
- 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Khung lý thuyết tài chính truyền thống Trình bày khái quát 2 lý thuyết quan trọng của khung lý thuyết tài chính truyền thống làm nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu này. 2.1.1.1 Mô hình định của Fama và French – mô hình mở rộng. Mô hình thực nghiệm 3 nhân tố ảnh hưởng đến TSSL của Fama và French (1993) và mô hình Fama và French mở rộng bởi Carhart (1997) được trình bày. Trên cơ sở của mô hình này, CTNĐT được kỳ vọng là một nhân tố mới bổ sung thêm vào mô hình vừa nêu. 2.1.1.2 Lý thuyết TT hiệu quả (Efficient Market Hypothesis – EMH) Hiểu rõ về lý thuyết EMH để từ đó thấy được hạn chế của nó, là tiền đề phát triển các lý thuyết tiếp theo. 2.1.1.3 Thị trường có thật sự hiệu quả - hạn chế của lý thuyết EMH Bằng chứng thực tế đã cho thấy rằng, TT không phải lúc nào cũng hiệu quả. Điểm yếu của tài chính truyền thống và lý thuyết EMH là cơ hội phát triển khung lý thuyết tài chính hành vi. 2.1.2 Khung lý thuyết tài chính hành vi: Có hai hướng để giải thích hạn chế của quan điểm tài chính truyền thống là giới hạn kinh doanh chênh lệch giá và tâm lý NĐT. Nghiên cứu về tâm lý là hướng đi của luận án này. 2.1.3 Cảm tính nhà đầu tư là một phạm trù thuộc về tâm lý Hướng nghiên cứu về tâm lý bằng cách đi dò tìm các dạng sai lệch trong nhận thức của NĐT thì không thể đo lường được mức độ tâm lý. Có nhiều dạng sai lệch trong nhận thức đã được phát hiện và lạc quan là một trong số đó (Barberis and Thaler, 2003; Masomi and Ghayekhloo, 2010; Chandra and Kumar, 2012). Lạc quan là một trạng
- 5 thái biểu hiện của cảm tính. Cảm tính là một hình thái tâm lý tồn tại sẵn có trong mỗi cá nhân đầu tư (Baker and Wurgler, 2007). Như vậy, CTNĐT thuộc phạm trù tâm lý NĐT. Lợi thế của hướng nghiên cứu về CTNĐT là giúp đo lường được mức độ tâm lý NĐT trên thị trường. 2.1.4 Những vấn đề khái quát về cảm tính NĐT trên TTCK. 2.1.4.1 Khái niệm cảm tính NĐT: Tổng hợp các khái niệm CTNĐT được đưa ra trong các nghiên cứu trước để đưa ra khái niệm CTNĐT trong phạm vi nghiên cứu này: “Cảm tính NĐT là sự cảm nhận, kỳ vọng của NĐT về viễn cảnh toàn thị trường được biểu hiện dưới hai trạng thái là lạc quan và bi quan”. 2.1.4.2 Phương pháp đo lường: Hiện giới nghiên cứu về cảm tính đưa ra hai phương pháp chính để đo lường cảm tính NĐT. Phương pháp trực tiếp: phỏng vấn trực tiếp NĐT tham dự thị trường để biết được sự dự báo hay cảm nhận của họ đối với điều kiện nền kinh tế hay TTCK ở hiện tại và tương lai, (Beer and Zouaoui, 2013). Ưu điểm của phương pháp này là không bị tác động bởi một lý thuyết nào. Nhưng tính đại diện cho CTNĐT trên toàn TT là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất của phương pháp này vì nó phụ thuộc vào số lượng NĐT tham dự vào cuộc phỏng vấn. Việc kiểm soát sự che đậy cảm xúc, hay xu hướng gây ấn tượng của người được hỏi cũng là vấn đề đáng lưu ý đối với phương pháp trực tiếp. Phương pháp gián tiếp: dùng các tham số thống kê của nền kinh tế, thị trường và cả của lĩnh vực tài chính để nắm bắt được suy nghĩ, cảm nhận của NĐT về điều kiện của nền kinh tế hay TTCK ở hiện tại và tương lai, (Beer and Zouaoui, 2013). Phương pháp này được ứng dụng nhiều (Baker and Wurgler, 2006, 2007; Kousenidis et al., 2011; Changsheng and Yongfeng, 2012; Stambaugh et al., 2012; Boubaker and Talbi, 2014, Deng et al., 2014…) bởi tính khách quan, dễ thực hiện và
- 6 đảm bảo được tính liên tục của chỉ số CTNĐT được đo lường. Từ đó có thể nắm bắt được mức độ và sự thay đổi CTNĐT. Tuy nhiên, bộ chỉ số này có thể bị gây tranh luận về mặt lý thuyết bởi việc đề xuất các chỉ tiêu thể hiện cảm tính, các chỉ tiêu có thể bị tác động bởi các yếu tố khác (vĩ mô) từ nền kinh tế. Sự kết hợp giữa hai phương pháp này sẽ giúp hạn chế được những nhược điểm của nhau hiện đang là hướng đề xuất nghiên cứu mới. 2.1.4.3 Các nhân tố thể hiện cảm tính NĐT Các nghiên cứu trước đây đã nêu ra rất nhiều các nhân tố thể hiện được cảm tính NĐT. Tác giả đã lược khảo cách mà các tác giả trước đã luận giải về khả năng thể thiện CTNĐT của một số nhân tố thường được sử dụng để thể hiện cảm tính NĐT trên TTCK. 2.1.5. Lý thuyết về tác động của cảm tính NĐT đối với TTCK 2.1.5.1. Chứng khoán khó định giá, khó kinh doanh chênh lệch giá Có một số loại CK, bởi đặc tính của riêng nó mà khó có thể ứng dụng các mô hình định giá, kết quả là NĐT sẽ gặp khó khi đưa ra quyết định đầu tư liên quan đến chúng bởi sự thiếu cơ sở định giá theo mô hình lý thuyết. Vì thế, chúng trở nên khá nhạy cảm với CTNĐT, (Glushkov, 2006). Chúng được gọi là CK khó định giá. NĐT lại ít thích quan tâm đến chúng, và chúng cũng được xem là những CK khó kinh doanh chênh lệch giá (Baker and Wurgler, 2007; De Long et al., 1990b). 2.1.5.2. Lý thuyết về sự tác động của cảm tính NĐT trên TTCK Theo quan điểm của lý thuyết này: Sự biến thiên về giá (hay TSSL) của CK khó kinh doanh chênh lệch giá, khó định giá cùng chiều (ngược chiều) với sự biến thiên mức độ cảm tính NĐT. Và ngược lại cho nhóm chứng khoán an toàn. Đồng thời, mức tác động của CTNĐT thì không giống nhau đối với các loại CK khác nhau. CK khó định giá,
- 7 khó kinh doanh chênh lệch giá là các CK nhạy cảm với CTNĐT hơn so với các CK an toàn. 2.2 Tóm lược nghiên cứu về ảnh hưởng của CTNĐT trên TTCK 2.2.1 Phương thức đo lường cảm tính nhà đầu tư trong thực tiễn Chỉ số cảm tính có thể được đo lường bằng một chỉ số đơn lẻ (Beer and Zouaoui, 2013; Sun et al., 2016; Li and Li, 2021, Phuong, 2020; Bùi Kim Phương, 2019) khi đó gọi là chỉ số cảm tính đơn. Hoặc có thể được xây dựng bởi đồng thời nhiều nhân tố gọi là chỉ số cảm tính hỗn hợp (Baker and Wurgler, 2006, 2007, 2012; Berger and Turtler, 2012; Changsheng and Yongfeng, 2012; Aissia, 2016; Ding et al., 2018; Seok et al., 2019…). Các nhân tố của chỉ số cảm tính NĐT có thể được đo lường bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Để có thể đánh giá sự ảnh hưởng của cảm tính đối với thị trường theo từng thời hạn khác nhau thì chỉ số cảm tính sẽ được đo lường tần xuất tháng, tuần hoặc ngày. Tóm lại, lựa chọn phương pháp đo lường chỉ số cảm tính phù hợp với hoàn cảnh của từng thị trường là rất quan trọng để có thể đo lường đúng mức độ tâm lý nhà đầu tư ở mỗi thị trường. 2.2.2 Ảnh hưởng của cảm tính trên thị trường chứng khoán 2.2.2.1 Sự thay đổi CTNĐT là một nhân tố ảnh hưởng đến TSSL vượt trội của chứng khoán Đã nhiều nghiên cứu tìm thấy mối tương quan thuận giữa sự thay đổi mức độ cảm tính NĐT với TSSL vượt trội của loại CK (Lee, 1991; Glushkov,2006; Changsheng and Yongfeng, 2012; Berger and Turtle, 2012). Nghĩa là, khi mức thay đổi cảm tính trên thị trường càng tăng hay càng rộng sẽ kéo theo TSSL vượt trội CK tăng; khi sự thay đổi càng hẹp hoặc giảm sẽ kéo theo TSSL vượt trội CK giảm. 2.2.1.2 Cảm tính ảnh hưởng đến TSSL tương lai chứng khoán
- 8 Sự ảnh hưởng của cảm tính đến TSSLCK không hoàn toàn giống nhau giữa CK có đặc tính khác nhau hoặc có cùng đặc tính nhưng lại khác nhau về cấp độ đặc tính. Giữa CTNĐT và TSSL tương lai CK có phát sinh mối tương quan nghịch cùng nhau (Baker and Wurgler, 2006, 2007). Nhiều tác giả khác cũng đã khẳng định điều này (Kousenidis et al., 2011; Hribar and McInnis, 2012; Beer and Zouaoui 2013; Corredor et al., 2014; Beer and Zouaoui; 2013). 2.2.1.3 Khả năng dự báo tỷ suất sinh lời tương lai chứng khoán Khi CTNĐT ở mức cao kéo theo TSSL tương lai của các CK khó định giá, khó kinh doanh chênh lệch giá sẽ thấp hơn TSSL tương lai của nhóm CK còn lại. Và khi cảm tính ở mức thấp thì TSSL tương lai của các CK khó định giá, khó kinh doanh chênh lệch giá cao hơn TSSL tương lai của nhóm CK còn lại (Baker và Wurgler, 2006). Kết luận này không chỉ được đưa ra ở TTCK Mỹ mà còn ở các thị trường: Châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan,... (Debata et al., 2017; Kousenidis, et al., 2011; Corredor et al., 2013; Changsheng and Yongfeng, 2012; Majumder, 2014; Kumari and Mahakud, 2015,…). 2.3. Khoảng trống và hướng lấp đầy khoảng trồng nghiên cứu 1. Thu hẹp khoảng trống nghiên cứu về CTNĐT ở TTCK cận biên. 2. Thực hiện đo lường tâm lý NĐT bằng chỉ số cảm tính đa thành phần thay vì là chỉ số đơn thành phần hoặc đi dò tìm thông qua hành vi của nhà đầu tư. 3. Bổ sung thêm nhân tố mới cho chỉ số cảm tính NĐT là chỉ số giao dịch NĐT nước ngoài, đây là thành phần mang nét đặc trưng của thị trường chứng khoán cận biên. 2.4 Giả thuyết cần kiểm định trong nghiên cứu Giả thuyết 1: Số lượng chứng khoán phát hành lần đầu tiên ra công chúng, tỷ suất sinh lời ngày đầu tiên phát hành, giá trị giao dịch thị
- 9 trường, phần bù cổ tức, số cổ phiếu tăng so với số cổ phiếu giảm giá và giao dịch của NĐT nước ngoài là những nhân tố thể hiện cảm tính NĐT trên HOSE. Giả thuyết 2: Sự thay đổi CTNĐT có tương quan thuận với TSSL vượt trội CK. Giả thuyết 3: CTNĐT và TSSL tương lai CK có sự biến thiên ngược. Giả thuyết 4: CTNĐT có khả năng dự báo ngược TSSL tương lai CK khó định giá, khó kinh doanh chênh lệch giá. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1 Qui trình nghiên cứu Trước tiên, xác định mô hình đo lường và đo lường CTNĐT trên HOSE bằng phương pháp gián tiếp với kỹ thuật là phân tích PCA. Bước 2, phân tích sự thay đổi cảm tính ảnh hưởng đến TSSLCK. Bước 3, khảo sát sự biến thiên TSSL tương lai các DMCK trong từng điều kiện trạng thái CTNĐT ở hiện tại (lạc quan hoặc bi quan). Cuối cùng, phân tích sự ảnh hưởng của CTNĐT đến chênh lệch TSSL tương lai các DMCK và tìm kiếm khả năng dự báo của chỉ số HSI trên TTCK HOSE. 3.2 Mô hình nghiên cứu lý thuyết 3.2.1 Mô hình đo lường mức độ cảm tính NĐT: Chỉ số CTNĐT trên HOSE (HSI) được đo lường bằng phương pháp gián tiếp bởi: những ưu điểm vốn có của phương pháp này; thực trạng thiếu dữ liệu để thực hiện theo các phương pháp khác. Phân tích PCA phải trãi qua hai lần với mục tiêu lọc để chọn lựa được các nhân tố có tương quan chặt chẽ với nhau và có đủ cơ sở thống kê cho thấy chúng có khả năng thể hiện CTNĐT. Từ đó xác định mô hình đo lường CTNĐT. Điểm số của HSI được xác định theo mô hình:
- 10 𝐹𝑡 = ∑𝑚 𝑖=1 𝜇𝑖,𝑡 ∗ 𝑠𝑡𝑑(𝑋𝑖,𝑡 ) (3.1) - Ft là điểm số của chỉ số CTNĐT (nhân tố mới) tại thời điểm t. - m là số biến con lại sau khi phân tích PCA lần 1 (m ≤ n/2); n là số biến đo lường được đề xuất đưa vào mô hình; i,t là hệ số điểm thành phần của biến đo lường thứ i tại thời điểm t, đó chính là giá trị của vector riêng (eignevetor) của từng biến quan sát. - Std(Xi,t) là độ lệch chuẩn của biến đo lường Xi,t. 3.2.2 Mô hình phân tích ảnh hưởng cảm tính NĐT trên TTCK Việc phân tích này dựa trên mô hình lý thuyết đa nhân tố và mô hình thực nghiệm của Fama và French (1993) và được mở rộng bởi Carhart (1997). Trong đó, nhân tố CTNĐT được kỳ vọng sẽ là nhân tố mới trong mô hình. 3.3. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Đo lường chỉ số cảm tính NĐT trên HOSE (HSI): Đây là nghiên cứu đầu tiên về vấn đề CTNĐT trên TTCK Việt Nam, nên các nhân tố đề xuất được chọn lọc dựa vào vào kết quả nghiên cứu của Baker và Wugler (2006) và một số nghiên cứu đã công bố trước đó ở những TTCK khác. Ngoài ra, tác giả cũng bổ sung thêm biến nhân tố mới - giá trị giao dịch của NĐTNN – mang đặc tính riêng của TTCK cận biên Việt Nam vào mô hình đo lường CTNĐT. 3.3.1.1 Cách xác định các nhân tố đo lường chỉ số cảm tính HSI Bao gồm: Số lượng CK niêm yết lần đầu tiên (NFDL); TSSL ngày đầu tiên niêm yết (RFDL); Giá trị giao dịch của thị trường (TOR); Phần bù cổ tức (CMB); Số cổ phiếu tăng giá so với giảm giá (ADV/DEC); Giao dịch của NĐT nước ngoài (FOT). Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu nên mốc thời gian mới phát hành được đổi thành niêm yết lần đầu cho phù hợp với đặc điểm của TT HOSE là thời gian phát hành khác với thời gian niêm yết của CK.
