intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp "Liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang" được nghiên cứu với mục tiêu: Luận giải, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa; Đánh giá thực trạng liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa đối với ba loại cây trồng chủ lực (Cam, chè, mía) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2035.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN TIẾN HƯNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9 31 01 15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024
  2. Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Anh Tài Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Thái Quốc Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trong nông nghiệp là hướng đi tất yếu và phù hợp quy luật kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, trang trại, nông hộ vẫn chưa hoàn toàn thích ứng được với các phương thức liên kết, đặc biệt là liên kết phát triển sản xuất thông qua hợp đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn và tham gia liên kết phát triển sản xuất còn hạn chế. Đặc biệt, một số nông sản đang mất cân đối lớn giữa lượng cung - cầu trên thị trường do sản xuất không gắn kết chặt chẽ với thị trường tiêu thụ dẫn đến dư thừa hàng hóa và thường xuyên phải “giải cứu” nông sản. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, với ngành nông nghiệp giữ vai trò quan trọng, chiếm 23,63% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh năm 2018. Các nông sản chủ lực của tỉnh bao gồm cây công nghiệp (chè, mía) và cây cam sành. Hiện nay, tại tỉnh Tuyên Quang đã có các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất cùng với người dân trong sản xuất nông sản hàng hóa. Các doanh nghiệp này đã hỗ trợ người nông dân trong sản xuất cũng như thu mua nông sản. Tuy nhiên, hoạt động liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa vẫn chưa được đánh giá một cách đầy đủ. Nghiên cứu này nhằm làm rõ thực trạng về liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa và đề xuất một số giải pháp tăng cường các liên kết phát triển trong thời gian tới. Từ những thực tế nêu trên tôi lựa chọn đề tài: “Liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Luận án thực hiện đánh giá thực trạng liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, trong đó tiến hành nghiên cứu riêng cho ngành trồng trọt và đi sâu vào nghiên cứu các cây trồng chủ lực (cam, chè, mía) để làm căn cứ đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2035. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1) Luận giải, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa; 2) Đánh giá thực trạng liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa đối với ba loại cây trồng chủ lực (Cam, chè, mía) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; 3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; 4) Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2035. 1.2.3. Các câu hỏi nghiên cứu 1. Thực trạng liên kết sản xuất nông sản hàng hóa (cam, chè, mía) ở tỉnh Tuyên Quang diễn ra như thế nào? 2. Những nhân tố nào và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến liên kết liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa (cam, chè, mía) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang? 3. Những giải pháp nào để tăng cường liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới? 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. 1
  4. Đối tượng khảo sát là các chủ thể tham gia các liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa bao gồm: Hộ nông dân, các tác nhân thu mua, doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà khoa học, đại diện các cơ quan quản lý có thẩm quyền. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Phạm vi về nội dung Để có điều kiện nghiên cứu sâu, luận án tập trung nghiên cứu riêng cho ngành trồng trọt và chỉ tập trung nghiên cứu 3 loại cây trồng chủ lực, đại diện về sản xuất nông sản hàng hóa là cam, chè và mía trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Tập trung nghiên cứu tình hình liên kết phát triển sản xuất 3 loại nông sản hàng hóa quy mô lớn (cam, chè, mía) được phân bố thành các vùng tập trung tại một số huyện đại diện cho tỉnh Tuyên Quang. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết, từ đó đề xuất những giải pháp liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa cho tỉnh Tuyên Quang. 1.3.2.2. Phạm vi về không gian Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn các huyện Yên Sơn, Hàm Yên và Sơn Dương - nơi có diện tích nông sản hàng hóa lớn, tập trung đối với các sản phẩm (cam, chè, mía) của tỉnh Tuyên Quang. 1.3.2.3. Phạm vi về thời gian - Các dữ liệu thứ cấp liên quan đến thực trạng liên kết sản xuất nông sản hàng hoá trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được thu thập trong giai đoạn 2017- 2021; - Điều tra thu thập số liệu sơ cấp được tiến hành trong giai đoạn 2017, 2018, 2019. Năm 2020, 2021 do ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID 19 nên các số liệu không tiến hành thu thập được. Tình hình kinh tế - xã hội nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng cũng phát triển chậm lại. - Các giải pháp tăng cường liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2035. - Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 12/2016 đến tháng 12/2022. 1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Về mặt lý luận, luận án luận giải làm rõ một số khía cạnh về liên kết phát triển và liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. Cụ thể là: 1) Hệ thống hoá, luận giải làm rõ khái niệm về liên kết phát triển nông sản hàng hóa; các đặc điểm của liên kết phát triển sản xuất giữa các nông hộ và doanh nghiệp trong sản xuất nông sản hàng hoá; vai trò của liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất nông sản hàng hoá; 2) Làm rõ các hình thức liên kết, nội dung liên kết trong sản xuất nông sản hàng hóa, đặc biệt là các nông sản cam, chè và mía; 3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. Kết quả nghiên cứu về lý luận chỉ ra rằng: liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa cần phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia liên kết. Phát triển các hình thức liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa có vai trò quan trọng trong việc giữ vững ổn định sản xuất nông nghiệp, đưa các nông sản hàng hóa ở địa phương đến tay người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách quản lý vĩ mô nói chung, giúp ích cho quá trình hoạch định và thực thi chính sách nhằm phát triển sản xuất nông sản hàng hóa nói chung và trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2035. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Về mặt khoa học kết quả nghiên cứu sẽ lượng hóa (định tính và định lượng) và mô tả, luận giải được các hình thức, nội dung, hiệu quả và tính bền vững của liên kết phát triển sản xuất (cam, chè, mía) nói riêng và nông sản hành hóa nói chung trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. 2
  5. Về thực tiễn, trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng tình hình sản xuất các nông sản chủ lực của tỉnh Tuyên Quang như cam, chè, mía. Luận án chỉ rõ các mô hình liên kết phát triển sản xuất của những sản phẩm nông sản và từ đó chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu là cơ sở tham khảo trong công tác quản lý và chỉ đạo điều hành của các cơ quan chức năng trên địa bàn nghiên cứu và các địa phương có điều kiện tương đồng. PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HÓA 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HÓA 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Nông sản hàng hóa Nông sản thường được hiểu là sản phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp, được thực hiện bởi các tổ chức kinh tế nông nghiệp trong đó chủ yếu là nông hộ, đó là kết quả của quá trình lao động nông nghiệp mà sản phẩm được sản xuất ra chủ yếu nhằm cung cấp cho thị trường, phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu ăn uống, sinh sống của con người. 2.1.1.2. Phát triển Từ các khái niệm được nghiên cứu, theo tác giả, phát triển là chỉ sự tăng tiến mọi mặt. Trong nông nghiệp, phát triển đồng nghĩa với tăng quy mô, sản lượng, năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả của sản xuất. 2.1.1.3. Liên kết và liên kết kinh tế Căn cứ theo cấu trúc thành phần, liên kết gồm có: Liên kết song phương và liên kết đa phương. Trong liên kết đa phương có: Liên kết chuỗi, liên kết mạng (lưới) và liên kết hình sao. Căn cứ theo hình thức tổ chức pháp lý, liên kết bao gồm: Hợp đồng liên kết kinh tế, liên minh kinh tế, hiệp hội kinh tế, liên hợp kinh tế. Căn cứ theo chức năng kinh tế có: Liên kết trao đổi, liên kết hợp lực, liên kết phân chia và liên kết ủy nhiệm. Căn cứ vào mối quan hệ với môi trường bên ngoài có: Liên kết đóng và liên kết mở. Căn cứ theo phạm vi liên kết có: Liên kết giữa các doanh nghiệp, liên kết giữa các vùng lãnh thổ, liên kết giữa các ngành kinh tế, liên kết giữa các thành phần kinh tế, liên kết kinh tế quốc tế. 2.1.1.4. Liên kết sản xuất nông sản hàng hóa Liên kết trong sản xuất nông sản hàng hoá là hình thức hợp tác, phối hợp thường xuyên các hoạt động do các đơn vị kinh tế, cá nhân mà cụ thể là các công ty, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các nông hộ tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh nông nghiệp của các bên nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh nông sản theo hướng có lợi nhất. 2.1.1.5. Liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa Liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa là thực hiện các hoạt động liên kết giữa các đơn vị (tổ chức, cá nhân) tham gia sản xuất nông sản hàng hóa cung ứng ra thị trường. Cơ sở của liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa là sự hình thành của các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung có quy mô đủ lớn. Hình thức liên kết hình thành qua hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia, hay những giấy tờ có tính ràng buộc về mặt pháp luật và không bị giới hạn bởi phạm vi về địa lý, theo từng nội dung liên kết. 3
  6. 2.1.2. Đặc điểm và nội dung của liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa 2.1.2.1. Đặc điểm liên kết phát triển nông sản hàng hóa Liên kết theo hợp đồng sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên, vừa tạo cơ hội để đầu tư theo chiều sâu, áp dụng đồng bộ công nghệ, kỹ thuật mới để phát triển sản xuất một cách bền vững. Ngoài ra, việc thực hiện liên kết qua hợp đồng cũng góp phần giúp kinh tế địa phương phát triển và hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của các cấp chính quyền cũng thuận tiện, dễ dàng hơn. Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp Nhà nước dễ dàng hơn trong việc hỗ trợ, ban hành chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng... thông qua ban hành hàng loạt các chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng sản xuất, xúc tiến thương mại, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đồng thời kiểm tra, giám sát và bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng giữa các bên. 2.1.2.2. Nội dung chính liên kết phát triển nông sản hàng hóa Liên kết ngang: các liên kết ngang như HTX, tổ hợp tác, liên minh HTX ngày càng trở lên phổ biến đặc biệt ở các nước đang phát triển, chủ yếu do đặc điểm sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, phân tán trước yêu cầu phục vụ nhu cầu chế biến, tiêu thụ nông sản cho thị trường cạnh tranh cao. Liên kết dọc: Người cung cấp đầu vào – hộ nông dân – người mua sản phẩm có thể được coi là các tác nhân trung tâm trong mối liên kết này. Liên kết hỗn hợp: liên kết này không chỉ có nông dân và doanh nghiệp, mà còn có sự tham gia của các chủ thể khác nhau như mô hình liên kết bốn nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, doanh nghiệp). 2.1.3. Nguyên tắc liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa - Phát triển và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh; - Liên kết phải được hình thành trên tinh thần tự nguyện tham gia của các chủ thể; - Các bên tham gia được dân chủ, bình đẳng trong các quyết định của các bên tham gia liên kết; - Đảm bảo hài hòa lợi ích trong liên kết; - Tôn trọng pháp luật và các cam kết trong liên kết. 2.1.4. Phân loại liên kết - Căn cứ vào cách thức biểu hiện liên kết: * Liên kết dọc (vertical integration): được thực hiện theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh (theo dòng vận động của sản phẩm). Kiểu liên kết theo chiều dọc toàn diện nhất bao gồm các giai đoạn từ sản xuất, chế biến nguyên liệu đến phân phối thành phẩm. * Liên kết ngang (horizontal integration): là hình thức liên kết mà trong đó mỗi tổ chức hay cá nhân tham gia là một đơn vị hoạt động độc lập nhưng có mối quan hệ với nhau thông qua một bộ máy kiểm soát chung. Hình thức liên kết ngang trong tiêu thụ nông sản của nông hộ được thể hiện là hình thức liên kết giữa các nông hộ với nhau để hình thành nên nhóm có cùng sở thích, HTX, tổ hợp tác, hiệp hội… * Liên kết hỗn hợp (mixed integration): là biểu hiện sự kết hợp của cả liên kết dọc và liên kết