intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

63
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án giúp hệ thống hoá, làm rõ thêm lý luận và thực tiễn về phân tích chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu lực và hiệu quả của chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn Nghệ An. Luận án đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRỊNH THỊ HUYỀN THƯƠNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 62 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, NĂM 2015
  2. Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: GS.TS. ĐỖ KIM CHUNG Phản biện 1: GS.TS. Hoàng Ngọc Việt Trường Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Bảo Dương Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Đình Long Viện Nghiên cứu và Đạo tạo môi trường quản lý Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Sài Gòn
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Nghệ An mặc dù là trung tâm kinh tế của vùng Bắc Trung bộ, nhưng với các trở ngại của doanh nghiệp tại địa phương như công nghệ lạc hậu, đội ngũ cán bộ quản lý và trình độ của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu, khả năng tiếp cận nguồn tín dụng kém, đặc biệt là thiếu sự liên kết, hợp tác trong làm ăn và phát triển doanh nghiệp... cộng với ảnh hưởng của suy thoái kinh tế năm 2008 đã khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở Nghệ An gặp rất nhiều khó khăn. Hàng loạt chính sách của Chính phủ và tỉnh Nghệ An đã được ban hành, bổ sung và sửa đổi nhằm góp phần tích cực giúp các danh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên, trên thực tế chưa thật sự khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện, các chính sách còn bộc lộ nhiều nhược điểm cần phải được tiếp tục đổi mới và hoàn thiện. Để các chính sách, đặc biệt là chính sách hỗ trợ được hoàn thiện và phát huy hơn nữa vai trò điều tiết, hỗ trợ tốt cho DN phát triển thì việc phân tích chính sách, làm rõ những mặt được và chưa được trong việc hoạch định, thực thi và mức độ tác động của nó tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong thời gian qua là rất cần thiết. Vì vậy, nghiên cứu phân tích chính sách hỗ trợ đối với DN, đặc biệt trong bối cảnh DN gặp nhiều khó khăn như ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tại một địa phương sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có được thông tin cụ thể hơn, toàn diện hơn về vai trò, hiệu quả của chính sách hỗ trợ đối với DN. Nghiên cứu phân tích các chính sách hỗ trợ tại tỉnh Nghệ An sẽ là cơ sở quan trọng cho việc sửa đổi, thực hiện các chính sách hỗ trợ giúp DN ở tỉnh phát triển bền vững trong các năm tiếp theo. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích chính sách hỗ trợ phát triển DN trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ khâu hoạch định, thực thi, đến kết quả và tác động, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DN trong tương lai, thúc đẩy phát triển DN trên địa bàn tỉnh một cách bền vững. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá và góp phần phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp - Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển DN và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu lực và hiệu quả của chính sách hỗ trợ phát triển DN trên địa bàn Nghệ An. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An 1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau đây: - Cơ sở lý luận, phương pháp và các chỉ tiêu phân tích chính sách hỗ trợ phát triển DN là gì? 1
  4. - Kết quả thực thi chính sách hỗ trợ phát triển DN ở Nghệ An như thế nào? - Tác động của chính sách hỗ trợ phát triển DN đến các DN ở Nghệ An ra sao? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả, hiệu lực và hiệu quả của chính sách hỗ trợ phát triển DN trên địa bàn Nghệ An? - Để hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển DN ở tỉnh Nghệ An cần có những giải pháp nào? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng được chọn để nghiên cứu bao gồm: i) Các chính sách hỗ trợ lãi suất; chính sách giảm, giãn thuế; chính sách hỗ trợ KHCN; ii) Các doanh nghiệp; iii) Cán bộ quản lý ở các cơ quan hoạch định, thực thi chính sách. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các chính sách hỗ trợ phát triển DN được triển khai thực thi ở tỉnh Nghệ An: hỗ trợ lãi suất, thuế và KHCN. Về không gian: Nghiên cứu các chính sách được triển khai trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Về thời gian: + Thời gian nghiên cứu từ năm 2010 - 2014 + Thời gian số liệu: từ năm 2008 - 2013 1.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Về mặt lý luận: Hệ thống hoá, luận giải và phát triển cơ sở lý luận, thực tiễn, xây dựng khung lý thuyết về phân tích chính sách hỗ trợ phát triển DN. Luận án chỉ rõ phân tích chính sách hỗ trợ phát triển DN là việc xem xét bản chất chính sách, đánh giá mục tiêu, nội dung, quá trình hình thành, triển khai, kết quả và các tác động của chính sách hỗ trợ đối với sự phát triển DN. Việc phân tích chính sách được thực hiện trên cơ sở chuỗi phân tích chính sách từ công tác hoạch định, triển khai đến kết quả và tác động. Kết quả và tác động của các chính sách đối với DN chỉ có tính tương đối do khó đo lường được ảnh hưởng trước - sau, không bóc tách được tác động của từng chính sách đối với DN và sự hấp thụ chính sách của các DN là khác nhau. Luận án đưa ra được phương pháp phân tích bằng cách chia DN ra các nhóm và xác định các thời điểm trước - sau, có - không để xem xét và phân tích; xác định các chỉ tiêu để đo lường các kết quả, tác động. Về mặt thực tiễn: Luận án đã hệ thống các chính sách hỗ trợ phát triển DN ở tỉnh Nghệ An và phân tích thực trạng thực thi, tác động của các chính sách hỗ trợ phát triển DN trên ba lĩnh vực (hỗ trợ lãi suất, thuế và KHCN). Đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng hiệu lực, kết quả và hiệu quả của chính sách hỗ trợ DN. Trên cơ sở các quan điểm và định hướng của Nhà nước và tỉnh Nghệ An, đề xuất các nhóm giải pháp đối với cơ quan hoạch định, cơ quan thực thi và các DN thụ hưởng, đây là các giải pháp quan trọng để hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DN ở tỉnh Nghệ An. Luận án là tài liệu để các nhà khoa học, nhà hoạch định, thực thi chính sách và các DN, nhất là chính quyền địa phương tham khảo nhằm nâng cao hiệu lực, kết quả và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ được ban hành, thực thi ở địa phương trong thời gian tới. 2