- 11 Giá trị giao dịch của NĐTNN: nhiều nghiên cứu kết luận giao dịch của NĐTNN có ảnh hưởng đến TTCK trong nước (Kang et al., 2016; Lim et al., 2016; Dhingra et al., 2016; French, 2017). Ngoài ra, giao dịch của NĐTNN trên HOSE có ảnh hưởng mạnh đến giá CK trên thị trường (Vo, 2017). Có bằng chứng về việc TSSL bất thường dương xung quanh ngày mua ròng của NĐTNN, nhưng lại không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về TSSL bất thường âm xung quanh ngày bán ròng của họ (Đặng Bửu Kiếm, 2018). Các kết quả này càng làm tăng thêm nghi vấn rằng, giao dịch của NĐTNN sẽ được chú ý nhiều bởi các NĐT trong nước. Do NĐTNN được xem là giới đầu tư nhiều kinh nghiệm nên NĐT trong nước thường có khuynh hướng làm theo NĐTNN. Vì thế, giá trị giao dịch NĐTNN tăng sẽ kỳ vọng rằng CTNĐT trên TT trở nên lạc quan hơn và ngược lại. Các chỉ số thống kê giao dịch thị trường có thể phản ảnh CTNĐT ở cùng kỳ hoặc trễ hơn 1 kỳ (Baker and Wurgler, 2006). Vì vậy, với 5 nhân tố (hoặc 6 nhân tố) gốc, mô hình đề xuất sẽ có 10 nhân tố (hoặc 12 nhân tố) được đưa vào chọn lọc để thiết lập mô hình đo lường HSI. 3.3.1.2 Mô hình thực nghiệm đo lường cảm tính NĐT trên HOSE Mô hình nghiên cứu thực nghiệm đo lường HSI có dạng như sau: 𝐹𝑡 = ∑𝑧′ 𝑧 𝑖=1 𝜇𝑖,𝑡 ∗ 𝑠𝑡𝑑 (𝑋𝑖,𝑡 ) + ∑𝑖=1 𝜇𝑖,𝑡−1 ∗ 𝑠𝑡𝑑 (𝑋𝑖,𝑡−1 ) (3.3) z và z’ là số nhân tố gốc (t) hoặc (t-1) còn lại sau phân tích PCA. Xi là các nhân tố đề xuất cho mô hình như đã nêu trong mục 3.3.1.1. 3.3.1.3 Các bước thực hiện đo lường cảm tính NĐT trên HOSE Bắt đầu bằng phân tích PCA lần 1, mô hình bao gồm các nhân tố được đề xuất để xác định chỉ số HSI trung gian (HSI*). Mô hình phù hợp khi thoả điều kiện hệ số KMO của mỗi nhân tố lớn hơn > 0,5 và của toàn mô hình ≥ 0,6. Tiếp theo, xác định hệ số tương quan giữa các
- 12 thành phần của HSI* với HSI* để làm cơ sở lọc lại nhân tố (Xi,t hoặc Xi,t-1) với điều kiện nhân tố được giữ lại có hệ số tương quan cao hơn. Cho các nhân tố được giữ lại, thực hiện PCA lần 2 để xác định chỉ số HSI chính thức – đó là thành phần nhân tố đầu tiên của kết quả PCA. Tuy nhiên, mô hình được chọn cuối cùng vẫn phải đảm bảo các điều kiện về hệ số kiểm định KMO như lần phân tích trước. Ngoài ra, hệ số tương quan giữa HSI với HSI* phải lớn hơn 0,9, nhằm đảm bảo việc loại bỏ biến không làm mất dữ liệu. Tiếp theo, tiến hành ước lượng điểm số của chỉ số HSI. Nếu mức điểm HSIt cao hơn (>) trung vị của HSI trong suốt quá trình nghiên cứu => CTNĐT đang ở mức cao và được xem là trạng thái lạc quan. Nếu HSIt nhỏ hơn ( CTNĐT đang ở mức thấp và được xem ở trạng thái bi quan. 3.3.2 Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi cảm tính NĐT đến TSSL vượt trội CK Mô hình thực nghiệm được đề xuất như sau: R p,t − R𝑓,t = 𝛼0 + 𝛾1 ∆HSIt−k + 𝛽1 RMKTt + aSMBt + bHMLt + cUMDt + up,t (3.5) NĐT cần thời gian để tiếp nhận và xử lý thông tin. Thời gian tiếp nhận và xử lý thông tin sẽ khác nhau ở mỗi cá nhân, cộng đồng,… Nhưng quá trình này cũng không thể kéo quá dài trong điều kiện nền kinh tế luôn cập nhật thông tin như hiện nay. Đó là lý do nghiên cứu chỉ khảo sát sự ảnh hưởng của ∆HSIt = HSIt – HSIt-1 đến TSSL của CK dừng lại ở thời điểm tối đa t+3 (tức Rt, Rt+1, Rt+2 và Rt+3). 3.3.3. Phân tích mối tương quan giữa trạng thái cảm tính NĐT với TSSL tương lai CK Trước tiên, thiết lập các DMCK theo các đặc tính công ty với 5 cấp độ (cấp độ 1 là thấp nhất và 5 là cao nhất) vào đầu mỗi năm tài chính.