ngang. Các đơn vị này một mặt liên kết với nhau theo chiều ngang để hình thành các tổ, nhóm, HTX… để nâng cao khả năng cạnh tranh cho từng thành viên, hạn chế tình trạng ép cấp, ép giá. Bên cạnh đó, các tổ nhóm, HTX được thành lập theo hình thức này lại có thể liên kết dọc với các doanh nghiệp chế biến, hay các nhóm hộ, HTX đó lại là người cung cấp sản phẩm cho tác nhân tiếp theo trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Căn cứ vào hình thức cấu trúc tổ chức liên kết: Hình thức cấu trúc tổ chức liên kết tồn tại khi có sự kết hợp những chủ thể tham gia vào liên kết với nhau. Hình thức này được chia các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản theo tiêu chí cấu trúc tổ chức thành 5 hình thức, đó là: Hình thức tập trung trực tiếp; Hình thức trang trại hạt nhân (hạt nhân trung tâm); Hình thức đa chủ thể; Hình thức trung gian; Hình thức liên kết phi chính thức: Hợp đồng miệng (Hợp đồng không chính thống), Hợp đồng bằng văn bản (Hợp đồng chính thống). 4
  7. 2.1.5. Nội dung liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa 2.1.5.1. Các phương thức liên kết a. Xác định các chủ thể tham gia liên kêt - Chủ thể là người sản xuất: Là tác nhân đầu tiên, trực tiếp tạo ra sản phẩm để bán cho người tiêu dùng, người thu mua hoặc cho các cửa hàng, đại lý. Người sản xuất nông sản hàng hóa bao gồm nông hộ, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, nông, lâm trường hay trang trại, gia trại. - Chủ thể là người thu gom: Là người thu mua sản phẩm của người sản xuất và bán lại cho nhà bán buôn, cửa hàng, siêu thị đồng thời họ cũng có thể là người trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm, khi đó họ có thêm một chức năng nữa đó là chức năng thu gom. Người thu gom sản phẩm hiện nay có thể tồn tại dưới nhiều hình thức tổ chức như thương lái, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, người chế biến… - Chủ thể là người bán buôn, bán lẻ: Chủ thể bán buôn tiến hành các hoạt động thu mua các sản phẩm để bán lại cho những cửa hàng, siêu thị hoặc người bán lẻ có nhu cầu. Chủ thể bán lẻ là những người bán sản phẩm nông sản hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng. - Chủ thể là quản lý Nhà nước tại địa phương: Là tác nhân tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất chế biến và kinh doanh nông sản hàng hóa. Các chính sách của địa phương về đất đai, tín dụng, khuyến nông, quản lý thị trường, môi trường, hỗ trợ phát triển thương hiệu sản phẩm… có tác động rất lớn đến sự phát triển của sản xuất nông sản hàng hóa ở mọi quy mô sản xuất. - Các tổ chức trung gian: Các tổ chức trung gian là các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Các tác nhân này cũng có vai trò quan trọng nhưng chưa thể hiện rõ trong sự phát triển nông sản hàng hóa ở các địa phương do chưa có các chính sách hỗ trợ cụ thể cho các liên kết trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hóa. - Nhà khoa học: Cán bộ, nghiên cứu viên từ các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu với nhiệm vụ nghiên cứu lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với vùng miền và điều kiện môi trường; các quy trình canh tác an toàn, hiệu quả, các công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch nhằm tăng giá trị cho nông sản, các máy móc thiết bị cơ giới hóa nhằm tăng năng suất lao động, các chính sách, các mô hình kinh doanh hiệu quả cho các chuỗi giá trị nông sản. b. Các hình thức và cơ chế liên kết Tìm hiểu phương thức và cơ chế liên kết chính là xem xét cách thức mà các bên liên kết hợp tác với nhau như thế nào? Hợp đồng ký kết giữa các bên và hình thức hợp đồng gì, điều kiện tham gia liên kết ra sao, các nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên phải thực hiện và được hưởng. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia liên kết phải cụ thể, đồng thời việc phân chia lợi ích phải công bằng, minh bạch và hài hòa giữa các bên tham gia (Meyers, 2000). 2.1.5.2. Nội dung đánh giá hoạt động liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa Trong nghiên cứu này, số lượng thực hiện liên kết được phản ánh thông qua phạm vi, quy mô tổ chức thực hiện liên kết. Chất lượng thực hiện liên kết phản ánh kết quả về mặt chiều sâu bao gồm: mức độ thực thi nghĩa vụ của các bên theo cam kết trong hợp đồng liên kết; kết quả đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật; năng suất trồng trọt, chất lượng và sản lượng nông sản thu được. Hiệu quả của liên kết được đánh giá thông qua lợi ích của các bên tham gia liên quan. Trên thực tế, nếu các bên đều nhận được lợi ích mong đợi và các lợi ích này lớn hơn các lựa chọn thay thế khác (ví dụ như hợp đồng với công ty khác, hay bán tự do cho thương lái…), đây sẽ là các điều kiện quan trọng để duy trì tính bền vững của liên kết (FAO, 2016). 5
  8. 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa 2.1.6.1. Các yếu tố thuộc về đặc điểm sản xuất của từng loại nông sản hàng hóa a. Quy mô sản xuất Quy mô của tác nhân sản xuất (hộ, trang trại, doanh nghiệp, nông lâm trường) được thể hiện thông qua diện tích và sản lượng nông sản sản xuất ra trong khoảng thời gian nhất định. b. Đặc điểm của chủ hộ nông dân Nhận thức của người sản xuất về liên kết trong phát triển nông sản hàng hóa, cụ thể là trong sản xuất, tiêu thụ nông sản là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định có liên kết hay không, nếu lựa chọn thì lựa chọn hình thức liên kết nào và có tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận, hợp đồng liên kết một cách nghiêm túc hay không. 2.1.6.2. Các yếu tố thuộc ảnh hưởng chung - Chính sách và sự hỗ trợ của nhà nước và địa phương về môi trường pháp lý USAID (2015) chỉ ra rằng để tạo điều kiện cho các hợp đồng liên kết, chính phủ nên cung cấp một cơ chế pháp lý mạnh mẽ, đầu tư vào hàng hóa công và các dịch vụ giúp giảm chi phí giao dịch và tăng khả năng tiếp cận thông tin của các bên, và các chương trình khuyến khích của chính phủ nhằm thúc đẩy hợp đồng nông nghiệp. - Những đặc thù của địa phương FAO (2001) nêu rõ đặc điểm môi trường về xã hội và tự nhiên có tính chất quyết định tới việc hình thành các hợp đồng liên kết. Trong đó, môi trường tự nhiên (đất, nước, khí hậu) phải phù hợp với sản phẩm sản xuất; các tiện ích và hạ tầng phải thuận lợi cho các hợp đồng. - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là nhân tố có vai trò rất lớn quyết định đến việc thúc đẩy hay hạn chế liên kết trong sản xuất nông sản. Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo an toàn cho việc tiêu thụ sản phẩm. 2.1.6.3. Yếu tố thuộc về khả năng của các chủ thể tham gia liên kết - Khả năng về đất đai để mở rộng quy mô sản xuất nông sản hàng hóa Các yếu tố như điều kiện tự nhiên, diện tích đất canh tác/hộ, diện tích đất canh tác/khẩu, khả năng tích tụ ruộng đất, liên kết phát triển sản xuất... là những điều kiện quan trọng để mở rộng quy mô sản xuất nông sản hàng hóa. - Xúc tiến thương mại mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Trên thị trường, khi giá cả thị trường biến động lớn, rủi ro về giá cho cả doanh nghiệp lẫn nông hộ càng lớn sẽ rất cần liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với người sản xuất (nhất là hộ). Đây là giải pháp có thể làm giảm rủi ro cho cả hai bên và theo đó nhu cầu liên kết tăng lên. - Ứng dụng khoa học công nghệ Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu là người hiểu biết và trực tiếp tiếp cận, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân, họ là người quyết định việc áp dụng TBKT thành công hay không thành công vào sản xuất. Tuy nhiên, sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong sản xuất và tiêu thụ nông sản còn nhiều hạn chế. - Nguồn lực tài chính Nông hộ nghèo thường thiếu vật tư, tiền vốn, gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận thị trường nên có thể có nhu cầu liên kết với các đơn vị cung cấp đầu vào hoặc đơn vị chế biến, thu gom cao hơn, nhất là các đơn vị chế biến, thu gom đó cam kết hỗ trợ vật tư, giống, vốn, kỹ thuật cho quá trình sản xuất của hộ. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HÓA 2.2.1. Chính sách về liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa ở Việt Nam Việc hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ưu tiên thực hiện các nội dung hỗ trợ đối tượng liên kết: đào tạo kỹ thuật sản xuất; tập huấn nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp 6
  9. đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường; chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi; hỗ trợ vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có vai trò rất quan trọng. 2.2.2. Kinh nghiệm của các tỉnh về liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa 2.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Sơn La Năm 2023, UBND tỉnh Sơn La ban hành kế hoạch số 167 về thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 tập trung trong lĩnh vực trồng trọt theo hình thức hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, tới tháng 8/2023, toàn tỉnh Sơn La đã xây dựng 245 chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn đang hoạt động. 2.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang UBND tỉnh Bắc Giang đã nhanh chóng cụ thể hóa và triển khai các chính sách của Trung ương về hỗ trợ khuyến khích liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa. Sau 5 năm thực hiện Nghị định 98/2018/NĐ-CP, nhận thấy một số các vướng mắc và khó khăn trong thực hiện các liên kết chuỗi... Bên cạnh đó, UBND Tỉnh đã ban hành Nghị quyết 26/2023/NQ-HĐND Ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, bảo quản nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2023 - 2030. 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Tuyên Quang trong liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa Từ kinh nghiệm của một số địa phương khác ở Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho địa bàn nghiên cứu như sau: Thứ nhất: Đánh giá thực trạng sản xuất, sản lượng của các sản phẩm nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong các mối liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. Thứ hai: Khuyến khích, tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa các tác nhân trong các mối liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. Thứ ba: Thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng và quảng bá thương hiệu, ứng dụng CĐS, XTTM mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thứ tư: Nhà nước và chính quyền địa phương giữ vai trò định hướng và xây dựng các mô hình liên kết sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh. 2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HÓA 2.3.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa Nghiên cứu về tác động ảnh hưởng của hợp đồng liên kết tới kết quả, hiệu quả sản xuất của nông dân, Yuan & cs. (2023) đánh giá ảnh hưởng của hợp đồng liên kết tới hiệu quả kỹ thuật và thu nhập của nông dân chăn nuôi bò thịt tại Trung Quốc. Kết quả cho thấy hợp đồng canh tác có thể làm tăng đáng kể thu nhập của nông dân và cả hợp đồng tiếp thị và hợp đồng quản lý sản xuất đều có thể làm tăng hiệu quả kỹ thuật và mức thu nhập của nông dân, trong đó hợp đồng quản lý sản xuất có mức độ tác động lớn hơn. John & cs. (2019) sử dụng phương pháp hồi quy chuyển đổi nội sinh và so sánh điểm xu hướng nghiên cứu tác động của hợp đồng liên kết. Kết quả chỉ ra rằng, hợp đồng liên kết làm tăng năng suất và tỷ suất lợi nhuận gộp một cách đáng kể. Chen & Hong (2023) còn cho thấy các hợp đồng liên kết còn có tác dụng thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp xanh và thông minh... 7
  10. 2.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa Vũ Thị Hằng Nga & Trần Hữu Cường (2020) đã thực hiện nghiên cứu về một số lý luận về liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Từ góc độ tiếp cận liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, Vũ Thị Hằng Nga & Trần Hữu Cường (2020) đã tổng hợp 04 lĩnh vực liên kết chính là kinh doanh nông sản, đầu tư vào sản xuất (vốn tín dụng), góp vốn kinh doanh (không thanh toán) và khoa học công nghệ. Nguyễn Hữu Nhuần & cs. (2021) đã thực hiện nghiên cứu về thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị nông sản. Bài viết đã tập trung vào phân tích đặc điểm và quan hệ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi, kết quả liên kết và các yếu tố có ảnh hưởng trong chuỗi giá trị bí xanh. 2.4. KHOẢNG TRỐNG TRONG NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HÓA Xuất phát từ kết quả của phần tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa cho thấy: Thứ nhất, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã phân tích được vai trò của liên kết phát triển trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa, đồng thời cũng đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng trong một số trường hợp nông sản cụ thể. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tập trung phân tích toàn diện về các liên kết và các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển sản xuất các loại nông sản chủ yếu (cam, chè, mía), lấy hộ nông dân làm trọng tâm nghiên cứu. Thứ hai, tác giả đề xuất nghiên cứu trong bối cảnh Tuyên Quang là một tỉnh miền núi rất có tiềm năng và lợi thế về phát triển các loại cây công nghiệp và cây có múi. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các loại cây trồng này cũng có sự phát triển nhanh, đặc biệt là cây cam, chè cả về diện tích trồng và sản lượng thu hoạch. Như vậy, mảng đề tài nghiên cứu về “Liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” là cần thiết. Các cơ sở lý luận, thực tiễn của các công trình nghiên cứu đã được tác giả nghiên cứu, tổng hợp, kế thừa, làm rõ thêm, phát triển thêm trong luận án của mình, nhằm đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và logic. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 165 km. Tỉnh có 07 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Tuyên Quang (đô thị loại 2) và 6 huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và Lâm Bình trải dài trên diện tích đất tự nhiên 5.867km². Tuy nhiên, do vị trí địa lý nằm sâu trong nội địa, xa cảng biển, cửa khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, hệ thống đường sắt và đường hàng không chưa được đầu tư xây dựng nên việc giao thương, kết hợp phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước của tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn. 3.1.1.2. Khí hậu thủy văn Khí hậu Tuyên Quang nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa, khí hậu được chia thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông; trong đó mùa Đông khô, lạnh và mùa Hạ nóng, ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa trung bình năm 1.500-1.800mm, nhiệt độ trung bình 22-240C, độ ẩm bình quân năm 85%. 8
  11. 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Tình hình đất đai của tỉnh Tuyên Quang Đất đai của Tuyên Quang chủ yếu là đồi núi, có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Được chia thành hai vùng là vùng trung du và vùng miền núi với tài nguyên đất, rừng phong phú, thuận lợi cho phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả như chè, mía, lạc, cam, bưởi… cung cấp cho thị trường cũng như nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. 3.1.2.2. Tình hình dân số, lao động của tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang có tổng dân số khoảng 801 nghìn người (2021). Trong đó tổng số người trong độ tuổi lao động là 379 nghìn người, chiếm khoảng 47,3% tổng dân số toàn tỉnh. Dân số sống trong khu vực nông thôn chiếm đa số, khoảng 690 nghìn người (2021), chiếm 86,1% tổng dân số. 3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng của tỉnh Tuyên Quang Toàn tỉnh có 340 km đường quốc lộ; 392 km đường tỉnh; 947 km đường huyện; 247 km đường đô thị. Điều kiện về giao thông là điều kiện thuận lợi cho giao thương, sinh hoạt của người dân với các tỉnh khác trong vùng và cả nước. Trên địa bàn tỉnh hiện có nhà máy thủy điện Tuyên Quang công suất 342 MW và nhà máy thủy điện Chiêm Hóa công suất 48 MW, hệ thống lưới 220 KV và 110 KV nối tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái. Đến năm 2020, nguồn điện, bao gồm cả hệ thống điện phân phối về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu trong sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh (UBND tỉnh, 2020). 3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang Sản xuất nông nghiệp có sự tăng trưởng thấp so với các ngành khác do diễn biến phức tạp của thời tiết cùng với điều kiện sản xuất tương đối khó khăn do địa hình chia cắt bởi đồi núi và sông, suối nên giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 26,59% tổng sản phẩm toàn tỉnh, năm 2019 chỉ đạt 8.276,63 tỷ đồng. Tuy vậy, với mục tiêu tận dụng lợi thế tự nhiên cũng như phát triển thế mạnh trong trồng trọt, đặc biệt cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiệu quả cũng như phát triển một số mô hình kinh tế hiệu quả nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh. 3.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông sản hàng hóa 3.1.4.1. Thuận lợi - Thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang; Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; Xây dựng, quảng bá, bảo vệ thương hiệu, xúc tiến thương mại, quản lý chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm. 3.1.4.2. Khó khăn - Nông nghiệp hàng hóa tỉnh Tuyên Quang phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. - Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản đã có chuyển biến chậm, trồng trọt vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chung (chiếm tỷ trọng 57,38% trong toàn ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, năm 2021). - Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích còn thấp (BQ năm 2021 đạt trên 102,22 triệu đồng/ha. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Tiếp cận nghiên cứu Nghiên cứu kết hợp sử dụng các tiếp cận sau: Tiếp cận thể chế kinh tế; Tiếp cận theo loại hình tổ chức sản xuất; Tiếp cận theo loại hình liên kết; Tiếp cận có sự tham gia của đối tượng tham gia liên kết. 9
  12. 3.2.2. Khung phân tích Cơ chế chính sách; Đặc thù của địa phương Đặc điểm và nguồn lực của Đặc điểm và nguồn lực của các hộ dân tác nhân tham gia liên kết Liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa Các tác nhân Các hộ nông Cơ sở hạ tầng - Mục tiêu liên kết - Doanh nghiệp Thị trường dân trồng Cam, 10 - Phương thức liên kết Chè, Mía hàng - Nội dung liên kết - Người thu gom hóa - Tính bền vững - Bán buôn - Kết quả, hiệu quả - Bán lẻ Giải pháp tăng cường liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa Sơ đồ 3.1. Khung phân tích liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa
  13. 3.2.3. Chọn điểm nghiên cứu Tuyên Quang có diện đất nông, lâm nghiệp chiếm trên 60% diện tích tự nhiên và tỷ lệ dân số làm nông nghiệp chiếm trên 70% tổng dân số toàn tỉnh, với nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp nói chung và phát triển vùng nông sản hàng hóa chủ yếu, tập trung nói riêng. Các sản phẩm nông sản của tỉnh có thể kể tới như cây lương thực có hạt (lúa, ngô), cây công nghiệp hàng năm (mía, đỗ tương, lạc, vừng…); cây lâu năm gồm cây ăn quả (cam, bưởi, hồng, na, thanh long…), chè, cà phê,...; chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà…; lâm nghiệp và thủy sản. Thực tế trong những năm qua, chỉ có ngành trồng trọt là ngành đem lại hiệu quả kinh tế với giá trị sản xuất hàng năm cao, vì thế trong nghiên cứu này, luận án chỉ tập trung nghiên cứu ngành trồng trọt; trong đó: tiêu biểu là 3 sản phẩm đại diện cho các nhóm cây trồng là cam (đại diện cây ăn quả), chè (cây công nghiệp lâu năm) và mía (cây công nghiệp hàng năm). Thực trạng sản xuất nông sản hàng hóa và các hình thức liên kết chủ yếu phát triển nông sản hàng hóa của tỉnh thời gian qua, nghiên cứu lựa chọn điểm nghiên cứu là những địa phương đại diện cho hoạt động sản xuất 3 nhóm nông sản hàng hóa có hình thức liên kết phát triển sản xuất đặc trưng là cam, chè và mía, bao gồm các huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương. Các hình thức liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa của 3 huyện được lựa chọn đại diện cho toàn bộ mối liên kết sản xuất nông sản của tỉnh Tuyên Quang thời gian qua. Lý do chọn bởi: (1) Là các huyện tiêu biểu nằm trong vùng sản xuất nông sản hàng chủ yếu, tập trung chiếm tỷ trọng lớn (cam, chè, mía) của tỉnh và được các tổ chức kinh tế liên kết sản xuất, thu mua, chế biến nông sản trên địa bàn; (2) Cả ba huyện đều là những địa phương có truyền thống phát triển kinh tế từ việc sản xuất nông sản hàng hóa chủ yếu, tập trung. Người dân ở những huyện này chủ yếu sống nhờ vào việc sản xuất chuyên canh một số nông sản hàng hóa chủ lực của hộ, bên cạnh các nông trường có truyền thống sản xuất 3 loại nông sản chính là: chè, mía, cam; (3) Các tổ chức kinh tế phát triển nông sản ở cả 3 huyện được chọn đều có đầy đủ các hình thức tổ chức kinh tế trong nông nghiệp như nông hộ, trang trại, gia trại và doanh nghiệp nên khi tiến hành nghiên cứu có thể tiến hành đánh giá, so sánh sự khác biệt giữa các hình thức tổ chức kinh tế này trong sản xuất các loại nông sản đặc trưng của tỉnh Tuyên Quang. 3.2.4. Chọn điểm nghiên cứu Lựa chọn điểm nghiên cứu là những địa phương đại diện (có vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn) cho hoạt động sản xuất 3 loại nông sản hàng hóa có hình thức liên kết sản xuất đặc trưng là chè, cam và mía bao gồm các huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương. 3.2.5. Thu thập số liệu 3.2.5.1. Thu thập số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp trong luận án này được thu thập từ nhiều nguồn về liên kết phát triển nông sản hàng hóa trên thế giới và Việt Nam. 3.2.5.2. Thu thập số liệu sơ cấp Nghiên cứu sẽ tiến hành triển khai điều tra khảo sát chuyên sâu thông qua sử dụng bảng hỏi dành cho các đối tượng điều tra như sau: 11
  14. Bảng 3.5. Phân bổ số lượng mẫu điều tra Nội dung ĐVT Số lượng 1. Số huyện điều tra Huyện 3 2. Cán bộ các cấp tỉnh, huyện, xã Người 29 Cấp tỉnh Người 2 Cấp huyện Người 9 Cấp xã (3 xã/huyện x 2 người/ xã) Người 18 3. Số cơ sở (thu mua, chế biến nông sản) Cơ sở 15 4. Số hộ sản xuất nông sản Hộ 300 - Hộ sản xuất cam Hộ 100 - Hộ sản xuất chè Hộ 100 - Hộ sản xuất mía Hộ 100 5. Doanh nghiệp sản xuất nông sản DN 17 - Doanh nghiệp sản xuất cam DN 1 - Doanh nghiệp sản xuất chè DN 15 - Doanh nghiệp sản xuất mía DN 1 Tổng số mẫu điều tra 361 3.2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Các thông tin và số liệu sơ cấp được xử lý bằng các phần mềm máy tính như Excel và SPSS. Các phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh, phương pháp phân tích SWOT và phương pháp hồi quy Probit. 3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU - Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa - Nhóm chỉ tiêu đánh giá liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa - Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, lợi ích khi tham gia liên kết phát triển nông sản hàng hóa - Nhóm chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và tính bền vững của liên kết PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG 4.1.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 4.1.1.1. Tổng quan về tình hình phát triển sản xuất nông sản hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa để khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh luôn duy trì mức tăng trưởng khá (trên 4%/năm); quy mô GRDP khu vực nông nghiệp của tỉnh đứng thứ 3/11 tỉnh miền núi phía Bắc. 12
  15. Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn gắn với chế biến, tiêu thụ để năng cao giá trị gia tăng chưa nhiều. Các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn tuy đã có đổi mới, song còn chậm; một số HTX hoạt động chưa hiệu quả; số HTX, doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hoặc liên kết sản xuất, tiêu thụ với nông dân thông qua hợp đồng còn ít, thiếu bền vững; đầu ra cho một số sản phẩm nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn ở thời điểm chính vụ, nhất là nhóm cây ăn quả có múi. 4.1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Về cơ cấu giống chè tại Tuyên Quang, hiện nay giống chè chủ lực ở Tuyên Quang là chè Trung Du (49,9%), chè Shan (19,2%), chè PH1 (9,6%), chè LDP1 (7,9%), chè LDP2 (6,3%), chè Bát Tiên (5,0%). Kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang bao gồm có 4 kênh tiêu thụ chính: + Kênh 1: Các hộ sản xuất chè bán trực tiếp cho các công ty chè trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, các công ty này chế biến thành phẩm bán ra thị trường trong nước và nước ngoài. + Kênh 2: Các hộ sản xuất chè bán chè cho các tư thương (những người thu mua chè tươi) sau đó vận chuyển và đem bán cho các công ty chế biển chè. Sau đó các công ty chế biến chè rồi bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. + Kênh 3: Các hộ sản xuất chè bán cho các cơ sở chế biến thủ công thành sản phẩm sau đó bán sản phẩm ra thị trường trong nước. + Kênh 4: Các hộ trực tiếp sản xuất thủ công, xao, sấy chè thành sản phẩm sau đó bán ra thị trường. 4.1.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Diện tích sản xuất cam của tỉnh Tuyên Quang năm 2021 hiện có hơn 8.691 ha, trong đó chủ yếu ở huyện Hàm Yên với 7.269 ha, chiếm tỷ lệ 83,94% diện tích cam toàn tỉnh; sau đó đến Chiêm Hóa và Yên Sơn, còn lại được trồng rải rác ở các huyện khác trong tỉnh. Về cơ cấu giống cây cam, ở Tuyên Quang loại cam được trồng phổ biến nhất là cam sành. Hiện nay đã có thêm nhiều loại cam mới được đưa vào để sản xuất như cam Vinh, cam xã Đoài, cam V2, CT36, CT9, BH, CS1…. Các mối liên kết tiêu thụ cam tại tỉnh Tuyên Quang được phân phối theo 4 kênh tiêu thụ chính: + Kênh 1: Hộ nông dân bán trực tiếp cam cho các doanh nghiệp thu mua trên địa bàn, các doanh nghiệp này chế biến và bán ccas sản phẩm chế biến từ cam ra thị trường trong nuóc hoặc xuất khẩu. + Kênh 2: Hộ nông dân bán cam cho các thương lải ngay tại vườn, sau đó các thương lái vận chuyển cam tiêu thụ đến các địa phương trong tỉnh hoặc các địa phương khác. + Kênh 3: Hộ nông dân bán cam cho các cá nhân là các người bán lẻ, họ thường chỉ thu mua số lượng ít hằng ngày bán lại cho người tiêu dùng. + Kênh 4: Hộ nông dân tự bán cam của mình ra trực tiếp thị trường và tới tay người tiêu dùng. Những hộ này sử dụng chính các thành viên trong gia đình là người bán nông sản. 13
  16. 4.1.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Năm 2017, toàn tỉnh Tuyên Quang có 11.636 ha mía, trong đó phân bổ chủ yếu tại các huyện Chiêm Hóa với 3.913 ha chiếm 33,62 diện tích mía toàn tỉnh, huyện Sơn Dương chiếm 33,67% tổng diện tích mía với diện tích mía cho thu hoạch là 3.918 ha và huyện có diện tích mía lớn thứ 3 của tỉnh là huyện Yên Sơn với tổng diện tích 2.266,5 ha. Tuy nhiên đến năm 2021, do tổng diện tích mía toàn tỉnh chỉ còn 4.470 ha nên tổng sản lượng mía toàn tình chỉ còn 275.928 tấn. Tại huyện Sơn Dương, với mức sản lượng đạt 109.915 tấn, chiếm tổng số 39,83% tổng sản lượng toàn tỉnh. 4.1.2. Thực trạng liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa địa bàn tỉnh Tuyên Quang 4.1.2.1. Thực trạng các phương thức liên kết a. Các chủ thể tham gia liên kết Toàn tỉnh hiện có trên 15.000 cơ sở, 352 trang trại, 333 hợp tác xã, 65 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thuỷ sản. Trong đó có 15 doanh nghiệp nông nghiệp, 54 Hợp tác xã (HTX) thực hiện hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ 20 loại sản phẩm nông sản. b. Các hình thức và cơ chế liên kết * Đối với cây chè Các hình thức liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè của Tuyên Quang được biểu hiện thông qua 2 mối liên kết là liên kết dọc hoặc liên kết ngang, thông qua quan hệ hợp đồng. - Hình thức liên kết ngang giữa các hộ sản xuất Khảo sát ở Tuyên Quang cho thấy liên kết ngang chỉ tồn tại giữa nông hộ và nông hộ. Các đối tác khác trong chuỗi giá trị như những người bán buôn, những người bán lẻ hầu như không hình thành liên kết với nhau, chủ yếu thu mua riêng lẻ và thậm chí còn cạnh tranh nhau về giá mua, giá bán. - Các hình thức liên kết dọc trong sản xuất và tiêu thụ chè thông qua hợp đồng Hình thức liên kết dọc trong sản xuất và tiêu thụ chè được thể hiện thông qua hợp đồng giữa nông hộ với các doanh nghiệp chế biến kinh doanh trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp. Trong hình thức này doanh nghiệp chè ký hợp đồng với chủ hộ trồng chè để sản xuất chè theo yêu cầu của doanh nghiệp. - Hình thức liên kết thông qua thỏa thuận trong sản xuất và tiêu thụ chè tại tỉnh Tuyên Quang Đa số các hộ điều tra thực hiện liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, với tỷ lệ 75% trên tổng số các hộ đang thực hiện liên kết sản xuất có ký kết hợp đồng về quản lý và xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng với các doanh nghiệp sản xuất chè hàng hóa. Một trong những yếu tố quan trọng đánh giá kết quả và hiệu quả của các hình thức liên kết đó chính là tình hình thực hiện các cam kết giữa các hộ trồng chè và các doanh nghiệp và cơ sở được liên kết. Việc đánh giá tình hình thực hiện cam kết được thực hiện theo 2 lĩnh vực liên kết là liên kết trong sản xuất và liên kết trong tiêu thụ sản phẩm. * Đối với cây Cam: Các liên kết chủ yếu trong sản xuất và tiêu thụ cam giữa các hộ trồng cam với các tác nhân bán buôn, bán lẻ ở các thị trường theo từng khu vực gồm 05 kênh chủ yếu: 14
  17. Sơ đồ 4.1. Kênh sản xuất, tiêu thụ và chế biến cam của tình Tuyên Quang - Lợi ích đầu vào khi tham gia liên kết Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Việc sử dụng phân bón hợp lý, chất lượng cao và áp dụng đúng các biện pháp bảo vệ thực vật sẽ làm tang năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất. Các nông hộ khi liên kết với doanh nghiệp hiện nay sẽ được cung cấp thời gian cụ thể để thu hoạch. Tuy nhiên, các hộ chưa được hỗ trợ về kỹ thuật bảo quản, sơ chế. Hiện nay, các khu thu gom chủ yếu ngay tại vườn cam và sau đó chở trực tiếp về nơi tiêu thụ, có rất ít các nhà kho chứa cam tại vùng sản xuất của người nông dân. - Lợi ích trong tiêu thụ đầu ra đối với các hộ tham gia liên kết Trong những năm qua, với đầu ra ổn định đã giúp người dân trồng cam có thu nhập đều đặn và cây cam dần trở thanh cây trồng chính giúp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Nhìn vào kết quả điều tra thì nhóm họ liên kết nhà máy có đầu ra ổn định hơn. Tuy nhiên, giá cam doanh nghiệp thu mua theo người dân đánh giá thì cũng không quá chênh lệch so với thương lái thu mua. - So sánh kết quả và hiệu quả của các hộ tham gia các hình thức liên kết Hiện nay, đa số tại các vùng trồng cam, việc thực hiện các liên kết chặt chẽ giữa hộ trồng cam với thị trường chưa được thực hiện rộng rãi mà hầu hết phải qua các khâu trung gian bán buôn, bán nhỏ lẻ để đưa sản phẩm cam ra thị trường. * Đối với cây mía: - Hình thức liên kết phát triển sản xuất mía trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang: Hiện nay công ty mía đường Sơn Dương (SONSUCO) đang ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với trên 10.000 nông hộ thông qua gần 1.000 chủ hợp đồng. Các chủ hợp đồng đều là những hội viên sinh hoạt tại 12 chi hội của hiệp hội. Thông qua hoạt động của các chi hội mà công ty hướng dẫn các biện pháp thâm canh như: đưa các loại giống mía mới, chương trình tưới nước nhỏ giọt công nghệ cao, đổi mới chính sách đầu tư sản xuất mía... Liên kết giữa SONSUCO và hộ trồng mía thông qua hợp đồng nhưng có thêm sự tham gia của các tổ chức khác như nhà nước, nhà khoa học, các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Các lợi ích khi tham gia liên kết bao gồm: lợi ích khi 15
  18. mua giống, hỗ trợ về phân bón, hỗ trợ khi mua thuốc bảo vệ thực vật. Về lợi ích khi mua giông, có 84% số hộ có tham gia mua giống tại công ty và được công ty SONSUCO cho nợ tiền giống đến cuối vụ. Khi mua giống tại công ty SONSUCO, các hộ dân đánh giá chất lượng giống đảm bảo và phía bên công ty hỗ trợ, hướng dẫn, chỉ dạy về kỹ thuật trồng mía và được hỗ trợ vận chuyển đến ruộng mía. 4.1.2.2. Thực trạng kết quả và hiệu quả của liên kết phát triển các nông sản hang hóa (Chè, cam, mía) tại tỉnh Tuyên Quang a. Kết quả và hiệu quả của các hình thức liên kết sản xuất chè ● So sánh hiệu quả kinh tế trong liên kết sản xuất và tiêu thụ chè Theo số liệu thu thập được qua điều tra 100 hộ trồng chè ở các vùng khác nhau tại Tuyên Quang, cho thấy diện tích đất trồng chè/hộ là khác nhau và sự liên kết đối với các tác nhân khá cao và cho thấy thu nhập do trồng chè có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung thu nhập từ trồng chè của các hộ đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của hộ. Nhóm hộ tham gia liên kết năng suất trung bình đạt 17,84 tấn/ha theo đó sản lượng bình quân đạt 23,55 tấn/hộ/năm. Mặt khác đối với nhóm hộ tự do, không tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè thì năng suất trung bình đạt 16,23 tấn/ha, cho sản lượng trung bình đạt 14,93 tấn/hộ/năm. Kết quả so sánh hiệu quả kinh tế giữa 2 nhóm hộ liên kết và không liên kết có sự khác biệt. Với giá trị sản xuất tại nhóm hộ có tham gia liên kết đạt 117,21 triệu đồng/ha/năm, đối với các nhóm hộ không tham gia liên kết, giá trị sản xuất thấp hơn với 101,3 triệu đồng/ha/năm. ● Tính bền vững trong mối liên kết phát triển sản xuất chè Bền vững về kinh tế: Được sự quan tâm từ chính sách của Nhà nước, cũng như của tỉnh Tuyên Quang cho việc hỗ trợ đầu tư phát triển cây chè, đây được coi như là một trong các yếu tố quan trọng góp phần làm cho kết quả sản xuất chè ngày căng cao. Ngoài ra, đầu tư cho máy móc, trang thiết bị, đổi mới day chuyền công nghệ của các công ty chè đáp ứng được việc thu mua chè của nông hộ trên toàn tỉnh. Tổng giá trị sản xuất chè của tỉnh Tuyên Quang không ngừng tăng qua các năm, với xu thế phát triển, dần chuyển dịch cơ cấu, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, thu hẹp khoảng cách thành thị và nông thôn. b. Kết quả và hiệu quả của liên kết và tiêu thụ sản phẩm cam Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài giống cây trồng, phân bón và thuốc BVTV cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Việc sử dụng phân bón hợp lý, chất lượng cao và áp dụng đúng các biện pháp BVTV sẽ làm tăng năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Số liệu trên cho thấy, các nông hộ khi liên kết với doanh nghiệp hiện nay sẽ được yêu cầu thời gian cụ thể để thu hoạch. Tuy nhiên, các hộ chưa được hỗ trợ về kỹ thuật bảo quản, sơ chế. Hiện nay, các khu thu gom chủ yếu ngay tại vườn cam và sau đó chở trực tiếp về nơi tiêu thụ, việc xây dựng các nhà kho chứa cam tại vùng sản xuất của người nông dân còn rất hạn chế. Lợi ích trong tiêu thụ đầu ra đối với các hộ tham gia liên kết: Nhìn vào kết quả điều tra thì nhóm hộ liên kết có đầu ra ổn định hơn. Tuy nhiên, giá cam doanh nghiệp thu mua theo người dân đánh giá thì cũng không quá chênh lệch so với thương lái thu mua. Nên có 28,73% số hộ cho rằng giá bán của thương lái có nhiều vụ cao hơn doanh nghiêp thu mua. Tại các vườn cam, thương lái và doanh nghiệp đã hỗ trợ người dân thu mua tận vùng sản xuất. 16
  19. Hộp 4.1. Nhận xét của người dân khi tham gia liên kết với doanh nghiệp “Trước đây, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo của xã. Lúc đó, gia đình có hơn 2 ha đất, chủ yếu trồng ngô, sắn, vải nhưng năng suất, hiệu quả thấp. Từ năm 2010, chuyển sang trồng cam, sau ba năm bắt đầu cho quả và hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với các loại cây trước đây. Đến nay, gia đình tôi đang trồng 2 ha cam sành, cam Vinh, bình quân mỗi năm cho thu hoạch khoảng 50 tấn, trừ chi phí, lãi khoảng 300 triệu đồng. Nhờ trồng cam, gia đình tôi đã thoát nghèo và xây được căn nhà hai tầng, có tiền nuôi con học đại học”. Nguồn: Ông Phạm Đình Lưu, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang So sánh hiệu quả kinh tế giữa các nhóm hộ trồng cam có tham gia liên kết và không tham gia liên kết. Giá trị sản xuất trung bình của các hộ đạt 56,11 triệu đồng/ha cam. Với mức chi phí trung gian là 30,1 triệu đồng bao gồm các chi phí phân bón, thuốc BVTV,… Giá trị gia tăng của các hộ trồng cam đạt trung bình là gần 25,995 triệu đồng/ ha. c. Kết quả và hiệu quả của liên kết và tiêu thụ sản phẩm mía Lợi ích khi liên kết thông qua hợp đồng miệng: Chúng tôi so sánh giữa những hộ trồng mía có diện tích ít thường là
  20. 4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG 4.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng thuộc lĩnh vực sản xuất từng loại cây 4.2.1.1. Đối với cây chè Luận án sử dụng mô hình Probit để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng liên kết sản xuất chè tại Tuyên Quang. Có tất cả 8 biến độc lập được đưa vào mô hình để phân tích là sản lượng, tuổi, diện tích, thị trường, khuyến nông, giới tính, số khẩu và trình độ học vấn. Kết quả ước lượng cho thấy trong 8 biến đưa vào mô hình có 4 biến có ý nghĩa là: tuổi của chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp của hộ, đánh giá của người dân về thông tin thị trường tiêu thụ chè mà khi tham gia liên kết mang lại và đánh giá về hoạt động tham quan các mô hình trồng chè khác mà khi liên kết đem lại. 4.2.1.2. Đối với cây cam Luận án đã sử dụng một số biến giả tương ứng với đặc điểm nông hộ như giới tính và khuyến nông. Cụ thể hơn, biến giới tính bằng 1 nếu chủ hộ là nam và bằng 0 nếu chủ hộ là nữ. Biến khuyến nông đưa đến những thông tin có hay không các nông hộ đã được tham vấn về kỹ thuật từ các cán bộ khuyến nông. Hơn nữa, trong luận án này đề cập đến việc các nông hộ có sử dụng internet và tivi, mong muốn là xem xét liệu rằng các yếu tố này có tác động đến việc tham gia liên kết của các nông hộ hay không. Kết quả của ước lượng mô hình probit cho thấy việc có liên kết là có ý nghĩa thống kê. Mỗi một đơn vị tăng thêm của thu nhập từ trồng cam là có khoảng 13.1% khả năng tăng thêm của hoạt động liên kết. Tương tự, đối với mỗi đơn vị tăng thêm từ thu nhập phi nông nghiệp sẽ có 8.1% sự không tăng thêm khả năng của hoạt động liên kết. Trong các ước lượng này, chúng tôi thấy không có sự ảnh hưởng của thu nhập từ nông nghiệp, lao động, thuốc BVTV, phân bón liên quan đến việc thực hiện các liên kết hợp tác. Bên cạnh đó, biến nông hộ có tham gia tập huấn khuyến nông là có ý nghĩa thống kê và có khoảng 2,3% khả năng để họ thực hiện liên kết so với nông hộ không tham gia tập huấn khuyến nông. Biến trình độ học vấn có ý nghĩa thống kê với mức 10%, điều này cho phép khẳng định rằng những chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn thì có khả năng tham gia liên kết hơn. Ngoài ra biến “Sử dụng internet” của các nông hộ cũng có tác động và có ý nghĩa thông kê đáng kể. Những hộ sử dụng intetnet nhiều hơn thì có xu hướng tham gia liên kết nhiều hơn. Điều tra khảo sát các hộ tham gia liên kết với công ty cổ phần cam sành Hàm Yên có 71,43% cho rằng họ hiểu hết toàn bộ các điều khoản trong hợp đồng giữa công ty và người dân. Khoảng 28,57% người dân cho rằng họ chỉ hiểu một phần. Khảo sát họ cho rằng một số điều khoản rằng buộc về chất lượng cam khi thu mua, điều này gây ra khó khăn trong việc thu mua cam của các nông hộ. 4.2.1.3. Đối với cây mía Trong 12 biến đưa vào mô hình có 5 biến có ý nghĩa là: sản lượng của hộ; tuổi của chủ hộ, doanh nghiệp thực hiện cam kết đối với nông hộ; mức độ hài lòng về cách giải quyết khi có tranh chấp giữa nông hộ và doanh nghiệp và hiệu quả về chất lượng sản phẩm khi tiến hành tham gia liên kết. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2