  5. PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 2.1.1. Khái niệm chính sách hỗ trợ và phân tích chính sách hỗ trợ doanh nghiệp 2.1.1.1. Chính sách và phân loại chính sách Chính sách kinh tế là sự nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế khách quan trong sự tác động qua lại giữa chúng với các quy luật tự nhiên và các quy luật xã hội nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế đặt ra. Các loại văn bản chính sách ở Việt Nam hiện nay bao gồm: i) Nghị định; ii) Nghị quyết; iii) Quyết định; iv) Chỉ thị/ Công văn; v) Thông tư. 2.1.1.2. Chính sách hỗ trợ phát triển Chính sách hỗ trợ phát triển là tập hợp những chính sách kinh tế vĩ mô có tác dụng giúp đỡ trực tiếp hay gián tiếp đến các thực thể kinh tế (tổ chức hoặc cá nhân) nhằm bảo đảm cho các thực thể kinh tế, toàn bộ nền kinh tế nói chung phát triển tốt hơn theo các mục tiêu đã xác định, đồng thời phù hợp với lợi ích quốc gia. 2.1.1.3. Doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp Khoản 1, Điều 4, Luật Doanh nghiệp (2005) ghi rõ: "Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh" Các tiêu chí đánh giá về sự phát triển của doanh nghiệp: + Chỉ tiêu định lượng: Tăng số lượng các doanh nghiệp; Tăng qui mô lao động; Tăng quy mô vốn đầu tư; Tăng thị phần thị trường; Tăng giá trị đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội GDP. + Chỉ tiêu định tính: Tăng cường và mở rộng các cơ hội kinh doanh; Nâng cao kỹ năng quản lý của chủ doanh nghiệp; Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. 2.1.1.4. Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Chính sách hỗ trợ phát triển DN là tập hợp những chính sách kinh tế vĩ mô có tác dụng giúp đỡ trực tiếp hay gián tiếp đến các DN nhằm bảo đảm cho các DN, toàn bộ nền kinh tế nói chung phát triển tốt hơn theo các mục tiêu đã xác định, đồng thời phù hợp với lợi ích quốc gia. 2.1.1.5. Phân tích chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Phân tích chính sách hỗ trợ phát triển DN là việc xem xét bản chất chính sách, đánh giá mục tiêu, nội dung, quá trình hình thành, triển khai và các tác động của chính sách hỗ trợ đối với sự phát triển DN. 2.1.2. Tác dụng của phân tích chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Trong hoạch định chính sách, phân tích chính sách là công cụ giúp cho cơ quan hoạch định chính sách xây dựng được chính sách công một cách khoa học, đúng đắn và phù hợp, đảm bảo hài hòa được mục tiêu của chính phủ với các nhóm lợi ích trong xã hội. 3
  6. Trong thực hiện chính sách, giúp hiểu thêm bản chất của sự can thiệp chính sách, quá trình tiến hóa của chính sách, phản ứng của xã hội đối với chính sách, những tác động tích cực và tiêu cực của chính sách, tạo ra căn cứ để hoàn thiện chính sách. Đối với DN được hỗ trợ, giúp đánh giá tác động của chính sách đến phát triển DN, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả của chính sách. Từ đó, làm căn cứ để DN có những thay đổi để thu được hiệu quả cao hơn. Đối với nền kinh tế, là cơ sở để phân tích lợi ích - chi phí hay mục tiêu - kết quả. Từ đó, thấy được khả năng đáp ứng của chính sách trong thực tiễn, tính hiệu quả của chính sách và làm căn cứ để ban hành các chính sách tiếp theo. 2.1.3. Nội dung phân tích chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp - Phân tích đầu vào của chính sách - Phân tích quá trình triển khai thực thi chính sách - Phân tích kết quả thực hiện chính sách - Phân tích tác động của chính sách 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu lực và hiệu quả của chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp - Các nhân tố liên quan đến hoạch định và ban hành chính sách: 1) Bối cảnh ra đời; 2) Bản chất, nội dung chính sách (mục tiêu, đối tượng, nhân lực, tín khoa học…) - Các nhân tố liên quan đến công tác thực thi chính sách: 1) Công tác tổ chức/phối hợp thực hiện; 2) Năng lực tài chính; 3) Năng lực của cơ quan thực thi (trình độ, tinh thần trách nhiệm…). - Năng lực và trách nhiệm của doanh nghiệp thụ hưởng: 1) Trình độ của các DN; 2) Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách; 3) Tinh thần trách nhiệm của các DN - Bối cảnh tự nhiên, KT - XH: 1) Bối cảnh KT - XH - CT trong và ngoài nước; 2) Chu kỳ kinh tế; 3) Tiềm lực tài chính (ngân sách) của Nhà nước; 4) Nhu cầu về lĩnh vực hỗ trợ để đầu tư và ổn định phát triển kinh tế của các DN. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Từ nghiên cứu kinh nghiệm hoạch định, triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của một số nước như Trung Quốc, Singapore, Pháp và một số tỉnh ở Việt Nam cho thấy, với các nền kinh tế thì vai trò của DN vẫn hết sức quan trọng. Chính phủ, địa phương cần có những chính sách và bước đi phù hợp nhằm trợ giúp những khó khăn, bất lợi của các DN. Trong đó, hỗ trợ và tạo điều kiện để các DN tiếp cận với nguồn vốn được coi là then chốt. Đối với Nghệ An có thể học hỏi một số kinh nghiệm phù hợp với điều kiện của DN tại Nghệ An, cụ thể: (1) Xác định nhóm ngành ưu tiên; (2) Thành lập nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ các DN trên nhiều lĩnh vực; (3) Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ của DN; (4) Các hình thức hỗ trợ qua vườn ươm doanh nghiệp; (5) Đa dạng hóa hình thức hỗ trợ về tài chính. 4
  7. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Nghệ An là một tỉnh có điều kiện địa lý đa dạng, bao gồm cả vùng đồng bằng, vùng núi và vùng biển. Diện tích đất tự nhiên 16.493,686 km2, dân số 3.113.055 người, mật độ dân số 178 người/km2 năm 2013. - Lợi thế, thành tựu (1) Về vị trí địa lý, đây là vùng đang diễn ra những dòng giao lưu kinh tế sôi động và đầy hứa hẹn cho những bước phát triển trong tương lai, như một vùng xung động lực cho quá trình tạo thế và đà phát triển. (2) Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Nhà nước và sự năng động trong điều hành chính sách của chính quyền tỉnh. Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã có nhiều chính sách, biện pháp tích cực giảm thiểu những vấn đề bức xúc trong xã hội (3) Tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định và luôn đạt được mức tăng trưởng bình quân cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tuy chậm nhưng đúng hướng, đúng mục tiêu. (4) Nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao như đá trắng, thủy sản, cao su, hạt tiêu, chè đã được thị trường thế giới khẳng định có chất lượng cao. - Bất lợi thế, hạn chế (1) Địa hình các tỉnh trong vùng bị phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt không thuận lợi cho phát triển các ngành nông nghiệp. (2) Đã hình thành các khu công nghiệp, nhưng phần lớn là DN quy mô nhỏ, công nghệ, thiết bị lạc hậu, thiếu đồng bộ chưa theo kịp trình độ của các nước trong khu vực và thế giới. (3) Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hóa thương mại, đặc biệt là khâu marketing, dự tính dự báo thị trường. (3) Quy mô GDP Nghệ An quá nhỏ so GDP với cả nước và chưa cân đối với quy mô dân số của chính địa phương. 3.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 3.2.1. Phương pháp tiếp cận - Tiếp cận theo chuỗi tác động - Tiếp cận theo loại hình sở hữu của DN - Tiếp cận theo nhóm ngành - Tiếp cận trước - sau khi có chính sách 3.2.2. Khung phân tích Khung phân tích chính sách hỗ trợ phát triển DN thể hiện các mối liên quan và ràng buộc với nhau, bổ trợ cho nhau và nó như những mắt xích gắn bó không thể tách rời trong một chu trình vận hành khép kín của việc ban hành, thực thi và tiếp nhận chính sách (Sơ đồ 3.1). 5
  8. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả của Lĩnh vực hỗ trợ NỘI DUNG chính sách NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH - Cơ quan hoạch định Lãi suất Thuế Khoa học công nghệ CHÍNH SÁCH chính sách HTPTDN + Thời điểm ban hành + Mức độ, lĩnh vực hỗ trợ - Nhân lực: NHNN, NHTM - Nhân lực: UBND tỉnh, Cục thuế, Nhân lực: UBND tỉnh, Sở + Đối tượng, điều và các tổ chức tín dụng Sở Tài chính, Sở KHĐT, UBND KHCN, Sở Tài chính kiện hỗ trợ … - Vật lực: Ngân sách các huyện, thành phố, thị xã. - Vật lực: Quỹ phát triển Tình hình triển Nhà nước - VL: Ngân sách Nhà nước KHCN tỉnh Nghệ An. khai chính sách trên địa bàn - Cơ quan triển khai chính sách + Công tác tổ chức thực hiện Hỗ trợ được bao nhiêu DN? 6 + Năng lực của cơ - Số DN được vay hỗ trợ - Tham gia, tổ chức Hội chợ - Tổng dư nợ cho vay - Số DN được miễn, giảm, Kết quả triển khai quan thực thi - Chuyển giao CN + Kinh phí triển khai HTLS giãn thuế chính sách hỗ trợ - Tổng giá trị lãi suất hỗ - Giá trị thuế được miễn, - Ứng dụng CN mới + Thủ tục hành chính đối với DN trợ giảm, giãn - Đăng ký kiểu dáng, nhãn hiệu - % dư nợ cho vay HTLS - Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng... - Doanh nghiệp thụ Tác động của hưởng chính sách + Khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ thông tin phát triển DN - Chi phí sản xuất ; - Giá thành sản phẩm; + Khả năng sử dụng - Vốn; - Việc làm, lao động; nguồn hỗ trợ + Cách thức sử dụng - Khả năng mở rộng quy mô; - Khả năng cạnh tranh; - Mức độ đổi mới nguồn lực công nghệ… - Lợi nhuận; - LN/ chi phí Công tác hoàn + Năng lực của chủ DN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN thiện chính sách CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DN Sơ đồ 3.1. Khung phân tích phân tích chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
  9. 3.3. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU KHẢO SÁT Địa bàn được chọn khảo sát là 6 huyện, thị, thành phố mang tính đại diện cho các tiểu vùng phát triển kinh tế của tỉnh là thành phố Vinh, huyện Nghi Lộc (đại diện cho vùng ven đô) huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu (đại diện cho huyện ven biển), huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ (đại diện cho huyện miền núi). Đơn vị khảo sát là DN và cán bộ quản lý, cơ quan thực thi, với tổng số 120 DN được hưởng lợi của chính sách và 15 cán bộ của các cơ quan. 3.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN, SỐ LIỆU Phân tích chính sách hỗ trợ phát triển DN bao gồm phân tích nội dung chính sách, kết quả của công tác thực thi và tác động của chính đến DN thụ hưởng, để có thể phân tích một cách sát thực về kết quả, hiệu quả của chính sách thì cần phải có thông tin và số liệu từ các cấp độ: i) Các cơ quan ban hành chính sách; ii) Các đơn vị thực thi chính sách cấp bộ, tỉnh; iii) Các DN thụ hưởng chính sách. 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu đã công bố Nguồn tài liệu được thu thập từ các tài liệu liên quan đến địa bàn nghiên cứu đã được công bố chính thức thông qua sách báo, hội thảo khoa học, các báo cáo nghiên cứu của các nhà khoa học, của các cơ quan nghiên cứu, các báo cáo tổng kết hàng năm của các bộ, ngành liên quan, Hiệp hội các DN, Sở, Ban, Ngành, UBND tỉnh Nghệ An, Niên giám thống kê qua các năm và các tài liệu khác có liên quan. 3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu mới Thông tin, số liệu về các chính sách, tình hình thực thi và kết quả đạt được, kết quả và hiệu quả sử dụng nguồn hỗ trợ ở các DN trên địa bàn của tỉnh được thu thập theo 3 phương pháp: phỏng vấn thông qua phiếu hỏi; phỏng vấn trực tiếp chuyên gia (phỏng vấn sâu) và thảo luận nhóm về những vấn đề có liên quan đến chính sách hỗ trợ DN. 3.5. PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU Các số liệu sau khi thu thập được xây dựng cơ sở dữ liệu trên Excel và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. 3.6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH - Phương pháp thống kê kinh tế (phân tổ, mô tả, so sánh) - Phương pháp cho điểm - Phương pháp đánh giá tác động 3.7. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH 3.7.1. Các chỉ tiêu phân tích muc tiêu, nội dung chính sách Chính sách; Ngân sách Nhà nước; Thời gian thực thi… 3.7.2. Các chỉ tiêu phân tích quá trình thực thi và kết quả thực thi chính sách Công cụ, dụng cụ phục vụ triển khai; Cách thức và số lần thực hiện triển khai, phổ biến; Số DN tiếp cận chính sách, phương thức tiếp cận; Số lần kiểm tra đánh giá; Số lần cơ quan thực thi, DN sai phạm; Số lượng DN được hỗ trợ; Tổng số kinh phí hỗ trợ. 3.7.3. Các chỉ tiêu phản ánh tác động của chính sách đến sự phát triển doanh nghiệp * Chỉ tiêu đánh giá tác động trực tiếp của chính sách hỗ trợ đến các DN: Đối tượng hỗ trợ có phù hợp; Tỷ lệ DN sử dụng nguồn hỗ trợ có mục đích; Tỷ trọng DN trong đối tượng được hỗ trợ nhận được hỗ trợ; Thay đổi chi phí sản xuất của DN; Sức cạnh tranh 7
  10. trong và ngoài nước của DN; Khả năng duy trì và tạo việc làm của DN; Tình hình trả lương và đóng BHXH; Sự đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị. * Chỉ tiêu phản ánh tác động làm thay đổi kết quả - hiệu quả SXKD của DN 3.7.4. Các chỉ tiêu thể hiện điều chỉnh chính sách Nội dung điều chỉnh chính sách; Số lần điều chỉnh PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 4.1. PHÂN TÍCH MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 4.1.1. Tổng quan chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An 4.1.2. Chính sách hỗ trợ lãi suất 4.1.2.1. Hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn Hỗ trợ lãi suất trong ngắn hạn được thực hiện theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 và các văn bản khác có liên quan. Chính sách này thực hiện hỗ trợ lãi suất với mức 4% trong tối đa là 8 tháng cho các khoản vay vốn lưu động của các DN không phân biệt thành phần kinh tế với thời gian hỗ trợ trước 31/12/2009. Đối chiếu với mục tiêu của Nghị quyết 30/2008/NQ-CP chính sách này đã đáp ứng được việc hướng vào khu vực sản xuất kinh doanh, tuy nhiên đối tượng của chính sách còn khá rộng. 4.1.2.2. Hỗ trợ lãi suất của các khoản vay trung và dài hạn Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009 và thông tư 05/2009/TT-NHNN của Thống đốc NHNN, các khoản vay trung và dài hạn cũng nhận được mức hỗ trợ lãi suất 4% để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh với thời hạn hỗ trợ không quá 24 tháng và áp dụng với hợp đồng được ký và giải ngân trong thời gian từ 1/4/2009 đến 31/12/2011. So với chính sách hỗ trợ cho vay ngắn hạn, chính sách này không giới hạn về đối tượng được vay hỗ trợ lãi suất, đồng thời cũng kéo dài thời gian được hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên, chính sách này không cho thấy rõ mục tiêu ưu tiên cho đối tượng là DN gặp khó khăn, nên gây tác động cũng chỉ tương tự như chính sách tiền tệ nới lỏng khi thực hiện giảm mặt bằng chung lãi suất cho tất cả các DN. 4.1.2.3. Hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 và Thông tư số 09/2009/TT-NHNN của Thống đốc NHNN đã khẳng định thêm Nghị quyết 30/2008/NQ-CP khi ưu tiên hơn vào việc đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; Chính sách này đã có đối tượng cụ thể và thời hạn ngắn nên phù hợp với các nguyên tắc kích cầu (cho vay đầu tư). Ngoài ra, cơ chế hỗ trợ lãi suất cũng được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Quỹ Đầu tư phát triển địa phương (văn bản số 670/TTg-KTTH ngày 5/5/2009); vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội (Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 6/5/2009). Như vậy có thể thấy qua từng chính sách hỗ trợ lãi suất trên đây có sự trùng lặp giữa đối tượng hưởng chính sách, đồng thời với việc thực hiện hỗ trợ lãi suất rộng rãi tới nhiều đối tượng chưa thực sự 8
  11. có trọng tâm. Chính sách này do đó chỉ có thể tạo cơ hội ngang bằng cho các DN chứ không hỗ trợ cho quá trình chọn lọc DN trong khủng hoảng. 4.1.3. Chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế Ba hình thức hỗ trợ thuế đối với DN bao gồm: a) DNNVV được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế TNDN phải nộp của năm 2009 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; b) Giãn thời hạn nộp thuế thu nhập DN trong thời gian 9 tháng đối với số thuế thu nhập DN phải nộp năm 2009 của các DNNVV; c) Giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số hàng hóa, dịch vụ: Chính sách giảm, giãn thuế tập trung vào đối tượng DNNVV, đặc biệt là DN trong các ngành sử dụng nhiều lao động và các ngành hàng xuất khẩu, chính sách hướng vào mục tiêu gia tăng xuất khẩu trong Nghị quyết 30/2008/NQ-CP. Như vậy, chính sách thuế được thực hiện hướng tới hoạt động SXKD của DN hơn là hoạt động tiêu dùng, và cũng hướng tới các DN có thu nhập trung bình và cao, thay vì tập trung vào các đối tượng DN có thu nhập thấp, do đó khó có thể làm giảm khó khăn cho các DN này. 4.1.4. Chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ Căn cứ Nghị quyết số 257/2008/NQ-HĐND ngày 20/12/2008 của HDND tỉnh Nghệ An về việc ban hành cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá ở Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND, ngày 16 tháng 01 năm 2009. So với hai chính sách trên, chính sách hỗ trợ KHCN do tỉnh Nghệ An ban hành rất chi tiết, quy định rõ đối tượng thụ hưởng, nội dung các hạng mục hỗ trợ phù hợp với mục tiêu cơ chế khuyến khích, hỗ trợ. Tuy nhiên, mức kinh phí hỗ trợ cho từng hạng mục không cao. 4.2. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Ở TỈNH NGHỆ AN 4.2.1. Công tác chuẩn bị triển khai chính sách 4.2.1.1. Chính sách hỗ trợ lãi suất Đơn vị trực tiếp thực thi chính sách là các NHTMNN, NHTMCP, ngân hàng liên doanh, và Quỹ Tín dụng nhân dân trung ương phủ khắp cả 21 huyện, thị, thành phố, kể cả các huyện miền núi hay ven biển trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây là một lợi thế rất lớn cho việc triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất ở Nghệ An. Số tiền hỗ trợ lãi suất được trích từ nguồn ngân sách Nhà nước dùng để thực hiện gói kích cầu nền kinh tế. Trên cơ sở báo cáo hàng tháng của các NHTM, NHNN chi nhánh Nghệ An sẽ chuyển tối đa 80% số tiền lãi vay đã hỗ trợ cho các NHTM đã triển khai, giữ lại 20% đến cuối năm tài chính. Như vậy, kết quả của chính sách phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, trách nhiệm thực thi và nguồn vốn hiện có của các NHTM. Trước triển khai, NHNN chi nhánh Nghệ An không tập huấn cho cán bộ ở các NHTM. Điều này khiến cho quá trình triển khai thực thi gặp không ít khó khăn do một số cán bộ NHTM không nắm được các nội dung liên quan, nhất là, đây lại là chính sách lần đầu được thực hiện ở Việt Nam, chưa có tiền lệ trên thế giới. 9
  12. 4.2.1.2. Chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế Nguồn kinh phí để thực hiện chính sách là số tiền được giảm, gia hạn nộp vào ngân sách Nhà nước tại tỉnh Nghệ An trong thời gian thi hành chính sách. Nhân lực phục vụ cho chính sách là cán bộ nhân viên ngành thuế, kho bạc Nhà nước, Sở Tài chính. Trình tự, thủ tục thực hiện việc giảm thuế, gia hạn thuế được thực hiện theo hướng dẫn của thông tư. Cục Thuế Nghệ An không tiến hành tập huấn cho cán bộ của từng chi cục trước khi triển khai. 4.2.1.3. Chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ Để thực thi chính sách hỗ trợ KHCN theo Quyết định số 10/2009/QĐ.UBND ngày 16/01/2009, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành kèm theo cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức cá nhân đầu tư đổi mới công nghệ nhằm cụ thể hóa từng nội dung và mức hỗ trợ. Số tiền hỗ trợ được trích theo hồ sơ của DN đã lập và được phê duyệt theo từng hạng mục, toàn bộ kinh phí được trích từ ngân sách của tỉnh Nghệ An. Trong quá trình triển khai, UBND tỉnh không tiến hành tập huấn trước khi triển khai. 4.2.2. Công tác phổ biến tuyên truyền chính sách Chính sách hỗ trợ lãi suất Công tác tuyên truyền chính sách hỗ trợ lãi suất chỉ thực sự rầm rộ trong khoảng nửa đầu năm 2009, và hình thức tuyên truyền đa dạng. Theo số liệu tổng hợp điều tra từ 120 DN trên địa bàn cho thấy số DN không nắm bắt được thông tin chính sách chỉ chiếm 15%, trong đó 61,11% DN là các DN ở địa bàn các huyện miền núi như Quỳ Hợp, Tân Kỳ. Kênh thông tin để các DN tiếp cận được chính sách chủ yếu thông qua báo, truyền thanh và truyền hình, chiếm 100%. Chính sách miễn, giảm, giãn thuế Sau khi chính sách được ban hành Cục thuế Nghệ An, chi cục thuế rà soát, phân loại và tổng hợp các DN nộp thuế thuộc đối tượng liên quan đến chính sách giảm, gia hạn nộp thuế để triển khai, phổ biến. Các văn bản hướng dẫn triển khai được đăng tải trên các website của cục Thuế, Sở Tài chính, đưa tin trên các bản tin thời sự của Đài truyền hình tỉnh Nghệ An, cục Thuế phổ biến, giải đáp thắc mắc trong chuyên mục “hỏi đáp chính sách”. Hình thức tuyên truyền này của ngành Thuế tỉnh Nghệ An đã giúp cho các DN trên địa bàn nắm bắt được thông tin rất tốt, 90,83% DN đã biết đến thông tin và biết được từ rất nhiều kênh thông tin khác nhau. Chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ Chính sách được các DN được tiếp cận trực tiếp từ website của sở KHCN, UBND thông báo trên website của UBND, Sở KHCN, Sở Tài chính Nghệ An, Sở KH&ĐT và chuyển công văn cho Hiệp hội DN, UBND các huyện, thị triển khai, đồng thời thông tin trên tạp chí KHCN Nghệ An. Các hình thức này chỉ thực sự phát huy tác dụng tuyên truyền khi các DN được tiếp cận với KHCN, còn các huyện vùng sâu, vùng xa, miền núi thì việc tuyên truyền qua hình thức thông báo bằng tuyên truyền qua hình thức thông báo trên website hay tạp chí KHCN không phát huy được lợi thế do cơ sở vật chất, trình độ của lao động tại các DN ở đây chưa đáp ứng được. Vì vậy, so với chính sách hỗ trợ lãi suất và giảm, gia hạn thuế, số DN nắm bắt thông tin về chính sách hỗ trợ KHCN thấp, có đến 43,33% số DN được hỏi không biết 10
  13. thông tin về chính sách này, đặc biệt là DN ở các huyện Tân Kỳ, Quỳ Hợp. 4.2.3. Tổ chức thực hiện chính sách 4.2.3.1. Chính sách hỗ trợ lãi suất Các NHTM, tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn là cơ quan trung gian thay mặt nhà nước phân bổ vốn lại cho nền kinh tế thông qua gói hỗ trợ lãi suất 4%. Do đó, gói hỗ trợ không gắn trực tiếp với quyền lợi mà còn làm tăng thêm rủi ro cho NHTM và dễ dẫn đến nhiều tiêu cực trong quá trình thực hiện, chính phủ khó có khả năng kiểm soát được sự phân bổ vốn của NHTM. Kết quả thực hiện chủ yếu do nhóm NHTM quốc doanh chiếm 74,13%, nhóm NHTMCP chỉ chiếm 25,87%, các công ty tài chính, ngân hàng liên doanh không triển khai. 4.2.3.2. Chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế Những đơn vị trực tiếp thực hiện chính sách giảm, giãn thuế trên địa bàn tỉnh Nghệ An bao gồm: Cục thuế tỉnh Nghệ An: chỉ đạo, điều hành, theo dõi, giám sát thực hiện, giải đáp các thắc mắc của các DN; các chi cục Thuế tiến hành nghiệp vụ xét duyệt hồ sơ cho các DN; Kho bạc nhà nước chi nhánh tỉnh Nghệ An tiến hành thu thuế theo biên lai của chi cục gửi đến; Sở Tài chính theo dõi, kiểm tra, xử lý khi có sai sót. Có thể thấy công tác phân công phối hợp thực hiện chính sách rất rõ ràng và ít cơ quan tham gia thực hiện, quy trình thực hiện không khác nhiều so với thủ tục thuế định kỳ hàng tháng, vì vậy, DN biết rõ thủ tục cần làm, nơi mình sẽ đến liên hệ. Có thể coi đây là ưu điểm của công tác phân công phối hợp thực thi chính sách, góp phần nâng cao kết quả thực thi chính sách. 4.2.3.3. Chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ Những đơn vị trực tiếp thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh Nghệ An bao gồm: UBND, Sở KHCN, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh Nghệ An. Sau khi chính sách được ban hành và có hiệu lực, DN làm đơn đăng ký theo mẫu của Sở KHCN, Sở KHCN và hội đồng tư vấn thẩm định, UBND tỉnh Nghệ An quyết định. Quy trình được thể hiện rất rõ trong văn bản hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 10/2009/QD.UBND. 4.2.4. Công tác duy trì chính sách Chính sách hỗ trợ lãi suất cho DN được quy định thời hạn từ năm 2009 đến 31/12/2011, các nội dung hỗ trợ được triển khai theo các mốc thời gian khác nhau, dựa trên các văn bản khác nhau. Tuy nhiên, dư nợ cho vay HTLS chủ yếu được thực hiện trong năm năm 2009, chiếm 71,33% tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng trong ba năm triển khai. Như vậy, việc duy trì chính sách có xu hướng giảm nhiệt trong các năm sau. Chính sách hỗ trợ thuế cho DN được được thực hiện theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính, do đó khi thực hiện theo những quy định hỗ trợ mới của chính sách hỗ trợ thì hoạt động nhờ thế mà được diễn ra liên tục. Đối với chính sách hỗ trợ KHCN, Sở KHCN chỉ thực hiện công việc tiếp nhận, xử lý, thẩm định hồ sơ khi có phát sinh từ DN, chưa chủ động kêu gọi các DN khác tiến hành các thủ tục để nhận hỗ trợ. Vì vậy, số lượng DN tham gia rất ít, chủ yếu là các DN ở địa bàn thành phố Vinh và các huyện lân cận như Diễn Châu, Quỳnh Lưu. 100% hồ sơ được thẩm định và được nhận hỗ trợ của các DN chỉ tập trung trong hai năm 2009 và 2010. 11
  14. 4.2.5. Giám sát, kiểm tra, đánh giá công tác thực thi chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An 4.2.5.1. Chính sách hỗ trợ lãi suất Trong quá trình thực hiện, thanh tra của NHNN chi nhánh Nghệ An đã tiến hành 2 lần tổ chức thanh kiểm tra việc thực thi chính sách, phát hiện 124 hồ sơ thiếu sót, vi phạm, tương đương số tiền cho vay 182 tỷ đồng. Vi phạm nhiều nhất là ở các NHTMCP với 134,56 tỷ đồng, tiếp đến là các NHTMNN. Các sai phạm phổ biến nhất là cho vay sai đối tượng, vốn vay không phải dùng để đầu tư dự án mới hoặc để kinh doanh hàng tiêu dùng có nguồn gốc nhập khẩu; Ngân hàng thẩm định cho vay chưa đủ căn cứ (không đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ)… 4.2.5.2. Chính sách miễn, giảm, giãn thuế Trong quá trình thực thi, thanh tra cục Thuế đã tiến hành kiểm tra 2 lần theo định kỳ hàng năm các DN ở tất cả các địa bàn tỉnh, phát hiện 54 DN có hóa đơn GTGT của các hàng hóa không thuộc nhóm áp dụng thuế suất 10% quy định tại Thông tư 129/2008/TT-BTC, 29 DN không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế TNDN 9 tháng đối với khoản thuế phải nộp phát sinh trong năm 2009. 4.2.5.3. Chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ Cuối tháng 12 hàng năm, Sở KHCN thực hiện công tác tổng kết, báo cáo với UBND tỉnh. Trong quá trình thực thi, các cơ quan triển khai không điều tra thu thập ý kiến phản hồi của DN, vì thế không nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của DN, cũng như không nhận được phản hồi về những vấn đề bất cập của chính sách để tiến hành điều chỉnh, bổ sung. 4.2.6. Công tác điều chỉnh chính sách Căn cứ vào những biến động về tình hình kinh tế và những quá trình triển khai ban đầu các cơ quan ban hành chính sách đã từng bước có những điều chỉnh để các chính sách đưa ra đạt được hiệu quả tốt nhất. Chính sách hỗ trợ KHCN không có văn bản điều chỉnh. 4.2.7. Kết quả thực thi chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp 4.2.7.1. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất Theo báo cáo của NHNN Việt Nam chi nhánh Nghệ An (bảng 4.1), tổng dư nợ cho vay ở tỉnh Nghệ An trong thời gian thực thi chính sách là 5.860 tỷ đồng. Riêng năm 2009, đạt 4.174 tỷ đồng, chiếm 13,8% tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn, và chiếm 71,23% tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn trong suốt thời gian thực thi chính sách. Năm 2010 và 2011 là thời điểm dừng triển khai cho vay ngắn hạn theo Quyết định 131/QĐ-TTg, nhưng đồng thời các tổ chức tín dụng triển khai cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, do một số quy định ràng buộc của chính sách về vấn đề bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển cũng như nhu cầu vay vốn giảm xuống đã làm cho lượng khách hàng vay giảm đi, dư nợ trong 2 năm 2010 và 2011 lần lượt là 1.151 và 535 tỷ đồng. Theo văn bản chính sách triển khai, dư nợ hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 131/QĐ- TTg và 443/QĐ-TTg chiếm tỷ trọng lớn, lần lượt là 49% và 45,77% tổng dư nợ cho vay HTLS toàn địa bàn. Trong khi đó, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực 12
  15. nông nghiệp nông thôn theo quyết định 497 chỉ chiếm 0,9% tổng dư nợ cho vay HTLS. Khoản cho vay HTLS đối với nhóm đối tượng này chiếm tỷ lệ thấp do điều kiện cho vay chặt chẽ, số tiền cho vay (7 triệu/ha) là quá thấp, trong khi các điều kiện đi kèm lại quá nhiều. Điều này cho thấy hạn cơ chế chính sách đã ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu của chính sách là hướng đến đối tượng cần hỗ trợ nhất trong nền kinh tế - ngành nông nghiệp. Bảng 4.1. Kết quả cho vay hỗ trợ lãi suất qua các năm theo chính sách triển khai Theo QĐ 2092, Theo QĐ 131 Theo QĐ 443 Theo QĐ 497 Tổng 2072, 2213 Tỷ dư nợ Năm Dư nợ Tỷ Dư nợ Tỷ Dư nợ Tỷ Dư nợ Tỷ trọng (tỷ (tỷ trọng (tỷ trọng (tỷ trọng (tỷ trọng (%) đồng) đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%) Năm 2009 2874 100 1264 47,13 36 56,96 0 0 4174 71,23 Năm 2010 0 0 990 36,91 25 39,56 136 56,53 1151 19,64 Năm 2011 0 0 428,2 15.96 2,2 3,48 104,6 43,47 535 9,13 Tổng 3 năm 2874 100 2682,2 100 63,2 100 240,6 100 5860 100 Theo loại hình khách hàng vay, DN chiếm tới 86,16% mức dư nợ cho vay HTLS với 219.770,7 triệu đồng tiền lãi hỗ trợ, tỷ lệ các DN ở tỉnh Nghệ An nhận được vốn vay từ chính sách HTLS lên đến 45,17%, trong khi tỷ lệ này trên toàn quốc chỉ có 20%. Kết quả này cho thấy việc triển khai chính sách HTLS trên địa bàn là khá mạnh và toàn diện, đồng thời khẳng định rằng chính sách cho vay HTLS bước đầu đã đạt được hiệu quả tích cực, làm nhân tố kích thích sản xuất và phục hồi nền kinh tế tỉnh một cách nhanh chóng. Theo ngành kinh tế, phần lớn số tiền HTLS mà các NHTM thực hiện trong 3 năm 2009 - 2011 được chi cho các ngành chủ chốt hoạt động trong nền kinh tế. Các ngành, lĩnh vực nhận được HTLS cao đều là các ngành sử dụng nhiều lao động, vì vậy, việc HTLS đối với các ngành này sẽ có tác dụng lớn trong việc giải quyết tình trạng thiếu việc làm trong thời điểm thất nghiệp trong nền kinh tế có nguy cơ tăng cao do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Như vậy, số tiền được dùng HTLS phần lớn đã được các NHTM thực hiện đúng hướng, đúng vào đối tượng mà yêu cầu của chính sách đặt ra, đồng thời phù hợp với mục tiêu kích cầu nền kinh tế của Chính phủ đặt ra. 4.2.7.2. Kết quả thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế Theo cục thuế tỉnh Nghệ An, trong ba năm triển khai trên địa bàn tỉnh, đã có 10.124 DN được hỗ trợ cả ba khoản mục giảm, giãn thuế với tổng số tiền thuế tương ứng là 422.623 triệu đồng. Tuy nhiên, theo kết quả bảng 4.2, khu vực DN ngoài quốc doanh là khu vực có số lượng DNNVV chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nhưng hạn chế về vốn cho sản xuất kinh doanh lại có số tiền thuế được hỗ trợ thấp nhất. Lý do dẫn đến kết quả trên là do, cơ quan Thuế chỉ thực hiện giảm thuế cho các DN có đủ hồ sơ thủ tục minh chứng, cụ thể là hóa đơn thuộc diện giảm thuế GTGT phải phù hợp với quy định của TT129 và QĐ58. Trong khi đó, các DNNVV lại không đáp ứng được yêu cầu này do xem nhẹ việc lưu giữ chứng từ mua hàng, quản lý số liệu sổ sách kế toán. Vì thế, các DNNVV - đối tượng mà chính sách hướng tới, nhận được nguồn hỗ trợ từ chính sách không nhiều. 13
  16. Bảng 4.2. Kết quả thực hiện hỗ trợ giảm, gia hạn thuế của tỉnh Nghệ An Số tiền Tỷ trọng Bình quân TT Chỉ tiêu Số DN (tr.đồng) (%) (tr.đồng) I. Giảm 50% thuế suất thuế GTGT 2.297 51.926,3 100 22,61 1 Khu vực DNNN 30 1.877,4 3,62 62,58 2 Khu vực DN có vốn ĐTNN 2 40.769,3 78,51 20.384,65 3 Khu vực DN ngoài quốc doanh 2.265 9.279,6 17,87 4,1 4 Tổ chức kinh tế khác 30 0 0 0 II. Giảm 30% thuế TNDN 2.037 141.714,7 100 69,57 1 Khu vực DNNN 47 27.907 19,69 593,77 2 Khu vực DN có vốn ĐTNN 4 8.543,3 6,03 2135,83 3 Khu vực DN ngoài quốc doanh 1.986 105.264,4 74,28 53 III. Gia hạn thuế TNDN 5.790 228.982 100 39,55 1 Khu vực DNNN 116 20.782,5 9,08 179,16 2 Khu vực DN có vốn ĐTNN 6 9.923,7 4,33 1.653,95 3 Khu vực DN ngoài quốc doanh 5.611 197.836,8 86,4 35,26 4 Tổ chức kinh tế khác 57 439 0,19 7,7 4.2.7.3. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ Kết quả thu được trong thời gian triển khai chính sách rất thấp, theo báo cáo của Sở KHCN, tổng số tiền chi cho 3/5 lĩnh vực chỉ xấp xỉ 1.379 triệu đồng, bình quân mỗi DN nhận được 27,58 triệu đồng trong quá trình thực thi chính sách (Bảng 4.3). Hầu hết các DN nhận được hỗ trợ chỉ tập trung ở trung tâm của tỉnh như thành phố Vinh, Diễn Châu, Nghi Lộc, các huyện ở miền núi hay đồng bằng xa trung tâm đều không nhận được sự hỗ trợ. Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ (2009-2011) Năm 2009 Năm 2010 Tổng cộng Chỉ tiêu Số Số tiền Số Số tiền (tr. đồng) DN (tr. đồng) DN (tr. đồng) 1. Lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng 19 430 19 360 790 2. Lĩnh vực sở hữu công nghiệp 4 14 2 6 20 3. Tham gia hội chợ CN - TB 0 0 0 0 0 4. Ứng dụng công nghệ thông tin 0 0 0 0 0 5. Thực hiện các dự án đổi mới, nghiên cứu, 3 335,244 3 233,930 569,174 ứng dụng tiến bộ KHCN Tổng cộng 26 779,244 24 599,93 1.379,174 Kết quả này thể hiện hạn chế của chính sách là thời điểm ban hành chưa hợp lý, mức hỗ trợ quá thấp cũng như công tác tuyên truyền chính sách đã khiến các doanh nghiệp ở địa bàn vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận được chính sách. 4.3. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 4.3.1. Tác động đến sự phát triển doanh nghiệp tỉnh Nghệ An 4.3.1.1. Tác động làm thay đổi số lượng, quy mô doanh nghiệp Tác động làm thay đổi số lượng doanh nghiệp Trong những năm qua, DN Nghệ An có bước phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô, số DN đăng ký thành lập mới năm 2013 đạt 1.050 đã nâng tổng số DN đang hoạt động lên 8.191 DN, vốn điều lệ đăng ký bình quân một DN khi thành lập năm 2005 là 1,58 tỉ đồng, năm 14
  17. 2010 là 3,6 tỉ đồng. Vốn SXKD bình quân một DN năm 2005 đạt 10,9 tỉ đồng, năm 2010 đạt 18,9 tỉ đồng (Bảng 4.4). Bảng 4.4. Biến động số lượng các doanh nghiệp (2007 - 2013) Năm BQ (%) Chỉ Tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2007-2013 Số DN thành lập mới DN 871 900 1.287 1.356 1280 1.016 1.050 103,2 Số DN tạm ngừng/đóng DN - 742 117 128 482 474 184 76 MST/ giải thể Số DN đang hoạt động DN - 4.387 4.932 5.631 6.783 7.325 8.191 113,3 Tác động đến nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả khảo sát cho thấy, nhờ chính sách hỗ trợ, đặc biệt là cho vay hỗ trợ lãi suất, các DN nhận được sự hỗ trợ của chính sách có vốn lưu động bình quân tính trên một DN tăng lên cả trong ba nhóm ngành, trong đó nhóm ngành XD - VLXD có mức tăng trưởng về nguồn vốn cao nhất từ cả ba chính sách. Tác động đến giá trị tài sản cố định, máy móc thiết bị của doanh nghiệp Nguồn vốn tăng thêm từ khoản vay hỗ trợ lãi suất, các DN có thêm nguồn vốn để trang trải, đặc biệt các DN được vay theo Quyết định số 443/QĐ-TTg , giá trị TSCĐ đã tăng lên so với năm 2008. Các DN ngành NLN, do mức giới hạn giá trị hỗ trợ thấp nên giá trị TSCĐ của nhóm ngành này có tăng lên nhưng tốc độ tăng không cao. Tác động đến khả năng duy trì và tạo việc làm của doanh nghiệp Phần lớn các DN đã duy trì và tăng số lượng lao động sau khi nhận hỗ trợ từ Chính phủ, tuy nhiên với các nhóm DN thụ hưởng chính sách khác nhau thì mức độ tác động khác nhau. Cụ thể, ở nhóm DN được nhận hỗ trợ lãi suất, có 42, 61% DN duy trì được số lao động và 44,35% DN đã tăng thêm lao động sau khi được hỗ trợ lãi suất. Chỉ có 13,04% DN có số lao động giảm. Bảng 4.5. Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá về tác động của chính sách hỗ trợ đến việc duy trì việc làm cho người lao động Tỷ lệ DN đánh giá (%) Số DN Nhóm DN được hỗ trợ Rất tiêu Tiêu cực Không tác Tích Rất tích trả lời cực (1) (2) động (3) cực (4) cực (5) (DN) Lãi suất 0 0 10,99 69,23 19,78 91 Giảm, giãn thuế 0 0 24,42 53,49 22,09 86 Khoa học công nghệ 0 0 73,68 26,32 0 19 Như vậy, đối với các DN ở tỉnh Nghệ An, chính sách hỗ trợ DN đã phát huy tác dụng trong việc duy trì việc làm cho người lao động. Theo kết quả khảo sát (Bảng 4.5), hầu hết các DN đều có đánh giá tích cực đối với chính sách hỗ trợ lãi suất, trong khi đó, nhóm DN được hỗ trợ KHCN lại đánh giá không cao về tác động tích cực của chính sách này. Tác động đến việc trả lương và đóng bảo hiểm xã hội Cùng với xu hướng tăng số lượng lao động tại các DN, chính sách hỗ trợ lãi suất còn góp phần giải quyết vấn đề trả lương và đóng BHXH cho người lao động. Cụ thể, sau khi được hỗ trợ lãi suất, số lượng DN trả đủ lương và đóng bảo hiểm đã tăng từ 78,5% lên 90,2% . Đặc biệt số DN trong tình trạng vừa nợ lương vừa nợ BHXH rất thấp. 15
  18. 4.3.1.2. Tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh Tác động làm thay đổi chi phí sản xuất Theo đánh giá của các nhóm DN được điều tra, cả ba chính sách hỗ trợ có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của DN, kết quả tổng hợp cho thấy các DN đều cho rằng chi phí sản xuất của DN giảm đi so với trước khi nhận hỗ trợ (bảng 4.6). Trong đó, nhóm DN được nhận hỗ trợ lãi suất có điểm đánh giá bình quân cao nhất và điểm số thấp nhất thuộc về nhóm nhận được hỗ trợ KHCN. Bảng 4.6. Đánh giá của doanh nghiệp về tác động của chính sách hỗ trợ đến giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp Số DN trả lời Điểm BQ Nhóm thụ hưởng chính sách (DN) (Điểm) Hỗ trợ lãi suất 91 3,85 Hỗ trợ giảm, gia hạn thuế 86 3,67 Hỗ trợ KHCN 19 2,95 Tác động đến giá thành sản phẩm Hiệu quả vốn vay được hỗ trợ lãi suất đối với các DN thể hiện trên nhiều mặt nhưng nổi bật nhất là giảm chí phí vốn vay và từ đó góp phần giảm giá thành sản phẩm, có đến 64,83% các DN (bảng 4.7) cho thấy cho rằng được hỗ trợ lãi suất đã góp phần làm giảm giá thành sản phẩm của DN. Trong khi, 39,53% DN cho rằng việc giảm, gia hạn thuế không có tác dụng gì trong giảm giá thành sản phẩm của DN. Riêng các DN thụ hưởng chính sách hỗ trợ KHCN cho rằng không có sự thay đổi giá thành trước và sau thụ hưởng chính sách. Bảng 4.7. Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá về tác động của chính sách hỗ trợ đến giảm giá thành sản phẩm Nhóm DN thụ hưởng Số DN Đánh giá (%) BQ điểm chính sách đánh giá Tăng Không đổi Giảm (Điểm) 1. Hỗ trợ lãi suất 91 6,6 28,57 64,83 3,61 2. Giảm, gia hạn thuế 86 13,95 39,53 46,52 3,39 3. Hỗ trợ KHCN 19 21,05 57,90 21,05 3,00 Làm thay đổi giá bán của sản phẩm Theo kết quả khảo sát, có 39 DN được khảo sát có giá bán sản phẩm giảm sau khi nhận được ưu đãi lãi suất vay vốn (tương đương 42,86%). Gần một nửa các DN được khảo sát có giá bán sản phẩm không thay đổi. Bảng 4.8. Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá về nguyên nhân làm giảm giá bán sản phẩm Nhóm DN nhận hỗ trợ Nhóm DN được giảm, Nguyên nhân lãi suất gia hạn thuế Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Nhận được nguồn hỗ trợ làm chi phí giảm 32 82,05 19 79,17 Do sức ép cạnh tranh 14 35,89 13 54,17 Chi phí nguyên liệu giảm 12 30,77 7 29,16 Giá nhiên liệu giảm 5 12,8 0 0 Nguyên nhân khác 0 0 0 0 Tổng số DN trả lời 39 24 Có nhiều nguyên nhân khác nhau tác động làm cho giá bán sản phẩm giảm (Bảng 4.8). Bên cạnh việc hỗ trợ lãi suất làm giảm chi phí vốn vay, thuế giảm làm giá thành giảm 16
  19. làm cho giá bán giảm cũng có các DN cho rằng giá giảm còn do một số nguyên nhân khác như do sức ép cạnh tranh, giá vốn giảm, giá nguyên vật liệu giảm… 4.3.1.3. Tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Chính sách hỗ trợ của Chính phủ được hầu hết các DN đánh giá là có tác dụng tích cực trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của DN ở thị trường trong nước cũng như thế giới. Chi phí vốn vay rẻ đã giúp các DN dễ dàng cân nhắc hơn trong các chiến lược kinh doanh: tìm kiếm thị trường mới, đầu tư sản phẩm mới, hạ giá thánh sản phẩm… Theo kết quả khảo sát, có 89,63% DN được hỗ trợ lãi suất cải thiện được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường nội địa và 33,83% DN cải thiện được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường thế giới sau khi được chính phủ hỗ trợ lãi suất. Đối với nhóm nhận hỗ trợ thuế, 67,58% DN thụ hưởng chính sách hỗ trợ thuế cho rằng khả năng cạnh tranh của sản phẩm mình trên thị trường nội địa tăng lên, còn trên thị trương thế giới là 19,57%. Tỷ lệ này ngược lại ở nhóm không thụ hưởng. 4.3.1.4. Tác động đến phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tổng hợp kết quả phỏng vấn có 76,9% DN thuộc nhóm DN được hỗ trợ lãi suất, 57,96% DN được hỗ trợ thuế, 45,19% DN được hỗ trợ KHCN cho rằng quy mô sản xuất của DN đã tăng lên do ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ. 3.3.1.5. Tác động đến kết quả - hiệu quả sản xuất kinh doanh Có thể thấy, kết quả và hiệu quả sản xuất của DN ở ba nhóm ngành thụ hưởng ba chính sách ở thời điểm sau khi nhận được hỗ trợ đều tăng lên, nhưng với tốc độ tăng khác nhau. Kết quả cao nhất thuộc nhóm DN ngành XD - VLXD, thấp nhất ở nhóm ngành NLN. Kết quả này cho thấy mức hỗ trợ ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của các DN (Bảng 4.9). Bảng 4.9. Kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân của doanh nghiệp trước và sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ phân theo nhóm ngành Kết quả SXKD Thay đổi Chỉ tiêu ĐVT Trước Sau ∆ % I. Nhóm DN TM - DV 1. Doanh thu Tr.đ 22892,41 25703,98 2811,57 112,28 2. Tổng chi phí - 22427,72 24271,55 1843,83 108,22 3. Lợi nhuận - 464,69 1432,43 967,74 308,25 4. DT/CP Lần 1,02 1,06 103,92 5. LN/CP - 0,02 0,06 3 II. Nhóm DN XD - VLXD 1. Doanh thu Tr.đ 22699,36 25940,09 3240,73 114,27 2. Tổng chi phí - 22301,24 24621,02 2319,78 110,4 3. Lợi nhuận - 398,12 1319,07 920,95 331,32 4. DT/CP Lần 1,018 1,054 - 103,53 5. LN/CP - 0,018 0,054 - 3 III. Nhóm DN NLN 1. Doanh thu Tr.đ 20198,82 21452,12 106,28 2. Tổng chi phí - 20079,51 21129,65 105,22 3. Lợi nhuận - 119,31 322,47 270,27 4. DT/CP Lần 1,006 1,015 100,89 5. LN/CP - 0,006 0,015 2,5 17
  20. 4.3.2. Tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An Năm 2011, trong khi cả nước có những DN bị phá sản, dừng hoạt động vì thiếu vốn hoặc gặp rủi ro, thì ở Nghệ An số DN đang hoạt động SXKD của Nghệ An tăng thêm so với năm 2008, chỉ đứng sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Hải Phòng. Doanh thu thuần của các DN Nghệ An thuộc vào loại cao trong vùng BTB - DHMT và loại khá cả nước, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh tốt. Số lượng DN tăng nhanh, đã góp phần hết sức quan trọng trong việc thu hút lao động, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Giá trị sản xuất của kinh tế ngoài quốc doanh luôn có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh. Thu ngân sách tỉnh từ DN liên tục tăng qua các năm, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu trên địa bàn, đóng góp vào giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh năm 2005 đạt 31,72%, năm 2010 đạt 39,65%, năm 2013 đạt 42,36%. 4.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ, HIỆU LỰC VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ 4.4.1. Các nhân tố liên quan đến hoạch định, ban hành chính sách Chính sách hỗ trợ lãi suất - Theo các DN, phạm vi, đối tượng hỗ trợ của chính sách hỗ trợ hẹp, các DN thực sự gặp khó khăn không tiếp cận được với chính sách do quy định của vay HTLS là không phục vụ cho mục đích đảo nợ, nên những DN cần nguồn tiền để trả nợ thì không được vay. Tính khoa học, hợp lý của văn bản chính sách còn kém, trong quá trình triển khai, Nhà nước đã ban hành rất nhiều quá nhiều văn bản bổ sung, sửa đổi và hướng dẫn thực thi, đồng thời để tháo gỡ khó khăn và giải quyết các sai sót, vi phạm, nhưng vẫn chưa thật hoàn chỉnh, chưa kể văn bản sau thay thế văn bản trước chỉ trong một thời gian rất ngắn gây ra sự khó hiểu, bất tiện trong việc cập nhật, dẫn đến sai sót trong công tác thực thi. - Thời gian thực hiện hỗ trợ: Triển khai đồng thời nhiều cơ chế hỗ trợ lãi suất, thời gian thực hiện hỗ trợ kéo dài đã gây sức ép tăng lãi suất thị trường và là nguy cơ tái lạm phát. - Kinh phí thực hiện và nhân lực triển khai: Nguồn kinh phí để thực hiện hỗ trợ lãi suất được trích từ ngân sách nhà nước chuyển trả NHTM sau đó dựa trên kết quả cho vay. Với cách thức thực hiện này cũng cho thấy được sự bất cập của công tác triển khai do liên quan đến vấn đề nguồn vốn của các ngân hàng, đến lợi ích của các NHTM, và đây là lý do khiến cho các công ty tài chính và các NHLD trên địa bàn không tham gia thực thi. - Thời điểm ban hành và công tác triển khai thực thi Việc ban hành và triển khai thực thi chính sách được cả cơ quan thực thi và DN đánh giá thực hiện khá nhanh và khẩn trương (trên 50% cán bộ triển khai và DN). Trong khi đó, đối với chính sách hỗ trợ KHCN, chỉ có trên 6,67% cán bộ quản lý đánh giá là triển khai nhanh và kịp thời, và có trên 40% DN điều tra và biết đến chính sách cho biết chính sách chậm cả trong khâu ban hành và thực thi, đặc biệt là công tác triển khai thực thi. Chính sách hỗ trợ thuế Trước hết, phạm vi đối tượng được thụ hưởng chính sách còn hạn hẹp, chỉ có tác động đến một bộ phận không lớn trong cộng đồng DN, nên tác động lan tỏa không cao (63,45% ý kiến DN được hỏi). 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2