- 13 Tiếp theo, tính TSSL trung bình tháng của mỗi DMCK và sau cùng là thống kê TSSL của chúng tại thời điểm t+k (k = [1, 2, 3]) theo điều kiện trạng thái CTNĐT (lạc quan / bi quan) tại thời điểm t rồi khảo sát, đánh giá sự biến thiên giữa chúng. Các đặc tính công ty được khảo sát bao gồm: qui mô, giá trị công ty (BE/ME), thời gian niêm yết, xu thế biến động giá, cấu trúc vốn của công ty, cấu trúc tài sản, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả đầu tư. 3.3.4. Mô hình thực nghiệm phân tích khả năng dự báo của cảm tính nhà đầu tư Phân tích ảnh hưởng của HSIt đến chênh lệch TSSL tương lai giữa các DMCK được thực hiện theo mô hình: R X =high,p,t − R X= low,p,t = α1 + γ2 HSIt−k + 𝛽2 RMKTt + dSMBt + eHMLt + gUMDt + εp,t (3.17) Kết hợp kết quả phân tích hồi qui và sự biến thiên giữa TSSL tương lai DMCK với trạng thái HSIt để dò tìm khả năng dự báo của chỉ số HSI. 3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.4.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu: là các dữ liệu thống kê giao dịch và chỉ tiêu tài chính của các CK niêm yết trên HOSE được thu thập từ tháng 01/2006 cho đến tháng 12/2016. Các dữ liệu này được cung cấp chính thức bởi Công ty cổ phần Tài Việt (Vietstock) với mức đảm bảo sai số không quá 2%. 3.4.2. Khái quát dữ liệu nghiên cứu và đặc tính của các công ty niêm yết trên HOSE: Thực hiện thống kê mô tả đặc tính của dữ liệu nghiên cứu cũng như đánh giá các đặc tính công ty của các CK để có cái nhìn khái quát về bộ dữ liệu, tình hình diễn biến của các đơn vị niêm yết là khách thể nghiên cứu trong luận án này.
- 14 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Nhân tố thể hiện và mô hình đo lường chỉ số HSI (2007-2016) 4.1.1. Mô hình đo lường chỉ số CTNĐT trên HOSE (2007 – 2016) Cả 2 mô hình nhân tố gốc (HSI_0716) và nhân tố có điều chỉnh (HSI_0716┴) đều bao gồm 4 thành phần giống nhau: số lượng CK niêm yết lần đầu (NFDLt), giá trị giao dịch toàn thị trường (TORt), phần bù cổ tức (CMBt-1) và số cổ phiếu tăng so với giảm giá (ADV/DECt-1). Nhân tố giá trị giao dịch của NĐTNN (FOTt-1) là thành phần của hai mô hình HSI_F0716 và HSI_F0716┴. Tất cả nhân tố cấu thành đều có mối tương quan thuận với chỉ số CTNĐT. Điểm khác biệt giữa các mô hình này với mô hình của Baker và Wurgler (2006) là thiếu nhân tố TSSL ngày đầu tiên niêm yết (RFDL). Ngoài ra, mối tương quan thuận của CMB với HSI cũng khác so với mô hình của Baker và Wurgler (2006, 2007). Sự trái ngược này chỉ có thể được giải thích bởi sở thích của nhà đầu tư trên HOSE không giống với các thị trường phát triển. Việc lược bỏ tác động của yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến các nhân tố cấu thành HSI đã làm giảm mức đóng góp của chúng và cũng như mức độ phù hợp của mô hình. Bổ sung biến FOTt-1 vào mô hình không làm thay đổi xu hướng biến thiên của chỉ số cảm tính so với các mô hình trước nhưng chưa có đủ cơ sở để xác định mô hình nào tốt hơn. 4.1.2 Mô hình đo lường chỉ số HSI (2010 – 2016) Các mô hình (2010 – 2016) được thiết lập để đánh giá xem giai đoạn quá bất thường (2007 – 2009) có làm ảnh hưởng đến mô hình đo lường HSI hay không. Kết quả, các mô hình (2010 – 2016) giống các mô hình (2007 – 2016): vẫn có những thành phần NFDLt, CMBt-1, ADV/DECt-1 và chúng vẫn có mối tương quan thuận cảm tính nhà đầu tư.
- 15 Nhân tố TORt-1 phản ảnh CTNĐT tại kỳ (t) trong mô hình 2010 - 2016 là sự thay đổi so với mô hình 2007 – 2016 theo hướng phù hợp, giống như mô hình của Baker và Wurgler (2006). RFDLt lại trở thành một thành phần không thể thiếu trong các mô hình ở giai đoạn này. Loại bỏ tác động của yếu tố vĩ mô làm cho mô hình đo lường đạt mức phù hợp cao hơn. Điểm số của các chỉ số CTNĐT cũng có thay đổi nhưng xu hướng của chúng vẫn không đổi. FOTt-1 vẫn là thành phần của cảm tính nhà đầu tư và mô hình HSI_F1016┴ là mô hình có mức ý nghĩa cao nhất so với các mô hình khác (KMO = 0,74). Như vậy, giai đoạn thị trường quá biến động có làm ảnh hưởng đến mô hình đo lường HSI. Sự thay đổi phản ứng của NĐT theo hướng phù hợp hơn chứng tỏ họ đã có kinh nghiệm hơn trong hoạt động đầu tư trên TTCK. Yếu tố vĩ mô có tác động đến mô hình đo lường, vì thế nên lược bỏ tác động của yếu tố vĩ mô trước khi thực hiện đo lường HSI. Nhân tố giao dịch của NĐTNN là một thành phần của mô hình. Vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận lựa chọn mô hình phù hợp. 4.2 Xu hướng biến động chỉ số cảm tính NĐT trên HOSE 4.2.1 Giai đoạn 2007 – 2016: Giá trị 0 là mức điểm ranh giới giữa hai trạng thái lạc quan và bi quan của HSI. Khi HSI > 0 thì cảm tính nhà đầu tư được xem ở trạng thái lạc quan và ngược lại là trạng thái bi quan. 4 2 Value of HSI_0716 0 -2 -4 2006m1 2008m1 2010m1 2012m1 2014m1 2016m1 time HSI_0716 HSI_0716- HSI_F0716- Nguồn: Kết quả phân tích PCA Hình 4.7 Các chỉ số cảm tính HSI (2007 – 2016)
- 16 NĐT ở trạng thái lạc quan quá cao gần như suốt 2007 – 2010. Khi thị trường hoạt động bình ổn hơn, trạng thái cảm tính của NĐT không còn tình trạng phản ứng quá mức. Mặc dù đa số thời điểm CTNĐT đều ở mức thấp (bi quan) nhưng vẫn có những thời điểm tâm lý NĐT trở nên tích cực hơn, cảm tính chuyển lên ở mức cao (lạc quan). 4.2.2 Giai đoạn 2010 – 2016: Cảm tính NĐT ở trạng thái lạc quan gần như trong suốt năm 2010. Riêng HSI_1016┴ và HSI_F1016┴ đã có dấu hiệu của sự đảo chiều cảm xúc NĐT ở một vài tháng cuối năm 2010. Ở các năm tiếp theo, chỉ số HSI_1016 gần như ở mức thấp (bi quan) nhưng HSI_1016┴ và HSI_F1016 thì có đôi khi chuyển sang trạng thái lạc quan dù không kéo dài quá lâu. Diễn biến chỉ số cảm tính ở giai đoạn 2010 – 2016 gần như tương tự ở những năm sau của giai đoạn 2007 – 2016. Tóm lại, NĐT trên HOSE đã dần hiểu và tích luỹ được kinh nghiệm đầu tư trên TTCK. Ở những năm về sau, thị trường không còn hiện tượng phản ứng tâm lý thái quá của NĐT như trước đây. 4.3 Sự thay đổi CTNĐT ảnh hưởng đến TSSL vượt trội CK 4.3.1 Giai đoạn 2007 – 2016: Các nhân tố điều kiện trong mô hình phân tích hồi qui như rủi ro thị trường, qui mô, giá trị công ty và xu hướng biến động giá trong quá khứ của CK đều có dấu hiệu ảnh hưởng đến TSSL vượt trội CK và đều được giải thích phù hợp với điều kiện thực tế tại HOSE. Đối với nhân tố ∆HSI_0716t; ∆HSI_0716┴t và ∆HSI_F0716┴t thì : (1) Có bằng chứng về sự ảnh hưởng của ∆HSI đến TSSL vượt trội của tất cả các DMCK. (2) Sự ảnh hưởng xảy ra trong hai kỳ hạn và chiều hướng tác động cũng bị đảo chiều giữa hai kỳ hạn đó. Cụ thể: cả 3 chỉ số ∆HSI_0716t; ∆HSI_0716┴t và ∆HSI_F0716┴t đều tác động dương (+) đến TSSLCK ở kỳ t; nhưng chỉ có ∆HSI_0716┴t và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 306 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 289 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn