intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Sự sống động của vỉa hè TP. Hồ Chí Minh và tác động của vỉa hè đến giá nhà trong những khu phố hỗn hợp

Chia sẻ: Nhiên Hà | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:29

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với mục tiêu đo lường chất lượng vỉa hè tại TP. HCM thông qua sự sống động của vỉa hè như một khía cạnh chất lượng chính; xem xét tác động của vỉa hè đến giá nhà ở riêng lẻ trong các khu phố hỗn hợp tại TP. Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Sự sống động của vỉa hè TP. Hồ Chí Minh và tác động của vỉa hè đến giá nhà trong những khu phố hỗn hợp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ NGUYỄN THỊ HỒNG THU SỰ SỐNG ĐỘNG CỦA VỈA HÈ  TP. HỒ CHÍ MINH VÀ TÁC ĐỘNG  CỦA VỈA HÈ ĐẾN GIÁ NHÀ TRONG  NHỮNG KHU PHỐ HỖN HỢP             Chuyên ngành: Kinh tế phát triển  Mã số:  93.10.105 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – 2021
  2. Công 
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Thu  Nguyen   (2019).  The   value   of   sidewalk   in   real  property   in   commercial­residential   neighborhood.  In  International conference on business and finance 2019,   ISBN: 978­604­922­764­6. 2. Nguyễn Thị Hồng Thu (2020). Giá trị kinh tế của vỉa hè  tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học Đại học   Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 73­83.
  4. 4 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Vấn đề nghiên cứu Quản lý vỉa hè một cách hiệu quả  là vấn đề  quan tâm của   chính quyền và các nhà nghiên cứu trên toàn thế  giới và tại  Việt   Nam.   Quan   điểm   trên   toàn   thế   giới   cho   thấy   vỉa   hè  thường được sử dụng cho mục đích bộ  hành trong một thời  gian dài. Vỉa hè có thể được coi là một không gian công cộng  trong một số bối cảnh kinh tế khác nhau. Một số học giả đã chú ý đến sự độc đáo của không gian công  cộng như  đường phố  và vỉa hè chứ  không phải trong không  gian mở  và quảng trường thường thấy trong các nghiên cứu  phương Tây của các đô thị châu Á (Heng, 1999; Sassen, 2011;   Eidse & Turner, 2014; Nguyen & Hân, 2017). Sự  sống động của vỉa hè  ở  các thành phố  của  Việt Nam và  các quốc gia khác như Nam Mỹ và một phần của Đông Nam  Á có tác động tích cực đến xã hội và kinh tế (Drumond 2000,   Harms 2009; Kim 2012;  Eidse 2011).  Sự  sống  động là một  khái   niệm   đặc   biệt,   nó   thường   được   tìm   thấy   trong   các   nghiên cứu không gian công cộng và đóng vai trò chính trong  việc phân tích việc sử dụng vỉa hè và tác động của nó đối với   hoạt động kinh tế  (Drumond, 2000).   Jacob (1961) thảo luận   về sự sống động và cần thiết của  không gian công cộng cho  rằng  vỉa hè có thể  bao gồm cả  sức sống  (vitality)  và sự  đa  dạng (diversity).  Tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu về không gian công cộng   và vỉa hè tại Việt Nam tập trung  ở khía cạnh văn hoá xã hội  mà không xem xét đến khía cạnh kinh tế của nó. Đây chính là  một   khoảng  trống  nghiên  cứu  mà   nghiên  cứu  này  sẽ   thực  hiện để  giải quyết tác động kinh tế của vỉa hè và cơ chế của  nó.  
  5. 5 Mục   tiêu   nghiên   cứu   đầu   tiên   dựa  vào   quan   điểm   xã   hội  nhằm xác định chất lượng của từng đoạn vỉa hè  ở  các quận   khác nhau bằng cách  ước tính chỉ  số sống động của nó. Mục  tiêu nghiên cứu thứ hai dựa vào quan điểm của người sở hữu  nhà cho rằng vỉa hè  ở  TP. HCM mang lại giá trị  kinh tế  khi   vỉa hè có thể  trở  thành không gian công cộng, tuy nhiên, các   tài liệu kinh tế lại chưa tập trung nghiên cứu giá trị này. Mặc  dù đã có các nghiên cứu về  việc sử dụng vỉa hè ở  Việt Nam   của các học giả  Việt Nam và  nước ngoài,  nhưng chưa  có  nghiên cứu nào đánh giá trực tiếp mối quan hệ giữa vỉa hè và  giá nhà ở riêng lẻ trong một khu phố hỗn hợp.     1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1. Đo lường chất lượng vỉa hè tại TP. HCM thông  qua sự  sống động của vỉa hè như  một khía cạnh chất lượng  chính. • Mục tiêu 1.1. Xây dựng một công thức để  đo lường chất  lượng vỉa hè, đó là chỉ số sống động. • Mục tiêu 1.2. Xem xét mối quan hệ giữa các đặc tính vật   lý của vỉa hè và chỉ số sống động. Mục tiêu 2. Xem xét tác động của vỉa hè đến giá nhà ở  riêng  lẻ trong các khu phố hỗn hợp tại TP. HCM. • Mục tiêu 2.1. Xem xét tác động của chỉ số sống động trong  từng phân đoạn vỉa hè đến giá nhà. • Mục tiêu 2.2. Xem xét tác động của những đặc tính vật lý  của vỉa hè đến giá nhà. • Mục tiêu 2.3. Xem xét tác động của tình trạng sử dụng của  nhà có vỉa hè trước nhà đến giá nhà. 1.3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thứ  nhất  sử  dụng phương pháp nghiên  cứu  hỗn 
  6. 6 hợp gồm nghiên cứu định tính và định lượng đến chất lượng   vỉa hè ở TP. HCM bằng cách đo lường sự sống động của vỉa  hè   như   một   khía  cạnh  chất   lượng.   Nghiên  cứu  thứ   hai   áp  dụng mô hình định giá Hedonic để  xem xét tác động của vỉa  hè đến giá nhà trong khu phố hỗn hợp tại TP . HCM. Dữ liệu  được thu thập từ 283 phân đoạn vỉa hè và nhà ở  riêng lẻ của  13 quận tại TP. HCM. Phạm vi nghiên cứu này chỉ  xem xét chất lượng của vỉa hè   thông qua các khía cạnh tiếp cận và sử dụng của vỉa hè. Toàn   bộ nghiên cứu dựa trên hai quan điểm bao gồm quan điểm xã  hội trong mục tiêu nghiên cứu  1  và quan điểm của chủ  sở  hữu nhà trong mục tiêu nghiên cứu 2.  1.4. Những đóng góp của nghiên cứu Thứ nhất, luận án làm rõ vai trò của vỉa hè là không gian công   cộng về mặt tiếp cận và sử dụng tại TP HCM. Thứ hai, luận án đã xây dựng một công thức để  tính toán chỉ  số sống động trên vỉa hè, bổ sung phương pháp xác định và đo  lường chất lượng của vỉa hè  ở  bất cứ  quốc  gia nào trên thế  giới. Thứ  ba, luận án đã chỉ ra vai trò quan trọng của các đặc tính  vật lý của vỉa hè để xác định chất lượng của vỉa hè thông qua   sự sống động của nó. Thứ  tư, luận án phân tích tác động trực tiếp của vỉa hè đến  giá nhà dựa trên mô hình định giá Hedonic. Thứ năm, luận án phân tích tác động trực tiếp của điều kiện   sử dụng nhà đến giá nhà. Thứ sáu, luận án xem xét tác động lan tỏa của hoạt động kinh  doanh của các nhà mặt tiền cũng sẽ có tác động tích cực đến  giá nhà.
  7. 7 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Các thuật ngữ chính Nghiên cứu trình bày một số thuật ngữ chính gồm không gian   công cộng, vỉa hè, sự sống động của vỉa hè, giá nhà, khu phố  hỗn hợp, doanh nghiệp kinh doanh tại nhà. 2.2. Tổng quan về vỉa hè TP. HCM 2.2.1. Các yếu tố tác động khi sử dụng vỉa hè TP. HCM Một số  yếu tố   ảnh hưởng đến việc sử  dụng vỉa hè có thể  bao gồm tự nhiên, lịch sử, văn hóa xã hội, kinh tế, đặc điểm  giao thông và vấn đề  chính sách và quản lý đô thị  (Nguyen et  al., 2017). 2.2.2. Tình trạng sử dụng vỉa hè TP. HCM Theo Nguyen và cộng sự (2017), TP. HCM hiện có 90­94% xe   máy đỗ trên vỉa hè,và các shophouse sử dụng vỉa hè để đỗ  xe  máy cho khách hàng của họ. Khoảng 21­26% các cửa hàng  trưng bày hàng hóa trên vỉa hè. Hầu hết các shophouse sử  dụng chiều rộng 1 mét của vỉa hè khoảng 63%, chiều rộng 1­ 1,5 mét của vỉa hè chiếm 24 %. Số lượng các quầy hàng bán  trên vỉa hè thay đổi trong ngày và tăng vào buổi tối. Trung   bình khoảng 28% các quầy hàng sử dụng bếp nấu ăn trên vỉa   hè. Tỷ lệ cao nhất vào buổi tối. Trong một phân đoạn vỉa hè cứ  trung bình trong khoảng 38  mét  thì có một người bán hàng rong, đặc biệt là 69% người  bán hàng rong bán thức ăn hoặc đồ  uống gần các công trình  vào các ngày trong tuần. Tương tự, những người bán hàng  rong sử  dụng bếp và bàn ghế  trên vỉa hè, đặc biệt vào buổi  tối (43% người bán hàng vỉa hè vào buổi tối và các ngày trong  tuần và 48% người bán hàng rong vào cuối tuần). 
  8. 8 2.3. Thị trường nhà ở TP. HCM  2.3.1. Đặc điểm thị trường nhà ở TP. HCM Thị  trường nhà ở  TP. HCM trong giai đoạn nghiên cứu 2018­ 2019 có rất nhiều biến động, thị  trường tăng trưởng tốt. Các  giao dịch sôi động. Một điểm đáng lưu ý là ở  Việt Nam, đất  đai thuộc sở  hữu của toàn dân nhưng quản lý thuộc về  Nhà  nước. Khi nhắc đến chủ  sở  hữa nhà nghĩa là người chủ  chỉ  được quyền sở  hữu nhà và quyền sử  dụng đất gắn với ngôi   nhà đó, do đó, không phải quyền sở hữu đất trong trường hợp   này. Tóm lại, việc sử  dụng đất trên thị  trường về  cơ  bản là  quyền thuê.  2.1 Dữ liệu 2.1.1 Khu vực khảo sát  Khu vực khảo sát cho nghiên cứu này tại TP.HCM. TP HCM,  trước đây được  gọi là Sài Gòn, là một thành phố  phát triển  nhanh và được xem là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và  công nghệ  của Việt Nam. Dữ liệu cho nghiên cứu này được  thu thập tại  13  quận. Cụ  thể, dữ  liệu được thu thập tại   11  quận trong trung tâm và thêm hai quận  ở khu vực đô thị  phía  Đông và phía Tây. Tác giả chọn khu vực khảo sát cho nghiên   cứu này dựa trên lịch sử  sử  dụng đường phố  và vỉa hè TP  HCM gắn liền với các hoạt động văn hóa xã hội, hoạt động  thương mại. Nghiên cứu này sử  dụng dữ liệu được thu thập  từ  các báo cáo lịch sử  được công bố, báo chí và hình  ảnh   được chụp từ  vỉa hè của các tuyến đường phố  cụ  thể   ở  TP  HCM.  Tác giả  đã chia thành 4 nhóm gồm (1) khu vực Sài  Gòn: quận 1, quận 3, quận 10; (2) Khu vực Chợ Lớn: quận 5,  quận 6 và quận 11; (3) Khu  đô  thị  phía  Bắc  và Tây: Bình  Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Phú  Nhuận, Gò  Vấp; (4) quận  ngoại thành: quận Bình Tân, quận 9.
  9. 9 2.1.2 Mẫu dữ liệu Nghiên cứu tập trung vào phân đoạn nhà ở riêng lẻ vì dữ liệu  có sẵn. Tuy nhiên, những dữ  liệu giao dịch này thường rất   nhạy cảm và không công khai. Rất khó để  có được dữ  liệu  giao dịch thành  công  từ  chính quyền địa phương trong quá  trình thu thập. Do đó, nghiên cứu này không thu thập dữ liệu   từ  chính quyền địa phương, tác giả  sử  dụng dữ  liệu  được  cung cấp bởi các nhân viên môi giới bất động sản, nhân viên  văn phòng công chứng, chủ sở hữu nhà, người mua nhà.  2.1.3 Thu thập dữ liệu Dữ  liệu được thu thập tại 13 quận  ở  TP HCM theo phương  pháp lấy mẫu phi xác suất, cụ  thể  là mẫu thuận tiện. Trong  phương pháp này, các  quan sát  được chọn tại một địa điểm   và tại một thời điểm nhất định. Đồng thời, phương pháp này  cũng dễ  dàng tiếp  cận  đơn vị  mẫu khảo sát. Quy trình thu  thập dữ liệu trong khu vực khảo sát bao gồm 4 bước Bước 1. Thu thập thông tin về  giá giao dịch nhà  ở  riêng  lẻ  trong giai đoạn khảo sát 2018­2019. Bước 2. Thu thập chi tiết các đặc điểm cấu trúc của ngôi nhà  dựa trên thông tin được cung cấp bởi chủ nhà, người môi giới  hoặc nhân viên văn phòng công chứng. Bước 3. Sử dụng GIS để điều hướng vị trí của ngôi nhà và đo  khoảng  cách đến CBD  và  đến  các  tiện ích khác  như  chợ,  bệnh viện, trường học, siêu thị, đường ray xe lửa, trạm xe   buýt, sân bay, nhà ga. Bước 4. Khảo sát thực địa và thu thập thông tin liên quan đến  vỉa hè và đặc điểm vật lý của ngôi nhà bằng phương pháp  quan sát người tham gia, phương pháp trực quan.
  10. 10 2.2 Phương pháp luận 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu phương pháp hỗn hợp (Essay  1) Nghiên  cứu   thứ   nhất  sử   dụng   thiết   kế   nghiên   cứu   theo  phương pháp hỗn hợp, đó là sự  kết hợp giữa phương pháp  định   tính   và   định   lượng   để   thu   thập   và   phân   tích   dữ   liệu  (Tashakkori Creswell, 2007). Trong những năm gần đây, việc   tích hợp các phương pháp định tính và định lượng trở nên phổ  biến  trong   nghiên   cứu   (Bryman,   2006)   vì   thiết   kế   phương   pháp hỗn hợp có thể cung cấp dữ liệu chi tiết và toàn diện để  đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả  lời các câu hỏi nghiên  cứu. Nói cách khác, cách tiếp cận này giúp nhà nghiên cứu trả  lời các câu hỏi không thể  trả  lời chỉ  bằng các phương pháp  định tính hoặc định tính. 2.2.2 Mô hình định giá Hedonic (Essay 2) Vỉa hè được xem như là không gian công cộng tại TP. HCM.   Nghiên cứu này xem xét tác động của vỉa hè đến giá nhà trong  khu phố  hỗn hợp tại TP. HCM bằng cách sử  dụng mô hình  định   giá   Hedonic.   “Hedonic”   được   giải   thích   là   đặc   điểm  riêng biệt của các thuộc tính của hàng hóa khác biệt và định   nghĩa về tiện ích dựa trên lợi ích của các thuộc tính mang lại  cho người mua. Hàm giá hedonic như, P = P (z), trong đó P là   giá nhà  ở, z là các đặc điểm. Giả  thuyết cơ bản của các mô  hình định giá Hedonic là giá nhà có thể  được xem là giá sẵn  lòng trả cho một số thuộc tính của ngôi nhà. 2.3 Khung phân tích Hình 2.4 được chia thành hai nhánh tương  ứng với hai mục   tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu thứ nhất xác định chỉ số  sống động trên từng đoạn vỉa hè, sau đó xem xét tác động của  các đặc điểm vật lý đến chỉ  số  sống động. Mục tiêu nghiên   cứu thứ hai điều tra tác động của vỉa hè đến giá nhà theo mô 
  11. 11 hình định giá hedonic dựa trên quan điểm của chủ sở hữu nhà. Hình 2.4. Khung phân tích (Nguồn: Tác giả tự vẽ)
  12. 12 CHƯƠNG 3. ESSAY 1­ SỰ SỐNG ĐỘNG CỦA VỈA  HÈ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  3.1 Mở đầu Trong hầu hết các nghiên cứu đô thị, vỉa hè xuất phát là phục  vụ cho mục đích đi bộ (Gehl, 1987; Mitchell, 1995; Tiesdell và   Oc,   1998;   Amin,   2008;   David   và   cộng   sự,   2002;   Dempsey,   2009). Không gian công cộng đã được xác định là “những nơi  có thể tiếp cận công khai, nơi mọi người đi theo nhóm hoặc   hoạt động cá nhân” (Carr et al., 1992). Không gian công cộng   ở các khu phố lân cận đóng một vai trò quan trọng trong cuộc   sống hàng ngày của người dân (Chitraka, 2016; Mehta, 2006;   Loukaitou­Sideris   &   Ehrenfeucht,   2009;   Andersson,   2016;  Holland   et   al.,   2007;   Sennett,   1992;   Thomas   1991;   Lofland,  2017). Jacob (1961) coi vỉa hè và đường phố là một phần quan trọng   của không gian công cộng và là biểu tượng quan trọng nhất  của một số  thành phố  lớn trên thế  giới. Người dân sử  dụng   vỉa hè cho các tương tác xã hội, hoạt động giải trí và hoạt  động thương mại (Mehta, 2014; Banerjee, 2001). Vỉa hè ở TP.   HCM có thể  trở  thành không gian công cộng vì diễn ra các   hoạt động đa dạng, không chỉ cho giao thông và do đó thu hút   một lượng lớn người đến. Người ta nói rằng vỉa hè của TP.  HCM không hòa lẫn với bất kỳ  thành phố  nào trên thế  giới  (Kim, 2012) và người dân  ở  TP. HCM sử  dụng vỉa hè cho  cuộc sống hàng ngày. Mục tiêu nghiên cứu này đo lường chất   lượng của vỉa hè  ở  TP. HCM bằng cách nắm bắt sự  sống  động của vỉa hè như một khía cạnh chất lượng dựa trên quan   điểm xã hội và định nghĩa không gian công cộng.
  13. 13 3.2 Lược khảo nghiên cứu 3.2.1 Tổng quan lý thuyết Các lý thuyết liên quan đến không gian cho địa điểm và hành  vi của con người trên đó. Những lý thuyết này bao gồm một   trong những thiết lập hành vi của Barker (1968), lý thuyết về  khả  năng chi trả  môi trường của Gibson (1979) và lý thuyết  về địa điểm Canter (1977). 3.2.2 Nghiên cứu thực nghiệm về không gian công cộng  và vỉa hè TP. HCM  Sự sống động – khía cạnh chính của vỉa hè TP. HCM Sự  sống động của không gian công cộng dựa trên các hoạt   động có liên quan đến hai khái niệm riêng biệt là sức sống và  sự   đa   dạng   (Jacobs,   1961;   Montgomery,   1998).  Vỉa   hè   TP  HCM có thể tạo ra sự sống động hơn  thông qua các sự kiện,  hoạt động thương mại và các hoạt động xã hội diễn ra ở mặt  tiền vỉa hè của ngôi nhà vào ban ngày và ban đêm. 3.3 Phương pháp luận 3.3.1 Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp hỗn hợp Một thiết kế  nghiên cứu theo  phương pháp hỗn hợp là  kết  hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong   thu thập và phân tích dữ  liệu. Như  đã nêu trong phần giới   thiệu, mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định các đặc  điểm vật lý hoặc môi trường của vỉa hè trong  các khu phố  hỗn hợp hỗ  trợ  các hoạt động thương mại và xã hội. Trong   nghiên cứu này, cả  dữ liệu định tính và định lượng được thu  thập, phân tích và trình bày đồng thời. Phương pháp hỗn hợp  bao gồm nhiều kỹ  thuật khác nhau để  thu thập dữ  liệu, bao  gồm quan sát có tham gia, ghi video (video recording – visual  method), quan sát trực tiếp (có ghi chú hiện trường và hình  ảnh), đếm người để thu thập dữ liệu hành vi của người dùng 
  14. 14 trên khu phố hỗn hợp. Quan sát có tham gia có cấu trúc và các  kỹ thuật định lượng khác cung cấp dữ liệu có thể được phân  tích bằng phương pháp định lượng. Các đoạn vỉa hè đã được  nghiên cứu trong tám tháng trong thời tiết tốt bằng cách sử  dụng quan sát có cấu trúc và phi cấu trúc. Quan sát có tham gia (Participant observation) Phương pháp quan sát có tham gia là phương pháp được sử  dụng để  kiểm tra cảm xúc phi ngôn ngữ, xác định ai tương  tác với ai, nắm bắt cách người tham gia tương tác với nhau và  kiểm tra xem họ dành bao nhiêu thời gian cho các hoạt động   khác nhau (Schmuck et al., 1997). Video recording – visual method Nghiên   cứu   này   nhấn   mạnh   nghiên   cứu   trực   quan   trong  nghiên cứu thực  địa. Những hình  ảnh được sử  dụng trong  nghiên cứu được chụp bởi chính tác giả và cộng sự tham gia.   Những hình  ảnh như  vậy có thể  được tạo ra bởi nhà nghiên  cứu xã hội hoặc được họ  phát hiện trong kho lưu trữ  hoặc  trong quá trình nghiên cứu thực  địa,  do đó  kết  hợp cả  hai   phương pháp. Mô hình hồi quy OLS Trong  đó,  livelinessindexi  chỉ   số   sống  động của  phân  đoạn vỉa hè i;  hằng số;  là đặc điểm vật lý k của vỉa hè i;  sai   số i. 3.3.2 Tính toán chỉ số sống động 3.3.2.1  Các yếu tố của chỉ số sống động Sự  sống động của vỉa hè được đo lường dựa trên các thuật   ngữ  của Montgomery, bao gồm hai khái niệm là sức sống và  sự đa dạng. Sức sống là số người trong và xung quanh vỉa hè, 
  15. 15 người tham gia các hoạt động qua các thời gian và ngày khác  nhau. Nếu có nhiều người đến vỉa hè chứng tỏ  vỉa hè đó có  sức sống mạnh mẽ. Sự đa dạng đề cập đến sự phức tạp của   các chức năng và số lượng các hoạt động diễn ra trên vỉa hè.   Khi vỉa hè tập hợp nhiều chức năng và hoạt động như  sử  dụng chung, sử dụng trong gia đình, lan toả  kinh doanh hoặc  chỉ   đơn thuần là dành cho giao  thông,  ngày càng có  nhiều   người bị thu hút đến nơi này, bao gồm cả sự tồn tại của hoạt   động ban ngày và ban đêm. 3.3.2.2 Công thức tính chỉ số sống động Chỉ  số  đa dạng Simpson được dùng để  tính toán mức độ  đa   dạng,  có  tính đến  số   lượng  của mọi  yếu tố  cũng  như   sự  phong phú của nó. Công thức tính giá trị của chỉ số (?) là trong đó,   ? i là số lượng cá thể của đặc tính thứ i;  Z là số đặc tính trong mỗi phân đoạn.   N =   là tổng số  các cá thể  trong tất cả  các đặc tính  của phân đoạn. D có giá trị  trong khoảng 0 đến 1, với D gần bằng 0 thì hầu   như không có đa dạng và D gần bằng 1 thì mức đa dạng cao.   Ngoài ra D khi tính toán riêng lẻ  thì giá trị  của nó không thể  hiện được nhiều ý nghĩa, giá trị  D chỉ  có ý nghĩa khi so sánh  một cách tương đối với các D khác. Phương pháp tính chỉ số sống động của vỉa hè được trình bày  như sau: (a) Sức sống của việc sử dụng (Vitality use) Biến này được giải thích bằng số  người tham gia vào các  
  16. 16 hoạt động trên mỗi phân đoạn vỉa hè, với công thức: trong đó,    là tổng số người trong mỗi phân đoạn vỉa hè s chia  cho tổng số hoạt động (1,2,...,),    số  lượng người lớn nhất là chọn hoạt động  nào có số lượng người tham gia lớn nhất trong mỗi phân   đoạn vỉa hè . (b)Sự đa dạng của việc sử dụng theo thời gian (Temporal  diversity use)  Biến này được đo lường dựa trên sự  phân phối hoạt động  xảy ra trong một khoảng thời gian quan sát  ở  mỗi đoạn vỉa   hè. Có hai khoảng thời gian trong ngày bao gồm cả ban ngày  và ban đêm. Biến này được đo bằng cách sử  dụng phương   pháp   theo   Simpson.   Trong   mỗi   phân   đoạn   vỉa   hè,   dữ   liệu   được thu thập là số  lượng hoạt  động có  sẵn tại mỗi giai   đoạn quan sát. (c) Sự đa dạng của các hoạt động Biến này được đo từ sự đa dạng của các hoạt động. Biến này  được đo bằng cách sử  dụng phương pháp theo Simpson. Dữ  liệu từ đánh giá này là số lượng các hoạt động đa dạng. Trong  mỗi   phân  đoạn  vỉa  hè,   chỉ   số   sống  động   được   tính  bằng trung bình của ba thành phần trong công thức vì chúng  được tiêu chuẩn hóa và có trọng số bằng nhau trong việc xác  định chỉ  số  sống động. Sau đó, tác giả  đã xếp hạng chỉ  số  sống động trong các phân đoạn vỉa hè theo mức độ  từ  0 đến  10. Chỉ số sống động được báo cáo là giá trị từ 0 đến 10 trong   đó điểm càng cao thì phân đoạn vỉa hè càng sống động và độc   đáo. Cụ thể, giá trị 0 là phân đoạn vỉa hè không có sống động, 
  17. 17 giá trị là 5 là phân đoạn vỉa hè có sống động trung bình và giá  trị  là 10 là phân đoạn vỉa hè có sống động cao. Chỉ  số  sống  động cao có nghĩa là các phân đoạn này có thể hỗ trợ các hoạt  động xã hội và thương mại nơi có sự đa dạng trong các hoạt  động cũng như sự đa dạng trong việc sử dụng trong ngày. 3.4 Kết quả và thảo luận .  Hình 3.3. Phân nhóm các hoạt động chính trên vỉa hè TP.  HCM.  (Nguồn: Kết quả  nghiên cứu theo tính toán của tác   giả) 
  18. 18 3.4.1 Tính toán chỉ số sống động 3.4.1.1  Chỉ số sống động trên mỗi phân đoạn vỉa hè Chỉ  số  sống động được tính cho mỗi phân đoạn vỉa hè bằng  cách sử  dụng kết quả  quan sát dòng người tham gia vào các  bao gồm bán hàng rong, sinh hoạt hộ gia đình, sinh hoạt cộng   đồng, kinh doanh và các hoạt động giao thông. Mỗi đoạn vỉa  hè có chiều dài khoảng 50 mét trong một khu phố hỗn hợp. 3.4.1.2 Chỉ số sống động của vỉa hè từng quận Chỉ  số  sống động cũng được tính cho mỗi trong số  13 quận  được khảo sát để có thể so sánh mức sống động của vỉa hè ở  mỗi quận dựa trên lưu lượng người và số  hoạt  động. Kết  quả cho thấy vỉa hè ở quận 5 có mức độ sống động cao nhất   so với các quận khác. 3.4.2 Mối quan hệ giữa đặc điểm vật lý của vỉa hè và  chỉ số sống động  Kết   quả   hồi   quy   cho   thấy   chiều   rộng   vỉa   hè,   chiều   rộng  đường phố, đường một chiều, đường có rào chắn là rất tác  động   mạnh   đến   chỉ   số  sống   động.   So   sánh   giữa   các   mối  tương quan và các phân tích đa biến cho thấy vai trò quan   trọng là chiều rộng vỉa hè, chiều rộng  đường phố,  đường  một chiều, đường có rào chắn trung vị đóng vai trò hỗ trợ các   hoạt động xã hội và thương mại trên vỉa hè và đường phố.   Bề mặt vỉa hè, vật liệu, chất lượng và đồ nội thất không có ý  nghĩa thống kê trong hồi quy. 3.5 Kết luận Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm , có một mối  liên hệ  đáng kể  giữa các đặc điểm vật  lý và hành vi  của  người dùng thông qua các hoạt động xã hội và  thương mại  trên vỉa hè trong khu phố  hỗn hợp. Khi vỉa hè có chiều rộng  lớn trở nên hữu ích và có ý nghĩa hơn đối với mọi người khi  
  19. 19 có các địa điểm tập trung cộng đồng và một loạt các cửa hàng  hỗ trợ sử dụng và hoạt động, và ngược lại. Hơn nữa, với vỉa  hè rộng rãi, cũng có thể  thu hút nhiều người đến đó và tập  trung vào sự đa dạng của các hoạt động diễn ra, và điều này   đã làm cho vỉa hè trở nên sống động hơn và có thể được  xem  xét như  các  không gian công cộng  khác.  Chiều  rộng vỉa hè,  chiều rộng đường phố, đường một chiều, đường phố  có dải  phân cách có tác động đáng kể đến chỉ số sống động. Tác giả  tiếp  tục  sử   dụng  kết   quả   tính  toán  này  để   vận   dụng  vào  chương 4. CHƯƠNG 4. ESSAY 2 – TÁC ĐỘNG CỦA VỈA HÈ  ĐẾN GIÁ NHÀ TRONG CÁC KHU PHỐ HỖN HỢP  4.1 Giới thiệu Vỉa hè nói chung chủ yếu được sử dụng cho mục đích đi  bộ.  Tuy nhiên, vỉa hè  ở  Việt Nam có nhiều đặc điểm nổi bật.   Thật vậy, mọi người sử dụng vỉa hè làm tài sản riêng của họ  (Drumond,   2000).  Nhà   ở   Việt   Nam   thường  nằm   trong khu  phố hỗn hợp, là các khu vực bao gồm thương mại, văn phòng,  công nghiệp kết hợp với khu dân cư. Hiện tại chưa có nghiên  cứu nào thực hiện xem xét tác động trực tiếp của vỉa hè lên  giá nhà trong một khu phố hỗn hợp. Dựa trên dữ  liệu khảo sát của 283 nhà  ở  riêng lẻ  trên các  tuyến đường chính trong năm 2018­2019, nghiên cứu này xem  xét tác động của vỉa hè cũng như  một số  đặc điểm của khu  dân cư hỗn hợp đến giá nhà ở TP. HCM.  4.2 Lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm 4.2.1 Lược khảo lý thuyết ­ Lý thuyết định giá Hedonic Rosen (1974) đã  đưa ra mô  hình  định giá Hedonic. Giới hạn  ngân sách là yj = x + P (z). Người tiêu dùng tìm cách tối đa hóa 
  20. 20 tiện ích bằng cách chọn mô hình của sản phẩm z khác biệt và  lượng x (một hàng hóa tổng hợp đại diện cho tất cả các hàng  hóa khác có nghĩa là thu nhập còn lại sau khi mua Z) để mua,   tuân theo ràng buộc ngân sách này. Điều này ngụ ý rằng một   người tiêu dùng sẵn sàng trả  tiền cho một đặc điểm  ẩn của   tài sản cũng có thể thay đổi theo thu nhập của anh ta. Giá sẵn   lòng trả  của người mua  cho một thuộc tính là một hàm của  mức độ  tiện ích, thu nhập của người mua và các biến khác  ảnh hưởng đến thị  hiếu và sở  thích bao gồm giáo dục, tuổi  tác, giới tính. 4.2.2 Nghiên cứu thực nghiệm 4.2.2.1  Street, sidewalk, and transportation Một số  nghiên cứu xem xét tác động của cơ  sở  hạ  tầng và  thiết  kế   đường  phố   đến  giá   trị  tài   sản (Gonzalez­Navarro,   2010; Seo và cộng sự, 2018; Fullerton & Villalobos, 2011).  Cơ  sở  hạ tầng đường phố và tiếng ồn giao thông cũng được   xem xét trong một số  nghiên cứu về  giá nhà (Larsen, 2014;   Bateman và cộng sự, 2001; Nelson, 1978, 1982; Bendtsen và  cộng sự,  2010;  Donovan và  cộng sự,  2013;  Donovan  et  al.,   2012). Hơn nữa, chiều rộng  đường phố  cũng là  một  trong   những vấn đề  cần được xem xét để   ảnh hưởng đến giá nhà  (Fullerton & Villalobos, 2011; Xiao, 2014). Một số nghiên cứu vỉa hè proxy với các biến liên quan đến vị  trí hoặc biến đổi địa lý (Cho và cộng sự, 2008; Shin và cộng  sự, 2011; Li và cộng sự, 2015). Ngoài ra, có một số  nghiên  cứu liên quan đến chủ  đề  này được thực hiện  ở  các nước   châu Á (Xu và cộng sự, 2016; Deng và cộng sự, 2016).  4.2.2.2  Khu phố hỗn hợp Có ít nghiên cứu trực tiếp kiểm tra tác động của các yếu tố  đối với khu phố  hỗn hợp đến giá nhà. Các nghiên cứu thực  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0