Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
lượt xem 1
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển "Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội" được nghiên cứu với mục tiêu: Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp; Đánh giá thực trạng phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; Đề xuất các giải pháp phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ HUYỀN CHÂM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023
- Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Phạm Bảo Dương 2. TS. Nguyễn Tất Thắng Phản biện 1: PGS. TS. Đỗ Văn Viên Chuyên gia độc lập Phản biện 2: PGS. TS. Bùi Thị Nga Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. Nguyễn Hoản Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của (HVN)
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một loại hình tổ chức kinh tế với số lượng đông đảo, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế. Đối với các nền kinh tế đang phát triển, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định là thành tố cơ bản, có tính quyết định đối với sự thành công của công cuộc phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo (Nguyễn Thị Hoàng Lý, 2019). Ở nước ta nông nghiệp vẫn là một trong những ngành kinh tế then chốt. Nông nghiệp tạo ra 85% việc làm cho cư dân nông thôn và là nguồn sinh kế của hơn 65% dân số cả nước (Tổng cục Thống kê, 2020). Do đó, chủ trương phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn được coi là động lực cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn (Nghị định 57/2018/NĐ-CP). Tuy nhiên, hiện nay hoạt động của các DNNVV sản xuất nông nghiệp ở thành phố Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng. Đến 2021, số lượng doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 0,32% số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Cục thống kê Hà Nội, 2022). Các doanh nghiệp thường có quy mô nhỏ, vốn ít, sử dụng công nghệ đơn giản, thu hút không nhiều lao động nông thôn và đóng góp còn khiêm tốn. Bản thân các doanh nghiệp hiện phải đối mặt với các yếu tố bất lợi như sức cạnh tranh kém, trình độ nhân lực và vật lực còn hạn chế. Tổng quan các nghiên cứu trước đây cho thấy có nhiều nghiên cứu về DNNVV và nghiên cứu liên quan doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn nhưng chưa có nghiên cứu nào về phát triển DNNVV lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm phát hiện những tồn tại hạn chế trong phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp cho thời gian tới. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1.Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề xuất giải pháp nhằm phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp; - Đánh giá thực trạng phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Đề xuất các giải pháp phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. 1
- Đối tượng tiếp cận, khảo sát là cán bộ thực hiện chính sách ở các cấp địa phương từ cấp Thành phố và các đối tượng DNNVV sản xuất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu giới hạn ở các DNNVV sản xuất nông nghiệp; phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu; phân tích năng lực cạnh tranh; đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Theo loại hình DN, luận án tập trung nghiên cứu Công ty TNHH và Công ty CP. Về lĩnh vực hoạt động, luận án tập trung nghiên cứu DN trồng trọt, DN chăn nuôi và DN kết hợp. Về không gian: Tập trung nghiên cứu toàn bộ các DNNVV sản xuất nông nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Về thời gian: Tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội. Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2017 - 2021. Số liệu điều tra tiến hành từ 2019 - 2022. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 1.4.1. Về lý luận nghiên cứu Luận án đã luận giải lý luận về phát triển DNNVV, từ đó, đóng góp vào lý luận phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp. Luận án cũng làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp. Các yếu tố thuộc về cơ chế chính sách, môi trường KTXH và thị trường, đầu tư công và CSHT, nguồn lực và khả năng tiếp cận công nghệ của DN được phân tích, diễn giải cụ thể trong mối quan hệ ảnh hưởng tới sự phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp. Trong đó, yếu tố khả năng tiếp cận công nghệ của DN được phân tích trong bối cảnh chuyển đổi số đang dần trở thành xu hướng tất yếu như hiện nay. Điều mà các nghiên cứu trước đây chưa có nhiều quan tâm, đặc biệt trong khu vực DNNVV lĩnh vực nông nghiệp nói chung. 1.4.2. Về thực tiễn nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội về các khía cạnh như sự tăng trưởng về quy mô, chuyển dịch cơ cấu DN, gia tăng năng lực, gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự đóng góp của các DN đối với địa phương. Ngoài ra, luận án cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp thành phố Hà Nội gồm các yếu tố thuộc về cơ chế chính sách, môi trường KTXH và thị trường, đầu tư công và CSHT, nguồn lực và khả năng tiếp cận công nghệ của DN. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỨC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu này có giá trị tham khảo về lý luận và phương pháp đối với những nghiên cứu về phát triển DNNVV nói chung và phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp nói riêng. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án đã mô tả bức tranh về thực trạng phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua. Hầu hết các DN đều bị ảnh hưởng khó khăn bởi đại dịch Covid-19. Ngoài ra, bối cảnh đô thị hóa ở thủ đô Hà Nội đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và xu thế toàn cầu hóa đang tạo ra áp lực rất lớn đối với sự phát triển của các DN này. Từ đó, luận án đề xuất các giải pháp nhằm phát triển 2
- DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Các giải pháp hướng đến sự phục hồi của DN này sau đại dịch Covid và khả năng thích ứng trong tình hình mới của thủ đô Hà Nội, chưa được phân tích cụ thể trong các nghiên cứu trước đây. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 2.1.1. Một số khái niệm Nghiên cứu đã làm rõ hơn một số khái niệm như: Phát triển, DNNVV, Phát triển DNNVV, sản xuất nông nghiệp, Phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp. 2.1.2. Đặc trưng của doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Các DNNVV sản xuất nông nghiệp là những doanh nghiệp chủ yếu tiến hành sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn. Mang đặc trưng của sản xuất nông nghiệp, đối tượng lao động chính trong các DN này là cây trồng, vật nuôi có chu kỳ sống và chu kỳ sinh trưởng (Bùi Anh Tú, 2021). Các DNNVV sản xuất nông nghiệp có nhu cầu về diện tích đất rất lớn. Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và tiềm lực tài chính của các DNNVV sản xuất nông nghiệp là nhỏ. Các DNNVV sản xuất nông nghiệp đang phải đối mặt với khó khăn về nguồn nhân lực chất lượng cao. các DNNVV sản xuất nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu, triển khai hay tiếp nhận công nghệ tiên tiến (Dupaľ & cs., 2019). Các DNNVV sản xuất nông nghiệp có năng lực cạnh tranh thấp (Kubíčková & cs., 2014). 2.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Nội dung nghiên cứu phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp bao gồm: (i) Tăng trưởng về quy mô, số lượng; (ii) Nâng cao chất lượng: nâng cao hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng đóng góp của DN đối với địa phương. 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp bao gồm: (i) Cơ chế chính sách; (ii) Môi trường KTXH và thị trường; (iii) Đầu tư công và cơ sở hạ tầng của địa phương; (iv) Nguồn lực của bản thân DN; (v) Tiếp cận công nghệ; (vi) Điều kiện tự nhiên. 2.2. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Nghiên cứu khái quát kinh nghiệm phát triển DNNVV và kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ở một số nước trên thế giới và một số tỉnh thành ở Việt Nam. Từ đó một số bài học kinh nghiệm được rút ra cho địa bàn nghiên cứu. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Địa hình Hà Nội khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng. Trong đó phần lớn diện tích của Thành phố là vùng đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng. Đây chính là thuận lợi để quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng. Một trong những nét đặc trưng của địa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên, tạo thuận lợi cho ngành nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng. Tuy nhiên, do yêu 3
- cầu đô thị hóa và cũng do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn lại vào khoảng 3.600 ha. Có thể nói, hiếm có một Thành phố nào trên thế giới có nhiều hồ, đầm như ở Hà Nội. Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho Thành phố, điều hòa tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng. 3.2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH Đề tài sử dụng tiếp cận theo hệ thống, tiếp cận thể chế, tiếp cận theo khu vực kinh tế. Từ các cách tiếp cận này, khung phân tích phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp được đề xuất như sơ đồ 3.1. Sơ đồ 3.1 Khung phân tích 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập số liệu thứ cấp: các báo cáo, sách và tạp chí chuyên ngành về phát triển DNNVV cũng như doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp. Từ đó nghiên cứu hệ thống hóa tổng quan lý luận về phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, các tài liệu đã được công bố, các chính sách, quyết định cũng sẽ được tổng hợp từ các nguồn liên quan. Thu thập số liệu sơ cấp: luận án tiến hành điều tra toàn bộ 100 DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài ra, tiến hành khảo sát bằng các công cụ PRA và tư vấn của chuyên gia. - Phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu: Trên Excel và Stata. - Phương pháp phân tích số liệu: (i) Phương pháp thống kê mô tả; (ii) Phương pháp thống kê so sánh; (iii) Phương pháp cho điểm theo thang đo Likert; (iv) Phương pháp phân tích SWOT. 4
- PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA SẨN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.1.1. Phát triển về số lượng, quy mô a. Gia tăng về số lượng Biểu đồ 4.1. Biến động số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Hà Nội Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn, điển hình như: Quy mô DN nhỏ, thiếu vốn, hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, chưa bài bản, thiếu tầm nhìn chiến lược, phát triển dài hơi, bền vững, hạn chế về công nghệ, trình độ quản lý và chất lượng nguồn lao động còn bất cập... Giai đoạn 2017 -2021 cho thấy sự tăng trưởng về số lượng DN nông nghiệp cũng như DNNVV nông nghiệp Hà Nội. Trong giai đoạn này, năm 2019 đạt số lượng cao nhất xét theo cả hai tiêu chí. Tuy nhiên, đến năm 2020 cả số lượng DN nông nghiệp và DNNVV nông nghiệp đều giảm so với năm 2019 do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19. b. Chuyển dịch cơ cấu Trên địa bàn thành phố Hà Nội, các DNNVV sản xuất nông nghiệp hoạt động dưới hai hình thức là Công ty TNHH và Công ty CP. Trong giai đoạn 2017-2021 đã cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu các DN này theo loại hình DN. Xu hướng chung rõ nét nhất được chỉ ra trên biểu đồ 4.2 tỷ trọng Công ty CP gia tăng qua các năm, từ 37,78% năm 2017 lên đến 61,2% năm 2021. Cùng với đó, tỷ lệ Công ty TNHH giảm tương ứng, từ 62,22% năm 2017 xuống còn 38,8% năm 2021. Biểu đồ 4.2 Chuyển dịch cơ cấu theo loại hình doanh nghiệp 5
- Lý thuyết quản trị hiện đại chỉ ra rằng mô hình công ty CP hiện đại hơn do sở hữu nhiều nguồn lực phân tán. Sự gia tăng tỷ trọng Công ty CP phần nào phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng tiến bộ, ghi nhận sự cải thiện về chất trong quá trình phát triển các DN này. Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Hà Nội tham gia xuất khẩu Biểu đồ trên minh hoạ tỷ lệ các DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội tham gia xuất khẩu trong giai đoạn 2019-2021. Nhìn chung, các DN tham gia xuất khẩu chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn. Năm 2019 có 8/100, tương đương 8% DNNVV sản xuất nông nghiệp tham gia xuất khẩu. Con số này tăng lên 16%. Tuy nhiên, đến năm 2021 tỷ lệ các DN này xuất khẩu giảm xuống mạnh, chỉ với 5% số DN này tham gia vào xuất khẩu. Xuất khẩu nông sản của DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội gặp nhiều khó khăn do nhận thức của DN về bảo hộ và đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Quy hoạch vùng sản xuất còn lỏng lẻo, sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có nhiều vùng sản xuất bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ. Nhận thức của DN về thị trường, đáp ứng điều kiện về an toàn thực phẩm khi xuất khẩu còn hạn chế. Do vậy, cần tăng cường tổ chức tập huấn cho các DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội về quy định bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm soát thực phẩm xuất nhập khẩu. 4.1.2. Nâng cao chất lượng các DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội a. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh - Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Hà Nội Bảng 4.1 Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Hà Nội đổi mới công nghệ 2019 2020 2021 Chỉ tiêu SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Tổng 6 100 10 100 3 100 Trồng trọt 2 33,33 3 30 1 33,33 Chăn nuôi 1 16,67 2 20 1 33,33 Kết hợp 3 50 5 50 1 33,33 6
- Trong số 100 DN điều tra, tỷ lệ các DNNVV sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội đổi mới công nghệ rất hạn chế, với tỷ lệ không quá 10% trong giai đoạn 2019-2021. Bên cạnh đó, xu hướng cho thấy tỷ lệ này có xu hướng dao động trong giai đoạn 2019-2021. Năm 2019, tỷ lệ này là 6%, tăng lên 10% vào năm 2020 và sau đó giảm xuống còn 3% vào năm 2021. Bảng 4.2 Hệ số nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp thành phố Hà Nội Chỉ tiêu ĐVT 2019 2020 2021 Nợ phải trả Triệu đồng 5743177 3270329 5469655 Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 6613939 3953748 11555757 Hệ số nợ Lần 0,87 0,83 0,47 Phần lớn các DN đang thiếu kinh phí, gặp khó khăn trong nghiên cứu khoa học, tiếp cận và ứng dụng công nghệ tiên tiến do, hầu hết đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu. Đặc biệt, khả năng cạnh tranh về công nghệ của các DN là rất thấp. Ngoài ra, sự hỗ trợ của Nhà nước chưa sát sao, phù hợp với tình hình thực tế. Do đó, loại hình doanh nghiệp này rất yếu thế trong cạnh tranh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Thêm vào đó, hầu hết các DN đều gặp khó khăn sau ảnh hưởng của đại dịch Covid. Với tiềm lực vốn hạn chế, cộng thêm tâm lý cầm chừng nên ngần ngại trong vấn đề đổi mới công nghệ. Điều này dẫn đến tỷ lệ các DN chi đầu tư đổi mới công nghệ vốn đã thấp mà còn có xu hướng giảm với 3% trong năm 2021, năm mà các DN hầu hết chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch Covid. Hệ số nợ là một chỉ tiêu tốt giúp DN tự nhìn nhận và đánh giá năng lực tài chính của mình, từ đó phát hiện rủi ro tiềm ẩn và có biện pháp ứng phó kịp thời. Bảng 4.2 cho thấy trong giai đoạn 2019-2021 hệ số nợ bình quân của các DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội tuy có biến động giữa các năm nhưng đều nhỏ hơn 1, là mức an toàn, cho biết DN hiện đang quản lý khoản nợ khá tốt. Năm 2021 hệ số nợ là 0,47 lần, thấp nhất trong 3 năm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến các DN có tâm lý cầm chừng, duy trì sản xuất ở quy mô an toàn. Bảng 4.3 Hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp thành phố Hà Nội Chỉ tiêu ĐVT 2019 2020 2021 Doanh thu thuần Triệu đồng 5162632 9303856 6418234 Thu nhập Triệu đồng 846249,7 811915,7 711915,7 Hiệu suất sử dụng LĐ Lần 6,1 11,4 9,0 Bảng 4.3 cho thấy hiệu suất sử dụng lao động của các DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội có sự cải thiện trong giai đoạn 2019-2021. Năm 2019, hiệu suất sử dụng lao động là 6,13 lần, tức là doanh thu mang về từ một đồng chi phí cho lao động là 6,13 đồng, thì tỷ lệ này cao nhất trong năm 2020 với 11,4 lần. Năm 2021 chứng kiến sự sụt giảm hiệu suất sử dụng lao động, còn 9,0 lần. Điều này được giải thích do diễn biến xấu của đại dịch Covid- 19 ảnh hưởng tiêu cực lên các DN. 7
- Doanh thu bị sụt giảm trong khi gánh nặng tài chính các DN gặp phải cũng rất đáng kể, gồm: Chi phí thuê mặt bằng, chi phí thanh toán lương và chế độ cho người lao động, công nợ và các khoản vay quá hạn. Tuy thuộc nhóm hàng thiết yếu, không bị ảnh hưởng nặng nề như các DN ở lĩnh vực khác, song các DNNVV sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Để giảm thiểu gánh nặng khi kinh doanh không đạt hiệu quả nhưng vẫn phải chi trả lương, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì điều tiên quyết là phải có phương án cắt giảm chi phí, trong đó bao gồm việc cắt giảm người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp hoặc cắt giảm các chi phí liên quan đến lương, thưởng. Do vậy, tuy hiệu suất sử dụng lao động 2021 có sụt giảm so với 2020 nhưng kết quả khả quan vẫn cao hơn năm 2019, cho thấy các DN đã có nhiều nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNVV sản xuất nông nghiệp Bảng 4.4 Hiệu suất sinh lời trên tài sản (ROA) Chỉ tiêu ĐVT 2019 2020 2021 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng -368847 116938.5 17475.17 Tổng tài sản Triệu đồng 12357116 7224077 28091930 ROA % -2,98 1,62 0,06 Hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROA) cho biết hiệu quả quản lý tài sản của DN để tạo ra lợi nhuận. của các DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội trong giai đoạn 2019- 2021 có sự biến động nhẹ. Năm 2019 tỷ lệ này đều âm do lợi nhuận sau thuế âm. Năm 2020 tỷ lệ này tăng lên, đạt 1,62%. Tuy nhiên đến 2021, tỷ lệ này giảm xuống còn 0,06%. So với mặt bằng chung các ngành, tỷ lệ ROA đạt 5% mới được coi là tốt. Bảng 4.5 Hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu ĐVT 2019 2020 2021 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng -368847 116938.5 17475.17 VCSH Triệu đồng 6613939 3953748 19066999 ROE % -5,578 2,9577 0,09 Hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận, do vậy nó cho biết công ty đang quản lý tiền mà các cổ đông đầu tư để tạo ra lợi nhuận như thế nào. Bảng 4.10 cho thấy năm 2019 hệ số này âm do lợi nhuận sau thuế âm. Năm 2020, tỷ lệ này là 2,96% ở mức thấp, tương đương với tỷ lệ ROA cũng ở năm này là 1,62%. Năm 2021, tỷ lệ ROE ở các DN này sụt giảm, còn 0,09% tương ứng với tỷ lệ ROA năm này đạt 0,06%. So sánh trên phạm vi cả nước ở năm 2020 ta thấy, DN quy mô lớn có ROA đạt 3,1%, DN quy mô vừa đạt 1%, DN quy mô nhỏ đạt -0,1% và siêu nhỏ đạt -0,7%. Theo lĩnh vực hoạt động, dẫn đầu là khu vực công nghiệp và xây dựng với ROA cao nhất đạt 3,6%, tiếp đến là nông lâm thuỷ sản với 2,3% và thấp nhất là khu vực dịch vụ với 1,3%. Ở chỉ tiêu ROE, năm 2020 DN quy mô lớn đạt tỷ lệ cao nhất với 11,3%, kế đến là quy mô vừa với 2,6%, quy mô nhỏ là -0,3% và quy mô siêu nhỏ là -1,3%. Theo lĩnh vực hoạt động, khu vực công nghiệp và xây dựng có tỷ lệ cao nhất với 8,3%, khu vực dịch vụ là 4,8% và thấp nhất là khu vực nông lâm thuỷ sản với 3,7%. 8
- e. Gia tăng đóng góp của các DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội với địa phương Như vậy, xét trong năm 2020, cả hai chỉ tiêu ROA và ROE của các DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội đều thấp hơn DN khối nông lâm thủy sản của cả nước. Hiệu suất sinh lời trên Vốn chủ sở hữu (ROE) cao hơn Hiệu suất sinh lời trên tài sản (ROA) với tỷ lệ tương ứng là 2,96% và 1,62%. Tuy nhiên, phần đóng góp nói trên này nhanh chóng sụt giảm vào 2021, với 11837,34 triệu đồng. Điều này được lý giải bởi do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 các DN gặp khó khăn nên đóng góp vào ngân sách giảm. Tuy nhiên một dấu hiệu đáng mừng là năm 2021 các DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội đã bắt đầu vượt qua giai đoạn khó khăn và bắt đầu phục hồi. b. Nâng cao năng lực cạnh tranh - Tài sản cạnh tranh Bảng 4.6 Quy mô vốn doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Hà Nội theo loại hình doanh nghiệp Cty CP Cty TNHH Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu (Triệu đồng) (%) (Triệu đồng) (%) Vốn vay 655048,4 23,05 365414,7 17,14 VCSH 2186806 76,95 1766941 82,86 Tổng vốn 2841854 100 2132356 100 Vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ cho doanh nghiệp một cách bền vững và lâu dài. Tỉ lệ vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Bảng 4.6 cho thấy, các DNNVV sản xuất nông nghiệp có tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ khá cao, hơn 76,95% với nhóm Công ty CP và 82,86% với nhóm Công ty TNHH. Tỷ lệ vốn vay ở hai nhóm này đều thấp, đều dưới 25% là ngưỡng an toàn. Như vậy, tỉ lệ vốn vay của các doanh nghiệp không lớn cho thấy khi có những biến động về tài chính và kinh tế trong khu vực, sẽ không tác động nhiều đến năng lực cạnh tranh của các DN này trong tương lai như mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ. Bảng 4.7 Chất lượng nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp thành phố Hà Nội ĐVT: % SĐH ĐH Cao đẳng Trung cấp THPT THCS Cty CP 4,3 19,6 12,5 10,2 41,3 12,1 Cty TNHH 2,8 12,4 14,3 8,7 44,7 17,1 Nhìn chung, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo là khá cao ở cả hai nhóm công ty CP và công ty TNHH, với tỷ lệ tương ứng lần lượt là 53,4% và 61,8%. Do thuộc nhóm các DN sản xuất, quy mô nhỏ nên các DN có nhu cầu nhiều về lao động trực tiếp. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, đặc biệt từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ không nhiều, tập trung vào khối quản lý, tài chính và kỹ thuật. Ở nhóm công ty cổ phần tỷ lệ lao động có trình độ cao nhiều hơn ở nhóm công ty TNHH. Mặc dù sự khác biệt giữa hai nhóm là không quá 9
- lớn nhưng sự so sánh cho thấy, năng lực cạnh tranh về nguồn lực lao động của nhóm Công ty CP được thể hiện tốt hơn so với nhóm Công ty TNHH. Bảng 4.8 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp điều tra TT CN KH CC CC CC CC Chung SL SL SL (%) (%) (%) (%) DN có kết nối Internet 51 100 8 100 41 100 100 100 DN có website riêng 8 15,69 4 50 11 26,83 23 23 DN có sử dụng phần 12 23,33 5 62,5 24 58,54 41 41 mềm quản lý Kết quả điều tra cho thấy, tất cả các DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội có 100% sử dụng máy tính kết nối mạng Internet. Có 23% DN đã có website riêng cho mình, đồng thời áp dụng hình thức nhận các đơn hàng qua mạng Internet. Phía các DN cho biết, chỉ có 31% DN có sử dụng phần mềm quản lý, tuy nhiên chất lượng các phần mềm đem lại thực sự chưa cao. Trong các DN điều tra ứng với ba lĩnh vực thì DN chăn nuôi có tỷ lệ cao nhất trong việc thành lập website riêng, với 50% số DN. Tuy nhiên tỷ lệ DN sử dụng phần mềm quản lý cao nhất thuộc về nhóm DN trồng trọt với 33,33%. Ở nhóm DN kết hợp, tỷ lệ này là 29.27%. DN chăn nuôi chỉ có 25% sử dụng phần mềm. Các DN thường sử dụng các phần mềm như Amis, Fastwork, Bitrix 24, Ecount và ESO. Các tính năng của phần mềm hỗ trợ DN trong quản lý tài chính, bán hàng, nhân sự, quản lý kho và sản xuất, và cung cấp các báo cáo tài chính chi tiết. Việc sử dụng phần mềm quản lý sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý được các hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian, đồng thời cung cấp thông tin và phân tích kinh doanh để giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định quan trọng. Chi phí của các phần mềm này thường tính theo năm, dao động từ 9-132 triệu đồng/ năm. Đây không phải chi phí quá lớn so với cơ cấu tổng chi phí của DN. Tuy nhiên với tỷ lệ thấp các DN nói trên có chi mua và áp dụng phần mêm vào quản lý cho thấy cần thiết thay đổi nhận thức của chủ DN để đáp ứng với xu hướng công nghệ 4.0. - Tiến trình cạnh tranh * Thị trường sản phẩm và thị phần Các DNNVV sản xuất nông nghiệp chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa. Các DN đều tiêu thụ qua ba kênh chính là Bán trực tiếp ra thị trường, bán qua người bán lẻ và qua công ty hay các đại lý. Nhìn chung, kênh tiêu thụ qua người bán lẻ chiếm đa số với 50% DN lựa chọn. Tỷ lệ DN bán trực tiếp ra thị trường cao nhất thuộc về DN chăn nuôi, với 62,5%. Tỷ lệ DN bán qua người bán lẻ và qua công ty đại lý cao nhất thuộc nhóm DN kết hợp, với tỷ lệ tương ứng lần lượt là 58.24% và 68.29%. Tỷ lệ DN tiêu thụ qua kênh bán lẻ vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao. Trong ba nhóm DN theo lĩnh vực, tỷ lệ này cao nhất thuộc về nhóm DN kết hợp với tỷ lệ 58.54%. Với phương thức này, các DN khó kiểm soát được quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm của mình nên không thể nắm bắt trực tiếp những thông tin phản ánh tình hình thị trường. Xác lập hệ thống kênh phân phối này còn mang tính chất đơn giản, chưa chặt chẽ, chưa hình thành được chiến lược về kênh phân phối chuẩn. 10
- Bảng 4.9 Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm của các loại hình doanh nghiệp TT (n = 51) CN (n=8) KH (n=41) Chung (N = 100) Chỉ tiêu CC CC CC SL CC (%) SL SL SL (%) (%) (%) Bán trực tiếp ra TT 14 27,45 5 62,5 15 36,59 34 34 Qua người bán lẻ 24 47,06 2 25 24 58,54 50 50 Qua cty, đại lý 5 9,8 3 37,5 28 68,29 36 36 Tổng số 51 100 8 100 41 100 100 100 * Chất lượng sản phẩm dịch vụ Phần lớn DN chưa có sự đổi mới sản phẩm. Khảo sát điều tra cho thấy tỷ lệ DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội đổi mới sản phẩm chỉ khoảng 10%. Xét theo lĩnh vực hoạt động, DN kết hợp dẫn đầu về đổi mới sản phẩm với 5/41 DN tương đương 12,2%. Thấp nhất là DN trồng trọt, chỉ với 7,84% DN trồng trọt có thực hiện đổi mới sản phẩm. Bảng 4.10 Tỷ lệ đổi mới sản phẩm trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Hà Nội Trồng trọt Chăn nuôi Kết hợp SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Có 4 7,84 1 12,5 5 12,2 Không 47 92,16 7 87,5 36 87,8 Tổng 51 100 8 100 41 100 Thực trạng trên cho thấy các DN chưa dành sự quan tâm thích đáng đến việc đổi mới sản phẩm, dịch vụ cho DN của mình. Theo lĩnh vực, DN kết hợp năng động hơn cả nên tỷ lệ tham gia đổi mới sản phẩm cũng như đa dạng hóa sản phẩm cao hơn. DN trồng trọt số lượng chủng loại sản phẩm ổn định nên họ có ít động lực hơn trong đổi mới hay đa dạng hóa sản phẩm. Bên cạnh đó, chính sự hạn chế về vốn và công nghệ nên DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội bị hạn chế rất nhiều trong sự đổi mới sản phẩm dịch vụ của mình. * Giá cả sản phẩm dịch vụ Bảng 4.11 Đánh giá về chính sách giá của doanh nghiệp Trồng trọt Chăn nuôi Kết hợp Chỉ tiêu SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Ngang giá TT 18 35,29 1 12,5 12 29,27 Cao hơn giá TT 31 60,78 6 75 23 56,1 Thấp hơn giá TT 2 3,92 1 12,5 6 14,63 Tổng số 51 100 8 100 41 100 Qua chính sách giá của các DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội cho thấy, đa số sản phẩm dịch vụ cao hơn giá thị trường. Điển hình ở các DN trồng trọt, giá sản phẩm thường cao hơn giá nông sản cùng loại trên thị trường, được cung ứng bởi hộ nông dân hay hợp tác xã hay từ các nguồn khác. Ngay như Công ty nấm sạch cho biết nếu tuân thủ đúng quy trình sản xuất nấm, DN cần phải định giá như vậy mới đảm bảo lợi nhuận. Tuy nhiên mức giá cao so với giá nấm trên thị trường không rõ nguồn gốc. Khoảng xấp xỉ 11
- 30% DN định giá ngang thị trường. Tỷ lệ DN có sản phẩm định giá thấp hơn giá thị trường chiếm rất thấp. * Hoạt động xúc tiến Để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, các DN đều thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng cáo. Ngày nay, cùng với sự phổ cập mạng Internet và bùng nổ mạng xã hội có ảnh hưởng đến quảng cáo truyền thông của DN. Các kênh hay được sử dụng quảng cáo gồm Video online, qua các nền tảng mạng xã hội, quảng cáo trên sàn thương mại điện tử hay thông qua các chương trình tài trợ để quảng bá hình ảnh DN. Bảng 4.12 Hoạt động xúc tiến quảng cáo của doanh nghiệp Trồng trọt Chăn nuôi Kết hợp Chỉ tiêu CC CC CC SL SL SL (%) (%) (%) Video online 3 5,88 1 12,5 6 14,63 Nền tảng mạng xã hội 36 70,59 6 75 24 58,54 Quảng cáo trên sàn TMĐT 10 19,61 3 37,5 18 43,9 Thông qua chương trình tài trợ 8 15,69 5 62,5 14 34,15 Tổng số 51 100 8 100 41 100 Các DN thường sử dụng từ hai kênh quảng cáo trở lên. Quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội hiện chiếm đa số với lý do chi phí thấp, dễ tiếp cận khách hàng hơn. Các DN trồng trọt ưa thích quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội hơn, với 70.59% DN trồng trọt áp dụng hình thức này. Ở kênh quảng cáo trên sàn thương mại điện tử, tỷ lệ DN kết hợp tham gia tích cực hơn cả, với 43.9%. Trong bối cảnh hiện nay, các DN được hỏi ít nghĩ đến kênh quảng cáo truyền thống trên đài và truyền hình. Chi phí bỏ ra quảng cáo cao và các DN thấy kênh này hiện nay không thực sự cần thiết và phù hợp. - Kết quả cạnh tranh Từ bảng 4.13 cho thấy, theo số liệu điều tra của DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội. Lợi nhuận bình quân của DN thuộc nhóm công ty cổ phần cao hơn so với Công ty TNHH. Theo lĩnh vực lợi nhuận bình quân của DN trồng trọt cao hơn cả. Do trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 căng thẳng, các DN đều bị ảnh hưởng tiêu cực, tuy nhiên DN trồng trọt cung cấp lương thực thực phẩm là hàng hóa thiết yếu nên không bị ảnh hưởng. DN kết hợp báo lỗ nhiều nhất. Bảng 4.13 Lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp LN sau thuế Số lượng Lợi nhuận sau thuế bq (Triệu đồng) (DN) (Triệu đồng) Theo loại hình Công ty CP 115862,9 60 1931,05 Công ty TNHH 3895,9 40 97,40 Theo lĩnh vực Trồng trọt 124915 51 2449,31 Chăn nuôi 22.3 8 2,79 Kết hợp -5178,5 41 -126,30 12
- c. Gia tăng đóng góp xã hội Biểu đồ 4.4 Tình hình nộp ngân sách của doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Hà Nội Cùng với quá trình hình thành và phát triển, các DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội đã và đang giải quyết một số lượng không nhỏ lao động, tạo việc làm, thu nhập, góp phần cải thiện an sinh xã hội. Năm 2017, số lượng lao động đang làm việc trong các DN này là khoảng hơn 8500 người. Năm 2018 con số này tăng lên đạt đỉnh với 12665 người nhưng giảm rõ trong giai đoạn 2018-2020. Xu hướng này cho thấy hiện nay việc làm ở khu vực đang ngày càng trở nên kém hấp dẫn. Lao động có xu hướng dịch chuyển sang lĩnh vực khác có thu nhập và môi trường làm việc hấp dẫn hơn. Điều này tiềm ẩn một thách thức không nhỏ trong tương lai của các DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội. Nếu không có những thay đổi mang tính đột phá trong quản lý nhân sự, các DN sẽ gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng và giữ chân người lao động gắn bó lâu dài. Biểu đồ 4.5 Biến động số lượng việc làm trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Hà Nội 13
- Năm 2020, do bắt đầu có ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid- 19, tuy chưa giãn cách xã hội nhưng khiến các DN có tâm lý duy trì sản xuất cầm chừng. Một bộ phận lao động hoặc bị cắt giảm hoặc về quê khiến cho số lượng này tiếp tục giảm, còn khoảng 3286 lao động. Tiềm ẩn nguy cơ về khó khăn trong duy trì lao động đáp ứng sản xuất kinh doanh của các DN này sau đại dịch. 4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.2.1. Cơ chế chính sách * Chủ trương, chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước Chủ trương, chính sách của Chính phủ đang trong quá trình hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Do vậy, sự thay đổi của các chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển, các DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội bị ảnh hưởng bởi chính sách liên quan đến DNNVV và chính sách thu hút đầu tư doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp. NĐ 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết 1 số điều của Luật hỗ trợ DNNVV, và Quỹ phát triển DNNVV được ban hành, đã đưa Luật hỗ trợ vào thực tiễn và giải quyết phần nào bài toán về vốn với các DNNVV. Tuy nhiên, các doanh nghiệp được hỏi cho biết, cản trở lớn nhất trong tiếp cận vốn ở Quỹ phát triển DNNVV vẫn là thế chấp. Hộp 4.1. Khó khăn trong tiếp cận Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Mặc dù biết đến Quỹ phát triển DNNVV từ năm 2018, nhưng chúng tôi cũng không dễ dàng gì tiếp cận được nguồn vốn này. Do quy định về thế chấp tài sản, nên doanh nghiệp chúng tôi không đáp ứng điều kiện để vay được. Hơn nữa, nguồn vốn này đến từ ngân sách nên việc xét duyệt hồ sơ có nhiều khó khăn. Nguồn: Phỏng vấn ông Phạm Đình N, Giám đốc công ty TNHH Sapro Việt Nam Quỹ thực hiện chức năng chính như cho vay, tài trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị và tiếp nhận. Ngoài ra, Quỹ quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ DNNVV. Mặc dù thuộc danh sách thụ hưởng từ Quỹ phát triển DNNVV, đáp ứng tiêu chuẩn thứ hai trong Danh mục ưu tiên lựa chọn nhóm ngành nông lâm ngư, tuy nhiên thực tế cho thấy việc tiếp cận từ kênh này của các DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp ở Hà Nội còn rất hạn chế. Tuy trong nội dung thông tư hướng dẫn thì DNNVV lĩnh vực nông nghiệp ở Hà Nội thuộc đối tượng ưu tiên. Tuy nhiên, trong hồ sơ xét duyệt ưu tiên thể hiện qua thang điểm mô phỏng ở phụ lục 1, phần đa các DN này không đạt các tiêu chí đưa ra trong phụ lục. Để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhằm tạo điều kiện doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn giúp nâng cao đời sống của người dân, Chính phủ ban hành Nghị định 57/2018/ NĐ-CP. Nghị định tập trung vào miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, hỗ trợ tập trung đất đai, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ đầu tư cơ sở cho các doanh nghiệp thuộc danh mục ưu đãi đầu tư như trồng rừng, bảo vệ rừng, cây dược liệu, nông nghiệp hữu cơ, chăn nuôi gia súc, gia 14
- cầm, thủy sản tập trung và sản xuất giống cây trồng. Tuy nhiên, khi triển khai vào thực tiễn, Nghị định này bộc lộ không ít những bất cập. Mặc dù Nghị định đưa ra hỗ trợ để giảm tiền thuê đất, nhưng về cơ bản, Nghị định này không giải quyết được vấn đề manh mún đất đai vốn là khó khăn hiện hữu khi đầu tư vào nông nghiệp. Nghị định đưa ra hỗ trợ về việc giảm lãi suất thực tế trả cho các khoản vay huy động cho đầu tư nông nghiệp, nhưng không giải quyết vấn đề tiếp cận tín dụng. Việc hạ lãi suất thực tế đối với các khoản vay thực chất làm lợi cho các doanh nghiệp vốn đã có tiềm lực tài chính tốt, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu của bên cấp tín dụng. Nghị định cung cấp hỗ trợ cho đào tạo kỹ thuật nhưng không đề cập cụ thể về đào tạo kinh doanh nông nghiệp và khởi nghiệp nông nghiệp, vốn là những kỹ năng quan trọng nhưng đang rất thiếu ở các DN nông nghiệp nói chung. * Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thành phố Hà Nội Trong giai đoạn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 167/KH-UBND hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP năm 2021. Kế hoạch nhằm thúc đẩy DNNVV phát triển, tăng trưởng về chất lượng và hiệu quả, phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp công nghệ số, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng cho phát triển kinh tể - xã hội Thủ đô. Từ đó mục tiêu hướng đến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của DNNVV, giúp các DN này vượt qua giai đoạn khó khăn. Có thể thấy đây là một chính sách thiết thực, thể hiện sự sẵn sàng đồng hành của chính quyền thành phố với các DNNVV nói chung và DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội nói riêng. Vấn đề mặt bằng sản xuất chưa được cụ thể hoá trong Đề án. Để chính sách phát huy hiệu quả, cần cụ thể hoá đối tượng hỗ trợ và cách thức hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng là DN. Đánh giá của chủ DN về hiệu quả chính sách hỗ trợ DNNVV là thấp nhất, với điểm bình quân 2,96 mức trung bình. Chính sách khuyến khích DN đầu tư lĩnh vực nông nghiệp được đánh giá hiệu quả hơn với điểm bình quân 3,27. Tuy thành phố không có chủ trương hay ưu đãi cụ thể cho các DNNVV nông nghiệp, nhưng định hướng phát triển của thành phố được nhận định khá phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Điểm bình quân 3,41 thể hiện mức độ khá hài lòng của chủ DN. Bảng 4.14. Ý kiến đánh giá của chủ doanh nghiệp về ảnh hưởng của cơ chế chính sách Mức độ đánh giá (%) (n = 100) Điểm bình Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 quân Chính sách hỗ trợ DNNVV có 6 22 50 14 8 2,96 hiệu quả Chính sách khuyến khích DN đầu tư lĩnh vực nông nghiệp 4 18 41 21 16 3,27 có hiệu quả Định hướng phát triển của Hà Nội phù hợp với định hướng 5 11 38 30 16 3,41 phát triển của DN 4.2.2. Môi trường Kinh tế xã hội và thị trường Đại dịch Covid-19 được xem gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, với số điểm bình quân là 4,02. Số điểm khá cao cho thấy hầu hết DN đều thể hiện sự đồng tình về ảnh 15
- hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 đã gây ra. Tình hình chính trị trong nước và thế giới gây ra ảnh hưởng ở mức trung bình, với số điểm bình quân ở hai tiêu chí trên lần lượt là 3,25 và 3,17 điểm. Tình hình vĩ mô trong nước được nhận định có ảnh hưởng rõ ràng hơn, tương ứng với số điểm bình quân cao hơn so với tiêu chí tình hình chính trị thế giới. Bảng 4.15. Ý kiến đánh giá của chủ doanh nghiệp về ảnh hưởng của yếu tố kinh tế xã hội Mức độ đánh giá (%) (n = 100) Điểm Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 BQ Đại dịch Covid-19 3 5 13 45 34 4,02 Tình hình chính trị thế giới 10 19 33 20 18 3,17 Tình hình vĩ mô trong nước 7 17 34 28 14 3,25 4.2.3. Đầu tư công và xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương Chỉ tiêu cấp thoát nước chỉ đạt mức trung bình, với số điểm bình quân là 3,27. Đây cũng là chỉ tiêu đạt số điểm thấp nhất. Các chỉ tiêu hệ thống kho bãi, đường xá, điện đạt ở mức khá, với số điểm bình quân tương ứng lần lượt là 3,49; 3,71; 3,86. Riêng có chỉ tiêu thông tin liên lạc đạt số điểm bình quân cao nhất với 4,26 điểm, được xếp vào nhóm tốt. Cho thấy các chủ DN đều bày tỏ sự rất hài lòng khi hiện nay thông tin liên lạc trở nên tiện lợi và dễ dàng trong hỗ trợ các hoạt động DN. Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá của chủ doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng của địa phương Mức độ đánh giá (%) (n = 100) Chỉ tiêu Điểm BQ 1 2 3 4 5 Đường xá 4 12 24 29 31 3,71 Điện 6 8 15 36 35 3,86 Cấp thoát nước 6 14 34 39 7 3,27 Hệ thống kho bãi 3 5 38 48 6 3,49 Thông tin liên lạc 1 2 21 22 54 4,26 Tuy nhiên, về chỉ tiêu đường xá, điện và cấp thoát nước vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ bày tỏ sự rất không hài lòng. Do vậy, trong thời gian tới, các tiêu chí hạ tầng nói trên cần được cải thiện, đặc biệt về các tiêu chí đường xá, điện và cấp thoát nước để hỗ trợ tốt hơn nhu cầu của người dân và DN. 4.2.4. Nguồn lực Đất đai là đầu vào quan trọng đối với các DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bảng 4.17. Ý kiến đánh giá của chủ doanh nghiệp đối với vấn đề thuê đất Mức độ đánh giá (%) (n = 100) Chỉ tiêu Điểm BQ 1 2 3 4 5 Thủ tục thuê đất 14 21 29 25 11 2,98 Thời hạn thuê đất 26 24 21 22 7 2,6 Giá thuê đất 11 15 23 35 16 3,3 Tuy nhiên, những khó khăn trong tiếp cận đất là rào cản chính trong phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội. Các khó khăn mà các DN gặp phải trong thuê đất được xác định liên quan đến thủ tục thuê đất, thời hạn thuê đất và giá thuê đất. Luận án tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của chủ DN về mức độ ảnh hưởng ba tiêu chí trên với thang đo 5 mức độ, từ rất ảnh hưởng đến hoàn toàn không ảnh hưởng. Kết quả minh họa ở bảng 16
- dưới đây cho thấy, các DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội đều chịu ảnh hưởng của vấn đề tiếp cận đất. Các DN được thuê đất trong thời gian lâu dài để ổn định và yên tâm sản xuất. Thủ tục thuê đất được đơn giản hóa, thời gian giải phóng mặt bằng được rút ngắn hơn. Đa số các DN đánh giá thời gian thuê, giá thuê đất hợp lý và khả năng tiếp cận thông tin về các thủ tục thuê đất thuận lợi Số điểm bình quân về mức độ hài lòng với thời hạn thuê đất thấp nhất, với 2,6 điểm. Về thời hạn thuê đất, theo quy định đối với doanh nghiệp thuê đất nông nghiệp dùng vào mục đích sản xuất nông nghiệp thì có thời hạn sử dụng đất là 50 năm. Khi hết thời hạn, doanh nghiệp nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn 50 năm. Quy định này hợp lý. Tuy nhiên, thực tế DN khó thuê được trực tiếp mà thường phải thuê lại của tư nhân. Tuỳ theo thương lượng giữa đôi bên, thường là 5-10 năm. Thời hạn này là ngắn so với đặc thù của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. * Nhân tố chủ doanh nghiệp Trong số các DN được điều tra cho thấy tỷ lệ chủ DN là nam chiếm đa số, với 75%. Ở các nhóm DN, Công ty CP có nhiều chủ DN là nam hơn so với Công ty TNHH. Tỷ lệ chủ DNNVV sản xuất nông nghiệp Hà Nội là nữ chiếm rất thấp ở cả hai loại hình DN, bình quân chung chiếm 25%. Độ tuổi trung bình của chủ DN là 42.96 tuổi. Nhìn chung, đây là độ tuổi phù hợp với vai trò lãnh đạo DN. Ở độ tuổi này, chủ DN đã tích luỹ đủ kinh nghiệm và kiến thức để có thể đảm nhiệm vị trí quan trọng, lãnh đạo dẫn dắt DN. Theo loại hình DN, có thể thấy chủ DN ở các Công ty CP có độ tuổi trung bình cao hơn, với 43,02 tuổi trong khi con số này ở nhóm Công ty TNHH là 42,88 tuổi. Thông thường, giám đốc hay chủ tích hội đồng quản trị công ty đều do các thành viên hay cổ đông của công ty bầu chọn. Do vậy những người chủ DN này vừa phải là người có năng lực kinh nghiệm và có sự tín nhiệm của đông đảo thành viên. Vì vậy, những người có thâm niên công tác, giàu kinh nghiệm nhưng vẫn đảm bảo sức khoẻ và trí lực mới được chọn. Bảng 4.18 Thông tin cơ bản về chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Hà Nội ĐVT: SL (DN); CC(%) TNHH CP Chung Diễn giải SL CC SL CC SL CC Giới tính 40 100 60 100 100 100 Nam 32 80 43 71,67 75 75 Nữ 8 20 17 28,33 25 25 Tuổi bình quân 42,88 43,02 42,96 Trình độ học vấn 40 100 60 100 100 100 Cấp 3 4 10 1 1,67 5 5 Trung cấp 9 22,50 2 3,33 11 11 Cao đẳng 4 10 5 8,33 9 9 Đại học 21 52,5 42 70 91 91 Sau đại học 2 5,00 10 16,67 12 12 17
- Về trình độ học vấn, chủ DN ở các Công ty CP cũng có trình độ cao hơn. Ở nhóm công ty CP, tỷ lệ chủ DN tốt nghiệp đại học và sau đại học đều cao hơn so với nhóm công ty TNHH. Nhóm Công ty TNHH có đến 10% chủ DN tốt nghiệp THPT mà chưa qua đào tạo. Trước khi tạo lập DN, nhiều chủ DN sản xuất kinh doanh tự do hoặc làm việc tại một DN nào đó. Sau nhiều năm sản xuất kinh doanh, tích luỹ đủ vốn và kinh nghiệm, họ tự lập nên DN của riêng mình. Chủ DN phần đa khả năng ngoại ngữ và tin học còn nhiều hạn chế. * Tiếp cận vốn Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng tiếp cận vốn từ các nguồn của các DN này cũng rất hạn chế. Kênh huy động truyền thống là ngân hàng, tỷ lệ các DN tiếp cận được cũng rất thấp. Khi huy động vốn từ các ngân hàng, chỉ có 20% số DN cho biết họ dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn từ kênh này. Trong khi đó, để hỗ trợ DN trong tiếp cận vốn và mở rộng sản xuất kinh doanh, Chính phủ đã có nhiều khoản tín dụng ưu đãi. Tuy nhiên, số DN tiếp cận được nguồn này chỉ khoảng 5%, số còn lại với cho rằng họ không thể tiếp cận được hoặc rất hạn chế. Bảng 4.19. Mức độ tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Hà Nội Mức độ đánh giá (%) (n = 100) Chỉ tiêu Điểm BQ 1 2 3 4 5 Ngân hàng thương mại 37 24 19 14 6 2,28 Ngân hàng Chính sách 48 25 10 12 5 2,01 Quỹ phát triển DNNVV 88 9 1 2 0 1,17 Họ hàng 19 12 21 29 19 3,17 Tư nhân 51 35 14 7 3 2,06 Vì tiếp cận vốn trên thị trường chính thức gặp khó khăn, các DN tìm nguồn vay trên thị trường tự do. Điều này ẩn chứa nhiều rủi ro với lãi suất cao và nguy cơ xảy ra tranh chấp khó tránh khỏi. Với thị trường vốn tự do, các DN đều đánh giá tiếp cận dễ do vấn đề thủ tục đơn giản, đôi bên tự thỏa thuận. Hộp 4.2 Tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn ... Vay vốn ngân hàng rất khó, do chúng tôi không đảm bảo yêu cầu tài sản thế chấp. Vốn ưu đãi càng khó. Để giải quyết tình thế, chúng tôi phải vay trên thị trường tự do, dù tiềm ẩn rủi ro nhưng nhanh gọn. Nguồn: Phỏng vấn ông Phạm Văn N, Giám đốc Công ty CP rau sạch Nhị Hà Một trong những khó khăn lớn nhất khi cho DNNVV nói chung vay là ngân hàng không đủ dữ kiện để đánh giá tình trạng tài chính của DNNVV. Phần lớn các DNNVV hiện nay không tuân thủ chuẩn mực kế toán, tình trạng không khớp giữa các sổ sách kế toán rất phổ biến… DNNVV thường có mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, thiếu minh bạch giữa tài chính của cá nhân, chủ sở hữu và doanh nghiệp, báo cáo tài chính thường chưa được kiểm toán, trình độ quản lý, tổ chức, điều hành, nguồn vốn, năng lực sản xuất, trình độ kỹ thuật còn hạn chế. Do đó, nhiều trường hợp khó đáp ứng điều kiện vay vốn ngân hàng. Ngoài ra, các DN này thường không có đủ tài sản đảm bảo để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày tăng cao để phát triển kinh doanh. 4.2.5. Tiếp cận công nghệ 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn